LỜI CẢM ƠN Nhằm đánh giá kết quả sau 4 năm rèn luyện và học tập tại trường Đại học Lâm Nghiệp đồng thời gắn liền việc đào tạo với thực tiễn sản xuất, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường cùng Khoa Lâm học và bộ môn Lâm sinh, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Đặc điểm vật rơi rụng trên một số trạng thái rừng tự nhiên tại vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc” Sau thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, đến nay khóa luận đã hoàn thành. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Hà Quang Anh đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lâm học đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâm trong suốt khóa học này. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp gần xa đặc biệt là trạm kiểm lâm xã Đại Đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập số liệu để khóa luận có thể hoàn thành đúng thời gian quy định. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kinh nghiệm bản thân và thời gian còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Hà nội, ngày 12 tháng 05 năm 2011
LỜI CẢM ƠN Nhằm đánh giá kết quả sau 4 năm rèn luyện và học tập tại trường Đại học Lâm Nghiệp đồng thời gắn liền việc đào tạo với thực tiễn sản xuất, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường cùng Khoa Lâm học và bộ môn Lâm sinh, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Đặc điểm vật rơi rụng trên một số trạng thái rừng tự nhiên tại vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc” Sau thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, đến nay khóa luận đã hoàn thành. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Hà Quang Anh đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lâm học đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâm trong suốt khóa học này. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè và đồng nghiệp gần xa đặc biệt là trạm kiểm lâm xã Đại Đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thu thập số liệu để khóa luận có thể hoàn thành đúng thời gian quy định. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kinh nghiệm bản thân và thời gian còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp và nhận xét của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 12 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Trần Ngọc Quang i MỤC LỤC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 24 3.1. Điều kiện tự nhiên 24 3.1.1. Vị trí địa lý 24 3.1.2. Địa hình 24 3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng 25 3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn 26 3.1.5. Hệ thực vật rừng Tam Đảo 28 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 28 3.2.1. Dân số và dân tộc 28 3.2.2. Về tình hình sản xuất và đời sống 28 3.2.3. Những ảnh hưởng tác động đến rừng 29 Hình 4.1: Biểu đồ mật độ cây/ha tại các ô tiêu chuẩn 33 Hình 4.2: Biểu đồ so sánh đường kính D1.3 tại các ô tiêu chuẩn 34 Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chiều cao Hvn và Hdc tại các ô tiêu chuẩn 35 Hình 4.5: Biểu đồ phân bố độ dày VRR trạng thái IIB 42 Hình 4.6: Biểu đồ phân bố độ dày VRR trạng thái IIIA1 42 Hình 4.7: Biểu đồ phân bố độ dày VRR trạng thái IIIA2 42 Hình 4.8: Biểu đồ so