Giải pháp phát triển thủy sản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện bình tân, tỉnh vĩnh long giai đoạn 20092013 (Trang 58)

Xây dựng mô hình mới phù hợp với sinh thái từng vùng, từng địa phương nuôi trong ao, nuôi mương vườn, nuôi ven sông rạch và nuôi xen canh, luân canh trên ruộng lúa, nuôi hầm. Khuyến khích nông dân đầu tư nuôi cá bè ven sông Hậu. Khuyến khích nhà vườn tận dụng ao mương vườn nuôi cá, lươn, ếch, rắn, nhằm nâng cao sản lượng thủy sản, góp phần tăng thu nhập và đa dạng hóa các loại thủy sản phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày của người dân.

Nhà nước cần có sự hỗ trợ về vốn để nông dân đầu tư nuôi cá và phát triển vì vốn đầu tư cho sản xuất là rất lớn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, trung tâm khuyến nông cần hỗ trợ kỹ thuật, giống cho người dân.

Khai thác hợp lí khu vực ven sông Hậu, các sông, kênh, rạch trên địa bàn huyện. Tạo điều kiện tốt cho người dân nuôi cá tra ven sông Hậu.

Phát triển thủy sản hài hòa với phát triển trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ với bảo vệ môi trường nước và các hệ sinh thái.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân, 5 năm qua kinh tế nông nghiệp Bình Tân đã đạt được một số thành tựu và vẫn còn những hạn chế nhất định. Về cơ cấu có sự chuyển dịch cơ bản đúng hướng, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư tăng lên đáng kể, nhất là giá trị ngành nông nghiệp tăng liên tục. giá trị sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản cũng tăng lên. Diện tích trồng lúa và diện tích đất trồng cây ăn trái giảm, thay vào đó là sự tăng lên của đất lúa luân canh màu như luân canh 2 vụ lúa một vụ màu, 2 vụ màu một vụ lúa, chuyên canh khoai lang hay chuyên canh màu, đất lúa nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất trồng lúa 3 vụ qua các năm đã giảm dần nhưng năng suất lúa vẫn tăng và sản lượng vẫn ổn định đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy đời sống mọi mặt ở nông thôn có nhiều khởi sắc, hộ nghèo giảm để tiến tới xóa đói giảm nghèo, giải quyết được việc làm cho lao động nông nghiệp, nâng cao hiệu quả lao động, thu nhập cho lực lượng lao động ở nông thôn ngày được cải thiện. Những diễn biến tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ngoài tác động của các yếu tố: đầu tư cơ sở hạ tầng, tăng cường nguồn nhân lực, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ,… Bên cạnh những thành tựu đáng thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chưa đạt được một số mục tiêu. Trong thời gian qua gặp khó khăn về kiểm soát dịch bệnh và giá cả bấp bênh nên tỷ trọng chăn nuôi có giảm cho thấy tỷ trọng ngành chăn nuôi chưa đi đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mà kế hoạch đã đề ra. Thủy sản cũng có tỷ trọng sản xuất giảm chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế mà huyện sẵn có và trên hết là chưa đi đúng hướng chuyển dịch cơ cấu tăng tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Kinh tế nông nghiệp Bình Tân chuyển dịch, song thực chất nền kinh tế Bình Tân vẫn là nền kinh tế hoa màu, lúa gạo, cây màu và cây lúa chiếm tỷ trọng lớn và giữ vị trí không thể nào bỏ được, mặc dù trong giai đoạn này có sự chuyển dịch cơ cấu cả cây trồng, vật nuôi, vì thế cần phải tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhất là lúa gạo hoa màu để sớm đưa nền kinh tế xã hội của huyện phát triển hơn nữa.

6.2 KIẾN NGHỊ

 Đối với chính quyền các cấp

Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cấp chính quyền xã, địa phương có vai trò trình diễn các mô hình sản xuất có hiệu quả cho nông dân thấy và kêu gọi sự hợp tác, tập hợp lại để nhân rộng mô hình, sáng tạo ra các mô hình mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó cần cải tiến những giống lúa chuyên canh cho năng suất cao, qui hoạch sản xuất đồng bộ, khuyến khích nông dân mở rộng qui mô sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi.

Khuyến khích nông hộ phát triển kinh tế vườn góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống, khi đó sẽ kéo theo sự chuyển dịch nhanh hơn nhờ vào thu nhập cao từ mô hình này.

Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thủy lợi cho quá trình chuyển đổi, cần có sự liên kết, kêu gọi của các cấp lãnh đạo nhà nước là: nhân dân và Nhà nước cùng làm có như vậy thì mới giải quyết xong vấn đề thủy lợi hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch diễn ra nhanh chóng, bền vững, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất khi chuyển đổi.

