Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 66 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
66
Dung lượng
1,07 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN MỸ NGỌC
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN
BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN
2009-2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế học
Mã số ngành: 52310101
Tháng 8 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN MỸ NGỌC
MSSV: 4113915
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN
BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN
2009-2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Kinh tế học
Mã số ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CAO MINH TUẤN
Tháng 8 năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Luận văn này được thực hiên tại Khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh,
trường Đại học Cần Thơ. Để có thể hoàn thành đề tài luận văn này, em đã
nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tập thể.
Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Cần
Thơ nói chung và các thầy cô khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh nói
riêng đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức chuyên ngành
cùng với những kinh nghiệm thực tiễn quý báu làm hành trang để em vững tin
bước vào đời. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Cao Minh Tuấn đã trực
tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình thực hiên luận văn. Xin gửi lời tri ân
sâu săc nhất với những điều mà Thầy đã dành cho em.
Em xin gửi lời tri ân đến Ban lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn. Đặc biệt em xin cảm ơn chú Võ Văn Theo (trưởng phòng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Tân) và chú Nguyễn Văn Trí (cán
bộ tổng hợp phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Tân) đã
tạo điều kiện tốt cho em trong suốt quá trình thực tập. Hơn nữa em cũng xin
cảm ơn chân thành đến anh Nguyễn Hữu Bình (cán bộ Chi cục thống kê huyện
Bình Tân) cùng các cô, chú, anh, chị cán bộ nông nghiệp xã Thành Trung đã
tích cực giúp đỡ em có thể thu thập đủ số liệu cho bài luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người đã hỗ trợ em rất
nhiều trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa nhiều, chưa
sâu nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện và có ý
nghĩa thực tế hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô, Ban lãnh đạo và toàn thể các
cô, chú, anh, chị tại cơ quan được dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn thành
đạt trong công việc và trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Nguời thực hiện
Nguyễn Mỹ Ngọc
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện
Nguyễn Mỹ Ngọc
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG .................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
1.1.1 Sự cần thiết hình thành đề tài ................................................................. 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................. 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
1.4.1 Phạm vi không gian ............................................................................... 4
1.4.2 Phạm vi thời gian và đối tượng nghiên cứu ............................................ 4
1.4.3 Giới hạn đề tài ....................................................................................... 4
1.5 lược khảo tài liệu có liên quan .................................................................. 4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 7
2.1 Phương pháp luận ..................................................................................... 7
2.1.1 Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 7
2.1.1.1 Kinh tế nông nghiệp............................................................................ 7
2.1.1.2 Phát triển bền vững nông nghiệp ....................................................... 10
2.1.1.3 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ......................... 10
2.1.1.4 Sự cần thiết việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 11
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH TÂN VÀ THỰC
TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ...... 13
3.1 Giới thiệu khái quát về huyện Bình Tân.................................................. 13
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 13
iv
3.1.1.1 Vị trí địa lí ........................................................................................ 13
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình ............................................................................. 13
3.1.1.3 Khí hậu ............................................................................................. 14
3.1.1.4 Thủy văn .......................................................................................... 14
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 15
3.1.2.1 Tài nguyên đất .................................................................................. 15
3.1.2.2 Tài nguyên sinh vật ........................................................................... 15
3.1.3 Tiềm năng kinh tế ................................................................................ 16
3.1.3.1 Tiềm năng du lịch ............................................................................. 16
3.1.3.2 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế .......................................................... 16
3.1.4 Dân số, lao động ................................................................................... 17
3.1.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp .. 17
3.1.5.1 Đường thủy....................................................................................... 17
3.1.5.2 Đường bộ.......................................................................................... 18
3.1.5.3 Điện, nước sinh hoạt ......................................................................... 18
3.1.5.4 Hạ tầng khác ..................................................................................... 29
3.1.6 Căn cứ văn bản chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ....................... 19
3.2 Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân .................................... 20
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH TÂN .......................................... 23
4.1 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp huyện Bình Tân giai
đoạn 2009-2013............................................................................................ 23
4.1.1 Nội bộ ngành nông nghiệp ................................................................... 24
4.1.1.1 Nội bộ ngành trồng trọt ..................................................................... 24
4.1.1.2 Nội bộ ngành chăn nuôi .................................................................... 32
4.1.2 Nội bộ ngành thủy sản ......................................................................... 35
4.2 Đánh giá chung về chuyển dịch .............................................................. 37
4.2.1 Thành tựu ............................................................................................ 37
4.2.2 Hạn chế, những vấn đề đặt ra cần giải quyết ........................................ 37
v
Chương 5: NHỮNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN BÌNH TÂN THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN
BÌNH TÂN TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................... 41
5.1 Những giải pháp tổng thể thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp Bình Tân theo hướng phát triển bền vững ......................................... 41
5.1.1 Qui hoạch, bố trí lại sử dụng đất nông nghiệp ...................................... 41
5.1.2 Giải pháp về lao động nông nghiệp ...................................................... 42
5.1.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa ............................. 42
5.1.4 Giải pháp về phát triển và hoàn thiện tổ chức sản xuất, chế biến và dịch
vụ tiêu thụ .................................................................................................... 43
5.2 Giải pháp chuyển dịch nội bộ kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới..... 43
5.2.1 Giải pháp phát triển nông nghiệp ......................................................... 43
5.2.2 Giải pháp phát triển trồng trọt .............................................................. 44
5.2.2.1 Giải pháp phát triển cây lúa .............................................................. 44
5.2.2.2 Giải pháp phát triển cây ăn trái ......................................................... 45
5.2.2.3 Giải pháp phát triển cây màu ............................................................ 45
5.2.3 Giải pháp phát triển chăn nuôi ............................................................. 46
5.2.4 Giải pháp phát triển thủy sản ............................................................... 47
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 48
6.1 Kết luận .................................................................................................. 48
6.2 Kiến nghị ................................................................................................ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 51
PHỤ LỤC .................................................................................................... 53
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân 2009-2013 ..21
Bảng 4.1: Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản Bình Tân giai đoạn 2009-2013......... 23
Bảng 4.2: Cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi , dịch vụ Bình Tân giai đoạn 20092013 .............................................................................................................. 24
Bảng 4.3: Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt huyện Bình Tân giai đoạn 20092013 .............................................................................................................. 25
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa, bắp Bình Tân giai đoạn 20092013 .............................................................................................................. 25
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang huyện Bình Tân giai
đoạn 2009-2013............................................................................................. 27
Bảng 4.6: Biến động về diện tích và sản lượng cây công nghiệp hàng năm
huyện Bình Tân giai đoạn 2009-2013 ............................................................ 30
Bảng 4.7: Biến động diện tích và sản lượng của cây ăn quả Bình Tân 20092013 .............................................................................................................. 32
Bảng 4.8: Giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi Bình Tân giai đoạn 20102013 .............................................................................................................. 33
Bảng 4.9: Biến động đàn gia súc gia cầm Bình Tân giai đoạn 2009-2013 ...... 34
Bảng 4.10: Biến động cơ cấu nội bộ ngành thủy sản huyện Bình Tân 20092013 .............................................................................................................. 35
Bảng 4.11: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản huyện Bình Tân giai
đoạn 2009-2013............................................................................................. 36
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Bình Tân 2009-2013 .................................... 28
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PNN & PTNT :
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTBV
:
Phát triển bền vững
NN
:
Nông nghiệp
GTSX
:
Giá trị sản xuất
Tr.đ
:
Triệu đồng
WTO
:
Tổ chức thương mại thế giới
QĐ-UBND
:
Quyết định Ủy ban nhân dân
NĐ-CP
:
Nghị định Chính phủ
NQ-HĐND
:
Nghị quyết Hội đông nhân dân
ĐBSCL
:
Đồng bằng sông Cửu Long
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Sự cần thiết hình thành đề tài
Là một huyện mới được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Bình
Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long năm 2007 (theo Nghị định 125/2007/NĐ-CP của
chính phủ ngày 31/07/2007 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bình
Minh để thành lập huện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long), Bình Tân được xem như
vùng rốn lũ của huyện Bình Minh cũ. Tuy nhiên từ khi ra đời chính quyền nơi
đây rất chú trọng công tác thủy lợi, nâng cấp và gia cố đê bao, tạo điều kiện
phát triển kinh tế nông nghiệp bắt kịp với tốc độ phát triển của các huyện ra
đời trước.
Bình Tân là vùng chuyên canh rau màu trọng điểm của tỉnh Vĩnh Long,
người dân nơi đây có tập quán trồng lúa nước và hoa màu với diện tích đất
nông nghiệp 12.598 ha. Nông nghiệp huyện Bình Tân được xác định là cơ sở
để phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một trong
những vấn đề ưu tiên hàng đầu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng luân canh hoa màu trên đất lúa nhằm phát huy đầy đủ lợi thế so sánh về
tiềm năng đất đai khí hậu, kinh nghiệm truyền thống cùng với quá trình thúc
đẩy việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất để tạo
ra năng suất cao, phẩm chất tốt giá thành cạnh tranh trên thị trường là một
định hướng lớn cho vấn đề cần quan tâm.
Trong đề án về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tháng 7 năm 2009 của
huyện đã nêu ra mục tiêu chung là tăng giá trị cây trồng vật nuôi trên cùng đơn
vị diện tích, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Qua các
năm thực hiện huyện đã có những thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt trong cơ
cấu nội bộ ngành nông nghiệp. Theo thống kê của phòng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện, Bình Tân đang đi đúng hướng với việc chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi thời gian qua mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên 95% diện tích
cây hàng năm khép kín thủy lợi, đảm bảo đầy đủ lượng nước tưới tiêu. Toàn
huyện có 5 hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có 2 hợp tác xã sản xuất rau an
toàn đảm bảo khá tốt tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đến cuối năm 2013,
diện tích trồng 3 vụ lúa trong năm của huyện chỉ còn 3.500 ha, chiếm 36,45%
diện tích trồng cây hàng năm. Cơ giới hóa trong sản xuất được đầu tư, góp
phần đáng kể vào sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh việc thực hiện chuyển dịch
vẫn còn những hạn chế về trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, một vài tiêu
1
chuẩn về nông sản vẫn chưa được đáp ứng, yếu kém khâu quảng bá thương
hiệu. Vấn đề đặt ra là để chuyển dịch theo một cơ cấu kinh tế nông nghiệp
đem lại hiệu quả cả về năng suất lẫn chất lượng loại bỏ những hạn chế và vẫn
bền vững trong tương lai. Như vậy cần định hướng và điều chỉnh như thế nào
để hướng tới một cơ cấu có hiệu quả cao.
Nhận thức được vấn đề đáng quan tâm trên nên tôi chọn đề tài “Phân
tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009-2013” để đưa ra các giải pháp mang tính thực
tiễn và những định hướng cho nền nông nghiệp Bình Tân trong thời gian sắp
tới. Hy vọng rằng luận văn này sẽ xem xét, đánh giá tổng quan hiện trạng cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, suy ngẫm và góp thêm góc nhìn về phương hướng cơ
bản cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Căn cứ khoa học
Ngày nay khoa học công nghệ đã khẳng định được vai trò của mình
trong nhiều lĩnh vực và nông nghiệp cũng không ngoại lệ. Cũng như các quốc
gia khác trên thế giới, nước ta cũng phải công nhận khoa học công nghệ đã có
tác động tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
Nếu như trước đây, đất đai và lao động là hai yếu tố chủ yếu tác động đến tăng
trưởng kinh tế nông nghiệp thì khi đất đai được toàn dụng thì vốn và khoa học
công nghệ là hai yếu tố nổi lên hàng đầu.
Những tiến bộ của khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi như công nghệ thụ
tinh nhân tạo, lai tạo giống, chuyển phôi giúp cải tạo đàn gia súc, gia cầm về
năng suất cũng như chất lượng thịt. Trong trồng trọt việc lai, ghép những
giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, chăm sóc ở nước ta đã tạo ra
những giống cây trồng, rau màu có khả năng kháng bệnh và phẩm chất ngon
hơn. Bên cạnh đó công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến từ nông
nghiệp và thủy sản. Nhờ đó mà chất lượng hàng nông sản nước ta cụ thể là
nông sản Bình Tân ngày càng nâng cao và có chỗ đứng trên thị trường cả
trong và ngoài nước. Được thừa hưởng những thành tựu về khoa học công
nghệ, từ khi ra đời đến nay huyện Bình Tân có lợi thế chọn lọc về công nghệ
phù hợp để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng ngày càng hợp lý hơn.
Căn cứ thực tiễn
Bình Tân nằm hướng Tây Bắc đối diện Khu công nghiệp Trà Nóc và
Trung tâm TP Cần Thơ thuận lợi giao thương. Được thiên nhiên ưu đãi, với
2
khí hậu ôn hòa và dọc theo sông Hậu, Bình Tân còn có nguồn nước ngọt
quanh năm thuận tiện sản xuất nông nghiệp, phát triển nhất là cây màu, cây
lúa theo hướng công nghiệp chuyên canh, luân canh và nuôi thủy sản.
Sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình và sự xác định đúng đắn đường lối chuyển
đổi của các cấp ban ngành huyện đã góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế giành được những thành công bước đầu. Ngoài thế mạnh chuyển dịch
khoai lang, Bình Tân đang đẩy mạnh chuyển dịch cây bắp, mè, hành. Ở nhiều
địa phương cũng hình thành nhiều vùng sản xuất nông sản tập trung như xã
Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Tân Hưng chuyên lúa; Thành Đông, Thành
Trung, Tân Thành, Thành Lợi chuyên khoai lang, sản xuất mè; Tân Bình, Tân
Quới sản xuất rau cải,… Xác định thủy lợi là khâu then chốt trong sản xuất, từ
năm 2008- 2013, Nhà nước và nhân dân đầu tư gần 270 tỷ đồng để thực hiện
nạo vét nâng cấp nhiều công trình thủy lợi phục vụ chuyển dịch sản xuất nông
nghiệp.
Đồng thời người dân nơi đây là lực lượng lao động dồi dào, yêu nghề
nông, cần cù, chịu khó ham học hỏi tiếp thu khoa học kỹ thuật là một thế
mạnh góp phần không nhỏ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện
Bình Tân giai đoạn 2009-2013, so sánh hiệu quả đạt được, tìm ra những hạn
chế nhằm đề xuất những giải pháp chung và những định hướng cho nông
nghiệp Bình Tân trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: hệ thống hóa, tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực
tiễn liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Mục tiêu 2: sơ lược tình hình kinh tế nông nghiệp Bình Tân qua các
ngành như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; phân tích tình hình chuyển dịch
trong nội bộ ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và so sánh hiệu quả của một
vài mô hình luân canh màu, chuyên canh khoai lang và mô hình canh tác cũ
trên địa bàn huyện.
Mục tiêu 3: đưa ra những định hướng, giải pháp cho việc thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Bình Tân trong thời gian tới và một số
giải pháp tổng thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền
vững.
3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Những cơ sở lí luận nào có liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp?
Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp Bình Tân như thế nào? Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã đem lại hiệu quả như thế nào cho các nội
bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản?
Những giải pháp nào được đề xuất để khắc phục hạn chế và nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới?
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long,
cụ thể là nghiên cứu cơ cấu nông – lâm – thủy sản của huyện.
1.4.2 Phạm vi thời gian và đối tượng nghiên cứu
Số liệu của đề tài được thu thập từ năm 2008 đến năm 2013.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 3 ngành chính của nông nghiệp:
Trồng trọt: cây lương thực, cây ăn trái, rau màu một số loại cây khác; chăn
nuôi: gia súc, gia cầm; thủy sản: đánh bắt và nuôi trồng.
1.4.3 Giới hạn đề tài
Đề tài phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của
huyện là cơ cấu nông – lâm – thủy sản, trong đó ngành nông nghiệp được
phân tích trên hai lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp không được đề
cập trong đề tài vì Bình Tân hầu như không có hoạt động sản xuất lâm nghiệp
còn thủy sản được đề cập trên hai lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng.
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan
Nguyễn Như Triển (2012), đề tài “Thực trạng và định hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, tham luận, trung tâm
nghiên cứu kinh tế miền Nam. Bài viết đã tập trung đi sâu đánh giá thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng
thời phân tích và đưa ra một số nhận định, định hướng, một số khâu đột phá
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Vũ Văn Nâm (2002), đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt
Nam”, luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã
trình bày một số cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững,
4
kinh nghiệm xây dựng và phát triển nông nghiệp của một số quốc gia trên thế
giới, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đánh giá được
vai trò của nền nông nghiệp phát triển theo xu hướng bền vững đối với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Luận văn cũng đã
đưa ra những định hướng và giải pháp tích cực cho ngành nông nghiệp: làm
tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, huy động và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực, các giải pháp về khoa học công nghệ và sự hỗ trợ từ phía
nhà nước nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Việt Nam trong những
năm tiếp theo.
