1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TP HẠ LONG QUẢNG NINH

108 893 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 8,53 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3R Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế AAS Máy Quang phổ hấp thụ nguyên tử A-Cmax Nồng độ cho phép tối đa AHP Công viên Di sản ASEAN Heritage AQM Quan trắc chất

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-BÁO CÁO TÓM TẮT

QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VỊNH HẠ LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Quảng Ninh, tháng 5 năm2014

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

-BÁO CÁO TÓM TẮT

QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VỊNH HẠ LONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG 1-1 1.1 Mục tiêu 1-1 1.2 Phương pháp tiếp cận của Nghiên cứu 1-1 1.3 Đặc điểm của Khu vực Vịnh Hạ Long 1-2 CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 2-1 2.1 Môi trường nước 2-1 2.2 Quản lý chất lượng không khí 2-5 2.3 Tiếng ồn 2-7 2.4 Quản lý chất thải rắn 2-7 2.5 Rừng trên đất liền và ven biển 2-9 2.6 Bảo tồn đa dạng sinh học 2-11 2.7 Xói lở và bồi tụ 2-14 2.8 Thiên tai 2-15 CHƯƠNG 3 KHUNG CƠ BẢN CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VỊNH HẠ LONG…… 3-1 3.1 Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Quy hoạch Môi trường vịnh

Hạ Long 3-1 3.2 Phân vùng môi trường khu vực Vịnh Hạ Long 3-8 3.3 Những vùng môi trường trọng điểm được đề cập trong Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long 3-11 3.4 Những vấn đề khác cần quan tâm trong giải pháp thực thi quy hoạch 3-12 CHƯƠNG 4 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 4-1 4.1 Đề xuất dự án quản lý môi trường nước trong Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh 4-1 4.2 Cách tiếp cận để xử lý nước thải phát sinh đến năm 2030 4-2 4.3 Lựa chọn khu vực ưu tiên cho việc Phát triển Hệ thống Xử lý nước thải đô thị 4-2 4.4 Phát triển hệ thống xử lý nước thải 4-3 4.5 Nước thải mỏ 4-5 4.6 Nước thải từ tàu du lịch 4-5 4.7 Nước thải nuôi trồng thủy sản 4-6 CHƯƠNG 5 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ 5-1 5.1 Dự án đề xuất quản lý chất lượng không khí trong Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh… 5-1 5.2 Khuyến nghị xem xét lại việc phân loại hệ số vùng, hệ số khu vực áp dụng trong QCVN5-1 5.3 Các biện pháp đề xuất đối với các nhà máy nhiệt điện than ở khu vực Hạ Long 5-3 5.4 Các biện pháp khuyến nghị đối với nhà máy sản xuất xi măng 5-5 5.5 Tái sử dụng hiệu quả các vật liệu thải 5-6 CHƯƠNG 6 QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN 6-1 6.1 Các dự án đề xuất để Quản lý Chất thải rắn trong Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh… 6-1 6.2 Phát triển Hệ thống Quản lý Chất thải rắn 6-2 6.3 Lựa chọn địa điểm Bãi rác mới 6-4 6.4 Kiểm tra việc giới thiệu Nhà máy Đốt rác hiện đại trong tương lai 6-6 6.5 Quản lý Chất thải rắn công nghiệp 6-6 6.6 Quản lý chất thải khu vực ven biển 6-9 CHƯƠNG 7 QUẢN LÝ RỪNG 7-1 7.1 Cải tạo Hành lang Sinh thái Ven biển 7-1 7.2 Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long và đăng ký là Công viên di sản ASEAN 7-3 CHƯƠNG 8 BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 8-1

Trang 4

8.1 Dự án xúc tiến du lịch sinh thái và thành lập khu Ramsar 8-1

CHƯƠNG 9 VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 9-1 9.1 Xem xét và củng cố đê biển và đê sông tại tỉnh Quảng Ninh 9-1 9.2 Phát triển CSDL về môi trường và thiên tai, và hệ thống tự động theo dõi thiên tai và cảnh báo tại tỉnh Quảng Ninh 9-1 9.3 Xúc tiến sử dụng Năng lượng hiệu quả tại các khách sạn ở khu vực Bãi Cháy 9-2 9.4 Xúc tiến hoạt động hiệu quả của tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long 9-4

CHƯƠNG 10 GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 10-1 10.1 Thiết lập trung tâm GIS tỉnh 10-1 10.2 Giám sát Môi trường liên vùng cho tỉnh Quảng Ninh 10-2

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1 Tỉ lệ đạt chuẩn chất lượng nước mặt từ 2009 đến 2012 2-1 Bảng 2-2 Tỉ lệ đạt chuẩn chất lượng nước biển ven bờ từ 2009 đến 2012 2-2 Bảng 2-3 Tỉ lệ đạt chuẩn của nước ngầm từ 2009 đến 2012 2-3 Bảng 2-4 Tỉ lệ đạt chuẩn của một số chỉ tiêu nước thải sinh hoạt từ 2009 đến 2012 2-4 Bảng 2-5 Tỉ lệ đạt chuẩn cho một số chỉ tiêu nước thải công nghiệp từ 2009 đến 2012 2-4 Bảng 2-6 Danh mục 8 điểm có nồng độ cao trong bình quân 4 năm 2-6 Bảng 2-7 Tỷ lệ đạt chuẩn mức độ ồn ở khu vực Vịnh Hạ Long năm 2012 2-7 Bảng 2-8 Hiện trạng các bãi rác hiện tại 2-8 Bảng 2-9 Tổng hợp diễn biến diện t ch rừng và đất lâm nghiệp vùng nghiên cứu 2-10 Bảng 2-10 Tổng hợp diện tích rừng theo 3 loại rừng và đơn vị hành chính 2-10 Bảng 2-11 Tỷ lệ bão các cấp trong giai đoạn 1961 – 2008 2-15 Bảng 4-1 Biện pháp đối phó với từng loại nước thải 4-1 Bảng 4-2 Danh mục dự án đề xuất đối với lĩnh vực quản lý môi trường nước đến năm 2020 4-7 Bảng 5-1 Hệ số khu vực Kv trong các QCVN 19, 21, 22, 23/2009/BTNMT 5-1 Bảng 5-2 Hệ số vùng Kv đề xuất phân loại đối với khu vực Vịnh Hạ Long 5-2 Bảng 5-3 So sánh sản lượng phát điện tính trên 1 tấn than ở các nhà máy điện trên khu vực Vịnh

Hạ Long 5-3 Bảng 5-4 Biện pháp xử lý tiết kiệm năng lượng tại các nhà máy nhiện điện than 5-4 Bảng 5-5 So sánh tiêu thụ năng lượng cụ thể 5-5 Bảng 5-6 Khả năng khai thác vật liệu thải và sản phẩm phụ 5-7 Bảng 6-1 So sánh các phương pháp xử lý chất thải có thể phân hủy sinh học 6-2 Bảng 6-2 Các loại vật liệu có thể tái chế đề xuất 6-2 Bảng 6-3 Kết quả đánh giá địa điểm đề xuất xây dựng công trình quản.lý chất thải vùng 6-3 Bảng 6-4 Danh sách các dự án đề xuất về quản lý chất thải rắn khai thác than đến năm 2020 6-6 Bảng 7-1 Dự án Cải tạo Hành lang Sinh thái Ven biển 7-1 Bảng 7-3 Dự án Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long 7-3 Bảng 8-1 Danh mục các dự án đề xuất 8-1 Bảng 8-2 Xúc tiến du lịch sinh thái và thành lập khu Ramsar 8-2 Bảng 9-1 Xem xét và củng cố đê biển và đê sông tại tỉnh Quản Ninh 9-1 Bảng 9-2 Phát triển CSDLveef môi trường và thiên tai, và hệ thống tự động theo dõi thiên tai và

cảnh báo sớm tại tỉnh Quảng Ninh 9-1 Bảng 9-3 Dự án xúc tiến sử dụng năng lượng hiệu quả tại các khách sạn ở khu vực Bãu Cháy 9-2 Bảng 9-4 Xúc tiến hoạt động hiệu quả của tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long 9-4 Bảng 11.7-1 Dự án ưu tiên trong lĩnh vực quản lý Môi trường nước: Nội dung, kinh phí và lịch

thực hiện 11-4 Bảng 11.7-2 Dự án ưu tiên trong lĩnh vực quản lý môi trường không khí : Nội dung, kinh phí và

lịch thực hiện 11-5 Bảng 11.7-3 Dự án ưu tiên trong lĩnh vực Quản lý chất thải rắn : Nội dung, kinh phí và lịch

thực hiện 11-6 Bảng 11.7-4 Dự án ưu tiên trong lĩnh vực quản lý rừng : Nội dung, kinh phí và lịch thực hiện 11-7 Bảng 11.7-5 Dự án ưu tiên trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học: Nội dung, kinh phí và lịch

thực hiện 11-8 Bảng 11.7-5 Dự án ưu tiên trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học: Nội dung, kinh phí và lịch

thực hiện 11-8 Bảng 11.7-6 Dự án ưu tiên trong lĩnh vực Thích ứng và Giảm nhẹ đối với biến đổi khí hậu : Nội

dung, kinh phí và lịch thực hiện 11-9 Bảng 11.7-6 Dự án ưu tiên trong lĩnh vực Thích ứng và Giảm nhẹ đối với biến đổi khí hậu : Nội

dung, kinh phí và lịch thực hiện 11-9 Bảng 11.7-7 Dự án ưu tiên trong lĩnh vực giám sát môi trường: Nội dung, kinh phí và lịch thực

hiện 11-10 Bảng 12-1 Dự kiến lợi ích của việc triển khai Quy hoạch Môi trường khu vực Vịnh Hạ Long 12-1 Bảng 12-2 Tính nhất quán của Quy hoạch môi trường với định hướng “Một tâm, hai tuyến, đa

chiều, hai mũi đột phá” 12-2 Bảng 12-3 Các dự án đề xuất trong Quy hoạch Môi trường Vịnh Hạ Long 12-4

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Quy hoạch không gian Khu vực Vịnh Hạ Long 1-3 Hình 2.1 Chỉ số Chất lượng nước mặt trung bình từ 2009 đến 2012 2-2 Hình 2.2 Tỉ lệ không đạt tiêu chuẩn nước biển ven bờ của một số chỉ tiêu từ 2009 đến 2012 2-3 Hình 2.3 Bình quân 4 năm hàm lượng TSP theo điểm quan trắc 2-5 Hình 2.4 Hiện trạng nồng độ TSP, Bình quân 4 năm theo phương pháp đo trong 1 h đồng hồ 2-7 Hình 2.5 Bản đồ đường đi các cơn bão đổ bộ vào Quảng Ninh (1961 – 2008) 2-16 Hình 3.1 Bản đồ phân vùng môi trường Vịnh Hạ Long 3-10 Hình 4.1 Phát triển hệ thống xử lý nước thải ở thành phố Hạ Long 4-3 Hình 4.2 Phát triển hệ thống xử lý nước thải ở thành phố Cẩm Phả và khu kinh tế huyện Vân

Đồn 4-4 Hình 4.3 Ví dụ về hệ thống bơm và thu gom nước thải từ các tàu nhỏ trên vịnh 4-5 Hình 4.4 Ví dụ về máy xục kh dung trong các đầm nuôi trồng thủy sản ở Nhật Bản 4-6 Hình 5.1 Mô hình mô phỏng ảnh hưởng của chiều cao ống khói đối với hàm lượng bụi dưới mặt

