1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bản thu hoạch môn định hướng phát triển nghề nghiệp

15 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 524 KB

Nội dung

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều người định nghĩa khác nhau về marketing. Có thể nói marketing là một bộ phận không thể thiếu trong các tỉnh, vùng, công ty…. hiện hành. Nếu marketing ở nơi nào đó phát triển thì dĩ nhiên nơi đó đạt được nhiều thành quả và có thành công. Sau đây là một vài khái niệm về marketing được công nhận trên toàn thế giới.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

National Economic University

˜ ˜ ˜

BẢN THU HOẠCH MÔN ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP

Họ và tên : Nguyễn Hồng Nhung Ngày sinh : 09/09/1993

Lớp : POHE K54 B

Mã sinh viên : 11122917

Năm học: 2012-2013

Trang 2

ĐỀ BÀI

Giả định anh(chị) là giám độc marketing tại một trong các điểm tham quan trong chuyến đi thực tế Ninh Bình Anh(chị) sẽ làm gì để truyền thông tin về sản phẩm và thu hút khách đến các điểm du lịch đó.

Trang 3

BÀI LÀM A.Tìm hiểu về marketing

1.Khái niệm về marketing:

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều người định nghĩa khác nhau về marketing

Có thể nói marketing là một bộ phận không thể thiếu trong các tỉnh, vùng, công ty… hiện hành Nếu marketing ở nơi nào đó phát triển thì dĩ nhiên nơi đó đạt được nhiều thành quả và có thành công Sau đây là một vài khái niệm về marketing được công nhận trên toàn thế giới

“Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi.”

(CIM-UK’s Chartered Institue of Marketing)

“Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, chiêu thị

và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo sự trao đổi và thỏa mãn những muc tiêu của cá nhân và tổ chức.”

(AMA-American Marketing Association, 1985)

“Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên.”

(“Những nguyên lý tiếp thị”, Philip Kotler và Gary Amstrong, 1994)

“Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, chiêu thị và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức.”

(“Fundamentals of Marketing”, William J.Stanton, Michael J.Etzel, Bruce J.Walker, 1994)

 Có thể nhận xét về marketing qua một vài khái niệm ở trên:

 Marketing là tiến trình quản trị

 Hoạt động marketing hướng theo khách hàng

 Thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả và có lợi

 Trao đổi là khái niệm quyết định tạo nền móng cho marketing

Trang 4

 Marketing là được xem là hoạt động quản trị nhu cầu thị trường.

Hay theo một số người định nghĩa nôm na là : “Marketing là hoạt động của con người nhằm đáp ứng hay thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua tiến trình trao đổi hàng hóa.”

Nếu bạn có sản phẩm cần bán thì qua quá trình marketing hiệu quả bạn sẽ có lợi nhuận cao từ các sản phẩm này Muốn đạt được nhiều thành công thì việc trao đổi hàng hóa phải diễn ra một cách thuận lợi, giữa cung và ứng phải diễn ra hài hòa thì lúc này marketing phát triển

2.Vai trò của marketing

 Hướng dẫn doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu, làm hài lòng khách hàng, tạo thể chủ động trong kinh doanh

 Là cầu nối để doanh nghiệp thực hiện tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích giữa các bên

 Công cụ cạnh tranh

 Là “trái tim” cho mọi hoạt động doanh nghiệp

3 Chức năng của marketing

 Tiêu thụ sản phẩm

 Nghiên cứu thị trường

 Tổ chức quản lý

 Hiệu quả kinh tế

4.Nguyên tắc của marketing

 Chọn lọc

 Quá trình

 Phối hợp

 Lợi thế khác biệt

 Giá trị khách hàng

Trang 5

 Tập trung

5.Thách thức cho marketing trong thời đại mới

 Sự phát triển của marketing phi lợi nhuận

 Sự bùng nổ của công nghệ thông tin và internet

 Toàn cầu hóa kinh tế thế giới

 Trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp

6.Đạo đức trong marketing

 Quan điểm vị lợi

Hành vi và quyết định được xem là có đạo đức khi chúng tuân theo các chuẩn mực và phục vụ cho lợi ích của đại đa số trong xã hội

 Quan điểm nhân quyền

Những hoạt động mang tính đạo đức phải dựa trên cơ sở quyền con người

 Quan điểm công bằng và công lý

Dựa trên cơ sở bình đẳng và công bằng , các bên cùng có lợi

B.Tìm hiểu về quản trị marketing

1.Khái niệm:

Theo như chúng ta được biết, ngành quản trị cũng như là ngành đào tạo ra quản

lý những vị giám đốc trong tương lai Có nghĩa là quản trị marketing là giám đốc marketing đều phải tuân theo trình tự công việc như vậy Để tìm hiểu rõ rang hơn

về lĩnh vực này thì trước hết ta phải biết được khái niệm của nó

“Quản trị marketing là việc phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và giám sát việc tiến hành các biện pháp nhằm thiết lập, củng cố và duy trì những trao đổi có lợi với người mua với mục đích nhất định nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể của doanh

Trang 6

nghiệp như đạt được lợi nhuận, tăng khối lượng hàng bán ra, tăng vị thế của doanh nghiệp.”

