1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng các quan điểm chỉ đạo sự phát triển giáo dục đào tạo trong chiến lược giáo dục đào tạo việt nam

148 440 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 6,54 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC

DE TAI:

Trang 2

Thư ký khoa học :

Th.s Nguyễn Danh Bình- Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục

Các thành viên tham gia: 1 t3 oD œ YN DH nH CĐ W 13 14 15 16 17 PGS Bùi Thanh Quất - Đại học Quốc gia Hà Nội PTS Nguyễn Cảnh Hồ

PTS Phạm Quang Sáng - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục PTS Phan Tùng Mậu - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục PGS PTS Mạc Văn Trang z Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục Cử nhân Trần Văn Thu - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục

Cử nhân Vũ Tiến Trinh - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục

Trang 3

MỤC LỤC

Mở đầu

Chương một

Một số vấn đề phương pháp luận của việc xây dựng

quan điểm chỉ đạo trong chiến lược phát triển giáo đục

1 Một số khái niệm

H Cách tiếp cận xây dựng quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục

Chương hai

Tổng quan quan điểm chỉ đạo phát triển giáo đục

Ô một số nước trên thế giới 1 Một số nước ASEAN 2 Một số nước Đông Á 3 Một số nước Âu, Mỹ 4 Một số nhận xét chung Chương ba

Tổng quan về các quan điển chỉ đạo giáo đục của Việt Nam

1 Quan điểm chỉ đạo giáo dục thời phong kiến 2 Quan điểm chỉ đạo giáo dục thời Pháp thuộc 3 Quan điểm chỉ đạo giáo dục

dưới chính quyển cách mạng ( từ năm 1945 đến nay) Chương bốn

Xem xét quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục từ mối quan hệ

giữa giáo dục và các lĩnh vực kinh tế -xã hội

1 Mối quan hệ giữa giáo dục và tổng thể nền kinh tế -xã hội

2 Mối quan hệ giữa chính trị và giáo dục

3 Mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục 4.Mối quan hệ giữa văn hoá và giáo dục

5 Mối quan hệ giữa khoa học -công nghệ và giáo dục

Chương năm

Xem xét quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục từ yêu cau bên trong của hệ thống giáo duc

1 Ảnh hưởng của giá trị truyền thống tới việc xác định các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục

2 Một số xu hướng phát triển chủ yếu của giáo dục hiện đại

và quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục 3 Về các mối quan hệ cơ bản trong giáo dục

Chương sáu

Hệ thống các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục và kết luận 1 Những yêu cầu đối với hệ thống quan điểm chỉ đạo

Trang 4

.MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ở nước ta những năm gần đây, cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội nói chung và chiến lược phát triển của các lĩnh vực , việc xây đựng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo (GD-ĐT ) trong thoi ky cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (CNH, HĐH) cũng đang được khẩn trương tiến hành Tuy cho đến nay nước ta vẫn chưa có chiến lược chính thức về

phát triển GD-ĐT, nhưng trong thời gian trước đổi mới và đối mới, trong

khoảng 12 năm trở lại đây, chúng ta đã có 3 văn bản mang tính chiến lược về phát triển GD-ĐT Đó là các văn bản: Phương hướng chiến lược dài hạn của

các ngành giáo dục (1986); Nghị quyết TW4 (khoá VID về tiếp tục đối mới

GD-ĐT (1993); Nghị quyết TW2 (khoá VII) về định hướng phát triển GD- ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH (1996) Những văn kiện này đã có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng phát triển giáo đục (*) ở nước ta

Nghiên cứu cấu trúc các văn bản có tính chiến lược về phát triển giáo dục, có thể thấy rằng cấu trúc này thường bao gồm 4 phần : Quan điểm, thực trạng; mục tiêu; giải pháp, trong đó việc xác định quan điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các phần còn lại Như vậy trong một văn bản chiến lược, quan điểm là phần đầu tiên cần phải xây dựng Có xây dựng được hệ thống quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đúng và đủ khái quát mới có thể

định hướng đúng khi phân tích thực trạng giáo đục và đoán định tương lai, từ ˆ

đó mới xác định được những mục tiêu và biện pháp chiến lược thích hợp Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được vạch ra và điều chỉnh theo sự vận động của thực tiễn giáo dục và thực tiễn kinh tế -xã hội nói chưng Hiện nay, chúng ta đã có các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được BCHTW Đảng xác định trong Nghị quyết TW 4 (khoá VID và Nghị quyết

TW2 (khoá VHID

Trang 5

Việc xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn của việc xác định các quan

điểm chỉ đạo trong chiến lược phát triển giáo dục đã được lựa chọn và vạch ra

trong các Nghị quyết của Đẳng và còn được tiếp tục phát triển trong tương lai cũng như việc nghiên cứu đầy đủ hệ thống các quan điểm này là hết sức cần thiết

Việc nghiên cứu đó không chỉ nhằm đáp ứng đòi hỏi cuả việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đang được triển khai mà còn gớp phần

vào việc xây đựng cơ sở phương pháp luận cho việc xây dựng chiến lược phát triển giáo dục nói chung- một việc làm có ý nghĩa cơ bản, lâu dài

Với những lý do nêu trên, đề tài “ Xây đựng các quan điểm chỉ đạo sự phát triển GD-ĐT trong chiến lược GD-ĐT Việt Nam “ đã được tiến hành

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xác định các căn cứ khoa học và thực tiễn của các quan điểm phát

triển giáo dục, hệ thống hoá những quan điểm, tạo thuận lợi cho việc lựa

chọn các quan điểm trong khi xây dựng chiến lược phát triển giáo dục 3 NỘI DƯNG NGHIÊN CỨU

3.1) Tổng quan các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của ‹Việt

Nam và của một số nước trên thế giới

3.2) Nghiên cứu mối quan hệ giữa giáo dục và các lĩnh vực kinh tế -xã

hội :

- Mối quan hệ giữa phát triển giáo dục và phát triển tổng thể của quốc

gia

- Mối quan hệ giữa chính trị và giáo dục

- Mối quan hệ giữa kinh tế và giáo dục - Méi quan hệ giữa văn hoá và giáo dục

- Mối quan hệ giữa khoa học -công nghệ và giáo dục

Trang 6

3.4) Hệ thống hoá những quan điểm để lựa chọn trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu đã nêu trên cho thấy đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng đòi hỏi phải có một sự khái quát cao và sự luận giải có sức thuyết

phục, từ đó rút ra những nhận xét và kết luận khoa học thiết thực nhằm xây

dựng được một hệ thống quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục đúng và đủ khái quát trong chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam Bởi vậy, đề tài chủ

yếu sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp tổng hợp, phân tích tư liệu

Phương pháp hệ thống

Phương pháp so sánh (đồng đại và lich dai) Phương pháp chuyên gia

Ngoài ra phương pháp thống kê cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu

Với các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trên, đề tài đã thu hút 19 cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục tham gia, đã ký 15 hợp đồng nghiên cứu với các thành viên tham gia đề

tài, đã tổ chức được 12 seminar khoa học , đã mời nhiều nhà khoa học báo

cáo về vấn để xây dựng quan điểm chiến lược cho các thành viên đề tài và

toàn thể cán bộ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục , đã

phối hợp cùng Đề án xây dựng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ

công nghiệp hoá, hiện đại hoá tế chức Hội thảo ““ Lý luận và thực tiễn xây

dựng chiến lược phát triển GD-ĐT “ với sự tham gia của hơn 100 đại biểu Đề tài đã góp phần chuẩn bị về phương pháp luận, tư liệu cho những cán bộ

nghiên cứu chủ chốt của Viện trong việc tham gia xây dựng chiến lược giáo

đục đang được triển khai hiện nay

-5 KINH PHI :

Trang 7

6 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU

6.1 Các bài báo đã công bố

- Đặng Bá Lấm - Góp phần làm sáng to vai trò, cách đối xử và cách tố

chức nền giáo dục - Tạp chí Phát triển Giáo dục số 4/1996

- Lê Đông Phương - Giới thiệu Bộ Giáo dục Hoa Kỳ và các chương trình của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ-Tạp chí Phát triển Giáo dục, số 3 và 4/1996

- Nguyễn Danh Bình : Giáo dục tại chỗ và giải pháp tăng cường đầu tư cho giáo dục - Tạp chí Phát triển Giáo dục số 4/1996

: Đặng Bá Lãm - Nguyễn Cảnh Hồ : Tiếp cận xây dựng chiến lược

phát triển GD-ÐT - Tạp chí Phát triển Giáo dục số 1/1997,

- Mac Van T: rang : Góp ý kiến về xây dựng chiến lược phát triển giáo

duc mắm non- Báo Phụ nữ Việt Nam số 65 (1713) ngày 29/12/1997

- Phạm Quang Sáng : Tăng trưởng kinh tế và các vấn đề chủ yếu của

chính sách giáo dục-Tạp chí Phát triển Giáo dục , số 2/1998

- Nguyễn Danh Bình : Một số xu hướng phát triển chủ yếu của giáo

dục hiện đại- Tạp chí Phát triển Giáo dục, số 2/1998

6.2 Các báo cáo chuyên đề (Đã ín trong kỷ yếu hội thảo “Lý luận và thực

tiễn xây đựng chiến lược phát triển GD-ĐT “ ngày 10/12/1997)

Đặng Bá Lấãm - Nguyễn Danh Bình : Về việc xây dựng quan điểm chỉ đạo trong chiến lược phát triển giáo dục

- Nguyễn Cảnh Hồ : Mấy vấn đề phương pháp luận trong việc xây

đựng chiến lược phát triển giáo dục

- Mạc Văn Trang : Vấn đề nhân cách trong xây dựng mục tiêu chiến lược giáo dục

- Trần Khánh Đức: Sự phát triển của chính sách giáo dục Việt Nam trong quá trình chuyển đổi

- Phạm Quang Sáng : Phát triển giáo dục và tăng trưởng kinh tế

- Nguyễn Danh Bình : Vấn đề thực hiện công bằng xã hội trong chiến

lược phát triển giáo dục

6.3 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu + Báo cáo tóm tắt kết quả

Trang 8

CHƯƠNG MỘT

|

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỤNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIAO DỤC

