Nếu như có một chính sách đào tạo một cách hợp lý và đúng đắn, nhân viên khách sạn đó sẽ có thể phát triển nghiệp vụ của mình nói riêng và từ đó phát triển nghiệp vụ của các nhân viên kh
Trang 1Lớp: POHEK52 – Quản trị khách sạn
***
Xây dựng bản kế hoạch cá nhân về phát triển nghề nghiệp
Trong tình hình phát triển của ngành du lịch như hiện nay, có rất nhiều công ty
du lịch ra đời và phát triển vững mạnh Và như một lẽ tất yếu, ngành du lịch cũng
đã, đang, và sẽ trở thành một ngành “HOT” để những tú tài lựa chọn Rất nhiều người đã lựa chọn ngành học này nhưng không phải ai cũng thành công Điều này
có rất nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do sinh viên chưa có kế hoạch học tập một cách cụ thể Và để khắc phục điều đó, tôi, với tư cách là một sinh viên năm nhất, xin đưa ra kế hoạch cá nhân trong 4 năm học tập tại trường kinh tế quốc dân
Đầu tiên, trước khi có được phương pháp học tập, tôi nghĩ chúng ta phải xác định được công việc mà mình dự định sẽ làm trong tương lai sau khi tốt nghiệp Aicũng có mơ ước về công việc sau này của mình, tôi cũng vậy Và vị trí công việc tôi mong muốn đó chính là một giám đốc khách sạn Có thể người khác sẽ nói mơ ước của tôi viển vông, xa vời nhưng theo tôi, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nếu như tôi thật sự cố gắng Đúng là khi ra trường, tôi sẽ không thể nào làm một giám đốc ngay được nhưng tôi sẽ cố gắng hết mình để có thể trở thành giám đốc trong một khoảng thời gian ngắn nhất
I Giám đốc là ai?
Giám đốc là người đứng đầu khách sạn, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại
và phát triển của khách sạn
II Vai trò của giám đốc
Có người nói rằng tôi muốn làm giám đốc bởi làm việc này rất dễ, rất nhàn, lương cao mà lại còn được “ngồi trên đầu” kẻ khác Theo tôi thì không như vậy
Trang 2Giám đốc không phải làm một công việc cụ thể nào cả nhưng việc giám đốc làm lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng Xin hãy tưởng tượng khách sạn là một con thuyền và giám đốc chính là thuyền trưởng Con thuyền có cao sang đến mấy, có rực rỡ đến mấy mà không có người lãnh đạo thì chẳng mấy chốc con thuyền đó sẽ chao đảo rồi chìm dần xuống đáy đại dương Khách sạn cũng như vậy Nếu như không có người lãnh đạo, tức giám đốc, thì dù khách sạn đó có đẹp đẽ đến đâu, sang trọng đến đâu thì sẽ dần mất uy tín, khách hàng và sẽ có ngày sụp đổ
Không chỉ vậy, giám đốc còn là người định hướng phát triển cho khách sạn.
Một khách sạn có thể phát triển hay không, có thể lớn mạnh một cách bền vững hay không đều dựa vào tầm nhìn của giám đốc
Trước đến nay, trong tâm trí người dân ta, khách sạn là một cái gì đó không được trong sáng cho lắm Điều này có phần lỗi lớn do chính những “giám đốc” của các khách sạn đó Họ đã không lựa chọn cho khách sạn mình một con đường
đi đúng, dẫn đến tình trạng làm cho mọi người có suy nghĩ không tốt về khách sạn
họ nói riêng cũng như ngành khách sạn nói chung
Giám đốc còn là người xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra một cách khéo
léo vừa không làm mất lòng khách vừa đảm bảo được danh tiếng của khách sạn
Ví dụ, khi nhân viên vô tình đánh đổ thức ăn vào người khách thì lúc đó, giám đốc sẽ là người biết cách xử lý tình huống một cách khôn ngoan nhất
Giám đốc còn là người đưa ra các luật lệ để khách sạn có thể được vận hành
một cách trơn tru nhất “Ở đâu không có luật lệ, ở đó không có sự trật tự”
Giả sử bây giờ trong một khách sạn không hề có luật lệ, nhân viên muốn đến lúc nào thì đến, muốn đi lúc nào thì đi, muốn mặc gì thì mặc, muốn làm thì làm, không muốn làm thì nghỉ thì tôi tin chắc đó không thể gọi là khách sạn Và cho dù
đó là một khách sạn “thật sự” thì khách sạn đó cũng không thể duy trì lượng khách một cách ổn định, từ đó dẫn đến sự hỗn loạn trong khách sạn và tôi nghĩ rằng khách sạn đó cũng khó có thể tồn tại được.