Bùi Thị Nguyệt Minh (2008), luận văn tốt nghiệp, thực hiện đề tài “Đánh
giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng”, trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu chung của đề
tài là phân tích và đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, qua đó đề xuất những giải pháp để đẩy nhanh hơn
nữa tốc độ chuyển dịch, khuyến cáo và nhân rộng nhiều mô hình sản xuất có
hiệu quả. Một số phương pháp được sử dụng thực hiện đề tài là phương pháp
phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh tuyệt đối và
tương đối, phương pháp biểu đồ, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất,
thống kê mô tả, phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp phỏng vấn
chuyên gia, tham khảo và tổng hợp ý kiến chuyên gia cũng được sử dụng. Tất
cả để tập trung đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và
đưa ra giải pháp cho ngành nông nghiệp Sóc trăng trong thời gian tới. Đề tài
hệ thống hóa được cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
một cách đầy đủ và khoa học. Đề tài cũng đã đánh giá chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp trong thời gian qua là phù hợp với điều kiện tự nhiên,
tiềm năng lợi thế của tỉnh Sóc Trăng cho nên quá trình thực hiện chuyển dịch
cơ cấu đang phát triển đúng hướng. Những giải pháp được đưa ra gắn với thực
trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục
một số hạn chế còn tồn tại trong quá trình chuyển dịch. Đây cũng là đóng góp
mang tính thực tiễn cao.
Lê Thị Bích Trâm (2011), luận văn tốt nghiệp, thực hiện đề tài: “Phân
tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long”,
trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình hình cơ
cấu kinh tế của tỉnh qua các năm 2001-2007, so sánh hiệu quả đạt được từ việc
chuyển dịch nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp trong thời gian tới và các giải pháp tổng thể chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững. Đề tài đã sử dụng phương pháp
5
thống kê mô tả để mô tả thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó đánh
giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Sau đó dùng phương pháp so sánh số tương đối tuyệt đối để phân tích hiệu quả
sản xuất của một số mô hình luân canh lúa màu với mô hình cũ. Từ đó chỉ ra
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình chuyển dịch
cơ cấu sản xuất nông nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất.
6
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Kinh tế nông nghiệp
a) Nông nghiệp
Liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi, nông nghiệp được định nghĩa là
nghệ thuật và khoa học của cây trồng và vật nuôi cho thực phẩm đáp ứng được
nhu cầu của con người hoặc cho lợi ích kinh tế. Định nghĩa này mô tả nông
nghiệp là cả một nghệ thuật và khoa học bao gồm các lĩnh vực chuyên ngành,
nó có hai lĩnh vực chính trồng trọt gồm có cây trồng và chăn nuôi gồm có vật
nuôi. Mục đích cuối cùng của nông nghiệp là đáp ứng được nhu cầu và phục
vụ lợi ích kinh tế của con người (Ben G. Bareja, 2014).
Nông nghiệp là nâng cao hệ thống các loài cây hữu ích và chăn nuôi dưới
sự quản lý của con người (Rimando, 2004, p.1).
Nông nghiệp là sự phát triển của cả thực vật và động vật cho nhu cầu con
người (Allbelanosa et al., 1987, p.238).
Nguyễn Minh Châu (2002) trong giáo trình kinh tế nông nghiệp đã định
nghĩa nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Ngành
trồng trọt và chăn nuôi lại được phân ra thành những ngành nhỏ hơn, các
ngành đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và cùng hợp thành ngành sản xuất
nông nghiệp; nông nghiệp theo nghĩa rộng là tổng hợp các ngành sản xuất gắn
liền với các quá trình sinh học (đối tượng sản xuất là những cơ thể sống) gồm
nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp.
b) Kinh tế nông nghiệp
Kinh tế nông nghiệp bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp là
lĩnh vực sản xuất vật chất nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về lương
thực, thực phẩm cho nhân dân, làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và
làm nguồn hàng cho xuất khẩu.
Theo nghĩa rộng: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm các
ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Theo nghĩa hẹp: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm kinh tế
ngành trồng trọt và chăn nuôi.
7
c) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể bao gồm các mối tương quan
giữa lực lượng sản xuất thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong khoảng
thời gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều nhân tố đa
dạng và phức tạp có thể phân thành các nhóm nhân tố sau:
Nhóm nhân tố tự nhiên: trước hết đó là điều kiện đất đai, thời tiết, khí
hậu có ý nghĩa to lớn với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Kinh tế nông nghiệp
gắn với điều kiện tự nhiên chặt chẽ, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ cho
năng suất cao và ngược lại.
Nhóm nhân tố về kinh tế và tổ chức: trong đó các vấn đề về thị trường và
các nguồn lực đóng vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống chính sách kinh tế vĩ
mô của nhà nước có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Chính sách phát triển kinh
tế hàng hóa và chính sách khuyến khích xuất khẩu đã tạo điều kiện để phát
triển nền nông nghiệp đa canh, hình thành vùng sản xuất chuyên môn hóa với
quy mô ngày càng lớn.
Nhóm nhân tố về kĩ thuật: tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nó mở ra những triển vọng to lớn
trong việc áp dụng những công nghệ mới vào canh tác, chế biến và bảo quản
nông sản nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để có thể hòa nhập
vào thị trường thế giới.
d) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và
thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng sản phẩm quốc dân
(GDP), bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, thay đổi nhu cầu,
sản xuất, lưu thông và việc làm. Ngoài ra còn các quá trình kinh tế xã hội kèm
theo như đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi trong việc thu nhập. Khái niệm
chuyển đổi cơ cấu kinh tế được sử dụng đồng nghĩa với cụm từ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế được một số tài liệu nghiên cứu khác sử dụng, về bản chất chỉ
sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế (H. Chenery,1988).
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào việc chuyển
đổi cơ cấu của cả nền kinh tế.
Đào Thế Anh và các cộng sự (2003) trong “Luận cứ khoa học của
chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: hiện trạng và các yếu tố tác
động ở Việt Nam” đã nêu quan niệm của đề tài về khái niệm chuyển đổi cơ
8
cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là sự thay đổi tỉ lệ về mặt lượng giữa
các thành phần, các yếu tố và các bộ phận hợp thành nền kinh tế nông nghiệp
theo xu hướng nhất định. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể diễn
ra theo hai cách tự phát và tự giác.
Chuyển dịch tự phát: là quá trình kinh tế nông nghiệp chuyển dịch không
theo một xu hướng, mục tiêu định trước mà là chuyển dịch phụ thuộc vào tác
động của quy luật và điều kiện kinh tế khách quan.
Chuyển dịch tự giác: là sự chuyển dịch theo định hướng, mục tiêu sẵn có
cả về lượng và chất, là sự chuyển dịch có sự can thiệp, có tác động của con
người nhằm thúc đẩy, định hướng cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo xu hướng
có lợi và hiệu quả hơn.
Trên cơ sở đó, các nội dung chính của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới được xác định là :
- Tăng năng suất cây lương thực để giải quyết an ninh lương thực và xoá
đói giảm nghèo.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển cây thức ăn gia súc nhằm phát
triển chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá cây hàng hoá như rau, cây ăn
quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày phục vụ thị trường
trong nước và đa dạng hoá xuất khẩu.
- Thúc đẩy đa dạng hoá cây trồng và đa dạng hoá nội ngành thông qua
chế biến ở các vùng chuyên môn hoá gặp rủi ro cao như ĐBSCL, Tây nguyên
nhằm ổn định hệ thống sản xuất của hộ nông dân. Phát triển công nghiệp chế
biến nông sản nhằm thúc đẩy quá trình đa dạng hoá nội ngành.
Các chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp được đề ra
là:
- Sự đa dạng hóa của các ngành trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.
- Tăng trưởng giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành hàng trong nông lâm - ngư nghiệp.
- Năng suất đất đai, năng suất lao động nông nghiệp.
9
2.1.1.2 Phát triển bền vững nông nghiệp
a) Phát triển bền vững
Phát triển bền vững (PTBV) là một khái niệm nhằm định nghĩa một sự
phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải đảm bảo sự tiếp tục phát triển
trong tương lai xa.
Ủy ban môi trường và phát triển thế giới (WCED)( 1987), trong báo cáo
“Tương lai chung của chúng ta” đưa ra khái niệm: “PTBV là sự phát triển
nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người, nhưng không tổn hại tới sự
thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”
PTBV là sự phát triển mà trong đó các giá trị kinh tế, xã hội và môi
trường luôn luôn tương tác với nhau trong suốt quá trình quy hoạch, phân bố
lợi nhuận công bằng giữa các tầng lớp trong xã hội và sự khẳng định các cơ
hội cho sự phát triển kế tiếp duy trì một cách liên tục cho các thế hệ mai sau”
(Soubbotina, 2005).
Quan điểm PTBV đã được phát triển trong các văn kiện đại hội X của
Đảng cộng sản Việt Nam năm 2006: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững,
tăng trưởng kinh tế đi đôi thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi
trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.
b) Phát triển bền vững trong nông nghiệp
Từ phát triển bền vững có thể hiểu phát triển bền vững trong nông
nghiệp là phát triển nền nông nghiệp thỏa mãn được các yêu cầu của thế hệ
hiện nay, mà không giảm khả năng ấy với các thế hệ mai sau có nghĩa là nền
nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hôm nay khai thác tài nguyên
thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho các thế hệ
mai sau.
2.1.1.3 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân là cơ cấu nông nghiệp và
thủy sản, trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của huyện trong điều kiện ngày nay thực chất là chuyển dịch từ nông thôn
thuần sang nông thôn đa dạng hóa ngành nghề, trong nông nghiệp xây dựng
nhiều mô hình sản suất đa dạng về cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt trong lĩnh vực
trồng trọt là ngành mũi nhọn, có thể thấy sự chuyển dịch rõ nét nhất là sự đang
dạng hóa cây trồng trên đất nông nghiệp như một đột phá đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho huyện.
10
2.1.1.4 Sự cần thiết việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp
Sản xuất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của
con người do đó sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng chịu tác động mạnh mẽ của
nhu cầu thị trường, thị hiếu, sức mua, chẳng những chịu sự tác động trực tiếp
của thị trường trong nước mà còn chịu ảnh hưởng cạnh tranh của sản phẩm
ngoại nhập. Cùng tố độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập và sức mua của tầng lớp
dân cư cũng tăng lên tương ứng, mức sống được nâng lên, mặt tích cực là tác
động kích thích các ngành sản xuất nông nghiệp phải tăng trưởng nhanh để
không chỉ đáp ứng về mặt số lượng và chất lượng do nhu cầu tiêu dùng đã
tăng rất cao. Chính những đòi hỏi này đã đòi hỏi về mặt hàng nông sản đã đặt
ra yêu cầu bức xúc phải điều chỉnh nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp, được lấy từ niên giám thống kê,
báo cáo nông nghiệp hằng năm của phòng nông nghiệp huyện. Bên cạnh đó là
một số nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý nông nghiệp và
các thông tin khác trên sách báo, tạp chí, internet.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp
và xử lý tài liệu. Trên cơ sở tiến hành thu thập, tham khảo tài liệu có liên quan,
từ đó có chọn lọc tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu đó để xây dựng cơ sở
lý luận cho việc nghiên cứu cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện Bình Tân.
Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: sử dụng phương pháp thống kê mô tả
thực trạng kinh tế nông nghiệp: giá trị sản xuất, sản lượng, diện tích. Dùng
phương pháp so sánh tương đối tuyệt đối để phân tích, đánh giá chuyển dịch
kinh tế nông nghiệp huyện; phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất của các
mô hình luân canh so với các mô hình cũ dựa trên các chỉ số tài chính trên 1
ha đất canh tác. Trong đó có sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp.
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp được
sử dụng như sau:
Nguyễn Sinh Cúc (2003) trong “Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời
kỳ đổi mới” đã viết: về mặt lý thuyết hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự
11
so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí để tạo ra kết quả đó. Áp
dụng nguyên tắc đó có thể tính toán các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh
và chi phí như sau:
Chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh:
+ Chỉ tiêu giá trị: giá trị sản xuất
+ Chỉ tiêu hiện vật: sản lượng
Chỉ tiêu về chi phí sản xuất kinh doanh: chi phí vật chất, chi phí lao
động, vốn đầu tư.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu sau: năng suất lao động, năng suất cây trồng,
thu nhập bình quân.
Về chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:
+ Tỷ lệ thu nhập/chi phí: một đồng chi phí đầu tư sẽ thu được bao nhiêu
đồng thu nhập nhằm xác định hiệu quả khai thác sử dụng vốn trên đơn vị đất
canh tác.
+ Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí: để đo lường hiệu quả sử dụng một đồng chi phí
bỏ ra tức là một đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư của các mô hình. Nó cho biết lợi nhuận trong
quá trình sản xuất mà người nông dân có thể nhận được từ việc đầu tư vào các
mùa vụ của mình.
+Tỷ lệ lợi nhuận/thu nhập: là chỉ số cho biết hiệu quả của một đồng thu
nhập đồng thời đánh giá hiệu quả của người nông dân trong thu hoạch nhằm
xác định khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất.
Đối với mục tiêu nghiên cứu 3: chỉ ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của
huyện dựa trên kết quả đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
12
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH TÂN VÀ THỰC
TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BÌNH TÂN
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Huyện Bình Tân là huyện mới thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới
hành chính huyện Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long, có vị trí nằm ở phía TâyBắc của tỉnh Vĩnh Long, Đông giáp huyện Bình Minh và Tam Bình, Phía Tây
nằm đối diện với khu công nghiệp Trà Nóc và trung tâm thành phố Cần Thơ-là
trung tâm kinh tế lớn Đồng bằng sông Cửu Long. Nam Bình Tân giáp sông
Hậu, con sông là tuyến giao thương huyết mạch góp phần thúc đấy kinh tế
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vị trí này thuận lợi để mở rộng giao
thương cả đường thủy lẫn đường bộ. Do đó nếu phát huy đúng mức lợi thế về
vị trí này sẽ giúp Bình Tân nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu
quả.
Bình Tân có diện tích tự nhiên là 158 km2. Có quy mô nhỏ nhất trong các
huyện của tỉnh Vĩnh Long. Diện tích đất nông nghiệp là 12.598 ha, chiếm
khoảng 79,70% diện tích tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp được chia thành:
đất canh tác cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ, đất nuôi trồng
thủy sản. Loại đất ở đây là đất phù sa màu mỡ. Đa số nằm trong vùng ngập
nước thích hợp cho trồng lúa nước, nhờ chú trọng công tác đê bao mà nông
dân Bình Tân đã chủ động được nguồn nước để luân canh tác hoa màu, các
loại cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ sản.
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình huyện Bình Tân nhìn chung là dạng địa hình khá bằng phẳng
với độ dốc nhỏ hơn 2o cùng với sự chi phối của thủy triều trên sông là yếu tố
thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vùng cao nhất phân
bố ven con sông Hậu ít ngập lũ thích hợp cho giao thông, các hoạt động công
nghiệp, đô thị, khu dân cư và thích hợp việc trồng cây ăn trái, lúa, màu, các cơ
sở tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ. Đa số địa hình nằm trong vùng có cao trình
thấp, chịu ảnh hưởng lũ lụt, phân bố dân cư ít, trong điều kiện quản lý nước tốt
thì đây là vùng thích hợp với sản xuất lúa nước, khoai lang và các loại rau màu
khác.
13
3.1.1.3 Khí hậu
Bình Tân có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ tương đối cao và bức xạ
dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-28oC, cao nhất 36,7oC, thấp nhất
18oC nhưng thời gian duy trì ở mức này không dài và không ảnh hưởng nhiều
đến cây trồng. Bức xạ nhiệt bình quân trong ngày có 7,5 giờ nắng. Bức xạ
tháng 6.630 kcal/cm2, năm 79.560 kcal/cm2. Điều kiện nhiệt độ và bức xạ
thuận lợi tạo nên lợi thế nhiệt đới cho phép sản xuất các loại đặc sản để xuất
khẩu.
Độ ẩm trung bình năm của huyện là 85%. Thời tiết trong năm chia làm
hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 năm
trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm.
Lượng mưa trung bình là 1.640mm/năm, phân bố không đều trong năm chủ
yếu từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch. Bắt đầu mưa từ 12 đến 15/5 và kết
thúc mùa mưa từ 4 đến 3/11. Có hai mùa gió chính trong năm gió Đông Bắc
thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau và gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 9.
Huyện Bình Tân hầu như không có bão, chỉ chịu ảnh hưởng của bão và áp
thấp nhiệt đới từ Biển Đông tập trung vào mùa mưa chủ yếu là từ tháng 4 đến
tháng 10 hàng năm.
Với kiểu khí hậu như trên, Bình Tân là nơi có điều kiện khí hậu ưu đãi
không khắc nghiệt tạo điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên
lượng mưa tập trung nhiều vào mùa mưa kết hợp với triều cường dễ tạo ra các
đợt lũ gây ảnh hưởng lớn cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp, đặc
biệt là đối với các xã ven sông Hậu.
3.1.1.4 Thủy văn
Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Đông,
những vùng ven sông Hậu cùng với mạng lưới sông ngòi phân bố đều khắp
các xã với hệ thống thủy lợi được đầu tư tốt đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc
cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống sông rạch phong phú với
chế độ thủy văn bán nhật triều còn là tiềm năng lớn để phát triển giao thông.