sánh lượng vật rơi rụng là lá/ha tại các ôtc 48 Hình 4.10: Biểu đồ so sánh thành phần và khối lượng VRR trên các ôtc50 Hình 4.11: Biểu đồ so sánh tốc độ phân hủy thành phần VRR tại các ôtc 52 ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung Đơn vị ÔTC Ô tiêu chuẩn TB Trung bình II B Rừng cây tiên phong phục hồi sau khai thác kiệt, đường kính D<10 cm, ∑G<10m 2 /ha III A1 Rừng mới qua khai thác chọn kiệt, ∑G<10m 2 /ha, ∑G D>40 <2m 2 /ha, trữ lượng <80m 3 III A2 Rừng mới qua khai thác chọn kiệt, bắt đầu phục hồi ∑G=10- 15 m 2 /ha, ∑G D>40 <2m 2 /ha, trữ lượng 80-120 m 3 H VN Chiều cao vút ngọn của cây m H DC Chiều cao dưới cành của cây m D T Đường kính tán cây m D 1.3 Đường kính tại vị trí 1,3 m của cây cm iii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1. Số liệu khí tượng khu vực Tam Đảo 27 2 Bảng 4.1. Kiểm tra độ thuần nhất D1.3 của các ôtc cùng trạng thái 30 3 Bảng 4.2. Kiểm tra độ thuần nhất Hvn của các ôtc cùng trạng thái 31 4 Bảng 4.3. So sánh độ thuần nhất giữa các trạng thái rừng 31 5 Bảng 4.4. Các chỉ tiêu điều tra tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu 32 6 Bảng 4.5. Độ tàn che của các ô tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu 36 7 Bảng 4.6 Bảng điều tra cây bụi thảm tươi 37 8 Bảng 4.7. Lượng vật rơi rụng hiện có tại các ô tiêu chuẩn 38 9 Bảng 4.8. Độ dày tầng rơi rụng và tần số xuất hiện 40 10 Bảng 4.9. Độ ẩm tự nhiên vật rơi rụng 43 11 Bảng 4.10. Độ ẩm tối đa vật rơi rụng 45 12 Bảng 4.11. Vật rơi rụng là lá 46 13 Bảng 4.12. Vật rơi rụng là cành 47 14 Bảng 4.13. Tổng khối lượng vật rơi rụng và thành phần trên 1 ha rừng 49 15 Bảng 4.14. Tốc độ phân giải vật rơi rụng 51 16 Bảng 4.15. Quy luật tương quan VRR và STán 55 17 Bảng 4.16. Dạng phương trình Logarithmic 56 18 Bảng 4.17. Dạng phương trình Quadratic 56 19 Bảng 4.18. Dạng phương trình Power 57 20 Bảng 4.19. Dạng phương trình tuyến tính 1 lớp 57 21 Bảng 4.20. Phương trình biểu thị tương quan giữa VRRvà St trên các trạng thái rừng 58 DANH MỤC CÁC HÌNH Stt Tên hình Trang 1 Hình 4.1: Mật độ cây/ha tại các ô tiêu chuẩn 33 2 Hình 4.2: Biểu đồ so sánh đường kính D1.3 tại các ô tiêu chuẩn 34 3 Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chiều cao Hvn và Hdc tại các ô tiêu chuẩn 35 4 Hình 4.4: Biểu đồ so sánh khối lượng VRR tại các ôtc 39 5 Hình 4.5: Phân bố độ dày VRR trạng thái IIB 41 6 Hình 4.6: Phân bố độ dày VRR trạng thái IIIA1 41 iv 7 Hình 4.7: Phân bố độ dày VRR trạng thái IIIA2 41 8 Hình 4.8: Biểu đồ so sánh lượng vật rơi rụng là lá/ha tại các ôtc 47 9 Hình 4.9: Biểu đồ so sánh lượng vật rơi rụng là cành/ha tại các ôtc 48 10 Hình 4.10: Biểu đồ so sánh thành phần và khối lượng VRR trên các ôtc 49 11 Hình 4.11: Biểu đồ so sánh tốc độ phân hủy thành phần VRR tại các ôtc 51 12 Hình 4.12: Quan hệ giữa lượng vật rơi rụng với diện tích tán 54 v ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là một bộ phận quan trọng của sinh quyển trên hành tinh chúng ta. Nó là một hệ sinh thái có cấu trúc phức tạp nhất so với tất cả các hệ sinh thái khác. Sự hình thành và phát triển của hệ sinh thái rừng là yếu tố sinh tồn cho mọi sinh vật trên trái đất trong đó có con người. Đặc biệt hệ sinh thái rừng có khả năng tự phục hồi dinh dưỡng cho