Hơn thế nữa, giám đốc còn quyết định đến tính chuyên nghiệp của nhân viên dưới quyền mình “Không có manager chuyên nghiệp sẽ không thể có các
Trang 3nhân viên chuyên nghiệp” câu nói trên luôn đúng trong mọi ngánh nghề, và ngành khách sạn cũng không nằm ngoài quy luật đó Thử tưởng tượng một khách sạn có
vị giám đốc luôn đi muộn, về sớm, không có tinh thần trách nhiệm với khách sạn, không tuân thủ chính các quy tắc do mình đề ra thì thử hỏi có nhân viên nào tuân theo các quy tắc đó hay không? Có “phục” vị giám đốc đó hay không? Có hết lòng
vì công việc chung hay không? Tôi xin đảm bào câu trả lời chắc chắn sẽ là không!
Không chỉ hành động, những quyết định của giám đốc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, thái độ làm việc của nhân viên dưới quyền.
VD: giám đốc chỉ cần ra một điều lệ là:”Nhân viên xuất sắc nhất trong khách sạn sẽ được thưởng một chuyến đi du lịch cùng với gia đình hoặc sẽ được cử đi tu
bổ tại nước ngoài Như vậy vừa làm tăng năng suất làm việc của nhân viên vừa làm cho tinh thần làm việc của họ nâng cao và sẽ giữ lại cho khách sạn những nhân viên kỳ cựu, đề phòng việc bị các đối thủ khác “câu” mất họ.
Ngoài ra, giám đốc còn là người có cách ứng xử thông minh nhất trong
trường hợp xảy ra lục đục nội bộ Nếu không giải quyết một cách đúng đắn, làm cho mọi người tâm phục, khẩu phục thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến công việc chung, lợi ích chung của khách sạn Ngược lại, nếu mâu thuẫn được giải quyết mộtcách triệt để, hiềm khích giữa các nhân viên dưới quyền sẽ được hóa giải và từ đó
sẽ ngăn chặn việc ảnh hưởng đến khách sạn
Giám đốc còn là người quyết định sự phát triển nghiệp vụ của nhân viên
dưới quyền Nếu như có một chính sách đào tạo một cách hợp lý và đúng đắn, nhân viên khách sạn đó sẽ có thể phát triển nghiệp vụ của mình nói riêng và từ đó phát triển nghiệp vụ của các nhân viên khác nói chung bằng cách truyền đạt lại những điều mình đã được học khi đi đào tạo, từ đó nâng cao tính chuyên nghiệp trong khách sạn
Thêm nữa, giám đốc còn phải là người có con mẳt “tinh đời” trong việc bố trí nhân viên Nhân viên khách sạn không giống như nhân viên của các ngành
nghề khác Họ chỉ có thể phát huy tối đa năng lực cùa mình khi được làm việc ở cương vị phù hợp với khả năng và lĩnh vực mà họ đã được đào tạo Nếu không xác
Trang 4định được điều này hoặc xác định sai sẽ ảnh hưởng đến tinh hiệu quả trong khách sạn Như mọi người đã biết, để đào tạo được một nhân viên khách sạn rất mất thờigian và công sức và họ chỉ có thể làm việc ở đúng vị trí mà mình đã học Nên khi được chuyển sang vị trí khác, họ gần như không dùng đến các kỹ năng mà mình đãđược học Và khi đó, khách sạn lại sẽ mất thêm một khoản tiền không nhỏ để đào tạo lại và một lượng thời gian để họ có thể bắt kịp với công việc mới.