đất theo ISC3 (Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ - US EPA) 5-2 Hình 6.1 Bãi rác hợp vệ sinh 6-1 Hình 6.2 Đánh giá sơ bộ các địa điểm ứng cử là bãi rác vùng cho thành phố Hạ Long, thành phố

Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ 6-3 Hình 6.3 Kế hoạch phát triển dự án Nhà máy Đốt rác 6-7 Hình 6.4 Mô hình quản lý CTRCN dự kiến áp dụng cho tỉnh Quảng Ninh 6-9 Hình 6.5 Xả rác trên biển 6-10 Hình 7.1 Hành lang môi trường ven biển 7-2 Hình 7.2 KHu vực đề xuất bảo vệ rừng ngập mặn ở cửa sông Bình Hương và Vịnh Cửa Lục 7-3 Hình 7.3 Khu vực đề xuất quản lý vườn quốc gia Bái Tử Long với đăng ký Công viên di sản

ASEAN 7-4 Hình 8.1 Phác thảo quy trình Đăng ký Khu vực Ramsar 8-1 Hình 8.2 Ứng viên khu Ramsar trong khu vực Vịnh Hạ Long 8-2 Hình 8.3 Ứng viên khu Ramsar trong khu vực Vịnh Hạ Long 8-2 Hình 8.4 Loài chim bị nguy cấp đảo Hà Nam 8-3 Hình 9.1 Ví dụ về động cơ tàu 9-5 Hình 9.2 Ví dụ về máy phát điện Diesel 9-6

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

3R Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế

AAS Máy Quang phổ hấp thụ nguyên tử

A-Cmax Nồng độ cho phép tối đa

AHP Công viên Di sản ASEAN Heritage

AQM Quan trắc chất lượng không khí

AQS Tiêu chuẩn chất lượng không khí

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEON Các quan chức cao cấp về Môi trường của ASEAN

AVG Trung bình

BAP Kế hoạch hành động đa dạng sinh học

BOD 5 Nhu cầu Ôxy sinh hóa

BTL Vườn Quốc gia Bái Tử Long

BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường

CaCl 2 Clorua canxi

CBD Công ước về Đa dạng Sinh học

CD Phát triển năng lực

CEPC Hành lang Bảo vệ Môi trường Ven biển

CFB Tầng sôi tuần hoàn

COD Nhu cầu ô xy hóa học

COP Hội nghị các bên

DANIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch

DARD Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

DCST Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

DOC Sở Xây dựng

DOET Sở Giáo dục và Đào tạo

DOH Sở Y tế

DOIT Sở Công Thương

DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường

DOST Sở Khoa học và Công nghệ

DOT Sở Giao thông Vân tải

DPI Sở Kế hoạch và Đầu tư

EIA Đánh giá Tác động Môi trường

EMAC Trung tâm Quan trắc và Phân t ch Môi trường

EU Liên minh Châu Âu

EVN Điện lực Việt Nam

FS Nghiên cứu Khả thi

HBMD Ban Quản lý Vịnh Hạ Long

IBA Vùng Chim quan trọng

IDB Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học

INDEVCO Công ty Phát triển Công nghiệp

IP Khu Công nghiệp

IUCN Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên

JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

JSC Công ty Cổ phần

Kp Hệ số Công suất

kPa Kilopascal

Kv Hệ số Khu vực

Trang 8

kVA Kilo Vôn Ampe

MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường

MPA Khu Bảo tồn biển

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MSW Chất thải rắn đô thị

NDVI Chỉ số Khác biệt Thực vật đã được chuẩn hóa

NGO Tổ chức phi chính phủ

NKER Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

NORAD Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy

NP Vườn Quốc gia

NTFP Sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ

ºC Độ C

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

OJT Đào tạo thông qua công việc

PEM Quan trắc Phát thải Nhà máy

PES Chi trả Dịch vụ Môi trường

PSD Cơ sở dữ liệu Nguồn ô nhiễm

PSI Kiểm kê Nguồn ô nhiễm

PSM Bản đồ Nguồn ô nhiễm

PST Bảng Nguồn ô nhiễm

QA/QC Đảm bảo Chất lượng/Kiểm soát Chất lượng

QCVN Quy chuẩn Kỹ thuật Việt Nam

UK Vương quốc Anh

UNDP Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

UNESCO Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc

UPS Bộ lưu điện

URENCO Công ty Môi trường Đô thị

US Hợp chủng quốc Hoa kỳ

US EPA Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa kỳ

UV Tia cực tím

Trang 9

VEA Tổng cục Môi trường Việt Nam

VEPF Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam VINACOMIN Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam

Trang 10

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

Mục tiêu của cuộc Nghiên cứu lập Quy hoạch Môi trường Vịnh Hạ Long đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 là nhằm cụ thể hoá Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng

Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để giải quyết những vấn đề ưu tiên cụ thể

cho khu vực Vịnh Hạ Long theo phân kỳ thực hiện quy hoạch

1.2 Phương pháp tiếp cận của Nghiên cứu

1.2.1 Thực hiện Chiến lược tăng trưởng Xanh cấp quốc gia và cấp tỉnh

Ở Việt Nam, chiến lược quốc gia về “Tăng trưởng Xanh” đã được Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt tại Quyết định số 1393/QD-TTg, ngày 25/9/2012 Tỉnh Quảng Ninh

cũng đang thúc đẩy việc áp dụng “Chiến lược Tăng trưởng Xanh” trong quy hoạch

phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh Như vậy, theo định hướng chính sách của cả cấp

quốc gia và cấp tỉnh, Quy hoạch bảo vệ môi trường mà cuộc Nghiên cứu này xây dựng

cần phải có các chiến lược và cách tiếp cận phù hợp với "Chiến lược Tăng trưởng

Xanh"

1.2.2 Xác định những yêu cầu thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường cấp quốc gia và cấp

tỉnh

Việt Nam có chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường được ban hành tại Quyết số

1216/QD-TTg, ngày 05/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo

vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Tỉnh Quảng Ninh có

Chỉ thị số 30-CT/TU, ngày 07/9/2010; Nghị quyết số 33/2010/NQ-HDND, ngày

10/12/2010 về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi

trường tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định số

1975/QD-UBND, ngày 23/6/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Kế

hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 33/2010/NQ – HDND Như vậy, Quy hoạch

bảo vệ môi trường đòi hỏi phải tuân thủ theo những cách tiếp cận được nêu trong các

quyết định nói trên

1.2.3 Thực hiện Thông báo về Ý kiến của Bộ chính trị về Phát triển Kinh tế Xã hội tỉnh

Quảng Ninh

Ngày 1 tháng 10 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương công bố ý kiến của Bộ chính

trị về Đề án phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng

- an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn,

Móng Cái” tỉnh Quảng Ninh Thông báo nêu rằng tỉnh Quảng Ninh có vị trí chiến lược

về chính trị, kinh tế và có tiềm năng và lợi thế so với các địa phương khác trong vùng

Quảng Ninh có đủ khả năng và tiềm lực để trở thành địa bàn động lực, cực tăng trưởng,

Trang 11

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

đầu tàu, trung tâm kinh tế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng, vành đai kinh tế

Vịnh Bắc Bộ Đến năm 2020, xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ,

công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế của miền Bắc Việt Nam Một kỳ vọng

quan trọng khác là tỉnh Quảng Ninh tích cực chuyển đổi phương thức phát triển từ

"Nâu" sang "Xanh"

1.3 Đặc điểm của Khu vực Vịnh Hạ Long

1.3.1 Đặc điểm vùng lõi du lịch ở tỉnh Quảng Ninh

Du lịch là một ngành tăng trưởng quan trọng trong nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh và đã

được xác định là một trong những trụ cột của nền kinh tế trong tương lai Theo số liệu

thống kê của Sở Văn hóa -Thể thao & Du lịch (Sở VH-TT&DL), trong năm 2012, số

lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đã tăng lên 7.005.000 khách với mức tăng trưởng

8,5% so với năm trước Tỉnh Quảng Ninh có hai nhóm tài nguyên du lịch trọng điểm, đó

là tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa, là đòn bẩy để tận dụng và

đạt được tiềm năng trọn vẹn tại khu vực Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử

Long là những tài sản thiên nhiên đặc biệt nhất với cấu tạo địa chất độc đáo và nhiều

phong cảnh đẹp Đây là những vùng vịnh có các hệ động vật và thực vật đặc hữu đóng

góp cho sự đa dạng sinh học chung của tỉnh Vịnh Hạ Long đã được công nhận là Di sản

thế giới và đã được chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới Lượng

du khách đến Vịnh Hạ Long đã được tăng lên đáng kể trong vòng mười năm qua Trong

năm 2012, số lượng du khách đến Vịnh Hạ Long đã đạt tới 2.574.000 khách trong năm

Theo so sánh về số lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng Ninh và Vịnh Hạ Long trong

năm 2012, thì có khoảng 37% khách du lịch đến tỉnh Quảng Ninh đã đến tham quan

Vịnh Hạ Long

Du lịch trên Vịnh Bái Tử Long vẫn chưa được phát triển Ở đây có các khu vực hoang sơ

dành cho du lịch sang trọng Những tài nguyên du lịch văn hóa đặc biệt nhất là chùa Yên

Tử, kinh đô Phật giáo của Việt Nam; là làng chài nổi độc đáo trên Vịnh Hạ Long, cũng

như 626 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh trên toàn địa bàn tỉnh

1.3.2 Đặc điểm của vùng lõi phát triển không gian

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh sẽ có không gian phát triển kinh tế theo

hướng "Một tâm – hai tuyến – đa chiều – hai mũi đột phá”, như được thể hiện trong

Hình 1-1 Định hướng này đảm bảo sự liên kết vùng để tận dụng những thế mạnh của

từng huyện trên địa bàn tỉnh, cũng như thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh trong “Vùng

Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Châu thổ Sông Hồng” và vị trí chiến lược cho hợp tác

kinh tế quốc tế

Trang 12

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Tóm tắt)

Theo định hướng, Hạ Long là trung tâm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long là thủ phủ, là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa và kinh tế

của tỉnh Đây là lõi của chuỗi đô thị dọc theo quốc lộ 18 với các đô thị vệ tinh là Đông

Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Cẩm Phả và Móng Cái

Một kế hoạch nổi bật khác là việc thiết lập khu kinh tế trên địa bàn huyện Vân Đồn

Hiện nay, huyện vẫn còn là một khu vực nông thôn với dân số 42.863 người Hoạt

động kinh tế chính của Vân Đồn là nông nghiệp và du lịch chỉ mới bắt đầu Vân Đồn

được xác định là một trong bốn trung tâm du lịch của tỉnh Quảng Ninh, vì Vân Đồn có

lịch sử lâu đời với Thương cảng Vân Đồn nổi tiếng, với các đảo có hệ sinh thái độc

đáo, đa dạng và phong phú Theo Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt tại Quyết định số 1296/QD-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009, kinh tế Vân

Đồn của bao gồm toàn bộ huyện Vân Đồn, đây là nền kinh tế tổng hợp theo các quy

định riêng để phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và

khu vực ven biển phía Bắc

Nguồn: Sở TN&MT Quảng Ninh

Hình 1-1 Quy hoạch không gian Khu vực Vịnh Hạ Long

Trang 13

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG

2.1 Môi trường nước

2.1.1 Môi trường nước

(1) Chất lượng nước mặt

Để đánh giá chất lượng nước mặt khu vực vịnh Hạ Long, dữ liệu quan trắc được so

sánh với QCVN 08:2008, Cột A2 Bảng 2-1 trình bày tỉ lệ đạt chuẩn của dữ liệu quan

