Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
0,94 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------
TRẦN NHƢ ĐẶNG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ HỌC
MÃ SỐ NGÀNH: 52310101
Tháng 11 năm 2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------
TRẦN NHƢ ĐẶNG
4104028
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ HỌC
MÃ SỐ NGÀNH: 52310101
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN HỔNG DIỄM
Tháng 11 năm 2013
LỜI CẢM TẠ
------------------
Những năm tháng ngồi trên giảng đƣờng với sự chỉ dạy của thầy cô
trƣờng Đại Học Cần Thơ là khoảng thời gian mà em đƣợc học hỏi rất nhiều
kinh nghiệm, tích lũy đƣợc khá nhiều kiến thức và đó sẽ là nền tảng cho em
hoàn thành tốt bài luận văn này và hơn nữa sẽ giúp em vững bƣớc trên con
đƣờng tƣơng lai.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Kinh Tế và Quản
trị kinh doanh – Trƣờng Đại Học Cần Thơ, đã truyền đạt cho em những kiến
thức bổ ích về chuyên ngành , giúp em nền tảng vững chắc hỗ trợ đắc lực cho
việc làm của em sau này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô
Nguyễn Hồng Diễm, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
tốt quyền luận văn này.
Cuối cùng, em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may
mắn trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Ngƣời thực hiện
Trần Nhƣ Đặng
i
LỜI CAM KẾT
------------------
Tôi tên Trần Nhƣ Đặng, hiện đang là sinh viên khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh, Trƣờng Đại Học Cần Thơ. Tôi xin cam kết luận văn này là do
chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là
trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2013
Ngƣời thực hiện
Trần Nhƣ Đặng
ii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
------------------
Họ và tên ngƣời nhận xét: Nguyễn Hồng Diễm
Học vị: Thạc Sĩ
Chuyên ngành: Kinh tế
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hƣớng dẫn
Cơ quan công tác: Bộ môn kinh tế, khoa kinh tế & QTKD, Trƣờng Đại
Học Cần Thơ
Tên Ssinh viên: Trần Nhƣ Đặng
MSSV: 4104028
Chuyên ngành: kinh tế
Tên đề tài: Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012
Cơ sở đào tạo: Khoa kinh tế & QTKD, Đại Học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………......
.…………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc ( Theo mục tiêu nghiên cứu):
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
iii
6. Các nhận xét khác:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
7. Kết luận:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ……..tháng……..năm 2013
Ngƣời nhận xét
iv
MỤC LỤC
------------------
Trang
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................... i
LỜI CAM KẾT ............................................................................................ ii
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ............................................ iii
MỤC LỤC ................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ x
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG .............................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .......................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................. 2
1.3.2 Thời gian .................................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 3
1.3.4 Lƣợc khảo tài liệu ...................................................................................... 3
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 5
2.1.2 Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ................. 7
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ....................................................... 8
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 10
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu................................................................... 10
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................. 10
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................................................. 12
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................... 12
3.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 12
v
3.1.2 Khí hậu ..................................................................................................... 12
3.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ............................................................. 13
3.2.1 Tài nguyên đất và nƣớc............................................................................ 13
3.2.2 Tài nguyên thuỷ sản ................................................................................. 15
3.2.3 Tài nguyên khoáng sản ............................................................................ 15
3.2.4 Tài nguyên du lịch ................................................................................... 16
3.3 DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG .................................................................... 16
3.3.1 Quy mô dân số ......................................................................................... 16
3.3.2 Lao động và việc làm ............................................................................... 17
3.4 CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ CHO VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ..................................................................... 18
3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TÊ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ...................................... 18
3.6 ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ........................... 21
3.6.1 Thuận lợi .................................................................................................. 21
3.6.2 Khó khăn .................................................................................................. 22
CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ......... 24
4.1 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƢỚC KHI
THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP .......... 24
4.1.1 Trồng trọt ................................................................................................. 25
4.1.2 Chăn nuôi ................................................................................................. 27
4.1.3 Thủy sản ................................................................................................... 28
4.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ
CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 ......................................................... 31
4.2.1 Nội bộ ngành trồng trọt ............................................................................ 36
4.2.2 Nội bộ ngành chăn nuôi ........................................................................... 39
4.2.3 Nội bộ ngành thủy sản ............................................................................. 41
4.2.4 Thực hiện chƣơng trình nông nghiệp công nghệ cao .............................. 46
4.2.5 Đầu tƣ xây dựng cơ bản và quản lý thủy nông ........................................ 48
4.2.6 Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. .................................................. 50
4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 ................ 53
4.3.1 Thuận lợi và những mặt làm đƣợc ........................................................... 53
4.3.2 Khó khăn và hạn chế ................................................................................ 54
vi
CHƢƠNG 5 NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH
PHỐ CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................ 58
5.1 MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................... 58
5.1.1 Mục tiêu chung về phát triển kinh tế nông nghiệp .................................. 58
5.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới .......... 59
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHẰM KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2015............................. 60
5.2.1 Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm ............... 61
5.2.2. Phát triển nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu .................... 63
5.2.3 Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo .............................................. 65
5.2.4 Đảm bảo an sinh xã hội vùng nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện mức
sống và điều kiện sống dân cƣ nông thôn ......................................................... 66
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 67
6.1 KẾT LUẬN .......................................................................................... 67
6.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 69
vii
DANH MỤC BẢNG
-----------------Trang
Bảng 3.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn Ƣớc 6 tháng đầu năm 2013
so với cùng kỳ năm 2012 ................................................................................. 21
Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị nông-lâm-ngƣ của Cần Thơ năm 2007 ..................... 24
Bảng 4.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ giai đoạn
2005 – 2008 theo giá hiện hành ....................................................................... 25
Bảng 4.3: Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi của TP. Cần Thơ năm 2007 .......... 27
Bảng 4.4: Cơ cấu giá trị ngành thủy sản của Cần Thơ năm 2007 ................... 29
Bảng 4.6: Cơ cấu giá trị GDP ngành nông nghiệp TP Cần Thơ (2010 – 2012)
.......................................................................................................................... 31
Bảng 4.7: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - ngƣ nghiệp của Cần Thơ ....... 34
Bảng 4.8: Cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ ........ 35
Bảng 4.9: Cơ cấu giá trị nội bộ ngành trồng trọt Cần Thơ giai đoạn
2008 - 2012 ...................................................................................................... 37
Bảng 4.10: Biến động lƣợng gia súc, gia cầm thành phố Cần Thơ giai đoạn
2008 – 2012 ..................................................................................................... 40
Bảng 4.11: Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng thủy sản thành phố Cần Thơ theo
hình thức sản xuất giai đoạn 2008 – 2012 ....................................................... 43
Bảng 4.12: Cơ cấu vốn đầu tƣ ở thành phố Cần Thơ 2005 – 2012 ................. 48
Bảng 4.13: Tổng số vốn của công trình xây dựng cơ bản một số danh mục
trong sáu tháng đầu năm 2012 ......................................................................... 49
Bảng 4.14: Tình hình thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế thành phố Cần
Thơ năm 2011 - 2012 ....................................................................................... 55
Bảng 4.15: Giá trị sản xuất của các ngành trong cơ cấu thành phần kinh tế
thành phố Cần Thơ năm 2011 - 2012 .............................................................. 56
Bảng 5.1: Sản lƣợng nông-lâm nghiệp và thủy sản Cần Thơ năm 2012 – 2015
.......................................................................................................................... 59
viii
DANH MỤC HÌNH
-----------------Trang
Hình 4.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm-ngƣ Cần Thơ năm 2007 .............. 24
Hình 4.2 Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ năm 2007 ......... 26
Hình 4.3 Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi thành phố Cần Thơ năm 2007 ........ 28
Hình 4.4 Cơ cấu giá trị ngành thủy sản Cần Thơ năm 2007 ........................... 29
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trƣởng của sản lƣợng thủy sản thành phố Cần Thơ
giai đoạn 2003 – 2007 ...................................................................................... 30
Hình 4.5 Sự tăng trƣởng sản lƣợng thủy sản Cần Thơ giai đoạn 2003-2007 .. 30
Hình 4.6: Cơ cấu GDP nông nghiệp Cần Thơ (2010 – 2012) ......................... 33
Hình 4.7 Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp Cần Thơ
giai đoạn 2008-2012 ........................................................................................ 34
Hình 4.7 Cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp Cần Thơ giai đoạn
2008 -2012 ....................................................................................................... 35
Hình 4.8 Diễn biến tỷ trọng giá trị ngành thủy sản Cần Thơ giai đoạn
2008 - 2012 ...................................................................................................... 42
Hình 4.9: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp ở
Cần Thơ so với năm 2005 ................................................................................ 44
Hình 4.10: Doanh thu thuần về nông nghiệp – thủy sản của các doanh nghiệp
.......................................................................................................................... 45
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
------------------
1. ĐBSCL: Đồng bằng sông cửu long.
2. KHKT: Khoa học – Kỹ thuật.
3. GSGC: Gia súc gia cầm.
4. NNCNC: Nông nghiệp công nghệ cao.
5. LMLM: Lở mồm lông móng.
6. ĐHCT: Đại học Cần Thơ.
7. SNN&PTNN: Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. UBNN: Ủy ban nhân dân.
x
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cũng nhƣ các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam cũng phải công nhận
khoa học công nghệ đã có tác động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp. Những tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi
nhƣ: công nghệ thụ tinh nhân tạo, lai tạo giống giúp cải tạo đàn gia súc, gia
cầm về năng suất cũng nhƣ chất lƣợng thịt. Trong trồng trọt, việc lai, ghép
những giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, chăm sóc ở nƣớc ta đã
tạo ra những giống cây trồng, rau màu có khả năng kháng bệnh và phẩm chất
ngon hơn. Bên cạnh đó, công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến đã tạo
ra lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp và thủy sản.
Nhờ đó, hàng nông sản Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng tạo đƣợc thị
trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Chúng ta không chỉ xuất khẩu ra nƣớc ngoài
các sản phẩm thô và sơ chế mà các sản phẩm qua chế biến ngày càng nhiều
góp phần làm gia tăng giá trị xuất khẩu.
Cũng nhƣ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ cũng đƣợc thiên
nhiên ƣu đãi với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Lƣợng đất phù sa màu mỡ, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cung cấp
nguồn nƣớc tƣới phục vụ cho trồng trọt cũng nhƣ nuôi trồng và khai thác thủy
sản. Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nằm ở vị trí trung tâm của
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Vốn đƣợc mệnh danh là Tây Đô –
Thủ phủ của miền Tây Nam bộ từ hơn trăm năm trƣớc, giờ đây Cần Thơ đã trở
thành đô thị loại I và là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của
vùng đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm thứ tƣ của Việt
Nam. Qua các năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nền
nông nghiệp đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả đã đƣợc áp dụng thành công
góp phần cải thiện một bộ phận đời sống ngƣời dân. Đồng thời ngƣời dân cần
cù, chăm chỉ ham học hỏi- đây là lực lƣợng lao động dồi dào phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp, cùng với sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, hỗ trợ của các cấp, ban,
ngành thành phố đã góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp thành công bƣớc đầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thực hiện chuyển
dịch vẫn còn nhiều hạn chế và tồn tại.
1
Nhận thức đƣợc những thuận lợi và thách thức, trên cơ sở đó, đề xuất
một số giải pháp để phát huy những thế mạnh, tiềm năng và khắc phục những
yếu kém nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời
gian tới. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ” nhằm góp phần giải quyết
những vấn đề nêu trên.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài phân tích tình hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Cần
Thơ trong giai đoạn 2008 – 06/2013, để từ đó đề ra những định hƣớng và một
số giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ trong
những năm tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích tình hình cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ trong giai
đoạn 2008 – 06/2013 qua các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và sơ lƣợc
tình hình nông nghiệp của thành phố Cần Thơ trƣớc khi thực hiện chuyển
dịch.
(2) Đánh giá kết quả đạt đƣợc từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ
ngành ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ.
(3) Đề ra những định hƣớng và giải pháp tổng thể trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Cần Thơ theo hƣớng tích cực trong
những năm tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài đƣợc nghiên cứu trong phạm vi địa bàn thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
- Các số liệu để sử dụng nghiên cứu trong đề tài đƣợc thu thập trong giai
đoạn từ năm 2008 – 06/2013.
- Đề tài đƣợc nghiên cứu, thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8
năm 2013 đến tháng 11 năm 2013
2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lợi thế, hạn chế và thực trạng cơ cấu kinh
tế nông nghiệp của thành phố Cần Thơ trong hơn 5 năm (2008 – 06/2013) qua
các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Qua đó, xây dựng kế hoạch và
đƣa ra một số giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ
trong những năm tới.
1.3.4 Lƣợc khảo tài liệu
Với đề án Nghiên cứu về hiện trạng rau củ quả của thành phố Cần Thơ
và đặc biệt phân tích chuỗi giá trị rau củ quả cho thành phố, công ty Nghiên
Cứu Thị Trƣờng Axis Research với Chƣơng trình phát triển kĩ thuật Đức GTZ,
Metro Việt Nam và Bộ Thƣơng Mại đã tiến hành nghiên cứu với 3 mục tiêu:
1) Phân tích tính hình kinh tế và nông nghiệp thành phố Cần Thơ trong
việc trồng trọt rau củ quả;
2) Phân tích chuỗi giá trị rau củ quả của thành phố Cần Thơ;
3) Kết luận và hƣớng hỗ trợ cho chuỗi giá trị này.
Đây là một dự án khá quan trọng, không chỉ giúp cho thành phố Cần Thơ
có một sự bao quát và hệ thống về sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ mà còn
giúp các tổ chức trong nƣớc và quốc tế có thể có các chƣơng trình giúp đỡ phù
hợp cho nông sản Cần Thơ phát triển trong thời gian tới thông qua kết quả
phân tích chuỗi giá trị này, các cơ cấu trong chuỗi giá trị, các quan hệ gắn kết,
ảnh hƣởng trong từng cơ cấu, các điểm yêu cầu thay đổi và hƣớng hỗ trợ cũng
nhƣ các phƣơng pháp tiếp cận cần thiết.
Luận văn thạc sỹ - Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Lê Văn Lộc (2008 - ĐHSPTPHCM ). Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu
khoa học chung nhƣ phƣơng pháp thu thập và xử lí tài liệu, phƣơng pháp
thống kê, toán học, phân tích, so sánh…Vì đề tài này có ý nghĩa rất tích cực,
khái quát lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, giúp cho các cá nhân, cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc có cái nhìn sâu hơn và thông tin hữu
ích về tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhằm đề ra các dự án hay những
chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm góp phần đƣa kinh tế nông nghiệp của
3
tỉnh phát triển hơn nữa, cũng nhƣ một trong những cơ sở thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh khác trong khu vực và trên cả nƣớc.
Thông qua đó, đã giúp cho tác giả nắm đƣợc một số vấn đề và nội dung
cần thực hiện, cũng nhƣ bổ sung thêm những thiếu sót, cung cấp cái nhìn sâu
hơn, cụ thể nhƣ sự phát triển kinh tế một nơi nào đó thì yếu tố bên ngoài cũng
cần quan tâm, cần khai thác rõ những thế mạnh phát triển nông nghiệp của
vùng; cung cấp một số gợi ý về nghiên cứu những giải pháp thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; Cơ cấu nông nghiệp là một hệ thống hoàn
chỉnh gồm các hợp phần tạo thành, đồng thời mỗi hợp phần lại là một hệ thống
nhỏ hơn bao gồm nhiều hợp phần khác. Chính vì vậy, cơ cấu nông nghiệp
thành phố Cần Thơ hay cơ cấu nông nghiệp của một tỉnh thành nào trong khu
vực đều liên quan chặt chẽ với cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL và cả nƣớc.
4
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Kinh tế nông nghiệp
a) Nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa
rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Trong nông nghiệp có hai loại chính, việc xác định sản xuất nông nghiệp
thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:
Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi ngƣời nông dân. Không có sự cơ giới hóa trong nông
nghiệp sinh nhai.
Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đƣợc
chuyên môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản
phẩm nông nghiệp. Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo
giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thƣơng mại, làm hàng hóa bán ra trên thị trƣờng
hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nông nghiệp chuyên sâu là
sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ cốc,
các sản phẩm đƣợc chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi.
Nông nghiệp hiện đại vƣợt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống,
loại sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lƣơng thực cho con ngƣời hay làm
thức ăn cho các con vật. Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài
lƣơng thực, thực phẩm truyền thống phục vụ cho con ngƣời còn các loại khác
5
nhƣ: sợi dệt (sợi bông, sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mê tan, dầu sinh học,
ethanol..), da thú, cây cảnh, sinh vật cảnh, chất hóa học (tinh bột, đƣờng, mì
chính, cồn, nhựa thông), lai tạo giống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và
không hợp pháp nhƣ (thuốc lá, cocaine..)
b) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện cấu trúc bên trong của
nền kinh tế, là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất và lƣợng tƣơng đối ổn
định của các yếu tố do các bộ phận của lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất
trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế xã hội nhất
định. Các mối quan hệ đó đƣợc biểu hiện bằng các mối quan hệ giữa các
ngành, các thành phần, cũng nhƣ giữa các vùng lãnh thổ của nền kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể bao gồm các mối quan hệ tƣơng
tác giữa các yếu tố lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông
nghiệp, trong những khoảng thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Cơ
cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm cơ cấu các ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ
cấu thành phần kinh tế (ĐH kinh tế Quốc Dân). Giữa chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, điều đó đƣợc thể hiện qua sự gắn bó giữa nông - lâm - ngƣ
nghiệp cùng với công nghiệp chế biến.
c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Là sự thay đổi quan hệ tỉ lệ về
lƣợng giữa các thành phần, các yếu tố và các bộ phận hợp thành nền kinh tế
nông nghiệp theo xu hƣớng nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có thể diễn ra theo hai cách: tự
phát và tự giác.
* Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch
không theo một xu hƣớng mục tiêu định trƣớc mà là chuyển dịch phụ thuộc
vào tác động của qui luật và điều kiện kinh tế khách quan.
* Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo một xu hƣớng, mục tiêu
sẵn có cả về lƣợng và chất, là sự chuyển dịch có sự can thiệp, tác động của con
ngƣời nhằm thúc đẩy, định hƣớng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hƣớng
có lợi và hiệu quả hơn.
6
2.1.1.2 Kinh tế nông thôn
- Kinh tế nông thôn: Là một phức hợp những nhân tố cấu thành lực lƣợng
sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngƣ nghiệp cùng với các ngành
tiểu thủ công nghiệp truyền thống, các ngành tiểu thủ công nghiệp chế biến và
phục vụ nông nghiệp, dịch vụ tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế
vùng và lãnh thổ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn là một quá trình biến đổi thành phần và quan hệ tỉ lệ các ngành kinh tế
nông nghiệp và dịch vụ từ trạng thái này sang trạng thái khác theo những xu
hƣớng nhất định.Cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác.
2.1.1.3 Phát triển nông nghiệp bền vững
- Phát triển bền vững: Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về phát triển bền
vững, tuy nhiên định nghĩa đƣợc sử dụng phổ biến, rộng rãi hiện nay là “Phát
triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại mà
không ảnh hƣởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tƣơng lai”.
- Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi
trƣờng sinh thái trên cơ sở đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của con ngƣời trong
hiện tại và tƣơng lai và đƣợc xã hội chấp nhận.
2.1.2 Sự cần thiết của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của thành phố là cơ cấu nông –
lâm – ngƣ, trong đó nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất. Chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp của Cần Thơ trong điều kiện ngày nay là hƣớng đến nền nông
nghiệp sạch, an toàn, nền nông nghiệp công nghệ cao và có sự kết hợp của tiến
bộ khoa học kỹ thuật, các viện nghiên cứu, các chuyên gia, cơ sở hạ tầng đƣợc
nâng cấp để đảm bảo an ninh lƣơng thực của vùng nhằm phát triển nền nông
nghiệp theo hƣớng bền vững, ổn định và phát triển lâu dài. Đặc biệt, trong lĩnh
vực ngƣ nghiệp, thành phố đang hƣớng đến mục tiêu đƣa ngành thủy sản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của Cần Thơ. Đây có thể là bƣớc đột phá mới
của ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới.