Cần qui hoạch, bố trí lại vùng tổng thể, vùng nguyên liệu, sử dụng đất nông nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng, kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất trên 1 ha đất sản xuất. Bên cạnh đó khuyến khích nông dân chuyển phần diện tích đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng cây ăn trái, cải tạo vườn tạp thành những vườn chuyên canh đặc sản. Thực hiện đa dạng hóa cây trồng trên nền lúa theo chế độ luân canh khoa học.

Cần qui hoạch và phát triển các chợ đầu mối cho vấn đề tiêu thụ nông sản, tìm đầu ra cho nông dân. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp xúc tiến xây dựng và bảo vệ thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho trái cây huyện có thương hiệu nâng cao giá trị. Khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc để tìm giải pháp đầu ra cho cây màu: đậu nành, cây bắp, khoai lang,..

Các cán bộ nông nghiệp tăng cường triển khai cho nông dân nâng cao trình độ hiểu biết của nông dân trong việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch để triển khai tốt, đảm bảo cho giá trị đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường. Định hướng thị trường, mẫu mã, chủng loại cho nông dân.

 Đối với hộ nông dân

Thực hiện nghiêm túc các chương trình dự án và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, vay và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Khai thác nguồn lợi nông nghiệp đúng tiềm năng lợi thế của huyện về đất đai, sông ngòi phục vụ lợi ích kinh tế nông nghiệp của bà con. Đồng thời cần bảo vệ môi trường sinh thái, tránh gây ô nhiễm đảm bảo sự phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Đình Thắng, 2006. Giáo trình kinh tế nông nghiệp đại cương. Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Nguyễn Minh Châu, 2002. Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Đại học An Giang.

3. Nguyễn Sinh Cúc, 2003. Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội (2003).

4. Đào Thế Anh và các cộng sự, 2003. Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển, ngày 17/4/2011.

5. Nguyễn Như Triển, 2012. Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tham luận. Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam.

6. Vũ Văn Nâm, 2002. Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Bùi Thị Nguyệt Minh (2008), luận văn tốt nghiệp. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và giải pháp phát triển trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

8. Lê Thị Bích Trâm, 2011. Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Tỉnh Vĩnh Long. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

9. Phòng thống kê, 2009. Niên giám thống kê 2009. Bình Tân. 10. Chi cục thống kê, 2010. Niên giám thống kê 2010. Bình Tân. 11. Chi cục thống kê, 2011. Niên giám thống kê 2011. Bình Tân. 12. Chi cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2012. Bình Tân. 13. Chi cục thống kê, 2013. Niên giám thống kê 2013. Bình Tân.

14. Bùi Văn Sáu, 2000. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Long. Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

15. Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long, 2009. Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND về việc ban hành đề án nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2020. Vĩnh Long, ngày 07 tháng 4 năm 2009.

16. Ủy ban nhân dân huyện Bình Tân, 2011. Quyết định số 145/ QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2010-2015. Bình Tân, ngày 01 tháng 3 năm 2011.

17. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, 2011. Báo cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp & PTNT năm 2011, phương hướng nhiệm vụ năm 2012 ở huyện Bình Tân. Bình Tân, tháng 11 năm 2011.

18. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, 2013. Báo cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp & PTNT năm 2012 phương hướng nhiệm vụ năm 2013 ở huyện Bình Tân. Bình Tân, tháng 01 năm 2013.

19. Phòng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Tân, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động ngành nông nghiệp & PTNT năm 2013 phương hướng nhiệm vụ năm 2014 ở huyện Bình Tân. Bình Tân, tháng 01 năm 2014.

20. Ban chấp hành Hội nông dân huyện Bình Tân, 2013. Tài liệu hội nghị Quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân, Vĩnh Long, Việt Nam”. Bình Tân, tháng 4 năm 2013.

21. Soubotina, 2005. Nhập môn về Phát triển bền vững. Trong Không chỉ là tăng trưởng kinh tế. Xuất bản lần thứ hai. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Hà Nội.

22. Đảng cộng sản Việt Nam, 2006. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam X. Hà Nội. 18-25/4/2006.

 Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Ben G. Bareja, 2014. What is Agriculture, Definition of Agriculture. <http://www.cropsreview.com/what-is-agriculture.html> [Accessed September 1, 2014].

2. Origin, 2010. From Latin Agriculture, from ager cultural growing, cultivation.

<http://www.offorddictionararries.com/definition/ agriculture> [Accessed September 2, 2014].

3. World Committee Environmental and developed, 1987. Report of the World Commission on Environment and Development. Our Common Future. Oslo, 20 March 1987.