Đó là về vấn đề nhân viên, giám đốc còn rất quan trọng trong việc phát triển
hệ thống thu thập thông tin ở bên ngoài và xử lý các thông tin thu thập được
về đối thủ, về ý kiến của khách hàng sau khi nghỉ tại khách sạn, về ưu và nhược điểm của nhân viên để từ đó có thể khắc phục cái chưa tốt và đẩy mạnh cái tốt để nâng cao tính chuyên nghiệp của khách sạn Có câu “Biết minh biết người, trăm trận trăm thắng” Một khách sạn sẽ không thể đi lên nếu như cứ nhìn vào những cái tốt và bỏ qua những cái chưa tốt Xin hãy nhớ rằng, cái chưa tốt như một vết bẩn trên nền một cái áo trắng Dù cái áo đó có đẹp đến đâu, có tốt đến đâu nhưng một khi vẫn còn vết bẩn thì cái áo đó mãi vẫn chỉ là một cái áo bẩn mà thôi Và khi người ngoài nhìn vào, họ sẽ không để ý cái đẹp, cái tốt của chiếc áo mà cái họ
để ý chính là vết bẩn mà chính chúng ta đã bỏ qua Và nhờ những thông tin ta thu thập được sẽ giúp cho khách sạn ngày càng trở nên chuyên nghiệp để có thể thu hút một lượng khách lớn trong cũng như ngoài nước
Hơn thế nữa, đừng quên rằng khách sạn là một ngành có rất nhiều đối thủ cạnhtranh Và nếu ta cứ ngủ quên trên chiến thắng, tỏ ra khinh thường địch thủ và không có một chút thông tin nào về đối thủ Khi ấy, chúng ta đã để lộ ra điểm yếu của chính chúng ta cho đối thủ biết Đừng quên rằng, những khách sạn nổi tiếng trên thế giới hiện nay đều bắt dầu từ các “mini hotel” Những lúc như thế này, giám đốc phải là người có những hành động chính xác để có thể kịp thời nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về đối thủ đề có thể tìm ra các biện pháp cạnh tranh một cách đúng đắn nhất
Không chỉ trong việc tìm hiểu, giám đốc còn cần có một “cái đầu lạnh” để có thể xử lý các thông tin thu thập được bởi không phải thông tin nào cũng chính xác
Trang 5Thông tin sai lệch có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng là do đối thủ đã tung ra những thông tin giả để làm nhiễu và đánh lạc hướng Những lúc như thế, giám đốc chính là người quyết định đến việc sử dụng những thông tin đó như thế nào.