1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM

Dé xây đựng quan điểm chỉ đạo trong chiến lược phất triển giáo dục,

trước hết cần làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ cần thiết làm nền tảng cho việc xem xét những vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra Những khái nệm

khác sẽ được tiếp tục lý giải trong quá trình trình bày nội dung các phần tiếp

theo

1 1 Khái niệm giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng phổ biến cho mọi giai đoạn phát triển và

tồn tại vĩnh hằng cùng với xã hội loài người, Giáo đục là hoạt động của thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau, của những người biết trước truyền lại

cho những người chưa biết những kinh nghiệm về lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đông, và hoạt động của những người tiếp thu nhiững kinh nghiệm đó Nói cách khác và cụ thể hơn, giáo dục là một quá trình bao gồm tất cá những hoạt động hướng vào sự phát triển và rèn luyện năng lực cũng như

phẩm chất con người, để có thể phát triển nhân cách họ một cách đầy đủ và

làm cho họ trở nên có giá trị tích cực đối với xã hội

Trong quá trình phát triển khi xã hội có sự phân công lao động chặt chẽ thì giáo dục là một phân hệ xã hội được tổ chức nhằm điều khiển việc

hình thành nhân cách đáp ứng nhu cầu xã hội

Xem xét từ góc độ lý thuyết hệ thống, nếu coi xã hội là một hệ thống lớn thì có thể coi giáo dục là một phân hệ xã hội độc lập tương đối, có mục đích là làm cho các thành viên xã hội chiếm lĩnh được những kiến thức, kỹ

năng, và hình thành được các thái độ để phát triển nhân cách Những kiến thức, kỹ năng, thái độ này xét đến cùng được quy định bởi các chế độ kinh

Trang 9

- Thứ nhất, theo quan niệm truyền thống, giáo dục thường được hiểu là

việc truyền kinh nghiệm của thế hệ đi trước cho thế hệ đi sau, và đối tượng được giáo dục là thế hệ trẻ Quan niệm này ngày nay đã có sự điều chỉnh đẻ bao gồm đầy đủ hơn các đối tượng giáo dục đang ngày càng được mở TỘng

Trong xã hội hiện đại, với sự bùng nổ thông tin, với sự chuyển đối mau lẹ của

nhu cầu trên thị trường, mỗi người không thể chỉ học một lần, biết một nghề

là có thể có một chỗ làm việc ổn định suốt đời Việc bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo chuyển nghề ngày càng trở thành phổ biến Bởi vậy, người ta cần

phải học tập suốt đời, và giáo dục được tiến hành cho tất cả mọi người Người

có kiến thức về một lĩnh vực nào đó đạy người chưa biết Có người Ở chỗ này

là thầy, nhưng ở chỗ khác lại là người học Ví dụ có nhiều giáo sư vẫn đi học ngoại ngữ, có tiến sỹ ở ngành giáo dục vẫn đi học đại học luật V.V

- Thứ hai, ở bất kỳ xã hội nào, kể cả xã hội theo cơ chế thị trường,

giáo dục không chỉ nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng mà còn nhằm hình

thành thái độ (phẩm chất nhân cách) cho người học Nhất là trong cơ chế thị

trường, nơi mà những khát vọng lợi ích cá nhân dể bị đẩy lên đến mức cực đoan, lại càng cần có những giá trị đạo đức làm nền tảng để điều chỉnh hành Vi

- Thứ ba, bất cứ một nền giáo dục nào cũng có hai nhân vật chính:

Người dạy (người truyền đạt kinh nghiệm) và người học (người tiếp thu kinh

nghiệm) Giáo dục hiện đại lấy người học làm trung tâm là đúng đắn, nhưng

điều này không có nghĩa là vai trò người thây bị hạ thấp Sự quan tâm đầu tư

cho người thầy là một hướng chiến lược không thể đối khác nhằm đảm bảo

cho chất lượng và hiệu quả giáo dục

- Thứ tư, các loại hình giáo dục ngày càng được tổ chức một cách linh

hoạt và được đa dạng, sự phân công giữa các tổ chức xã hội trong hoạt động giáo dục cũng như trong nội bộ ngành giáo dục cũng đang ngày càng cơ động

1 2 Khái niệm phát triển

Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến

phức tạp, theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời Đối với sự phát triển , nét đặc trưng là bình thức xốy trơn ốc Mọi quá trình phát triển riêng rẽ đều có

sự khởi đâu và sự kết thúc Trong khuynh hướng, ngay từ đầu đã chứa đựng

sự kết thúc của phát triển , còn việc hoàn thành một chu kỳ phát triển lại đặt

cơ sở cho một chu kỳ mới, trong đó không thể tránh khỏi lặp lại một số đặc điểm của chu kỳ đầu tiên Phát triển là một quá trình nội tại : Bước chuyền từ

thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chưá đựng dưới dạng tiểm tàng

Trang 10

những khuynh hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển

Đồng thời, chỉ ở một mức phát triển khá cao thì những mắm mống của cái cao chứa đựng trong cái thấp mới bộc lộ ra và lần đầu tiên mới trở nên dễ

hiểu (1)

Nói một cách khái quát, phát triển là sự vận động đi lên của mọi sự

vật và hiện tượng tuân theo những quy luật nội tại, khách quan của chúng

Trong lĩnh vực xã hội , sự phát triển bao giờ cũng gắn liên với sự tiến bộ Đối lập với sự phát triển là sự lạc hậu, sự suy thoái Ngày nay, phát triển

xã hội không chỉ được hiểu với nghĩa tăng trưởng kinh tế Có thể có nước có sự tăng trưởng kinh tế mà không có sự phát triển Điều này xảy ra khi tăng thu nhập trên đầu người không diễn ra cùng với sự phát triển văn hố, giáo dục, y tế, cơng bằng xã hội , ổn định xã hội và sự trong lành về môi trường

sống Sự phát triển phải thông qua sự thay đổi của các nhân tố thuộc về bản chất bên trong của bản thân nên kinh tế -xã hội

1.3 Khái niệm chiến lược và chiến lược giáo dục

Khái niệm chiến lược vốn là khái niệm thuộc lĩnh vực quân sự, sau đó

mới được vận dụng sang các lĩnh vực khác

Trong việc tổ chức các hoạt động thuộc lĩnh vực này hoặc lĩnh vực

khác, nhằm đạt được được những mục tiêu đã đề ra trong điều kiện nhân, tài, vật lực hiện hữu, người chỉ đạo phải lựa chọn cách thực hiện Cách đạt tới mục tiêu trong điều kiện nguồn lực nhất định, thường được gọi là “ chiến lược “ Điều này thường được thể hiện rõ rệt trong chiến tranh, khi mà với

những điều kiện, phương tiện bao giờ cũng hạn chế, người ta luôn phải tìm mọi cách để chiến thắng đối phương

Từ điển Webstern định nghĩa chiến lược là “khoa học và nghệ thuật sử dụng sức mạnh chính trị, kinh tế , tâm lý và quân sự của một quốc gia hoặc nhóm quốc gia để tạo nên sự hỗ trợ tối đa cho những chính sách đã được quyết định về chiến tranh hoặc hoà bình” Nói một cách rộng hơn thì '“ chiến lược là nghệ thuật sáng tạo ra và sử dụng các kế hoạch hoặc mưu kế nhằm

thực hiện một mục tiêu ( Webstern Collegrate Dictionary, 1985)

Khi được sử dụng để giải quyết các bài toán có liên quan đến các hệ

thống lớn, phức tạp, thuật ngữ “chiến lược “'; theo phương pháp phân tích hệ thống, được định nghĩa cụ thể hơn Theo đó, việc chỉ đạo và quản lý các hệ thống lớn phải được thực hiện theo các cấp từ bao quát toàn hệ thống tới

từng tiểu hệ thuộc hệ thống

(1) Theo “ Từ điển triết học - Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va, 1986, Tr 433”

Trang 11

Đối với những hệ thống xã hội lớn như hệ thống giáo dục, để chỉ đạo

và quản lý, người ta thường sử dụng các công cụ sau: - Cương lĩnh hay đường lối

- Chiến lược

- Kế hoạch hành động chung (General Action Plan); còn được gọi là

quy hoạch (Master Plan) để tránh nhầm lẫn với các kế hoạch ngắn hạn, hàng

năm hoặc trung hạn;

- Chương trình hành động (Action programine) - Du an hanh dong (Project)

Cương lĩnh, đường lối là công cụ chỉ đạo ở mức cao nhất, tổng hợp và

khái quát nhất, trong đó nêu được mục tiêu tổng hợp của toàn bộ hệ thống,

các định hướng lớn để thực hiện mục tiêu, xác định được tiểm năng nguồn lực có thể huy động vào việc thực hiện mục tiêu Yêu cầu cao nhất đối với

đường lối là tính hợp lý, nhất quán và phù hợp với đường lối thuộc cấp hệ thống cao hơn

Chiến lược là sự cụ thể hoá đường lối ở mức độ toàn hệ thống, trong đó cần phải xem xét kỹ quan hệ giữa các mục tiêu trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định Trên cơ sở của việc xem xét này, chiến lược sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên, xác định các mục tiêu khả thi trong từng giai đoạn, định hướng các hoạt động chủ đạo và các bước ởi thích hợp, phân bố nguồn lực và các điều kiện thực hiện quan trọng nhất cho các

hoạt động chính Yêu cầu cơ bản đối với chiến lược là tính khả thi Chiến

lược không thể chỉ dừng ở việc nêu những việc cẩn làm mà phải chỉ ra cách

làm như thế nào, với nguồn lực nào Mục tiêu chiến lược không thể nêu một

cách chỉ tiết nhưng phải đạt được mức cụ thể có thể quan sát được, hoặc có thể đo đạc được ở mức độ nhất định Có như vậy thì mới có thể đánh giá

được hiệu quả chiến lược sau khi đã thực hiện và có sự điều chỉnh để nâng

cao hiệu quả

Kế hoạch hành động chung boặc quy hoạch hành động là sự cụ thể

hoá chiến lược ở mức độ toàn hệ thống Kế hoạch phải xem xét sự cân đối giữa các mục tiêu và nguồn lực, sự đồng bộ giữa các hành động khác nhau, phải xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và nguồn lực cho các chương trình và dự án hành động lớn trong những phạm vi không gian và thời gian nhất

định Yêu cầu cơ bản đối với Kế hoạch hành động chung là phải sử dụng tối

Trang 12

Chương trình hành động là sự cụ thể hoá việc thực hiện một hoặc

nhiều mục tiêu hành động có liên quan với nhau, trong một phạm vi không gian, thời gian và điêu kiện nguồn lực nhất định Ngoài yêu cầu phải sử dụng

tối ưu nguồn lực, chương trình hành động phải đảm bảo sự phối hợp chặt chế,

hợp lý giữa những người và những cơ quan tham gia thực hiện chương trình

Dự án hành động là công cụ chỉ đạo hành động ở mức cụ thể và chỉ

tiết, do vậy nó là một bộ phận của chương trình hành động hoặc kế hoạch hành động Dự án phải có mục tiêu cụ thể, đủ chỉ tiết, nguồn lực rõ ràng, biện pháp , bước đi được xác định đầy đủ, chính xác, hiệu quả sử dụng nguồn lực phải cao