Đặc điểm thuận lợi của huyện đó là nằm trong vùng nước ngọt quanh
năm, hệ thống kênh rạch khá dày, khả năng tải lượng nước lớn đây là một lợi
thế để Bình Tân có thể khai thác nguồn nước mặt đối với phát triển thủy sản
cũng như trồng trọt và chăn nuôi. Có thể khai thác kết hợp thâm canh, tăng vụ,
cải tạo đất nơi đây trồng cây lâu năm trồng hoa màu với lượng lớn và trở thành
thế mạnh của nông nghiệp huyện.
14
Tuy nhiên do có vị trí nằm dọc theo tuyến sông Hậu nên vào những
tháng mùa lũ phần lớn diện tích các xã như Tân Lược, Tân Quới, Thành Lợi
thường bị ngập lũ gây nhiều thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp của huyện.
3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
3.1.2.1 Tài nguyên đất
Theo thống kê về thổ nhưỡng, phần lớn đất Bình Tân là loại đất phù sa,
đặc biệt là loại đất phù sa mới thích hợp với nhiều loại cây trồng và diện tích
là: đất trồng cây hàng năm 9.667 ha chiếm 76,73% diện tích đất nông nghiệp,
trong đó: đất lúa là 9.267 ha, đất trồng cây hàng năm khác là 400 ha, đất trồng
cây lâu năm 2.668 ha, đất nuôi trồng thủy sản 263 ha. Ngoài ra huyện còn tồn
tại nhóm ít đất phèn gây khó khăn cho sự phát triển cây trồng, nuôi thủy sản
cần phải cải tạo trước khi canh tác.
3.1.2.2 Tài nguyên sinh vật
Hệ động thực vật phong phú, đa dạng có nhiều loại quý hiếm. Thảm
thực vật chủ yếu là cây ngắn ngày và cây dài ngày. Cây ngắn ngày chủ yếu là
cây lúa nước, và các loại hoa màu phân bố khắp toàn huyện. Cây lúa tỏ ra rất
thích hợp với điều kiện thiên nhiên nơi đây, nó đã, đang và sẽ phát triển mạnh
ở nơi đây. Bên cạnh lúa nước, Bình Tân nổi tiếng với cây màu khoai lang. Có
nhiều loại: khoai trắng, khoai sữa, khoai tím Nhật, khoai bí đỏ,… Tuy nhiên
nổi bật nhất là khoai tím Nhật với thương hiệu “Khoai tím Bình Tân” rất nổi
tiếng. Thổ nhưỡng thích hợp đã tạo điều kiện cho khoai lang phát triển tốt đạt
năng suất và chất lượng cao. Khoai lang tím cũng là đặc sản mà không nơi nào
có chất lượng như Bình Tân và đây cũng là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, tuy
nhiên chưa đem lại hiệu quả kinh tế nông nghiệp cao cho huyện vì đa số là
xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch cho thương lái Trung Quốc, giá cả không
ổn định.
Tập đoàn cây dài ngày ở Bình Tân gồm có: cây dừa, chuối, xoài, nhãn,
mận, ổi, cam, quýt, chanh,… tuy quy mô nhỏ, chưa nổi tiếng như các huyện
khác trong tỉnh nhưng cho thấy cây dài ngày ở Bình Tân là rất đa dạng.
Hệ động vật cũng rất phong phú: heo, trâu, bò, gà, vịt đều đã được thuần
dưỡng từ rất lâu đời. Qua thời gian được cải tạo giống và nhập giống ngoại đã
góp phần nâng cao chất lượng con giống và ngày càng đa dạng thêm giống vật
nuôi.
Nguồn tài nguyên thủy sản nước ngọt rất phong phú, tập trung thành 3 hệ
sinh thái thủy sản chính: hệ kênh rạch, hệ ao hồ mương vườn, hệ ruộng lúa tạo
15
nên tiềm năng khai thác lớn cho ngành thủy sản tuy nhiên hình thức khai thác
đánh bắt chưa được kiểm soát tốt.
3.1.3 Tiềm năng kinh tế
3.1.3.1 Tiềm năng du lịch
Với lợi thế là vùng chuyên canh sản xuất khoai lang, rau màu đặc biệt có
vị trí nằm cạnh huyện Bình Minh (vùng có vườn cây ăn trái đặc sản) và nằm
cạnh thành phố Cần Thơ là điều kiện thuận lợi để Bình Tân có thể kết nối với
các khu du lịch Cần Thơ, các tỉnh lân cận để khai thác mô hình du lịch trên
sông.
Số cơ sở kinh doanh thương mại-lưu trú ăn uống và dịch vụ trên địa bàn
huyện Bình Tân là 4.170, trong đó: ngành thương mại có 2.411 cơ sở, khách
sạn nhà hàng 1.191 cơ sở và dịch vụ có 568 cơ sở. Với đặc điểm này tuy
không thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu về danh lam thắng cảnh về văn hóa
tín ngưỡng như ở những nơi khác, nhưng tạo được điều kiện cho du khách
nghỉ dưỡng, một số khách nước ngoài tới địa phương hợp tác đầu tư nhất là
trong lĩnh vực nông nghiệp thì nhìn chung cơ sở hạ tầng ở đây có thể đáp ứng
và đang ngày càng hoàn thiện để thu hút khách.
3.1.3.2 Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Nguồn tài nguyên không nhiều nhưng đa dạng, nông sản là thế mạnh của
Bình Tân. Ngoài khoai lang là mặt hàng sản xuất và xuất khẩu nổi trội của
huyện thì lúa là cây lương thực truyền thống của người nông dân nơi đây từ
xưa. Tính trung bình hàng năm Bình Tân sản xuất được 256.086 tấn (số liệu
năm 2013) và là nơi cung cấp sản lượng khoai lang cao nhất nước ta. Năm
2013, Cục sở hữu trí tuệ quyết định cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể
“Khoai lang Bình Tân, Vĩnh Long, Việt Nam”. Với quyết định này , khoai
lang Bình Tân đã trở thành một thương hiệu mạnh trên thị trường trong và
ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội cho các tổ chức, cá nhân trên địa
bàn huyện phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm khoai lang. Sản lượng lúa
cả năm toàn huyện là 90.304 tấn với năng suất khá cao 59,47 tạ/ha/năm cung
cấp cho huyện sản lượng bình quân lương thực đầu người 2009 là 1.020 kg/
người. Lượng lúa sản xuất ra đủ cung cấp lương thực cho tiêu dùng, làm giống
cho vụ sau và xuất bán ra thị trường trong và ngoài nước.
Thay thế cho điểm yếu nguồn tài nguyên không nhiều, lực lượng lao
động dồi dào và cần mẫn nơi đây đã tạo lợi thế phát triển thủ công nghiệp.
Nhiều ngành nghề truyền thống là cơ sở để phát triển thủ công nghiệp ở nông
thôn và tham gia xuất khẩu. Một số ngành nghề đã phát triển thành làng nghề
16
như: nghề đan đát xã Thành Lợi, nghề làm dưa cải xã Tân Lược. Lấy nguồn
nguyên liệu từ nông nghiệp như lúa gạo, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa,.. huyện
phát triển mạnh mẽ ngành chế biến lương thực thực phẩm. Một số các cơ sở
chế biến: bún, nấu rượu, nước chấm, bánh, kẹo đã thu hút được nhiều lao động
và nằm ở khắp các xã. Những ngành này đã tạo ra giá trị sản xuất cao, đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
3.1.4 Dân số, lao động
Ngoài các điều kiện tự nhiên nói trên thì các điều kiện xã hội khác cũng
tác động rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp
nói riêng, trước hết là yếu tố con người.
Dân số trung bình huyện Bình Tân năm 2013 là 94.539 người với 23.641
hộ. Dân số tuổi lao động là 65.596 người và số người lao động là 88,85%
tương đương với 58.282 lao động đang làm việc. Trong đó lao động trong lĩnh
vực nông, lâm, thủy sản là 37.229 lao động chiếm 63,875% và còn lại 36,12%
lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông, lâm, thủy sản. Tuy nhiên tỷ lệ lao
động qua đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học vẫn còn thấp chỉ chiếm
26,45% còn đến 73,55% lao động chưa qua đào tạo. Những con số cho thấy
hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư còn mang nặng tính tập quán, truyền thống,
trình độ của người lao động còn hạn chế, gây khó khăn cho việc hiện đại hóa
nông nghiệp-nông thôn.
3.1.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp
Bình Tân có nhiều sông, hệ thống kênh rạch, hệ thống đường bộ khá phát
triển có vai trò đặc biệt quan trọng trong vận chuyển.
Đường thủy vẫn chiếm ưu thế về vận chuyển hàng hóa đặc biệt là nông
sản. Đường bộ chiếm ưu thế về vận chuyển khách.
3.1.5.1 Đường thủy
Hệ thống kênh (kênh cấp III trở lên) trên địa bàn khá dài với tổng chiều
dài 806 km. Trong đó có con sông Hậu là sông lớn chảy qua hiện chỉ được lưu
thông những tàu có tải trọng dưới 3000 tấn cùng với hệ thống sông kênh nhỏ
nhưng là những tuyến giao thông quan trọng như các con kênh: kênh Hai Quý,
kênh Câu Dụng cũng đóng vai trò không nhỏ trong vận chuyển hàng hóa và
phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp. Vật tư nông nghiệp và các hàng hóa như
lúa gạo, vật liệu xây dựng, hàng nông sản là những hàng hóa thường xuyên
lưu thông trên tuyến giao thông thủy ở đây. Nhờ đường thủy mà phần lớn
17
nông sản Bình Tân được tươi tốt hơn, vận chuyển thuận lợi, tuy nhiên vẫn phải
thông qua đường bộ để vận chuyển nông sản, hàng hóa đi xa hơn.
3.1.5.2 Đường bộ
Tổng chiều dài hệ thống đường bộ cấp quốc lộ, tỉnh lộ, hương lộ của
toàn huyện là 97,4 km. Quốc lộ 54 đi qua với chiều dài 17 km từ cầu chợ Bà
thuộc xã Thành Lợi đến cầu Xã Hời thuộc xã Tân An Thạnh. Tỉnh lộ 908 đi
qua địa bàn huyện Bình Tân dài 33,8 km, nối liền quốc lộ 1A và quốc lộ 54
tạo điều kiện giao thương thuận lợi cho huyện. Đường huyện có đường Thuận
An – Rạch Sậy dài 5 km, đường Thành Đông dài 2 km… đường ô tô liên ấp
dài khoảng 1,5 km và hơn 195 km đường dal giao thông nông thôn tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại trong cả hai mùa mưa, nắng.
Nhìn chung hệ thống giao thông bộ ở Bình Tân khá thuận lợi cho việc đi
lại và sản xuất, đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến
đường liên xã, liên ấp được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên bên cạnh những kết
quả đạt được mạng lưới giao thông nông thôn của huyện còn nhiều yếu kém.
Sự phát triển mạng lưới giao thông chưa được huy hoạch hoàn chỉnh còn phụ
thuộc nhiều vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Mạng lưới giao thông chưa
đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hóa của nhân dân, vẫn còn một số
nhánh rẽ chưa được dal hóa nên gây khó khăn cho việc lưu thông nhân dân tại
khu vực này. Đứng trước yêu cầu về công nghiệp hóa nông thôn và sản xuất
nông sản tập trung như hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ của huyện cần
được đầu tư, nâng cấp và mở rộng đúng mức.
3.1.5.3 Điện, nước sinh hoạt
Hệ thống điện lưới, thông tin liên lạc phát triển rộng khắp, các xã đều có
trạm bưu điện, đài viễn thông, trạm truyền thanh. Tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt
5,3 máy /100 dân. Toàn huyện có 193,8 km đường dây 22kv, có 313 trạm hạ
thế dung lượng 898 KVA, đường dây hạ thế 294,9 km. Tất cả các xã đều có
nguồn điện lưới quốc gia, số hộ sử dụng điện 23.397 hộ chiếm tỷ lệ 98,97%.
Điện nông thôn phục vụ cho sinh hoạt là chính. Những năm gần đây do áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, lượng điện tiêu thụ cho sản xuất
cũng tăng lên nên nhu cầu về điện 3 pha đã được nhà nước quan tâm đầu tư.
Nước sinh hoạt: tất cả các xã đều có trạm cung cấp nước tập trung.
Huyện có 17 nhà máy nước (đã có trên 5.000 hộ dân sử dụng nước máy), 927
giếng nước bơm tay, 3680 lu xi măng và rất nhiều bồn- lu dạng nhỏ chứa nước
mưa,… nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 82,17 %. Với điều kiện
tự nhiên nhiều sông rạch, dân cư phân bố không tập trung và tập quán quen
dùng nước sông, ao nên nước sạch chưa đến hết các hộ dân trong vùng.
18
3.1.5.4 Hạ tầng khác
Toàn huyện có 10 trạm y tế xã – đều có bác sĩ, hai bệnh viện đa khoa khu
vực và một bệnh viện quân dân y kết hợp, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Hiện có 7 chợ loại III và 2 điểm họp chợ. Toàn huyện có 4281 hộ kinh
doanh thương mại- dịch vụ,1349 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, giải quyết cho
5.189 người có việc làm và ổn định thu nhập.
Trước đây đã xây dựng 16 cụm tuyến dân cư vượt lũ, đã xét cấp cho
1917 hộ vào ở. Hiện nay huyện đang triển khai xây dựng cụm dân cư giai
đoạn 2 .
Huyện có 3 trường PTTH, 9 trường THCS, 22 trường tiểu học và 11
điểm trường mẫu giáo, chất lượng giảng dạy ngày một nâng cao, hoàn thành
phổ cập THCS.
Công tác khuyến nông được coi trọng đáp ứng nhu cầu khách quan và
nguyện vọng của nông dân về ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng vụ, có
tác dụng thiết thực đối với kinh tế hộ, vừa nhằm phổ cập kỹ thuật, thông tin
kinh tế đến nông dân còn góp phần hướng dẫn nếp sống mới ở nông thôn được
nông dân rất hoan nghênh.
Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, phát huy vai trò hạt nhân
trong vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước; dân chủ ở cơ sở, cải cách hành chính tổ chức
ngày càng tốt hơn; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Những thành tựu trên góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội chung của huyện.
3.1.6 Căn cứ văn bản chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Tỉnh đã ra quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 07 tháng 04 năm
2009 ban hành đề án về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020.
Căn cứ quyết định số 08/2009/QĐ-UBND về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn đến năm 2020 của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện đã xây dựng đề án
số 06/ĐA-UBND ngày 07 tháng 07 năm 2009 về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn và được hội đồng nhân dân huyện thống nhất phê duyệt theo nghị định
số: 03/2009/NQ-HĐND, ngày 17 tháng 07 năm 2009 của Hội đồng nhân dân
huyện. Đề án nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020 của huyện
19
Bình Tân đưa ra với mục tiêu chung là xây dựng nền nông nghiệp phát triển
toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng xuất,
chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm an ninh lương thực
quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Trong đó mục tiêu cụ thể từ năm 2010 đến
năm 2020 cho ngành nông nghiệp là phát triển nông nghiệp theo hướng thâm
canh tăng năng suất, chất lượng nông sản hàng hóa, đảm bảo an toàn thực
phẩm. Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện các công trình thủy lợi kết hợp
giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống thủy lợi theo hướng phục vụ tốt cho
sản xuất nông nghiệp, đảm bảo tốt cho giao thông nông thôn, đáp ứng nhu cầu
vận chuyển nông sản hàng hóa. Mục tiêu cụ thể về nông nghiệp đến 2020 là:
+ Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp - lâm - thủy sản tăng trưởng bình
quân 4% - 4,5%/năm; đảm bảo diện tích sản xuất lương thực phù hợp yêu cầu;
phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng nông
sản hàng hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần cơ cấu lao động
nông nghiệp, tăng dần cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Phấn đấu lao động trong nông nghiệp thấp hơn 50%.
+ Nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác, phấn đấu đến
năm 2020 đạt bình quân 150 triệu đồng/năm/1 ha đất canh tác, trong đó lợi
nhuận 70 triệu đồng trở lên.
Quyết định số 1457/QĐ-UBND, ngày 01/03/2011 về việc ban hành kế
hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2010-2015. Trong phương hướng
chung của kế hoạch có nêu:
+ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp tăng nhanh
giá trị sản xuất, chất lượng nông sản, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản,
khuyến khích phát triển ngành chăn nuôi quy mô lớn, tập trung.
+ Phát triển quy mô cây màu luân canh, chuyên canh chiếm 70% diện
tích đất nông nghiệp; đầu tư và phát triển toàn diện lúa, khoai, rau, cá.
3.2 THỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH TÂN
Trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện đã đạt được một số kết quả đáng kể và một số chỉ tiêu chưa đạt. Thực
trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện sẽ điểm qua đôi nét về tình hình
chuyển dịch này.