đất, một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình canh tác và sản xuất của người dân đặc biệt là đối với người dân làm nghề rừng. Hiện nay một thực tế được nhiều người quan tâm là sự suy thoái đất ở phần lớn các lâm phần, ở chu kỳ sau các tính chất vật lý, hóa học cũng như độ phì của đất thường kém hơn chu kỳ trước, năng suất vì vậy cũng liên tục giảm đi. Việc nâng cao năng suất cũng như hiệu quả đối với nghề rừng của người dân càng khó khăn hơn. Vậy làm sao để duy trì được độ phì của đất cũng như năng suất của rừng? Nghiên cứu về vấn đề này ta thấy trong quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng, thực vật hút chất dinh dưỡng của đất và trả lại cho đất thông qua các phần sinh khối đã chết của thực vật như cành khô, lá già, hoa quả… Đây là những phần cơ thể chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chứa các nguyên tố như N và các chất khoáng hóa cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Ngoài ra vật rơi rụng còn là chất thải, xác động vật rừng và hệ rễ cây bị mục hóa trong đất. Các chất hữu cơ này dưới tác dụng của vi sinh vật thông qua quá trình khoáng hóa và mùn hóa sẽ dần biến đổi thành thảm mục và mùn tạo nên các chất dinh dưỡng khoáng dễ tiêu là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt và lâu dài cho đất, giúp đất rừng duy trì được độ phì ổn định mà không cần các tác động từ phía con người. Quá trình này tiếp diễn liên tục và được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo ra một vòng tuần hoàn vật chất, một đặc trưng chỉ có ở hệ sinh thái rừng. Vì vậy nghiên cứu lượng vật rơi rụng chính là nghiên cứu một mắt xích quan trọng trong quá trình lưu động và tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái 1 rừng. Vật rơi rụng có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì và tăng cường sức sản xuất cho đất. Ngoài ra nó còn có tác dụng giữ ẩm, giữ nước điều tiết dòng chảy và bảo vệ tầng đất mặt khỏi các hiện tượng gió, mưa…Đây là một vấn đề khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất lâm nghiệp bởi đặc trưng “tự bón phân” của hệ sinh thái rừng sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng nhằm phát huy cao hơn nữa khả năng lợi dụng của rừng mà không ảnh hưởng tới chi phí của người dân trồng và thâm canh rừng. Xuất phát từ các vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm vật rơi rụng trên một số trạng thái rừng tự nhiên tại vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc” để bước đầu có những đánh giá khái quát về lượng vật rơi rụng của khu vực nghiên cứu, dự đoán được lượng vật rơi rụng hàng năm của rừng. Từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp nhằm quản lý và bảo vệ lượng rơi rụng nâng cao năng suất đất rừng. 2 PHẦN I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong chuỗi tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái rừng vật rơi rụng là một mắt xích quan trọng đóng vai trò trong quá trình lưu động vật chất. Nó có tác dụng duy trì và nâng cao độ phì cho đất rừng. Ngoài ra tác tác dụng trong chống xói mòn và làm giảm dòng chảy mặt của vật rơi rụng cũng được các nhà khí tượng và thủy văn rừng quan tâm và nghiên cứu. 1.1. Trên thế giới Trên thế giới các nghiên cứu về vật rơi rụng đã được nhiều học giả quan tâm. Có