Hệ thống giáo dục của một quốc gia là một hệ thống lớn Để đạt tới

hiệu quả cao của việc chỉ đạo và quản lý hệ thống giáo dục đời hỏi phải có các công cụ như đã nêu trên, trong đó cần phải xây dựng được một chiến lược

phát triển giáo duc kha thi

Chiến lược phát triển giáo dục là bản thiết kế sự phát triển của nên

giáo dục với tư cách là một hệ thống, được đặt trong một môi trường rộng lớn

là toàn bộ phân còn lại của xã hội, trong một thời gian dài (có thể khoảng 10-20 năm) Chiến lược phát triển giáo dục xuất phát từ thực trạng kinh tế -xã

hội, thực trạng giáo dục hiện tại, phân tích thực trạng này, đồng thời phải xem xét yêu cầu của kinh tế -xã hội , của nền giáo dục trơng tương lai, từ đó lựa chọn những biện pháp thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu chiến

lược đã xác định cuả toàn hệ thống Ngoài ra, chiến lược phát triển giáo dục

còn phải chỉ ra con đường vận động của các tiểu hệ thuộc hệ thống giáo dục

nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể hơn (những mục tiêu của các cấp, bậc

học, của giáo dục một địa phương ) Vì giáo dục là một hoạt động diễn ra

tương đối đài hạn nên trong xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, cùng với việc chú trọng đến thực tại, cần phải xem xét những gì liên quan khá lâu dài đến quá khứ và tương lai

1 4 Khái niệm quan điểm

Quan điểm theo nghĩa từ, có thể hiểu là chỗ đứng để quan sát, tìm hiểu sự vật, từ đó tìm ra cách giải quyết vấn đề đặt ra

Một sự vật, với tư cách là một thực thể, một hệ thống độc lập, bao giờ cũng được xem xét thông qua những mối quan hệ bên trong của chính bản

thân nớ; đồng thời phải đặt sự vật trong môi trường rộng lớn hơn, trong mối quan hệ của nó với những sự vật khác có liên quan Nêu ra những quan điểm, nghĩa là phải nêu ra những cách xem xét, đánh giá các mỗi quan hệ giữa đối tượng với những yếu tố bên trong và bên ngoài có thể chỉ phối con đường vận

Trang 13

động của đối tượng, với mong muốn những quan điểm đó có thể làm chỗ dựa

cho việc đi tìm những cách tác động lên đối tượng một cách hợp quy luật và theo dối đánh giá cách tác động đã được thiết kế, bảo đảm cho sự vận động

không Äi chệch ra ngoài hành lang cho pháp để đi đến mục tiêu đã chọn,

đẳng thời đảm bảo sự phối hợp, tính đồng bộ giữa các quá trình vận động khác nhau của hệ thống

Xét về bản chất, quan điểm là nhận thức chủ quan về tính quy luật của sự vật để từ đó tìm cách tác động lên sự vật một cách hợp quy luật nhằm đạt

mục dich với hiệu quả cao

Hiện nay, chúng ta thường dùng tập hợp từ “quan điểm chỉ đạo” “Chỉ đạo” nằm trong phạm trù quản lý, phản ánh đòi hỏi về một sự hướng dẫn chỉ

đường cụ thể theo một đường lối, chủ trương nhất định Khái mệm quan điểm

chỉ đạo bao hàm ý nghĩa hướng dẫn, chỉ phối, điều tiết các hoạt động cụ thể Trong chiến lược giáo dục, quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục có

nhiệm vụ tạo ra một cái nhìn xuyên suốt, bao trùm, từ trạng thái ban đầu

(điểm xuất phát) đến trạng thái mong muốn (mục tiêu cần đạt), bảo đảm cho nền giáo dục vận hành đúng theo hành lang đã định thông qua việc hướng dẫn, chỉ phối, điều tiết các hoạt động của nó Có thể hình dung vị trí, vai trò của quan điểm trong chiến lược phát triển giáo dục theo sơ đồ sau : ©

& —hị Trạng thái ban đầu Trạng thái mong muốn ©

a (Điểm xuất phát) (Mục tiêu) 5 gs | S SG» - 3 Bién phap Quan diém

Sơ để 1: Vị trí, vai trò của quan điểm trong chiến lược phát triển giáo dục

Trang 15

Từ sơ đồ 2„ có thể thấy rằng quan điểm phải tạo được cái nhìn xuyên

suốt theo thời gian, bao quát được cả các vấn đề truyền thống, các vấn để hiện đại và phải được điều chỉnh một cách thích hợp theo sự vận động của

thực tiễn, kể cả thực tiễn kinh tế -xã hội và thực tiễn giáo dục

2 CÁCH TIẾP CẬN XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO

DỤC

Giáo dục là một hệ thống độc lập, có cấu trúc và cơ chế vận động nội

tại riêng của nó Đồng thời nếu đặt giáo dục trong một rnôi trường rộng lớn thì nó lại là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống kinh tế -xã hội Như vậy,

đề có thể xác định được một cách đúng đắn các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục- các quan điểm thực sự có thể làm kim chỉ nam cho sự phát triển

của nên giáo dục phù hợp với toàn thể hệ thống xã hội và phù hợp với sự vận động nội tại của hệ thống giáo dục, thì không thể không nghiên cứu các mối quan hệ bên ngoài cũng như bên trong của hệ thống giáo dục

Mối quan hệ bên ngoài của hệ thống giáo dục là mối quan hệ của giáo dục với các lĩnh vực kinh tế -xã hội như kinh tế , chính trị, văn hố, khoa học- cơng nghệ

Khi nghiên cứu các mối quan hệ này, cần làm sáng tỏ những đặc điểm

chung trên cơ sở phân tích thực tiễn nước ta hiện nay, từ đó đề xuất những

quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh

tế -xã hội ©

Mối quan hệ bên trong của hệ thống giáo dục là những mối quan hệ

liên quan đến truyền thống giáo dục, đến phương thức tổ chức và vận hành của nền giáo dục hiện đại (bao hàm các yếu tố cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục, giáo viên , học sinh , sinh

viên V.V )

Cách tiếp cận xây dựng quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục thông

qua việc xem xét các mối quan hệ có tính quy luật bên ngoài và bên trong

của hệ thống giáo dục nêu trên là cách tiếp cận tương đối toàn điện, từ đó có

ˆ thể xây dựng được các quan điểm chỉ đạo đáp ứng được yêu cầu của một chiến lược giáo dục nhằm phát triển nhân cách, phát triển kinh tế -xã hội

Trang 16

Kinh tế - xã hội Giáo dục 4 * Các yếu tế bên ngoài *Các yếu tố bên trong - Truyền thống giáo dục - Chính trị - Phương thức tổ chức , hoạt - Kinh tế - Văn hoá

động và điều kiện GD (cơ cấu,

cơ chế, nội dung,

Trang 17

CHUONG HAI

TONG QUAN VE QUAN DIEM PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Trong khuôn khổ có hạn của đề tài, nhằm tham khảo để rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực, chúng tôi chỉ chọn giới thiệu quan điểm chỉ

đạo phát triển giáo dục của một số nước gần gũi với nước ta và một số nước

có nên giáo dục phát triển Đó là :

- Một số nước ASEAN (Thái Lan, Ind6néxia, Phi lippin,)

~ Một số nước Đông Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc)

- Một số nước Âu, Mỹ (Pháp, Hoa Kỳ) 1 MỘT SỐ NƯỚC ASEAN _

1.1 Thái Lan

1.1.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Thái Lan nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á với diện tích

513.115 km2 Thái Lan được chia thành 4 khu vực địa lý: Miễn núi phiá Bắc;

đồng bằng mầu mỡ miền Trung là vựa lúa của đất nước, miền cao nguyên vùng.Đông Bắc; khu vực đồi núi phiá Nam giàu tài nguyên thiên nhiên va

những cánh rừng nguyên sinh

Dân số Thái Lan xấp xỉ 58,6 triệu người, tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm vào khoảng 1,3% Ngoài người Thái, người Hoa chiếm đa số, kế đến là người Mã Lai, người Khơ me, người Lào và người Việt Ngoài ra còn có một

số dân tộc thiểu số ở vùng núi như HMông, Môn

Ngôn ngữ chính của Thái Lan là tiếng Thái Ngoài ra tiếng Hoa và

tiếng Mã Lai cũng được sử dụng nhiều

Tiếng Anh được dùng phổ biến trong hệ thống hành chính, trường đại

học và ở các thành phố lớn

Đạo Phật là quốc giáo của Thái Lan Gần 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật Ngoài ra khoảng 4% dân số theo đạo Hỏi, 1% theo đạo Thiên chúa

Trang 18

Về chính trị: Thái Lan thực hiện chế độ quân chủ lập hiến

Quốc hội gồm một Hạ nghị viện do dân bầu và một Thượng nghị viện được bổ nhiệm Đứng đầu Nhà nước Thái Lan là Vua Đứng đầu Chính phủ

là Thủ tướng -

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 1996 là 454 tỷ USD; tỷ lệ tăng

trưởng GDP năm 1996 là 8,5%; xuất khẩu năm 1996 là 56,9 tỷ USD, thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 1996 14 2680 USD

Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Hai ngành dịch vụ

và công nghiệp chế tạo là hai mũi nhọn của nền kinh tế Thái Lan Khoảng 60% luc luong lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp nhưng thu nhập từ nông nghiệp chỉ chiếm 5% GDP

1.1 2 Một số nét về quan điểm phát triển giáo đục

Chính phủ Thái Lan xác định rằng giáo dục phải phát triển sự hiểu biết

và nhận thức sâu sắc về hình thức dân chủ của chính thể với đức vua là người đứng đầu Nhà nước, phải là sự khắc sâu các giá trị dao dite va tinh thần xây

dựng trên những nguyên tắc tôn giáo, phải duy trì sự đoàn kết dân tộc Thái, phải làm tồn tại mãi mãi tất cả những di sản quý báu của văn hoá và dân tộc

Thái, phải phát triển tinh thần công dân chính trực, có trách nhiệm và yêu nước, cũng như lòng trung thành đối với vương quyển

Theo quan điểm phát triển giáo dục của Chính phủ Thái Lan, giáo dục

là một quá trình suốt đời nhằm bồi dưỡng sinh kế cho mỗi người và cải thiện

đơì sống xã hội của mỗi người Mục tiêu chủ yếu là thông qua quá trình giáo

duc để đuy trì sự an toàn, an ninh và trên hết, sự hạnh phúc trong xã hội

Thái Các mục đích giáo dục của Thái Lan mang đậm tính quan điểm như sau:

1) Phát triển trong mỗi cá nhân ý thức về nghĩa vụ đối với bản thân và

đối với những người khác, sự tôn trọng đối với các quyền của chính mình và quyền của những người khác, giáo dục kỷ luật tự giác, làm thấm nhuần tập ` quán tôn trọng pháp luật và niềm tin tôn giáo, các nguyên tắc đạo đức

- 2) Phát triển sự liên kết vai trò của công dân trong một xã hội dân chủ;

nâng cao niềm hứng khởi và nhiệt tình tham gia việc quản lý đân chủ với Đức Vua là người đứng đầu Nhà nước