20
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân 2009-2013
Diễn giải
Tổng GTSX
nông nghiệp
Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
Lâm nghiệp
Thủy sản
Đất nông
ghiệp
Sản lượng
lúa
Giá trị trên
1 ha đất NN
Lao động
nông nghiệp
ĐVT
2009
2010
2011
2012
2013
Tr.đ
1.965.180 2.740.262 2.973.996 3.059.663 3.147.717
tr.đ
tr.đ
tr.đ
tr.đ
tr.đ
tr.đ
1.483.913 2.185.637 2.298.781 2.440.840 2.547.556
1.260.271 1.909.265 2.001.421 2.020.114 2.115.750
176.265
198.349
210.491
178.055
180.473
47.377
78.023
86.869
242.671
251.333
13.551
14.334
13.603
17.036
16.124
467.716
540.291
661.612
601.787
584.037
ha
12.630
12.853
12.840
12.610
12.598
tấn
95.564
100.440
106.870
88.748
90.304
tr.đ
120,17
178,50
317,46
223,37
246,80
%
71,04
74,80
63,13
63,87
63,88
(Tính theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Tính toán dựa vào niên giám thống kê chi cục thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Từ năm 2009 đến năm 2013, tổng giá trị sản suất nông nghiệp của huyện
có mức tăng trưởng khá nhanh. Năm 2010 là năm tăng trưởng cao nhất: tăng
39,44% do năm 2010 cả nông, lâm, thủy sản đều tăng mạnh. Giai đoạn 20102013 mức tăng bình quân 4,76% vượt mục tiêu của đề án đến năm 2020 là
0,26%. Nhìn chung nông – lâm – thủy sản của huyện đều tăng. Ngành nông
nghiệp năm 2010 có mức tăng trưởng cao, nguyên nhân là do ngành trồng trọt
chiếm phần lớn giá trị và tăng mạnh năm 2010 và tăng đều trong giai đoạn
2010 đến 2013. Ngành thủy sản có xu hướng tăng, tăng mạnh từ 2009 đến
2011, từ 2011 đến 2013 thủy sản có xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn năm
2009. Chăn nuôi tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2011 do chăn nuôi lấy nguồn
thức ăn từ lương thực nên trồng trọt giai đoạn này tăng thì chăn nuôi cung tăng
theo. Chăn nuôi trong năm 2012 giảm do trồng trọt tăng chậm lại cộng với
tình hình công bố dịch bệnh năm 2012 nên giảm giá trị sản xuất và tăng trở lại
trong 2013 nên ngành chăn nuôi có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009-2013.
Dịch vụ có giá trị sản xuất nhỏ nhưng cũng tăng mạnh qua các năm nhất là
năm 2012 tăng 179,35% do đây là năm thuê mướn dịch vụ nông nghiệp tăng
mạnh cụ thể là thuê mướn nhân công sản xuất khoai lang tăng mạnh.
21
Diện tích đất nông nghiệp 2010 có tăng so với 2009, đây cũng là một
trong số những nguyên nhân làm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ
năm 2009 qua năm 2010. Diện tích đất nông nghiệp tăng năm 2010 nhưng đã
giảm dần qua các năm sau đó. Nguyên nhân giảm là do thực hiện thu hẹp diện
tích đất nông nghiệp để nhường chỗ cho các hạng mục công trình Nhà nước,
công trình đô thị, nhà ở, khu dân cư.
Cùng với việc luân canh chuyên canh cây màu trên đất lúa và giảm diện
tích đất nông nghiệp mà sản lượng lúa cũng giảm theo. Năm 2012, sản lượng
lúa giảm đến 18.122 tấn giảm mạnh nhất, sau đó có tăng lại nhưng rất ít. Chỉ
riêng 2010 và 2011 sản lượng lúa tăng 4.876 tấn và 6.430 tấn. Mức tăng không
bằng mức giảm qua các năm cho thấy vị trí ưu tiên của cây lúa ở Bình Tân
đang dần xếp phía sau các loại cây nông nghiệp khác. Nhiều mô hình luân
canh, chuyên canh cây màu được đưa vào ứng dụng trên ruộng lúa cũng là một
trong các nguyên nhân làm sản lượng lúa giảm.
Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp ở đây là đất trồng
trọt và nuôi trồng thủy sản, giá trị đạt cao nhất là 317,46 triệu đồng năm 2011
do ngành trồng trọt chăn nuôi năm 2011 tăng mạnh. Giá trị bình quân trên 1 ha
đất canh tác từ 2009 sang 2010 bình quân là 178,50 triệu đồng vượt chỉ tiêu đề
án (đề án: 135 triệu đồng/ha/năm). Giai đoạn 2010-2013 giá trị sản xuất bình
quân là 241,53 triệu đồng cho thấy vượt chỉ tiêu án đã đề ra (đề án đến 2015:
150 triệu đồng/ha/năm). Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp tăng liên tục và tăng mạnh.
Lao động nông nghiệp năm 2010 chiếm 74,80% trong tổng số lao động.
Lao động theo cơ cấu chung. Qua các năm lao động nông nghiệp có xu hướng
giảm nhưng vì tốc độ giảm bình quân này không lớn nên lao động trong nông
– lâm – thủy sản của huyện qua 5 năm chưa đạt được mục tiêu đề án đến năm
2020. Nguyên nhân là do người dân nơi đây đã gắn liền với truyền thống sản
xuất nông nghiệp, họ gắn bó chặt chẽ với nghề nông, với mảnh đất nông
nghiệp tạo ra thu nhập cho gia đình, máy móc chưa thay thế hết được sức lao
động của người nông dân. Nhìn chung qua các năm lao động nông nghiệp đều
lớn hơn 50% tổng số lao động. Chính vì thế tỷ lệ lao động nông nghiệp cao là
cho thấy chưa đi đúng hướng chuyển dịch nên đây là cần quan tâm và chuyển
dịch đúng mục tiêu đã đề ra.
Nhìn chung kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân qua 5 năm đã có những
chuyển biến theo hướng tích cực. Đây là cơ sở để cơ cấu kinh tế trong nội bộ
các ngành nông nghiệp chuyển dịch có hiệu quả.
22
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH TÂN
4.1 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2009-2013
Từ khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông
nghiệp huyện đã có những bước đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ.
Sản xuất nông nghiệp phát triển liên tục với tốc độ cao, có sự chuyển đổi trong
cơ cấu kinh tế nông nghiệp cơ bản nhất là ba ngành nông, lâm, thủy sản.
Bảng 4.1: Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản Bình Tân giai đoạn 2009-2013
Đvt: %
Ngành
2009
2010
2011
2012
2013
Nông
75,51
79,76
77,30
79,77
80,93
Lâm
0,69
0,52
0,46
0,56
0,51
23,80
100
19,72
100
22,25
100
19,67
100
18,55
100
Thủy sản
Tổng
(Tính theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế nông
nghiệp huyện và là ngành thể hiện chuyển dịch rõ rệt nhất. Trong đó, nông
nghiệp thể hiện xu hướng tăng và thủy sản có xu hướng giảm về cơ cấu.; còn
lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp luôn dưới 1%. Do sự tăng giảm của giá trị
sản xuất mà dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế nông
nghiệp. Riêng năm 2011 đã thực hiện đúng hướng chuyển đổi theo kế hoạch,
cơ cấu nông – lâm – thủy sản chuyển biến rất rõ: nông nghiệp giảm 2,46%, giá
trị thủy sản tăng theo đúng kế hoạch, tăng 2,53%. Do lâm nghiệp trong cơ cấu
nông – lâm – thủy sản của huyện chiếm không đáng kể (dưới 1%) nên việc
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thì thủy sản sẽ giảm với một tỷ lệ gần
bằng. Qua 5 năm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng trong khi thủy sản thì giảm
và tăng giảm cho thấy chưa đi đúng kế hoạch phát triển nông nghiệp huyện.
Nguyên nhân chính do nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao và có giá trị sản xuất
ngày một tăng trong nền kinh tế nông nghiệp nên nông nghiệp phát triển và
thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và giá trị sản xuất mặc dù có tăng nhưng sau
đó lại suy giảm.
23
4.2.1 Nội bộ ngành nông nghiệp
Giá trị sản xuất các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp đều tăng và tỷ
trọng các ngành cũng có sự chuyển dịch.
Bảng 4.2: Cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ Bình Tân giai đoạn 2009-2013
Đvt: %
Ngành
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
Tổng
2009
84,93
11,88
3,19
100
2010
87,36
9,08
3,57
100
2011
87,12
9,12
3,76
100
2012
82,76
7,29
9,94
100
2013
83,05
7,08
9,87
100
(Tính theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nội bộ ngành nông nghiệp
Bình Tân, kế đến là chăn nuôi và thấp nhất là dịch vụ. Cơ cấu trồng trọt năm
2010 tăng 2,43% do diện tích đất nông nghiệp năm 2010 tăng, năm 2011 trồng
trọt gần như chựng lại và sau đó lại giảm mạnh 4,36% năm 2012 do diện tích
đất nông nghiệp 2012 giảm và tăng thêm 0,29% trong năm 2013, chính vì sự
suy giảm mạnh vào năm 2012 có tăng trở lại nhưng tăng nhẹ nên ngành trồng
trọt nói chung đã giảm qua 5 năm chuyển đổi. Chăn nuôi giai đoạn này
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng, giảm 2,8% vào 2010 qua 4 năm sau đó
giảm dần tỷ trọng đến 2013. Nguyên nhân do tỷ trọng ngành dịch vụ tăng
mạnh cũng với sự kiểm soát dịch bệnh hạn chế về quy mô nhỏ đã phân tích
trên nên tỷ trọng ngành chăn nuôi phải giảm mặc dù giá trị sản xuất ngành
chăn nuôi có tăng. Với sự giảm tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp
đã cho thấy ngành chăn nuôi chưa đi đúng kế hoạch phát triển nông nghiệp
của huyện. Dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có chuyển dịch theo chiều
hướng tăng lên 6,3% trong 5 năm do cơ giới hóa nên thu nhập từ thuê mướn
máy móc cộng với dịch vụ thuê mướn nhân công đã đem lại thu nhập cao cho
dịch vụ nông nghiệp.
4.2.1.1 Nội bộ ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp, trong đó
chủ yếu là cây lương thực và cây màu, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp
tương đối nhỏ, cây hàng năm, cây khác chiếm tỉ trọng nhỏ.
24
Bảng 4.3: Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt huyện Bình Tân giai đoạn 20092013
Cây
Cây lương thực
Lúa
Bắp
Cây rau màu
Cây chất bột có củ
Rau đậu gia vị
Cây công nghiệp
Cây hàng năm khác
Cây ăn quả
Cây khác
Tổng
2009
32,84
32,68
0,16
52,02
28,27
23,75
2,75
0,11
10,88
1,41
100
2010
32,08
31,82
0,26
42,54
16,46
26,08
2,83
0,02
21,38
1,15
100
2011
30,62
30,31
0,31
46,48
20,84
25,64
2,88
0,03
18,94
1,06
100
Đvt: %
2013
19,40
19,33
0,07
69,43
36,25
33,18
2,82
0,01
8,24
0,11
100
2012
19,59
19,33
0,26
71,75
44,62
27,13
0,61
0,01
7,78
0,27
100
(Tính theo giá so sánh 2010)
Nguồn:Tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Cây lương thực gồm có cây lúa và bắp. Cây lúa chiếm phần lớn diện tích
cây lương thực huyện Bình Tân nên tỷ lệ chuyển dịch cây lương thực giảm do
trong những năm qua diện tích trồng lúa đã giảm.
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa, bắp Bình Tân giai đoạn 20092013
Lúa
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
Diện tích (ha)
17.579
17.137
17.611
14.789
15.186
Năng suất
(tạ/ha)
54,36
58,61
60,68
60,01
59,47
Sản lượng
(tấn)
95.564
100.440
106.870
88.748
90.340
388
389
476
450
130
Năng suất
(tạ/ha)
21,04
21,65
23,70
24,53
22,82
Sản lượng
(tấn)
816
841
1.127
1.103
298
Diện tích (ha)
Bắp
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
25
Cây lúa là cây lương thực hàng đầu vì chiếm gần như toàn bộ tỷ trọng
cây lương thực, được trồng từ ba vụ mùa chính là đông xuân, hè thu và thu
đông. Diện tích lúa có xu hướng giảm, trong giai đoạn 2009-2011 diện tích lúa
được duy trì trên 17 nghìn ha, nhưng hai năm gần đây 2012 và 2013 diện tích
lúa giảm xuống ở 14-15 nghìn ha. Tương ứng sự tăng giảm của diện tích, sản
lượng lúa cũng tăng giảm theo, 2009-2011 sản lượng từ 95-106 nghìn tấn, hai
năm 2012 và 2013 sản lượng chỉ đạt 88-90 nghìn tấn. Về năng suất thì năm
2009 năng suất lúa là thấp nhất, 54,36 tạ/ha. Năm 2010 và 2011 năng suất lần
lượt là 58,61 tạ/ha và 60,68 tạ/ha. Năm 2012 và 2013 tuy diện tích và sản
lượng lúa có giảm nhưng năng suất vẫn được duy trì ở mức 60,01 và 59,47
tạ/ha. Điều này chứng tỏ năm 2009 hiệu quả trồng lúa vẫn còn thấp và kể từ
2010 trình độ canh tác lúa của người dân Bình Tân đã đem lại hiệu quả cao
hơn, năng suất trồng lúa có tăng. Giá lúa trong những năm gần đây tuy có tăng
nhưng không ổn định, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào như phân bón,
thuốc trừ sâu, xăng dầu, phục vụ cho sản xuất lúa đều tăng mạnh dẫn đến chi
phí sản xuất cao nên lợi nhuận của người trồng lúa trên thực tế là thấp. Trong
vụ đông xuân 2011, người nông dân có được niềm vui là do năng suất lúa tăng
cao 2-3 tạ/ha. Điều này thể hiện trình độ sản xuất thâm canh cây lúa của người
dân đã thuộc vào loại cao. Cộng thêm giá lúa tại thời điểm 2011 đang tăng, giá
lúa: 3.010 đồng/kg, tăng 3% so với vụ trước làm cho người nông dân thêm
phấn khởi. Năm 2012 giá lúa lại giảm, nông dân đã thu hẹp diện tích xuống
giống lúa làm cho sản lượng thu được cũng giảm theo và do giảm mạnh nên
kéo tỷ trọng cây lúa giảm cũng như cây lương thực năm 2012 giảm xuống. Để
giá lúa ổn định thì cần có sự hỗ trợ của các cấp ngành có liên quan để thu nhập
của nông dân trồng lúa khá hơn. Cây bắp chiếm tỷ trọng nhỏ, ảnh hưởng
không lớn đến chuyển dịch cơ cấu cây lương thực. Diện tích bắp tăng từ năm
2009 đến năm 2011, qua năm 2012 và diện tích trồng bắp giảm tương ứng sản
lượng cũng tăng và giảm theo. Tuy nhiên năng suất bắp vẫn tăng từ 2009 cho
đến 2012 và sang năm 2013 giảm do diện trồng bắp năm này ít nên kỹ thuật
trồng bắp không tránh khỏi sâu bệnh trên bắp dẫn đến năng suất không cao.
Cây màu đứng vị trí chủ lực trong nội bộ ngành trồng trọt của huyện và
có xu hướng tăng. Năm 2010 cây màu giảm với 9,48% về cơ cấu do sự tăng
mạnh của tỷ trọng cây công nghiệp và cây ăn quả. Cây màu bao gồm cây chất
bột có củ, cây rau đậu và gia vị, cả hai loại cây trồng này đều có vị trí quan
trọng như nhau trong cơ cấu cây màu. Cây rau đậu và gia vị có vai trò quan
trọng trong đời sống người dân. Đây là loại thực phẩm không thể thiếu trong
các bữa ăn hàng ngày của con người, cung cấp chất xơ và các loại vitamin rất
tốt cho sức khỏe nên phát triển các loại rau đậu và gia vị có ý nghĩa quan trọng
26
trong việc đa dạng hóa cây trồng bên cạnh đó nhu cầu của người dân trong
huyện cũng cao. Năm 2010 tỷ trọng cây rau đậu và gia vị tăng, năm 2011 lại
giảm nhẹ nhưng đến 2012 và 2013 tăng nhanh liên tục trở lại, năm 2013 tăng
đến 6,05%. Những năm qua nhất là thời diểm 2013 huyện phát triển mạnh mô
hình luân canh màu như: hành lá, dưa hấu, dưa leo khổ qua, cà chua trên đất
lúa đem lại lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với việc độc canh cây lúa. Đồng thời
trong huyện đã có vùng chuyên canh rau màu, phát triển mạnh ở các xã như:
xã Thành Lợi, Thành Trung, Tân Thành. Tân Quới. Phát triển rau màu từng
bước phá thế độc canh cây lúa là hướng đi thích hợp trong việc chỉ đạo phát
triển bền vững trồng trọt. Cây chất bột có củ cũng đóng vai trò khá quan trọng
trong cơ cấu cây màu của huyện. Phần lớn cơ cấu cây chất bột có củ là khoai
lang bởi vì khoai lang xem như đặc trưng của nông nghiệp Bình Tân. Diện tích
và sản lượng khoai lang không ngừng tăng qua các năm. Bởi tính hiệu quả
kinh tế nó mang lại nên nông dân quyết định đầu tư cho đất khoai.