(Theo Phillip Kotler)

Có thể nói rằng quản trị marketing tìm cách ảnh hưởng đến mức độ, thời tính và đặc trưng của nhu cầu theo hướng sẽ giúp cho các tổ chức đạt thành các mục tiêu của nó

2.Vai trò của quản trị marketing:

Quản trị marketing nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi với người mua mà mình muốn hướng đến, trong mục đích đạt được các mục tiêu của tổ chức thì có những vai trò chính sau:

 Tối đa hóa sự tiêu thụ: Công việc của marketing là tạo những ham muốn và kích thích sự tiêu thụ tối đa, bên cạnh đó sẽ tạo ra sự sản xuất, thuê mướn nhân công và tối đa doanh thu

 Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng: Bằng chất lượng và dịch vụ: tạo điều kiện

dễ dàng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng tối đa Tuy nhiên việc thỏa mãn khó mà đo lường được, đôi lúc việc thỏa mãn một cá nhân nào đó rất có thể lien quan đến các điều tệ hại như sa đọa hoặc thiệt hại môi sinh

 Tối đa hóa sự chọn lựa: Đa dạng hóa sản phẩm sẽ kéo theo đa dạng chọn lựa Việc tối đa hóa sự chọn lựa của người tiêu dùng sẽ biến thành sự phí tổn, hàng hóa và dịch vụ sẽ đắt hơn vì việc đa dạng hóa quá rộng sẽ đòi hỏi giai đoạn vẫn hành của sản xuất ngắn hơn và cấp độ phát minh cao hơn

C.Tìm hiểu về marketing du lịch

1.Khái niệm:

Định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO):

Marketing du lịch là một triết lý quản trị, mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựa trên mong muốn của du khách để từ đó đem sản phảm ra thị trường sao cho phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu, thu nhiều lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó

Trang 7

Định nghĩa của Michael Coltman:

Marketing du lịch là một hệ thống những nghiên cứu và lập kế hoạch nhằm tạo lập cho tổ chức du lịch một triết lý quản trị hoàn chỉnh với các chiến lược

và chiến thuật thích hợp để đạt được mục đích

Định nghĩa của J C Hollway:

Marketing du lịch là chức năng quản trị, nhằm tổ chức và hướng dẫn tất

cả các hoạt động kinh doanh tham gia vào việc nhận biết nhu cầu của con người tiêu dùng và biến sức mua của khách hàng thành cầu về một sản phẩm hoặc dịch

vụ cụ thể, chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng để đạt được lợi nhuận mục tiêu của doanh hoặc của tổ chức du lịch đặt ra

2.Mục đích của marketing du lịch:

o Làm hài lòng khách hàng, xây dựng lòng trung thành của khách hàng, thắng lợi trong cạnh tranh, lợi nhuận trong dài hạn, hướng tới sự phát triển bền vững của nơi đến du lịch

o Vai trò và chức năng của marketing trong doanh nghiệp du lịch

(Theo Giáo trình Marketing du lịch)

Trang 8

D Kế hoạch để tuyên truyền thông tin về sản phẩm

du lịch và thu hút khách đến các điểm du lịch ở

tỉnh Ninh Bình

I.Đánh giá môi trường marketing tại từng điểm đến du lịch:

Hiện tại ở tỉnh Ninh Bình có rất nhiều điểm đến du lịch, mỗi một điểm du lịch

là một nơi để cho khách du lịch trải nhiệm, hưởng thụ, thỏa mãn….Những điểm du lịch đó được tỉnh chủ yếu tập trung khai thác về lĩnh vực du lịch văn hóa-lịch sử và

du lịch sinh thái- cảnh quan Tỉnh Ninh Bình đã sớm nhận ra được ưu thế của minh nên đã có nhiều chiến lược marketing tại các điểm du lịch này Những điểm du lịch hiện tại đang phát triển là :quẩn thể chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm…

II.Chiến lược cụ thể:

Tỉnh Ninh Bình đã được thiên nhiên trao tặng cho nhiều ưu thế Tỉnh nằm trong tam giác kinh tế, có nhiều quốc lộ chạy qua, và quan trọng nhất là cũng khá gần Hà Nội( một điểm du lịch trọng điểm của toàn quốc) Ninh Bình cũng bị ảnh hưởng của điểm du lịch Hà Nội nên nền kinh tế phát triển