Tỉ lệ đạt chuẩn của BOD5 và COD khá thấp, chỉ có lần lượt 34% và 57% giá trị đạt

chuẩn Giá trị này cũng có thể hiểu được do vịnh Hạ Long là khu vực dân cư đông đúc

với các nhiều hoạt động du lịch, ví dụ như các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải

trí, vốn sản sinh ra một khối lượng lớn các chất ô nhiễm hữu cơ, làm cho nồng độ

BOD5 và COD tăng cao Tỉ lệ đạt chuẩn của thông số BOD5 thấp nhất là ở các vị trí

W18 (cửa sông Trới), W19 (Hồ Yên Lập) và W38 (suối Lộ Phong), những nơi mà chỉ

có 14% số mẫu thu thập được trong giai đoạn 2009-2012 có giá trị BOD5 đạt tiêu

chuẩn Do đó, những khu vực này cần được ưu tiên khi lập kế hoạch kiểm soát chất ô

nhiễm hữu cơ trong nước thải

(2) Chỉ số Chất lượng nước (WQI)

Để đánh giá chất lượng nước mặt nói chung cho khu vực vịnh Hạ Long, nhóm nghiên

cứu sử dụng phương pháp Chỉ số Chất lượng nước (Water Quality Index – WQI) Giá

trị WQI được tính toán theo Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg, “Ban hành Sổ tay

Hướng dẫn tính toán Chỉ số chất lượng nước” WQI là một đại lượng không có đơn vị,

kết hợp nhiều yếu tố chất lượng nước vào một số duy nhất bằng cách bình thường giá

trị cho đường cong đánh giá chủ quan Thông thường chỉ số này được sử dụng để đánh

giá chất lượng nước nguồn nước như sông, suối, hồ, v.v Các giá trị con số cao hơn

thể hiện tình trạng nước tốt hơn và giá trị con số thấp hơn thể hiện tình trạng nước xấu

hơn

Hình 2-1 thể hiện giá trị WQI trung bình từ năm 2009 đến năm 2012 Kết quả cho thấy

có 3 điểm không bị ô nhiễm (W17, W19, W40), một điểm ô nhiễm trung bình (W15),

một điểm ô nhiễm nghiêm trọng (W46) và có hai điểm ô nhiễm rất nghiêm trọng là

W35 (suối Lộ Phong) và W44 (suối Moong Cọc 6)

Trang 14

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Hình 2-1 Chỉ số Chất lượng nước mặt trung bình từ 2009 đến 2012

(3) Nước biển ven bờ

Vì Vịnh Hạ Long là một địa điểm du lịch nổi tiếng, kết quả quan trắc nước ven bờ tại đây được so sánh với QCVN 10:2008/BTNMT với các giá trị tiêu chuẩn được lấy từ cột “nước biển và thể thao dưới nước”

Bảng 2-2 tóm tắt Tỉ lệ đạt chuẩn của nước ven bờ từ năm 2009 đến năm 2012

Bảng 2-2 Tỉ lệ đạt chuẩn chất lượng nước biển ven bờ từ 2009 đến 2012

Thông số DO TSS Coliform Dầu mỡ

Tỉ lệ đạt chuẩn (Số đạt / Số mẫu)

Kết quả Bảng 2-2 ở trên cho thấy, có rất nhiều vị trí bị ô nhiễm dầu mỡ Có tới hơn 70% số mẫu nước lấy tại các vị trí W21, W28, W32, W33 và W48 không đạt chuẩn trong giai đoạn 2009-2012, nhưng kết quả này cũng không bất ngờ vì các khu vực này đều là các cầu cảng du lịch và hàng hóa đông đúc Giao thông thủy là nguyên nhân làm cho nồng độ dầu mỡ trong nước biển ở mức cao Kết quả quan trắc cũng chỉ ra rằng nồng độ dầu mỡ tại các bãi tắm du lịch, ví dụ bãi tắm Tuần Châu (W20), bãi Ti Tốp (W37) và Bãi Dài (W49) vẫn nằm trong tầm kiểm soát với tất cả hoặc hầu hết các mẫu đều đạt tiêu chuẩn Trong khi đó tại bãi tắm Bãi Cháy (W22), có tới 54% mẫu

Trang 15

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

nước lấy ở đây không đạt chuẩn cho chỉ tiêu dầu mỡ Vì Bãi Cháy là bãi tắm thu hút nhiều khách du lịch nhất khu vực vịnh Hạ Long nên cần thiết phải kiểm soát lượng dầu mỡ trong nước biển tại đây do lượng dẫu mỡ sẽ gây ra các cảm giác khó chịu về mặt cảm quan và ảnh hưởng đến sức khỏe của du khách

Nhìn chung, nồng độ TSS và Coliform không phải là mối quan ngại cho chất lượng nước biển ven bờ tại tất cả các vị trí trong khu vực vịnh Hạ Long

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Hình 2-2 Tỉ lệ không đạt tiêu chuẩn nước biển ven bờ của một số chỉ tiêu từ 2009 đến

2012

(4) Nước ngầm

Kết quả quan trắc nước ngầm được so sánh với QCVN 09:2008/TT-BTNMT Bảng 2-3 tóm tắt tỉ lệ đạt chuẩn của nước ngầm cho một số chỉ tiêu trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012

Bảng 2-3 Tỉ lệ đạt chuẩn của nước ngầm từ 2009 đến 2012

Thông số TS NO 3- Coliform

Tỉ lệ đạt chuẩn (Số đạt/Số mẫu)

Kết quả trên cho thấy tại hai điểm quan trắc, nước ngầm bị ô nhiễm Coliform do hầu hết các mẫu nước thu thập đều không đạt tiêu chuẩn cho chỉ tiêu này Điều này gây là mối lo ngại nghiêm trọng khi cả hai giếng được lấy mẫu đều là giếng dùng để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Cần có nghiên cứu thêm về vấn đề này, ví dụ như phân tích thêm chỉ tiêu E Coli để làm rõ liệu nước ngầm tại các khu vực này đã bị ô nhiễm phân động vật hay chưa Ngoài ra, giếng quan trắc W22 nằm ở gần khu vực bãi chôn lấp rác thải Hà Khẩu, do đó cần phân tích thêm các chỉ tiêu kim loại nặng trong

Trang 16

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

nước ngầm ở dây để nắm bắt được hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước ngầm

do nước rỉ rác từ khu vực bãi chôn lấp

(5) Nước thải sinh hoạt

Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt được so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B Bảng 2-4 tóm tắt tỉ lệ đạt chuẩn một số chỉ tiêu cho nước thải sinh hoạt trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2012

Bảng 2-4 Tỉ lệ đạt chuẩn của một số chỉ tiêu nước thải sinh hoạt từ 2009 đến 2012

Thông số BOD5 TDS Coliform Oil

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Từ kết quả trên có thể thấy, chỉ có 38% mẫu nước đạt tiêu chuẩn cho chỉ tiêu BOD5 tỉ

lệ đạt chuẩn thấp nhất xảy ra tại các vị trí W31 (7%) và W43 (14%) Đây đều là các khu vực tập trung dân cư đông đúc, vì vậy vấn đề ô nhiễm chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt chỉ có thể giải quyết được khi có một hệ thống thu gom cũng như xử lý nước thải phù hợp

(6) Nước thải công nghiệp

Kết quả quan trắc nước thải công nghiệp được so sánh với QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B Bảng 2-5 tóm tắt tỉ lệ đạt chuẩn của các chỉ tiêu nước thải công nghiệp trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012

Bảng 2-5 Tỉ lệ đạt chuẩn cho một số chỉ tiêu nước thải công nghiệp từ 2009 đến 2012

Thông số COD BOD5 TSS As Cd Pb

Kết quả trên cho thấy tỉ lệ đạt chuẩn của các chỉ tiêu COD, BOD5 và Tổng Ni-tơ là khá thấp khi so sánh với các chỉ tiêu khác, đặc biệt trong nước thải đã qua xử lý từ các trạm xử lý nước rỉ rác ở vị trí W24, W29 và W39 Điều này cũng dễ hiểu vì hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ trong nước rỉ rác tại các bãi rác tại các nước đang phát triển thường rất cao, ví dụ như nồng độ BOD và COD có thể lên tới 5.000 -10.000 mgO2/L,

và nồng độ Tổng Ni-tơ có thể lên tới 800 mg/L theo một số nghiên cứu khoa học Do

Trang 17

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

đó, việc xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ và Ni-tơ trong nước rỉ rác cần có các công nghệ

tiên tiến để nước thải sau khi xử lý có thể đạt được tiêu chuẩn

2.2 Quản lý chất lƣợng không khí

(1) Ô nhiễm không khí do TSP

Hình 2-3 trình bày nồng độ TSP bình quân đo trong 4 năm ở khu vực Vịnh Hạ Long theo điểm quan trắc và Bảng 2-6 liệt kê 10 điểm có hàm lượng ô nhiễm bình quân cao trong 4 năm qua

Nguồn : Nhóm nghiên cứu

Hình 2-3 Bình quân 4 năm hàm lƣợng TSP theo điểm quan trắc

Điểm A27, “Cầu trắng – Cột 8”, thể hiện là nơi có hàm lượng cao nhất trong mạng lưới quan trắc của tỉnh Quảng Ninh, gấp khoảng 2,8 lần AQS Điểm A35 “Ngã ba Mông Dương” vượt AQS 2,3 lần, điểm A30 “Km 6-Ngã ba Quang Hanh” vượt AQS 2,1 lần và điểm A22 “Ngã tư loong toòng” vượt AQS 1,9 lần Bảng 3.2.2 trình bày đặc điểm phân loại đối tượng quan trắc đối với 4 điểm nêu trên là (II): Tuyến đường giao thông chính”

là liên quan tới tuyến đường vận chuyển than Điểm A05 “Công ty than Mao Khê – Nhà máy sàng tuyển” được đặt ở mục “(V): Khu vực chịu tác động của các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than và khoáng sản khác” thể hiện vượt AQS 1,9 lần Điểm A23, Bệnh viện K67, vượt AQS 1,9 lần và thuộc diện đối tượng số “III: khu đô thị, tập trung đông dân cư” Khu vực A23 cũng gần các hoạt động vận chuyển than và bị ảnh hưởng chủ yếu bởi than Điểm A33 “Cọc 6 – Đường ra cảng 10-10” vượt AQS 1,7 lần, thuộc đối tượng số “(II): Tuyến giao thông chính” nhưng thực ra đó chính là tuyến đường vận chuyển than Điểm A25 “Cảng than – phường Hà Khánh” cho kết quả đó là 501μg/m3),

và thuộc đối tượng “(V): Khu vực chịu tác động của các hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh than và khoáng sản khác” 8 điểm đề cập ở đây đều vượt quá 500 μg/m3, là điều kiện nghiêm trọng đối với người dân

(μg/m 3 )

Bình quân 2009 - 2012

Trang 18

Quy hoạch mụi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhỡn đến 2030 (Túm tắt)