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang huyện Bình Tân giai
đoạn 2009-2013
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
Diện tích
(ha)
4.992,1
5.673,7
7.994,1
10.563,3
8.909,8
Năng suất
(tạ/ha)
291,63
292,61
293,5
298,2
287,4
Sản lượng
(tấn)
145.584
166.016
234.627
315.040
256.085
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Cả diện tích, năng suất, sản lượng khoai lang đều đồng loạt tăng rất
nhanh từ 2009-2012 và năm 2013 cả ba đều giảm. Nguyên nhân là do từ năm
2010, 2011, các thương lái bắt đầu thu mạnh khoai tím Nhật với giá cao, nên
nhiều người chuyển lúa qua trồng khoai. Đến nay, Bình Tân được xem là địa
phương có diện tích khoai lang lớn nhất tỉnh. Chính nhờ chuyển mạnh sang
trồng khoai mà thu nhập nông dân tăng lên đáng kể. Thời điểm 2011 nông dân
có khi trúng dịp khoai lên đạt ngưỡng 1.200.000 đồng/tạ và bình thường thời
điểm này giá khoai tím nhật vào khoảng 500.000-600.000 đồng/tạ. Nhưng
cũng vì sự tăng lên ồ ạt trong sản xuất khoai lang dẫn đến dư thừa. Việc thu
mua khoai trên ruộng phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc nên đây chính là
điểm yếu để thương lái ép giá dẫn đến thua lỗ cho nông dân. Vào thời điểm
2012 khoai rớt giá khiến nông dân chịu lỗ và không đầu tư nhiều như trước
27
đây. Giá khoai tại thời điểm tháng 4/2012 là 280.000-320.000 đồng/tạ, trong
khi giá có lãi cho nông dân là trên 400.000 đồng/tạ. Đây là nguyên nhân khiến
cho diện tích cũng như năng suất và sản lượng khoai lang năm 2013 giảm
xuống một cách nhanh chóng. Chính vì thế tỷ trọng cây chất bột có củ sụt
giảm 8,35% trong năm 2013, tuy nhiên với sự tăng nhanh và liên tục của cây
khoai lang ở gia đoạn trước đã làm cho cơ cấu cây chất bột có củ tăng mạnh và
đây cũng là con số chuyển dịch đột phá từ hiệu quả của khoai lang. Thế nhưng
cần ổn định để tránh dư thừa sản lượng và để tìm thị trường thích hợp cũng
như bình ổn được giá cả cho khoai lang thì đây là vấn đề cần được quan tâm
phát triển đúng mức. Hơn thế nữa khoai lang hiện đang giữ vai trò quan trọng
trong giải quyết việc làm và thu nhập cho người dân địa phương nơi đây.
Không giống các loại cây trồng khác như lúa, bắp, rau,… cây khoai lang chưa
áp dụng cơ giới hóa để thay thế lao động. Bởi thế khi khi diện tích khoai lang
tăng lên có nghĩa là lao động nông thôn nhàn rỗi sẽ được giải quyết việc làm
góp phần đem lại thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Chính vì thế sự
chuyển dịch mạnh mẽ của cây màu, cơ bản là cây khoai lang đã kéo theo sự
chuyển dịch đáng kể về tỷ lệ hộ nghèo.
14,00
12,69
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
12,00
10,00
9,50
8,00
6,00
6,78
6,00
4,65
4,00
2,00
0,00
2009
2010
2011
2012
2013
Năm
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Hình 4.1 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Bình Tân 2009-2013
Tỷ lệ hộ nghèo ở Bình Tân giai đoạn 2009-2013 nhìn chung đã giảm.
Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo tăng mạnh. Mặc dù trong năm 2010 tỷ lệ lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp và diện tích khoai lang có tăng nhưng lao động
nghèo chưa tìm được nghề đem lại thu nhập ổn định nên tỷ lệ hộ nghèo vẫn
tăng. Từ khi khoai lang được giá, diện tích không ngừng tăng, nghề làm khoai
mướn đã thu hút được phần lớn lao động nghèo. Trên địa bàn thành lập các
28
đội, nhóm chuyên về trồng khoai, cuốc khoai, lặt khoai, lựa khoai để làm công
cho các chủ ruộng khoai, vựa khoai và tính công theo ngày. Đây là giải pháp
hay cho lao động nghèo ở Bình Tân. Vì thế giai đoạn 2010-2012, diện tích
khoai lang tăng vọt kéo theo tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Một số hộ nghèo cũng
nhờ vay vốn để trồng khoai mà trở nên thoát nghèo. Riêng năm 2013, diện tích
khoai giảm nhưng số lao động nghèo còn đi làm thuê trong các ruộng khoai,
vựa khoai vẫn còn nên thu nhập hộ nghèo vẫn được cải thiện và tỷ lệ hộ nghèo
giảm nhưng giảm ít hơn giai đoạn khoai lang tăng vọt. Tóm lại sự chuyển dịch
đúng hướng tăng lên của cây màu do sự tăng lên của rau đậu gia vị và cây chất
bột có củ. Cây chất bột có củ tăng tỷ trọng là do phần lớn diện tích khoai lang
tăng lên có thể giải quyết việc làm cho lao động nghèo, đem lại thu nhập ổn
định dẫn đến giảm được tỷ lệ hộ nghèo.
Cây công nghiệp tăng khá trong giai đoạn 2009-2011, năm 2012 tỷ trọng
cây công nghiệp rớt xuống thấp chỉ còn 0,61% trong khi các năm trước đều
trên 2%, đến năm 2013 cây công nghiệp đã lấy lại đà tăng trưởng và đạt tỷ
trọng 2,82%. Nhìn chung cây công nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng. Nguyên nhân là do cây công nghiêp chiếm tỷ trọng nhỏ và áp dụng
nhiều biện pháp chuyển đổi canh tác, cây công nghiệp chỉ đưa vào luân canh
ít. Cây công nghiệp ở đây là loại cây công nghiệp nông nghiệp: có vai trò rất
quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, thúc đẩy công nghiệp chế biến
phát triển. Nhận xét thấy cây công nghiệp tuy chuyển dịch giảm tỷ trọng
nhưng có ý nghĩa kinh tế khi luân canh xen canh trên các mô hình lúa màu ở
Bình Tân. 4 loại cây công nghiệp hàng năm có diện tích lớn ở Bình Tân là:
đậu nành, mè, mía, đậu phộng.
29
Bảng 4.6: Biến động về diện tích và sản lượng
huyện Bình Tân giai đoạn 2009-2013
Cây
Diện tích
công
và sản
2009
2010
nghiệp
lượng
Diện tích
692,3
122,0
(ha)
Đậu
Năng suất
24,3
24,6
nành
(tạ/ha)
Sản lượng
1.685,5
300,1
(tấn)
Diện tích
456,7
1.109,6
(Ha)
Năng suất
Mè
17,2
17,6
(tạ/ha)
Sản lượng
786,4
1.954,1
(tấn)
Diện tích
12,6
13,8
(ha)
Đậu
Năng suất
21,4
21,4
phộng
(tạ/ha)
Sản lượng
27,0
29,6
(tấn)
Diện tích
6,1
6,1
(ha)
Năng suất
Mía
687,9
687,9
(tạ/ha)
Sản lượng
419,6
419,6
(tấn)
Diện tích
1.167,7
1.251,5
(Ha)
Năng suất
Tổng
750,8
751,5
(Tạ/ha)
Sản lượng
2.918,5
2.703,4
(Tạ/ha)
cây công nghiệp hàng năm
2011
2012
2013
70,0
0,0
3,0
25,6
0,0
26,3
179,3
0,0
7,9
1.323,7
118,5
102,0
17,4
18,3
17,7
2.302,4
216,4
180,3
13,8
0,4
2,8
22,8
25,0
24,6
31,5
1,0
6,9
6,1
6,1
9,3
687,5
695,1
693
419,4
424
644,5
1.413,6
125,0
117,1
753,3
738,4
761,6
2.932,6
641,4
839,6
Nguồn:Tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Trong các cây công nghiệp hàng năm thì đậu nành, đậu phộng, mè và
mía là bốn cây công nghiệp điển hình và phổ biến nhất ở huyện Bình Tân. Về
diện tích cũng như sản lượng của 4 loại cây công nghiệp này tăng trong giai
đoạn 2009-2011, năm 2012 giảm mạnh có dấu hiệu hồi phục trong năm 2013.
Tương ứng tỷ trọng cây công nghiệp cũng tăng trong giai đoạn 2009-2011,
giảm mạnh 2012 và tăng lại năm 2013.
30
Do đậu nành trồng trên nền lúa giảm mầm bệnh lây lan giữa 2 vụ lúa,
giảm lượng phân bón khi trồng lại lúa, hạn chế sự bạc màu đất do sử dụng quá
nhiều lượng phân vô cơ cộng với đậu nành có thời gian sinh trưởng ngắn,
thích hợp trồng xen trên đất lúa nên nông dân Bình Tân đã luân canh thành
công trong những năm qua. Về cây đậu nành do kỹ thuật trồng và thời tiết
không thích hợp cho vụ thu hoạch nên sản lượng và diện tích đã giảm sau đó.
Diện tích đậu nành 2009 là 692 ha, giảm qua các năm sau đó, năm 2012 nông
dân hầu như không xạ đậu nành vì phần lớn diện tích tập trung cho khoai lang
vì đây là thời điểm khoai có giá, đến năm 2013 đậu nành mới được gieo xạ lại
diện tích là 3 ha tương ứng với sản lượng giảm dần và tăng trở lại trong năm
2013. Năng suất đậu nành vẫn được duy trì tăng giảm không đáng kể.
Mè vẫn duy trì năng suất 17 đến 18 tạ/ha. Diện tích mè năm vẫn tăng
mạnh từ năm 2009 đến năm 2011 và giảm trong năm 2012 và 2013. Năm 2013
diện tích mè giảm này kéo theo sự giảm mạnh của sản lượng mè, năm 2013
giảm 36,1 tấn. Giá mè trên thị trường giai đoạn 2009-2011 là 25.000-30.000
đồng/kg là mức giá cao nhất khiến diện tích mè tăng lên trong giai đoạn này.
Nông dân đã tăng diện tích luân canh mè lên, nhưng điều đáng lo ngại là do
thiếu kỹ thuật, điều kiện kho chứa... nên đa số nông dân phải bán sản phẩm
cho thương lái ngay sau thu hoạch và thường bị “ép giá” khi bước vào vụ thu
hoạch rộ, hơn nữa đầu ra cho sản phẩm cũng làm nông dân đáng quan tâm khi
mè không tồn trữ được lâu phải tìm đầu ra đảm bảo. Do vậy, nông dân rất cần
sự định hướng sản xuất từ các ngành chức năng và cần được sự hỗ trợ thêm về
kỹ thuật và thông tin thị trường.
Đậu phộng là một loại cây công nghiệp mới canh tác trên đất nông
nghiệp Bình Tân nên chiếm diện tích khá nhỏ và cũng giống như đậu nành và
mè diện tích và sản lượng đậu phộng tăng từ năm 2009 đến 2011, năm 2012
giảm mạnh và tăng trở lại vào năm 2013.
Mía chiếm diện tích nhỏ nhưng sản phẩm thu hoạch của cây mía là thân
mía đã làm cho sản lượng cũng như năng suất luôn cao. Về kỹ thuật cây mía
tương đối dễ canh tác nên diện tích mía khác với các cây công nghiệp trên,
diện tích mía không ngừng tăng và cả năng suất lẫn sản lượng cũng tăng theo.
Đặc biệt năm 2013 nếu như các cây công nghiệp khác tăng sản lượng trở lại
nhưng không bằng trước đây thì cây mía cho sản lượng đạt cao nhất và cao
hơn tất cả các năm trước đây. Điều này phần nào giải thích được sự tăng tỷ
trọng trở lại của cây công nghiệp trong năm 2013 sau khi suy giảm năm 2012.
Kỹ thuật trồng mía không khó và không tốn nhiều công chăm sóc cũng như
phòng trừ sâu bệnh như một vài cây công nghiệp khác nên mía đang là cây
công nghiệp được nông dân chú trọng và mạnh dạng đầu tư trồng. Nhận thấy
31
mía hiện đang có giá, sau khi trừ tất cả chi phí người nông dân có lãi trên 20
triệu đồng/ha, người nông dân càng phấn khởi với nghề mía và sẽ nâng cao
diện tích cũng như sản lượng mía trong tương lai hơn.
Cây ăn quả: có thể nói cây ăn quả có vị giá trị sản xuất tương đối nhỏ và
chuyển dịch theo xu hướng giảm. Năm 2010 cây ăn quả chiếm tăng 10,5%.
Tuy nhiên giai đoạn 2011 2013 tỷ trọng cây ăn quả giảm liên tục. Nhằm thực
hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và đem lại hiệu quả kinh tế nông nghiệp
cao nông dân đã chuyển đổi diện tích đất vườn để trồng lúa và các loại rau
màu khác.
Bảng 4.7: Biến động diện tích và sản lượng của cây ăn quả Bình Tân 20092013
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
2009
2010
2011
2012
2013
1.767,4
1.491,3
1.554,9
1.566,0
1.438,7
18.188,1
19.638,2
18.115,6
17.120,9
15.994,4
(Cây ăn trái được thống kê gồm: cam, quýt, nhãn, xoài, bưởi, dừa)
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Có thể nói cây ăn quả trong quá trình chuyển dịch đã thành công khi
giảm được diện tích và sản lượng qua các năm nhường chỗ cho các loại cây
trồng khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Năm 2010 diện tích cây ăn quả
giảm 276,1 ha nhưng kỹ thuật canh tác của nông dân trồng cây ăn quả khá nên
sản lượng lại tăng 1.450,1 tấn dẫn đến về cơ cấu tỷ trọng cây ăn quả tăng lên
trong năm 2010. Tuy nhiên khi diện tích cây ăn quả năm 2011, 2012 tăng thì
sản lượng lại giảm do sâu bệnh trên cây ăn quả ngày càng nhiều nên năng suất
khi thu hoạch trái cây không được cao dẫn đến sản lượng cây ăn quả giảm.
Đến năm 2013 cả diện tích và sản lượng cây ăn quả đều giảm. Nguyên nhân
do năng suất một vài loại cây ăn trái chủ lực đã giảm mạnh vì sâu bệnh trong
những năm gần đây. Nhìn chung cây ăn quả tuy giảm diện tích nhường chỗ
cho các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây ăn quả chưa
đảm bảo được năng suất cũng như chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
cũng như thị trường xuất khẩu.
4.2.1.2 Nội bộ ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng cung cấp thực phẩm đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng cho người dân hàng ngày. Sự chuyển dịch trong nội bộ
32
ngành chăn nuôi phụ thuộc vào nhu cầu cũng như sản lượng mà nó cung cấp
cho thị trường. Trong những năm qua nội bộ ngành chăn nuôi chuyển dịch với
nhiều sự biến động.
Bảng 4.8: Giá trị sản xuất nội bộ ngành chăn nuôi Bình Tân giai đoạn 20102013
Đvt: %
Chỉ tiêu
Gia súc
Gia cầm
Chăn nuôi khác
Sản phẩm phụ
Tổng
2009
62,48
14,98
0,66
21,88
100
2010
49,31
17,03
1,09
32,56
100
2011
34,10
26,81
1,17
37,92
100
2012
55,02
44,38
0,59
100
2013
43,62
55,53
0,85
100
(Tính theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Tính toán từ niên giảm thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Nội bộ ngành chăn nuôi bao gồm gia súc chiếm tỷ trọng lớn nhất đến sản
phẩm phụ, gia cầm đứng thứ ba và chăn nuôi khác chiểm tỷ trọng rất nhỏ. Gia
súc năm năm 2010 giảm, năm 2011 giảm mạnh 15,12%, đến năm 2012 gia súc
mới tăng mạnh trở lại, tăng 20,02% và năm 2013 lại giảm xuống làm cho chăn
nuôi gia súc có xu hướng giảm. Tuy nhiên gia cầm tăng rất mạnh, 2009 là
14,98%, những năm sau đó tỷ trọng gia súc tăng mạnh và liên tục, năm 2013
gia cầm chiếm tỷ trọng 55,53% lấn áp cả tỷ trọng gia súc 2013 là 43,62%. Sản
phẩm phụ trong chăn nuôi tăng liên tục từ 2009 đến 2011 tuy nhiên năm 2012
và 2013 không có số liệu thống kê theo giá so sánh 2010 nên cơ cấu nội bộ
chăn nuôi trong hai năm này được tính trên gia súc, gia cầm và chăn nuôi
khác. Sản phẩm phụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, trên dưới 1% nên chưa đánh giá
được chuyển dịch tăng giảm trong cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi. Biến động
đàn gia súc, gia cầm chính là nguyên nhân gây thay đổi cơ cấu nội bộ ngành
chăn nuôi.