thể thấy những bước đầu tiên nghiên cứu về vật rơi rụng là của học giả E. Ebermayer (Đức), 1976 [17], về “Sản lượng vật rơi rụng dưới tán rừng và thành phần hóa học của chúng”. Đã đưa ra những kết luận bước đầu của sự ảnh hưởng của tổ thành rừng đến sản lượng của vật rơi rụng và tầm quan trọng trong tuần hoàn dinh dưỡng của vật rơi rụng. Sau nghiên cứu này đã có rất nhiều các học giả khác tiếp tục nghiên cứu và đi sâu hơn nữa về vật rơi rụng. Điển hình như nghiên cứu của Bray (1964) [11] về lượng vật rơi rụng của nhiều đối tượng loại rừng khác nhau như rừng ôn đới, nhiệt đới…Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ là những đánh giá bước đầu về lượng vật rơi rụng. Nghiên cứu của Volni thời kỳ sau đó từ (1977- 1985) [18] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của vật rơi rụng tới dòng chảy và xói mòn đất. Bằng cách bố trí những ô thí nghiệm nhỏ để nghiên cứu hàng loạt các nhân tố có liên quan đến dòng chảy và xói mòn đất như thực bì và lớp che phủ bề mặt, lượng vật rơi rụng. Nghiên cứu của Rodin và Basilevic (1976) [11] về cấu trúc vật rơi rụng. Trong nghiên cứu này, thuật ngữ vật rơi rụng được hiểu là các cành khô lá rụng và cây chết. Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra cấu trúc vật rơi rụng bao gồm: 3 -Vật rơi rụng là những bộ phận tươi chiếm khoảng 40 ÷ 50% đối với rừng ôn đới, còn đối với rừng nhiệt đới, tỷ lệ này thấp hơn khoảng 20 ÷ 30%. - Vật rơi rụng là những phần rơi trên mặt đất được tích lũy lâu năm chiếm 30 ÷ 40%. - Vật rơi rụng là rễ cây chết trong đất chiếm 5 ÷ 10%. Bằng phương pháp đường hồi quy 2 nhân tố, Maisep [12] đã nghiên cứu độ che phủ rừng và lượng thảm mục, thảm khô trên các hồ chứa nước và dòng chảy các con sông vùng tây bắc và thượng lưu sông VonGa. Sau 20 năm quan trắc của trạm thực nghiệm Vants, ở 2 lưu vực không có rừng và có 98% rừng với lượng nước mưa khu vực như nhau đã rút ra kết luận. Ở những nơi có rừng lượng nước chảy bề mặt và hệ số dòng chảy năm nhỏ hơn nơi không có rừng 40 ÷ 50% do được tán rừng ngăn cản và lớp thảm mục và thảm khô có khả năng hút nước và là chướng ngại vật ngăn cản tốc độ dòng nước. Một vấn đề được tập trung nghiên cứu với nhiều kết quả có giá trị là nghiên cứu về thành phần hóa học của vật rơi rụng và sự phân giải chất dinh dưỡng của vật rơi rụng cho đất rừng. Ngay từ năm 1963 Olson [19] đã nghiên cứu rất kĩ vấn đề này và tác giả đã đưa ra phương trình phân hủy: X/Xo = e -kt Trong đó: Xo: Lượng vật rơi rụng trước khi bắt đầu phân hủy X: Lượng vật rơi rụng còn lại sau một thời gian phân hủy nhất định t: Thời gian phân hủy, tính bằng năm k: Hệ số phân hủy Để so sánh tương quan giữa tỷ lệ phân hủy và thời gian phân hủy, qua phân tích hồi quy được kết quả như sau: Vật rơi rụng của loại thực bì khác nhau và phương pháp xử lý khác nhau thì tỷ lệ phân hủy và thời gian cần thiết cho quá trình phân hủy của phương pháp khung lưới lớn hơn phương pháp túi lưới. 4 Nghiên cứu của Rodin (1967) về vai trò của quần xã thực vật rừng trong tuần hoàn vật chất ở hệ sinh thái rừng, trong đó có đề cập đến vật rơi rụng như là một mắt xích của chu trình này. Và để đánh giá tốc độ phân hủy, Rodin đã sử dụng hệ số phân giải thảm mục K (K là tỷ số giữa lượng thảm mục tồn dư trung bình trên