Giải pháp về thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện bình tân, tỉnh vĩnh long giai đoạn 20092013 (Trang 53 - 54)

Việc tổ chức thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa cho phù hợp với điều kiện thị trường hội nhập nền kinh tế toàn cầu WTO là rất cần thiết. Những giải pháp chủ yếu có tính chất lâu dài về thị trường tiêu thụ nông sản:

Quy hoạch, xây dựng cụm dân cư và chợ theo nguyên tắc gắn dân cư với các trục giao thông thủy, bộ, cơ sở hạ tầng, điện nước thủy lợi,…để người nông dân có chỗ để bán những sản phẩm của mình và mua được những sản phẩm đầu vào phục vụ cho sản xuất cũng như tiêu dùng.

Xây dựng kho tàng sơ chế, bảo quản nông sản: hiện nay nông dân vẫn phải sơ chế và bảo quản sản phẩm của mình theo phương pháp thủ công nên tỉ lệ hao hụt cao, phẩm chất bị xuống thấp gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.

vì thế việc xây dựng kho bảo quản với công nghệ bảo quản phù hợp vừa giúp đảm bảo chất lượng phù hợp, vừa bảo đảm kịp thời qui mô sản phẩm cho thị trường.

Củng cố và phát triển hệ thống thương mại nông thôn: hệ thống thương mại quốc doanh thời gian qua chưa thực sự thực hiện vai trò chủ đạo của mình. Đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực chuyên môn, đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng có lợi cho người nông dân.

Tạo thị trường xuất khẩu cho những sản phẩm chủ lực của huyện.

Các xã trong huyện Bình Tân liên kết nhau xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu nông sản nhằm mục tiêu tạo thương hiệu hàng hóa cho một số nông sản chủ lực của vùng; tạo khả năng cạnh tranh cho nông sản trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Các giải pháp đề xuất: hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất hiện có như tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã, khuyến khích các hình thức trang trại,..Thực hiện dán nhãn nông sản; hỗ trợ các tổ chức kinh doanh nông sản thực hiện công tác tiếp thị, quảng cáo cho thương hiệu của mình; phổ biến tuyên truyền pháp luật về vấn đề bảo hộ thương hiệu theo pháp luật trong nước và thế giới; khai thác triệt để công nghệ thông tin để vừa phát triển thương hiệu nông sản vừa phát triển thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện bình tân, tỉnh vĩnh long giai đoạn 20092013 (Trang 53 - 54)