3) Thức tỉnh tinh thần công dân và ý thức đối với dân tộc mình, địa phương mình, gia đình mình và cá nhân mình

Trang 19

4) Phát triển nhận thức về sự đoàn kết quốc gia và ý thức trách nhiệm đối việc đảm bảo an ninh quốc gia

5) Khác sâu tình yêu đối với sự bình đẳng, danh dự và công lý 6) Phát triển nhân cách, có tâm hồn cao quý và có sức khoẻ

7) Thấm nhuần thói quen về sự chuyên cần và chu đáo

Ở Thái Lan giáo dục mầm nơn do địa phương và khu vực tư nhân tổ

chức và quản lý Đối với cấp học này, Nhà nước chỉ tổ chức các cơ sở nhằm mục đích thực nghiệm và nghiên cứu Nhà nước cho phép các trường đại học có những tự do và quyền tự trị nhất định trong quản lý chuyên môn và quản lý nội bộ nhưng không được vi phạm các quy định, quy tắc và chính sách Nhà nước Nhà nước chịu trách nhiệm đào tạo giáo viên Trong đào tạo nghề, Thái Lan tập trung chủ yếu vào các nghề nông và nông- công nghiệp

1 2 Inđônexia

1.2.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Inđônêxia là một đất nước quần đảo lớn nhất thế giới, bao gồm 5 đảo lớn và khoảng 30 nhớm đảo nhỏ với tổng số 17.508 đảo Quần đảo Inđônêxia

được chia làm 3 nhóm đảo chính: Nhóm đảo Giava, nhóm đảo Xumatora và

- Calimantan

„ Inđônêxia là nước có số dân đông thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc,

Ân Độ và Hoa Kỳ Theo kết quả điều tra dân số năm 1990, dân số Inđônêxia

là 179,3 triệu người Inđônêxia có tỷ lệ người trẻ tuổi cao (40% dân số dưới tuổi 20) Dân số phân bố không đều: Đảo Giava/Madra chiếm gần 7% điện

tích đất đai nhưng chiếm 70% dân số của cả nước, còn đảo Calimantan và Trian Gia ia diện tích chiếm 50%, nhưng dân số chỉ có 5%

Inđônêxia có gần 538 ngôn ngữ và thế ngữ được sử dụng Ngôn ngữ quốc gia là Bahaxa có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai, nhiều từ ngữ được rút ra từ

tiếng Hà Lan, Trung Quốc, Xancorit, Arập, Bồ Đào Nha

Inđônêxia là quốc gia có nhiều dân tộc và theo nhiều tín ngưỡng khác nhau, bởi vậy khẩu hiệu hành động cuả nước Cộng hồ Iđơnêxia là : “Thống nhất sự đa dạng” Đại bộ phận dân số Inđônêxia theo đạo Hồi Tuy nhiên đạo

Phật cũng thịnh hành Inđônêxia là nước có chùa lớn nhất thế giới : Chùa Bô

Trang 20

Về hình tế : Tổng sản phẩm nội địa năm 1996 là 724 tỷ USD; tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 1996 là 7,8%; xuất khẩu năm 1996 là 49,8 tỷ USD và nhập khẩu là 47,7 tỷ USD Thu nhập bình quân đầu người năm 1996 là

940 USD ,

Tuy tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng Inđônêxia không phải là nước giàu Nền kinh tế phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp và dầu mỏ

1.2.2 Một số nét về quan điểm phát triển giáo đục

Ngay từ năm 1945, sau khi giành được độc lập, Chính phủ Inđônêxia đã chú trọng đến phát triển giáo dục nhằm nâng cao trí lực dân tộc Điều này

đã được quy định trong Hiến pháp 1945, và sau đó là trong Luật số 4 năm 1950 về các nguyên tắc cơ bản của giáo dục và dạy học trong nhà trường , Luật số 22 năm 1961 về giáo dục đại học , Luật số 14 năm 1965 về các cơ sở của hệ thống giáo dục quốc đân

Chính phủ Inđônêx1a xác định nên giáo dục quốc dân có mục đích phát triển trí lực của dân tộc và phát triển con người Inđơnêxia hồn chỉnh, tức là

con người có niềm tin và hiến thân cho Đức Chúa Trời độc tôn, có đạo đức

cao thượng, có tri thức và kỹ năng, có sức khoẻ thể chất và tỉnh thần, có nhân

cách độc lập, có ý thức trách nhiệm quốc gia và xã hội

Để thực hiện mục đích này, Nhà nước Inđônêxia đã đưa ra các quan điểm phát triển giáo dục như sau:

1) Giáo dục là đành cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt nào

về nam nữ, tôn giáo, bộ tộc, chủng tộc, điạ vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế

Mợi công dân có quyền tham gia giáo dục và được giáo dục để có tri thức, ` năng lực và kỹ năng ít nhất ngang bằng với tri thức, năng lực và kỹ năng của

người tốt nghiệp bậc học sơ cấp

2) Thực hiện đa dạng hoá các loại hình giáo dục bao gồm giáo dục

trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường

3) Thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực cho giáo dục, trong đó các

nguồn chủ yếu là Chính phủ, xã hội và gia đình Chính phủ Inđônêxia cũng

thực hiện quan điểm người học phải đóng học phí (trừ những đối tượng được miễn theo quy định của Nhà nước)

4) Chương trình giáo dục mang tính quốc gia và được phép điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu địa phương và các đặc điểm của từng

đơn vị giáo dục Nội dung của chương trình giáo dục của mọi loại hình, mọi con đường và bậc giáo dục đều phải bao gồm :

Trang 21

a) Giáo dục dân tộc b) Giáo dục tôn giáo

c) Giáo dục công dân

5) Phát triển giáo dục phải gắn với kinh tế -xã hội Quan điểm này thể

hiện ở điều 37 của Luật về hệ thống giáo dục quốc dân :” Chương trình giáo

dục phải phù hợp với nhu cầu phát triển quốc gia, với tiến bộ khoa học kỹ

thuật “

6) Quan điểm về sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và gia đình thể hiện ở điều 33 ““ Việc cung cấp và sử dụng các nguồn lực

giáo dục sẽ do Chính phủ, xã hội và gia đình học sinh đảm nhận” và ở điều 48 : Xã hội tham gia xây dựng chính sách giáo dục thông qua Hội đồng cố

vấn giáo đục quốc dân mà thành viên của Hội động này là những nhân vật có tiếng tăm trong xã hội

1 3 Phíilippin ˆ

1.3.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Philippin là một đất nước quần đảo với diện tích 300.000 km2, bao gồm 7107 đảo lớn nhỏ Trong đó chỉ có khoảng hơn 3000 đảo có tên và 2000 đảo có dân cư sinh sống Philippin có 14 vùng, 73 tỉnh và 60 thành phố

Người Philppin tuy đại bộ phận có nguồn gốc từ người Malaixia, Inđônexia, nhưng là kết quả của sự giao tiếp lâu đời với nhiều dân tộc khác ở

Châu Á và gần 4 thế kỷ dưới ách thực dân Tây Ban Nha và gần 1 thế kỷ ảnh

hưởng của Mỹ Phi lippin có hơn 100 đân tộc khác nhan, trong đó người Pi

nơi chiếm đa số ,

Theo thống kê gần đây, dân số Philippm là 60,5 triệu người Trong đó

42% dân số dưới 15 tuổi Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 2,3% 13% đân số

sống ở thủ đô Malina

Philippin có 87 ngôn ngữ và các thổ ngữ khác, chủ yếu có nguồn gốc từ tiếng Malai Tiếng Philippm là ngôn ngữ chính thức Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và Philippin là nước sử dụng tiếng Anh rộng rãi thứ ba trên thế

giới Tiếng Tây Ban Nha cũng được sử dụng nhiều

Philippin bị thực đân Tây Ban Nha thống trị từ thế kỷ 16 và Mỹ từ đầu

thế kỷ 20, bởi vậy là nước có số người theo đạo Thiên chúa nhiều nhất trong

Trang 22

Về linh tế - Tổng sân phẩm nội địa của Philippimm năm 1996 là 199 ty

đô la Mỹ; tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 1996 là 5,9%; xuất khẩu là 20,5 tỷ đô la Mỹ (1996); nhập khẩu (1996) là 24,7 tỷ USD, thu nhập bình quân theo đầu người năm 1996 là 1130 USD; nền kinh tế của Philippim vẫn còn tương đối

lạc hậu với 1/2 dân số tham gia sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp tao ra

1/3 GDP Céng nghiép ché tao chiém 1/2 GDP

1.3.2 Một số nét về quan điểm phát triển giáo dục

Nên gido duc cha Philippin trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác

nhau, bắt đầu từ thời kỳ tiền Tây Ban Nha và thời kỳ Tây Ban Nha- giáo dục lúc đó chỉ dành cho tầng lớp quý tộc Chỉ đến thời kỳ đô hộ của Đế quốc Mỹ và các thời kỳ tiếp theo, đặc biệt là sau khi hệ thống các trường công lập được thành lập, hệ thống giáo dục của Philippin mới trở thành bộ phận được tổ chức tốt trên phạm vi toàn quốc, phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân

dân `

Sau một thời kỳ giáo dục của Philppin phụ thuộc vào nước ngoài, đặc

biệt là Mỹ (đã có 765 giáo viên người Mỹ được tuyển dụng), dân dân hệ

thống giáo dục cũng được Philppin hoá Các giáo viên người Philippin tiếp nhận chính công tác giảng dạy Quan điểm giáo dục lúc này là tập trung đào tạo thanh thiếu niên có tỉnh thần yêu nước, từ bỏ nền giáo dục dành cho một nhóm người quý tộc

Mục tiêu giáo dục được đặt ra là :

1) Trang bị cho mỗi người dân một nền học vấn phổ thông rộng rãi để

họ có thể :

- Phát huy được tiểm năng của con người

- Hoàn thiện và nâng cao khả năng đóng góp cho xã hội - Có được một nền học vấn cơ bản

2) Đào tạo nhân lực cho đất nước ở trình độ kỹ năng bậc trung cần cho sự phát triển quốc gia

3) Phát triển ngành nghề và trang bị cho các cấp lãnh đạo những kiến

thức tiên tiến nhằm hoàn thiện cuộc sống con người

4) Đáp ứng một cách có hiệu quả nhu cầu thay đổi thường xuyên thông qua hệ thống kế hoạch hoá và đánh giá giáo dục

Trang 23

"Trong giai đoạn 1987-1992, Chính phủ Philppin đã soạn thảo một kế hoạch phát triển giáo đục Trong bản kế hoạch này, Chính phủ Philippin đã