Bảng 2-6 Danh mục 8 điểm cú nồng độ cao trong bỡnh quõn 4 năm

Nguồn : Nhúm nghiờn cứu

Cựng với những khu vực ụ nhiễm nghiờm trọng như nờu trờn, cú hai điểm vượt quỏ 400μg/m3, một là điểm A28 “Khai trường mỏ Hà Tu – Nỳi Bộo” cho kết quả 442 μg/m3 thuộc đối tượng (V): Khu vực chịu tỏc động của cỏc hoạt động khai thỏc, chế biến, kinh doanh than và khoỏng sản khỏc” Điểm khỏc là A04 “Ngó ba Móo Khờ” là ngó ba điển hỡnh bị tỏc động bởi hoạt động vận chuyển than Cú một vài điểm liệt kờ trong Bảng 2-6 thuộc loại đối tượng cú đặc điểm khụng liờn quan tới than, tuy nhiờn tất cả những điểm liệt kờ đều ớt nhiều bị tỏc động bởi cỏc hoạt động liờn quan tới than như vận chuyển than, khai thỏc than, chế biến than, kinh doanh và khai thỏc khoỏng sản khỏc Hỡnh 2-4 thể hiện rừ cỏc khu vực cú hàm lượng vượt quỏ tiờu chuẩn, trờn 500μg/m3 và 600μg/m3

Point No TSP

(μg/m3)

Vị trí quan trắc /Location of monitoring

Đối t-ợng quan trắc /Characteristics of monitoring point

A27 826 Cầu Trắng - Cột 8 Các tuyến giao thông chính

A35 682 Ngã ba Mông D-ơng Các tuyến giao thông chính

A30 619 Ngã 3 Km 6 - Quang Hanh Các tuyến giao thông chính

A22 564 Ngã t- Loong Toòng Các tuyến giao thông chính

A05 558 CT than Mạo Khê - nhà sàng Khu vực chịu tác động của các hoạt động khai thác, chế

biến, kinh doanh than và khoáng sản khác

A23 554 Bệnh viện K67 Khu đô thị, khu dân c- tập trung

A33 516 Cọc 6 - đ ờng ra cảng 10 - 10 Các tuyến giao thông chính

A25 501 Khu cảng than ph-ờng Hà Khánh Khu vực chịu tác động của các hoạt động khai thác, chế

biến, kinh doanh than và khoáng sản khác

A28 442 Khu vực khai thác than Hà Tu-Núi Béo Khu vực chịu tác động của các hoạt động khai thác, chế

biến, kinh doanh than và khoáng sản khác

A04 405 Ngã t- Mạo Khê Các tuyến giao thông chính

Souce: Study Team

Note: Air Quality Standard for TSP (1 hour): 300 μg/m 3

Vị trớ

số

Nguồn : Nhúm nghiờn cứu

Ghi chỳ : Tiờu chuẩn chất lượng khụng khớ đối với TSP (1 h đồng hồ): 300g/m 3

Trang 19

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

Nguồn : Nhóm nghiên cứu

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Hình 2-4 Hiện trạng nồng độ TSP, Bình quân 4 năm theo phương pháp đo trong 1 h

đồng hồ 2.3 Tiếng ồn

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn về tiếng ồn được quy định trong QCVN 26, 2010/BTNMT Bảng 2-7 thể hiện tỉ lệ đạt chuẩn về mức tiếng ồn cho khu vực vịnh Hạ Long trong năm 2012 Tỉ lệ đạt chuẩn cho chỉ tiêu tiếng ồn năm 2012 là tỉ số giữa các giá trị đo đạt đạt chuẩn trên tổng số giá trị đo đạc

Bảng 2-7 Tỷ lệ đạt chuẩn mức độ ồn ở khu vực Vịnh Hạ Long năm 2012

Mức tiếng ồn (dB A)

Tỉ lệ đạt chuẩn

Giá trị đạt chuẩn

Tổng số mẫu quan trắc

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

2.4 Quản lý chất thải rắn

2.4.1 Tình trạng của các Bãi rác hiện tại

Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 15 bãi chôn lấp rác Hai trong số những bãi chôn lấp này có công trình xử lý nước rác và có áp dụng lớp đất phủ, với sự hỗ trợ ODA của Đan Mạch (DANIDA) Những bãi rác khác là hệ thống đổ rác mở không sử dụng lớp

Trang 20

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

đất phủ và một số trong các bãi rác đó đang gây ra các vấn đề môi trường Ở thành phố

Hạ Long, các công ty tư nhân phụ trách và cung cấp các thiết bị cần thiết cho vận hành các bãi rác Rác thải đô thị sau khi thu gom được vận chuyển đến 15 bãi rác hiện tại, như được thể hiện trong Bảng 2-8

Bảng 2-8 Hiện trạng các bãi rác hiện tại

Yêu cầu bãi rác mới

2 Đèo Sen Phường Há Khánh, TP Hạ Long 200 H động đến 2015 Yêu cầu bãi rác mới

3 Quang Hanh Phường Quang Hanh,, T.P Cam Pha 50 H động đến 2014 Yêu cầu bãi rác mới

4 Vạn Yên Vạn Yên, huyện Vân Đồn 1.6 Đang hoạt động

5 Thị trấn Trới Th.trấn Trới, huyện Hoành Bồ 13 Đang hoạt động

6 Cộng Hòa Cộng Hòa, T.X Quảng Yên 37.7 Đang hoạt động

Nguồn: Báo cáo Nghiên cứu và quy hoạch Quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh năm 2010

2.4.2 Hệ thống sản xuất phân vi sinh

Ở thành phố Hạ Long, cơ sở làm phân vi sinh quy mô lớn được xây dựng tại khu vực

Hà Khánh vào năm 2007 và bắt đầu vận hành vào năm 2009 Nhà máy do công ty tư nhân - Công ty Cổ phần Xử lý Chất thải rắn đô thị Hạ Long - phụ trách vận hành Tuy nhiên cơ sở này sẽ bị đóng cửa trong thời gian tới đây do có vướng mắc với luật môi trường mới ban hành và nhượng bộ cho hoạt động khai thác than Hiện nay, chỉ có một công ty sản xuất phân vi sinh tại thành phố Hạ Long Các sản phẩm họ bán cho nông dân với đơn giá là 3,5 triệu đồng/ tấn Trong chuyến thăm thực địa, chúng tôi quan sát thấy rằng công ty này có kinh nghiệm lâu năm với các kỹ năng được đào tạo tốt và có

đủ năng lực sản xuất phân vi sinh

2.4.3 Quản lý Chất thải rắn công nghiệp

(1) Khai thác than

Theo số liệu của Sở TN-MT, hàng năm có khoảng 300 triệu tấn đất đá thải từ hoạt động bóc tách than và sàng tuyển than và khối lượng đất đá thải này được đưa ra các bãi thải lộ thiên Đến nay việc xử lý có quy củ còn chưa được triển khai triệt để, gây hại cho môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến ngành du lịch của tỉnh Để sớm giải quyết vấn đề đất đá thải than, VINACOMIN đã lập quy hoạch các bãi thải than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và lập dự án bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

(2) Khu công nghiệp

Hiện nay, chất thải rắn công nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh chưa được phân loại tại nguồn theo nhóm chất thải công nghiệp không nguy hại và chất thải công nghiệp nguy hại Chất thải rắn công nghiệp thường được thu gom theo hợp đồng với URENCO hoặc với doanh nghiệp tư nhân và được thải bỏ cùng với rác thải sinh hoạt Nghiêm trọng

Trang 21

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

hơn, chất thải công nghiệp nguy hại được các doanh nghiệp tư nhân không có đăng ký thải bỏ không đúng quy cách tại các bãi rác

(3) Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại chủ yếu phát sinh từ các ngành như khai thác than, công nghiệp, y

tế, các ngành công nghiệp / lĩnh vực xây dựng và các nhà máy điện Chất thải công nghiệp nguy hại bao gồm các chất hóa học và giẻ dầu mỡ, bùn, pin thải, bao bì hóa chất, than hoạt tính, dầu thu hồi và các chất dễ cháy, v.v

Đối với chất thải nguy hại từ các ngành nêu trên, công tác thu gom và xử lý được thực hiện khá nghiêm ngặt bởi các doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh và cơ quan quản lý môi trường có ủy quyền Đó là Công ty TNHH Tân Sinh-TCN, Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghiệp và Phát triển công nghệ Hưng Thịnh, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại và Môi trường Thanh Phương, Công ty TNHH thương mại phòng cháy chữa cháy Hòn Gai và các công ty từ các tỉnh thành khác Trong số các công ty này, chỉ có Công

ty TNHH Tái Sinh-TCN được cấp phép thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại từ tất cả các ngành Phương pháp xử lý chủ yếu là tái chế và đốt Theo báo cáo, tổng khối lượng chất thải đã xử lý là 2.171.000 kg / năm, trong đó 1.536.000 kg (70,75%) được tái chế, và số còn lại (khoảng 29,25%) được đốt và chôn lấp

2.5 Rừng trên đất liền /Rừng ven biển

2.5.1 Hiện trạng và xu hướng thay đổi chất lượng rừng

Toàn vùng nghiên cứu có 138270,6 ha đất lâm nghiệp, chiếm 35,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Diện tích đất có rừng là 120.690,3, chiếm 35,6% tổng diện tích rừng toàn tỉnh Rừng chủ yếu tập trung ở các huyện Hoành Bồ, Vân Đồn và TP Cẩm Phả, phần diên tích còn lại tương đối nhỏ tập trung ở vùng đô thị tập trung hơn là Thị

xã Quảng Yên và Thành phố Hạ Long

Trong giai giai đoạn 5 năm 2007 - 2012, diện tích đất rừng trong vùng nghiên cứu tăng không nhiều, chỉ vào khoảng hơn 900 ha Trong đó có 700 ha tăng là do rà soát điều chỉnh diện tích rừng và khoảng 200 ha tăng nhờ các hoạt đông phát triển trồng rừng sản xuất Trong khi đó diện tích rừng giảm khoảng 3.300 ha do chuyển đổi mục đích

sử dụng theo các quyết định của UBND tỉnh để thực hiện các dự án phát triển kinh tế -

xã hội như: khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, nuôi trồng thủy sản Hiện trạng diện tích và diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn vùng nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 2-9, và biểu tổng hợp các loại hình trạng thái rừng củng vùng nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2012 được thể hiện tại Bảng 2-10 dưới đây

Trang 22

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

Bảng 2-9 Tổng hợp diễn biến diện tích rừng và đất lâm nghiệp vùng nghiên cứu

(ĐVT: ha)

xã/thành phố

Diện tích theo QĐ:

UBND

4903/QĐ-Diện tích đƣợc bổ

sung qua diễn biến TNR

Diện tích chuyển mục đích sử dụng (từ tháng 8 năm 2007 - 6/2012)

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2012

Tăng (+); giảm (-)

so với QĐ: 4903/QĐ- UBND

đặc dụng

Rừng phòng

hộ

Rừng sản xuất

(Nguồn: Dự thảo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh giao đoạn 2012-2020)