7
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
a) Tăng trƣởng kinh tế
Để đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế có thể dùng mức tăng trƣởng tuyệt đối,
tốc độ tăng trƣởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm trong
một giai đoạn. Mức tăng trƣởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế
giữa hai kỳ cần so sánh.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trƣớc chia cho quy mô kinh tế kỳ
trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế đƣợc thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, ta có công thức:
y = dY/Y × 100(%)
Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trƣởng. Nếu quy
mô kinh tế đƣợc đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng
trƣởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế đƣợc đo bằng
GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trƣởng GDP (hay GNP) thực tế.
Thông thƣờng, tăng trƣởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu
danh nghĩa.
b) Phát triển kinh tế
Là sự biến đổi kinh tế theo chiều hƣớng tích cực dựa trên sự biến đổi cả
về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu của các yếu tố cấu thành của nền kinh tế.
Nhƣ vậy, đã có phát triển kinh tế là bao hàm nội dung của sự tăng trƣởng
kinh tế, nhƣng nó đƣợc tăng trƣởng theo một cách vƣợt trội so sự đổi mới về
khoa học công nghệ, do năng suất xã hội cao hơn hẳn và có cơ cấu kinh tế hợp
lí và hiệu quả hơn hẳn.
Do đó, khái niệm phát triển kinh tế bao gồm :
+ Trƣớc hết là sự tăng thêm về khối lƣợng của cải vật chất, dịch vụ và sự
tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội.
+ Tăng thêm qui mô sản lƣợng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội là hai
mặt vừa phụ thuộc lại vừa độc lập tƣơng đối của lƣợng và chất.
+ Sự phát triển là một quá trình tiến hóa theo thời gian do những nhân tố
nội tại của nền kinh tế quyết định. Có nghĩa là ngƣời dân của quốc gia đó phải
8
là những thành viên chủ yếu tác động đến sự biến đổi kinh tế của đất nƣớc.
+ Kết quả của sự phát triển kinh tế - xã hội là kết quả của một quá trình
vận động khách quan, còn mục tiêu kinh tế xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận
tới các kết quả đó.
Tăng trƣởng kinh tế và phát triển kinh tế gắn liền với quá trình công
nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, là bƣớc đi tất yếu của mọi sự
biến đổi kinh tế từ thấp đến cao, theo xu hƣớng biến đổi không ngừng.
c) Giá trị sản xuất
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp dƣới dạng sản
phẩm vật chất và dịch vụ trong một thời gian nhất định thƣờng là một năm.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp bao gồm kết quả hoạt động của các
ngành kinh tế cấp II : trồng trọt; chăn nuôi; các hoạt động dịch vụ sản xuất
nông nghiệp; săn bắt, đánh bẫy, thuần dƣỡng thú và các dịch vụ có liên quan.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đƣợc tính theo phƣơng pháp tổng mức chu
chuyển, nghĩa là đƣợc tính trùng sản phẩm giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Cách tính cụ thể nhƣ sau:
∑ (Số lƣợng sản phẩm từng loại * đơn giá từng loại sản phẩm đó)
Đối với sản phẩm phụ chỉ tính những sản phẩm có thu hoạch và sử dụng.
Chi phí cho quá trình sản xuất dở dang chỉ đƣợc tính chi phí cho những sản
phẩm chƣa thu hoạch cuối kỳ trừ đi đầu kỳ.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm đƣợc tính theo 2 loại giá:
giá thực tế và giá so sánh.
Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn
bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh do ngành lâm nghiệp tạo ra trong
một thời gian nhất định thƣờng là một năm và đƣợc tính theo nguyên tắc sau:
Đƣợc tính vào giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp toàn bộ giá trị kết
quả lao động hữu ích do ngành lâm nghiệp sáng tạo ra trong năm báo cáo
không tính những sản phẩm chất lƣợng kém, không đạt yêu cầu kỹ thuật.
Đƣợc tính vào giá trị sản xuất giá trị sản phẩm chính và giá trị sản
phẩm phụ.
9
Đƣợc tính vào giá trị sản xuất giá trị sản phẩm cuối cùng trong quá
trình sản xuất lâm nghiệp và đƣợc phép tính trùng một số yếu tố trong khâu
tạo rừng nhƣ: chi phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
Giá trị sản xuất tính theo giá thực tế và giá so sánh.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà ngành thủy sản tạo ra trong một
thời gian nhất định, thƣờng là một năm.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản bao gồm:
Giá trị nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản thuộc các loại mặt nƣớc
khác nhau.
Giá trị sơ chế thủy sản nhƣ ƣớp muối, ƣớp lạnh, phơi khô các loại
thủy sản.
Giá trị các công việc ƣơm giống thủy sản.
Chênh lệch sản phẩm dở dang.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu trong đề tài đƣợc thu thập từ số liệu thứ cấp trên trang web
Tổng cục thống kê và niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, các báo cáo của
Uỷ ban nhân dân thành phố - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, cùng
một số ấn phẩm sách báo, tạp chí và tài liệu có liên quan.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả (số trung bình, số học
giản đơn, số trung bình nhân và các số đo độ biến động) để phân tích, đánh giá
thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Phƣơng pháp này sẽ
đƣợc thực hiện trên số liệu thứ cấp đã thu thập. Đồng thời dùng phƣơng pháp
so sánh số tƣơng đối, số tuyệt đối để đánh giá.
Mục tiêu 2: So sánh hiệu quả việc chuyển dịch giữa các ngành trồng trọt
và thủy sản thông qua phƣơng pháp số trung bình nhân để tính tốc độ phát
triển qua các năm cũng nhƣ dựa trên các chỉ tiêu về tăng trƣởng kinh tế và giá
trị sản xuất đã thực hiện so với kế hoạch đã đề ra, phân tích và đánh giá hiệu
quả của việc ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao nhƣ các mô hình
10
sản xuất lúa tiên tiến: cánh đồng công nghệ sinh thái, triển khai chƣơng trình
VietGAP trên lúa.
Mục tiêu 3: Từ các kết quả đã phân tích, đánh giá tiến hành nhận xét tìm
ra những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của nó để tìm ra một số giải
pháp nhằm năng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp của thành phố Cần Thơ.
11
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lƣu của Sông Mê Kông và ở vị trí
trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành phố Hồ Chí
Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá
128 km, cách biển khoảng 100 km theo đƣờng sông Hậu.
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và
9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sông Hậu.
Phía bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh
Long, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích
nội thành là 53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là
1.408,95 km² ( năm 2012 ). Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất
của cả vùng hạ lƣu sông Mê Kông.
Về tổ chức hành chính, Thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái
Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh
Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, thị trấn (5 thị trấn,
36 xã, 44 phƣờng).
Về đặc điểm địa hình: địa mạo, địa hình, địa chất của thành phố bao gồm
3 dạng địa mạo: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nửa mở và đồng bằng châu
thổ. Cao trình phổ biến từ 0,8 - 1,0 m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam.
Địa bàn đƣợc hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa
của sông Cửu Long.
3.1.2 Khí hậu
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của ĐBSCL với các đặc
điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày - đêm nhỏ; các chỉ tiêu khí
hậu (ánh sáng, lƣợng mƣa, gió, bốc hơi, ẩm độ không khí...) phân hóa thành
hai mùa tƣơng phản mùa mƣa và mùa khô.
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm
nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
12
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28°C,
số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 2.249,2h, lƣợng mƣa trung bình năm
đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm giao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh
hƣởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về nền nhiệt độ, chế độ bức xạ
nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.Tuy nhiên, mùa
mƣa thƣờng đi kèm với ngập lũ ảnh hƣởng tới khoảng 50% diện tích toàn
thành phố, mùa khô thƣờng đi kèm với việc thiếu nƣớc tƣới, gây khó khăn cho
sản xuất và sinh hoạt, nhất là khu vực bị ảnh hƣởng của mặn, phèn làm tăng
thêm tính thời vụ cũng nhƣ nhu cầu dùng nƣớc không đều giữa các mùa của
sản xuất nông nghiệp.
3.2 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
3.2.1 Tài nguyên đất và nƣớc
a) Tài nguyên đất
Đất ở Cần Thơ có hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa và nhóm đất
phèn.
Đất phù sa:
Đất phù sa có diện tích chiếm 84% tổng diện tích tự nhiên, phân bố dọc
theo sông Hậu, cách sông từ 8-12 km. Đất phù sa bao gồm 5 loại:
- Đất phù sa bồi ven sông chiếm khoảng 1,9%.
- Đất phù sa đốm dĩ có glây chiếm khoảng 58%.
- Đất phù sa đốm dĩ chiếm khoảng 15,3%.
- Đất phù sa loang lổ chiếm khoảng 4,9%.
- Đất phù sa gley chiếm khoảng 4,1%.
Đất phù sa đƣợc hình thành trên các trầm tích Alluvi tuổi holoxen muộn
ven các sông, rạch. Đất có thành phần cơ giới nặng. Thành phần cấp hạt sét và
thịt từ (68-82%), cấp hạt cát cao gần gấp hai cấp hạt limon; tỷ lệ cấp hạt giữa
các tầng không đồng nhất do hậu quả của các thời kỳ bồi đắp phù sa; trị số pH
xấp xỉ 4; Cation trao đổi tƣơng đối cao kể cả Ca2+, Mg2+, Na+, riêng K+ rất
thấp; CEC tƣơng đối cao, đạt trị số rất lý tƣởng cho việc trồng lúa; độ no bazơ
cao. Các chất dinh dƣỡng về mùn, đạm từ khá đến giàu, lân và kali trung bình.
Đây là một loại đất quý hiếm, cần thiết phải đƣợc cung cấp nƣớc tƣới, ƣu tiên
13
sản xuất lúa nƣớc 02-03 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng
cây ăn trái.
Đất phèn
Đất phèn có diện tích lớn thứ hai sau đất phù sa, chiếm 16% diện tích tự
nhiên. Toàn bộ đất phèn hoạt động, bao gồm đất phèn hoạt động nông chiếm
khoảng 2,5%, đất phèn hoạt động sâu chiếm khoảng 7,0%, đất phèn hoạt động
rất sâu chiếm khoảng 6,4%. Đất phèn đƣợc hình thành trên trầm tích đầm lầy
biển. Trong điều kiện yếm khí đất phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ
có tầng pyrite. Khi có quá trình thoát thủy, tạo ra môi trƣờng oxy hoá, tầng
pyrite chuyển thành tầng jarosite làm cho đất chua, đồng thời giải phóng nhôm
gây độc hại cho cây trồng. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng,
cùng với sự tích lũy muối phá vỡ các keo đất làm cho đất dính dẻo khi ƣớt, nứt
nẻ và cứng khi khô. Do đất phèn đƣợc hình thành trên trầm tích holocene,
cùng với quá trình trầm tích là quá trình vùi lấp các thân xác thực vật biển
trong điều kiện yếm khí nên đất phèn thƣờng rất giàu các hợp chất hữu cơ.
Các loại đất phèn có tầng sinh phèn sâu và nhẹ, không chịu ảnh hƣởng của
nƣớc biển và thƣờng có nguồn nƣớc tƣới. Hiện nay, đất phèn đã đƣợc khai
thác trồng lúa 02-03 vụ, rau màu và các loại cây ăn quả.
b) Tài nguyên nƣớc
- Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có
địa hình rất đặc trƣng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông
ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó: sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng
chiều dài chảy qua thành phố là 65 km. Tổng lƣợng nƣớc sông Hậu đổ ra biển
khoảng 200 tỷ m3 năm (chiếm 41% tổng lƣợng nƣớc của sông Mê Kông), lƣu
lƣợng nƣớc bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3 giây.
- Tổng lƣợng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3 năm (chiếm gần 1 2
tổng lƣợng phù sa sông Mê Kông); sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa
sông 600 -700 m, độ sâu 10 - 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nƣớc rất tốt;
sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có
nƣớc ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tƣới nƣớc trong mùa cạn, vừa có tác
dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
- Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc,
với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lƣu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông
Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đƣờng thủy. Các sông rạch lớn
14
khác là rạch Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt, và nhiều kênh lớn khác
tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền,
cho nƣớc ngọt suốt hai mùa mƣa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy
lợi và cải tạo đất.
3.2.2 Tài nguyên thuỷ sản
Thành phố Cần Thơ quy hoạch, phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới. Theo đó, thành phố phân
vùng nuôi thủy sản thành hai tiểu vùng chính.
Tiểu vùng I bao gồm huyện Thốt Nốt, một phần huyện Vĩnh Thạnh
và các cồn trên sông Hậu, sẽ chuyên nuôi tôm càng xanh, cá tra, cá ba sa, cá
đồng, cá lồng bè trên diện tích 16.000 ha.
Tiểu vùng II bao gồm các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền và
một số quận sẽ chuyển sang nuôi cá da trơn, cá đồng trên diện tích 10.000 ha.
Nhằm đáp ứng nhu cầu con giống thủy sản, thành phố sẽ xây dựng hơn 100
trại sản xuất tôm, cá giống, cung cấp cho ngƣời nuôi thủy sản của thành phố
1,8 tỷ con giống các loại vào năm 2010 và cung cấp 2,5 tỷ con giống thủy sản
các loại cho điạ phƣơng và một số tỉnh lân cận vào năm 2020.
3.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Là vùng đồng bằng trẻ, tài nguyên khoáng sản của Cần Thơ không nhiều.
Trên địa bàn Cần Thơ đã tìm thấy một số loại khoáng sản nhƣ:
Than bùn có nhiều mỏ nhỏ, vỉa dày trên 1 m, rộng 15 - 30 m, kéo dài
khoảng 30 km, trữ lƣợng 30 - 150 nghìn tấn, tập trung ở Ô Môn và Thốt Nốt.
Sét gạch ngói đã phát hiện đƣợc 3 điểm lớn, chất lƣợng tốt với tầng
đất dày 1 - 2 m và tổng trữ lƣợng khoảng 16,8 triệu m3.
Sét dẻo nằm cách mặt đất 1 - 2 m, vỉa dày 5 - 6 m, chứa nhiều khoáng
vật và rất mịn, có thể dùng trong các ngành tiểu thủ công nghiệp.
Cát xây dựng có ở nhiều nơi, tập trung nhất ở cù lao Linh, cù lao Khế.
Nƣớc khoáng cũng đã tìm thấy ở một số điểm có độ nóng 420C với lƣu áp 16
lít/s.
15
3.2.4 Tài nguyên du lịch
Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là
đầu mối giao thƣơng nối liền các tỉnh trong vùng đến thành phố Hồ Chí Minh
và sang Campuchia. Về phát triển du lịch, thành phố Cần Thơ có nhiều tiềm
năng nhƣ:
- Tƣợng đài Bác Hồ, nhà Bảo tàng thành phố, nhà Bảo tàng Quân khu 9,
đình Bình Thủy, chùa Khánh Quang, chùa Ông, chùa Nam Nhã Đƣờng, Hội
Linh Cổ Tự, chùa Munir Ansây, Long Quang Cổ Tự, mộ thủ khoa Bùi Hữu
Nghĩa, mộ nhà thơ Phan Văn Trị, Trƣờng Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu
lúa ĐBSCL, nông trƣờng Sông Hậu… có khả năng phát triển du lịch văn hóa.
- Hệ thống sông rạch chằng chịt và một số làng nghề truyền thống; các
tiềm năng cảnh quan sinh thái nhƣ cồn Cái Khế, Cồn Khƣơng, Cồn Ấu, cù lao
Tân Lộc, làng hoa Thới Nhật, nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, phố đi bộ dọc bến
Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, du thuyền trên sông...,
đƣợc kết nối với trung tâm thành phố bằng hệ thống giao thông đƣờng bộ lẫn
đƣờng thủy rất thuận tiện, có khả năng phát triển du lịch sinh thái; tiếp tục đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt, đáng chú ý là dự
án Trung tâm văn hóa Tây Đô, Trung tâm văn hóa Khmer Nam bộ, dự án khôi
phục lộ Vòng Cung-làng cổ Bình Thủy…
Ngoài ra, Cần Thơ còn đầu tƣ một số loại hình dịch vụ du lịch khác nhƣ
khu vui chơi giải trí, du lịch hội thảo…, thành phố có khả năng đón tiếp và
phục vụ ăn nghỉ cho du khách với hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,
đa phần đã đƣợc xếp hạng từ tiêu chuẩn đến 4 sao và một số nhà nghỉ dạng
resort…, đáp ứng đƣợc nhu cầu ăn ở của du khách trong nƣớc và quốc tế.
3.3 DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG
3.3.1 Quy mô dân số
Cần Thơ có quy mô dân số vào loại trung bình ở Việt Nam. Theo thông
tin từ cục Thống kê thành phố, dân số Cần Thơ trung bình năm 2012 là
1.220.160 ngƣời, đạt mật độ 866,01 ngƣời km2. Trong đó: dân cƣ thành thị
809.207 ngƣời chiếm 66,32% và dân cƣ nông thôn 410.953 ngƣời chiếm
33,68%. Dân số nam đạt 606.713 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 613.447 ngƣời.
Dân cƣ thành phố Cần Thơ phân bố không đều giữa các quận huyện, giữa
các huyện, các quận với nhau. Trong số các huyện, Phong Điền có mật độ dân
16
cƣ đông nhất (năm 2012: 803 ngƣời km2), Vĩnh Thạnh có mật độ dân cƣ thấp
nhất (năm 2012: 387 ngƣời/km2). Trong số các quận, Ninh Kiều có mật độ dân
cƣ cao nhất (năm 2012: 8.617 ngƣời km2), Ô Môn có mật độ dân cƣ thấp nhất
(năm 2012: 1.008 ngƣời km2).
Mặc dù là địa phƣơng có mức đô thị hóa cao nhất vùng ĐBSCL, ngay tại
các quận nội thành và các thị trấn vẫn có sự khác biệt lớn về mật độ dân số
giữa các khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi, phần lớn địa bàn vẫn mang
dáng dấp nông thôn. Do đó, điều kiện xã hội hiện nay của thành phố vẫn còn
một số thuận lợi cơ bản cho việc xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp đa
dạng hóa.
3.3.2 Lao động và việc làm
Cơ cấu lao động ở Thành phố Cần Thơ đầu năm 2012: Tổng số 815.988
ngƣời, đƣợc phân loại nhƣ sau:
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 595.006 ngƣời
Khu vực 1: 246.821 ngƣời
Khu vực 2: 127.008 ngƣời
Khu vực 3: 221.177 ngƣời
Lao động dự trữ: 220.982 ngƣời. Trong đó:
Nội trợ: 85.717 ngƣời
Học sinh: 81.689 ngƣời
Mất sức lao động: 8.461 ngƣời
Thất nghiệp: 27.819 ngƣời
Không có nhu cầu làm việc: 17.296 ngƣời
17
3.4 CƠ SỞ HẠ TẦNG PHỤC VỤ CHO VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Hiện tại, thành phố Cần Thơ đang triển khai dự án xây dựng 3 khu nông
nghiệp công nghệ cao (NNCNC ) cụ thể 1 khu trung tâm đặt tại Trung tâm
giống nông nghiệp (huyện Thới Lai) và 2 khu phụ trợ đặt tại Nông trƣờng
sông Hậu và Nông trƣờng Cờ Đỏ.
- Các dự án trên sẽ thực hiện việc nhân giống các loại cây, con, phát triển
vƣờn cây ăn trái kết hợp du lịch sinh thái, mở rộng sản xuất rau an toàn, đào
tạo nhân lực, áp dụng công nghệ cao trong cơ giới hóa sản xuất; quản lý chất
lƣợng, tiêu chuẩn hóa sản phẩm thủy sản, chăn nuôi, ứng dụng công nghệ cao
sau thu hoạch; quảng bá thƣơng hiệu nông sản; cải tạo và phát triển hệ thống
nhân giống, sản xuất lúa giống nguyên chủng, xác nhận, giống cây ăn trái đặc
sản, rau an toàn, thủy sản nƣớc ngọt, trình diễn các mô hình ứng dụng công
nghệ sinh học trong nông nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lƣợng cao; chế biến gạo
cao cấp theo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm thế giới (EU, Hoa Kỳ); xây
dựng hệ thống phân phối gạo cao cấp tại thị trƣờng nội địa, nƣớc ngoài.
