Trong những năm qua, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện đã đạt được một số kết quả đáng kể và một số chỉ tiêu chưa đạt. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện sẽ điểm qua đôi nét về tình hình chuyển dịch này.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân 2009-2013 Diễn giải ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng GTSX nông nghiệp Tr.đ 1.965.180 2.740.262 2.973.996 3.059.663 3.147.717 Nông nghiệp tr.đ 1.483.913 2.185.637 2.298.781 2.440.840 2.547.556 Trồng trọt tr.đ 1.260.271 1.909.265 2.001.421 2.020.114 2.115.750 Chăn nuôi tr.đ 176.265 198.349 210.491 178.055 180.473 Dịch vụ tr.đ 47.377 78.023 86.869 242.671 251.333 Lâm nghiệp tr.đ 13.551 14.334 13.603 17.036 16.124 Thủy sản tr.đ 467.716 540.291 661.612 601.787 584.037 Đất nông ghiệp ha 12.630 12.853 12.840 12.610 12.598 Sản lượng lúa tấn 95.564 100.440 106.870 88.748 90.304 Giá trị trên 1 ha đất NN tr.đ 120,17 178,50 317,46 223,37 246,80 Lao động nông nghiệp % 71,04 74,80 63,13 63,87 63,88 (Tính theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Tính toán dựa vào niên giám thống kê chi cục thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Từ năm 2009 đến năm 2013, tổng giá trị sản suất nông nghiệp của huyện có mức tăng trưởng khá nhanh. Năm 2010 là năm tăng trưởng cao nhất: tăng 39,44% do năm 2010 cả nông, lâm, thủy sản đều tăng mạnh. Giai đoạn 2010- 2013 mức tăng bình quân 4,76% vượt mục tiêu của đề án đến năm 2020 là 0,26%. Nhìn chung nông – lâm – thủy sản của huyện đều tăng. Ngành nông nghiệp năm 2010 có mức tăng trưởng cao, nguyên nhân là do ngành trồng trọt chiếm phần lớn giá trị và tăng mạnh năm 2010 và tăng đều trong giai đoạn 2010 đến 2013. Ngành thủy sản có xu hướng tăng, tăng mạnh từ 2009 đến 2011, từ 2011 đến 2013 thủy sản có xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn năm 2009. Chăn nuôi tăng mạnh trong giai đoạn 2009-2011 do chăn nuôi lấy nguồn thức ăn từ lương thực nên trồng trọt giai đoạn này tăng thì chăn nuôi cung tăng theo. Chăn nuôi trong năm 2012 giảm do trồng trọt tăng chậm lại cộng với tình hình công bố dịch bệnh năm 2012 nên giảm giá trị sản xuất và tăng trở lại trong 2013 nên ngành chăn nuôi có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009-2013. Dịch vụ có giá trị sản xuất nhỏ nhưng cũng tăng mạnh qua các năm nhất là năm 2012 tăng 179,35% do đây là năm thuê mướn dịch vụ nông nghiệp tăng mạnh cụ thể là thuê mướn nhân công sản xuất khoai lang tăng mạnh.
Diện tích đất nông nghiệp 2010 có tăng so với 2009, đây cũng là một trong số những nguyên nhân làm tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp từ năm 2009 qua năm 2010. Diện tích đất nông nghiệp tăng năm 2010 nhưng đã giảm dần qua các năm sau đó. Nguyên nhân giảm là do thực hiện thu hẹp diện tích đất nông nghiệp để nhường chỗ cho các hạng mục công trình Nhà nước, công trình đô thị, nhà ở, khu dân cư.
Cùng với việc luân canh chuyên canh cây màu trên đất lúa và giảm diện tích đất nông nghiệp mà sản lượng lúa cũng giảm theo. Năm 2012, sản lượng lúa giảm đến 18.122 tấn giảm mạnh nhất, sau đó có tăng lại nhưng rất ít. Chỉ riêng 2010 và 2011 sản lượng lúa tăng 4.876 tấn và 6.430 tấn. Mức tăng không bằng mức giảm qua các năm cho thấy vị trí ưu tiên của cây lúa ở Bình Tân đang dần xếp phía sau các loại cây nông nghiệp khác. Nhiều mô hình luân canh, chuyên canh cây màu được đưa vào ứng dụng trên ruộng lúa cũng là một trong các nguyên nhân làm sản lượng lúa giảm.
Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp ở đây là đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, giá trị đạt cao nhất là 317,46 triệu đồng năm 2011 do ngành trồng trọt chăn nuôi năm 2011 tăng mạnh. Giá trị bình quân trên 1 ha đất canh tác từ 2009 sang 2010 bình quân là 178,50 triệu đồng vượt chỉ tiêu đề án (đề án: 135 triệu đồng/ha/năm). Giai đoạn 2010-2013 giá trị sản xuất bình quân là 241,53 triệu đồng cho thấy vượt chỉ tiêu án đã đề ra (đề án đến 2015: 150 triệu đồng/ha/năm). Nguyên nhân chính là do trong giai đoạn này giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng liên tục và tăng mạnh.
Lao động nông nghiệp năm 2010 chiếm 74,80% trong tổng số lao động. Lao động theo cơ cấu chung. Qua các năm lao động nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng vì tốc độ giảm bình quân này không lớn nên lao động trong nông – lâm – thủy sản của huyện qua 5 năm chưa đạt được mục tiêu đề án đến năm 2020. Nguyên nhân là do người dân nơi đây đã gắn liền với truyền thống sản xuất nông nghiệp, họ gắn bó chặt chẽ với nghề nông, với mảnh đất nông nghiệp tạo ra thu nhập cho gia đình, máy móc chưa thay thế hết được sức lao động của người nông dân. Nhìn chung qua các năm lao động nông nghiệp đều lớn hơn 50% tổng số lao động. Chính vì thế tỷ lệ lao động nông nghiệp cao là cho thấy chưa đi đúng hướng chuyển dịch nên đây là cần quan tâm và chuyển dịch đúng mục tiêu đã đề ra.
Nhìn chung kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân qua 5 năm đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Đây là cơ sở để cơ cấu kinh tế trong nội bộ các ngành nông nghiệp chuyển dịch có hiệu quả.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BÌNH TÂN
4.1 TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP BÌNH TÂN GIAI ĐOẠN 2009-2013
Từ khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp huyện đã có những bước đầu đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Sản xuất nông nghiệp phát triển liên tục với tốc độ cao, có sự chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp cơ bản nhất là ba ngành nông, lâm, thủy sản.
Bảng 4.1: Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản Bình Tân giai đoạn 2009-2013
Đvt: % Ngành 2009 2010 2011 2012 2013 Nông 75,51 79,76 77,30 79,77 80,93 Lâm 0,69 0,52 0,46 0,56 0,51 Thủy sản 23,80 19,72 22,25 19,67 18,55 Tổng 100 100 100 100 100 (Tính theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện và là ngành thể hiện chuyển dịch rõ rệt nhất. Trong đó, nông nghiệp thể hiện xu hướng tăng và thủy sản có xu hướng giảm về cơ cấu.; còn lâm nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp luôn dưới 1%. Do sự tăng giảm của giá trị sản xuất mà dẫn đến sự thay đổi tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Riêng năm 2011 đã thực hiện đúng hướng chuyển đổi theo kế hoạch, cơ cấu nông – lâm – thủy sản chuyển biến rất rõ: nông nghiệp giảm 2,46%, giá trị thủy sản tăng theo đúng kế hoạch, tăng 2,53%. Do lâm nghiệp trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản của huyện chiếm không đáng kể (dưới 1%) nên việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thì thủy sản sẽ giảm với một tỷ lệ gần bằng. Qua 5 năm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng trong khi thủy sản thì giảm và tăng giảm cho thấy chưa đi đúng kế hoạch phát triển nông nghiệp huyện. Nguyên nhân chính do nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao và có giá trị sản xuất ngày một tăng trong nền kinh tế nông nghiệp nên nông nghiệp phát triển và thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và giá trị sản xuất mặc dù có tăng nhưng sau đó lại suy giảm.
4.2.1 Nội bộ ngành nông nghiệp
Giá trị sản xuất các ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp đều tăng và tỷ trọng các ngành cũng có sự chuyển dịch.