Trái lại, cũng trong thời kỳ này diện tích rừng trong vùng nghiên cứu lại giảm đáng kể, với diện tích giảm vào khoảng 3.300 ha Diện tích này tuy không quá lớn so với tổng diện tích rừng của vùng nhưng sự suy giảm này rất đáng lo ngại vì hơn 2/3 diện tích rừng bị mất là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng Rừng sản xuất cũng chủ yếu là trồng lại sau khai thác, diện tích rừng trồng mới là tương đối khiêm tốn, chỉ vào khoảng 200

ha

Theo Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tới năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh, diện tích đất lâm nghiệp của vùng nghiên cứu sẽ tiếp tục giảm, chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương Cụ thể là biến động giảm sẽ chủ yếu sẽ diễn ra trên địa bàn hai huyện Vân Đồn và Hoành Bồ (Vân Đồn giảm khoảng hơn 3.000 ha còn Hoành Bồ giảm khoảng 1.300 ha) Với ba địa phương còn lại, diện tích đất rừng sẽ tương đối ổn định trong thời gian tới với những biến động không đáng kể

Bảng 2-10 Tổng hợp diện tích rừng theo 3 loại rừng và đơn vị hành chính

Trang 23

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

quốc gia, Rừng quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng văn hóa lịch sử… với chức năng chính là bảo tồn và phát huy các giá trị về đa dạng sinh học, văn hóa lịch sử Diện tích rừng đặc dụng cơ bản sẽ được duy trì, ổn định trong thời gian tới, chỉ một phần nhỏ diện tích tại khu rừng quốc gia Yên Tử sẽ được chuyển sang rừng sản xuất, nhằm bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với Quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng của tỉnh

Vùng nghiên cứu có diện tích rừng phòng hộ là 31.430,9 ha, chiếm 23,3 % tổng diện tích đất rừng phòng hộ toàn tỉnh Rừng phòng hộ trên địa bàn vùng nghiên cứu thuộc các loại hình: phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường dân cư Diện tích rừng sản xuất của vùng nghiên cứu là 70.032,0 ha, chiếm 26,6% % tổng diện tích đất rừng sản xuất toàn tỉnh Rừng sản xuất trên địa bàn tập trung chủ yếu tại các huyện Hoành Bồ, Vân Đồn, và TP Cẩm Phả Rừng sản xuất hiện nay phổ biến là trồng cây Keo, Bạch đàn hoặc Thông nhựa, chỉ một diện tích nhỏ là trồng các loài cây lâu năm hoặc cây đặc sản khác

2.6 Bảo tồn đa dạng sinh học

Theo các nhà khoa học, Vịnh Hạ Long có đa dạng sinh học cao với các hệ sinh thái biển nhiệt đới Đa dạng sinh học bao gồm ba loại chính: (1) Đa dạng loài, (2) Đa dạng

hệ sinh thái và (3) Đa dạng gen Hiện trạng đa dạng sinh học của Khu vực Hạ Long được mô tả trong các thành phần khác nhau như dưới đây

(1) Đa dạng loài

Đa dạng sinh học ở Vịnh Hạ Long được thể hiện bởi sự đa dạng về loài và các nguồn gen đặc hữu và hiếm Theo nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển thực hiện năm 2008 cho thấy, trên Vịnh Hạ Long có 2.949 loài thực vật và động vật Trong đó,

66 loài bò sát và lưỡng cư, 71 loài chim và 102 loài khác đang bị đe dọa ở mức độ khác nhau

(2) Đa dạng hệ sinh thái

Đa dạng sinh học Hạ Long có thể được chia thành mười loại hệ sinh thái điển hình, cụ thể là: hệ sinh thái bao gồm hệ thực vật trên đảo, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái

cỏ biển, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái vùng triều thấp đáy mềm cửa sông, Hệ sinh thái vùng triều thấp đáy cứng cửa sông, hệ sinh thái bãi triều cát, hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, hệ sinh thái "Tùng" và "Áng" và hệ sinh thái hang động

1) Hệ thực vật trên các đảo

Một nghiên cứu gần đây cho thấy hệ thực vật trên các đảo Vịnh Hạ Long hiện có

507 loài, 351 chi thuộc 110 họ thực vật bậc cao có mạch Trong đó, 21 loài quý,

Trang 24

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

hiếm đang bị đe dọa có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, và 17 loài thực vật đặc hữu

chỉ có ở Vịnh Hạ Long, cụ thể là: Schefllera alongensis (Ngũ gia bi Hạ Long), Livistona halongensis (Cọ Hạ Long), Cycas tropophylla ( tuế Hạ Long), Impatiens Halongensis (Bóng nước Hạ Long), Chirita gemella (Cầy ri một cặp), Chirita Halongensis (Cầy ri Hạ Long), Chirita hiepii (Cầy ri hiệp), Chirita modesta (Cầy ri ôn hòa), Paraboea halongensts (Song bế Hạ

chân), Jasminum alongensis (Nhài Hạ Long), Hedyotis lecomtei (An Điền Hạ Long), Allophylus leviscens (Ngoại mộc tai), Pilea alongensis (Nan ông Hạ Long), Alpinia calcicola (Riềng núi đá)

2) Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Ở Vịnh Hạ Long và các vùng phụ cận, có 30 loài thuộc 23 họ thực vật ngập mặn Rừng ngập mặn trên Vịnh Hạ Long đóng một vai trò quan trọng là nơi sinh sống của gần 500 loài sinh vật, trong đó có 16 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 306 loài động vật phù du, 90 loài cá biển, 5 loài bò sát , 37 loài chim và 12 loài động vật có vú

Rừng ngập mặn cũng là sinh cảnh của các loài đang bị đe dọa Trong Sách đỏ của Việt Nam năm 2007, có 3 loài ốc, 3 loài bò sát, 3 loài chim, và một loài động vật Đặc biệt, trong rừng ngập mặn, có nhiều loài thủy sản mang lại lợi ích kinh tế cao, chẳng hạn như sò, sá sùng và bạch tuộc, v.v

3) Hệ sinh thái thảm cỏ biển:

Đây là môi trường sống của nhiều loài tôm, cua, cá Đặc biệt, hệ sinh thái thảm cỏ biển đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định dưới đáy biển và xử lý nước thải Tuy nhiên, hiện nay, diện tích thảm cỏ biển đang nhanh chóng bị thu hẹp vì các dự án san lấp đất dọc theo vùng ven biển

4) Hệ sinh thái rạn san hô:

San hô cứng (Scleractinia) là sinh vật chính tạo ra hệ sinh thái rạn san hô ở Vịnh

Hạ Long Hiện nay, có 102 loài san hô thuộc 11 họ san hô và 32 gen thuộc bộ Scleractinia Ngoài ra, các rạn san hô trong vịnh Hạ Long là nơi sinh sống của 180 loài thực vật phù du, 104 loài động vật phù du, 129 loài tảo, 118 loài giun đốt (Annelida), 11 loài bọt biển, 77 loài giáp xác, 15 loài da gai (Echinoderm), và 155 loài cá biển Hệ sinh thái này có năng suất sinh học cao, đồng thời là bộ lọc tự nhiên giúp làm sạch môi trường nước

5) Hệ sinh thái vùng triều thấp đáy mềm cửa sông:

Đây là những bãi triều tại khu vực Cửa Lục, trong khu vực của đảo Tuần Châu,

Trang 25

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

đảo Hoàng Tân và đảo Phù Long tiếp giáp với rừng ngập mặn và cồn cát, doi cát nổi lên ở phía ngoài các cửa sông Đây là những bãi triều tiếp giáp với rừng ngập mặn và cồn cát, doi cát nổi lên tại các cửa sông

Hệ sinh thái này có một môi trường sinh thái phức tạp thay đổi theo mùa, thời gian trong ngày, và mực nước Sinh vật trong hệ sinh thái này có thể được chia thành hai nhóm Nhóm thứ nhất bao gồm 150 loài sống ở bãi triều bao gồm 58 loài tảo, 5 loài cỏ biển, và 5 loài cá biển Nhóm thứ hai bao gồm các loài có điều kiện sống dựa vào mức thủy triều, bao gồm 145 loài thực vật phù du, 54 loài động vật phù du,

74 loài cá biển

6) Hệ sinh thái vùng triều đáy cứng cửa sông:

Hệ sinh thái này phân bố ở các bãi triều rạn đá viền quanh chân các hòn đảo trong Vịnh Hạ Long Đây là nơi sinh sống của 423 loài trong đó có 129 loài rong biển,

10 loài san hô thuộc họ Poritidae và Faviidae, 51 loài giun nhiều tơ (Polychaeta - giun cát), 60 loài ốc, 75 loài động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, 70 loài giáp xác, 12 loài da gai (Echinoderm), 2 loài hải miên, 2 loài bò sát (rắn nước và kỳ đà), 21 loài chim biển và 3 loài rái cá

7) Hệ sinh thái bãi triều cát ven đảo

Đây là những bãi triều cát ven các đảo nhỏ thường nằm trong các hõm đảo hay vùng bãi được che chắn và phía dưới có các rạn san hô phát triển Đây là nơi sinh sống của 116 loài sinh vật trong đó có 32 loài giun nhiều tơ, 22 loài hai mảnh vỏ,

34 loài ốc, 24 loài giáp xác và 4 loài da gai

8) Hệ sinh thái "Tùng", "Áng'':

Theo các nhà khoa học, các tùng, áng hệ Karst là những hố sụt karst trong quá trình kiến tạo địa chất Đây là những hố trũng thấp hơn mực nước biển trong vùng núi đá vôi được thông với biển bởi nhiều cửa hẹp Những điều kiện thuận lợi tạo ra

hệ sinh thái đặc biệt này và cảnh quan tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long "Tùng" và / hoặc "Áng" là một hệ sinh thái điển hình của vùng đảo đá vôi Hệ sinh thái này đề cập đến các hồ chứa của các gen độc đáo, hiếm, và bề ngoài của Vịnh Hạ Long Hiện nay, Vịnh Hạ Long, có 36 "Áng" và 24 "Tùng" Đây là nhà của hơn 72 loài động vật và thực vật trong đó có 21 loài tảo, 37 loài động vật thân mềm, loài giáp xác 8, 6 loài echinoderm, và một số loài khác của san hô

9) Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển

Hệ sinh thái này có thể được tìm thấy tại khu vực mặt nước sâu từ 0 đến 20m Đó

là một môi trường sống của nhiều loài khác nhau, chẳng hạn như thực vật phù du, động vật phù du, giun tròn, nhuyễn thể, giáp xác, Echinoderm, và cá biển

Trang 26

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

10) Hệ sinh thái hang động

Điều kiện sống trong các hang động là khá nghèo và thấp dinh dưỡng do thiếu ánh sáng và nguồn thức ăn tự nhiên Ngoài ra, trong các hang động, độ ẩm khá cao và nhiệt độ ổn định trong vòng năm Số lượng các loài sinh vật trong hệ sinh thái này

là do đó ít hơn so với các hệ sinh thái khác của Vịnh Hạ Long Hệ sinh thái hang động là nơi sinh sống của hơn 20 loài, bao gồm: 2 loài động vật có vú, 5 loài giáp xác và động vật thân mềm dưới nhóm Isopoda, 2 loài ốc Gastropoda, và một số loài côn trùng khác 2 loài cá và 6 loài giáp xác của hệ sinh thái này là loài đặc hữu của các hang động của Vịnh Hạ Long