Ẩm thực Ninh Bình là một trong những nét đặc biệt Có thịt dê núi Ninh Bình, rượu Kim Sơn, cá rô Tổng Trưởng, cơm cháy Ninh Bình…Đây được coi là những đặc sản đặc trưng khi khách du lịch đến nơi đây Tạo cho khách hưởng thụ một hương vị mới để họ nhớ khi đã đặt chân tới đây Muốn phát triển thì phải đi đúng tuần tự của quá trình, chăn nuôi dê tại các dãy núi đồi để cho thịt dê ngon hơn chứ không phải bằng cách chăn nuôi công nghiệp như thế sẽ đánh mất mùi vị đặc trưng của đặc sản Ninh Bình Dẫn du khách đến từng địa điểm cụ thể nổi tiếng để hưởng thụ đặc sản Ninh Bình Thích thú, thoải mái, trầm trồ,… sẽ là những gì du khách cảm nhận được

Các làng nghề truyền thống được đầu tư để duy trì bản sắc văn hóa cổ Nghề đá

mỹ nghệ Ninh Vân, làng hoa Vạn Phúc, làng nghề cói Kim Sơn, làng nghề thêu ren Văn Lâm…Đầu tư cho các nghệ nhân ở làng nghề để họ có thể phát triển làng nghề hơn, tập trung vào làm thủ công đó là những ấn tượng đặc biệt Giới thiệu du khách

Trang 9

về các làng nghề, đáp ứng nhu cầu khi khách muốn tham quan để họ biết được quá trình làm ra cái chiếu, cái khăn tay, khăn trải bàn…

Xây dựng nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc gia, điểm du lịch lưu trú đạt tiêu chuẩn Kết hợp những điểm lưu trú chúng ta cũng có thể giới thiệu cho khách những sản phẩm, đặc trưng của Ninh Bình bằng cách sử dụng các đồ vật mà các làng nghề sản xuất, có những bữa ăn được chế biến bài bản, độc đáo khơi dậy sự thoải mái, thích thú…

Liên kết với các doanh nghiệp để có nguồn vốn dồi dào thì việc marketing sẽ hiệu quả hơn Giao dịch, quan hệ với từng cá nhân, tổ chức được chú trọng đặc biệt

Mở các khóa học về thuyết trình để không chỉ hướng dẫn viên du lịch biết mà còn tất cả mọi người khi muốn làm nghề du lịch

III.Hướng đột phá phát triển du lịch Ninh Bình

Với tầm nhìn chiến lược dài hạn, căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2020 và nhằm khai thác tối ưu tiềm năng và lợi thế, khắc phục những điểm yếu cũng như tranh thủ những cơ hội thuận lợi và vượt lên thách thức, hướng đột phá phát triển du lịch Ninh Bình cần:

Tháo gỡ về cơ chế chính sách, khuyến khích doanh nghiệp và cộng đồng dân

cư, tập trung nguồn lực, chủ động sáng tạo, khai thác hợp lý thế mạnh tài nguyên nổi trội để thúc phát triển du lịch theo hướng chất lượng, hiệu quả và bền vững, đưa Ninh Bình trở thành điểm đến du lịch văn hóa-tâm linh-sinh thái hấp dẫn, có tầm cỡ quốc gia và quốc tế của vùng đồng bằng sông Hòng và duyên hải đông bắc

Cụ thể:

a.Về sản phẩm du lịch: tập trung cao độ hướng tới phát triển 4 loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng sau:

1 Du lịch văn hóa lịch sử gắn với tham quan hệ thống di tích, đền chùa, nhà thờ, lễ hội, làng nghề truyền thống và ẩm thực đặc sản Ninh

Bình( Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, Danh thắng Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, khu lăng mộ vua Lê….)

Trang 10

2 Du lịch văn hóa tâm linh phật giáo, thiên chúa giáo (Tràng An-Bái Đính, Phát Diệm gắn liên tuyến với đền Trần-Phù Dầy(Nam Định) và Tam Chúc-Ba Sao( Hà Nam) và Hương Tích (Hà Nội)

3 Du lịch tham quan thắng cành và hệ sinh thái độc đáo như :Tràng An, vườn quốc gia Cúc Phương, Cố đô Hoa Lư, Vân Long-Địch Lộng, Kênh Gà-Vân Trình, Tam Điệp, hồ Yên Thắng, Yên Đồng, làng quê Gia Viễn, Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô

4 Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí: du lịch sinh thái Tràng An, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, biển Kim Sơn, hồ Đồng Chương, yên thắng, Yên Đồng, khoáng Kênh gà; mua sắm, giải trí, ẩm thwucj khu vực trung tâm thành phố Ninh Bình gắn với công viên văn hóa Tràng An, Quảng Trường Điinh Tiên Hoàng, hệ thống nhà hàng và giải trí sân golf 54 lỗ hồ Đồng Thái