Bảng 4.2: Cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ Bình Tân giai đoạn 2009-2013 Đvt: % Ngành 2009 2010 2011 2012 2013 Trồng trọt 84,93 87,36 87,12 82,76 83,05 Chăn nuôi 11,88 9,08 9,12 7,29 7,08 Dịch vụ 3,19 3,57 3,76 9,94 9,87 Tổng 100 100 100 100 100 (Tính theo giá so sánh 2010)
Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nội bộ ngành nông nghiệp Bình Tân, kế đến là chăn nuôi và thấp nhất là dịch vụ. Cơ cấu trồng trọt năm 2010 tăng 2,43% do diện tích đất nông nghiệp năm 2010 tăng, năm 2011 trồng trọt gần như chựng lại và sau đó lại giảm mạnh 4,36% năm 2012 do diện tích đất nông nghiệp 2012 giảm và tăng thêm 0,29% trong năm 2013, chính vì sự suy giảm mạnh vào năm 2012 có tăng trở lại nhưng tăng nhẹ nên ngành trồng trọt nói chung đã giảm qua 5 năm chuyển đổi. Chăn nuôi giai đoạn này chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng, giảm 2,8% vào 2010 qua 4 năm sau đó giảm dần tỷ trọng đến 2013. Nguyên nhân do tỷ trọng ngành dịch vụ tăng mạnh cũng với sự kiểm soát dịch bệnh hạn chế về quy mô nhỏ đã phân tích trên nên tỷ trọng ngành chăn nuôi phải giảm mặc dù giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có tăng. Với sự giảm tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp đã cho thấy ngành chăn nuôi chưa đi đúng kế hoạch phát triển nông nghiệp của huyện. Dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có chuyển dịch theo chiều hướng tăng lên 6,3% trong 5 năm do cơ giới hóa nên thu nhập từ thuê mướn máy móc cộng với dịch vụ thuê mướn nhân công đã đem lại thu nhập cao cho dịch vụ nông nghiệp.
4.2.1.1 Nội bộ ngành trồng trọt
Ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp, trong đó chủ yếu là cây lương thực và cây màu, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp tương đối nhỏ, cây hàng năm, cây khác chiếm tỉ trọng nhỏ.
Bảng 4.3: Cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt huyện Bình Tân giai đoạn 2009- 2013 Đvt: % Cây 2009 2010 2011 2012 2013 Cây lương thực 32,84 32,08 30,62 19,59 19,40 Lúa 32,68 31,82 30,31 19,33 19,33 Bắp 0,16 0,26 0,31 0,26 0,07
Cây rau màu 52,02 42,54 46,48 71,75 69,43
Cây chất bột có củ 28,27 16,46 20,84 44,62 36,25 Rau đậu gia vị 23,75 26,08 25,64 27,13 33,18
Cây công nghiệp 2,75 2,83 2,88 0,61 2,82
Cây hàng năm khác 0,11 0,02 0,03 0,01 0,01
Cây ăn quả 10,88 21,38 18,94 7,78 8,24
Cây khác 1,41 1,15 1,06 0,27 0,11
Tổng 100 100 100 100 100
(Tính theo giá so sánh 2010)
Nguồn:Tính toán từ niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Cây lương thực gồm có cây lúa và bắp. Cây lúa chiếm phần lớn diện tích cây lương thực huyện Bình Tân nên tỷ lệ chuyển dịch cây lương thực giảm do trong những năm qua diện tích trồng lúa đã giảm.
Bảng 4.4: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa, bắp Bình Tân giai đoạn 2009- 2013 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Lúa Diện tích (ha) 17.579 17.137 17.611 14.789 15.186 Năng suất (tạ/ha) 54,36 58,61 60,68 60,01 59,47 Sản lượng (tấn) 95.564 100.440 106.870 88.748 90.340 Bắp Diện tích (ha) 388 389 476 450 130 Năng suất (tạ/ha) 21,04 21,65 23,70 24,53 22,82 Sản lượng (tấn) 816 841 1.127 1.103 298
Cây lúa là cây lương thực hàng đầu vì chiếm gần như toàn bộ tỷ trọng cây lương thực, được trồng từ ba vụ mùa chính là đông xuân, hè thu và thu đông. Diện tích lúa có xu hướng giảm, trong giai đoạn 2009-2011 diện tích lúa được duy trì trên 17 nghìn ha, nhưng hai năm gần đây 2012 và 2013 diện tích lúa giảm xuống ở 14-15 nghìn ha. Tương ứng sự tăng giảm của diện tích, sản lượng lúa cũng tăng giảm theo, 2009-2011 sản lượng từ 95-106 nghìn tấn, hai năm 2012 và 2013 sản lượng chỉ đạt 88-90 nghìn tấn. Về năng suất thì năm 2009 năng suất lúa là thấp nhất, 54,36 tạ/ha. Năm 2010 và 2011 năng suất lần lượt là 58,61 tạ/ha và 60,68 tạ/ha. Năm 2012 và 2013 tuy diện tích và sản lượng lúa có giảm nhưng