1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối

22 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 467 KB

Nội dung

ViệtNam có cơ hội mở cửa và giao thương với bạn bè trên khắp thế giới, dỡ bỏ hàng rào thuếquan, tạo điều kiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước đơngiản, nhan

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam chúng ta là một đất nước có nền kinh tế chậm phát triển và trình độkhoa học công nghệ còn rất lạc hậu nên việc tiếp được hợp tác và học tập các nước tiêntiến mang lại rất nhiều cơ hội cho chúng ta Vì vậy, việc Việt Nam gia nhập WTO vàonăm 2007 đã đem đến cho Việt Nam chúng ta rất nhiều cơ hội cũng như thách thức ViệtNam có cơ hội mở cửa và giao thương với bạn bè trên khắp thế giới, dỡ bỏ hàng rào thuếquan, tạo điều kiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nước đơngiản, nhanh chóng hơn…, điều đó vừa góp phần làm thị trường ngoại hối của Việt Namphát triển mạnh mẽ, đa dạng phong phú; vừa làm tăng thêm tính phức tạp trong quá trìnhquản lý thị trường ngoại hối của Nhà nước Theo đà phát triển trong quá trình hội nhập,Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế và khả năng của mình với bạn bè thế giớivới những chuyển biến tích cực trong sự phát triển của thị trường ngoại hối những nămgần đây, điều đó hứa hẹn sẽ mang lại cho đất nước chúng ta rất nhiều cơ hội phát triểntrong năm 2013 và các năm tiếp theo

Ngoài ra, cuộc khủng hoàng tài chính cùng với khủng hoảng nợ công ở châu Âu,vấn đề vách đá tài chính của Mỹ cùng với sự phát triển chững lại của Trung Quốc và cơnsóng thần tàn phá Nhật Bản trong năm 2012 đã có những ảnh hưởng nhất định đến nềnkinh tế của Việt Nam nói chung và thị trường ngoại hối của Việt Nam nói chung

Có thể nói, trong quá trình hội nhập có tính chất toàn cầu, hoạt động của thị trườngngoại hối chiếm một vị trí đặc biệt, là chiếc cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thếgiới Một thị trường ngoại hối phát triển hoàn thiện, với các hoạt động kinh doanh lànhmạnh sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nước nhà Ở nước ta,thị trường ngoại hối là một lĩnh vực mới và còn trong thời kì sơ khai hoàn thiện, vì vậyviệc nghiên cứu về thị trường ngoại hối nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tưquốc tế với các công cụ phòng chống rủi ro với những ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự pháttriển của nền kinh tế nước nhà là hết sức cần thiết Vì vậy, em xin chọn đề tài “ Thịtrường ngoại hối và các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối” làm đề tài nghiên cứu

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

2.4 Biểu đồ giá vàng SJC bán ra trong năm 2012 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Trang 3

1.1 Tổng quan về thị trường tài chính quốc tế ( International Financial Market) 1.1.1 Khái niệm và vai trò của thị trường tài chính quốc tế

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm các mối quan

hệ cung cầu về hàng hóa mà còn xuất hiện các mối quan hệ cung cầu về tiền tệ, và điều

đó dẫn đến nhu cầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu - hoạt động này chủyếu diễn ra trên thị trường tài chính Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt độngmua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua phương thức giao dịch và nhữngcông cụ tài chính nhất định Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán cácloại tài sản tài chính - đây là bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, gópphần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia

Vậy, thị trường tài chính quốc tế là nơi diễn ra các hoạt động mua bán vốn của

người cư trú và người không cư trú; là nơi diễn ra các hoạt động mua bán vốn giữa các

chủ thể thuộc các nền kinh tế khác nhau với nhau và với các tổ chức tài chính quốc tế; lànơi diễn ra sự giao lưu giữa các luồng vốn trên phạm vi toàn quốc tế

Theo định nghĩa của IMF, người cư trú là những người định cư ở một nơi trongmột khoảng thời gian nhất định (lớn hơn 12 tháng) và có khoản thu nhập thường xuyên

và ổn định tại quốc gia cư trú Những diện không đáp ứng được những yêu cầu trên đượcxếp vào những người không cư trú

Từ những định nghĩa phía trên, có thể thấy thị trường tài chính quốc tế có nhữngvai trò cơ bản giống như thị trường tài chính như: thu hút và huy động các nguồn tàichính ngoài nước; góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính trong nước;góp phần thực hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ của nhà nước…