Ngoài ra, các loại hình dịch vụ bổ trợ, giải trí, mua sắm, giao lưu văn hóa, tìm hiểu phong cách, lối sống cộng đồng, du lịch MICE được phối kết nhuần nhuyễn trong mỗi loại hình sản phẩm du lịch

b.Về thị trường:Tập trung thu hút phân đoạn khách nghỉ dưỡng sinh thái dài ngày, phục vụ tốt khách du lịch văn hóa tâm linh, khách tham quan trong ngày;

Tổ chức nghiên cứu, phân tích thị trường quốc tế và thị trường nội địa; coi trọng mục đích du lịch nghỉ dưỡng, xu hướng du lịch xanh, cơ cấu chỉ tiêu và đánh giá sự hài long và giá trị trải nghiệm và mong đợi của từng thị trường khách

c.Về phát triển không gian khu, tuyến, điểm du lịch:7 khu vực+3 điểm nhấn+2 tuyến+1 trung tâm

 7 khu vực được tổ chức các hoạt động du lịch theo quy hoạch cần được tôn trọng, trong đó tập trung trước hết cho 3 điểm nhấn chính là(1) trung tâm thành phố Ninh Bình;(2) Khu Tràng An-Bái Đính-Tam Cốc-Cố đố Hoa Lư và (3) Các khu nghỉ dưỡng Cúc Phương, Vân Long, Kênh Gà Các điểm nhấn chính này sẽ trở thành đầu tàu thu hút khách, định vị hình ảnh, thương hiệu cho du lịch Ninh Bình đồng thời từng bước mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở lan

Trang 11

tỏa tới các không gian du lịch còn lại tạo nên các tuyến du lịch đan xen và liên kết trong tỉnh và liên vùng

 2 tuyến du lịch then chốt có tính chất chiến lược và đặc trưng: (1) Tuyến du lịch tâm linh độc đáo cần tập trung đầu tư khai thác là: Tràng An-Bái Đính-Đền Trần-Phủ Dầy-Tam Chúc-Ba Sao-Hương Tích;(2) Tuyến du lịch liên vùng hành trình di sản kinh đô Việt cổ:Phú Thọ-Hà Nội-Ninh Bình-Thanh Hóa-Nghệ An-Thừa Thiên Huế-Bình Định

 1 trung tâm thành phố Ninh Bình trở thành trung tâm điểm phân phối khách, tập trung lưu trú, lữ hành, dịch vụ MICE, giải trí, ẩm thực, mua sắm… và hệ thống dịch vụ bổ sung kết nối với các điểm du lịch

vệ tinh trên toàn địa cầu

IV.Những nút thắt cần tháo gỡ tạo động lực phát triển

Định hướng phát triển sản phẩm, thị trường và tổ chức không gian khu, tuyến, điểm du lịch nêu trên trở lên thực thi khi những nút thắt gây trở ngại được tháo gỡ

và tạo động lực cho phát triển Những câu hỏi đặt ra cần xem xét là:(1) Làm gì để tăng tỉ lệ khách lưu trú cũng như kéo dài ngày lưu trú? (2) Làm gì để kích thích tiêu dùng du lịch thông qua chuỗi giá trị cung ứng du lịch? (3) Những hoạt động và trải nghiệm du lịch đã làm hài lòng du khách chưa? (4) Lợi ích từ du lịch được chia như thế nào để trở thành động lực khuyến khích cộng đồng và doanh nghiệp? (5) Những chính sách phát triển du lịch hiện tại thường vẫn bế tắc ở khâu nào? Để trả lời những câu hỏi trên cần lựa chọn giải quyết những vấn đề mang tính chìa khóa sau đây:

-Một là: Về sản phầm du lịch:Sở dĩ khách lưu lại ngắn, chi tiêu ít là do sản phẩm,

dịch vụ du lịch nghèo nàn, đơn điệu chưa trúng ý mong đợi của khách du lịch Vì vậy vấn đề thiết kế ý tưởng sản phẩm du lịch nhằm vào thỏa mãn mục tiêu du lịch

là việc làm trước tiên; phải nghiên cứu thị trường trước để định dạng sản phẩm với nhiều chi tiết hoạt động từ tham quan, giải trí, tâm linh, tìm hiểu lối sống, văn hóa cộng đồng, nghỉ dưỡng núi, biển, khoáng nóng, ẩm thực được sắp xếp tiện lợi vì lợi ích và giá trị thụ hưởng của du khách, vì hạnh phúc của du khách; lấy du khách

là trung tâm, mục tiêu và kim chỉ nam để hành động và phục vụ Đặc biệt cần tạo không gian công cộng là sân chơi giao lưu văn hóa giữa khách với cộng đồng dân

Ngày đăng: 04/03/2016, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w