năng suất vẫn được duy trì ở mức 60,01 và 59,47 tạ/ha. Điều này chứng tỏ năm 2009 hiệu quả trồng lúa vẫn còn thấp và kể từ 2010 trình độ canh tác lúa của người dân Bình Tân đã đem lại hiệu quả cao hơn, năng suất trồng lúa có tăng. Giá lúa trong những năm gần đây tuy có tăng nhưng không ổn định, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu, phục vụ cho sản xuất lúa đều tăng mạnh dẫn đến chi phí sản xuất cao nên lợi nhuận của người trồng lúa trên thực tế là thấp. Trong vụ đông xuân 2011, người nông dân có được niềm vui là do năng suất lúa tăng cao 2-3 tạ/ha. Điều này thể hiện trình độ sản xuất thâm canh cây lúa của người dân đã thuộc vào loại cao. Cộng thêm giá lúa tại thời điểm 2011 đang tăng, giá lúa: 3.010 đồng/kg, tăng 3% so với vụ trước làm cho người nông dân thêm phấn khởi. Năm 2012 giá lúa lại giảm, nông dân đã thu hẹp diện tích xuống giống lúa làm cho sản lượng thu được cũng giảm theo và do giảm mạnh nên kéo tỷ trọng cây lúa giảm cũng như cây lương thực năm 2012 giảm xuống. Để giá lúa ổn định thì cần có sự hỗ trợ của các cấp ngành có liên quan để thu nhập của nông dân trồng lúa khá hơn. Cây bắp chiếm tỷ trọng nhỏ, ảnh hưởng không lớn đến chuyển dịch cơ cấu cây lương thực. Diện tích bắp tăng từ năm 2009 đến năm 2011, qua năm 2012 và diện tích trồng bắp giảm tương ứng sản lượng cũng tăng và giảm theo. Tuy nhiên năng suất bắp vẫn tăng từ 2009 cho đến 2012 và sang năm 2013 giảm do diện trồng bắp năm này ít nên kỹ thuật trồng bắp không tránh khỏi sâu bệnh trên bắp dẫn đến năng suất không cao.
Cây màu đứng vị trí chủ lực trong nội bộ ngành trồng trọt của huyện và có xu hướng tăng. Năm 2010 cây màu giảm với 9,48% về cơ cấu do sự tăng mạnh của tỷ trọng cây công nghiệp và cây ăn quả. Cây màu bao gồm cây chất bột có củ, cây rau đậu và gia vị, cả hai loại cây trồng này đều có vị trí quan trọng như nhau trong cơ cấu cây màu. Cây rau đậu và gia vị có vai trò quan trọng trong đời sống người dân. Đây là loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày của con người, cung cấp chất xơ và các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe nên phát triển các loại rau đậu và gia vị có ý nghĩa quan trọng
trong việc đa dạng hóa cây trồng bên cạnh đó nhu cầu của người dân trong huyện cũng cao. Năm 2010 tỷ trọng cây rau đậu và gia vị tăng, năm 2011 lại giảm nhẹ nhưng đến 2012 và 2013 tăng nhanh liên tục trở lại, năm 2013 tăng đến 6,05%. Những năm qua nhất là thời diểm 2013 huyện phát triển mạnh mô hình luân canh màu như: hành lá, dưa hấu, dưa leo khổ qua, cà chua trên đất lúa đem lại lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với việc độc canh cây lúa. Đồng thời trong huyện đã có vùng chuyên canh rau màu, phát triển mạnh ở các xã như: xã Thành Lợi, Thành Trung, Tân Thành. Tân Quới. Phát triển rau màu từng bước phá thế độc canh cây lúa là hướng đi thích hợp trong việc chỉ đạo phát triển bền vững trồng trọt. Cây chất bột có củ cũng đóng vai trò khá quan trọng trong cơ cấu cây màu của huyện. Phần lớn cơ cấu cây chất bột có củ là khoai lang bởi vì khoai lang xem như đặc trưng của nông nghiệp Bình Tân. Diện tích và sản lượng khoai lang không ngừng tăng qua các năm. Bởi tính hiệu quả kinh tế nó mang lại nên nông dân quyết định đầu tư cho đất khoai.
Bảng 4.5: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang huyện Bình Tân giai đoạn 2009-2013 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích (ha) 4.992,1 5.673,7 7.994,1 10.563,3 8.909,8 Năng suất (tạ/ha) 291,63 292,61 293,5 298,2 287,4 Sản lượng (tấn) 145.584 166.016 234.627 315.040 256.085
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân, 2009-2013
Cả diện tích, năng suất, sản lượng khoai lang đều đồng loạt tăng rất nhanh từ 2009-2012 và năm 2013 cả ba đều giảm. Nguyên nhân là do từ năm 2010, 2011, các thương lái bắt đầu thu mạnh khoai tím Nhật với giá cao, nên