Ngoài ra, giám đốc còn có một trách nhiệm vô cùng nặng nề đó là có biện pháp đối phó với tính thời vụ Khi vào mùa du lịch, khách sạn sẽ trở nên đông
khách, thậm chí quá tải nhưng ngược lại, khi hết mùa du lịch, khách sạn sẽ trở nên rất vắng khách Và nếu người giám đốc đó có thể khắc phục tình trạng đó một cách tốt nhất có thể, tôi tin khách sạn đó có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường như hiện nay
Không chỉ trong lĩnh vực đối nội, giám đốc khách sạn còn rất quan trọng trong việc đối ngoại Tôi tin chắc rằng khi một nhân vật VIP đến khách sạn thì người mà
vị khách đó mong được gặp không thể chỉ là người nhân viên bình thường mà phải
là người có vị trí trong khách sạn đó, đặc biệt là giám đốc Khi đến một khách sạn
mà được chính giám đốc ra chào đón với một thái độ niềm nở thì tôi tin người khách đó sẽ trờ lại không chỉ một mà rất nhiều lần bởi họ cảm thấy mình thật sự được coi trọng, điều mà không phải ai muốn cũng được
Với một vài dòng như trên, có lẽ mọi người đã thấy được tầm quan trọng của giám đốc trong khách sạn Đó không chỉ đơn giản là ngôi một chỗ ra lệnh, được hưởng sự kính trọng của mọi người mà đó còn là một công việc vô cùng vất vả và chịu nhiều áp lực Tôi biết rằng khi quyết định muốn sau này trở thành giám đốc thì đó không thể là một con đường dễ dàng.Và để cho ước mơ ấy có thể trở thành hiện thực, ngay bây giờ tôi nên có kế hoạch học tập đúng đắn
III Phương pháp học tập
1 Học tập trên lớp
Khi còn ở trên giảng đường thì sinh viên nên tập trung nghe bài giảng của giảng viên Có điều gì không hiểu nên có câu hỏi để được giải thích rõ hơn Tôi
Trang 6nghĩ đây cũng là một phương pháp học tập có hiệu quả Những kiến thức được giảng viên truyền đạt trên lớp là những kiến thức nền tảng nhất Nó giống như móng của một tòa nhà cao tầng vậy Ngôi nhà dù có vẻ ngoài đẹp đẽ đến đâu mà nền móng ko vững chắc thì sớm muộn cũng sụp đổ Cũng như vậy, nếu sinh viên không thể hiểu những thứ đơn giản nhất, nền móng nhất thì dù sau này có biết được nhiều kiến thức cao xa hơn cũng sẽ không thế hiểu cặn kẽ được ý nghĩa của các kiến thức đó.
Điều quan trọng là đừng nên giấu dốt, nếu có gì không hiểu thì nên hòi giảng viên ngay lập tức Đừng nên xấu hổ vì mình không hiểu bởi không phải ai cũng có thể hiểu được những thứ mà mình tiếp xúc lần đầu Nếu không hỏi ngay
mà cứ để đấy, lâu dần sẽ trở thành lỗ hổng kiến thừc, gây nên tâm lí chán học, từ
đó gây cản trở việc tiếp thu kiến thức, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập sau này
“Học thầy không tầy học bạn” Nếu có gì khó hiểu thì nên hỏi bạn bè trước,nhờ họ giảng lại cho mình Đôi khi, bạn bè giảng còn dễ hiểu hơn thầy cô giảng bởi họ có thể nói cho bạn những cách để có thể thuộc những kiến thức đó dễ dàng hơn
Tuy nhiên, để cho cách học này đạt hiệu quả, tôi nghĩ sinh viên nên tránh việc sao nhãng vào những việc khác trên lớp học Việc này không những không giúp tiếp thu thêm kiến thức mà ngược lại còn làm cho sinh viên chán học, lâu dầndẫn đến tâm lý chây lì của sinh viên Bản thân tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể tập trung thời gian trên lớp để học bài một cách tốt nhất
2 Tìm hiểu thêm thông tin
Tuy kiến thức trên lớp rất quan trọng nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là những kiến thức nền tảng, không đủ để cho tôi có được một cái nhìn đầy đủ nhất về công việc sau này của mình Hơn thế nữa, thời gian trên lớp cũng chỉ có giới hạn, giảng viên cũng không thể truyền đạt hết được kiến thức mà chỉ có thể bàn về những vấn
đề cơ bản nhất
Trang 7Đặc biệt, trên đại học, sinh viên tự học là chính nên việc sinh viên tìm hiểu cũng không phải là điều gì mới lạ Đây được xem là một trong những cách học hiệu quả nhất để sinh viên có thể tiếp thu được kiến thức một cách trọn vẹn Bởi khi sinh viên đã biết tự tìm hiểu về ngành học của mình thì đó cũng đã là một dấu hiệu cho thấy sự yêu thích về ngành nghề của mình.