mặt đất với lượng thảm mục rơi hằng năm). Khi áp dụng hệ số K để đánh giá tốc độ phân giải vật rơi rụng ở những vùng điển hình, Rodin đã đưa ra kết luận: tốc độ phân giải chất hữu cơ trong rừng đặc trưng cho các vùng sinh thái. Nghiên cứu của Chijok (1980) cũng cho thấy: Các loại cây khác nhau thì hàm lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất cũng khác nhau. Nghiên cứu được tiến hành dưới nhiều loại rừng khác nhau. Ví dụ như rừng Bạch đàn trắng lượng Nitơ hoàn trả là 1,03÷ 1,71. Rừng Thông nhựa là 0,91÷ 1,31… Theo viện sĩ Mêlêkhốp (1982) [4] khi nghiên cứu trữ lượng thảm mục đã đưa ra kết luận: Trữ lượng thảm mục cao thường xuất hiện ở các quần xã thực vật rừng vùng núi phía Bắc, rừng trên núi cao hay ở các khu rừng hỗn giao. Trữ lượng này thường giao động từ 20 ÷ 100 tấn/ha/năm. Nghiên cứu về lượng bốc hơi nước của lượng nước bị hút giữ lại của lớp thảm thực vật rơi rụng có Black và Kellihe (1989) [19] cho thấy rõ lượng bốc hơi nước của nước bị hút giữ lại trong lớp thảm mục khác nhau, chiếm khoảng 3 ÷ 21% tổng lượng bốc hơi bề mặt đất. Nghiên cứu của Tietema và cộng sự (1992) cho thấy tốc độ Nitrate hóa và tốc độ khoáng hóa của thảm mục tăng lên tùy thuộc vào hàm lượng nước của nó. Sự biến đổi theo không gian và thời gian rất rõ rệt của hàm lượng nước trong thảm mục làm tăng thêm mức độ khó khăn cho công tác nghiên cứu. Trong nghiên cứu về khả năng hút và giữ nước của lớp thảm mục (cành khô lá rụng) trong rừng của hai tác giả Phtahena và Cordery (1996) đã cho thấy ý nghĩa của những biến đổi về khả năng hút, và giữ nước của lớp thảm mục (cành khô lá rụng) trong rừng đối với tuần hoàn thủy văn rừng là ở chỗ 5 [...]... một số trạng thái rừng tự nhiên tại vùng đệm Vườn Quốc Gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc nhằm có những đánh giá bước đầu về số lượng vật rơi rụng, dự đoán lượng vật rơi rụng từ đó có những biện pháp tác động quản lý vật rơi rụng nâng cao độ phì cho đất 8 PHẦN II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu 2.1.1 Mục tiêu chung Góp phần làm rõ một số đặc điểm của chu trình tuần hoàn vật chất trên một. .. 2.4.1 Một số đặc điểm của lâm phần điều tra 2.4.2 Một số đặc điểm của vật rơi rụng 2.4.2.1 Xác định khối lượng vật rơi rụng hiện có 2.4.2.2 Phân bố vật rơi rụng theo độ dày 2.4.2.3 Khả năng hút nước của vật rơi rụng 2.4.3.1 Khả năng hút nước tự nhiên 2.4.3.2 Khả năng hút nước tối đa của vật rơi rụng dưới tán rừng 9 2.4.2.4 Động thái vật rơi rụng 2.4.2.4.1 Biến động thành phần và khối lượng vật rơi rụng. .. vật rơi rụng M0: là khối lượng vật rơi rụng còn tươi M1: là khối lượng vật rơi rụng khô kiệt e Khả năng tạo vật rơi rụng: (tấn/ha) Trong đó: Mvrr: Là lượng vật rơi rụng mà cây trả lại cho đất M1: Là khối lượng trung bình của vật rơi rụng trên một lưới Slưới: Là diện tích của một lưới f Xác định tốc độ phân giải của vật rơi rụng Sau khi làm thí nghiệm về vật rơi rụng ta có các số liệu về lượng vật rơi. .. xác định độ ẩm của vật rơi rụng làm cơ sở dự báo nguy cơ cháy rừng Gần đây nhất là nghiên cứu của Đinh Văn Thuận (2004) [2] về một số đặc trưng cơ bản của vật rơi rụng cho một số trạng thái rừng tự nhiên ở Mai Châu - Hòa Bình Trong nghiên cứu này tác giả đã có một số kết luận về lượng vật rơi rụng theo thời gian Nghiên cứu về khả năng hút nước của vật rơi rụng và có dự đoán về vật rơi rụng cho khu vực... số trạng thái rừng tự nhiên của khu vực nghiên cứu 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định được đặc điểm vật rơi rụng và động thái biến đổi của nó tại khu vực nghiên cứu - Tạo tiền đề cho các nghiên cứu về vật rơi rụng tại khu vực nghiên cứu - Làm cơ sở xây dựng các biện pháp bảo vệ vật rơi rụng trên khu vực nghiên cứu 2.