- Hoàn thiện hạ tầng phục vụ nuôi trồng gắn với hạ tầng nông nghiệp; mở
rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nƣớc, ngành thủy sản thành
phố Cần Thơ đang phấn đấu thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mở rộng diện tích
nuôi thủy sản lên 26.000 ha (năm 2020); xây dựng nhiều trại tôm cá giống và
trại giống thủy sản cấp I nhằm cung ứng 1-2 tỷ con giống mỗi năm, trong đó
có 240 triệu con tôm càng xanh. Cần Thơ xây dựng thêm 21 nhà máy chế biến
thủy sản xuất khẩu với công suất 140.550 tấn năm. Sau năm 2015, nâng lên 26
nhà máy, công suất 296.500 tấn năm.
3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TÊ XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN
THƠ TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
- Về tình hình kinh tế thành phố Thơ năm 2010, tăng trƣởng GDP của
thành phố đạt 15,03%, thu nhập bình quân đầu ngƣời 1.950 USD ngƣời, tăng
200 USD so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt trên
919 triệu USD; thu ngân sách nhà nƣớc 4.710 tỉ đồng (vƣợt 9,08% dự toán
Trung ƣơng giao); tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 26.282 tỉ đồng; giảm 1% tỷ lệ
hộ nghèo... Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông – lâm – ngƣ nghiệp; Huy
18
động đƣợc nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho đầu tƣ phát triển;
các lĩnh vực xã hội đều có những chuyển biến tích cực.
Theo Tiến sĩ Trần Thanh Bé, Viện trƣởng Viện Kinh tế - xã hội TP Cần
Thơ, mức tăng trƣởng trong năm qua của thành phố đƣợc xem nhƣ là một
điểm son trong quá trình phát triển kinh tế của địa phƣơng. Tuy nhiên, sự tăng
trƣởng này vẫn thiên về bề rộng (đầu tƣ vốn, thâm dụng lao động), thiếu chiều
sâu (các yếu tố khoa học công nghệ).
- Tình hình kinh tế năm 2011, tăng trƣởng kinh tế (GDP) đạt 14,64%;
trong đó, nông nghiệp – thủy sản tăng 4,72%, công nghiệp - xây dựng tăng
15,58%, dịch vụ tăng 15,91; thu nhập bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành
đạt 48,9 triệu đồng (kế hoạch đề ra là 42,8 triệu đồng), tƣơng đƣơng 2.350
USD, tăng 332 USD so với năm 2010. Theo báo cáo của UBND thành phố,
với việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn
định, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, nên tình hình tinh kế - xã hội
của thành phố tiếp tục chuyển biến theo hƣớng tích cực. Nhìn chung, tốc độ
tăng trƣởng, sản xuất công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ duy trì tốc độ phát
triển tăng khá so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hƣớng
nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm nông sản xuất khẩu. Thu ngân sách
nhà nƣớc đạt tiến độ và tăng khá so với năm 2010; việc cắt giảm, điều chuyển,
giãn tiến độ đầu tƣ công và tiết kiệm chi thƣờng xuyên đƣợc thực hiện nghiêm
túc theo chỉ đạo của Chính phủ.... Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, UBND
thành phố cũng chỉ ra một số mặt khó khăn, tồn tại, nhƣ: các chi phí đầu vào
trong sản xuất biến động theo chiều hƣớng tăng đã ảnh hƣởng đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả và sức cạnh
tranh của sản phẩm. Nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ cho sản xuất, chế
biến xuất khẩu chƣa ổn định; các rào cản thuế quan, chống bán phá giá, an
toàn vệ sinh thực phẩm của các nƣớc nhập khẩu ngày càng tăng, gây bất lợi
cho hoạt động xuất khẩu. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào thành phố còn ít;
hoạt động xúc tiến đầu tƣ -thƣơng mại hiệu quả chƣa cao, chƣa hỗ trợ nhiều
cho các doanh nghiệp trong tìm kiếm thị trƣờng, đẩy mạnh xuất khẩu.
- Tình hình kinh tế năm 2012 của thành phố Cần Thơ tuy có nhiều khó
khăn, UBND thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo các sở, ngành và địa phƣơng tập
trung cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh và nâng cao chất lƣợng tăng
trƣởng kinh tế. Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp ổn định giá cả
19
thị trƣờng; giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất
kinh doanh; hỗ trợ ngƣời dân tiêu thụ nông sản hàng hóa; bảo đảm an sinh xã
hội. Tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2012 đạt 11,5%, cao hơn 1,2 lần so mức
tăng của các tỉnh ĐBSCL. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hƣớng
công nghiệp - thƣơng mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao. Thu nhập
bình quân đầu ngƣời của Cần Thơ năm 2012 đạt 2.514 USD (tƣơng đƣơng
53,7 triệu đồng ) tăng 174 USD so với năm 2011. Giá trị sản xuất công nghiệp
năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2011, đóng góp hơn 15%
tổng giá trị công nghiệp toàn vùng. Các chợ đầu mối đƣợc hình thành trên địa
bàn đã tập trung năng lực thu mua, chế biến; phục vụ nhu cầu xuất khẩu gạo,
thủy sản, nông sản ở Cần Thơ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cho bà con
nông dân các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.
Năm 2012 sản xuất nông nghiệp Cần Thơ đƣợc mùa, sản lƣợng và năng
suất cây trồng vật nuôi đều tăng, tạo niềm phấn khởi cho bà con nông dân, góp
phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế-xã hội. Sản xuất nông nghiệp bƣớc
đầu chuyển dần sang hình thái nông nghiệp đô thị, chất lƣợng cao. Đến nay,
ngành nông nghiệp thành phố đã lập quy hoạch xây dựng 3 khu nông nghiệp
công nghệ cao ở xã Thới Thạnh (Thới Lai); xã Thới Hƣng, Thạnh Phú (Cờ
Đỏ). Đồng thời xây dựng các dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân
giống và sản xuất các loại rau an toàn; dự án ứng dụng công nghệ sinh học
trong nhân giống và sản xuất giống cây con nông nghiệp; dự án tăng cƣờng cơ
giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm hƣớng đến nền sản xuất
nông nghiệp sạch, tăng trƣởng xanh, từng bƣớc thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển cho cả vùng ĐBSCL.
- Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều
vấn đề còn tồn tại của năm trƣớc nhƣ sức mua của thị trƣờng giảm, khả năng
hấp thụ nguồn vốn tín dụng thấp, thị trƣờng xuất khẩu thu hẹp… Mặc dù nhà
nƣớc và địa phƣơng đã triển khai quyết liệt nhiều chính sách và giải pháp nhƣ
giảm, miễn thuế, hạ trần lãi suất, kích thích thị trƣờng bất động sản để hỗ trợ
doanh nghiệp và kích thích tăng trƣởng kinh tế, bƣớc đầu có những dấu hiệu
tích cực của sản xuất nhƣng chƣa rõ nét. Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của cả hệ
thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội 6 tháng
đầu năm 2013 của thành phố đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.
20
Bảng 3.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn Ƣớc 6 tháng đầu năm 2013
so với cùng kỳ năm 2012
Đơn vị tính: %
Tốc độ tăng so với 6 tháng đầu năm trƣớc
6 tháng đầu năm
6 tháng đầu năm
2012
2013
Tổng số
8,12
8,38
Nông, lâm nghiệp và thủy
3,47
-3,37
6,58
10,01
10,15
8,99
sản
Công nghiệp & xây dựng
Dịch vụ
Nguồn: Tình hình kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ tháng 6 năm 2013
Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm
2013 ƣớc tính tăng 8,38% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong mức tăng trƣởng
chung của toàn nền kinh tế trong khoảng thời gian này, khu vực nông – lâm
nghiệp và thủy sản giảm 3,37%, nguyên nhân chủ yếu là do giá cả nông
nghiệp và thủy sản đều giảm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,01%
và tăng 8,99% đối với khu vực dịch vụ.
Tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục khó khăn khi mức tăng
trƣởng cả ba khu vực chƣa có sự cải thiện đáng kể so với mức tăng cùng kỳ
năm 2012. Tăng trƣởng 6 tháng đầu năm 2013 đạt ở mức thấp do nhiều ngành,
lĩnh vực tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy sản xuất công nghiệp – xây dựng, thƣơng mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng
lớn nhƣng kết quả tăng thấp; nông nghiệp và thủy sản suy giảm đã ảnh hƣởng
không nhỏ đến tăng trƣởng kinh tế thành phố trong 6 tháng đầu năm 2013.
3.6 ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.6.1 Thuận lợi
- Lợi thế của Cần Thơ là nơi tập trung các trƣờng đại học, viện nghiên
cứu, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nên đã hỗ trợ thành phố nghiên cứu và
thực hiện thành công dịch vụ chuyển giao ứng dụng công nghệ cao vào phát
triển nông nghiệp cho bà con nông dân.
21
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực ít bão thuận lợi cho việc
trồng cây lƣơng thực, và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao kích thích ngƣời dân
canh tác và mở rộng sản xuất đóng góp thêm vào tăng trƣởng GDP ngành
trồng trọt. Mạng lƣới sông ngòi dày đặc cùng với sự tiến bộ của khoa học –
công nghệ trong nghiên cứu giống, lai tạo và trình độ của các cấp ngành tới
ngƣời dân ngày càng nâng cao đƣa ngành thủy sản của địa phƣơng có những
bƣớc phát triển vƣợt bậc, tăng chất lƣợng và hiệu quả sản xuất ngành thủy sản
góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế mang lại kết quả cao.
- Thành phố Cần Thơ với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng nhƣ tƣợng
đài Bác Hồ, nhà Bảo tàng thành phố, đình Bình Thủy, mộ nhà thơ Phan Văn
Trị…không những thu hút lƣợng lớn khách tham quan, sự đầu tƣ trong và
ngoài nƣớc mà thông qua đó ngƣời dân ở những khu vực quanh đó chủ động
cải tiến chất lƣợng và năng suất các loại cây ăn quả, hoa trái chủ lục của vùng
làm tăng giá trị và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
- Nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động trong các ngành kinh tế nông
nghiệp, nông thôn ngày càng đƣợc nâng cao và đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt
tình của chính quyền thành phố trong việc giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm
nghiệp – thủy sản nhƣng lại mang giá trị kinh tế cao và đạt hiệu quả.
- Tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT), cơ sở hạ tầng đƣợc nâng cấp, đầu
tƣ xây dựng đúng hƣớng và mở rộng, hỗ trợ cho việc nghiên cứu các giống
cây trồng và vật nuôi chống lại bệnh tật, và cải tiến chất lƣợng cho năng suất,
phẩm chất sản phẩm đầu ra vƣợt trội làm thay đổi tăng giá trị của lĩnh vực
nông nghiệp trong cơ cấu thành phần kinh tế vào sự đóng góp đối với tăng
trƣởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành phố
Cần Thơ.
3.6.2 Khó khăn
Song song với những thuận trên thì cũng tồn tại không ít những khó
khăn, vƣớng mắc. Với dân số đông, lực lƣợng lao động dồi dào mà hiện nay
nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp hiện tại trên địa bàn thì
không thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho lao động, dẫn đến tình trạng thất
nghiệp không có việc làm, việc làm không ổn định hay không đúng trình độ
học vấn làm cho nguồn nhân lực không thể đáp ứng nhƣ mong muốn trong các
ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp, công nghiệp và dịch vụ về vị trí, số lƣợng
22
cũng nhƣ về mặt chất lƣợng sẽ ảnh hƣớng đế quá trình chuyển dịch, làm chậm
quá trình chuyển đổi nền kinh tế của địa phƣơng.
- Một số công trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn không thật sự hiệu
quả và phát huy đúng vai trò của mình, một số công trình xây dựng lại dở
dang, thiếu kinh phí đầu tƣ không thể tiến hành. Trong khi quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn biến mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp
ngày càng giảm và thu hẹp ảnh hƣởng đến nhu cầu sản xuất, thất thoát một
phần giá trị nông nghiệp làm giảm sự tăng trƣởng chung cho nền kinh tế thành
phố.
- Thời tiết với những diễn biến ngày càng khó lƣờng, hàng năm những
cơn mƣa bão, lũ lụt kéo đến phá hoại mùa màng, rau màu, cây an quả cùng các
công trình xây dựng của nhân dân gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế cho thành
phố, nông dân mất mùa, giá cả một số loại đột biến. Dù đƣợc sự hỗ trợ, giúp
đỡ của chính quyền các cấp nhƣng cũng phải mất một khoảng thời gian nông
dân mới có thể khắc phục sự cố, củng cố lại những cách đồng, hoa màu tiến
hành sản xuất, bình ổn thị trƣờng.
23
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƢỚC
KHI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm, song giá
trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 1994) tăng
bình quân 8,28% năm 2005 và 10,91% giai đoạn 2006 - 2007. Cơ cấu giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp và thủy sản có sự chuyển dịch giảm nhẹ, năm
2005 tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,83% trong
tổng giá trị sản xuất, đến năm 2006-2007 chiếm 14,09% so với các ngành
công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng giảm nhƣng về mặt giá trị thì lại
tăng nói lên ngành nông nghiệp luôn đƣợc sự quan tâm của các cấp chính
quyền lãnh đạo, nghiên cứu và ngày càng nâng cao, cải biến chất lƣợng, và
đóng vai trò không nhỏ đối với sự tăng trƣởng kinh tế chung cho cả thành phố.
Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị nông-lâm-ngƣ của Cần Thơ năm 2007
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Cơ cấu
Nông nghiệp
67,01
Lâm nghiệp
0,55
Ngƣ nghiệp
32,44
Tổng
100,00
Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009.
32,44%
0,55%
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Ngƣ nghiệp
67,01%
Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009
Hình 4.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm-ngƣ Cần Thơ năm 2007
24
Trong giai đoạn này, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất
với 67,01% năm 2007, ngành ngƣ nghiệp chiếm 32,44%, và thấp nhất là lâm
nghiệp chỉ có 0,55% năm 2007. Trong cơ cấu nông nghiệp của thành phố,
nông nghiệp vẫn đứng đầu do vị trí của thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển lĩnh vực này; đặc biệt ngành thủy sản đang có sự phát triển
nhanh, giá trị sản xuất không ngừng tăng qua các năm, trong vài năm nữa
ngành thủy sản thành phố sẽ còn nhiều hứa hẹn tăng trƣởng và phát triển hơn
nữa.
4.1.1 Trồng trọt
Trong giai đoạn năm 2005 đến năm 2007, cây lƣơng thực chiếm tỉ trọng
cao nhất, mặc dù diện tích cây lƣơng thực giảm qua các năm nhƣng sản lƣợng
hằng năm đều ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng
trọt.
Bảng 4.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ giai đoạn
2005 – 2008 theo giá hiện hành
ĐVT: Triệu đồng
Cây
trồng
Lƣơng
thực
Năm
Rau, đậu,
Cây Công
hoa,
Ngiệp
cây cảnh
hàng năm(*)
Cây Công
Cây ăn
nghiệp
quả
lâu
Tổng số
năm(**)
2005
2.662.144
101.223
72.772
317.973
13.474
3.264.929
2006
2.799.448
128.681
59.012
327.492
12.867
3.421.684
2007
3.326.566
186.745
62.300
319.652
12.235
3.960.353
Ghi chú: (*): Phân theo thành phần kinh tế.
(**): Phân theo xã phường
Nguồn : Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012.
Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007 thì mức độ biến động giá trị của cây
lƣợng thực là cao nhất bằng 664.422 triệu đồng, kế đến là cây rau đậu, cây
công nghiệp hàng năm và cây ăn quả, thấp nhất là độ biến động của cây công
nghiệp lâu năm chỉ 1.239 triệu đồng. Nhƣng về số tƣơng đối thì biến động của
cây rau đậu là cao nhất đến 45,80%, thấp nhất là cây ăn quả bằng 2,91%. Giá
trị cây rau đậu tăng nhanh cả về chất lƣợng và số lƣợng, vì sự tiêu dùng của
ngƣời dân về mặt hàng này cao bởi lẽ giá thành thấp mà lại giàu chất dinh
25
dƣỡng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, vì vậy nhiều hợp tác xã, các khu sản
xuất rau sạch và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ra đời đáp ứng nhu
cầu của ngƣời dân địa phƣơng dẫn đến giá trị của chúng ngày càng gia tăng.
4,72%
1,57%
8,07%
0,31%
Cây lƣơng thực
Rau, đậu, hoa
Cây CN hàng năm
Cây ăn quả
Cây CN lâu năm
84,00%
Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hình 4.2 Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ năm 2007
a) Cây lúa
Cây lƣơng thực chủ yếu là cây lúa, trong năm 2005 chiếm 81,54% giá trị
sản xuất ngành trồng trọt và có xu hƣớng tăng dần trong giai đoạn 2006 –
2007, cụ thể năm 2007 chiếm tỷ trọng 84% giá trị sản xuất ngành trồng trọt
tƣơng đƣơng tăng từ 2.662.144 triệu đồng năm 2005 lên mức 3.326.566 triệu
đồng năm 2007 theo giá hiên hành, tức tăng 24,96% so với 2005. Diện tích lúa
cả năm 2007 đạt 207.876 ha giảm 24.075 ha so với năm 2005. Việc giảm diện
tích lúa do nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu là do quá trình đô thị hóa và
công nghiệp hóa.
Trong giai đoạn từ năm 2004 - 2007, sản lƣợng lúa bình quân hàng năm
đạt từ 1,1 – 1,2 triệu tấn năm, cụ thể năm 2007 đạt 1.131.562 tấn. Mặc dù tổng
diện tích lúa năm 2007 giảm 24.075 ha so với năm 2005, nhƣng năng suất lúa
trung bình đạt 5,42 tấn ha (năm 2007) tăng 2,26% so với năm 2005. Do sự tác
động từ các yếu tố tự nhiên nhƣ lũ lụt, mƣa bão diễn biến bất thƣờng của khí
hậu và yếu tố sâu bệnh, cỏ dại đã làm sản lƣợng lúa có sự sụt giảm ở giai đoạn
này.
b) Cây hàng năm
Diện tích cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày năm 2007 là 15.101
ha, giảm 578 ha so với năm 2005. Trong đó rau đậu các loại tăng 2646 ha, cây
công nghiệp ngắn ngày giảm 4516 ha do giá cả thị trƣờng chƣa ổn định. Và
26
một số cây rau đậu hiệu quả kinh tế kém và bắp bênh nên nông dân chuyển
sang trồng cây ăn trái hoặc rau đậu khác để có thu nhập cao hơn. Diện tích cây
rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày có tốc độ gia tăng khả quan nhƣ mè, đậu
nành, rau các loại.
c) Cây ăn trái
Diện tích cây ăn trái năm 2007 là 15.608 ha giảm 658 ha so với năm
2005. Ngành nông nghiệp đang tiếp tục chỉ đạo khôi phục lại vƣờn cây ăn trái
tập trung những loại cây có giá trị kinh tế cao và mang tính đặc trƣng của vùng
nhƣ: cam mật, bƣởi năm roi, dâu Hạ Châu…đồng thời xây dựng mô hình kết
hợp vƣờn cây ăn trái với du lịch sinh thái.
4.1.2 Chăn nuôi
Do ảnh hƣởng của dịch bệnh nhƣ cúm gia cầm, lở mồm long móng
(LMLM), heo tai xanh, giá cả thị trƣờng, thức ăn gia súc có nhiều biến động
bất lợi liên tiếp nhiều năm đã tác động hạn chế ngƣời dân đầu tƣ phát triển
chăn nuôi nên tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp giảm. Tuy nhiên, chất
lƣợng đàn gia súc gia cầm ngày càng tăng, đặc biệt tỷ lệ sản lƣợng thịt heo hơi
hƣớng nạc tăng từ 16.207 tấn năm 2005 lên 17.797 tấn vào năm 2006 và giảm
nhẹ ở năm 2007. Đàn heo (vào thời điểm 2007) 142.935 con, tăng 7.030 con
so với năm 2005. Đàn bò đến năm 2007 có 6.094 con, tăng 1192 con so năm
2005.