Nhất là với nghề giám đốc, việc tìm kiếm này còn cho tôi những kiến thức ngoài lề có thể giúp ích đến công việc sau này của tôi Như mọi người đã biết, mỗihành động của giám đốc đều ảnh hưởng trực tiếp đến khách sạn nên người giám đốc phải có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực liên quan đến ngành khách sạn Và vì vậy, việc tự tìm hiểu càng trở nên quan trọng hơn
Nhưng khi tìm hiểu, tôi nghĩ chúng ta nên tránh việc tìm hiểu sai mục đích, sai đối tượng Đièu này không chỉ mất thời gian, tốn công sức mà đôi khi còn làm cho chúng ta hiểu sai vấn đề Hơn nữa, khi tìm hiểu nên có sự chọn lọc bởi không phải thông tin nào cũng đúng, cũng chính xác Có những thông tin đã được cập nhật từ rất lâu rồi và đến thời điểm hiện tại nó không còn giá trị nữa bởi nó không cho ta thấy được bản chất thật sự của sự việc và dễ gây nên những hiểu lầm không đáng có Không chỉ vậy, để có được thông tin đáng tin cậy nhất, tôi thiết nghĩ mọi người nên tìm hiểu từ nhiều nguồn như sách báo, tạp chí, internet,… để có thể chắc chắn rằng cái chúng ta có là những thứ được update gần đây nhất
Chúng ta cũng nên tham khảo thêm ý kiến của những người có kinh nghiệmbởi với kỹ năng sống của họ, họ sẽ cho ta những lời khuyên bổ ích Với nghề giámđốc thì việc lắng nghe các bậc đi trước dường như là một điều thường thấy Bởi những ngươi từng trải thường đã nếm đủ những hương vị trên thương trường, còn tôi, chỉ là một kẻ trẻ tuổi, “ngựa non háu đá” nên dễ phạm sai lầm, vì vậy việc học hỏi từ người đi trước lại là một điều tất yếu
3 Thực tập
Khi đã làm sếp, muốn được nhân viên phục mình thì người sếp ấy phải làm được tất cả mọi việc mà nhân viên làm, thậm chí còn làm tốt hơn nhân viên rất
Trang 8nhiều Điều đấy có nghĩa là, trước khi trở thành giám đốc khách sạn, tôi sẽ phải học cách làm tất cả mọi việc trong khách sạn một cách tốt nhất Tôi sẽ phải thực hành làm doormen, receptionist, phục vụ phòng, lau dọn … Nhưng điều đó không có nghĩa là đó sẽ là những công việc sau này của tôi Tôi học làm những công việc đó để sau này có thể điều hành nhân viên, làm cho họ “tâm phục, khẩu phục” mình Bởi một khi nhân viên đã không phục sếp mình, lâu dần họ sẽ mất đi
sự kính trọng với tôi Và điều đó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến việc tôi điều hành họ
mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của khách sạn
Không chỉ vậy, khi học cách làm những công việc ấy, tôi, với tư cách giám đốc sẽ có thể chỉ cho nhân viên mình cách làm chính xác khi mà việc nhân viên làm chưa thật sự đúng yêu cầu Ngoài ra, khác với những giám đốc của các ngành nghề khác, đôi khi, giám đốc khách sạn cũng phải làm những công việc đấy khi cótình huống bất ngờ