đề ra quan điểm phát triển giáo dục là : Mục tiêu giáo dục và phát triển nhân lực là đảm bảo cho mỗi công dân phát triển một cách toàn diện các tiềm năng

của mình trong cuộc sống và sản xuất Điều này đảm bảo cho mỗi công dân đóng góp một cách có hiệu quả vào việc hoàn thiện gia đình, cộng đồng và xã hội Nhằm thực hiện quan điểm này, nhà trường phải hợp tác chặt chế với các ngành khác để tăng cường lợi ích cho cộng đông nói chung và cho từng

cá nhân nói riêng

Trong giai đoạn này, chính phủ Philippin đã đề ra các mục tiêu cụ thể

của giáo dục như sau:

1) Nâng cao chất lượng và tính thích ứng của giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học đối với nhu cầu phát triển quốc gia

2) Mở rộng cho tất cả các nhóm người bị thiệt thời đến với tất cả các lĩnh vực giáo dục

3).Tăng cường hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai 4) Tăng cường đào tạo nhân lực có trình độ bậc trung và bậc cao phục

vụ nhu cầu phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững, đồng thời cải thiện

công tác bố trí việc làm

5) Giữ gìn và phát huy các giá trị và bản sắc dân tộc

6) Nâng cao trình độ nhận thức, mối quan tâm và sự tham gia vào các

hoạt động thể dục thể thao, văn hoá -nghệ thuật

7) Giữ gìn hệ thống giáo dục thực sự theo kiểu Philippin

Trên cơ sở các quan điểm và mục tiêu giáo dục như trên, Chính phủ Philippm đã xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển giáo dục như sau:

1) Dam bảo cho mọi người có cơ hội tiếp nhận giáo đục và đào tạo như nhau

Trang 24

3) Thực hiện chương trình giáo dục cho tất cả mọi người để hỗ trợ phổ

cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ và giáo dục thường xuyên

4) Thực hiện một cách triệt để chương trình phát triển giáo dục trung học phổ thông

5) Tăng cường hỗ trợ tài chính cho các trường tư thục (cả ở bậc trung

học phổ thông lẫn bậc đại học ) thông.qua việc sửa đổi lại các qui định, chính

sách

6) Tăng cường các hoạt động khoa học và công nghệ 7) Tăng cường giáo dục giá trị

Đối với giáo dục chính quy, ưu tiên trước hết là dành cho việc hoàn chỉnh giáo dục tiểu học và giáo dục trung học, cho nên nguồn lực sẽ được ưu tiên phân bố cho giáo dục cơ sở Ngoài ra, tiếp tục tập trung vào các chính

sách sau:

a) Lập kế hoạch tuyển sinh, lưu ban và lên lớp của học sinh

b) Đảm bảo bình đẳng trong phân bổ nguồn lực dựa trên nhu cầu của

từng vùng

c) Sử dụng một cách có hiệu quả và phát triển đội ngũ giáo viên

đ) Điều hoà hợp lý mối quan hệ giữa trường công và trường tư

e) Nang cao năng lực quản lý ở tất cả các cấp bậc học

2 MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á

2.1 Nhật Bản:

2.1.1 Đặc điểm về kinh tế -xã hội

Nhật Bản là một nước ở khu vực Đông Bắc Á nổi lên từ đống tro tần của chiến tranh thế giới 2, ngày nay trở thành một cường quốc kinh tế thế

giới, một nước công nghiệp phát triển cao trong lòng một xã hội Châu Á giàu

lịch sử truyền thống nhưng nghèo về tài nguyên thiên nhiên

Từ năm 1868 khi Minh Trị lên ngơi Thiên Hồng lúc 25 tuổi, nước Nhật bước vào một giai đoạn phát triển mới với khẩu hiệu “văn minh và khai

Trang 25

hoá”, hiện đại hoá nước Nhật theo con đường tư bản chủ nghiã làm cho dan giàn, nước mạnh, chủ trương mở cửa, học tập tư bản Âu, Mỹ Những phôi thai của xã hội tư bản công nghiệp đã bước đầu hình thành trong lòng xã hội quân chủ chuyên chế chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Thần đạo, Nho giáo

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nước Nhật trở thành kẻ bại trận, phụ thuộc vào Mỹ Ở giai đoạn này, Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực kinh tế -

thương mại Cả nước Nhật trở thành một công xưởng khổng lồ với khẩu hiệu

“Tinh thần Nhật Bản- công nghệ phương Tây” Chú trọng ứng dụng công nghệ và các phát minh, sáng chế nước ngoài

Bước sang thập kỷ 90, với tiềm lực lớn về kinh tế -tài chính Nhật Bản

chú trọng đầu tư phát triển chất xám, nâng cao trình độ khoa học -công nghệ

trong nước Do đó nền giáo dục cũng buộc phải có những bước phát triển

mới thích ứng

2.1.2 Một số nét về quan điểm phát triển giáo dục

Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của lịch sử, các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục được đề ra thích ứng với tình hình kinh tế -xã hội và chiến

lược phát triển quốc gia

Ở thời Minh Trị, nước Nhật đã thành lập Bộ Giáo dục (1872) và công

bố đạo luật về giáo dục (trong đó có chủ trương cưỡng bức giáo dục 8 nam)

với các tư tưởng cơ bản sau:

1) Đi học là 1 trong 3 nghĩa vụ chính của toàn dân (đi học, đi lính, đóng thuế)

2) Nhà trường cho mọi người, kiến thức dựa vào Âu, Mỹ 3) Đào tạo cơn người làm giàu cho Tổ quốc, bảo vệ đất nước

4) Xây dựng nhiều trường học, mở rộng giáo dục kỹ thuật - nghề

nghiệp

Tuy còn có nhiều hạn chế (về ý thức hệ quân chủ chuyên chế) và một số quan điểm chưa sát phải điêù chỉnh (như phải điều chỉnh chủ trương cưỡng bức giáo dục 8 năm xuống 4-6 năm ).v.v song những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục thời Minh Trị đã tạo nền móng cho bước phát triển sau

Trang 26

Trong giai đoạn sau 1945 nền giáo dục Nhật Bản phát triển trong quá trình khôi phục kinh tế và đẩy nhanh phát triển cơng nghiệp hố, hiện đại

hoá Những tư tưởng cơ bản phát triển giáo dục trong giai đoạn này là :

- Chú trợng mặt phúc lợi, bình đẳng trong giáo dục

- Giáo dục mầm non là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân

- Giáo đục phục vụ phát triển nguồn nhân lực lao động-kỹ thuật

- Chú trọng tính thích ứng, kiến thức thực tế

Năm 1984 Nhật Bản đã tiến hành cải cách giáo dục lần thứ 3 với

những nguyên tắc cơ bản sau:

1) Tôn trọng hơn nữa nhân cách học sinh

2) Tăng cường kiến thức cơ bản

3) Phát triển óc sáng tạo, tăng cường kỹ năng, kỹ xảo và tình cảm

4) Mở rộng cơ hội để chọn lọc nhân tài

5) Nhân văn hố mơi trường giáo dục

6) Sớm chuyển tiếp qua hệ thống giáo dục thường xuyên 7) Theo kịp xu hướng quốc tế hoá

8) Theo kịp tiến bộ tin học

Tư tưởng và những nguyên tắc cải cách giáo dục nêu trên đã thể hiện rõ ràng sự chuyển biến cơ bản của nước Nhật trong các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục từ chú trọng ứng dụng sang tăng cường kiến thức cơ bản, phát triển nhân cách , chọn lọc nhân tài Những mâu thuẫn và mặt trái của xã hội công nghệ thiếu nhân tính cân được khắc phục bằng những chủ trương nhân văn hố mơi trường giáo dục v.V

Những tư tưởng lớn nhất của cải cách giáo dục Nhật Bản hiện nay dựa

trên những tiền đề sau:

1) Tích cực chuyển nền giáo dục sang hệ thống học tập suốt đời 2) Phát triển các chương trình giáo dục hướng mạnh vào tính cá nhân

Trang 27

3) Lam cho hệ thống giáo dục đáp ứng được những thay đối của thời đại như xu hướng quốc tế hoá và tin học hoá `

4) Xã hội hiện đại được gọi là xã hội thông tin cường độ cao, xã hội

quốc tế hoá

5) Đặc trưng của thời đại là sự biến đổi rất nhanh trong không gian (ở mức toàn cầu) và trong thời gian (giữa các thế hệ kế tiếp)

6) Mỗi công dân đòi hỏi sống một cuộc sống phong phú nhằm phát triển nhân cách của mình hướng vào sự hoàn thiện

7) Mỗi con người Nhật Bản phải góp phần vào cộng đồng quốc tế với tư cách là “người Nhật Bản đang sống trên mặt đất”

Theo GS Trần Thúc Trình, các kinh nghiệm phát triển giáo dục Nhật

Bản tập trung ở Š điểm sau:

1) Giáo dục trong chu trình giáo dục-khoa học -kỹ thuật-sản xuất

2) Sớm đưa văn hố cơng nghệ trong học vấn phổ thông 3) Quản lý-giáo dục bằng các đạo luật

4) Có chính sách chăm lo đến đời sống và trình độ giáo viên 5) Đầu tư cho giáo dục ở mức cần thiết

6) Giữ vững và phát huy truyền thống dân tộc

Có thể nói những quan điểm phát triển giáo dục Nhật Bản thích hợp

với trình độ phát triển xã hội của nước Nhật, trong từng thời kỳ lịch sử và những bài học kinh nghiệm nêu trên có tác dụng rất thiết thực đối với nước ta

trong quá trình nghiên cứu xây dựng các quan điểm phát triển giáo dục của

thời kỳ CNH, HĐH

2.2 Hàn Quốc

2.2.1 Đặc điểm về kinh tế -xã hội

Hàn Quốc là một quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á đã có những bước

Trang 28

sang giai đoạn mới, giai đoạn hậu công nghiệp Nền kính tế Hàn Quốc đã có

những bước chuyển nhanh chóng từ nền kinh tế nông nghiệp (1960) với thu

nhập bình quân đâu người khoản 100 USD sang nền kinh tế công nghiệp

(1970-80) với chiến lược nhập công nghệ và phát triển nguồn nhân lực trong

nước đủ sức tiếp thu, khai thác sử dụng công nghệ Những bước phát triển đó

tạo nền tảng vững chắc để bước sang những năm đâu thập kỷ 90 Hàn Quốc

phát triển mạnh công nghệ cao Hàn Quốc không chỉ mở rộng , bành trướng

ảnh hưởng kinh tế đối với toàn thế giới với các tập đoàn kinh tế hùng mạnh

nhĩ DAEWOO, SAMSUNG, HUNDAY, MISULIN ,v.v mà đã bất đầu

giai đoạn phát triển , xuất khẩu chất xám

Theo “Kế hoạch dài hạn phát triển quốc gia hướng vào thế kỷ 21”;

Hàn Quốc tương lai được coi có 3 đặc điểm nổi bật:

- Một qúốc gia phúc lợi, công bằng, ổn định và dân chủ

- Một xã hội phồn vinh, bình đẳng, cơng nghiệp hố và định hướng

thông tm cao

- Một hệ thống tự do và năng động của một xã hội mở và định hướng quốc tế hoá

2.2.2 Doi héi của giai đoạn phát triển mới đối với giáo dục

Là một nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Khổng giáo, nền giáo dục hiện đại của Hàn Quốc tiếp thu và phát triển những tư tưởng giáo dục tiến bộ của hệ tư tưởng Nho giáo khi phù hợp với xã hội hiện đại Những

đặc trưng của cơn người “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” được nhấn mạnh trong mô

hình nhân cách mới cần được giáo dục, đào tạo Những quan niệm, khái niệm

về phẩm chất con người được chuyển hoá cho thích hợp với yêu cầu của thời đại Trong ba sự nghiệp lớn tồn tại vĩnh hằng cuả con người “ lập công, lập

đức, lập ngôn” thì khái niệm “lập công” được chuyền thành “lập nghiệp”, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ lập thân bằng con đường lập nghiệp

Trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, Hàn Quốc thực hiện chủ

trương gắn phát triển nguồn nhân lực với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

trong từng giai đoạn Trong thời kỳ 60-70 nên kinh tế còn kém phát triển, thu

nhập quốc dân trên đầu người còn thấp (300USD/người), Hàn Quốc chú trọng

công tác phổ cập nghề, đào tạo lao động kỹ thuật phổ thông Đến thời kỳ 70- 80 để đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, chuyển đặc trưng

xã hội từ nông nghiệp sang công nghiệp, công tác đào tạo lao động kỹ thuật

( công nhân kỹ thuật , kỹ thuật viên) được chú trọng phát triển gắn với nhu

cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất-dịch vụ; chú trọng khả năng

Trang 29

hấp thụ công nghệ mới được chuyển giao Bắt đầu từ những năm 90, xã hội

Hàn Quốc chuyển sang giai đoạn phát triển mới: Xã hội hậu cơng nghiệp với

chính sách tồn câu hố khơng chỉ xuất khẩu hàng hoá mà cồn xuất khẩu

công nghệ Do đó, Hàn Quốc chú trọng đào tạo nhân lực kỹ thuật cao cấp (kỹ

thuật viên cao cấp, kỹ sư, cán bộ nghiên cứu ) Tỷ lệ đào tạo kỹ thuật viên trong giai đoạn này cao hơn đào tạo công nhân kỹ thuật

Có thể nói rằng, trong giai đoạn phát triển mới của đới sống xã hội hiện đại, nên giáo dục Hàn Quốc đã phát triển dựa trên những đổi mới căn

bản về triết lý và quan niệm phát triển giáo dục Nếu trong những năm thuộc giai đoạn 60-70 tính toàn diện của mục tiêu đào tạo chưa có điều kiện thực hiện, mà nhấn mạnh yêu cầu thực dụng, đào tạo lớp người thừa hành, tiếp thu công nghệ thì sang giai đoạn mới hiện nay, nền giáo dục hướng tới yêu cầu phát triển cơn người toàn diện “Con người trọn vẹn” với cách hiểu là con

người TỰHỌC, TỰCHỈ ĐẠO, TỰ LỰC CÁCH SINH VÀ TỰ GIÁO DỤC Một trong

những đặc trưng của mẫu người đó là không những có khả năng nhìn thấy trước được tương lai mà còn có khả năng lựa chọn và quyết định tương lai

(cuộc sống; nghề nghiệp ) thích hợp nhất đối với bản thân

2.2.3 Một số quan điểm cơ bản trong chiến lược phát triển giáo dục Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của nên kinh tế -xã hội , Hàn

Quốc đề ra những quan diểm cơ bản trong chiến lược phát triển giáo dục

thích hợp với trình độ phát triển kinh tế -xã hội, với tình hình thế giới và vị

trí của Hàn Quốc trên trường quốc tế Chiến lược giáo dục cuả Hàn Quốc bao

gồm các vấn đề sau:

1) Xác định hình ảnh lý tưởng của thế hệ tương lai người Hàn Quốc: đó là những con người có 3 phẩm chất chính : Tự tin, sáng tạo, có đạo đức Hướng vào mục đích này , nền giáo đục phải tập trung vào việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, xây dựng con người toàn diện, nuôi dưỡng tính sáng tạo và

chuẩn bị cho tương lai

2) Giáo dục Hàn Quốc dé cao ““chất lượng hảo hạng”, xoá bỏ sự kém

cỏi quá đáng và phát triển tiểm năng của từng con người hướng vào tính hoàn thiện

Trang 30

4) Trên cơ sở lý tưởng “phúc lợi cho toàn nhân loại '”, 4 đặc trưng về ý thức hệ được coi là mục tiêu cơ bản nhất mà nền giáo dục Hàn Quốc hướng ` Vào là : a) Tính nhân văn ._ b} Bản sắc dân tộc c) Tính đạo đức d) Tính tiến bộ

5) Những phẩm chất cơ bản của tính công dân là cởi mở, sáng tạo, dân

chủ phải được khêu gợi và đề ra Những giá trị lao động đích thực phải được xác lập sớm -

2 3 Trung Quốc

2.3 1 Đặc điểm về kinh tế -xã hội

Trung Quốc là một nước lớn đông dân ở Châu Á có nhiều đặc điểm

phát triển KT-XH gần gũi và tương đồng với nước ta Mở đầu từ công cuộc cải cách và mở cửa từ năm 1978 sau cách mạng văn hoá, nền kinh tế -xã hội Trung Quốc đã và đang có những bước phát triển mạnh rẽ với nhiều thành

tựu to lớn:

- Nền kinh tế phát triển mạnh ở các vùng duyên hải và các thành phố lớn, sản xuất nông nghiệp ổn định và có bước phát triển mới (thực hiện khoán

sản phẩm) tạo điều kiện tăng nhanh tổng sẵn lượng quốc dân và thu nhập quốc dân trên đầu người (tăng gấp đôi sau 10 năm 80-90), từng bước chuyển

nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu

- Đời sống xã hội có hướng phát triển tốt, những giá trị văn hoá- xã hội

tiến bộ được khôi phục, giới trí thức được tôn trọng và phát huy khả năng trong công cuộc hiện đại hoá, giáo dục có những bước chuyển biến rõ rệt cả

về qui mô và chất lượng đào tạo

Tuy nhiên hiện nay, Trung Quốc vẫn còn có nhiều khó khăn và thách thức gay gắt thể hiện ở các mặt sau đây;

- Về cơ bản, Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển, đời sống nhân dân thấp, đặc biệt ở nông thôn- miền núi còn nhiều khó khăn

Trang 31

- Về giáo dục, số lượng người mù chữ còn lớn (khoảng 200 triệu), cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chất lượng đào tạo ở các bậc học, đặc biệt là đào

tạo nhân lực còn chưa cao

- Xã hội chịu nhiều tác động tiêu cực của chính sách mở cửa và cơ chế thị trường

2-3 2 Các quan điểm phát triển giáo dục

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế -xã hội , Trung Quốc

đã để ra các quan điểm phát triển giáo dục tương ứng, thích hợp làm cơ sở

chỉ đạo tồn điện cơng tác phát triển giáo dục Các quan điểm phát triển giáo đục được thể hiện tập trung trong các văn kiện đại hội hoặc Hội nghị TW Đảng Cộng sản Trung Quốc và các văn bản thể chế hoá của Chính phủ

Trong giai đoạn 1985-1995, sau | thời gian ổn định tình hình và chuẩn bị các điều kiện, tiền đề phát triển mới cho giáo dục, với phương châm “giáo dục phải phục vụ kiến thiết XHCN, kiến thiết XHCN phải dựa vào giáo dục” ngày 27/5/1995 Ban CHTW Đảng cộng sản “Trung Quốc đã có quyết định về

cải cách thể chế giáo dục với những quan điểm cơ bản sau:

1) Trong giai đoạn đầu của CNXH, nhiệm vụ trọng tâm là phát triển

lực lượng sản xuất, do đó, tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá giáo dục là sự đóng góp của nó để phát triển lực lượng sản xuất

2) Sự phát triển giáo dục tất yếu chịu sự câu thúc của nguồn lực kinh tế nghèo nàn của Trung Quốc Như vậy, Trung Quốc phải giải quyết vấn đề “năng suất” “hiệu quả” của nhà trường và phát triển giáo dục theo khả năng

Trung Quốc :

3) Giáo dục cơ sở là yếu tố quyết định trực tiếp tới chất lượng của lực lượng lao động trong nửa đầu thế kỷ 21 Vấn để giáo dục cơ sở của Trung Quốc là nâng cao “chất lượng” (hơn là mở rộng số lượng)

4) Đầu tư kinh phí cao cho giáo dục phải được coi là chính sách quốc gia hàng đầu

5) Phát triển đào tạo nguồn 1 luc gắn với nhu cầu của thị trường Thu kinh phí đóng gớp để có thể đem lại lợi nhuận từ giáo dục kỹ thuật -nghề

nghiệp

Trang 32

7) Bảo đảm sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào việc quản lý giáo duc và xây dựng kinh phí giáo dục

Cải cách thể chế giáo dục được tiến hành đồng thời với quá trình tăng cường quản lý vĩ mô hệ thống giáo dục quốc dân, kiên quyết thực hiện

“ giảm chính phóng quyền”, điều chỉnh kết cấu giáo dục, cải cách một cách tương ứng chế độ nhân sự lao động Các quan điểm cải cách giáo dục phải

tiến hành đồng thời cải cách cả tư tưởng, giáo dục, nội dung và phương pháp

giáo dục không thích hợp với yêu cầu của công cuộc hiện đại hoá Qua cải cách phải làm cho các cấp, bậc học, các loại hình giáo dục đều có thể chủ

động thích ứng với nhu cầu nhiều mặt của phát triển kinh tế -xã hội

Bước vào giai đoạn phát triển mới hướng đến năm 2000 và 2010 Trung

Quốc tiếp tục tiến hành cải cách giáo dục trên cơ sở đánh giá chính xác,

khách quan những thành tựu dã đạt được và những tén tại, yếu kém, thách

thức trong lĩnh vực.giáo dục Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 về phát triển giáo dục

và chương trình phát triển dài hạn cho đến năm 2010 (4/1996) của Uỷ ban

giáo dục Nhà nước đã đề ra các NGUYÊN TẮC CHÍ ĐẠO (có thể hiểu là quan điểm chỉ đạo) sau đây:

1) Chú trọng ưu tiên phát triển giáo dục một cách hiệu quả tương xứng

với tầm quan trọng có tính chiến lược của nó và phôí hợp sự phát triển giáo dục với phát triển kinh tế -xã hội Hay nói một cách khác là phải gắn phát

triển giáo dục với phát triển kinh tế -xã hội

2) Giáo dục phải đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của tương lai theo phương châm (3 định hướng) : “Nhu cầu của công cuộc hiện đại hoá, của thế

giới và của tương la?” Oe :