Bảng 4.3: Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi của TP. Cần Thơ năm 2007
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Gia súc
Gia cầm
Khác
Tổng
Cơ cấu
71,98
10,69
17,33
100
Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009
27
10.69 %
17.33 %
Gia súc
Gia cầm
Khác
71.98 %
Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009
Hình 4.3 Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi thành phố Cần Thơ năm 2007
Qua số liệu tổng hợp trên ta thấy đàn gia súc chiếm tỷ trọng lớn nhất
71,98% trong cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi năm 2007. Vì đặc điểm là gia súc
dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm chủ yếu là cỏ, dịch bệnh cũng ít hơn so với gia cầm
và đặc biệt nó mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho ngƣời nuôi.
- Đàn gia cầm: tuy bị ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm nhƣng vẫn có xu
hƣớng tăng, tổng đàn gia cầm 1.848.290 con (năm 2007) tăng 631.780 con so
với năm 2005. Trƣớc tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm (GSGC), ngành
Nông nghiệp đã tiến hành đồng bộ các biện pháp nhƣ: tuyên truyền hƣớng dẫn
chăn nuôi theo hƣớng an toàn sinh học, giám sát chặt chẽ thƣờng xuyên trên
đàn GSGC, tăng cƣờng công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra kiểm soát
các cơ sở giết mổ, mua bán, vận chuyển gia súc gia cầm, quản lý các cơ sở ấp
trứng. ...đã giúp khống chế, kiểm soát đƣợc dịch bệnh theo chỉ đạo của Thành
phố và Trung ƣơng.
4.1.3 Thủy sản
Giai đoạn này tình hình thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ phát
triển khá nhanh và rõ nét cả về khai thác và nuôi trồng, nhƣng nổi bật vẫn là ở
lĩnh vực nuôi trồng. Vì nó chiếm một tỷ lệ vô cùng cao, diện tích nuôi trồng
tăng đều qua các năm.
28
Bảng 4.4: Cơ cấu giá trị ngành thủy sản của Cần Thơ năm 2007
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
Cơ cấu
Khai thác
4,05
Nuôi trồng
93,72
Sản xuất giống
2,23
Tổng
100,00
Nguồn : Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009
2,23
4,05
Khai thác
Nuôi trồng
Sản xuất giống
93,72
Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê Cần Thơ năm 2009
Hình 4.4 Cơ cấu giá trị ngành thủy sản Cần Thơ năm 2007
Tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành năm 2007 là 2.196.343
triệu đồng tăng 2,19 lần so với năm 2005. Tỷ trọng nuôi trồng chiếm 93,72%
trong cơ cấu giá trị ngành, khai thác chiếm 4,05% và sản xuất giống chiếm
2,23%.
Giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 2.058.426 triệu đồng năm 2007, tăng
1.171.393 triệu đồng tức gấp 2,32 lần so với năm 2005. Trong khi đó khai thác
năm 2007 chỉ tăng 14.054 triệu đồng so với 2005. Diện tích nuôi trồng thủy
sản từ năm 2005 – 2007 tăng đều qua các năm, diện tích nuôi trồng thủy sản
chủ yếu là cá, vì diện tích nuôi tôm chỉ chiếm 3,07% năm 2007 trong khi diện
tích nuôi cá chiếm tới 95,89% phần còn lại là ƣơm giống thủy sản. Ngành thủy
sản hứa hẹn trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa.
29
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trƣởng của sản lƣợng thủy sản thành phố Cần Thơ
giai đoạn 2003 – 2007
Đơn vị tính: Tấn
Năm
Nuôi trồng
Khai thác
Tổng
2003
6.998
30.856
37.854
2004
6.670
59.087
65.757
2005
6.454
83.783
90.237
2006
6.310
110.214
116.524
2007
6.223
150.851
157.074
150.851
Nguồn : Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009
Năm 2003
2004
2005
157.074
116.524
2006
Nuôi trồng
Tổng
6.223
6.310
90.237
6.454
65.757
6.667
30.856
37.854
6.998
20000
0
59.087
100000
80000
Khai thác
83783
140000
120000
60000
40000
ĐVT: Tấn
110.214
180000
160000
2007
Nguồn: Niêm giám thống kê Cần Thơ năm 2009
Hình 4.5 Sự tăng trƣởng sản lƣợng thủy sản Cần Thơ giai đoạn 2003-2007
Năm 2007, diện tích nuôi trồng thủy sản là 14.025 ha (tăng 1.477 ha so
năm 2005) và tổng sản lƣợng thủy sản là 157.074 tấn (tăng 1,74 lần so với
năm 2005). Trong đó, sản lƣợng cá nuôi trồng là 150.645 tấn, chiếm 99,86%
tổng sản lƣợng nuôi trồng, trong khi sản lƣợng tôm chỉ chiếm 0,14%. Trƣớc
tình hình đó, ngành nông nghiệp đã tham mƣu cho Ủy ban nhân dân Thành
phố xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2015 và định hƣớng đến
2020, trong đó có quy hoạch vùng nuôi cá tra phù hợp với điều kiện tự nhiên
và năng lực chế biến của các doanh nghiệp. Quy hoạch đã đƣợc công bố và
triển khai ở các quận, huyện.
30
Kết luận chung, kinh tế của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2005 tới
2007 phát triển ổn định, đã có các biện pháp tích cực nhằm phát huy các
nguồn lực và lợi thế của Thành phố vào phát triển kinh tế - xã hội; Tăng
trƣởng kinh tế duy trì ở mức cao, đạt 15,79% năm 2005, 16,2% năm 2006,
16,27% năm 2007; Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2007 đạt 1.212
USD ngƣời năm, tăng 550 USD so năm 2004.
Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển và đang từng bƣớc chuyển
dịch nhanh theo hƣớng NNCNC, hình thành vùng nguyên liệu sản xuất hàng
hóa chất lƣợng cao. Đã có gần 60% diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi cơ
cấu sản xuất; tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng tăng, việc
ứng dụng công nghệ sinh học, kỹ thuật canh tác tiến bộ … đã góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Kết cấu hạ
tầng nông thôn đƣợc quan tâm đầu tƣ và từng bƣớc phát triển nhƣ giáo dục, y
tế, thủy lợi, giao thông nông thôn, cụm dân cƣ vùng lũ, lƣới điện, cung cấp
nƣớc sạch … đã góp phần ổn định đời sống cho dân cƣ nông thôn.
4.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THÀNH
PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012
Đánh giá chung sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Cần Thơ
trong giai đoạn 2008 - 2012 cho thấy cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch
theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và
lâm nghiệp. Để hiểu rõ hơn cơ cấu ngành nông nghiệp Cần Thơ trong giai
đoạn này, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 4.6: Cơ cấu giá trị GDP ngành nông nghiệp TP Cần Thơ (2010 – 2012)
Đơn vị tính: %
Cơ cấu
Chỉ tiêu
Nông nghiệp
Lâm Nghiệp
Thủy sản
2010
50,73
0,47
48,80
2011
50,01
0,44
49,55
2012
49,24
0,41
50,35
Tỷ lệ chuyển dịch
-1,49
-0,06
+1,55
Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê Cần Thơ năm 2012
31
- Nội bộ ngành nông nghiệp: Xu hƣớng giảm dần tỷ trọng là đặc điểm rõ
nét của ngành nông nghiệp trong giai đoạn này, từ 50,73% năm 2010 xuống
còn 49,24% năm 2012 giảm 1,49%. Nguyên nhân chính là tỷ trọng ngành
trồng trọt giảm nhanh.
- Lâm nghiệp: Tỷ trọng ngành lâm nghiệp Cần Thơ chiếm tỷ trọng không
đáng kể và có xu hƣớng giảm, năm 2012 giảm còn 0,41% trong tổng GDP
nông nghiệp.
- Thủy sản: Ngành thủy sản Cần Thơ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong
cơ cấu GDP toàn ngành nông nghiệp. Năm 2010 chi đạt 48,80% nhƣng đến
năm 2012 đạt 50,35% tăng 1,55%. Nguyên nhân do thủy sản đang đƣợc định
hƣớng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của cả nƣớc nói chung và Cần Thơ
nói riêng.
Dƣới góc độ đóng góp vào GDP của các ngành vào toàn ngành nông
nghiệp cho thấy xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Cần Thơ
trong giai đoạn này phù hợp với xu hƣớng chung mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề
ra. Về giá trị GDP toàn ngành nông nghiệp năm 2012 đạt 1.939.223 triệu đồng
tăng 171.789 triệu đồng (tƣơng đƣơng 9,80%) so với năm 2010, đạt tốc tăng
trƣởng 4,75% năm. Trong đó, nội bộ ngành nông nghiệp năm 2010 đạt
896.624 triệu đồng, năm 2012 đạt 954.962 triệu đồng tăng 58.338 triệu đồng
(tƣơng đƣơng 6,51%), đạt tốc độ tăng trƣởng 3,20% năm; lâm nghiệp năm
2010 đạt 8.343 triệu đồng, năm 2012 chỉ đạt 7.938 triệu đồng, giảm 405 triệu
đồng (tƣơng đƣơng 4,85%); thủy sản năm 2010 đạt 862.467 triệu đồng, năm
2012 đạt 976.323 triệu đồng tăng 113.856 triệu đồng (tƣơng đƣơng 13,20), tốc
độ tăng trƣởng 6,40% năm.
32
%
100%
90%
80%
48,8
49,55
0,47
0,44
70%
60%
50,35
Thủy Sản
50%
0,41
40%
30%
20%
Lâm Nghiệp
Nông Nghiệp
50,73
50,01
49,24
2010
2011
2012
10%
0%
Nguồn: Tính toán từ Niên giám Thống kê Cần Thơ năm 2012
Hình 4.6: Cơ cấu GDP nông nghiệp Cần Thơ (2010 – 2012)
Nông nghiệp và thủy sản đã từng bƣớc phát triển theo hƣớng sản xuất tập
trung, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật cao với mô hình đa canh bền vững; gắn
với công nghiệp chế biến và thị trƣờng tiêu thụ; quản lý sử dụng hợp lý nguồn
tài nguyên và giảm nhẹ ô nhiễm môi trƣờng, hình thành các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung với quy mô lớn, chất lƣợng và hiệu quả cao.
Những năm qua Cần Thơ thực hiện sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh
chịu ảnh hƣởng của thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, giá các sản phẩm
nông nghiệp luôn biến động không ổn định, tốc độ phát triển trên các lĩnh vực
cũng không đồng đều,…nhƣng nhìn chung sản xuất nông nghiệp ở Cần Thơ
đã đạt đƣợc bƣớc phát triển đáng kể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ngày càng nâng cao. Cơ cấu giá trị nông – lâm – ngƣ nghiệp của thành phố có
sự chuyển biến rõ nét, tuy tỉ trọng các ngành tăng giảm đang xen nhau nhƣng
nhìn chung ở giai đoạn này tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp có xu hƣớng
giảm, ngƣ nghiệp thì tăng. Trong đó, nông nghiệp năm 2008 là 71,05 %, năm
2012 giảm xuống còn 69,31 %; ngƣ nghiệp năm 2008 là 28,66 %, tăng lên
31,46 % năm 2012 tỉ trọng ngành ngƣ nghiệp tăng đặc biệt nuôi trồng thủy sản
phát triển nhanh.
33
Bảng 4.7: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - ngƣ nghiệp của Cần Thơ
Đơn vị tính: %
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
Tỷ lệ chuyển dịch
Nông nghiệp
71,05
69,44
72,74
68,36
69,31
-1,74
Cơ cấu
Lâm nghiệp
0,29
0,33
0,30
0,18
0,20
-0,09
Ngƣ nghiệp
28,66
30,23
26,96
31,46
30,49
+1,83
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
%
100%
90%
28,66
30,23
0,29
0,33
80%
70%
26,96
0,3
31,46
30,49
0,18
0,2
Ngƣ Nghiệp
60%
Lâm Nghiệp
50%
40%
71,05
69,44
72,74
68,36
69,31
2008
2009
2010
2011
2012
30%
Nông Nghiệp
20%
10%
0%
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Cần Thơ năm 2012
Hình 4.7 Cơ cấu giá trị sản xuất nông-lâm-ngƣ nghiệp Cần Thơ
giai đoạn 2008-2012
Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2013, thành phố Cần Thơ tiếp tục đẩy
mạnh sản xuất nông lâm thủy sản theo hƣớng nông nghiệp đô thị, NNCNC;
Đẩy mạnh nghiên các nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học…phấn đấu
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về nông nghiệp, nông thôn, nâng cao lợi
nhuận và tăng thu nhập cho ngƣời sản xuất.
Ƣớc tính giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản (theo giá so sánh năm 2010)
thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 đạt 5.526.526 triệu đồng, giảm 3,00% so với
cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, nông nghiệp đạt 4.142.917 triệu đồng giảm 1,66%;
Thủy sản đạt 1.222.638 triệu đồng giảm 93.716 triệu đồng; Lâm nghiệp đạt
34
11.630 triệu đồng giảm 0,75%, bằng 88 triệu đồng.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp
Nông nghiệp Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012, trồng trọt vẫn chiếm tỉ
trọng cao nhất, kế đến là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Trong đó, trồng
trọt có xu hƣớng giảm, chăn nuôi và dịch vụ lại có xu hƣớng gia tăng. Cơ cấu
giá trị trồng trọt giảm 6,36%, trong khi chăn nuôi tăng 3,25% và dịch vụ tăng
3,12%.
Bảng 4.8: Cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ
Đơn vị tính: %
Năm
Cơ cấu
Chăn nuôi
Trồng trọt
2008
2009
2010
2011
2012
Tỷ lệ chuyển
dịch
Dịch vụ
89,05
87,28
87,08
86,75
82,69
7,41
9,25
7,75
9,91
10,66
3,54
3,47
5,18
3,33
6,66
-6,36
3,25
3,12
Nguồn : Tính toán từ Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
100%
3,54
7,41
3,47
5,18
3,33
9,25
7,75
9,91
6,66
10,66
80%
60%
Dịch vụ
89,05
87,28
87,08
86,75
40%
82,69
Chăn nuôi
Trồng trọt
20%
0%
Năm 2008
2009
2010
2011
2012
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hình 4.7 Cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp Cần Thơ giai đoạn 2008 -2012
35
Trong giai đoạn này, cơ cấu giá trị ngành trồng trọt có xu hƣớng giảm cụ
thể giá trị ngành trồng trọt đã giảm 6,36% nhƣng về số tuyệt đối thì lại tăng,
giá trị tăng tƣơng ứng là 2.092.341 triệu đồng. Mặc dù diện tích cây trồng có
giảm qua các năm do nhiều hộ gia đình chuyển đổi đất canh tác, hay do quá
trình đô thị hóa nhƣng chất lƣợng, năng suất thì không ngừng đƣợc cải thiện
và nâng cao làm tăng giá trị sản xuất, nguyên nhân do sự tiến bộ không ngừng
của khoa học công nghệ cũng nhƣ áp dụng thành công nhiều mô hình xen
canh, đa canh hiệu quả và áp dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến ở địa
phƣơng, lại đƣợc sự quan tâm hỗ trợ từ trƣng ƣơng đến địa phƣơng giúp bà
con nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống. Cơ cấu ngành chăn nuôi
và dịch vụ mang xu hƣớng tăng, tăng cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối, chăn
nuôi năm 2012 tăng 551.705 triệu đồng so với năm 2008, với tỷ lệ 3,25%. Đây
là một dấu hiệu tích cực, đáng mừng bởi lẽ ngành chăn nuôi trong tƣơng lai có
thể sẽ còn có một bƣớc tiến quan trọng vì ngành chăn nuôi không những mang
lại hiệu quả kinh tế khá cao mà nó còn là một ngành kinh tế chiếm một vị trí
không thể thiếu trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng nhƣ trong cơ cấu các
ngành kinh tế mà không một ngành nào có thể thay thế đƣợc.
4.2.1 Nội bộ ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp,
trong đó chủ yếu là cây lƣơng thực mà cây lúa giữ vị trí số 1, kế đến là cây lâu
năm chủ yếu là cây ăn trái, sau đó là rau đậu, cuối cùng là cây công nghiệp
hàng năm và cây công nghiệp lâu năm. Tuy nhiên trong giai đoạn này cây
lƣơng thực có tốc độ tăng trƣởng rất thấp, cây ăn quả và cây lâu năm có tốc độ
tăng trƣởng khá đặc biệt trong giai đoạn này, riêng cây màu có tốc độ tăng
trƣởng bình quân cao nhất tới 25, 30%, cao gấp 4,33 lần so với cây lƣơng
thực, chủ yếu là do áp dụng nhiều biện pháp chuyển đổi canh tác. Năm 2012,
giá trị ngành trồng trọt của Cần Thơ là 8.268.459 triệu đồng, trong đó cây
lƣơng thực là 6.906.609 triệu đồng, rau đậu là 462.223 triệu đồng, cây ăn quả
là 707.558 triệu đồng (giá hiện hành).
36
Bảng 4.9: Cơ cấu giá trị nội bộ ngành trồng trọt Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị tính: %
Cơ cấu
Năm
Cây Công
Cây lƣơng
Rau đậu
thực
Ngiệp
hàng năm(*)
Cây Công
Cây ăn
quả
nghiệp
lâu năm(**)
2008
89,09
3,04
1,42
5,61
0,22
2009
85,21
4,44
1,56
7,98
0,45
2010
81,29
4,99
1,14
7,39
0,44
2011
89,33
3,42
1,54
4,99
0,30
Sơ bộ 2012
83,53
5,99
1,19
8,56
0,36
-5,56
+2,95
-0,23
+2,95
+0,14
+5,85
+25,30
+3,07
+19,57
+21,90
Tỷ lệ chuyển
dịch
Tốc độ tăng
trƣởng bình quân
Ghi chú : (*): phân theo thành phần kinh tế
(**): phân theo xã phường
Nguồn : Tính toán từ Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
a) Cây lƣơng thực: có tốc độ tăng trƣởng bình quân rất thấp (+5,85%) do
trong những năm qua diện tích trồng lúa đông xuân và hè thu đều giảm, chỉ có
diện tích gieo trồng lúa thu đông là tăng, trong khi sản lƣợng lúa tập trung ở
vụ đông xuân và hè thu. Năm 2011, theo kế hoạch của Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn (SNN&PTNT) của Cần Thơ, diện tích gieo xạ lúa đông xuân
và hè thu sẽ giảm so với năm trƣớc vì theo ngành nông nghiệp việc sản xuất
lúa trong năm sẽ gặp nhiều khó khăn do lũ về ít làm lƣợng phù sa bồi đắp cho
đồng ruộng ít; tình hình thời tiết, rầy nâu và nhiều loại sâu bệnh, dịch hại còn
nhiều diễn biến phức tạp. Vì vậy, ngành nông nghiệp của thành phố đã hƣớng
dẫn nông dân vệ sinh đồng ruộng, sử dụng các giống lúa chất lƣợng cao,
xuống giống tập trung theo lịch thời vụ và áp dụng các biện pháp canh tác tiến
bộ để hạn chế phát sinh dịch bệnh, lây lan diện rộng. Năm 2012, sản lƣợng vụ
đông xuân là 639.978 tấn, năng suất 72,92 tạ ha; sản lƣợng vụ thu đông chỉ đạt
252.984 tấn và năng suất 43,41tạ ha. Trong những năm qua, nhờ áp dụng
nhiều biện pháp canh tác tiến bộ và đƣợc sự trợ giúp của các cấp ngành về
37
máy móc, cơ cấu giống lúa và các chƣơng trình khuyến nông nên nông dân đã
tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm và thực tiễn.
Giá lúa trong giai đoạn trên có lúc gia tăng nhƣng không ổn định, bấp
bênh trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, xăng
dầu phục vụ sản xuất lúa đều tăng mạnh dẫn đến chi phí sản xuất cao nên lợi
nhuận thực tế của ngƣời trồng lúa là thấp, không có lời.