33
Bảng 4.9: Biến động đàn gia súc gia cầm Bình Tân giai đoạn 2009-2013
Chỉ tiêu
Trâu,
Số
bò, heo
lượng
Gia
(con)
cầm
Trâu,
Sản
bò, heo
lượng
Gia
(Tấn)
cầm
2009
2010
2011
2012
2013
19.769
20.259
15.270
15.154
15.475
131.986
184.651
274.744
286.442
296.350
3.387,9
3.197,80
2.623,4
2.408,2
2.500,8
654,3
747,6
1.256,6
1.365,4
2.341,5
Nguồn: Tính toán từ niên giảm thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Trong chăn nuôi thì gia súc chiếm ti trọng cao nhất và đóng vai trò rất
quan trọng vì nó là nguồn thực phẩm cung cấp chủ yếu mà chưa có ngành nào
có khả năng thay thế được. Năm 2010 đàn trâu, bò,heo tăng 490 con. Số con
trâu, bò, heo tăng trong khi sản lượng lợn thì giảm. Nguyên nhân là do chất
lượng vật nuôi khi xuất chuồng, sản lượng được tính bằng tấn thịt khi xuất
chuồng. nguyên nhân giảm do kỹ thuật nuôi và con giống thời điểm trước kém
chất lượng. Vì sản lượng giảm nên đã làm tỷ trọng chăn nuôi gia súc 2010
giảm theo. Số lượng gia súc các năm sau đó lại giảm. Chăn nuôi heo thì đàn
heo ở quy mô trang trại và đa số chăn nuôi theo hộ gia đình, sản xuất nhỏ lẻ.
Công tác quản lí dịch bệnh ở đây cũng khó khăn. Năm 2010, Ủy ban nhân dân
Vĩnh Long đã công bố dịch heo tai xanh trên địa bàn 3 huyện Long Hồ, Bình
Minh, Bình Tân trong đó có Bình Tân khiến cho đàn heo 2011 giảm đi đáng
kể. Sản lượng gia súc năm 2011 giảm kéo theo tỷ trọng gia súc giảm mạnh.
Năm 2012 đàn heo giảm xuống thấp nhất, heo chỉ mắc bệnh thông thường
được phát hiện và điều trị 628 trường hợp, bệnh lở mồm long móng, heo tai
xanh không phát hiện nhưng do giá heo không ổn định cộng với sự tăng giá
liên tục của thức ăn chăn nuôi nên hộ chăn nuôi không dám đầu tư và mở rộng
chăn nuôi ra thêm mà thu hẹp lại tuy nhiên về sản lượng vẫn cao hơn gia cầm
nên tỷ trọng gia súc năm 2012 vẫn cao hơn gia cầm. Năm 2013 đàn heo đã
tăng lại nhưng vẫn còn thấp so với năm 2009, 2010. Trâu, bò là loại gia súc
nuôi nhiều thứ hai sau heo, chiểm tỷ trọng nhỏ hơn heo trong cơ cấu gia súc.
Trong quá trình cơ giới hóa đàn trâu chỉ còn lại trên dưới 10 con chiếm tỷ
trọng rất nhỏ (dưới 1%) nhưng giá trị thịt hơi rất cao và đóng vai trò thực
phẩm dinh dưỡng cao. Nuôi bò là hình thức chăn nuôi khá đơn giản và tiện lợi,
tiêu tốn ít chi phí và hiệu quả kinh tế khá cao nên đàn bò tăng khá trong giai
đoạn này. Năm 2010 đàn bò có 507 con tăng đều qua các năm và năm 2013
có 569 con, tăng lên 62 con.
34
Gia cầm huyện Bình Tân chủ yếu là gà,vịt, ngỗng… là nguồn cung cấp
thực phẩm chủ yếu đứng thứ 2 sau lượng thịt gia súc. Gia cầm được nuôi chủ
yếu ở họ gia đình và các trang trại lớn như ở Tân Thành, Tân An Thạnh, Tân
Quới. Giá nhiều sản phẩm gia cầm tiếp tục tăng và ở mức khá cao, tiêu thụ
thuận lợi nên đàn gia cầm đã nhanh chóng và đang phát triển theo hướng tập
trung với qui mô lớn, đảm bảo vệ sinh thú y và kiểm soát chặt chẽ tình hình
dịch bệnh. Trên gia cầm cũng không phát hiện cúm gia cầm, các trại nuôi gà
liên tục nhập gà công nghiệp về. Theo báo cáo hoạt động nông nghiệp năm
2012, đàn gia cầm là 286.442 con, các trại gà đã nhập về 9.908 con nâng tổng
số đàn lên 296.350 con vào năm 2013. Tương ứng sản lượng gia cầm cũng
tăng dần lên qua các năm và tăng cao nhất là năm 2013, tăng đến 976,1 tấn
đưa tỷ trọng gia cầm tăng cao hơn tỷ trọng gia súc trong cơ cấu ngành chăn
nuôi.
4.2.1.3 Nội bộ ngành thủy sản
Nội bộ ngành thủy sản chuyển dịch nhẹ, thể hiện ở nuôi trồng và đánh
bắt.
Bảng 4.10: Biến động cơ cấu nội bộ ngành thủy sản huyện Bình Tân 20092013
Đvt: %
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
2012
2013
Nuôi trồng
97,83
98,27
98,68
97,50
97,58
Khai thác
2,17
1,73
1,32
2,50
2,42
Tổng
100
100
100
100
100
(Tính theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Trong nội bộ ngành thủy sản, nuôi trồng chiếm phần lớn tỷ trọng (luôn
lớn hơn 97%) nên có thể nói đánh giá chuyển đổi cơ cấu ngành thủy sản chủ
yếu dựa vào sự tăng giảm tỷ trọng của nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung trong
nội bộ ngành thủy sản nuôi trồng có xu hướng tăng và khai thác có xu hướng
giảm. Năm 2011 nuôi trồng đạt tỷ trọng cao nhất. Năm 2012, nuôi trồng giảm
1,8%, giảm xuống thấp nhất. Đánh bắt chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành
thủy sản và tỷ trọng của nó phụ thuộc vào sự thay đổi tỷ trọng của ngành nuôi
trồng. Năm 2011 nếu như tỷ trọng của nuôi trồng tăng thì khai thác giảm, giảm
1,05%. Năm 2012, tỷ trọng khai thác tăng trở lại, tăng 1,8%. Sản lượng thủy
sản sẽ giải thích sự tăng giảm này.
35
Bảng 4.11: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản huyện Bình Tân giai
đoạn 2009-2013
Chỉ tiêu
Nuôi trồng
Khai thác
Tổng
2009
27.915,3
421,1
28.336,4
2010
29.058,0
413,7
29.471,7
2011
35.722,3
412,3
36.134,6
2012
33.927,4
415,8
34.343,2
Đvt: tấn
2013
31.234,6
382,1
31.616,7
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân 2010-2013
Nhìn chung tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản tăng từ năm
2009 đến năm 2011. Năm 2010 nuôi trồng có sản lượng là 29.058 tấn, tăng
1.142,7 tấn. Năm 2011 nuôi trồng tăng mạnh, tăng 6.664 tấn. Nuôi trồng chủ
yếu là nuôi cá tra, tôm rất đa dạng về hình thức nuôi như: nuôi cá ở ao mương
vườn, nuôi trên ruộng lúa (mô hình nuôi lúa – cá). Tổng sản lượng 2012 là
33.927,4 tấn, giảm 3.705,1 tấn so với 2011. Nguyên nhân giảm là do giá cá tra
nuôi theo hướng công nghiệp 6 tháng cuối năm 2012 giảm mạnh, hộ chăn nuôi
không dám đầu tư mở rộng quy mô lớn. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm tỷ
trọng nuôi trồng là khi ra đời mô hình liên kết xuất phát từ thực trạng hoạt
động sản xuất cá tra trong một vài năm gần đây, khi chi phí đầu vào tăng, chất
lượng con giống kém, tiêu thụ bất ổn, giá cá thương phẩm thấp hơn giá thành
sản xuất, lãi suất các ngân hàng quá cao nhất là thời diểm 2012 thì các cơ sở
và hộ cá nhân cắt giảm diện tích nuôi mà không phát triển thêm.
Sản lượng khai thác đã giải thích được sự giảm tỷ trọng khai thác thủy
sản. Giai đoạn 2009-2011 sản lượng khai thác giảm liên tục. Năm 2011 khai
thác giảm 1,4 tấn, năm 2012 khai thác tăng trở lại 3,5 tấn. Nguyên nhân giảm
do tập quán đánh bắt tự nhiên bằng những cách không an toàn đã bị nghiêm
cấm, đa số các hộ đánh bắt là hộ nghèo không đủ phương tiện cũng như các
thiết bị đảm bảo an toàn họ đã tập trung gần bờ nhất là dọc theo tuyến sông
Hậu để đánh bắt nguồn thủy sản. Trong những năm gần đây mùa lũ về dâng
cao hơn cả năm trước nên nguồn thủy sản đánh bắt cũng được nhiều hơn ở
năm 2012.
Như vậy trong nội bộ ngành thủy sản, tỷ trọng nuôi trồng đang ngày tăng
và ngành khai thác chiếm tỷ trọng nhỏ, ngày càng giảm. Nội bộ thủy sản
chuyển dịch thì nuôi trồng có xu hướng tăng và khai thác có xu hướng giảm,
cần ưu tiên phát triển nuôi trồng và đánh bắt phải hợp lí và đúng với tiềm năng
của huyện sẵn có.
36
4.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH
Nhìn chung qua 5 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu, kinh tế nông
nghiệp huyện Bình Tân đã đạt được một số thành tựu nhất định.
4.3.1 Thành tựu
Tổng giá trị sản xuất Nông – lâm – ngư bảo đảm tăng trên 4,5%/năm.
Giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và của cả nông - lâm - thủy sản - đều
tăng qua 5 năm. Diện tích cây lương thực chủ yếu là cây lúa có giảm nhưng
vẫn đảm bảo nhu cầu lương thực của huyện. Đã giảm dần diện tích trồng 3 vụ
lúa, chuyển sang các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như luân canh 2
vụ màu 1 vụ lúa, chuyên canh màu. Nổi bật lên là sản xuất khoai lang, không
ngừng tăng về quy mô diện tích, tạo ra sản lượng khoai rất lớn, sản xuất có lợi
nhuận, vừa tăng thu nhập trên đơn vị ha sản xuất vừa góp phần giải quyết
lượng lao động nghèo rất lớn ở nông thôn.
Một số loại nông sản như: rau đậu và gia vị, cây chất bột có củ nhất là
khoai lang tăng nhanh về giá trị sản xuất, cây công nghiệp cũng tăng giá trị
sản suất. Giá trị thủy sản tăng hình thành các vùng chuyên canh nuôi thủy sản,
lúa tuy có giảm nhưng đảm bảo được nhu cầu lương thực, giá trị khoai lang
tăng, rau màu tăng mạnh và đem lại giá trị kinh tế cao đã bảo đảm phát triển
toàn diện lúa, khoai, rau, cá.
Giá trị ngành chăn nuôi tăng cho thấy đảm bảo được nhu cầu thực phẩm
cho người dân và nhất là đảm bảo an toàn thực phẩm trong điều kiện dịch
bệnh trên gia súc gia cầm.
Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Bình Tân giảm tích cực. Đời sống người dân
ngày càng được cải thiện.
4.3.2 Hạn chế, những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp Bình Tân cũng gặp một vài khó khăn, hạn chế nhất
định. Từ việc nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện có thể rút ra những hạn chế và vấn đề đặt ra cần giải quyết cơ bản sau:
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm. Diện tích đất nông nghiệp
mỗi hộ nông dân còn phân tán thửa nhỏ, manh mún chưa theo đúng quy
hoạch. Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng hướng cần quy hoạch
lại tương xứng tiềm năng đất đai, sinh thái của huyện.
Lao động nông nghiệp dư thừa, tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn còn cao.
Lao động nông nghiệp phần lớn là trình độ thấp và lệ thuộc nặng vào mùa vụ
37
cũng góp phần làm cho tỷ lệ lao động nông nghiệp chưa giảm mạnh và đời
sống các hộ còn khó khăn. Cơ cấu lao động có chuyển dịch giảm dần trong
lĩnh vực nông nghiệp tuy nhiên vẫn còn chừng lại và chưa đạt mục tiêu lao
động trong nông nghiệp thấp hơn 50%.
Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp còn nhiều bất cập. Hiện nay các
vùng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang trong quá trình chuyển dịch
nhưng về số lượng thì ít, quy mô nhỏ và chưa ổn định; chủ yếu phát triển dựa
trên cơ sở các vùng truyền thống, chủ thể là các hộ nông dân chiếm đa số,
thiếu sự tác động tích cực của khoa học công nghệ, luôn gặp khó khăn về thị
trường tiêu thụ. Tính chất nhỏ lẻ cũng thể hiện rõ ở quy mô các chủ thể sản
xuất.
Chưa đảm bảo chất lượng nông sản nhất là các loại cây ăn trái. Sức cạnh
tranh về chất lượng, giá trị nông sản còn hạn chế. Thế mạnh của huyện là cây
khoai lang, nuôi cá tra, các loại hoa màu khác thì đến năm 2013 khoai lang
mới có nhãn hiệu, các cây, con còn lại chưa có. Còn về cây lúa, các giống lúa
chất lượng cao đưa vào gieo sạ còn rất ít dẫn đến giá lúa thấp, không đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Một phần do sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, khâu ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất còn yếu kém đưa đến chất
lượng nông sản không cao, chưa đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu thị
trường hàng hóa nông sản đặc biệt là thị trường xuất khẩu.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Bình Tân cũng đặt ra nhiều
vấn đề cần giải quyết kịp thời để có thể đưa cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện
đi đúng với mục tiêu chuyển dịch.
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện cũng giống như bối cảnh chung
của cả nước, tuy đạt kết quả tăng về số lượng, sản lượng, giá trị nhưng thiếu
tính ổn định và bền vững. Nông nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, sản xuất có
phát triển nhưng chưa đồng bộ giữa trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. chưa
tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Nông nghiệp Bình Tân chuyển
dịch nhưng vẫn còn chậm, chưa đi đúng hướng ngành chăn nuôi và thủy sản.
Giá trị sản xuất nông nghiệp và các ngành trong cơ cấu nông nghiệp có tăng
nhưng không tăng đồng đều qua các năm. Các vùng chuyên canh chưa được
đầu tư đúng mức.
Về nông nghiệp Bình Tân, trồng trọt là ngành chiếm ưu thế và đặc biệt
chú trọng quan tâm chuyển dịch cơ cấu. Qua 4 năm thực hiện chuyển đổi
ngành trồng trọt cũng được đánh giá qua các loại cây trồng. Cần có giải pháp
đối với từng loại cây trồng: cây lúa, cây màu, cây ăn trái, để mang lại hiệu quả
kinh tế cho ngành trồng trọt nói riêng và kinh tế nông nghiệp nói chung. Bên
38
cạnh đó cần chú trọng chăn nuôi và thủy sản đây là hai ngành khá quan trọng
của kinh tế nông nghiệp Bình Tân.
Cây lúa: Trong thời gian qua diện tích cây lúa giảm nhưng sản lượng
giảm không đáng kể vẫn đảm bảo được an ninh lương thực toàn huyện và xuất
khẩu ra bên ngoài thì vai trò của năng suất là yếu tố quan trọng hàng đầu làm
tăng sản lượng lúa trong thời gian qua. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo còn phụ
thuộc vào tình hình thị trường lương thực thế giới, giá cả biến động thường
xuyên không có lợi cho người sản xuất. Mặt khác, Bình Tân là vùng ngập lũ,
có nhiều khả năng đắp đê bao vượt lũ để trồng cây ăn trái cho hiệu quả cao
hơn. Chính vì vậy để đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao trong nông nghiệp, giảm
tỉ trọng cây lúa, tăng tỉ trọng cây ăn trái trong cơ cấu ngành trồng trọt phải
mạnh dạn chuyển đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái, số diện tích đất trồng
lúa còn lại chuyển sang trồng lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
Cây màu: Cây màu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu cây trồng
và được xem là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Vì vậy phát
triển rau màu như hiện nay là một hướng đi thích hợp. Các mô hình luân canh
lúa màu hoặc chuyên màu mang lại hiệu quả và góp phần nâng cao thu nhập
của nông dân trên cùng một diện tích sản xuất đất nông nghiệp. Đặc biệt là các
mô hình như đã phân tích hiệu quả ở trên: chuyên canh khoai lang, mô hình 1
lúa 2 màu, mô hình 2 màu 1 lúa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trên ha đất
nông nghiệp. Cần phải áp dụng các mô hình này như thế nào để mang lại và
duy trì hiệu hiệu quả kinh tế cao đó là vấn đề đặt ra cho kinh tế nông nghiệp
Bình Tân.
Cây ăn trái: Cây ăn trái ở Bình Tân có điều kiện phát triển bởi vì mặc dù
nằm trong vùng ngập lũ nhưng hệ thống đê bao được chú trọng đảm bảo khép
kín cho cây ăn trái phát triển tốt. Vấn đề quản lí sâu bênh chưa tốt, cây ăn trái
chủ lực chưa được quan tâm. Giá trị sản xuất cây ăn trái có tăng nhưng về cơ
cấu lại giảm cho thấy sự tăng trưởng của cây ăn trái chưa được phát huy cũng
như chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
Chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm, ngành chăn nuôi quy mô lớn
tập trung chưa đẩy mạnh thực hiện được. Chăn nuôi gia súc gia cầm còn ở quy
mô hộ gia đình nhỏ lẻ. Thực tế cho thấy huyện Bình Tân có rất nhiều lợi thế
để phát triển chăn nuôi. Từ việc tận dụng lợi thế đất vườn, các phụ phẩm từ
cây lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, đậu phộng, bắp, đậu nành, nguồn rơm rạ
đồng, chăn nuôi bò, heo, gà, vịt có điều kiện phát triển. Tuy nhiên do giá cả
bấp bênh những năm gần đây đã không đem lại lợi nhuận như mong đợi.