3) Tiến hành cải tổ sâu sắc cấu trúc giáo dục và đẩy mạnh tốc độ phát triển giáo dục

4) Nâng cao chất lượng giáo dục và tăng cường hiệu suất giáo dục Giải quyết tốt mối quan hệ giữa qui mô, tốc độ phát triển với chất lượng và hiệu suất giáo dục

5 Kiên trì định hướng XHCN và thực hiện triệt để các chính sách giáo dục của Đảng

Những nguyên tắc chỉ đạo trên đây phản ảnh những quan điểm cơ bản

trong đường lối và chính sách, chiến lược phat triển của Trung Quốc trong

giai đoạn tới, kế thừa và tiếp tục phát triển những quan điểm phát triển giáo

Trang 33

dục trong giai đoạn 1985-1995 Những nguyên tác này nhấn mạnh đến vai trò và vị trí của giáo dục trong đời sống kinh tế -xã hội , gắn phát triển giáo dục

với phát triển kinh tế -xã hội và theo định hướng XHCN nhằm khắc phục

những tác động tiêu cực của chính sách mở cửa và cơ chế thị trường Nếu như

trong giai đoạn 85-95 tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá giáo dục là sự đóng góp của nó để phát triển lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế , chưa chú ý

đến các nhu cầu xã hội khác (do không thể thoả mãn nhiều nhu cầu cùng một lúc trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn) thì trong giai đoạn phát

triển tới (1996- 2010) Trung quốc đặt vấn để phát triển toàn diện hơn, chú

trọng cả nhu cầu kinh tế (nguồn nhân lực ) và nhu cầu xã hội (chất lượng giáo dục toàn diện ; giáo dục chính trị tư tưởng)

3 MỘT SỐ NƯỚC ÂU-MỸ

3.1 Pháp

3.1.1 Đặc điểm về kinh tế -xã hội

Nước Pháp có điện tích 547026 km2, 30% là đất trồng trọt, 40% là đổi và cao nguyên thấp, 30% là núi rừng

Nước Pháp có vị trí thuận lợi , là một eo đất lớn ở Tây Âu, một ngã ba

tự nhiên và đo đó là một lò hun đúc các nền văn minh thuộc Đại Tây Dương,

Địa Trung Hải, từ 5 thế kỷ nay là bản lề giữa Cựu và Tân thế giới

Cộng hoà Pháp được chia thành 95 tỉnh ở chính quốc, ngoài ra còn có 4 tinh hải ngoại ngang quyền như vùng ở chính quốc, 3 lãnh thể hải ngoại với quy chế đặc biệt, 2 tập đoàn lãnh thổ với quy chế đặc biệt giữa tỉnh hải ngoại

và lãnh thổ hải ngoại :

Cả nước Pháp có 38.000 xã, thị (gấp 3 lần so với các nước Tây Au) , khoảng 90% số xã, thị có đân số ít hơn 2.000, trong đó 10.000 xã, thị có số

dân khoảng 200 người và không có trường tiểu học

Cả nước phân thành 22 vùng, mỗi vùng gồm một số tỉnh, thực chất đây là các vùng kinh tế Riêng về giáo dục có 37 khu giáo dục, mỗi khu giáo dục

quản lý về giáo dục một số tỉnh Khoảng 100 năm nay, cơ chế quản lý hành

chính không thay đổi với đặc điểm chủ yếu là sự tập trung cao độ Mãi đến

năm 1980 mới mở rộng quyền tự chủ cho một số vùng, tỉnh, thị, địa phương

Nước Pháp có đân số 56.614.493 người (3/1990), 27,4% dưới 20 tuổi, 58,4% giữa 20-64 tuổi, 14,2% từ 65 tuổi trở lên Tháp tuổi dân số Pháp cũng

như hâu hết các nước Châu Âu cho thấy sự già hoá cấu trúc dân cư Sự già

Trang 34

chiếm 28% (năm 1990 là 19%), trong khi đó thì từ năm 2020 sẽ có sự giảm dân số

Về lanh tế : Cộng hoà Pháp là một nước phát triển, cường quốc kinh tế thứ 5 trên thế giới, về xuất khẩu đứng thứ 4 (sau Mỹ, Đức, Nhật)

Các ngành sinh nhiều lãi là công nghiệp thực phẩm, thiết bị quân sự,

công nghiệp hàng không, xe bơi

Các ngành mũi nhọn và công nghiệp tương lai: Công nghiệp điện fử, viễn thông, tin học (chú trọng phần mềm), công nghệ sinh học

Xã hội Pháp là một xã hội tiêu thụ (trong xã hội đó, tiêu thụ là nền

tắng và là đòn bẩy của sự thăng bằng kinh tế ) Công thương nghiệp phát

triển cao nhờ cuộc cách mạng công nghiệp Cuộc cách mạng này còn là tiền đề của xã hội tiêu thụ, thoả mãn nhu cầu ăn mặc cho xã hội

3.1.2 Chiến lược phát triển giáo đực

Hội đồng kinh tế giáo dục tối cao của Pháp đã nêu lên những thử thách lớn lao mà hệ thống giáo dục phải vượt qua, riêng về dân số trong la› động công nghiệp thì “tam giác” trình độ đào tạo phải biến thành ““lục giác”: Năm 1982 Năm 2000 Kỹ sư, kỹ thuật viên s 30% Đốc công, thợ lành nghề 38% 45% Thợ không lành nghề 25%

Đề đạt được số lượng người lao động có đào tạo như trên đến năm :

2.000 phải có 80% số người trong độ tuổi có trình độ tú tài (225.000 tú tài

phổ thông, 180.000 tú tài công nghệ, 45.000 tú tài nghiệp vụ = tổng cộng là :

450.000) -

Trang 35

Dé thúc đẩy sự phát triển giáo dục , Tổng thống Cộng hoà Pháp Pho

răngxoa Mitorăng đã ban hành “ Luật định hướng về giáo dục” (số 89-486

ngày 10/7/1989)

Lmật định hướng về giáo dục này là quyết tâm táo bạo của Cộng hoà Pháp, mong muốn “đào tạo một thế hệ trẻ tốt nhất trong lịch sử của mình” để vừa bù đấp được sự chậm trễ về đào tạo của mình so với nhiều nước phát

triển hiện nay, vừa để chiếm được vị trí hàng đầu trong thế kỷ 21 Lịch sử

giáo dục Pháp đã sang trang, đưa giáo dục công nghệ lên hàng đầu, xem như cái “ tên lao bằng sắt” trong hiện đại hoá đất nước và trong đào tạo một thế hệ kế tiếp

Hệ thống giáo dục của Cộng Hoà Pháp đang gấp rút vươn lên phục vụ

cho sự biến đổi kinh tế -xã hội thế kỷ sau bằng việc thực hiện Luật định

hướng về giáo dục ngày 10/7/1989

Nước Pháp đã xác định cho mình các quan điểm chỉ đạo phát triển

giáo dục như sau:

Giáo dục là ưu tiên hàng đầu của quốc gia

e© Đảm bảo sự bình đẳng cho mợi người về cơ may trong quyền lợi được giáo

dục

e Đảm bảo một nền văn hoá chung và một trình độ chuyên môn được thừa nhận cho tất cả thanh niên

e Giáo dục nằm trong chu trình phát triển kinh tế -xã hội của đất nước,

châu Âu, và thế giới

e© Huy động mọi lực lượng tham gia vào giáo dục

Quản lý giáo dục bằng luật lệ

Mục tiêu chiến lược của giáo dục được xác định là giáo dục phải đào

tạo những con người đáp ứng những yêu câu của xã hội, đó là những con

người: -

e Có khả năng nghề nghiệp, thể hiện sự lành nghề theo nghĩa truyền thống

Trang 36

e Có trình độ văn hóa cần thiết để ứng xử và thích nghỉ với sự biến động của

thế giới và xã hội

e Có hiểu biết về pháp luật và nền dân chủ, về quyển con người;

Từ đó nhằm xây dựng một nước Pháp hùng cường, thống nhất và hữu hiệu bởi những phẩm giá và văn hoá, một nước Pháp mở cửa và hiếu khách, có khả năng đối thoại với các dân tộc và hợp tác với các nước khác

Hệ thống giáo dục của Pháp đưa ra mô hình làm mẫu cho hầu hết các

nước châu Âu bởi đặc trưng của nó và cũng do ảnh hưởng của nhiều hoạt

động quân sự trong chiều đài lịch sử ở Tây Âu của Pháp Mô hình đó đặc

trưng bởi một nền giáo dục tiểu học phố thông từ rất sớm đào tạo người công dân với quyền lời và trách nhiệm rõ ràng là phục vụ nền kinh tế -chính trị của đất nước, bằng một loạt trường trung học có sàng lọc để lựa chọn những người có tài cho bậc đại học Hệ thống giáo dục Pháp đã được cơi là một hệ thống thống nhất, của Nhà nước và Trung ương hoá Tuy nhiên, tính chất

thống nhất và trung ương hoá đang bị thu hep lai do su tham gia ngay cang

tăng của chính quyền địa phương (tỉnh) và việc chi phí cho hoạt động giáo dục Hiện nay ở Pháp, trong 15 triệu học sinh hiện có 12 triệu học ở trường công và 3 triệu học ở trường tư

Do ảnh hưởng của giáo dục Pháp đối với các nước Tây Âu, nên giáo dục Pháp cũng cố vươn lên để giữ một vai trò quan trọng trong khối cộng đồng này

Hệ thống giáo dục cùng kế hoạch đào tạo của Pháp cũng thay đổi luôn để đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội - chính trị của quốc gia Giáo dục là ưu tiên hàng đầu của quốc gia chính vì vai trò và vị trí của nó trong sự phát triển kinh tế -xã hội của quốc gia Quyén duge gido duc duge

đảm bảo cho mợi người để họ có thể phát triển nhân cách, nâng cao mức đào tạo ban dau và liên tục để hoà nhập vào cuộc sống xã hội và nghề nghiệp,

thực hiện quyền công dân Học sinh là trung tâm của hệ thống giáo dục, được đào tạo hiện đại nhằm nắm vững kiến thức và hình thành nhân cách bằng

hoạt động của chính bản thân minh |

3.2 Hoa Kỳ

3.2.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Hoa kỳ là một quốc gia lớn ở Bắc Mỹ Phía bắc Hoa kỳ giáp với Canada, phía nam với Mehico, phía tây là bờ biển Đại Tây Dương và phía đông là Thái Bình Dương Ngoài phần đất lục địa nguyên khối Hoa Kỳ còn