2.7 Xói lở và bồi tụ

2.7.1 Sự biến đổi đáy biển ven bờ

Mức độ bồi có xu hướng giảm dần từ bờ ra khơi, thấy rõ nhất ở khu vực Cẩm Phả, cửa suối Lộ Phong Những khu vực được bồi mạnh nhất là phía trước thị xã Cẩm Phả thuộc địa phận của các phường Quang Hanh, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú và Cẩm Sơn, phía trước phường Hà Tu, phía trước vịnh Cửa Lục và hai bên Lạch Miều với chiều dày trung bình

từ 2-3m

Các khu vực ít biến động và bị xói chủ yếu là dọc theo các trũng xâm thực hay các luồng dòng chảy Luồng lớn từ vịnh Hạ Long về cửa sông Bạch Đằng, nằm giữa Bãi Cháy và đảo Cát Bà, cũng bị xói trung bình từ 0-0,5m, có đoạn tới 1m Dọc theo Lạch Miều địa hình bị xói mạnh, tuy nhiên đây là do được đào để làm luồng cho tàu vào cảng Cái Lân 2.7.2 Biến động địa hình bãi triều và bồi lắng vịnh Cửa Lục

(1) Biến động diện tích mặt nước, bãi triều và rừng ngập mặn

Diện tích mặt nước vịnh Cửa Lục năm 1965 khoảng 6.542 ha, năm 2004 còn khoảng 4.720 ha, bị thu hẹp gần 2.000 ha Các khu vực bị thu hẹp đáng kể chủ yếu ở bờ phía bắc, phía đông và phía tây vịnh Nguyên nhân chính là do các hoạt động phát triển như đắp đầm nuôi, san lấp mặt bằng xâm lấn bãi triều cao và rtừng ngập mặn

(2) Biến đổi địa hình đáy và luồng lạch trong vịnh Cửa Lục

Luồng vào sông Diễn Vọng có sự biến đổi phức tạp hơn Trục luồng chính đi vào cửa sông Diễn Vọng đã bị thay đổi Trừ đoạn nằm giữa Hòn Gạc và đảo Sa Tô do là đoạn

Trang 27

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

thắt lại cuả luồng làm gia tăng động lực dòng chảy nên vẫn duy trì được độ sâu, còn đoạn luồng ở khu vực phường Hà Khánh đến ghềnh Cái Đá thì bị bồi lấp đáng kể, nông hơn so với năm 1965 từ 2 đến 3m Trục luồng chính hiện giờ lại chạy vòng lên qua phía tây bắc và bắc của Hòn Gạc rồi chảy về phía Đông Bắc theo nhánh còn lại vào cửa sông

2.8 Thiên tai

Nằm ở phía tây vịnh Bắc Bộ, Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quý giá như các mỏ than đá có quy mô lớn và chất lượng tốt, là cảnh quan biển đảo với nhiều danh thắng nổi tiếng, trong đó vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận

là Di sản thiên nhiên thế giới, là các tài nguyên biển phong phú và có giá trị Bên cạnh những thuận lợi, Quảng Ninh cũng phải đối mặt với không ít khó khăn do thiên nhiên mang lại, đặc biệt là tai biến thiên nhiên như bão, lũ, trượt lở đất Thêm vào đó, do các hoạt động khai thác, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị xuống cấp Đó là sự gia tăng nguy cơ trượt lở đất, lũ bùn đá, lắng đọng trầm tích ở vùng cửa sông và ven bờ các vũng vịnh, có nguy cơ ô nhiễm môi trường do hiện tượng này

2.8.1 Phân tích thực trạng và diễn biến các tai biến thiên nhiên

Tai biến thiên nhiên phổ biến và gây nhiều thiệt hại nhất đối với Quảng Ninh là bão, lũ lụt và quét bùn đá, trượt lở đất, lở đá Các dạng thiên tai này không phải chỉ xảy ra một lần ở một địa phương mà thường có tính tái diễn

(1) Bão

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trung bình mỗi năm có khoảng từ 9 đến 10 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, trong đó có khoảng 2,1 cơn bão đổ bộ vào Quảng Ninh Tính từ năm 1961 đến 2008, có khoảng 240 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam trong đó có 44 cơn bão đổ bộ vào Quảng Ninh, chiếm tỷ lệ khoảng 18% Bão đổ bộ vào Quảng Ninh phần lớn là bão nhỏ và vừa (bảng 2-11)

Bảng 2-11 Tỷ lệ bão các cấp trong giai đoạn 1961 – 2008

Cấp bão 6 7 8 9 10 11 12 13 (*) Tổng

Số lần đổ bộ 4 5 10 3 8 6 2 1 5 44

Tỷ lệ (%) 9,1 14,4 22,7 6,8 18,2 13,6 4,5 2,3 11,4 100,0 Phân chia cường độ

bão Bão nhỏ và vừa Bão mạnh Siêu bão

Trang 28

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

Trên cơ sở dữ liệu đường đi của bão cung cấp bởi Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường đã xây dựng được bản

đồ đường đi của các cơn bão và các vị trí bão đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh (hình 2-10)

Hình 2-5 Bản đồ đường đi các cơn bão đổ bộ vào Quảng Ninh (1961 – 2008)

(2) Thực trạng tai biến thiên nhiên do sụt lở karst ở vịnh Hạ Long

Hầu hết các đảo trên vịnh Hạ Long đều được cấu tạo bởi đá vôi có độ thuần vôi cao với hàm lượng CaCO3 thường chiếm trên 95%, là yếu tố quan trọng cho quá trình rửa lũa - hòa tan, tạo nên các địa hình karst độc đáo, cả các dạng trên mặt và karst ngầm (hang động) Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên hiện tại như sóng, gió, các hoạt động kiến tạo hiện đại và các tác động nhân sinh, hiện tượng sụp đổ các khối

đá trên vách karst và sụp đổ trần, đáy hang động đã và sẽ xảy ra mạnh, gây tác động lớn tới cảnh quan của các di sản và tới các hoạt động du lịch

Trong vùng lõi của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long có 117 điểm đổ lở, trong

đó hầu hết các điểm đổ lở đều liên quan trực tiếp đến sự hiện diện của các về mặt các

hệ thống đứt gãy, đới phá huỷ kiến tạo và mức độ hổng chân do ăn mòn, rửa lũa đá vôi

Trang 29

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

(3) Thực trạng tai biến thiên nhiên do sụt lở karst ở vịnh Hạ Long

Hầu hết các đảo trên vịnh Hạ Long đều được cấu tạo bởi đá vôi có độ thuần vôi cao với hàm lượng CaCO3thường chiếm trên 95%, là yếu tố quan trọng cho quá trình rửa lũa - hòa tan, tạo nên các địa hình karst độc đáo, cả các dạng trên mặt và karst ngầm (hang động) Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố tự nhiên hiện tại như sóng, gió, các hoạt động kiến tạo hiện đại và các tác động nhân sinh, hiện tượng sụp đổ các khối đá trên vách karst và sụp đổ trần, đáy hang động đã và sẽ xảy ra mạnh, gây tác động lớn tới cảnh quan của các di sản và tới các hoạt động du lịch Trong vùng lõi của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long có 117 điểm đổ lở, trong đó hầu hết các điểm đổ lở đều liên quan trực tiếp đến sự hiện diện của các về mặt các hệ thống đứt gãy, đới phá huỷ kiến tạo và mức độ hổng chân do ăn mòn, rửa lũa đá vôi

(4) Lốc xoáy

Quảng Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa Cuối mùa khô, đầu mùa mưa là những tháng “giao thời về hoàn lưu khí quyển” dễ có điều kiện xuất hiện lốc xoáy, đặc biệt ở vùng núi và vịnh Hạ Long – Bái Tử Long do tác dụng của địa hình Theo thống kê những năm gần đây trên vùng biển vịnh Hạ Long năm nào cũng xảy ra lốc xoáy Lốc xoáy là hiện tượng không dự báo được, thường xuất hiện rất bất ngờ và thời gian tồn tại của nó chỉ trong khoảng 20 phút đến vài tiếng đồng hồ, do vậy ciệc phòng tránh chúng là hết sức khó khăn

Trang 30

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

CHƯƠNG 3 KHUNG CƠ BẢN CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

VỊNH HẠ LONG

3.1 Mục tiêu chủ yếu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Quy hoạch Môi

trường vịnh Hạ Long

3.1.1 Tham khảo các Chính sách và Chiến lược cơ bản trong quá trình xây dựng Mục tiêu và

Tầm nhìn cho Quy hoạch Môi trường Tỉnh Quảng Ninh

(1) Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Hiện nay, Luật Bảo vệ Môi trường, pháp luật cơ bản để bảo vệ môi trường tại Việt Nam, đang được sửa đổi để đưa vào những ý tưởng mới nhất về bảo vệ môi trường và quản lý bền vững Những ý tưởng mới nhất đó cũng được phản ánh trong chính sách quốc gia về quản lý môi trường, „Quyết định số 1216/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ Môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” bắt đầu

có hiệu lực từ ngày 05/05/2012 Chiến lược đã được công nhận như là một dấu mốc quan trọng của Việt Nam, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế bền vững với bảo vệ môi trường bằng cách đạt được khái niệm „Chiến lược Tăng trưởng Xanh” nhằm mục đích giảm ô nhiễm môi trường, giảm suy thoái tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học vào năm

2020, ngăn ngừa và đảo ngược xu hướng này vào năm 2030 Những mục tiêu và tầm nhìn này trình bày trong Chiến lược bảo vệ môi trường đã được tham khảo trong quá trình xây dựng mục tiêu và tầm nhìn cho Quy hoạch Môi trường tỉnh Quảng Ninh

1) Mục tiêu của Chiến lược Bảo vệ Môi trường đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

Mục tiêu của Chiến lược Bảo vệ Môi trường đến năm 2020 như sau :

Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Với những mục tiêu ở trên, những mục tiêu cụ thể sau đây được đưa ra:

suy giảm đa dạng sinh học, và

độ gia tăng phát thải khí nhà kính

Xem xét những mục tiêu trên, Quy hoạch Môi trường Tỉnh Quảng Ninh cần phải giải quyết việc giảm nguồn gây ô nhiễm, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học và

Trang 31

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

của tỉnh đề xuất các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng với các vấn đề biến đổi khí hậu 2) Tầm nhìn của Chiến lược Bảo vệ Môi trường đến năm 2030

Tầm nhìn của Chiến lược Bảo vệ Môi trường đến năm 2030 như sau:

Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước

Tầm nhìn dự kiến rằng quản lý môi trường ở Việt Nam sẽ góp phần không chỉ giảm thiểu hoặc ngăn chặn các tác động tiêu cực bởi các hoạt động kinh tế như “quản lý môi trường thụ động”, mà bản thân các hoạt động kinh tế còn chuyển đổi để có các hoạt động thân thiện môi trường bằng “quản lý môi trường chủ động”

(2) Thúc đẩy Chiến lược Tăng trường Xanh

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tăng trưởng xanh được định nghĩa là: “Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta Để thực hiện điều này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới”1 Định nghĩa cho thấy tăng trưởng xanh bao gồm nhiều lĩnh vực không phải chỉ riêng ngành quản lý môi trường

mà còn có các ngành khác như năng lượng và kinh tế Để thực hiện được chiến lược tăng trưởng xanh, tất cả các ngành liên quan cần xem xét cách thức để góp phần thực hiện mục tiêu Đề đạt chiến lược tăng trưởng xanh, tất cả các ngành liên quan cần cân nhắc cách thức đóng góp của mình nhằm đạt mục tiêu Chiến lược tăng trưởng xanh Mong rằng Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh cũng góp phần hiện thức hóa Chiến lược tăng trưởng xanh