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số trạng thái rừng tự nhiên, ... Xác định độ dày tầng rơi rụng tại mỗi điểm đó bằng thước có khắc vạch đến mm để đo Xác định tuyến trên diện tích điều tra và theo thành phần của lượng rơi rụng Mỗi trạng thái rừng điều tra 150 điểm 3 Khả năng hút nước của vật rơi rụng a Khả năng hút nước tự nhiên của vật rơi rụng 15 Chỉ tiêu này được xác định bằng phương pháp cân và sấy khô Cân 100 gam vật rơi rụng ở trạng thái tự nhiên, sau đó đưa về... của vật rơi rụng là m - m ban đầu (gam) Chỉ tiêu này được xác định chung cho cành, lá, tạp chất của vật rơi rụng Mỗi trạng thái rừng bố trí 20 mẫu thí nghiệm để xác định độ ẩm tối đa cho vật rơi rụng 4 Động thái vật rơi rụng a Biến động thành phần và khối lượng vật rơi rụng Bố trí các điểm thí nghiệm xác định biến động thành phần và khối lượng vật rơi rụng Trên mỗi ô tiêu chuẩn đã lập cho từng trạng thái. .. khảo sát Bố trí thí nghiệm Trạng thái IIB Trạng thái IIIA1 Trạng thái IIIA2 Thu thập số liệu Đặc điểm trạng thái rừng Đặc điểm tầng cây cao Đặc điểm cây bụi thảm tươi Độ tàn che trạng thái rừng Đặc điểm vật rơi rụng Vrr hiện có Khối lượng vrr Phân bố độ dày vrr 11 Động thái vrr Khả năng hút nước vrr Thành phần và khối lượng Khả năng phân giải 2.5.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 2.5.2.1 Phương pháp... dựa trên kết quả các ô thí nghiệm Nhìn chung, các nghiên cứu về vật rơi rụng ở Việt Nam mới chỉ là sự bắt đầu Các nghiên cứu được đánh giá là tương đối đầy đủ về số lượng, động thái dinh dưỡng vật rơi rụng nhưng phạm vi lại chỉ bó hẹp với một số trạng thái và đối tượng rừng thuần loài Để góp phần vào những nghiên cứu về lượng vật rơi rụng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đặc điểm vật rơi rụng trên một. .. tàn che ∑Ni: tổng số điểm bắt gặp lá n: là tổng số điểm xác định c Dựa vào các số liệu thu thập được của khối lượng vật rơi rụng hiện có, tính nội suy cho 1 ha (tấn/ha) Lượng vật rơi rụng hiện có: (tấn/ha) Trong đó: Mhiện có: Khối lượng vật rơi rụng hiện có M1: Khối lượng trung bình vật rơi rụng trên một điểm Svòng tròn sắt: Là diện tích của vòng tròn sắt d Xác định độ ẩm của vật rơi rụng ta tính theo . Nghiệp đồng thời gắn liền việc đào tạo với thực tiễn sản xuất, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường cùng Khoa Lâm học và bộ môn Lâm sinh, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp: “Đặc điểm. tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy giáo, cô giáo trong Khoa Lâm học đã nhiệt tình giảng dạy, quan tâm trong suốt khóa học này. Qua đây tôi xin chân thành. nước điều tiết dòng chảy và bảo vệ tầng đất mặt khỏi các hiện tượng gió, mưa…Đây là một vấn đề khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với sản xuất lâm nghiệp bởi đặc trưng “tự bón phân” của hệ sinh