Diện tích gieo trồng toàn thành phố 6 tháng đầu năm 2013 đạt 87.985 ha
tăng 215 ha so với cùng kỳ năm trƣớc. Với mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn” vụ
đông xuân 2013 bƣớc đầu hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến thu mua chế
biến và xuất khẩu theo hình thức khép kín; chú trọng đến phẩm chất lúa gạo
đáp ứng yêu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, năng suất và sản
lƣợng lại sụt giảm so với cùng kỳ năm trƣớc, chủ yếu là do bệnh đạo ôn, sâu
cuốn lá, chuột xuất hiện cắn phá và một số ảnh hƣởng khác gây hại cho cây
lúa. Giá lúa đông xuân 2013 tƣơng đối cao ở đầu vụ và giảm dần do ảnh
hƣởng của thị trƣờng xuất khẩu; tiếp nối vụ đông xuân, vụ hè thu 2013 ngành
nông nghiệp tiếp tục mở rộng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” áp dụng ở các
quận, huyện Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Phong Điền nhằm xây
dựng vùng nguyên liệu lúa tập trung qui mô lớn, chất lƣợng cao, hƣớng đến
liên kết với các doanh nghiệp, hiện đại hóa sản xuất lúa.
b) Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm đạt 16.525 ha năm 2012
giảm 237 ha so với 2011 và giảm 376 ha so với 2010. Trong những năm qua,
tốc độ tăng trƣởng của cây lâu năm ở mức cao (+19,66%), chủ yếu là cây ăn
trái. Có thể nói cây ăn trái là cây có vị trí quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa.
Giai đoạn này, giá trị sản xuất cây ăn trái đạt 707.558 triệu đồng cao gấp 2,04
lần so với năm 2008 tức tăng 361.382 triệu đồng, cơ cấu giá trị tăng trƣởng
bình quân của cây ăn trái là 19,57% trong khi so với cây lúa giai đoạn này có
tỉ lệ chuyển dịch giảm -5,56%.
Xét về diện tích trồng cây ăn trái năm 2012 là 13.928 ha so với 2008 là
15.644 ha, giảm 1.716 ha. Trong đó, Phong Điền là huyện có diện tích gieo
trồng lớn nhất với 4.018 ha, kế đến là quận Ô Môn với 2.136 ha và thấp nhất
là quận Ninh Kiều chỉ có 122 ha (năm 2012). Trong các loại cây ăn quả thì
nhóm cây cam, chanh, quýt có diện tích gieo trồng cũng nhƣ sản lƣợng lớn
nhất, với sản lƣợng đạt 26.774 tấn năm 2012. Diện tích cây ăn trái có xu
hƣớng giảm là do quá trình đô thị hóa, chuyển diện tích vƣờn sang đất phi
nông nghiệp. Ngành nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vƣờn
38
cây ăn trái tập trung, chuyên canh chủ yếu các loại cây nhƣ: cam mật, bƣởi
năm roi, dâu Hạ Châu…đồng thời xây dựng vƣờn cây ăn trái kết hợp với du
lịch sinh thái.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích gieo trồng cây lâu năm ƣớc
khoảng 16.880 ha, so năm 2012 tăng 3,11% bằng 509 ha, tập trung chủ yếu ở
các cây nhƣ cây xoài tăng 72 ha so với cùng kỳ, cây chôm chôm tăng so với
cùng kỳ là 39 ha… nguyên nhân là do những loại cây này dễ trồng, ít tốn công
chăm sóc, thị trƣờng tiêu thụ ổn định, mang lại thu nhập đáng kể nên đã đƣợc
nhiều nhà vƣờn mở rộng diện tích trên nền cây hàng năm. Ngoài ra, các hộ
nuôi thủy sản, hộ gia đình còn tận dụng các phần bờ, vƣờn quanh nhà để trồng
cây ăn quả; thế nhƣng diện tích ở các cây cam, bƣởi,… thì lại giảm. Việc một
số diện tích trồng cây lâu năm bị thu hẹp do quy hoạch xây dựng khu dân cƣ,
công trình công cộng,…tập trung chủ yếu ở quận Ô Môn và Cái Răng.
c) Rau màu: Tổng diện tích cây rau đậu năm 2012 là 7.745 ha giảm 867
ha so với năm 2008. Mặc dù rau màu chiếm cơ cấu nhỏ trong cơ cấu nội bộ
ngành trồng trọt so với các loại cây khác nhƣng lại là loại thực phẩm rất cần
thiết chứa nhiều chất dinh dƣỡng không thể thiếu đƣợc trong bữa ăn hằng ngày
của con ngƣời cho nên phát triển các loại rau màu có ý nghĩa quan trọng trong
việc đa dạng hóa cây trồng với lại nhu cầu của ngƣời dân của thành phố cũng
cao. Năm 2008, tỉ trọng giá trị sản xuất cây màu trong cơ cấu trồng trọt là
3,04%, năm 2012 tỉ lệ này là 5,59% tăng 2,55%, bình quân tăng 0,51% năm.
Tỉ trọng cây rau màu tăng là do những năm qua Cần Thơ đã phát triển mô hình
luân canh màu trên đất lúa đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc độc
canh cây lúa. Thêm vào đó, ngành cũng chỉ đạo xây dựng và mở rộng vùng
rau an toàn tập trung chủ yếu ở quận Bình Thủy và huyện Phong Điền. Việc
áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn đã giảm chi phí,
nâng cao giá trị, chất lƣợng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,
từ đó tăng hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.
4.2.2 Nội bộ ngành chăn nuôi
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của thành phố Cần Thơ chủ yếu
nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ gắn liền với đất ở và tận dụng phụ phế phẩm trong
nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành nông nghiệp đã chú trọng
phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung theo hƣớng an toàn sinh học để tạo
ra sản phẩm an toàn và chất lƣợng, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng
chống dịch bệnh cho GSGC.
39
Bảng 4.10: Biến động lƣợng gia súc, gia cầm thành phố Cần Thơ
giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: Con
Năm
Chăn nuôi
Trâu
Bò
Heo
Gia cầm
2008
Thay đổi (%)
2012
496
374
-24,60
5.336
3.505
-34,31
113.062
125.286
+10,81
1.893.830
1.912.167
+0,97
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Trong chăn nuôi thì gia súc chiếm tỉ trọng cao nhất và đóng vai trò rất
quan trọng vì nó là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu mà chƣa có ngành nào
thay thế đƣợc. Sau đợt dịch H5N1 ở gia cầm số lƣợng và sản lƣợng gia cầm
dần hồi phục và đang xu hƣớng tăng hơn nữa trong thời gian tới. Gia súc đƣợc
nuôi chủ yếu ở Cần Thơ là heo, bò và các loại khác nhƣng số lƣợng không
đáng kể. Heo là loại gia súc đƣợc nuôi phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành vì nó
phù hợp với điều kiện chăn nuôi và tập quán sản xuất của ngƣời dân nhất là
với khu vực ĐBSCL. Giai đoạn 2008–2010, cơ cấu ngành chăn nuôi tăng nên
sản lƣợng cũng tăng, sản lƣợng thịt heo hơi xuất chuồng năm 2008 là 13.894
tấn tăng lên 18.001 tấn năm 2012. Tuy nhiên, đến 01 04 2013 thì tổng đàn heo
toàn thành phố là 114.835 con, so cùng kỳ năm 2012 giảm 13,02%. Nguyên
nhân giảm là do trong kỳ trên địa bàn thành phố Cần Thơ tuy không phát sinh
dịch bệnh, nhƣng trƣớc tình hình dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng
(LMLM) gia súc và bệnh heo tai xanh đang diễn biến phức tạp ở khu vực
ĐBSCL và cả nƣớc và giá thu mua heo hơi ở mức thấp; chính sự giảm giá heo
hơi trên thị trƣờng và tình hình dịch bệnh làm cho ngƣời chăn nuôi chƣa thật
sự an tâm đầu tƣ cho sản xuất; giá thức ăn và chi phí đầu tƣ khác cũng tăng
cao, lợi nhuận thấp và nhiều rủi ro nên nhiều hộ đã từng chăn nuôi heo, nay
chƣa mạnh dạn đầu tƣ nuôi trở lại hay chỉ nuôi dạng bỏ ống.
Bò là loại gia súc đƣợc nuôi nhiều thứ hai của Cần Thơ tập trung nhiều ở
quận Bình Thủy. Nuôi bò là hình thức chăn nuôi khá đơn giản và tiện lợi, tiêu
tốn ít chi phí và lợi ích kinh tế khá cao. Thế nhƣng chăn nuôi bò lại giảm trong
giai đoạn 2008 – 2012. Năm 2008 thành phố có 5.336 con, năm 2012 là 3.505
con đã giảm gần phân nữa (-34,31%). Tính đến 04 2013 thì đàn bò đạt 3.396
40
con, giảm 3,11% so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm là do nhiều khu vực
thành thị không có mặt bằng để chăn nuôi trâu, bò, nhiều hộ nghỉ nuôi chuyển
sang hoạt động kinh doanh khác; Bên cạnh đó, phải kể đến phƣơng thức chăn
nuôi, do không đạt hiệu quả cao phải xuất bán, hoặc thu hẹp qui mô đàn.
Trong thời gian tới Ngành sẽ tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hƣớng hiệu quả
gắn với bảo vệ môi trƣờng, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm;
Thực hiện các biện pháp bảo đảm về giống, kỹ thuật, nguồn thức ăn và các
điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, tạo điều kiện
phát triển các cơ sở chăn nuôi trang trại, gia trại và các cơ sở giết mổ tập trung
công nghiệp; Đồng thời, thực hiện tốt công tác tiêm phòng để chủ động phòng
chống bệnh LMLM…Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức và ý thức nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch; thực hiện
công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y, chẩn đoán và phát hiện sớm dịch bệnh,
khoanh vùng dập dịch không để lây lan diện rộng.... đảm bảo cho chăn nuôi phát
triển bền vững, phấn đấu đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao.
Gia cầm trên địa bàn Cần Thơ chủ yếu là các loại gà, vịt, ngan,
ngỗng,…đây là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu thứ 2 sau lƣợng thịt gia
súc. Gia cầm đƣợc nuôi chủ yếu ở hộ gia đình, các cơ sở chăn nuôi và trang
trại. Từ năm 2008 – 2012, cả số lƣợng và sản lƣợng gia cầm đều tăng hằng
năm, cụ thể tăng 18.337 con và 2.058 tấn trong giai đoạn này. Đến tháng 4
năm 2013, đàn gia cầm thành phố Cần Thơ khoảng 1.807.000 con, so với cùng
kỳ đã giảm 4,81% tức khoảng 91.000 con; Trong đó, đàn gà đạt 523.000 con
giảm 20,57% so cùng kỳ; đàn vịt đạt 1240.000 con giảm 2,58% so cùng kỳ.
Nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất là trong kỳ giá gia cầm hơi ổn định trong khi
chi phí đầu vào ngày một tăng dẫn đến không có lời không hiệu quả kinh tế,
làm giảm qui mô trong chăn nuôi. Thứ hai là do thời tiết không thuận lợi, một
số đàn gà bị bệnh chết. Đàn vịt thì không có mặt bằng để chăn dắt và điều kiện
thả nuôi nên tổng đàn cũng giảm so với cùng kỳ năm năm 2012. Đối với công
tác tiêm ngừa và phòng chống dịch bệnh, Ngành cũng có sự quan tâm rất lớn,
triển khai và thực hiện tiêm phòng cúm gia cầm thƣờng xuyên cũng nhƣ cung
cấp liều vắc xin các loại phòng bệnh cho gia cầm.
4.2.3 Nội bộ ngành thủy sản
Đồng bằng sông Cửu Long có sông ngòi chằng chịt và điều kiện thuận
lợi để phát triển mạnh ngành thủy sản so với các khu vực khác. Vì vậy, sản
xuất thủy sản đƣợc các tỉnh thành trong khu cũng nhƣ thành phố Cần Thơ xác
41
định là một trong những ngành mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp. Có thể nói thủy sản là ngành có nét nổi bật của Cần
Thơ giai đoạn 2008 – 2012, cơ cấu giá trị ngành thủy sản của thành phố trong
cơ cấu nông – lâm – ngƣ nhìn chung tăng qua các năm, riêng năm 2010 giảm
so với 2009 và năm 2012 giảm so với năm 2011 nhƣng không đáng kể. tỷ
Cơ cấu
trọng giá trị thủy sản năm 2008 là 28,66 %, năm 2012 là 30,49 % tăng 1,83 %.
32
31
30
29
28
27
26
25
24
30,23%
31,46%
30,49%
28,66%
26,96%
2008
2009
2010
2011
2012
Nguồn: Tính toán từ Niên giám thống kê Cần Thơ năm 2012
Hình 4.8 Diễn biến tỷ trọng giá trị ngành thủy sản Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012
Giai đoạn 2008 – 2012, cơ cấu thủy sản chuyển dịch theo hƣớng tăng
đánh bắt và nuôi trồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân của lĩnh vực nuôi trồng
khá là 1,60 %, khai thác chỉ 0,15 % (Tính toán từ niên giám thống kê thành
phố Cần Thơ ). Diện tích nuôi trồng giảm, năm 2012 là 11.770 ha giảm 1.100
ha so với năm 2008, tuy nhiên sản lƣợng nuôi trồng lại tăng, năm 2008 là
181.737 tấn đến năm 2012 đạt 193.634 tấn, tăng 11.897 tấn. Có thể nói thủy
sản Cần Thơ trong những năm qua có bƣớc phát triển vƣợt bậc, giá trị sản xuất
ngành thủy sản (giá hiện hành) năm 2008 là 2.798.056 triệu đồng, năm 2010 là
2.909.464 triệu đồng, tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành thủy sản giai
đoạn 2008 - 2010 là 1,97 %; Đặc biệt năm 2012 là năm có sự gia tăng vƣợt
bậc cả về giá trị sản xuất, năng suất, sản lƣợng của ngành thủy sản. Đối với 6
tháng đầu năm 2013, toàn thành phố đạt 2.660 ha diện tích nuôi trồng thủy
sản, so với cùng kỳ năm 2012 tăng 6,53%; tăng tập trung diện tích sản xuất
giống thủy sản trên ruộng lúa là 214 ha; diện tích nuôi cá trên ruộng, trên ao,
mƣơng vƣờn, diện tích nuôi tôm so với cùng kỳ đều giảm. Sản lƣợng cũng bị
giảm theo, trong 6 tháng đầu năm sản lƣợng thu hoạch đạt 70.305 tấn, so cùng
kỳ giảm 7,48%. Nguyên nhân là do ngay từ đầu năm giá cá tra đã tụt giảm
xuống mức 20.500-21.00 đồng kg trong khi giá thức ăn thủy sản lại tăng,
42
khiến ngƣời dân lỗ và nhiều hộ đã phải treo ao vì không cầm cự nổi. Ảnh
hƣởng thời tiết, môi trƣờng nƣớc diễn biến khó lƣờng, khả năng phát sinh dịch
bệnh trên thủy sản phức tạp lại thêm giá tiêu thụ sản phẩm đầu ra giảm.
Bảng 4.11: Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng thủy sản thành phố Cần Thơ theo
hình thức sản xuất giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: %
Sản lƣợng thủy sản
Tốc độ tăng trƣởng bình quân năm
Khai thác
0,15
Nuôi trồng
1,60
Nguồn : Tính toán từ niên giám thống kê Cần Thơ năm 2012.
Nói ngành thủy sản trong giai đoạn này có nét nổi bật là vì trong cơ cấu
nông- lâm- ngƣ nghiệp chỉ ngành thủy sản có tỷ lệ chuyển dịch dƣơng, tức có
sự gia tăng giá trị sản xuất trong cơ cấu. Trong giai đoạn này tốc độ tăng
trƣởng giá trị bình quân của ngành thủy sản là 11,97%, tăng cao hơn mức tăng
trƣởng của ngành nông nghiệp là 2,39%. Thấy đƣợc tiềm năng còn rộng mở ở
phía trƣớc vì vậy chính sách của thành phố đang triển khai đƣa ngành thủy sản
phát triển thành ngành chủ lực trong kinh tế nông nghiệp của địa phƣơng.
Tình hình vốn và doanh thu
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ có sự đầu tƣ vốn vào
khu vực nông nghiệp ngày càng tăng, nhiều chính sách, phƣơng pháp của nhà
nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng hƣớng về nền sản xuất các hàng hóa ngày càng
ngày chất lƣợng, an toàn và bền vững, nên trong những năm gần đây, thu hút
nhiều doanh nghiệp và số vốn đầu tƣ vào các lĩnh vực còn nhiều phát triển
này.
43
ĐVT: Triệu đồng
350000
331.271
300000
304.510
286.125
250000
242.193
200000
161.444
150000
Nông nghiệp
134.011
100000
119.011
Thuỷ sản
50000
0
Năm
3.978
2005
2009
2010
2011
Nguồn : Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hình 4.9: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp ở
Cần Thơ so với năm 2005
- Tình hình vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh
nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp – thủy sản từ năm 2009 –
2011 so với năm 2005 có sự tăng rõ rệt ở ngành thủy sản. Từ vốn đầu tƣ 3.978
triệu đồng năm 2005 mà đã tăng vọt lên 304.510 triệu đồng năm 2009, một
con số tăng chóng mặt chỉ qua 3 năm. Nguyên nhân là do với dự án phát triển
nuôi thủy sản đến năm 2020 thành ngành kinh tế mũi nhọn phục vụ xuất khẩu,
Cần Thơ đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến
trong thâm canh nuôi thủy sản, sản xuất giống sạch, thực hành công nghệ nuôi
sạch theo quy định của Bộ thủy sản; áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chế
biến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và thƣơng hiệu mặt hàng thủy sản;
chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải trong nuôi trồng với
số vốn ngày càng tăng, dù ở năm 2010 có sự sụt giảm là do thị trƣờng cũng
nhƣ giá cả biến động bất thƣờng nhƣng sau đó đã tăng trở lại. Trong nông
nghiệp, nhờ áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn, xen canh, đa canh giúp tiết
kiệm nhiều chi phí trong sản xuất nhƣ là thu hoạch lúa, chế biến. năm 2005
vốn sản xuất kinh doanh ở mức 331.271 triệu đồng giảm xuống còn 134.011
triệu đồng tiết kiệm đƣợc khoảng 197.260 triệu đồng.
Về doanh thu, vốn đầu tƣ sản xuất của ngành nông nghiệp thì giảm, thủy
sản thì tăng. Doanh thu thuần thì cũng vậy, trong lĩnh vực nông nghiệp doanh
thu thuần cũng giảm năm 2011 so với 2005 nhƣng thủy sản thì tăng.
44
ĐVT: Triệu đồng
900000
831.053
800000
700000
667.986
672.985
600000
500000
381.885
336.878
400000
Nông nghiệp
417.043
300000
100000
Thủy sản
182.195
200000
2.316
0
2005
2009
2010
2011
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hình 4.10: Doanh thu thuần về nông nghiệp – thủy sản của các doanh nghiệp
- Nếu không tính đến chi phí phát sinh mà chỉ tính đến vốn để sản xuất
kinh doanh thì ta thấy ngành nông nghiệp với doanh thu thuần năm 2005 trừ đi
vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong năm 2005 thì doanh nghiệp thu về
341.714 triệu đồng. Đến năm 2012 các doanh nghiệp thu về 381.861 triệu
đồng, tăng 40.147 triệu đồng. Ngành thủy sản, sự phát triển nhanh hơn nhiều
so với nông nghiệp thể hiện ở những con số, cụ thể năm 2005 các doanh
nghiệp thu về 238.215 triệu đồng, nâng lên mức 828.737 triệu đồng cao gấp
2,17 lần của nông nghiệp ở năm 2011.
Nhƣ vậy, đúng nhƣ định hƣớng của các cấp ngành và cơ quan địa
phƣơng với sứ mệnh là ngành mũi nhọn thì lợi ích mà ngành thủy sản mang về
là rất lớn, đóng góp vào sự tăng trƣởng của khu vực I đáng kể, xứng đáng với
những gì mà các cơ quan lãnh đạo nói chung mà trong nội bộ ngành thủy sản
nói riêng đã dành nhiều thời gian và tâm huyết.
Tóm lại, sản xuất nông nghiệp những tháng đầu năm 2013 trong điều
kiện thời tiết khá thuận lợi; diện tích sản xuất tƣơng đối đƣợc giữ vững; phòng
ngừa tốt bệnh trên GSGC không để lây lan thành dịch; chuyển dần phƣơng
thức sản xuất sang hƣớng tập trung và hiện đại hóa; hình thành sự liên kết từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và ổn định trong sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do giá cả các mặt
hàng nông sản giảm; nhờ chính sách thu mua tạm trữ lúa gạo mà tình hình tiêu
thụ lúa của ngƣời dân đƣợc cải thiện và đảm bảo ngƣời dân có lời. Từ đó tạo
tâm lý an tâm cho ngƣời sản xuất tập trung đầu tƣ và mở rộng sản xuất, vừa
45
góp phần phát triển kinh tế của địa phƣơng, vừa nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống cho ngƣời dân.