39
Thủy sản: Tỷ trọng ngành thủy sản chưa tăng theo đúng mục tiêu mà kế
hoạch phát triển nông nghiệp mà huyện đã đề ra. Trong những năm qua, nuôi
trồng thủy sản trên địa bàn huyện không phát triển, nhất là nuôi cá tra tập
trung không hiệu quả. Giá nguyên liệu đầu vào tăng, giá bán cá hàng hóa
không ổn định, tỷ suất lợi nhuận đạt thấp. Về tiềm năng về khai thác tự nhiên
thì chưa được khai thác hết.
40
CHƯƠNG 5
NHỮNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN BÌNH TÂN THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI
PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BÌNH TÂN TRONG THỜI GIAN TỚI
5.1 NHỮNG GIẢI PHÁP TỔNG THỂ THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BÌNH TÂN THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG
5.1.1 Qui hoạch, bố trí lại sử dụng đất nông nghiệp
Rà soát quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm thuộc ngành nông nghiệp
để có điều chỉnh, bổ sung kịp thời nhằm ổn định sản xuất cho giai đoạn 2014
đến 2020 và xa hơn. Trong đó tập trung phát triển vào các ngành sản xuất lúa
chất lượng cao, hoa màu, chăn nuôi, thủy sản, hướng đến việc khai thác có
hiệu quả thế mạnh sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng thị trường. Căn
cứ vào sự rà soát mà bố trí lại đất nông nghiệp hợp lí hơn.
Cơ cấu đất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa đất trồng hoa màu và
cây ăn trái. Xu hướng biến động quỹ đất nông nghiệp theo hướng giảm diện
tích đất canh tác lúa và tăng diện tích đất trồng cây màu và cây ăn trái. Đây là
đặc trưng chính biểu hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp ở
Bình Tân.
Ngoài tiềm năng cây lúa, rau màu, đất đai Bình Tân còn bao hàm một hệ
thống mặt nước chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy
sản, nhất là tôm cá là những sản phẩm xuất khẩu quan trọng. Tiềm năng đó
gồm các hệ sông rạch tự nhiên, kênh đào thủy lợi, ao mương vườn và ruộng
lúa.
Như vậy Bình Tân không còn khả năng mở rộng diện tích đất đai nên
phải thực hiện con đường thâm canh để gia tăng sản lượng nông nghiệp. Xu
hướng sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua đã hình thành vùng tập
trung chuyên canh lúa, chuyên canh màu, luân canh lúa màu vùng trồng cây ăn
trái góp phần vào việc thực hiện tốt tốc độ tăng trưởng khá và cao của ngành
nông nghiệp nói riêng, của nền kinh tế huyện nói chung. Xuất phát từ những
quan điểm này, mục tiêu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp Bình Tân nhằm:
bố trí sử dụng đất nông nghiệp hợp lí và phù hợp với điều kiện sinh thái từng
vùng nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, kết hợp hài hòa giữa
41
nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất
trên một đơn vị diện tích, vừa đảm bảo sự bền vững của môi trường tự nhiên.
Trong thời gian tới cần giảm diện tích trồng lúa nâng cao diện tích cây
rau màu và cây ăn trái lên vị trí hàng đầu. Trong cơ cấu đất trồng trọt. Chuyển
đổi một phần đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái, cải tạo triệt để vườn tạp để
trở thành vườn chuyên canh cây ăn trái. Thực hiện đa dạng hóa cây trồng trên
nền đất lúa theo chế độ luân canh khoa học, phổ biến đưa xuống ruộng các
loại cây màu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như bắp, đậu nành,
mè, hành...
5.1.2 Giải pháp về lao động nông nghiệp
Trong điều kiện sản xuất hàng hóa thì tăng cường ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi, cải tiến
hệ thống canh tác nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ giảm bớt sức lao động
con người trong nông nghiệp để tiến dần đến mục tiêu tỷ trọng lao động nông
nghiệp giảm dưới 50%. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động đó cần
phải:
Tổ chức các hoạt động khuyến nông, mở các lớp ứng dụng về các thành
tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho con người học tập, rút kinh nghiệm.
Tổ chức các hoạt động khuyến nông, truyền bá các kiến thức khoa học,
kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nâng cao các cơ sở dạy nghề cho người lao động nhằm nâng cao trình độ
sản xuất cho người dân. Trung tâm dạy nghề của huyện cần mở rộng quy mô,
đa dạng các ngành nghề khác ngoài các nghề đào tạo làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp.
5.1.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa
Việc tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa cho phù hợp với điều
kiện thị trường hội nhập nền kinh tế toàn cầu WTO là rất cần thiết. Những giải
pháp chủ yếu có tính chất lâu dài về thị trường tiêu thụ nông sản:
Quy hoạch, xây dựng cụm dân cư và chợ theo nguyên tắc gắn dân cư với
các trục giao thông thủy, bộ, cơ sở hạ tầng, điện nước thủy lợi,…để người
nông dân có chỗ để bán những sản phẩm của mình và mua được những sản
phẩm đầu vào phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng.
Xây dựng kho tàng sơ chế, bảo quản nông sản: hiện nay nông dân vẫn
phải sơ chế và bảo quản sản phẩm của mình theo phương pháp thủ công nên tỉ
lệ hao hụt cao, phẩm chất bị xuống thấp gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.
42
vì thế việc xây dựng kho bảo quản với công nghệ bảo quản phù hợp vừa giúp
đảm bảo chất lượng phù hợp, vừa bảo đảm kịp thời qui mô sản phẩm cho thị
trường.
Củng cố và phát triển hệ thống thương mại nông thôn: hệ thống thương
mại quốc doanh thời gian qua chưa thực sự thực hiện vai trò chủ đạo của
mình. Đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực chuyên môn, đổi
mới cơ chế hoạt động theo hướng có lợi cho người nông dân.
Tạo thị trường xuất khẩu cho những sản phẩm chủ lực của huyện.
Các xã trong huyện Bình Tân liên kết nhau xây dựng chiến lược phát
triển thương hiệu nông sản nhằm mục tiêu tạo thương hiệu hàng hóa cho một
số nông sản chủ lực của vùng; tạo khả năng cạnh tranh cho nông sản trên cả
thị trường nội địa và xuất khẩu. Các giải pháp đề xuất: hoàn thiện các hình
thức tổ chức sản xuất hiện có như tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, khuyến
khích các hình thức trang trại,..Thực hiện dán nhãn nông sản; hỗ trợ các tổ
chức kinh doanh nông sản thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo cho thương
hiệu của mình; phổ biến tuyên truyền pháp luật về vấn đề bảo hộ thương hiệu
theo pháp luật trong nước và thế giới; khai thác triệt để công nghệ thông tin để
vừa phát triển thương hiệu nông sản vừa phát triển thương mại điện tử.
5.1.4 Giải pháp về phát triển và hoàn thiện tổ chức sản xuất, chế
biến và dịch vụ tiêu thụ
Hiện nay việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản cần được
thực hiện trong một hệ thống chặt chẽ vì đây là đòi hỏi của nền kinh tế thị
trường cũng như đảm bảo quyền lợi cho người nông dân. Chế biến, bảo quản
và dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hóa phải được thực hiện bởi hệ thống tổ
chức ngoài phạm vi nông hộ nên giải pháp cho vấn đề này là thực hiện liên kết
“4 nhà”. Doanh nghiệp trong hệ thống “4 nhà” có ở Bình Tân nhưng chưa lớn
mạnh phải khuyến khích và tạo điều kiện phát triển.
5.2 GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH NỘI BỘ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN BÌNH TÂN TRONG THỜI GIAN TỚI
5.2.1 Giải pháp phát triển nông nghiệp
Hiện tại và tương lai nông nghiệp huyện Bình Tân vẫn là ngành giữ vị trí
quan trọng trong kinh tế huyện, vì vậy giải pháp tốt nhất cho kinh tế nông
nghiệp Bình Tân trong thời gian tới đó là:
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng phát triển hàng
hóa, xác định việc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông
nghiệp trên cơ sở tăng nhanh giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, đẩy
43
mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất,
chất lượng và giá trị kinh tế cao. Tập trung cho phát triển chăn nuôi và ngành
thủy sản.
Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh
lương thực, xây dựng cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi hợp lý.
Tăng nhanh giá trị tổng sản phẩm thu nhập trên một ha đất canh tác
thông qua chuyển dịch cơ câu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ.
Hình thành và phát huy thêm các vùng sản xuất hàng hóa như vùng lúa
chất lượng cao, vùng rau sạch, cây công nghiệp ngắn ngày phục vụ tối ưu cho
các đô thị. Cải tạo vườn tạp xây dựng vùng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn
quả.
5.2.2 Giải pháp phát triển trồng trọt
Cần phát triển trồng trọt theo hướng toàn diện, xóa thế độc canh cây lúa,
đa dạng hóa sản phẩm, hình thành các vùng tập trung chuyên canh. Dự vào
nhu cầu thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Hình thành
các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây thực phẩm có năng
suất cao, chất lượng tốt làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đáp ứng
nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước. Ngành trồng trọt Bình Tân cần
đầu tư và phát triển các nhóm sản phẩm sau:
5.2.2.1 Giải pháp phát triển cây lúa
Đầu tư xây dựng các đập kiên cố hóa, các công trình cơ giới và công
trình nội đồng để giữ nước, tạo nguồn nước đảm bảo điều kiện cho lúa đạt
năng suất và chất lượng cao nhất. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi,
huyện thực hiện các công trình lớn, xã và nhân dân thực hiện các công trình
nội đồng. Bố trí thời vụ hợp lý theo từng năm, từng vụ với phương châm tránh
hạn, né lũ.
Xây dựng lại vùng sản xuất lúa chất lượng cao. Áp dụng tiêu chuẩn GAP
về nông sản sạch cho cây lúa nhất để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu lúa. Áp
dụng mô hình ruộng lúa bờ hoa để tránh sâu bệnh trên cây lúa đem lại hiệu
quả cao. Khuyến cáo nông dân chọn giống cấp xác nhận để gieo sạ theo hướng
3 giảm, 3 tăng; nâng cao sản lượng lúa theo phương pháp sạ hàng; nhân rộng
quy mô diện tích cánh đồng mẫu lớn ở các xã có diện tích lúa lớn hàng năm.
Tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng
vào sản xuất, đồng thời khuyến khích nông dân duy trì việc ứng dụng cơ giới
vào khâu làm đất, khâu thu hoạch 100% diện tích mỗi vụ, khâu sấy lúa trên
44
mỗi vụ, tiến tới ứng dụng cơ giới trong khâu phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh và
nâng cao tỷ lệ diện tích sạ lúa theo hàng mỗi năm.
5.2.2.2 Giải pháp phát triển cây ăn trái
Đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ sau thu hoạch nhất là kỹ
thuật bảo quản trái cây tươi, công nghệ chế biến trái cây ngay tại chỗ tạo ra
những sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Nghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước
để khuyến cáo nông dân tạo ra những sản phẩm trái cây mà thị trường yêu
thích.
Nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư thỏa đáng
và ưu đãi về: tín dụng, thuế, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng
thương hiệu trái cây, nông sản để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp
trong, ngoài huyện cũng như vốn đầu tư nước ngoài… Quan tâm phát triển các
loại trái cây chủ lực ngắn ngày để phục vụ nhu cầu nội địa. Hoàn thiện hệ
thống thủy lợi để bảo vệ vườn cây khi chuyển đổi là hết sức quan trọng và cần
thiết. Cần có đê bao chống lũ an toàn, cống tiêu nước và hệ thống bơm tiêu
trong mùa mưa, lũ.
Giảm dần vườn cây ăn trái trồng phân tán đan xen trong đất lúa, đất
trồng màu như hiện nay, tiếp tục cải tạo vườn già cỗi kém hiệu quả, từng bước
hình thành khu vực trồng tập trung với các loại cây phù hợp với vùng đất Bình
Tân như: xoài cát Hòa Lộc, nhãn, sầu riêng, cây có múi, dừa,… Khôi phục lại
diện tích cây trồng đã suy thoái.
Tăng cường phối hợp với các trung tâm, viện, trường Đại học và các
công ty giống cây trồng, trình diễn cây ăn trái có năng suất khá, chất lượng cao
để nhà vườn áp dụng vào sản xuất. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn
kỹ thuật canh tác trên vườn cây ăn trái.
Ứng dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, từng
bước nhân rộng trên địa bàn huyện để nâng cao chất lượng, giá trị trái cây trên
đơn vị diện tích. Hình thành hợp tác xã mua bán trái cây để góp phần tiêu thụ
trái cây cho nhà vườn.
5.2.2.3 Giải pháp phát triển cây màu
Tăng diện tích 2 vụ lúa 1 vụ màu hoặc 2 màu 1 lúa ở các xã đồng thời
giảm dần diện tích thuần 3 vụ lúa/năm và chú ý giảm diện tích màu vào vụ
xuân hè để tình hình khô hạn gây ảnh hưởng đến sản xuất.
45
Mở rộng quy mô cánh đồng mẫu trồng khoai lang thương phẩm gắn với
nhãn hiệu khoai lang đã được cục sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu tập thể
“khoai lang Bình Tân, Vĩnh Long, Việt Nam” để mở rộng thị trường.
Duy trì diện tích rau màu hiện có, đồng thời phát triển thêm diện tích
trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: mè, bắp, đậu nành. Khuyến khích nông
dân áp dụng các mô hình luân canh, chuyên canh phù hợp với khả năng về
vốn, quy mô, về loại đất. Vận động nhà nông tìm hiểu tình hình biến động giá
cả thị trường để có quyết định đúng đắn cho đầu tư trồng trọt, bán sản phẩm
nông nghiệp vào thời điểm thích hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đầu tư các
cơ sở chế biến rau màu để tham gia giải quyết sản lượng nông sản trên địa bàn
huyện.
Tiếp tục vận động bà con phát triển và mở rộng các mô hình luân canh
màu và chuyên màu. Cung cấp giống cây trồng cũng như kỹ thuật trồng và
chăm sóc cho bà con.
Duy trì và phát triển các hợp tác xã rau an toàn xã Thành Lợi, Tân Quới,
Tân Bình và làng nghề chế biến dưa cải chua xã Tân Lược để góp phần tiêu
thụ sản lượng màu cho nông dân.
Tăng cường liên hệ các công ty giống cây trồng để giới thiệu, trình diễn
các giống màu có năng suất khá, chất lượng cao để nông dân tham khảo, ứng
dụng.
5.2.3 Giải pháp phát triển chăn nuôi
Tăng cường khuyến cáo nông dân tiếp tục nuôi gia súc, gia cầm dạng
trang trại, gia đình…, đảm bảo nuôi nhốt dễ tiêm phòng, quản lý tốt dịch bệnh,
đảm bảo vệ sinh môi trường để duy trì và phát triển tổng đàn.
Khuyến khích các trang trại nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công
nghiệp tập trung, tăng cường liên kết với các nhà đầu tư mới mở rộng quy mô
chăn nuôi.
Khuyến khích nông dân tận dụng thân cây bắp, dây khoai lang, rơm rạ,…
phát triển chăn nuôi heo, bò thịt.
Trình diễn con giống: heo, bò, gà, vịt… năng suất khá, chất lượng cao để
dân ứng dụng chăn nuôi hộ và hướng đến sản xuất quy mô lớn.
Hàng năm tập trung công tác tổ chức tiêm phòng dịch cúm H5N1, lở
mồm long móng, tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng cho gia súc.
46
Hỗ trợ kinh phí gieo tinh nhân tạo để phát triển đàn bò thịt và đầu tư xây
dựng hầm biogas ủ chứa phân đối với các hộ nuôi heo vừa tạo chất đốt cho
gia đình vừa hạn chế ô nhiễm môi trường.
5.2.4 Giải pháp phát triển thủy sản
Xây dựng mô hình mới phù hợp với sinh thái từng vùng, từng địa
phương nuôi trong ao, nuôi mương vườn, nuôi ven sông rạch và nuôi xen
canh, luân canh trên ruộng lúa, nuôi hầm. Khuyến khích nông dân đầu tư nuôi
cá bè ven sông Hậu. Khuyến khích nhà vườn tận dụng ao mương vườn nuôi
cá, lươn, ếch, rắn, nhằm nâng cao sản lượng thủy sản, góp phần tăng thu nhập
và đa dạng hóa các loại thủy sản phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của
người dân.
Nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn để nông dân đầu tư nuôi cá và phát
triển vì vốn đầu tư cho sản xuất là rất lớn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà
nước, trung tâm khuyến nông cần hỗ trợ kỹ thuật, giống cho người dân.