Cho đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai các hoạt động nhằm hiện thực hóa các khái niệm về chiến lược tăng trưởng xanh Ngày 05 tháng 6 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội thảo "Kinh tế xanh và phát triển bền vững" Tại Hội thảo này, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã mô tả Chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh Ông nêu rằng tỉnh Quảng Ninh cần chuyển mô hình phát triển từ "tăng trưởng nâu" sang “tăng trưởng xanh" phù hợp với khái niệm trong Chiến lược quốc gia về "Tăng trưởng xanh" Để đạt được mục tiêu

"tăng trưởng xanh", tăng trưởng kinh tế gắn kết với phát triển bền vững, tỉnh Quảng

1

Tóm tắt đa ngôn ngữ “Hướng tới Tăng trưởng Xanh”

http://www.oecd-ilibrary.org/environment/towards-green-growth_9789264111318-en/summaries;jsessionid=d1i8i98i 9fp15.delta

Trang 32

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

Ninh xem xét một số nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung như sau:

a) Tìm giải pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

b) Tăng cường đầu tư và tăng cường xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường c) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và thân thiện môi trường

d) Triển khai kế hoạch đồng bộ để bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh và cấp huyện e) Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo

vệ môi trường

Ngày 16 tháng 12 năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tọa đàm

“Tăng trưởng xanh và những giải pháp thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản vào Quảng Ninh" cùng với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản Tại Việt Nam (JBAV), Hiệp hội Văn hóa Nhật Bản và đại diện các công ty của Nhật Bản Trong buổi tọa đàm này, tỉnh Quảng Ninh đã ký một thỏa thuận với JICA về hợp tác xúc tiến các hoạt động liên quan phục vụ cho tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh đã lập Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QHPTKTXH) Về mối quan hệ giữa QHPTKTXH và Chiến lược tăng trưởng xanh, QHPTKTXH đã được phản ánh như sau:

a) Chương trình phát triển: QHPTKTXH nêu ra 3 trụ cột của phát triển bền vững, đó

là kinh tế, xã hội và môi trường, đó chính là những phần quan trọng trong bản Quy hoạch Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ "nâu" sang "xanh" được phản ánh qua kết quả ngày càng gia tăng về du lịch - dịch vụ, chiếm trên 50% GDP Đến năm 2018 sẽ dừng khai thác than lộ thiên và theo kế hoạch sẽ cải tạo một số mỏ thành các điểm du lịch

b) Giới thiệu các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn: QHPTKTXH đề xuất để giới thiệu tiêu chuẩn môi trường và khí thải / nước thải ở các nước phát triển tại các khu vực dân cư và du lịch chính

c) Xúc tiến du lịch xanh / du lịch sinh thái: QHPTKTXH khuyến nghị phát triển các hoạt động du lịch xanh / du lịch sinh thái thành các hoạt động du lịch chủ đạo đóng góp không chỉ cho bảo vệ môi trường mà còn phát triển kinh tế

d) Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường: QHPTKTXH đề đạt xây dựng các nhà máy xử lý nước thải và công trình xử lý chất thải rắn, và các biện pháp bảo vệ môi trường khác như thúc đẩy hoạt động sản xuất phân vi sinh, cải thiện các biện pháp bảo vệ môi trường ở những cơ sở liên quan đến khai thác than

Như đã đề cập ở trên, Chiến lược tăng trưởng xanh là một trong những khái niệm quan trọng, hình thành nên tầm nhìn và mục tiêu của Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng

Trang 33

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

Ninh

3.1.2 Mục tiêu và mục đích của Quy hoạch Môi trường Vịnh Hạ Long

Xem xét những vấn đề trên, mục tiêu và mục đích dự kiến của Quy hoạch Môi trường Vịnh Hạ long được đề xuất như sau:

Tầm nhìn đến năm 2030 (Dự kiến)

Thành phố Hạ Long sẽ trở thành biểu tượng về một thành phố “Tăng trưởng Xanh” cấp ASEAN, và Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long sẽ nổi tiếng trên toàn thế giới về thực hành quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường bền vững

Mục tiêu đến năm 2020 (Dự kiến)

Thành phố Hạ Long sẽ là một khu vực trung tâm, không chỉ về phát triển kinh tế mà còn là một đơn vị dẫn đầu về bảo vệ môi trường và thích ứng với chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh với những khu vực vệ tinh có nguồn tài nguyên thiên nhiên môi trường phong phú và đa dạng như Vịnh Bái Tử Long và có các khu vực hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế như khu Kinh tế Vân Đồn

Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 (dự kiến)

(1) Thành phố Hạ Long sẽ có điều kiện môi trường sống cao nhất

1) Phát triển các cơ sở xử lý nước thải và hệ thống thoát nước ở TP Hạ Long 2) Phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn ở thành phố Hạ Long

3) Dự án giảm thiểu tác động từ khu vực khai thác than có liên quan

(2) Tăng cường giá trị môi trường tự nhiên của tỉnh và mạng lưới quản lý tài nguyên thiên nhiên tỉnh

1) Xác định phân vùng môi trường để quản lý bền vững tài quản lý tài nguyên thiên nhiên và đất đai

2) Thành lập các vườn quốc gia cho khu vực trọng điểm cần bảo tồn nhằm phục

vụ bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 3) Tăng diện tích bảo tồn để phát triển các hành lang (hành lang núi, hành lang môi trường biển và ven biển) để duy trì chức năng của môi trường tự nhiên trong tỉnh

4) Nâng cao giá trị môi trường tự nhiên vùng và hiện thực hóa việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng bền vững thông qua việc được chỉ định theo các tiêu chí nổi tiếng quốc tế như khu Ramsar hoặc Công viên Di sản ASEAN 5) Tái trồng rừng ở khu vực khai thác than

6) Cải thiện điều kiện tự nhiên các rừng đầu nguồn quan trọng để bảo vệ nguồn nước quan trọng

Trang 34

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

(3) Giảm nhẹ các tác động môi trường lớn đã được dự đoán

1) Phát triển các cơ sở xử lý nước thải và hệ thống thoát nước trong khu vực ưu tiên cao

2) Phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn tại khu vực ưu tiên cao

3) Thực hiện ĐMC (SEA) ở những khu vực chính bị tác động bởi hoạt động phát triển ở quy mô lớn như TX Quảng Yên và huyện Vân Đồn

4) Thực hiện các biện pháp thích ứng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

(4) Công nhận chiến lược tăng trưởng xanh ở cấp tỉnh, và triển khai những hành động thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh

1) Xúc tiến giới thiệu Trung tâm Tăng trưởng xanh của ASEAN tại Quảng Ninh 2) Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu thông qua áp dụng các chương trình quốc tế như chương trình cơ chế bù đắp tín dụng song phương (JCM / BOCM) do Chính phủ Nhật Bản đề xuất

(5) Tăng cường năng lực giám sát và quản lý môi trường cấp tỉnh

1) Thành lập trung tâm GIS để giám sát thông tin môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

2) Nâng cao năng lực quan trắc môi trường cho Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường (EMAC) của Sở TN & MT Quảng Ninh để thích nghi với các tiêu chuẩn phát triển của quốc gia

3) Đóng góp cho mạng lưới quan trắc môi trường quốc tế, ví dụ như Mạng lưới Giám sát Lắng đọng Axit Đông Á (EANET) để giải quyết vấn đề môi trường liên tỉnh

3.1.3 Những chiến lược trong Quy hoạch môi trường khu vực Vịnh Hạ Long

(1) Chiến lược chung

Các biện pháp môi trường sẽ tiến hành tại khu vực Vịnh Hạ Long dự kiến không chỉ đóng góp cho việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại khu vực Hạ Long mà còn góp phần vào việc:

a) Tiến hành xem xét việc giới thiệu công nghệ tiên tiến để bảo tồn môi trường và phát triển bền vững: thành phố Hạ Long sẽ là một đơn vị dẫn đầu trong hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn địa bàn tỉnh Quảng Ninh Vì vậy, cần tích cực xem xét việc ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường tiên tiến

b) Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức về môi trường để trở thành đơn vị dẫn đầu trong quản lý mối trường không chỉ đối với khu vực Vịnh Hạ Long mà còn cả với toàn địa bàn tỉnh Quảng Ninh.: để tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường, công tác nâng cao nhận thức của các tổ chức và cá nhân có liên quan là điều hết sức quan trọng Khu vực vịnh Hạ long bao gồm những tiểu khu vực có môi trường nhạy cảm mang tính đại diện cho cả toàn tỉnh, ví dụ như khu vực Di

Trang 35

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

sản Thiên nhiên Thế giới Vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Bái Tử Long Thông qua các hoạt động quản lý về môi trường tự nhiên như vậy, hy vọng rằng kinh nghiệm về nâng cao nhận thức về môi trường đã có và sẽ được tích lũy Những kinh nghiệm này cần được phổ biến tới những địa phương khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

c) Xúc tiến các biện pháp để nâng cao giá trị của Vịnh Hạ Long và khu vực xung quanh để phát triển bền vững: Như đã đề cập ở trên, Di sản thế giới Vịnh Hạ Long

và Vườn Quốc gia Bái Tử Long là những tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ

về môi trường và phát triển bền vững không phải chỉ cho khu vực Vịnh Hạ Long,

mà còn cho cả tỉnh Quảng Ninh Vì vậy, đề nghị chính quyền tỉnh và địa phương cũng như các tổ chức có liên quan thực hiện những hành động cần thiết để nâng cấp các giá trị của Vịnh Hạ Long và khu vực xung quanh nhằm phát triển bền vững

d) Áp dụng các biện pháp để hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững một cách tích cực: Ở khu vực Vịnh Hạ Long có nhiều khu vực khai thác than lớn, có thể đưa vào thành những khu vực thí điểm áp dụng một cách tích cực những biện pháp hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế Theo dự kiến VINACOMIN sẽ cùng hợp tác với chính quyền địa phương trong thực thi những hành động theo yêu cầu không chỉ đối với ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, mà còn cho các lĩnh vực hiện thực hóa những biện pháp tiên tiến nhằm hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế bền vững

(2) Chiến lược đối với từng phân ngành môi trường

(a) Quản lý môi trường nước: Để cải thiện môi trường nước Vịnh Hạ Long, cần phải xem xét cải thiện xử lý một số loại nước thải, như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nuôi trồng thủy sản, nước thải từ tàu thuyền và nước thải khai thác than Một loạt các biện pháp đối phó cần được thực hiện một cách tích hợp trong khu vực Vịnh Hạ Long Cần nâng cao việc xem xét, cân nhắc tới các kết quả quan trắc chất lượng nước, khả năng kiểm soát các chất hữu cơ gây ô nhiễm và các chất rắn lơ lửng xả ra từ các nguồn ô nhiễm khác nhau

(b) Quản lý môi trường không khí: Xem xét hiện trạng và đặc điểm của các nguồn ô nhiễm, những thông số quan trọng nhất đáng được quan tâm là các thông số về bụi bao gồm cả PM10 từ các nguồn ô nhiễm cố định như các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy sản xuất xi măng và ngành công nghiệp khai thác than Quản lý chất lượng không khí sẽ tập trung vào vấn đề này Đối với nhà máy nhiệt điện, xin khuyến nghị nghiêm túc áp dụng các quy định về tiêu chuẩn phát khí thải và nước thải và nếu cần thiết thì di dời hoặc đóng cửa những nhà máy không đáp ứng được những tiêu chuẩn của các nước phát triển sau một thời gian gia hạn nhất