4.2.4 Thực hiện chƣơng trình nông nghiệp công nghệ cao
Ngành nông nghiệp phối hợp với các đơn vị nghiên cứu của Đại học Cần
Thơ (ĐHCT), Viện lúa ĐBSCL…thực hiện các đề tài nghiên cứu và ứng dụng
KHKT trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…nhằm mục đích hạ
giá thành, tăng hiệu quả sản xuất và chất lƣợng sản phẩm, nâng cao thu nhập
cho nông hộ.
- Công tác chuyển giao KHKT tới ngƣời dân đƣợc thực hiện hiệu quả
thông qua các hình thức: tập huấn, hội thảo, tham quan và điểm trình diễn.
Trong giai đoạn 2006-2010 đã có 4.917 cuộc tập huấn, 6.071 cuộc hội thảo,
133 cuộc tham quan và 4.038 điể trình diễn. Trong giai đoạn này, chƣơng trình
Việt GAP trên lúa cũng đƣợc triển khai: Hình thành 04 nhóm nông dân (25-30
ngƣời nhóm) sản xuất theo hƣớng an toàn, bền vững tại Cờ Đỏ, Thới Lai, Thốt
Nốt. Thông qua hoạt động nhóm, nông dân đƣợc sinh hoạt theo định kỳ và
đƣợc cán bộ kỹ thuật hƣớng dẫn cách thức ghi chép sổ theo dõi chi phí đầu tƣ
sản xuất lúa, các biện pháp kỹ thuật để quản lý dịch hại, tiết kiệm chi phí sản
xuất, tăng lợi nhuận, và giảm ô nhiễm môi trƣờng.
Triển khai thực hiện 03 Khu Nông nghiệp công nghệ cao
- Dự án Khu Nông nghiệp Công nghệ cao 1 - xã Thới Thạnh, huyện
Thới Lai, thành phố Cần Thơ; Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao 2 - xã
Thới Hƣng, huyện Cờ Đỏ và Dự án Khu nông nghiệp công nghệ cao 3 - xã
Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Triển khai thực hiện 04 dự án ưu tiên thuộc chương trình Nông
nghiệp công nghệ cao
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mời Trung tâm dịch vụ khoa học
nông nghiệp – Trƣờng ĐHCT, Viện lúa ĐBSCL phối hợp với Viện Kiến trúc
quy hoạch thành phố Cần Thơ làm tƣ vấn lập 04 dự án thuộc Chƣơng trình
NNCNC. Hiện nay, đơn vị tƣ vấn đang hoàn chỉnh đề cƣơng và dự toán chi
tiết lập dự án, bao gồm các dự án sau:
- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất các
loại rau an toàn phục vụ tiêu dùng nội địa.
- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống, nuôi trồng, sản
46
xuất sinh vật cảnh và lập khu sinh vật cảnh.
- Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất giống
cây con nông nghiệp.
- Dự án tăng cƣờng cơ giới hóa trong các khâu sản xuất của nền nông
nghiệp công nghệ cao.
Thực hiện Nghị quyết số 11 NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 về một
số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm an sinh xã hội trong năm 2011. Đến nay, dự án chuẩn bị đầu tƣ nêu trên,
tạm dừng triển khai thực hiện.
Dù đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Hội
đồng nhân dân thành phố về việc hình thành phát triển nền nông nghiệp cao,
nông nghiệp đô thị, Cần Thơ cũng là nơi tập trung nhiều trƣờng đại học, viện
nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu để hỗ trợ thành phố nghiên cứu ứng dụng
các sản phẩm công nghệ cao. Bên cạnh đó, cũng tồn tại nhiều khó khăn, tiêu
thụ các nông sản –thủy sản sản xuất theo quy trình ứng dụng công nghệ cao
trên thị trƣờng còn gặp nhiều trở ngại; Nhu cầu vốn đầu tƣ cho sản xuất nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn, nhƣng khả năng đầu tƣ của các doanh
nghiệp, nông hộ, trang trại còn nhiều khó khăn; Nguồn nhân lực phục vụ phát
triển nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều bất cập.
47
4.2.5 Đầu tƣ xây dựng cơ bản và quản lý thủy nông
Về tình hình cơ cấu vốn đầu tƣ đối với các ngành nghề trên địa bàn
thành phố nhƣ sau:
Bảng 4.12: Cơ cấu vốn đầu tƣ ở thành phố Cần Thơ 2005 – 2012
Đơn vị tính : %
Lĩnh vực
STT
1
Nông – Lâm - Thủy Sản
2
2005
2010
2011
2012
1,11
1,03
0,91
0,70
Công nghiệp chế biến, chế tạo
11,83
18,27
19,31
19,03
3
Xây dựng
15,95
16,67
17,06
16,75
4
Buôn bán; sữa chữa
6,20
13,43
12,74
13,59
5
Vận tải
20,33
2,67
3,92
4,08
6
Bất động sản
0,64
13,62
12,33
12,93
7
Tài chính, ngân hàng
2,83
-
0,01
0,05
8
Giáo dục- đào tạo
2,57
4,94
6,25
6,05
9
Y tế
2,53
1,79
1,80
1,74
10
Thể thao – giải trí
0,76
0,13
1,98
1,87
11
Lĩnh vực, hoạt động khác
35,43
27,45
23,69
23,21
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Xét về cơ cấu vốn đầu tƣ cho xây dựng thì nó chiếm một tỷ lệ khá lớn so
với rất nhiều lĩnh vực khác, tuy có gia tăng từ 2005 tới năm 2012 nhƣng chƣa
lớn. Giai đoạn 2010-2012 thì ít biến động. Đối với ngành công nghiệp chế
biến, độ biến động cũng không lớn, chỉ có năm 2005 chiếm 11,83% cơ cấu
vốn đầu tƣ tăng mạnh đến năm 2010 là 18,27% đến năm 2012 thì ít biến động;
tỷ trọng lĩnh vực giáo dục và đào tạo tuy không cao chỉ 2,57% trong cơ cấu,
nhƣng có tốc độ gia tăng tƣơng đối khá 6,05% năm 2012, gấp 2,35 lần so với
năm 2005. Riêng lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, chiếm tỷ trọng khá khiêm
tốn 1,11% năm 2005 và 0,70% năm 2012, nhìn vào ta có thể thấy có sự giảm
tỷ trọng trong cơ cấu đầu tƣ, nhƣng xét về mặt giá trị thì lĩnh vực này lại tăng.
Cụ thể năm 2005 vốn đầu tƣ là 81.745 triệu đồng tăng lên 241.302 triệu đồng,
tăng 159.557 triệu đồng tức 195,19% so với năm 2005. Tuy chiếm tỷ trọng
vốn đầu tƣ chƣa cao, nhƣng nó lại có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
ngƣời dân.
48
- Ngành tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ
bản theo kế hoạch đƣợc giao; Năm 2012 đƣợc giao kế hoạch vốn 49.092 triệu
đồng; thực hiện đến 29 06/2012 đạt giá trị khối lƣợng 31.581 triệu đồng ; đã
giải ngân đƣợc 3.024 triệu đồng, trong đó:
Bảng 4.13: Tổng số vốn của công trình xây dựng cơ bản một số danh mục
trong sáu tháng đầu năm 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Hạng mục
Số công trình
Vốn kế hoạch
Vốn thực hiện
Thủy lợi
9
28.295
31.525
Thủy sản
1
10.000
56
Nƣớc sạch & Vệ
sinh môi trƣờng
23
2.797
-
Tổng
33
41.092
31.581
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện sản xuất nông nghiệp của Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn Cần Thơ sáu tháng đầu năm 2012
+ Thủy lợi: có 07 danh mục công trình trả nợ đã quyết toán; 02 công
trình chuyển tiếp từ năm trƣớc qua. Kế hoạch vốn đƣợc giao 28.295 triệu
đồng; khối lƣợng thực hiện 29/06/2012 đƣợc 31.525 triệu đồng đạt 111,41%
kế hoạch (KH); đã giải ngân đƣợc 2.968 28.295 triệu đồng.
+ Thủy sản: Công trình Trung tâm giống thủy sản cấp 1; Kế họach vốn
đƣợc giao 10.000 triệu đồng; khối lƣợng thực hiện 56 triệu đồng; đã cấp phát 56
triệu đồng.
+ Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn: có 22 công trình đã quyết
toán; 01 công trình khởi công mới. KH vốn đƣợc giao 2.797 triệu đồng.
- Công tác thủy lợi mùa khô
Đã triển khai công tác thủy lợi mùa khô năm 2012, gồm nạo vét kênh nội
đồng, củng cố, nâng cấp bờ bao, đắp đập thời vụ, phục vụ sản xuất nông
nghiệp và tiêu thoát lũ, đảm bảo thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây
trồng vật nuôi. Đến nay, các địa phƣơng đã thực hiện đào đắp với khối
lƣợng: 285.946 m3, đạt 76,26% kế hoạch; Tổng kinh phí thực hiện: 4.327 triệu
đồng, trong đó nhân dân đóng góp: 4.092 triệu đồng.
49
Thủy lợi nội đồng và xây dựng vùng thủy lợi khép kín đến nay đạt trên
96.579 ha, đáp ứng hơn 100% diện tích đất canh tác lúa.
4.2.6 Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.
Về công tác chỉ đạo điều hành quản lý
- Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố kết hợp với các Sở, ban ngành
kiểm tra công tác xây dựng nông thôn mới tại 02 xã điểm là Trung An, Đông
Thắng (huyện Cờ Đỏ) và Mỹ Khánh, Giai Xuân (huyện Phong Điền) nhằm
tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông
thôn mới của xã Mỹ Khánh.
- Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thành phố ban hành hƣớng dẫn quy
trình công nhận xã nông thôn mới, kế hoạch triển khai chƣơng trình xây dựng nông
thôn mới năm 2012 và hƣớng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo nông thôn mới cấp xã.
- Thƣờng xuyên củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo huyện; tập trung kiểm
tra, đôn đốc tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới ở 02 xã điểm của thành phố.
- Lập kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn góp phần
thực hiện Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Về công tác tuyên truyền
- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Cần
Thơ cung cấp thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo tập huấn và dự trù kinh phí phục vụ Chƣơng
trình tập huấn, đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới năm 2012.
- Xây dựng Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” thực
hiện “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.
- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ TU ngày 25 tháng 4 năm
2012 của Thành ủy Cần Thơ về đẩy mạnh thực hiện chƣơng trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
Về công tác quy hoạch và xây dựng đề án nông thôn mới
- Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra quy hoạch xây dựng xã nông thôn
mới tại huyện Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai.
- Đến nay đã có 36 36 xã thuộc 04 huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ
50
hoàn thành công tác quy hoạch đồ án xây dựng nông thôn mới và đƣợc phê duyệt,
các xã đang tiến hành công bố quy hoạch ra dân và thực hiện quy hoạch chi tiết.
- Công tác xây dựng đề án nông thôn mới cấp thành phố đã trình Ủy ban
nhân dân thành phố phê duyệt; cấp xã: 36 36 xã đã hoàn thành công tác xây
dựng đề án; cấp huyện: 04 huyện đã cơ bản hoàn thành công tác dự thảo xây
dựng đề án nông thôn mới và đang lấy ý kiến góp ý hoàn chỉnh đề án.
- Đề xuất 04 đề tài, dự án thuộc Chƣơng trình khoa học và công nghệ
phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015.
Về công tác triển khai thực hiện tiêu chí nông thôn mới
Thực hiện Quyết định số 3589 QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2010
của UBND thành phố về việc ban hành Bộ tiêu chí thành phố Cần Thơ về
nông thôn mới; kết quả thực hiện 36 xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
thành phố Cần Thơ nhƣ sau:
- Xã đạt từ 18-19 tiêu chí: gồm 02 xã: Mỹ Khánh (huyện Phong Điền),
Trung An (huyện Cờ Đỏ).
- Xã đạt từ 10-17 tiêu chí: gồm 06 xã: Trƣờng Long, Nhơn Nghĩa, Giai Xuân,
Tân Thới (huyện Phong Điền) và Thạnh An, Thạnh Mỹ (huyện Vĩnh Thạnh).
- Xã đạt dƣới 10 tiêu chí: gồm 28 xã còn lại.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thảo “Trao đổi về đặc thù của thành
phố Cần Thơ trong xây dựng nông thôn mới và hội nghị sơ kết 01 năm triển
khai xây dựng nông thôn mới của 02 xã điểm của thành phố”.
- Phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện đăng ký với Văn
phòng điều phối Trung ƣơng về xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin của
Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 –
2020.
Về công tác xây dựng nông thôn mới 02 xã điểm
Trong 6 tháng đầu năm 2012, xã Mỹ Khánh- huyện Phong Điền đạt 18 20
tiêu chí, 02 tiêu chí chƣa đạt là tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí chợ
nông thôn. Xã Trung An -huyện Cờ Đỏ đạt 19 20 tiêu chí, 01 tiêu chí chƣa đạt
là tiêu chí số 5 (trƣờng học). Hai xã điểm của thành phố đang tiến hành thực
hiện các tiêu chí chƣa đạt, phấn đấu đến cuối năm 2012 hoàn thành và đƣợc
công nhận xã nông thôn mới.
51
Về kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện chƣơng trình nông thôn mới năm 2012 ở TP Cần
Thơ trên 187.000 triệu đồng, trong đó nguồn vốn Trung ƣơng là 1.491 triệu
đồng, từ ngân sách địa phƣơng 157.132 triệu đồng, số còn lại đƣợc huy động
từ doanh nghiệp và nhân dân. Trong đó, tổng kinh phí 06 tháng đầu năm 2012
là 131.285 triệu đồng, với vốn ngân sách nhà nƣớc 115.664 triệu đồng (chủ
yếu đầu tƣ các công trình nhƣ trƣờng học, trạm y tế, hỗ trợ làm đƣờng giao
thông nông thôn và nạo vét kênh thủy lợi); vốn huy động trong dân là 14.438
triệu đồng (chủ yếu là phục vụ giao thông nông thôn, thủy lợi, nhà thông tin
ấp, nhà ở dân cƣ) và vốn huy động từ doanh nghiệp đƣợc 1.183 triệu đồng.
Trong 06 tháng đầu năm 2012, tiếp tục thực hiện triển khai Chƣơng trình
xây dựng nông thôn mới đã tạo đƣợc những bƣớc chuyển biến tích cực, thay
đổi dần bộ mặt nông thôn, trong đó: xã Trung An (huyện Cờ Đỏ) đã tăng thêm
01 tiêu chí, nâng số tiêu chí đạt là 19 20, tạo điều kiện để phấn đấu đạt 20 tiêu
chí nông thôn mới trong năm 2020. Nhìn chung, một số tiêu chí trọng tâm ở
khu vực nông thôn đã đƣợc cải thiện rõ rệt.
Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Thành ủy, UBND thành phố. Bộ
máy quản lý và điều hành chƣơng trình xây dựng nông thôn mới các cấp luôn
đƣợc củng cố và hoàn thiện. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt
các giải pháp để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Thực hiện các chƣơng
trình lồng ghép nhƣ: phối hợp triển khai thực hiện đào tạo nghề nông thôn,
khuyến nông - khuyến ngƣ, công tác thủy lợi, chƣơng trình nƣớc sạch và vệ
sinh môi trƣờng nông thôn, xây dựng trƣờng học, trạm y tế, đƣờng giao thông
nông thôn....nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo
thành phố ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn thực hiện xây dựng nông thôn
mới, cùng các mẫu đề cƣơng báo cáo, rà soát thực hiện xây dựng nông thôn
mới.
Bên cạnh đó, cũng tồn tại một số khó khăn cần giải quyết: việc huy động
các nguồn lực đầu tƣ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ xây dựng nông thôn mới
còn hạn chế. Các tiêu chí giảm hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân,
xóa nhà tạm phải làm từng bƣớc và lâu dài.
52
4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
4.3.1 Thuận lợi và những mặt làm đƣợc
Phƣơng thức chuyển giao khoa học công nghệ đến nông dân đƣợc áp
dụng phổ biến là tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn
thành phố để nhân rộng những mô hình này. Đồng thời, xây dựng mô hình
trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ để phổ biến cho ngƣời dân
học hỏi, làm theo. Đây cũng là con đƣờng ngắn nhất đƣa kết quả nghiên cứu
từ các cơ sở nghiên cứu đến đồng ruộng.
Ở lĩnh vực trồng trọt, triển khai mô hình nhân giống lúa chất lƣợng
cao đƣợc thực hiện liên tục qua các năm, góp phần cung cấp giống lúa chất
lƣợng cao cho sản xuất đại trà. Mô hình luân canh lúa- màu hoặc lúa- màuthủy sản ngày càng phổ biến, giúp nông dân thay đổi tập quán độc canh cây
lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Ngành tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình trợ giá giống cây con, xây dựng
hệ thống giống 3 cấp; thực hiện tốt các chƣơng trình khuyến nông, khuyến
ngƣ, hƣớng dẫn nông dân ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất;
xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả nhƣ: cánh đồng mẫu lớn áp dụng
“3 giảm, 3 tăng”, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, VietGAP… và tiếp tục
nhân rộng trong thời gian tới.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, khoa học công nghệ đƣợc ứng dụng để tạo
nguồn giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lƣợng tốt; áp dụng công
nghệ lên men sinh học để ủ chua thức ăn, tăng giá trị dinh dƣỡng; phòng trừ
dịch bệnh GSGC…. Chƣơng trình Sind hóa đàn bò cũng cho nhiều kết quả
tức cực, trọng lƣợng của bò thịt lai Sind tăng cao, dẫn đến lợi nhuận cao.
Có sự nỗ lực cố gắng của ngành Nông nghiệp trong công tác chỉ đạo
kiểm soát và khống chế dịch bệnh trên GSGC, nên tổng đàn đã có xu hƣớng
phục hồi. Phối hợp với các địa phƣơng thực hiện tốt công tác giám sát dịch tễ
đối với bệnh cúm gia cầm và LMLM trên heo, áp dụng các biện pháp phòng
chống dịch… đã khống chế đƣợc tình hình phát sinh dịch bệnh.
Về thủy sản, ngành thủy sản của thành phố cũng đạt đƣợc nhiều thành
tựu vƣợt bậc. Trong các mô hình nuôi thủy sản tại Cần Thơ, mô hình nuôi tôm
càng xanh phát triển khá mạnh. Để đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng cao
53
trong khi nguồn tôm giống tự nhiên ngày càng khan hiếm, Trung tâm Giống
Nông nghiệp Cần Thơ đã tổ chức chuyển giao qui trình sản xuất giống tôm
càng xanh cho nhiều hộ nông dân sản xuất giống tôm càng xanh.
Ngành thủy sản còn nhận đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành từ
Trung ƣơng đến địa phƣơng. Dù chƣa hoàn toàn hoàn chỉnh về chính sách,
nhƣng Chính phủ và các cơ quan chức năng luôn dành các ƣu tiên về vốn, hỗ
trợ cho ngành thủy sản, thƣờng xuyên ngồi lại cùng doanh nghiệp để tháo gỡ
khó khăn.
Ngoài ra, còn có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ƣơng giúp thành phố khắc
phục hậu quả lũ lụt, đẩy mạnh công tác thủy lợi phát triển đúng hƣớng, phục
vụ kịp thời và tích cực cho việc mở rộng diện tích lúa thu đông, chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ các nhu cầu về dân sinh, kinh tế khác.
Việc đầu tƣ xây dựng công trình cấp nƣớc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng
của ngƣời dân, do đó đƣợc chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân tham gia
hƣởng ứng, tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án cấp
nƣớc nông thôn.
4.3.2 Khó khăn và hạn chế
- Sự hỗ trợ của Trung ƣơng đối với chƣơng trình phát triển NNCNC còn
hạn chế, chƣa thúc đẩy việc phổ biến và áp dụng phƣơng thức canh tác tiến bộ
trên diện rộng trong khi cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng gay gắt.