Khai thác hợp lí khu vực ven sông Hậu, các sông, kênh, rạch trên địa bàn
huyện. Tạo điều kiện tốt cho người dân nuôi cá tra ven sông Hậu.
Phát triển thủy sản hài hòa với phát triển trồng trọt, chăn nuôi, công
nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ với bảo vệ môi trường nước và các hệ sinh
thái.
47
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện
Bình Tân, 5 năm qua kinh tế nông nghiệp Bình Tân đã đạt được một số thành
tựu và vẫn còn những hạn chế nhất định. Về cơ cấu có sự chuyển dịch cơ bản
đúng hướng, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư tăng lên đáng kể, nhất là giá trị
ngành nông nghiệp tăng liên tục. giá trị sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi và
thủy sản cũng tăng lên. Diện tích trồng lúa và diện tích đất trồng cây ăn trái
giảm, thay vào đó là sự tăng lên của đất lúa luân canh màu như luân canh 2 vụ
lúa một vụ màu, 2 vụ màu một vụ lúa, chuyên canh khoai lang hay chuyên
canh màu, đất lúa nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất trồng lúa 3 vụ qua các
năm đã giảm dần nhưng năng suất lúa vẫn tăng và sản lượng vẫn ổn định đáp
ứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp đã thúc đẩy đời sống mọi mặt ở nông thôn có nhiều khởi sắc,
hộ nghèo giảm để tiến tới xóa đói giảm nghèo, giải quyết được việc làm cho
lao động nông nghiệp, nâng cao hiệu quả lao động, thu nhập cho lực lượng lao
động ở nông thôn ngày được cải thiện. Những diễn biến tích cực trong chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp ngoài tác động của các yếu tố: đầu tư cơ sở hạ tầng,
tăng cường nguồn nhân lực, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ,… Bên
cạnh những thành tựu đáng thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn
chưa đạt được một số mục tiêu. Trong thời gian qua gặp khó khăn về kiểm
soát dịch bệnh và giá cả bấp bênh nên tỷ trọng chăn nuôi có giảm cho thấy tỷ
trọng ngành chăn nuôi chưa đi đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp mà kế hoạch đã đề ra. Thủy sản cũng có tỷ trọng sản xuất giảm chưa
tương xứng với tiềm năng, lợi thế mà huyện sẵn có và trên hết là chưa đi đúng
hướng chuyển dịch cơ cấu tăng tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp.
Kinh tế nông nghiệp Bình Tân chuyển dịch, song thực chất nền kinh tế
Bình Tân vẫn là nền kinh tế hoa màu, lúa gạo, cây màu và cây lúa chiếm tỷ
trọng lớn và giữ vị trí không thể nào bỏ được, mặc dù trong giai đoạn này có
sự chuyển dịch cơ cấu cả cây trồng, vật nuôi, vì thế cần phải tiếp tục thực hiện
và đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhất là lúa gạo
hoa màu để sớm đưa nền kinh tế xã hội của huyện phát triển hơn nữa.
48
6.2 KIẾN NGHỊ
Đối với chính quyền các cấp
Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cấp chính quyền xã, địa
phương có vai trò trình diễn các mô hình sản xuất có hiệu quả cho nông dân
thấy và kêu gọi sự hợp tác, tập hợp lại để nhân rộng mô hình, sáng tạo ra các
mô hình mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó cần cải tiến những
giống lúa chuyên canh cho năng suất cao, qui hoạch sản xuất đồng bộ, khuyến
khích nông dân mở rộng qui mô sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi.
Khuyến khích nông hộ phát triển kinh tế vườn góp phần tạo thu nhập,
nâng cao đời sống, khi đó sẽ kéo theo sự chuyển dịch nhanh hơn nhờ vào thu
nhập cao từ mô hình này.
Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thủy lợi cho quá trình chuyển đổi,
cần có sự liên kết, kêu gọi của các cấp lãnh đạo nhà nước là: nhân dân và Nhà
nước cùng làm có như vậy thì mới giải quyết xong vấn đề thủy lợi hết sức
quan trọng, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch diễn ra nhanh
chóng, bền vững, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất khi chuyển đổi.
Cần qui hoạch, bố trí lại vùng tổng thể, vùng nguyên liệu, sử dụng đất
nông nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, kết hợp hài
hòa giữa nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao
nhất trên 1 ha đất sản xuất. Bên cạnh đó khuyến khích nông dân chuyển phần
diện tích đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây ăn trái, cải tạo vườn tạp
thành những vườn chuyên canh đặc sản. Thực hiện đa dạng hóa cây trồng trên
nền lúa theo chế độ luân canh khoa học.
Cần qui hoạch và phát triển các chợ đầu mối cho vấn đề tiêu thụ nông
sản, tìm đầu ra cho nông dân. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xúc tiến xây dựng
và bảo vệ thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho trái cây huyện có thương
hiệu nâng cao giá trị. Khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến
thức ăn gia súc để tìm giải pháp đầu ra cho cây màu: đậu nành, cây bắp, khoai
lang,..
Các cán bộ nông nghiệp tăng cường triển khai cho nông dân nâng cao
trình độ hiểu biết của nông dân trong việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật, công
nghệ sau thu hoạch để triển khai tốt, đảm bảo cho giá trị đầu ra của sản phẩm
nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng thị trường, mẫu mã,
chủng loại cho nông dân.
49
Đối với hộ nông dân
Thực hiện nghiêm túc các chương trình dự án và kỹ thuật trong sản xuất
nông nghiệp, vay và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
Khai thác nguồn lợi nông nghiệp đúng tiềm năng lợi thế của huyện về
đất đai, sông ngòi phục vụ lợi ích kinh tế nông nghiệp của bà con. Đồng thời
cần bảo vệ môi trường sinh thái, tránh gây ô nhiễm đảm bảo sự phát triển bền
vững.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Đình Thắng, 2006. Giáo trình kinh tế nông nghiệp đại cương. Đại học
Kinh tế quốc dân.
2. Nguyễn Minh Châu, 2002. Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Đại học An
Giang.
3. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội (2003).
4. Đào Thế Anh và các cộng sự, 2003. Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt
Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển, ngày 17/4/2011.
5. Nguyễn Như Triển, 2012. Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tham luận. Trung tâm nghiên cứu
kinh tế miền Nam.
6. Vũ Văn Nâm, 2002. Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Luận văn
thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Bùi Thị Nguyệt Minh (2008), luận văn tốt nghiệp. Đánh giá thực trạng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.
8. Lê Thị Bích Trâm, 2011. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
9. Phòng thống kê, 2009. Niên giám thống kê 2009. Bình Tân.
10. Chi cục thống kê, 2010. Niên giám thống kê 2010. Bình Tân.
11. Chi cục thống kê, 2011. Niên giám thống kê 2011. Bình Tân.
12. Chi cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2012. Bình Tân.
13. Chi cục thống kê, 2013. Niên giám thống kê 2013. Bình Tân.
14. Bùi Văn Sáu, 2000. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long. Luận án tiến sĩ,
Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
15. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2009. Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND
về việc ban hành đề án nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020. Vĩnh
Long, ngày 07 tháng 4 năm 2009.
16. Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân, 2011. Quyết định số 145/ QĐ-UBND về
việc ban hành kế hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2010-2015. Bình
Tân, ngày 01 tháng 3 năm 2011.
17. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, 2011. Báo
cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp & PTNT năm 2011, phương hướng
nhiệm vụ năm 2012 ở huyện Bình Tân. Bình Tân, tháng 11 năm 2011.
51
18. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, 2013. Báo
cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp & PTNT năm 2012 phương hướng
nhiệm vụ năm 2013 ở huyện Bình Tân. Bình Tân, tháng 01 năm 2013.
19. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, 2014. Báo
cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp & PTNT năm 2013 phương hướng
nhiệm vụ năm 2014 ở huyện Bình Tân. Bình Tân, tháng 01 năm 2014.
20. Ban chấp hành Hội nông dân huyện Bình Tân, 2013. Tài liệu hội nghị
Quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân, Vĩnh Long, Việt
Nam”. Bình Tân, tháng 4 năm 2013.
21. Soubotina, 2005. Nhập môn về Phát triển bền vững. Trong Không chỉ là
tăng trưởng kinh tế. Xuất bản lần thứ hai. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
Hà Nội.
22. Đảng cộng sản Việt Nam, 2006. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X. Hà
Nội. 18-25/4/2006.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Ben G. Bareja, 2014. What is Agriculture, Definition of Agriculture.
[Accessed
September 1, 2014].
2. Origin, 2010. From Latin Agriculture, from ager cultural growing,
cultivation.
[Accessed September 2, 2014].
3. World Committee Environmental and developed, 1987. Report of the World
Commission on Environment and Development. Our Common Future. Oslo,
20 March 1987.
4. Chenery, H., 1988. Volum 1, North – Holland. Structural tranformation,
handbook of developtment Economics. P. 197-202.
52
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: so sánh các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân giai
đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: %
2010 so
2009
Diễn giải
2011 so
2010
2012 so
2011
2013 so
2012
3. Sản lượng lúa
39,44
47,29
51,50
12,53
64,69
5,78
15,52
1,77
5,10
8,53
5,18
4,83
6,12
11,34
-5,10
22,45
-0,10
6,40
2,88
6,18
0,93
-15,41
179,35
25,24
-9,04
-1,79
-16,96
2,88
4,37
4,73
1,36
3,57
-5,35
-2,95
-0,10
1,75
4. Giá trị trên 1 ha đất NN
48,54
77,85
-29,64
10,49
5,29
-15,60
1,17
0,02
Tổng GTSX nông nghiệp
Nông nghiệp
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
Lâm nghiệp
Thủy sản
2. Đất nông ghiệp
5. Lao động nông nghiệp
Phụ lục 2: dân số - lao động
Chỉ tiêu
2009
2010
2011
Dân số trung bình
94.512
93.592
93.402 93.914 94.539
Dân số tuổi lao động
63.477
73.269
64.810 65.079 65.956
8,85
8,96
58.351
69.409
71,04
74,80
63,13
63,87
63,88
28,96
25,20
36,87
36,13
36,12
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)
Lao động làm việc trong các
ngành kinh tế
Lao động khu vực nông – lâm
– thủy sản (%)
Lao động khu vực phi nông
nghiệp (%)
2012
10,65
2013
23,45
26,45
55.650 58.052 58.282
Phụ lục 3: bình quân lương thực thực phẩm trên đầu người
Sản lượng bình
2009
2010
2011
2012
2013
quân đầu người
kg/năm
Lương thực
1.034,0
1.085,9
1.154,9
955,1
958,1
Lúa
1.026,0
1.077,1
1.144,1
945,0
955,2
35,8
33,4
27,3
24,8
-
Thịt lợn xuất
53
chuồng
Phụ lục4: Số cơ sở kinh doanh thương mại – lưu trú ăn uống và dịch vụ
trên địa bàn
Phân theo
2010
ngành
Thương mại
2011
2012
2013
2.355
2.497
2.498
2.411
1.053
1.099
1.131
1.191
Dịch vụ
468
467
512
568
Tổng số
3.876
4.063
4.141
4.170
Khách sạnnhà hàng
Phụ lục 5: Giá trị sản xuất nội bộ trồng trọt Bình Tân 2009-2013
Chỉ tiêu
2009
Cây lương thực
Lúa
Bắp
Cây rau màu
Cây chất bột có củ
Rau đậu gia vị
Cây công nghiệp
Cây hàng năm
khác
Cây ăn quả
Cây khác
Tổng
2010
413.881
411.880
2.001
655.586
356.239
299.347
34.603
2011
612.459
607.466
4.993
812.185
314.280
497.905
54.028
2012
2013
615.915
395.671
410.455
609.603
390.515
409.024
6.312
5.156
1.431
934.822 1.449.388 1.468.895
419.095
901.375
766.941
515.727
548.013
701.954
57.940
12.307
59.675
1.361
461
517
183
132
137.065
408.175
380.959
157.092
174.337
17.775
21.957
21.268
5.473
2.256
1.260.271 1.909.265 2.011.421 2.020.114 2.115.750
Phụ lục 6: diện tích và sản lượng cây ăn trái
Chỉ tiêu
Diện
tích
(Ha)
Sản
lượng
(Tấn)
2009
2010
2011
2012
2013
Cam
35,1
27,7
29,7
29,6
35,5
Quýt
15,0
10,2
10,2
10,8
12,6
Nhãn
406,1
381,5
397,5
387,5
387,1
Xoài
561,2
453,5
499,9
510,3
518,3
Bưởi
591,6
473,7
450,5
461,0
492,5
Dừa
158,4
144,7
167,1
167,1
205,9
Cam
248,4
248,3
282,6
283,8
313,8
Quýt
101,5
101,5
101,5
86,6
97,5
Nhãn
3.674,1
3.869,2
3.139,1
2.948,1
1.595,6
Xoài
5.823,1
5.870,1
6.402,7
5.198,9
5.290,8
54
Bưởi
6.135,5
7,342,9
5.642,1
5.792,7
5.233,3
Dừa
2.205,5
2.206,1
2,547,6
2.810,8
3.463,4
2012
2013
Phụ lục 7: lượng gia súc gia cầm
Chỉ tiêu
2009
Trâu
Số lượng
Bò
Lợn
Gia cầm
Trâu
Sản
Bò
lượng
Lợn
Gia cầm
2010
2011
24
10
8
4
11
495
507
566
552
569
19.250
19.742
14.696
14.598
14.895
131.986
184.651
274.774
286.442
296.350
4,1
1,1
0,5
0,4
1,2
48,8
82,7
77,0
81,7
92,8
3.335,0
3.114,0
2.545,9
2.326,1
2.406,1
654,3
747.6
1.256,6
1.065,4
978,5
Phụ lục 8: so sánh các mô hình chuyển đổi vói mô hình 3 lúa
Chuyên
1 lúa 1 bắp 1 1 dưa hấu 1
Chỉ tiêu
khoai lang khoai lang so khoai lang 1
so 3 lúa
3 lúa
lúa so 3 lúa
Chi phí
3,92
2,62
3,21
Thu nhập
6,09
4,02
4,06
Lợi nhuận
10,28
6,73
5,70
Thu nhập/ chi phí
1,55
1,53
1,26
Lợi nhuận/ chi phí
2,62
2,56
1,77
Lợi nhuận/thu nhập
1,59
1,68
1,41
55
[...]... chuyển dịch có hiệu quả 22 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH TÂN 4.1 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2009-2013 Từ khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp huyện đã có những bước đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ Sản xuất nông nghiệp phát triển liên tục với tốc độ cao, có sự chuyển. .. pháp cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Bình Tân trong thời gian tới và một số giải pháp tổng thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Những cơ sở lí luận nào có liên quan đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp? Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp Bình Tân như thế nào? Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã đem lại hiệu... THỰC TRẠNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN BÌNH TÂN Trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đã đạt được một số kết quả đáng kể và một số chỉ tiêu chưa đạt Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện sẽ điểm qua đôi nét về tình hình chuyển dịch này 20 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân 2009-2013 Diễn giải Tổng GTSX nông nghiệp Nông nghiệp Trồng... đề tài là phân tích tình hình cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm 2001-2007, so sánh hiệu quả đạt được từ việc chuyển dịch nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong thời gian tới và các giải pháp tổng thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững Đề tài đã sử dụng phương pháp 5 thống kê mô tả để mô tả thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó... hẹp: kinh tế nông nghiệp là tổng thể kinh tế bao gồm kinh tế ngành trồng trọt và chăn nuôi 7 c) Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể bao gồm các mối tương quan giữa lực lượng sản xuất thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể Cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều nhân tố đa dạng và phức tạp có thể phân. .. sau có nghĩa là nền nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hôm nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho các thế hệ mai sau 2.1.1.3 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân là cơ cấu nông nghiệp và thủy sản, trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong điều kiện... một cơ cấu có hiệu quả cao Nhận thức được vấn đề đáng quan tâm trên nên tôi chọn đề tài Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2009-2013” để đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn và những định hướng cho nền nông nghiệp Bình Tân trong thời gian sắp tới Hy vọng rằng luận văn này sẽ xem xét, đánh giá tổng quan hiện trạng cơ cấu kinh tế nông. .. dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: sử dụng phương pháp thống kê mô tả thực trạng kinh tế nông nghiệp: giá trị sản xuất, sản lượng, diện tích Dùng phương pháp so sánh tương đối tuyệt đối để phân tích, đánh giá chuyển dịch kinh tế nông nghiệp huyện; phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình. .. hiện chuyển dịch cơ cấu đang phát triển đúng hướng Những giải pháp được đưa ra gắn với thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục một số hạn chế còn tồn tại trong quá trình chuyển dịch Đây cũng là đóng góp mang tính thực tiễn cao Lê Thị Bích Trâm (2011), luận văn tốt nghiệp, thực hiện đề tài: Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long ,... trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi trong việc thu nhập Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế được sử dụng đồng nghĩa với cụm từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế được một số tài liệu nghiên cứu khác sử dụng, về bản chất chỉ sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế (H Chenery,1988) Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào việc chuyển đổi cơ cấu của cả nền kinh tế Đào