Thử tưởng tượng, khi có sự việc đột xuất cần đến giám đốc, chính tôi sẽ phải xắn tay vào làm Nếu như tôi không biết làm, chỉ đứng đấy thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Một người giám đốc chỉ biết ra lệnh thì ngưởi giám đốc đó rất dễ bị nhân viên mình qua mặt Một lần, hai lần, ba lần,… nhiều lần như vậy sẽ làm cho tính chuyên nghiệp trong khách sạn sẽ bị giảm xuống, ảnh hưởng trực tiếp đến khách sạn nói chung và vị giám đốc đó nói riêng Vì khi nhìn vào, họ sẽ nghĩ rằng, kháchsạn này không tốt chứng tỏ giám đốc khách sạn đó cũng không có năng lực Điều này sẽ làm cho khách hàng không muốn quay lại bởi họ bỏ tiền ra là để được hưởng một chế độ phục vụ tốt nhất chứ không phải là để có một sự phục vụ không chuyên nghiệp
4 Học cách đối xử với người khác
Không chỉ phải học cách để có thể làm tốt, giám đốc còn phải học cách “đốinhân xử thế”
“Leadership means influencing others to work according to a plan”
Trang 9Tôi nghĩ sẽ có người hỏi tại sao tôi lại nói như vậy Tôi xin trả lời rằng một giám đốc mà không biết cách đối xử với người khác sẽ không thể khiến cho nhân viên mình làm việc một cách hết lòng, hết sức được Thử tượng tượng rằng: một vịgiám đốc dù giỏi đến đâu mà đối xử với nhân viên của mình không được tốt thì liệu nhân viên đó có làm việc bằng tất cả sức lực của mình không? Hay đó chỉ là
sự đối phó với tính nghiêm khắc của giám đốc? Nếu giám đốc chỉ biết la mắng nhân viên mà không quan tâm đến cuộc sống của họ thì liệu người giám đốc đó có nhận được sự kính trọng thật sự không? Hay đó là chỉ là sự sợ hãi của nhân viên dưới quyền đối với cấp trên? Hơn thế nữa, tôi tin rằng đối xử với cấp dưới hòa nhãcũng là một cách tránh mất nhân viên giỏi về tay đối thủ Khi mình đối xử với người ta tử tế thì dù cho đối thủ cạnh tranh mình có đưa ra mức lương cao hơn thì, tôi tin, người đó vẫn sẽ ở lại khách sạn mình vì trong cuộc sống, tiền bạc thì quan trọng nhưng đó chưa phải là yếu tố quyết định mọi chuyện
Hơn thế nữa, đối xử với nhân viên tốt sẽ cho họ động lực để làm việc chăm chỉ hơn, cố gắng vì khách sạn hơn và tạo ra một không khí thoải mái nơi làm việc Stress nơi công sở là một điều tất yếu vì nhiều lý do nhưng một trong những lý do thường thấy nhất là mâu thuẫn với sếp Nếu tôi không cư xử với nhân viên một cách thân thiện mà lại mắng mỏ họ một cách vô lý, điều đó sẽ gây nên cho họ nhiều áp lực, dẫn đến kết quả làm việc không được như mong đợi Thử tưởng tượng xem nếu như nhân viên nào cũng không hoàn thành công việc một cách chuyên nghiệp thì khách sạn sẽ ra sao? Mất dần danh tiếng, mất dần khách hàng? Tôi tin đó sẽ là điều có thể
Ngoài ra, khi tôi đối xử tốt với nhân viên của mình cũng là tôi đang tạo ra một môi trường làm việc tốt đẹp hơn để cho họ có thể phát huy một cách tốt nhất năng lực của mình để phục vụ cho khách sạn Môi trường làm việc tốt hơn điều đó
có nghĩa là stress nơi công sở sẽ được giảm phần nào Như mọi người đã biết, làm việc trong khách sạn lớn thường phải chịu nhiều áp lực bởi phải làm việc hết công suất Và thử tưởng tượng, nếu người nhân viên đã mệt mỏi lại còn phải chịu áp lựcnặng nề nữa thì liệu họ có làm việc hiệu quả được hay không?
Trang 10“A manager might force employees to do their job; A leader insprires them and guides them”.