4. Chenery, H., 1988. Volum 1, North – Holland. Structural tranformation,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: so sánh các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân giai đoạn 2009-2013 Đơn vị tính: % Diễn giải 2010 so 2009 2011 so 2010 2012 so 2011 2013 so 2012 Tổng GTSX nông nghiệp 39,44 8,53 2,88 2,88 Nông nghiệp 47,29 5,18 6,18 4,37 Trồng trọt 51,50 4,83 0,93 4,73 Chăn nuôi 12,53 6,12 -15,41 1,36 Dịch vụ 64,69 11,34 179,35 3,57 Lâm nghiệp 5,78 -5,10 25,24 -5,35 Thủy sản 15,52 22,45 -9,04 -2,95 2. Đất nông ghiệp 1,77 -0,10 -1,79 -0,10 3. Sản lượng lúa 5,10 6,40 -16,96 1,75 4. Giá trị trên 1 ha đất NN 48,54 77,85 -29,64 10,49

5. Lao động nông nghiệp 5,29 -15,60 1,17 0,02 Phụ lục 2: dân số - lao động

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Dân số trung bình 94.512 93.592 93.402 93.914 94.539 Dân số tuổi lao động 63.477 73.269 64.810 65.079 65.956 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 8,85 8,96 10,65 23,45 26,45 Lao động làm việc trong các

ngành kinh tế 58.351 69.409 55.650 58.052 58.282 Lao động khu vực nông – lâm

– thủy sản (%) 71,04 74,80 63,13 63,87 63,88

Lao động khu vực phi nông

nghiệp (%) 28,96 25,20 36,87 36,13 36,12

Phụ lục 3: bình quân lương thực thực phẩm trên đầu người

Sản lượng bình quân đầu người

kg/năm

2009 2010 2011 2012 2013

Lương thực 1.034,0 1.085,9 1.154,9 955,1 958,1

Lúa 1.026,0 1.077,1 1.144,1 945,0 955,2

chuồng

Phụ lục4: Số cơ sở kinh doanh thương mại – lưu trú ăn uống và dịch vụ trên địa bàn Phân theo ngành 2010 2011 2012 2013 Thương mại 2.355 2.497 2.498 2.411 Khách sạn- nhà hàng 1.053 1.099 1.131 1.191 Dịch vụ 468 467 512 568 Tổng số 3.876 4.063 4.141 4.170

Phụ lục 5: Giá trị sản xuất nội bộ trồng trọt Bình Tân 2009-2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Cây lương thực 413.881 612.459 615.915 395.671 410.455

Lúa 411.880 607.466 609.603 390.515 409.024

Bắp 2.001 4.993 6.312 5.156 1.431

Cây rau màu 655.586 812.185 934.822 1.449.388 1.468.895 Cây chất bột có củ 356.239 314.280 419.095 901.375 766.941 Rau đậu gia vị 299.347 497.905 515.727 548.013 701.954

Cây công nghiệp 34.603 54.028 57.940 12.307 59.675

Cây hàng năm

khác 1.361 461 517 183 132

Cây ăn quả 137.065 408.175 380.959 157.092 174.337

Cây khác 17.775 21.957 21.268 5.473 2.256

Tổng 1.260.271 1.909.265 2.011.421 2.020.114 2.115.750

Phụ lục 6: diện tích và sản lượng cây ăn trái

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích (Ha) Cam 35,1 27,7 29,7 29,6 35,5 Quýt 15,0 10,2 10,2 10,8 12,6 Nhãn 406,1 381,5 397,5 387,5 387,1 Xoài 561,2 453,5 499,9 510,3 518,3 Bưởi 591,6 473,7 450,5 461,0 492,5 Dừa 158,4 144,7 167,1 167,1 205,9 Sản lượng (Tấn) Cam 248,4 248,3 282,6 283,8 313,8 Quýt 101,5 101,5 101,5 86,6 97,5 Nhãn 3.674,1 3.869,2 3.139,1 2.948,1 1.595,6 Xoài 5.823,1 5.870,1 6.402,7 5.198,9 5.290,8

Bưởi 6.135,5 7,342,9 5.642,1 5.792,7 5.233,3 Dừa 2.205,5 2.206,1 2,547,6 2.810,8 3.463,4

Phụ lục 7: lượng gia súc gia cầm

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Số lượng Trâu 24 10 8 4 11 Bò 495 507 566 552 569 Lợn 19.250 19.742 14.696 14.598 14.895 Gia cầm 131.986 184.651 274.774 286.442 296.350 Sản lượng Trâu 4,1 1,1 0,5 0,4 1,2 Bò 48,8 82,7 77,0 81,7 92,8 Lợn 3.335,0 3.114,0 2.545,9 2.326,1 2.406,1 Gia cầm 654,3 747.6 1.256,6 1.065,4 978,5

Phụ lục 8: so sánh các mô hình chuyển đổi vói mô hình 3 lúa

Chỉ tiêu Chuyên khoai lang so 3 lúa 1 lúa 1 bắp 1 khoai lang so 3 lúa 1 dưa hấu 1 khoai lang 1 lúa so 3 lúa Chi phí 3,92 2,62 3,21 Thu nhập 6,09 4,02 4,06 Lợi nhuận 10,28 6,73 5,70 Thu nhập/ chi phí 1,55 1,53 1,26

Lợi nhuận/ chi phí 2,62 2,56 1,77

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện bình tân, tỉnh vĩnh long giai đoạn 20092013 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)