- Qui mô sản xuất nông hộ nhỏ lẻ, chƣa đáp ứng yêu cầu của nền sản
xuất hàng hóa lớn, ảnh hƣởng đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, chất lƣợng mặt nƣớc ngày càng bị ô nhiễm, làm hạn chế phát
huy thế mạnh về nuôi trồng thủy sản.
- Tầm nhìn của nông dân còn hạn hẹp, còn trông chờ vào sự hỗ trợ kinh
phí của Nhà nƣớc. Lực lƣợng cán bộ khuyến nông tại các xã còn mỏng, trình
độ chƣa cao nhƣng đảm nhiệm quá nhiều việc. Việc bao tiêu sản phẩm cũng
còn hạn chế khiến nông dân khó tìm đầu ra khi sản xuất nông sản với khối
lƣợng lớn.
- Thời tiết có lúc diễn biến phức tạp, gây bất lợi cho sản xuất nhƣ: nƣớc
lũ rút chậm kết hợp với mƣa cuối mùa làm ảnh hƣởng đến tiến độ xuống
giống, sự sinh trƣởng và phát triển của cây lúa. Một vài vùng trũng bị chết
giống phải cấy dặm lại, chủ động bơm tát làm tăng chí phí sản xuất. Mƣa trái
vụ gây hiện tƣợng lúa đổ ngã, giá nhân công thu hoạch tăng kết hợp với giá
54
lúa giảm vào đầu vụ ảnh hƣởng đến thu nhập của nông dân.
- Dịch bệnh thƣờng xuyên đe dọa, sâu bệnh xuất hiện trên cây lúa ngày
càng phức tạp và khó khăn, ngƣời nông dân thì trông chờ vào các trung tâm tƣ
vấn và hỗ trợ, chƣa thể hoàn toàn chủ động đối phó. Đối với chăn nuôi, tình
hình bệnh trên GSGC có thể xuất hiện và thành dịch nếu chúng ta lơ là, chế
biến và sản xuất không đúng yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn về vệ sinh thực
phẩm. Đối với ngành thủy sản thì cũng khá phức tạp, đặc biệt là tôm. Về tình
hình bệnh đối với tôm và hầu hết các hộ nông dân, cả một số doanh nghiệp
nuôi tôm hầu nhƣ không đƣợc đào tạo một cách hệ thống các kiến thức, công
nghệ nuôi trồng từ các cơ quan chức năng nên không có khả năng phòng ngừa
và xử lý bệnh dịch. Sản phẩm đầu ra cũng là điều đáng quan tâm, lo ngại khi
thị trƣờng ngày càng cạnh tranh quyết liệt.
- Đổi mới và phát triển kinh tế tập thể còn chậm; còn tồn tại một số hợp
tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ yếu kém; chƣa tự chủ trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ hợp tác xã còn hạn chế. Nhận thức của
ngƣời dân về kinh tế hợp tác còn nhiều hạn chế nên việc vận động thành lập
các tổ hợp tác chƣa đạt yêu cầu đề ra.
- Trong tƣơng lai, nguồn lực cho tăng trƣởng nông nghiệp sẽ không còn
đƣợc dồi dào, nông nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các ngành công nghiệp và
dịch vụ khác. Chi phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu làm giảm khả năng
cạnh tranh của ngành nông nghiệp.
- Trong triển khai thực hiện Chƣơng trình xây dựng và phát triển
NNCNC thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 còn
gặp nhiều khó khăn về vốn, công tác lập đề cƣơng, dự toán chi tiết của các dự
án chậm so với yêu cầu tiến độ.
Bảng 4.14: Tình hình thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế thành phố Cần
Thơ năm 2011 - 2012
Đơn vị tính: %
Kế hoạch
Thực hiện
Năm 2011
16,00
14,64
Năm 2012
15,50
11,55
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2011, 2012.
55
Qua bảng báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết trên, cho thấy qua 2
năm 2011 và năm 2012 thì tình hình tăng trƣởng kinh tế chƣa hoàn thành kế
hoạch đề ra. Tình hình tăng trƣởng kinh tế của thành phố Cần Thơ năm 2012
so với năm 2011 đã giảm tới 21,11%, trong khi kế hoạch đề ra là tăng 5,87%.
Sự chênh lệch giữa kế hoạch đề ra với kết quả thực tế đã thực hiện còn khá
lớn, do đó tình hình tăng trƣởng kinh tế chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn.
Tăng trƣởng kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình phát triển
của một tỉnh, vùng, lãnh thổ, vì vậy nếu mức tăng trƣởng kinh tế không đƣợc
cải thiện và sớm phục hồi tăng trƣởng thì sẽ ảnh hƣởng đến cả quy mô nền
kinh tế của vùng và lãnh thổ. Đối với thành phố thuộc đô thị loại I, là địa
phƣơng có tầm quan trọng cả một vùng ĐBSCL, các lãnh đạo nên có những
chính sách, biện pháp hữu hiệu hơn nữa để khắc phục tình hình trên để kích
thích ngƣời tiêu dùng, gia tăng giá trị sản xuất nhằm thúc đẩy cung cầu, nâng
cao mức sống cho nhân dân, cần đổi mới các biện pháp không hiệu quả đã đề
ra, cố gắng hoàn thành và vƣợt mức các kế hoạch, chỉ tiêu đề ra.
Bảng 4.15: Giá trị sản xuất của các ngành trong cơ cấu thành phần kinh tế
thành phố Cần Thơ năm 2011 - 2012
Đơn vị tính: %
Năm 2011
Kế hoạch
Nông nghiệp –
Năm 2012
Thực hiện
Tăng 4,00 – 4,50
Kế hoạch
Thực hiện
Tăng 0,40 – 0,80
6,02
Tăng 19,50 – 20,00
15,70 Tăng 17,40 – 17,90
10,16
Tăng 17,50 – 8,00
15,76 Tăng 16,90 – 17,40
15,22
4,68
thủy sản
Công nghiệp –
xây dựng
Dịch vụ
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2011, 2012
Năm 2011 giá trị sản xuất: Nông nghiệp - thủy sản tăng 4,68% (kế
hoạch đề ra là nông nghiệp- thủy sản tăng 4-4,5%), chỉ tiêu này đã hoàn thành
kế hoạch đề ra; thế nhƣng công nghiệp - xây dựng tăng 15,7% ( kế hoạch tăng
19,5-20%), dịch vụ tăng 15,76% (kế hoạch tăng 17,5-18%) 2 lĩnh vực trọng
tâm của nền kinh tế lại sụt giảm. Năm 2012 giá trị sản xuất vẫn tiếp diễn theo
56
đà của năm 2011, Nông nghiệp - thủy sản lại gia tăng, công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ tiếp tục suy giảm. Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản năm
2012 so với năm 2011 tăng 28,63%, công nghiệp – xây dựng giảm một cách
nhanh chóng đến 35,29%, và dịch vụ chỉ giảm 3,43%. Các ngành kinh tế trên
có quan hệ cộng hƣởng và gắn bó lớn với nhau, sự suy giảm của một ngành
này sẽ ảnh hƣởng mạnh tới ngành kia, nền kinh tế không thể cho là phát triển
khi tổng mức giảm cao hơn mức tăng, tuy giá trị sản xuất của ngành nông
nghiệp – thủy sản tăng thế nhƣng nhìn chung tổng mức giá trị sản xuất toàn
ngành của thành phố là giảm. Giá trị sản xuất là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tất
cả kết quả hoạt động sản xuất doanh, đồng nghĩa với việc giá trị sản xuất giảm
là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giảm, chƣa đạt hiệu quả. Suy cho
cùng thì qua kết quả tổng hợp và phân tích trên cho thấy trong 2 năm gần đây
thì tình hình kinh tế Cần Thơ vẫn tồn tại nhiều khó khăn làm suy giảm sự phát
triển kinh tế, ảnh hƣởng và làm chậm quá trình chuyển dịch kinh tế theo
hƣớng hiện đại và phát triển.
57
CHƢƠNG 5
NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI
5.1 MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI
5.1.1 Mục tiêu chung về phát triển kinh tế nông nghiệp
Thành phố Cần Thơ sẽ tập trung đầu tƣ vào 3 chƣơng trình:
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao;
Nâng cao trình độ thâm canh cây trồng, vật nuôi cho nông dân;
Đƣa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn nhằm phát triển nền nông
nghiệp chất lƣợng cao, xứng tầm trung tâm khoa học kỹ thuật nông nghiệp của
vùng ĐBSCL.
- Xây dựng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với chủ
trƣơng, chiến lƣợc phát triển nông nghiệp của ngành, của địa phƣơng hƣớng
đến nền sản xuất nông nghiệp sạch, đạt tăng trƣởng cao, tạo nguồn hàng hóa
nông sản chất lƣợng cao, ổn định phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất
khẩu.
- Đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan nhƣ Trƣờng ĐHCT, Viện lúa
ĐBSCL và nhiều viện nghiên cứu khoa học khác, để nâng cao trình độ thâm
canh cây trồng, vật nuôi cho nông dân bằng cách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
nông nghiệp vào sản xuất với nhiều mô hình: chuyên canh và đa canh tôm, cá,
vƣờn đặc sản; ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn, tạo giống nông
nghiệp, sản xuất rau an toàn, cơ giới hóa sau thu hoạch; đƣa 65% diện tích đất
trồng lúa, 50% diện tích cây ăn quả, 50% diện tích mặt nƣớc nuôi thủy sản đạt
tiêu chuẩn an toàn.
- Đầu tƣ hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, hệ thống bờ kè dọc theo các sông
nhằm phòng chống xoáy mòn, sạt lở và tạo cảnh quan; đầu tƣ, phát triển đồng
bộ kết cấu hạ tầng nông thôn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nông nghiệp,
nông thôn.
58
- Triển khai xây dựng khu sản xuất giống cá tra tập trung quy mô lớn.
Trong đó, Nhà nƣớc đầu tƣ cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất theo
đúng tiêu chuẩn của ngành thủy sản để cung cấp nguồn giống chất lƣợng phục
vụ nuôi thủy sản ở Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL.
- Một số chỉ tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ủy ban nhân dân
thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2015:
Bảng 5.1: Sản lƣợng nông-lâm nghiệp và thủy sản Cần Thơ năm 2012 – 2015
Đơn vị tính: nghìn tấn
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Chỉ tiêu
Năm 2012
Lúa
Bắp
Đậu tƣơng
Mè
Rau các loại
Đậu các loại
Trái cây
Thịt hơi các loại
Sản lƣợng thủy hải sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản
1.240,0
6,5
0,875
6,6
104,8
1,2
98,1
26,6
180,0
14,8
Năm 2015
1.200,0
7,0
5,0
6,0
130,0
2,0
150,0
36,0
210,0
16,0
Nguồn : Kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn
thành phố Cần Thơ 2011-2015
- Tốc độ tăng trƣởng bình quân khu vực nông lâm thủy sản 2,5-3%.
- Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh 1994)
bình quân 2,5 – 3% (trong đó nông nghiệp tăng 1%, thủy sản tăng 4 – 4,5%).
- Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 1994): tăng bình quân
4,5 đến 5% năm (trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 1,5%;
giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân (6,5 – 7%).
5.1.2 Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian
tới
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng thâm canh và đa
dạng hóa cây trồng, vật nuôi; phát triển tổng hợp kinh tế vƣờn kết hợp với
nuôi trồng thủy sản và các loại hình du lịch sinh thái, tạo cảnh quan xanh, sạch
cho khu vực ngoại thành. Xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ - kỹ thuật
cao. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nhất
là dịch vụ cung cấp cây giống, hoa kiểng cho nhu cầu đô thị và du lịch.
59
- Phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và triển khai theo
hai hƣớng:
+ Thứ nhất là nền nông nghiệp đô thị áp dụng cho vùng ven với tốc độ đô
thị hóa cao, đất nông nghiệp giảm mạnh trong khi lao động nông nghiệp vẫn
còn nhiều.
+ Thứ hai là xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa kỹ thuật cao với việc
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo ra sản phẩm chất lƣợng gắn liền với
phong trào xây dựng nông thôn mới.
- Đối với ngành trồng trọt, sản xuất các giống lúa, cây ăn trái, rau sạch
bằng việc ứng dụng một cách hợp lý, thiết thực các mô hình công nghệ cao
nhằm tạo ra những sản phẩm độc đáo và sáng tạo mang tính đột phá mới.
- Trong chăn nuôi, bằng mô hình nuôi công nghiệp và an toàn sinh học
cải tiến mô hình VAC nuôi heo siêu nạt, vịt siêu thịt và trứng, công nghệ xử lý
chất thải nhằm hạn chế mức thấp nhất gây ô nhiễm môi trƣờng, kiểm soát dịch
bệnh.
- Thủy sản, cũng bằng mô hình công nghệ cao và an toàn sinh học tiếp
tục triển khai nhiều mô hình nuôi trồng và sản xuất giống, đối với một số
chủng loại cá nƣớc ngọt: Cá tra, tôm càng xanh, thát lát, rô phi, cá trê… và
một số thủy sản khác.
- Đồng thời thành phố Cần Thơ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các
viện, trƣờng và các địa phƣơng để việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ thực hiện theo hƣớng bài bản và hiệu quả, và đào tạo đƣợc nguồn nhân
lực có thể ứng dụng công nghệ mới - hiện đại vào phát triển nông nghiệp.
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHẰM KHẮC PHỤC KHÓ
KHĂN VÀ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2015
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một quá trình nhằm đạt mục
tiêu tăng trƣởng kinh tế bền vững và phát triển, góp phần vào sự tăng trƣởng
và phát triển chung của nền kinh tế. Theo đó, hƣớng về thị trƣờng xuất khẩu
đƣợc coi là mũi đột phá để đẩy mạnh trình độ sản xuất hàng hóa và chuyển
dịch nhanh cơ cấu kinh tế. Vì thế, các cơ quan và lãnh đạo của thành phố đã đề
ra những mục tiêu và phƣơng hƣớng cho những yêu cầu trên nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cũng nhƣ gia tăng thu nhập cải thiện đời sống
cho ngƣời dân.
60
Từ những căn cứ trên, một số giải pháp khắc phục khó khăn và thúc đẩy
quá trình tăng trƣởng kinh tế nông nghiệp của thành phố trong thời gian tới
đƣợc đề ra nhằm phục vụ và giải quyết những yêu cầu trên.
5.2.1 Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm
5.2.1.1 Về trồng trọt
Hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đầu tƣ nâng cao năng lực
quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực trồng trọt từ thành phố đến các quận, huyện, xã
phƣờng. Mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng các kiến thức và kỹ năng thực hành
kiểm tra các hoạt động NNCNC cho cán bộ kỹ thuật, cộng tác viên cơ sở phụ
trách lĩnh vực trồng trọt.
- Tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu và áp dụng
NNCNC tại các địa phƣơng. Nâng cao nhận thức nông dân thông qua phƣơng
pháp vừa học vừa khám phá, từ đó giúp nông dân giảm phụ thuộc vào thuốc
bảo vệ thực vật, có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,
hình thành nhóm nông dân liên kết sản xuất lúa, rau màu, cây ăn trái theo
hƣớng GAP an toàn và bền vững.
- Qui hoạch mở rộng, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa an
toàn, liên kết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao đối với vùng trồng
lúa, rau, cây ăn trái….có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ của cơ quan chuyên
môn.
- Hình thành tổ, nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất lúa, rau màu, cây
ăn trái…an toàn theo hƣớng GAP tại những vùng trọng điểm trên địa bàn
thành phố, tạo điều kiện áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ
công nghệ sinh thái, ứng dụng chế phẩm sinh học, sản xuất hữu cơ.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập
trung đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù
hợp VietGAP. Đồng thời chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất
theo tiêu chuẩn VietGAP về sản lƣợng rau, quả tại các vùng sản xuất an toàn
tập trung.
- Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
trên cây lúa ra sản xuất đại trà; xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm và dịch vụ
61
nông nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các công đoạn sau thu hoạch
để nâng cao chất lƣợng và giá trị nông sản.
- Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, đặc
biệt chú trọng đổi mới giống cây trồng vật nuôi, nhằm nâng cao chất lƣợng,
giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
- Tập trung đầu tƣ chiều sâu thâm canh tăng năng suất và chất lƣợng lúa,
rau màu và cây ăn trái, để góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, bảo
đảm tiêu dùng cho ngƣời dân và tăng thêm khối lƣợng hàng hóa xuất khẩu;
nghiên cứu và khuyến cáo những mô hình sản xuất có hiệu quả để ngƣời dân
áp dụng.
+ Đối với cây lúa: Cần chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, kỹ
thuật canh tác, thực hiện tốt công tác điều tra, dự báo phát hiện, có biện pháp
phòng trừ kịp thời…để phòng tránh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhằm
nâng cao năng suất, sản lƣợng; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để tăng diện
tích vụ Thu Đông nhằm tăng thêm sản lƣợng lúa gạo, góp phần đảm bảo an
ninh lƣơng thực quốc gia và nâng cao sản lƣợng gạo xuất khẩu; hỗ trợ kịp thời
nông dân nạo vét kênh mƣơng, xây dựng gia cố bờ bao, trạm bơm, giống lúa
mới… phục vụ các vụ sản xuất lúa trong năm. Tăng cƣờng công tác kiểm tra,
dự báo dự tính sâu bệnh, kịp thời dập tắt dịch bệnh nhất là rầy nâu, bệnh vàng
lùn, lùn xoắn lá.
+ Đối với rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Chuyển dịch cơ cấu
cây màu theo hƣớng gia tăng diện tích, năng suất, sản lƣợng và sắp xếp lại
mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện biến đổi thời tiết, khí hậu hiện
nay.
+ Đối với cây ăn trái: Tập trung phát triển những loại cây ăn quả có giá
trị kinh tế cao và mang tính đặc trƣng của vùng nhƣ cam mật, bƣởi năm roi,
dâu Hạ châu, xoài cát Hòa Lộc… đồng thời xây dựng mô hình kết hợp vƣờn
cây ăn trái với du lịch sinh thái.
5.2.1.2 Về chăn nuôi
- Nâng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Nâng cao chất lƣợng con giống nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn
nuôi, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngƣời dân.
62
- Chuyển giao tiến bộ KHKT đến ngƣời chăn nuôi giúp nâng cao trình độ
chăn nuôi, xây dựng các mô hình chăn nuôi kết hợp gắn với ý thức kiểm soát ô
nhiễm môi trƣờng, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm về giống, kỹ thuật, nguồn thức ăn và
các điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn GSGC, tạo điều
kiện phát triển các cơ sở chăn nuôi trang trại, gia trại và các cơ sở giết mổ tập
trung công nghiệp.
- Thực hiện tốt công tác tiêm phòng để chủ động phòng chống dịch cúm
gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn… Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nhằm nâng
cao nhận thức và ý thức nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch
bệnh; thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y, chẩn đoán và phát hiện
sớm dịch bệnh, khoanh vùng dập dịch không để lây lan diện rộng đảm bảo cho
chăn nuôi phát triển bền vững.
5.2.1.3 Về thủy sản
- Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử đánh giá tính đa dạng quần thể,
đa dạng di truyền của các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế: tôm càng xanh,
cá tra, cá đồng, cá cảnh làm cơ sở cho chọn lọc và bảo tồn gen.
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp sinh học và cơ học trong việc xử lý
nƣớc thải môi trƣờng ao nuôi.
- Ứng dụng các phƣơng pháp lai tạo chọn giống nhƣ đa bội thể, lai chéo,
lai gần, lai xa tạo con giống chất lƣợng đạt tiêu chuẩn phục vụ sản xuất.
Chỉ đạo hợp tác sản xuất, liên kết sản xuất, sản xuất theo quy hoạch, có
kế hoạch, áp dụng các quy trình, quy phạm tiên tiến, các tiến bộ KHKT vào
sản xuất để hƣớng tới nền sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trƣờng, đảm
bảo hiệu quả sản xuất và tiến tới ổn định sản xuất và tiêu thụ theo hƣớng phát
triển bền vững... Triển khai thực hiện Chƣơng trình phát triển nguồn lợi thủy
sản đến năm 2020 theo Quyết định số 188 QĐ – TTg ngày 13 tháng 02 năm
2012 của Thủ tƣớng Chính phủ.