Trang 37

có hai phần lãnh thổ lớn tách rời, đó là vùng đất Alaska ở giữa Canada và

Nga va quan dao Hawai nằm chính giữa Thái Bình Dương

Tổng điện tích đất đai của Hoa Kỳ là 9.666.861 km2 Trên diện tích đất này hiện có khoảng trên 263.437.000 người đang sinh sống (1995) Với

mật độ dân khoảng 27người/km2, Hoa Kỳ thuộc vào loại thưa dân trên thế

giới Tuy nhiên dân cư phân bố không đều trên toàn bộ lãnh thổ vì có tới 75%

dân sống tap trung ở các khu vực đô thị

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hiện nay vào khoảng 0,7%, thấp hơn mức

cần thiết để duy trì lực lượng lao động cần thiết

Dân cư Hoa Kỳ tương đối trẻ, cấu trúc dân cư cho thấy có tới 22Ø dân

số thuộc vào độ tuổi đưới 15 và chỉ có 13% dân số ở độ tuổi 65 trở lên Tuy nhiên xu thế của những năm 70 lại đây cho thấy tỷ lệ dân số dưới l5 tuổi

đang giảm dần và tỷ lệ người già đang tăng nhanh, một phần là do tuổi thọ của đân chúng đã được cải thiện một cách đáng kể Đây mới chỉ là một trong những đấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt lao động chính gốc của nền kinh tế

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một quốc gia có thành phần sắc tộc khá phức tạp Thành

phần dân cư như vậy cũng ảnh hưởng tới ngôn ngữ Tuy không có ngôn ngữ

nào được quy định là ngôn ngữ chính thức nhưng tiếng Anh là ngôn ngữ được đùng chủ yếu trong mọi mặt đời sống Bên cạnh đó tiếng Tây Ban Nha và nhiều thứ tiếng thiểu số khác cũng được dùng trong sinh hoạt của các địa phương và cộng đồng

Vẻ thể chế chính trị Hoa Kỳ đi theo thể chế liên bang với ba nhánh

quyền lực rõ rang : Hành pháp, lập pháp và tư pháp Hành pháp thuộc về trách nhiệm của Tổng thống, lập pháp do Quốc hội và tư pháp là toà án tối

cao Theo Hiến pháp của Hoa Kỳ, chính thức có hiệu lực từ 1789 đến nay đã

qua sửa đổi 27 lần, cả nước chia thành 50 bang và đơn vị hành chính thủ đô Các bang có hiến pháp riêng, chính phủ riêng và có quyền lực Hên quan tới

địa phương trong khuôn khổ thể chế liên bang Chính quyền liên bang nắm

quyền về các vấn đề chung và đối ngoại, an ninh, quốc phòng và có quyền

lực song song với chính quyển bang trong các vấn đề đối nội

— Thể chế chính trị này đã tạo ra một lỗ hổng lớn trong quyền lực tập

trung Ngay từ những ngày đầu hình thành nước Mỹ, trước khi có bản Tuyên ngôn Độc lập, cấu trúc chính quyền của Hoa Kỳ đã có các thành tố của sự phân quyền cao độ Khái niệm chính quyền trung ương là một khái niệm rất

mơ hồ vì các bang nấm giữ gần hết các quyền lực nhà nước cơ bản Quốc hội

Trang 38

mặt tài chính, quốc hội và chính quyên liên bang có thể nhân danh Hoa Kỳ quyết định về vấn đề phát hành tiền và vay tiền nhưng lại không thể can thiệp được vào các vấn đề tài chính của các bang

Hoa Kỳ là một quốc gia kinh tế rất phát triển trên mọi lĩnh vực Tổng

sản phẩm quốc nội vào khoảng 6,7 ngàn tỷ đô la (1994), bình quân 25.000 USD /đầu người Nhập khẩu hàng năm 533 tỷ, xuất khẩu 447 tỷ đô la Dự trữ

tiên tệ không tính vàng 65,7 tỷ đô-]a -

3.2.2 Sự phát triển giáo dục và một số nét về quan điển phái triển giáo đục

a) Khái quát về nền giáo đục

Ở Hoa Kỳ giáo dục được coi là một trong những quyền lợi có liên

quan nhiều tới lợi ích và cuộc sống của từng cá nhân, và vì vậy mọi người

đêu cố gắng phấn đấu để khai thác hết quyền lợi này Hiện nay khoảng 97%

dân số biết chữ, chỉ có chừng 2,4% dân trên 25 tuổi bị mù chữ chức năng tức

không có khả năng đọc và viết đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống hàng ngày

Theo số liệu năm 1993, hơn 80% dan chúng trên 25 tuổi đã học hết

trường phổ thông , 22% đã học từ 4 năm đại học trở lên

Hệ thống giáo dục bao gồm cả công lập và tư thục ở mọi cấp từ nhà trẻ tới sau đại học Tuy nhiên do giáo dục là công việc của bang và chính quyền địa phương nên nền giáo dục của các bang khác nhau cũng có những khác biệt nhất định Dầu sao nhờ giáo dục công lập nằm trong sự chú ý chung của

cả nước nên cũng đã có những hướng phát triển tương đồng giữa các bang

Bộ Giáo dục (liên bang) là bộ hành pháp ở cấp liên bang được thành

lập năm 1979 để quản lý và điểu phối các chương trình trợ giúp của chính

quyền liên bang dành cho công tác giáo dục (rước kia thuộc chức năng của Bộ Y Tế Giáo dục và Phúc lợi) Bộ này quản lý và giám sát các khoản tài trợ cho khu vực tiểu học ; trung học và đại học

Chính quyền các bang, thông qua các cơ quan quản lý và điều hành giáo dục của mình thực hiện việc quản lý tài chính, tiêu chuẩn học thuật, các chính sách đối với giáo dục và định hướng chương trình trong phạm vi lãnh thổ của bang

Trang 39

38-Nguồn cung cấp tài chính chủ yếu của các trường tiểu và trung học là

thuế bất động sản của điaạ phương (dưới bang) Chính đây là một trong lý do cơ bản sinh ra sự khác biệt trong chất lượng giáo dục, vì nơi nào có khả năng

thu thuế cao thì có thể đầu tư nhiều hơn cho giáo dục trong khi những khu

vực thuộc diện nghèo và khó khăn, thuế bất động sản thấp thì lại không tạo được nguồn thu cần thiết cho hệ thống nhà trường tại chỗ Một số bang đã

phải thực hiện việc phân phối lại bằng cách chia bình quân số tiền thuế thu

được của cả bang theo số học sinh nhập học

Hệ thống trường công lập vốn được hình thành vào giữa thế kỷ 17 với

mục đích san bằng các rào chắn về giai tầng và những định kiến xã hội của một xã hội đang cơng nghiệp hố Trường cơng còn được dùng để truyền bá tư tưởng về hài hoà xã hội qua việc cơng bình hố các điều kiện của dân cư

Tuy vậy cho tới tận 1954 các trường công vẫn còn bị tách biệt ra hai

loại : Trắng và đen Trong đa số trường hợp trường dành cho học sinh da đen

bao giờ cũng có điều kiện vật chất và tài chính kém hơn so với trường dành

cho học sinh da trắng rất nhiều Thực tế đã hình thành hai hệ thống giáo dục công lập tách rời cho học sinh da trắng và da đen và hệ thống này đã tồn tại cho tới tận giữa thế kỷ 20

Năm 1954 Toà án tối cao đã ra phán quyết việc tách học sinh fheo hai loại nói trên là trái với Hiến pháp, mở đầu cho sự hoà hợp giữa các nhóm học

sinh khác màu da Đây là lần đầu tiên quyền bình đẳng trong giáo dục được “hiến pháp boá” và cũng thay đổi cơ cấu quyền lực về chính sách giáo dục

chính quyền bang và liên bang theo hướng tập trung hoá Phán quyết của Toà án tối cao cũng đã mở đường thông qua luật dân sự năm 1964 và Luật giáo dục tiểu học và trung học năm 1995, tập trung quyền quyết định về chính sách giáo đục vào tay liên bang Tuy vậy không phải mọi người dân Mỹ đều chấp nhận chuyện này ngay lập tức Tương tự trong giáo dục đại học cũng có

sự phân chia màu da Đã có những tranh chấp gay gắt trước khi sự phân biệt này trong giáo dục đại học được loại bỏ Vấn để phân chia vì sắc tộc hay

mầu đa trong giáo dục chưa hoàn toàn bị loại bỏ là tiền đề đưa đến các tranh đấu đời bình đẳng trong xã hội nói chung và trong gido duc néiriéng -

b) Chiến lược phát triển giáo dục hướng tới thế kỷ 21

Năm 1994 Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật có tên Mục

Trang 40

GOALS 2000 là một nỗ lực cải cách nhà trường thông qua việc thành lập một khung hành động vì chất lượng cao cho giáo dục của Mỹ Nó tạo

điều kiện để cải thiện thành tích học tập của học sinh qua việc tạo cơ hội tốt

cho mọi học sinh , tăng cường sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng, biến nhà trường thành nơi không có ma tuý, bạo lực v.v

Sau 3 năm thực hiện GOAIL S 2000, năm 1997 Bộ Giáo dục Hoa kỳ đã

hoàn thành chiến lược cho 1998-2002 Đây là một mốc hết sức đặc biệt vì nó

đã cụ thể hoá và mở rộng các mục tiêu đã đặt ra trong Luật Giáo dục nước Mỹ năm 2000 với những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với tình hình thay đổi trong những năm gần đây Toàn bộ chiến lược này cũng phản ánh những điều mà toàn thể dư luận xã hội Mỹ cũng như các nhà giáo dục, kinh tế và

chính trị quan tâm nhiều nhất trong phát triển giáo dục Kế hoạch chiến lược này gồm có 4 mục tiêu chung lớn sau:

Mục tiêu 1:

_ Giúp cho học sinh đạt được các tiêu chuẩn học thuật cao để được

chuẩn bị cho tư cách công dân có trách nhiệm, học tập tiếp tục và làm việc có năng suất Mục tiêu 2: Hình thành một nền tảng học tập vững chắc cho mọi trẻ em Mục tiêu 3: Bảo đảm tiếp cận đối với giáo dục sau trung học và học tập suốt đời Mục tiêu 4:

Xây dựng Bộ Giáo dục thành một tổ chức có hiệu quả, tập trung vào kết quả, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng

Rõ ràng các mục tiêu này là một sự chất lọc, kết hợp các mục tiêu hành động đã được nêu ra ở phần trước, có tính tới khả năng và năng lực của

,hệ thống -giáo dục, cân nhắc cả những kết quả đã đạt được trong kế hoạch

chiến lược trước đó (1994-1907

c) Quan điển chiến lược

Với đặc điểm truyền thống của mình nước Mỹ là một nước tất trẻ, có

một lịch sử lập nước hết sức ngắn ngủi so với các cường quốc khác nhưng đã làm được nhiều điều kỳ diệu, đã vươn lên vị trí hàng đầu trên thế giới trong

Ngày đăng: 14/03/2016, 19:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w