Trang 36

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

định kể từ ngày các cơ sở này bị phát hiện có hành động phát thải khí thải và nước thải bất hợp pháp

(c) Quản lý chất thải rắn: Khu vực Vịnh Hạ Long sẽ là khu vực mô hình về quản lý chất thải rắn tích hợp, bao gồm cả chôn lấp, làm phân vi sinh và tái chế Đã có kế hoạch phát triển hệ thống quản lý chất thải rắn theo vùng cho các khu vực, bao gồm thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ Quy hoạch Môi trường Vịnh Hạ Long phải thực hiện theo ý tưởng này vì đó sẽ là một mô hình tốt về quản lý chất thải rắn tiên tiến Đồng thời, sẽ xúc tiến tích cực các hoạt động 3R, cộng tác với việc phát triển du lịch sinh thái và du lịch bền vững trong khu vực Vịnh Hạ Long Các biện pháp xử lý chất thải rắn tiên tiến như việc giới thiệu nhà máy đốt rác hiện đại sẽ được xem xét tại khu vực Vịnh Hạ Long, vì đây

là một đơn vị dẫn đầu của tỉnh về quản lý chất thải rắn tốt hơn

(d) Quản lý Rừng: Để duy trì tốt điều kiện môi trường ven biển trong khu vực Vịnh

Hạ Long, cách tiếp cận quản lý rừng đầu nguồn nên được áp dụng Rừng nội địa

và rừng ven biển bao gồm cả rừng ngập mặn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,

do đó cách tiếp cận bảo vệ cả hai khu vực môi trường với nhau đã được đề xuất trong Quy hoạch Môi trường Mở rộng diện tích rừng ngập mặn ven biển là một trong những chiến lược quan trọng trong quản lý rừng trong khu vực Vịnh Hạ Long, dự kiến sẽ đóng góp không chỉ để bảo vệ môi trường ven biển mà còn phát triển tăng cường khả năng du lịch sinh thái để giảm thiểu tác động của hiểm họa thiên nhiên, và đóng vai trò như những biện pháp thích ứng để giảm tác động của nước biển dâng trong vấn đề biến đổi khí hậu

(e) Bảo tồn đa dạng sinh học: Khu vực Vịnh Hạ Long có nguồn tài nguyên sinh học độc đáo do đặc thù cảnh quan và nguồn sinh vật phong phú trên biển cũng như vùng ven biển Những nguồn tài nguyên sinh vật này cần được duy trì, bảo tồn, không phải chỉ để bảo vệ môi trường mà còn là các tài nguyên du lịch sinh thái bền vững, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ”tăng trưởng Nâu” sang ”tăng trưởng Xanh”

(f) Trong bản Quy hoạch môi trường này, xin đề xuất phương pháp tiếp cận bảo tồn

đa dạng sinh học dựa trên kinh nghiệm và ý tưởng của Nhật Bản, đó là Mô hình SATOYAMA Mô hình SATOYAMA dự kiến áp dụng thử nghiệm tại đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, phía Bắc huyện Vân Đồn

(g) Những vấn đề biến đổi khí hậu: Khu vực Vịnh Hạ Long đã bị tác động nhiều bởi các tai họa thiên nhiên như bão tố, và các tác động có thể sẽ còn tăng lên nếu nước biển dâng sẽ ảnh hưởng lớn tới khu vực Do đó, các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cần được áp dụng trong khu vực này Đối với các biện pháp làm giảm nhẹ đối với vấn đề biến đổi khí hậu, có mối quan hệ chặt chẽ với việc thực

Trang 37

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

hiện chiến lược tăng trưởng xanh, có thể được hiện thực hóa trong khuôn khổ khái niệm xã hội các-bon thấp cùng với phát triển du lịch bền vững như giảm phát thải khí nhà kính từ các khách sạn và tàu thuyền du lịch Khu vực Vịnh Hạ Long dự kiến sẽ trở thành khu vực chủ đạo thực hiện các biện pháp làm giảm nhẹ đối với vấn đề biến đổi khí hậu, không chỉ trên địa bàn tỉnh mà còn ở cấp cao hơn, chẳng hạn như là một đơn vị dẫn đầu tại miền Bắc Việt Nam

(h) Giám sát môi trường: Để bảo vệ khu vực Vịnh Hạ Long, cần phải phát triển một

hệ thống quan trắc tích hợp để giám sát các thành phần môi trường khác nhau như nước, không khí, đất, trầm tích và các tình trạng đa dạng sinh học Theo mạng quan trắc của tỉnh, năng lực quan trắc trong những lĩnh vực cụ thể cần phải phải tăng cường bằng việc cộng tác giữa các cơ quan có liên quan như Sở TN&MT

và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long

3.2 Phân vùng môi trường khu vực Vịnh Hạ Long

(1) Nguyên tắc phân vùng môi trường khu vực Vịnh Hạ Long

Để hiện thực hóa các biện pháp đề xuất trong Quy hoạch môi trường khu vực Vịnh Hạ Long, xin khuyến nghị cần lập đề xuất sử dụng đất ở từng khu vực, cân nhắc tới những đặc điểm điều kiện môi trường tự nhiên, tiềm năng phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, tình hình sử dụng đất hiện tại, hướng dẫn pháp luật hiện hành về sử dụng đất,

và đề xuất trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

 Vùng bảo tồn: vùng bảo tồn là những vùng được chính thức được bảo vệ môi trường ở cấp quốc gia và cấp địa phương, ví dụ như những khu vực di sản thế giới và khu bảo tồn Vùng này sẽ được kiểm soát dựa trên các luật và quy chế liên quan Các biện pháp chính thực hiện trong khu vực đề xuất bảo tồn nhằm phục vụ bảo tồn vịnh Hạ Long là :

- Bảo tồn rừng trên đất liện nhằm đảm bảo bền vững những điều kiện môi trường phù hợp ở khu vực đới bờ và biển như ngăn ngừa tác động xói mòn, cung cấp nước cho sinh hoạt, cung cấp các khoáng chất giúp duy trì bền vững hệ sinh thái đới bờ và thủy sản

- Bảo vệ môi trường rừng ven biển mà đại diện chính là rừng ngập mặn

- Bảo vệ các nguồn cấp nước thông qua kiểm soát hoặc hạn chế những hoạt động phát triển ở các khu vực rừng đầu nguồn quan trọng có vai trò là nguồn cấp nước

 Vùng quản lý môi trường tích cực: Vùng quản lý môi trường tích cực là những khu vực được khai thác có cân nhắc tới sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế có tôn trọng / hài hòa với bảo vệ môi trường Quy

Trang 38

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

hoạch Môi trường này đề xuất chính quyền địa phương xây dựng các quy chế hạn chế các hoạt động phát triển và thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường, nếu cần thiết Các biện pháp chính thực hiện trong khu vực đề xuất bảo tồn nhằm phục vụ bảo tồn vịnh Hạ Long là :

- Khai thác như là khu vực thí điểm áp dụng thực tế các hoạt động kinh tế có hài hòa với bảo vệ môi trường và phổ biến kinh nghiệm cho các nơi khác

- Khai thác như là khu vực thí điểm triển khai những ý tưởng quốc tế trong hài hòa các hoạt động kinh tế góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương

và bảo vệ môi trường để duy trì tài nguyên môi trường, như mô hình SATOYAMA

- Khai thác như là những khu vực trọng điểm xúc tiến các hoạt động nâng cao nhận thức môi trường và phổ biến kinh nghiệm cho các nơi khác

 Vùng cải tạo: Vùng cải tạo là các khu vực đã bị xuống cấp và sẽ được cải tạo, chẳng hạn như những khu vực đã ngừng khai thác than hoặc những khu vực rừng

 Hành lang bảo vệ môi trường ven biển: Hành lang này là đề xuất của Dự án bảo

vệ môi trường vịnh Hạ Long Mục tiêu thiết lập hành lang này là nhằm bảo vệ những điều kiện môi trường vịnh Hạ Long thông qua những biện pháp không chỉ phục vụ bảo tồn môi trường mà còn thúc đẩy du lịch bền vững

Hình 3-1 thể hiện diện tích từng tiểu vùng

Trang 39

Quy hoạch môi trường Vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu

Hình 3-1 Bản đồ phân vùng môi trường Vịnh Hạ Long

Trang 40

Quy hoạch môi trường vịnh Hạ Long đến 2020, tầm nhìn đến 2030 (Tóm tắt)

3.3 Những vùng môi trường trọng điểm được đề cập trong Quy hoạch môi trường Vịnh

Hạ Long

(1) Thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long dự kiến sẽ là một thành phố đi đầu của tỉnh Quảng Ninh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Vì vậy, trong quy hoạch môi trường này, cho sự phát triển của hệ thống xử lý nước thải và hệ thống quản lý chất thải rắn, thành phố Hạ Long đã được thiết lập như là lĩnh vực ưu tiên cao nhất Thành phố Hạ Long cũng được cho là một đơn vị chính trong hiện thực hóa du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Ninh Dự kiến sẽ giới thiệu các biện pháp du lịch cao cấp như du lịch sinh thái kết hợp với hoạt động nâng cao nhận thức môi trường trong khu vực rừng ngập mặn, hoặc giới thiệu các biện pháp mới để quản lý môi trường của thành phố như giới thiệu của diện tích cây xanh của đô thị tự nhiên đô thị bền vững, phân loại chất thải rắn trong sự hợp tác với khách du lịch, các doanh nghiệp địa phương tham gia hoạt động du lịch, giới thiệu về các biện pháp mới như hạn chế hoạt động của xe trong khu vực trung tâm thành phố

(2) Huyện Vân Đồn

Huyện Vân Đồn dự kiến sẽ được phát triển như là một khu kinh tế, và cùng một lúc, khu vực có liên quan đến Vườn Quốc gia Bái Tử Long Khu vực sẽ là một mô hình hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế Đánh giá môi trường chiến lược phải được thực hiện để phát triển các khu kinh tế, và cần khuyến khích sự tham gia tối đa của khối

tư nhân trong xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải ô nhiễm môi trường như nhà máy xử lý nước thải và hệ thống xử lý chất thải rắn

(3) Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long

Như đã đề cập từ trước, Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long là khu vực cốt lõi cho quản

lý môi trường và phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Quảng Ninh Trong Quy hoạch môi trường này, nhằm duy trì môi trường tự nhiên ở Vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long, xin giới thiệu khái niệm hành lang môi trường và rừng đầu nguồn và đề xuất nâng cấp Vườn Quốc gia Bái Tử Long với đề cử là Công viên di sản ASEAN

(4) Vùng đất ngập nước của Thị xã Quảng Yên, huyện Tiên Yên, và Thành phố Móng Cái Dọc theo bờ biển của tỉnh Quảng Ninh có các vùng rừng ngập mặn được quản lý Quy hoạch môi trường này tập trung vào ba khu vực đại diện, vùng đất ngập nước ở Thị xã Quảng Yên, huyện Tiên Yên, và Thành phố Móng Cái, và đề xuất thử nghiệm khu vực thực hiện phát triển bền vững thông qua giới thiệu các khái niệm quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, "Mô hình Satoyama", hợp tác với các địa phương cư dân, và các quản lý

và các tổ chức có liên quan

Ngày đăng: 04/03/2016, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w