Đối xử tốt với nhân viên nhưng cũng nên có chừng mực bởi đôi khi, điều này sẽ phản tác dụng Đối xử thân thiện, hòa nhã không có nghĩa là thả lỏng nhân viên, mặc cho họ muốn làm gì thì làm Đó không còn là giảm áp lực cho họ nữa
mà là đang giảm danh tiếng, giảm đi lợi nhuận và giảm cả lượng khách hàng của khách sạn Tôi nói đối với xử tốt với nhân viên là cho họ cảm giác thoải mái trong
sự bó buộc, tự do trong quy tắc chứ không phải là quá tự do, thoải mái vượt ngoài mọi nguyên tắc của khách sạn
Nhưng, tôi nghĩ đối xử tốt với người dưới quyền không có nghĩa là bao che,lấp liếm lỗi lầm của họ Mà khi họ vi phạm quy tắc một cách cố ý, chúng ta cũng cần “lớn tiếng” với họ nhưng đừng cũng nên có giới hạn bởi điều này có thể chạm vào lòng tự ái của, khiến họ có cái nhìn thiếu thiện cảm với chúng ta, gây nên những hiểu lầm không đáng có
Như vậy, trong cách đối xử với nhân viên, tôi nghĩ nên có sự chừng mực bới nếu “nuông chiều” quá, họ sẽ sinh hư, làm việc một cách cẩu thả, lâu dần sẽ tạo thành một thói quen và nếu như nhân viên nào cũng như vậy thì danh tiếng củakhách sạn sẽ ra sao? Nhưng cũng đừng nên quá nghiêm khắc bởi sẽ tạo nên nhiều stress hơn và cũng sẽ ảnh hưởng đến công việc chung Vì vậy, có thể nói đối xử với nhân viên cũng là một “nghệ thuật”
5 Trau dồi thêm ngôn ngữ
Làm việc trong khách sạn nên ngoại ngữ là một điều tất yếu Tôi sẽ không thể vươn lên vị trí giám đốc cũng như làm việc trong khách sạn nếu như tôi không biết ít nhất 1 ngoại ngữ là tiếng anh Tiếng anh giờ đã trở thành một ngôn ngữ giaotiếp toàn cầu, trở thành một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực du lịch – kháchsạn
Hiện nay, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, do vậy nên lượng kháchnước ngoài vào nước ta ngày càng tăng và vì vậy, ngoại ngữ đang ngày càng đang
Trang 11thể hiện rõ vai trò của mình Khách nước ngoài đến Việt Nam thường không biết nói tiếng Việt, hoặc nếu biết cũng chỉ bập bõm những từ đơn giản như “Chào”,
“tạm biệt”,… nên ngôn ngữ thường thấy trong các khách sạn đều là tiếng anh Nếumột người lễ tân không thạo nghe – nói anh ngữ thì liệu đó có phải là một người lễtân thực sự? Hay chỉ là một người con gái đẹp đứng đó và … cười?!?
Đó là về phần nhân viên, còn tôi, với tư cách là một người giám đốc sẽ phảiđón các khách quan trọng ở nước ngoài Và nếu như tôi không biết ngoại ngữ mà
đi đâu cũng cần một phiên dịch viên sẽ gây nên sự bất tiện và không thể hiện được
sự friendly đối với họ Sẽ tốt hơn nếu như tôi có thể tự mình giao tiếp với họ, đúngkhông? Lúc đó, họ sẽ cảm nhận được được sự gần gũi, thân thiết và sẽ có một cái nhìn thiện cảm hơn đối với tôi – với tư cách là một người bạn
Hơn nữa, nếu tôi là sếp mà ngay cả một chữ tiếng anh không biết thì thử hỏi làm sao tôi có thể điều hành nhân viên dưới quyền được? Họ sẽ nghĩ về một người sếp mà không có chút khái niệm nào về ngoại ngữ? Và sẽ ra sao nếu có hợp đồng được viết bằng tiếng anh? Chẳng lẽ lúc đó tôi lại gọi cấp dưới lên bảo dịch hộ? Có nghĩa là độ đúng sai của bản hợp đồng ấy phụ thuộc hoàn toàn vào cấp dưới? Nếu chẳng may họ có sai sót thì sao? Lúc đấy, tôi không muốn nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra nữa