5.2.2. Phát triển nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu
Trong bối cảnh chịu nhiều nhiều tác động bất lợi của tình trạng biến đổi
khí hậu và nƣớc biển dâng, ngành nông nghiệp Cần Thơ đã và đang phải đối
diện với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng nền NNCNC,
63
phát triển theo hƣớng bền vững. Vì vậy, thành phố Cần Thơ cần quan tâm và
thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản và thiết thực.
- Một là, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp theo
hƣớng nông nghiệp đô thị, công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp kết hợp với
phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, bảo vệ môi trƣờng
- Hai là, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ nông thôn, thực hiện
có hiệu quả, bền vững công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ giác
ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, phát huy vai trò tổ chức Hội
nông dân và phong trào nông dân tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển
nền nông nghiệp xanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới.
- Ba là, nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do dịch bệnh,
thiên tai, bão lũ; chủ động triển khai một bƣớc các biện pháp thích ứng và đối
phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Tích cực ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình
trạng ô nhiễm môi trƣờng trong sản xuất và đời sống nông thôn.
- Bốn là, trong quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình NNCNC của
thành phố, ngành nông nghiệp cần quan tâm xây dựng một nền sản xuất nông
nghiệp linh hoạt, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững, có thể:
+ Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng sản xuất
hàng nông sản chất lƣợng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững.
+ Gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp với phong
trào kinh tế tập thể để xây dựng vùng sản xuất tập trung
+ Tiếp tục xây dựng mạng lƣới thú y cơ sở vững mạnh, đủ khả năng triển
khai các công tác chuyên ngành thú y, nhất là công tác phòng chống dịch bệnh
GSGC, phát triển chăn nuôi theo hƣớng hiệu quả, an toàn dịch bệnh và an toàn
vệ sinh thực phẩm
+ Xây dựng các chƣơng trình, dự án cụ thể hóa quy hoạch thủy sản; tăng
cƣờng thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhóm nông dân, theo từng địa bàn, tạo
điều kiện quản lý tài nguyên nƣớc, môi trƣờng trong vùng nuôi thủy sản theo
các quy định của pháp luật.
+ Phát động nhân dân trồng cây phân tán trên các trục lộ giao thông,
tuyến đê bao, kênh mƣơng, cụm, tuyến dân cƣ, công sở, trƣờng học, nông
trƣờng,v.v…
64
- Năm là, ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhƣ: tƣới tiêu hợp lý; tận
dụng nguồn nƣớc mƣa; chăm sóc nguồn đất chất lƣợng; luân canh xen vụ cây
trồng; phƣơng án trồng cây kết hợp giữa nông nghiệp với lâm nghiệp; hạn chế
sử dụng hóa chất.
- Sáu là, nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm các giống cây trồng, vật
nuôi chịu ngập, chịu hạn để thích ứng với các vùng chịu ảnh hƣởng bất lợi của
biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.
- Bảy là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức,
nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu; bảo vệ
môi trƣờng nuôi trồng và tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên thủy hải sản.
Song song đó, cần xây dựng các chính sách xã hội hỗ trợ cho ngƣời làm nông
nghiệp trong điều kiện bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu.
5.2.3 Phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo
- Thực hiện công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo hƣớng tập trung
an toàn thực phẩm, trong chiến lƣợc mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp kỹ
thuật cao, theo các mô hình sản xuất định hƣớng của thành phố; áp dụng đồng
bộ quy trình hoàn chỉnh, từng bƣớc nâng cao trình độ sản xuất của nông dân
và tính kế hoạch của sản xuất hƣớng tới mục tiêu sản xuất, tiêu thụ theo hợp
đồng, theo tiêu chuẩn (GAP) và có sức cạnh tranh cao.
- Đẩy mạnh xây dựng hệ thống giống ba cấp theo hƣớng xã hội hóa và
giám sát kiểm định chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Mỗi quận, huyện
phải hình thành hệ thống nhân giống xác nhận chất lƣợng, cơ bản đáp ứng yêu
cầu sản xuất của địa phƣơng; Trung tâm Giống nông nghiệp đảm nhận vai trò
cung cấp giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng đầu vào cho hệ thống. Phối
hợp với các cơ quan kiểm định chuyên ngành để thực hiện kiểm định chất
lƣợng, từng bƣớc nâng quy mô, trình độ kỹ thuật sản xuất giống cho vùng.
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo tình hình dịch bệnh, sâu hại;
thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi và phát hiện dịch bệnh và có giải pháp xử lý
kịp thời, hiệu quả. Có kế hoạch cụ thể về tiêm phòng cúm gia cầm, LMLM và
bệnh dịch nguy hiểm khác. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động các
hộ chăn nuôi, giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm nhằm nâng cao nhận thức
và ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
- Tăng cƣờng sự trợ giúp của các cơ quan khoa học, bên cạnh tranh thủ
tối đa sự trợ giúp của các đơn vị nghiên cứu chuyển giao đóng trên địa bàn
65
Thành phố, vùng ĐBSCL và các cơ quan nghiên cứu ở Trung ƣơng. Nhà nƣớc
cần ban hành chính sách hỗ trợ về đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trợ giúp về công nghệ,
vốn, thuế …cho các địa phƣơng và cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
5.2.4 Đảm bảo an sinh xã hội vùng nông thôn, tăng thu nhập, cải
thiện mức sống và điều kiện sống dân cƣ nông thôn
- Tiếp tục triển khai chƣơng trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới;
triển khai quy hoạch đƣợc duyệt, tiếp tục tập huấn đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ
đạo và vận hành chƣơng trình, tổ chức tuyên truyền sâu rộng giúp cho ngƣời
dân nông thôn hiểu và tự giác tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng nông
thôn mới.
- Đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình cấp nƣớc nông thôn theo kế
hoạch thành phố giao, chƣơng trình mục tiêu nƣớc sạch và các nguồn vốn huy
động khác, để nâng tỷ lệ hộ dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sinh hoạt hợp
vệ sinh.
- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khuyến nông - khuyến ngƣ trong chƣơng
trình mục tiêu giảm nghèo của thành phố, góp phần tăng thu nhập và cải thiện
mức sống dân cƣ nghèo nông thôn.
Tóm lại, nếu chúng ta thực hiện tốt những giải pháp nêu trên, nông
nghiệp Cần Thơ sẽ vững bƣớc hƣớng tới nền nông nghiệp xanh, dựa vào cơ
cấu xanh và công nghệ xanh, đạt mục tiêu sản xuất nông thực phẩm an toàn,
bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh tài nguyên, nâng cao hiệu ích kinh tế - xã
hội tổng hợp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh, bảo vệ môi trƣờng, góp phần
ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Xây dựng một nền nông nghiệp bền
vững, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng lực cạnh tranh cao, xây dựng
nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại; cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; tạo ra sự hài hòa giữa nông thôn
và đô thị, mang đặc trƣng sông nƣớc ĐBSCL; góp phần xây dựng thành phố
Cần Thơ hiện đại, văn minh, xứng đáng là trung tâm động lực phát triển của
toàn vùng ĐBSCL.
66
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình trải qua nhiều
nấc thang của sự phát triển, do đó thực trạng của chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hƣớng có hiệu quả đang đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan
tâm, không ngừng đổi mới và đƣa ra những giải pháp thích hợp. Nó đƣợc xác
định là nội dung cơ bản trong quá trình đổi mới kinh tế nhằm chuyển nền nông
nghiệp hàng hóa có trình độ khoa học nông nghiệp phát triển tạo ra năng suất
và chất lƣợng sản phẩm ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu về lƣơng thực, thực
phẩm một cách ổn định cho xã hội và xuất khẩu.
Qua hơn nhiều năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thành phố
Cần Thơ đã đạt đƣợc một số thành tựu trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Diện tích trồng lúa có giảm nhƣng sản lƣợng lúa trung bình qua các năm nhìn
chung vẫn ở mức ổn định và có sự gia tăng trong những năm gần đây, phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Chăn nuôi trong thời gian qua tuy gặp
khó khăn về dịch bệnh và giá cả bấp bênh nhƣng tỉ trọng chăn nuôi trong nông
nghiệp vẫn không thay đổi đáng kể. Đặc biệt, thủy sản của thành phố đã có
bƣớc phát triển rất nhanh và đƣợc cơ quan thành phố đƣa vào kế hoạch xác
định là ngành chủ lực, phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ tạo nên sự
thay đổi mới về diện mạo thủy sản của Cần Thơ. Sự tác động của các yếu tố
đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tăng cƣờng nguồn nhân lực, ứng dụng các tiến bộ khoa
học công nghệ cũng nhƣ vai trò của thƣơng lái và các tổ chức thƣơng mại, đầu
tƣ của các ngành, các cấp…đã tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp của Cần Thơ. Quá trình chuyển dịch này đã thúc đẩy
đời sống mọi mặt ở nông thôn có nhiều khởi sắc, giảm hộ nghèo, cải thiện việc
làm, thu nhập cho lực lƣợng lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, trong thực tế sự
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản, có sự chuyển biến còn chậm
do sự thiếu đồng bộ về cơ chế, chính sách, nguồn vốn đầu tƣ, tƣ tƣởng của một
bộ phận nông dân chƣa thực sự đổi mới theo hƣớng sản xuất hàng hoá tập
trung với qui mô lớn... Vì thế, cần phải tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp để sớm đƣa nền kinh tế xã hội
của Cần Thơ phát triển hơn nữa.
67
6.2 KIẾN NGHỊ
- Các cấp ngành, Ủy ban thành phố cần tổ chức sản xuất nông nghiệp
thành những vùng tập trung với qui mô lớn, phát triển mô hình hợp tác xã
nông nghiệp, kinh tế trang trại tạo điều kiện ứng dụng các thành tựu KHKT và
công nghệ: cơ khí hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, sinh học hóa,
công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến nông sản để nâng cao giá trị
sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Thành phố cần có những chính sách hữu hiệu để thu hút sự đầu tƣ vốn
trong và ngoài nƣớc trong lĩnh vực nông - lâm - ngƣ nghiệp nhằm huy động
mọi nguồn lực tập trung cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng
bền vững và phát triển.
- Thành phố cần có chính sách quản lý việc tiêu thụ nông sản thông qua
việc thu mua, chế biến bảo quản, ƣu đãi vốn vay để ngƣời dân an tâm trong
sản xuất. Tạo điều kiện liên kết chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà
nƣớc, nhà kinh doanh trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xúc tiến xây dựng và bảo vệ thƣơng hiệu
- Có những chính sách thiết thực trong việc phát triển hơn nữa kinh tế
vƣờn kết hợp với du lịch sinh thái góp phần tạo thu nhập cho nông dân, nâng
cao đời sống, khi đó sẽ kéo theo sự chuyển dịch nhanh hơn nhờ vào thu nhập
cao từ mô hình này.
- Thành phố nên có chiến lƣợc đào tạo, nâng cao trình độ và phân bổ biên
chế hợp lý cho cán bộ khuyến nông ở các địa phƣơng, nhất là mạng lƣới cán
bộ khuyến nông ở các xã, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của quá
trình chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2009, 2013. Niêm giám thống kê thành
phố Cần Thơ 2012. Cần Thơ: Nhà xuất bản thống kê.
2. Nguyễn Tiến Dũng, 2012. Cần Thơ phát triển nền nông nghiệp thích ứng
với biến đổi khí hậu. Tạp chí Cộng sản, [online] [03/09/2013]
3. Phạm Văn Quỳnh, 2012. Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao thành phố Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2020. Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn thành phố Cần Thơ.
4. Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ, 2011. Cơ cấu lao động; Điều
kiện tự nhiên. Cần Thơ, tháng 12 năm 2011.
5. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, 2012. Kết quả
thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn 06 tháng,
ước thực hiện năm 2012, kế hoạch năm 2013. Cần Thơ 16 tháng 07 năm 2012.
6. Bách khoa toàn thƣ, 2012. Cần Thơ. Tổng quan về Thành phố Cần Thơ
[online][03/09/2013]
7. Thủ tƣớng chính phủ, 2009. Quyết định số 366/QĐ-TTG về việc ban hành
Kế hoạch triển khai tiếp Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005
của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ giai đoạn 20092015. Hà Nội, tháng 3 năm 2009.
8. Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2013. Tình hình kinh tế xã hội thành phố
Cần Thơ. Cần Thơ: tháng 06 năm 2013.
69
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Diện tích thu hoạch và sản lƣợng một số cây lâu năm 2005-2012
Đơn vị tính: Ha, Tấn.
Loại cây
Cam, chanh,quýt
-Diện tích
-Sản lƣợng
Xoài
-Diện tích
-Sản lƣợng
Bƣởi
-Diện tích
-Sản lƣợng
Nhãn
-Diện tích
-Sản lƣợng
Chôm chôm
-Diện tích
-Sản lƣợng
Dừa
-Diện tích
-Sản lƣợng
Năm
Năm
Năm
Năm
2005
2010
2011
2012
5.761
63.413
2.673
32.206
2.517
28.910
2.345
26.774
1.419
6.827
2.019
9.634
1.917
9.198
2.053
9.826
497
5.118
634
6.547
538
5.585
497
5.158
1.145
6.306
1.253
7.018
1.216
6.976
1.181
6.742
104
547
982
6.547
998
5.585
1.048
5.158
3.025
14.807
2.550
11.634
2.551
11.709
2.507
11.445
Phụ lục 2: Sản lƣợng gia súc, gia cầm giai đoạn 2005 – 2012
Đơn vị tính: Con
Hạng mục
Trâu
Bò
Heo
Gia cầm:
-Gà
-Vịt
Năm
2005
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
529
518
496
520
532
529
4.902
6.094
5.336
4.437
4.598
3.384
135.905
142.905
113.062
113.906
121.029
126.131
1.216.510 1.848.290 1.893.830 1.821.890 1.894.790 1.968.490
286.170
496.070
555.310
930.340
1.425.720 1.413.180
70
Năm
2012
374
3.505
125.286
1.912.167
525.557
1.386.610
Phụ lục 3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa trong giai đoạn 2004 – 2007
Đơn vị tính: Ha, Tạ ha, Tấn
Vụ lúa
Đông xuân
-Diện tích
-Năng suất
-Sản lƣợng
Hè thu
-Diện tích
-Năng suất
-Sản lƣợng
Thu đông
-Diện tích
-Năng suất
-Sản lƣợng
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
93.938
67,97
638.540
93.402
69,74
651.340
92.962
66,92
622.101
92.059
68,03
626.260
91.612
41,87
383.555
88.349
44,38
392.106
88.793
43,46
385.918
85.373
46,08
393.359
44.421
38,87
172.651
50.200
37,90
190.259
41.040
35,33
144.982
30.444
36,77
111.943
Phụ lục 4: Giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành giai đoạn 2004-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng số
937.834
1.002.889
1.464.922
2.196.343
2.798.056
2.984.432
2.909.464
4.529.754
4.398.035
Khai thác
92.635
74.893
81.633
88.947
93.891
92.714
91.945
224.998
216.511
71
Nuôi trồng
803.911
887.033
1.341.528
2.058.426
2.653.492
2.846.158
2.779.903
3.946.185
3.844.781
Sản xuất giống
41.287
40.963
41.761
48.970
50.673
45.560
37.616
358.571
336.743
Phụ lục 5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng lúa trong giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị tính: Ha, Tạ ha, Tấn
Vụ lúa
Đông xuân
-Diện tích
-Năng suất
-Sản lƣợng
Hè thu
-Diện tích
-Năng suất
-Sản lƣợng
Thu đông
-Diện tích
-Năng suất
-Sản lƣợng
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
90.605
68,52
620.869
90.110
67,30
606.400
89.788
70,64
634.149
88.672
71,62
635.065
87.770
72,92
639.978
86.608
78,91
423.638
86.183
47,46
409.060
85.939
49,67
426.844
81.564
52,01
424.239
82.135
51,97
426.847
41.376
37,20
153.934
32.497
37,73
122.598
33.655
40,35
135.814
54.400
42,35
230.409
58.279
43,41
252.984
Phụ lục 6: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá hiện hành phân theo
nhóm vật nuôi và sản phẩm giai đoạn 2004-2012
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng số
330.111
355.464
382.656
396.181
513.966
633.852
608.333
975.968
1.065.671
Trâu, bò
1.008
2.362
1.353
2.335
1.464
1.806
7.025
4.321
32.499
72
Lợn
229.163
258.291
278.655
282.852
392.092
449.453
455.656
711.900
650.175
Gia cầm
41.335
30.906
36.188
42.369
45.773
97.403
119.326
171.347
371.855
II
[...]... 30 Hình 4.5 Sự tăng trƣởng sản lƣợng thủy sản Cần Thơ giai đoạn 2003-2007 30 Hình 4.6: Cơ cấu GDP nông nghiệp Cần Thơ (2010 – 2012) 33 Hình 4.7 Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngƣ nghiệp Cần Thơ giai đoạn 2008- 2012 34 Hình 4.7 Cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp Cần Thơ giai đoạn 2008 -2012 35 Hình 4.8 Diễn biến tỷ trọng giá trị ngành thủy sản Cần Thơ giai đoạn 2008. .. thể hiện qua sự gắn bó giữa nông - lâm - ngƣ nghiệp cùng với công nghiệp chế biến c) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Là sự thay đổi quan hệ tỉ lệ về lƣợng giữa các thành phần, các yếu tố và các bộ phận hợp thành nền kinh tế nông nghiệp theo xu hƣớng nhất định Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng có thể diễn ra... CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm, song giá trị sản xuất ngành nông- lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 8,28% năm 2005 và 10,91% giai đoạn 2006... nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài phân tích tình hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2008 – 06/2013, để từ đó đề ra... phần thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố Cần Thơ trong những năm tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích tình hình cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2008 – 06/2013 qua các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và sơ lƣợc tình hình nông nghiệp của thành phố Cần Thơ trƣớc khi thực hiện chuyển dịch (2) Đánh giá kết quả đạt đƣợc từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành ảnh... dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một quá trình biến đổi thành phần và quan hệ tỉ lệ các ngành kinh tế nông nghiệp và dịch vụ từ trạng thái này sang trạng thái khác theo những xu hƣớng nhất định.Cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra theo hai cách: tự phát và tự giác 2.1.1.3 Phát triển nông nghiệp bền vững -...DANH MỤC HÌNH - Trang Hình 4.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông- lâm-ngƣ Cần Thơ năm 2007 24 Hình 4.2 Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ năm 2007 26 Hình 4.3 Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi thành phố Cần Thơ năm 2007 28 Hình 4.4 Cơ cấu giá trị ngành thủy sản Cần Thơ năm 2007 29 Bảng 4.5: Tốc độ tăng trƣởng của sản lƣợng thủy sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2003 – 2007... các thành phần, cũng nhƣ giữa các vùng lãnh thổ của nền kinh tế - Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể bao gồm các mối quan hệ tƣơng tác giữa các yếu tố lực lƣợng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, trong những khoảng thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm cơ cấu các ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế (ĐH kinh tế Quốc... tăng trƣởng kinh tế chung cho cả thành phố Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị nông- lâm-ngƣ của Cần Thơ năm 2007 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Cơ cấu Nông nghiệp 67,01 Lâm nghiệp 0,55 Ngƣ nghiệp 32,44 Tổng 100,00 Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009 32,44% 0,55% Nông nghiệp Lâm nghiệp Ngƣ nghiệp 67,01% Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009 Hình 4.1 Cơ cấu giá trị... pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; Cơ cấu nông nghiệp là một hệ thống hoàn chỉnh gồm các hợp phần tạo thành, đồng thời mỗi hợp phần lại là một hệ thống nhỏ hơn bao gồm nhiều hợp phần khác Chính vì vậy, cơ cấu nông nghiệp thành phố Cần Thơ hay cơ cấu nông nghiệp của một tỉnh thành nào trong khu vực đều liên quan chặt chẽ với cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL và cả nƣớc 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ... CHƢƠNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP... CHƢƠNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ 24 4.1 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG... dân cƣ nông thôn 4.2 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 Đánh giá chung chuyển dịch cấu ngành nông nghiệp Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012 cho thấy cấu