Khi đã biết nghe – nói tiếng anh một cách lưu loát, tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu chúng ta học thêm ngoại ngữ mới Đó có thể là tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Pháp,
… đièu đó tùy thuộc vào suy nghĩ và sở thích của mỗi người Riêng cá nhân tôi, tôi nghĩ tiếng Trung và tiếng Hàn là quan trong Bởi, thứ nhất, đó đều là những quốc gia có lượng khách du lịch đến Việt Nam tương đối nhiều Thứ hai, đó là những ngôn ngữ hoàn toàn mới và đó sẽ là thử thách mới dành cho tôi Tôi biết khi học hai thứ tiếng mới, điều đó không hề dễ dàng, nếu không muốn nói là khó khăn Tiếng Anh khác biệt rất lớn với hai thứ tiếng trên, hầu như không có chút nào chung cả nên tôi biết, khi tôi nói tôi muốn học tiếng Trung, Hàn điều đó đồng nghĩa với việc tôi gây khó khăn cho chính bản thân mình Nhưng tôi tin, tôi sẽ vượt qua được bởi đây chỉ là những khó khăn nhỏ nhặt trong cuộc sống
Trang 126 Học cách đối diện và vượt qua khó khăn
Muốn vươn lên một vị trí cao là giám đốc một khách sạn lớn thì khó khăn
là điều tôi không thể tránh khỏi Nếu tôi không dám đối diện với khó khăn, tôi sẽ không bao giờ nhận ra được hết khả năng của mình Hơn nữa, chỉ khi đi qua được khó khăn, tôi mới có thể trưởng thành được, mới có đủ sự tự tin và bản lĩnh để có thể thành công trên con đường đời mà không bị những khó khăn ấy làm cho gục ngã Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng tại mình đen đủi, tại mình làm sai điều gì, mình
đã làm gì nên tội nên mới có khó khăn Đó là những ý nghĩ sai lầm Khó khăn như những cơn gió Lúc nào thích thì đến Đâu thể tìm ra nguyên nhân gió đến thì cũng
sẽ không thể tìm ra nguyên nhân thật sự tại sao có khó khăn
Thay vì cứ ngồi đó ủ rũ, than thân trách phận, tại sao không đứng dậy mà bắt đầu tìm cách khắc phục khó khăn Khó khăn tự đến nhưng nó không tự đi Hãynhớ lấy điều ấy Và vì vậy, muốn thoát khỏi nó chúng ta chỉ còn cách đối diện với chính nó thôi Đừng bao giờ trốn chạy bởi trên đời có rất nhiều khó khăn và nếu như tôi cứ trốn chạy, liệu tôi có vượt qua được không? Có trưởng thành không? Hay sẽ mãi không dám đối đầu như một người không có năng lực? Và sẽ bao giờ
có điểm dừng bởi lẽ cuộc đời này không thể không có khó khăn?
Một giám đốc chắc chắn phải đối diện với khó khăn Nếu ngay cả người đứng đầu cũng chạy trốn khó khăn thì liệu vị giám đốc có còn thật sự đúng nghĩa với hai từ giám đốc nữa không? Nếu như khách sạn gặp khó khăn mà giám đốc không biết cách ứng phó thì vị giám đốc đó thật xứng đáng với hai chữ “vô dụng”
Và tôi thì tôi không muốn mình bị gọi bằng hai từ đấy nên chắc chắn tôi sẽ tìm cách để đi qua chứ không trốn chạy
Mọi người đừng tưởng rằng, chạy trốn là sung sướng Nếu xét trên một khía cạnh nào đó, chạy trốn còn mệt mỏi hơn cả đối đầu với khó khăn Đối diện vànếu như ta vượt qua được nó, tôi là người chiến thắng Còn nếu chẳng may, tôi không thể chiến thắng được khó khăn thì tôi cũng không là người thua cuộc Ít nhất tôi cũng đã cố hết sức, đã thật sự vất vả và tôi sẽ trưởng thành hơn, có thêm kinh nghiệm đối phó với những khó khăn sau này Nhưng nếu tôi cứ mãi sợ hãi,