1.1.2 Cấu trúc của thị trường tài chính quốc tế

Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được, thị trường tài chínhquốc tế được chia thành hai loại là thị trường tiền tệ quốc tế và thị trường vốn quốc tế

Thị trường tiền tệ quốc tế (International Money Market) là nơi thực hiện chuyển

giao những khoản vốn có thời hạn ngắn, khả năng thanh khoản cao đáp ứng như cầu vềkhả năng thanh toán; là thị trường trong đó các cá nhân đến từ khắp mọi nơi trên thế giới

có thể mua, bán, trao đổi và đầu cơ vào các loại tiền tệ khác nhau Thị trường tiền tệ quốc

tế được tạo thành từ các ngân hàng, các công ty thương mại, NHTW, các quỹ quản lý đầu

tư, các quỹ bảo hiểm, các nhà môi giới ngoại hối bán lẻ và các nhà đầu tư Trong đó, thịtrường ngoại hối là đặc trưng của thị trường tiền tệ quốc tế

Trang 4

Thị trường vốn quốc tế (International Capital Market) là nơi đáp ứng nhu cầu đầu

tư quốc tế của các chủ thể khác nhau Thị trường vốn quốc tế là thị trường mà các cánhân và tổ chức đến từ khắp mọi nơi trên thế giới thực hiện mua bán, trao đổi và đầu tưvào các loại giấy tờ có giá với mục đích chủ yếu là huy động vốn trong dài hạn Thịtrường trái phiếu và cổ phiếu quốc tế là một phần của thị trường vốn quốc tế, trong đó thịtrường cổ phiếu quốc tế là đặc trưng của thị trường vốn quốc tế

Vậy, TTNH là một phần của thị trường tiền tệ quốc tế - một bộ phận của thịtrường tài chính quốc tế Muốn nghiên cứu về TTNH, trước hết cần có những hiểu biết vàkiến thức cơ bản về thị trường tài chính quốc tế nói chung và thị trường tiền tệ quốc tếnói riêng Việc tìm hiểu về thị trường tài chính quốc tế và thị trường tiền tệ quốc tế sẽgiúp hiểu rõ hơn về bản chất của thị trường ngoại hối

1.2 Tổng quan lý thuyết về thị trường ngoại hối

1.2.1 Khái niệm về thị trường ngoại hối và các vấn đề liên quan

a Ngoại hối và ngoại tệ:

Ngoại tệ (Foreign Currency) là các đồng tiền của các nước khác lưu thông trong một

nước nào đó, ngoại tệ bao gồm ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng

Ngoại hối (Foreign Exchange) là một khái niệm để chỉ các phương tiện có giá trị

dùng để thanh toán giữa các quốc gia với nhau Tùy theo quan điểm của luật quản lýngoại hối của mỗi quốc gia mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau nhưngnhìn chung ngoại hối thường bao gồm:

 Các loại chứng từ có giá bằng ngoại tệ như trái phiếu chính phủ (Bonds) , tráiphiếu công ty, cổ phiếu (Stocks)

 Đồng tiền quốc gia được xem là ngoại hối nếu đồng tiền đó được sử dụng trongthanh toán quốc tế hoặc được chuyển ra vào (xuất nhập khẩu) khỏi quốc gia

Trang 5

Theo pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11, khái niệm ngoại hối được quy định tạiđiều 4 khoản 1 Qua đó, có thể thấy ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoạihối, nhưng trên thực tế người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá trịbằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối

Qua hai định nghĩa trên, có thể thấy rõ ngoại hối và ngoại tệ không phải cùng thể hiệnmột vấn đề và có giá trị tương nhau mà ngoại tệ là một phần của ngoại hối

b Khái niệm thị trường ngoại hối:

Giống như thương mại, du lịch, đầu tư, quan hệ tín dụng và các quan hệ tài chínhquốc tế đều phát sinh nhu cầu mua bán các dòng tiền khác nhau trên thị trường - hoạtđộng mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường và thị trường này

được gọi là thị trường ngoại hối Một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là nơi diễn

ra các hoạt động mua bán ngoại tệ và vốn bằng ngoại tệ.

Hiện nay, trên thế giới có hai hệ thống tổ chức TTNH khác nhau: theo hệ thống

Anh - Mỹ ( thị trường ngoại hối có tính chất biểu tượng, các giao dịch ngoại hối chỉ được

xảy ra thường xuyên giữa một số ngân hàng và người môi giới, chủ yếu thông qua điện

thoại và telex); theo hệ thống ngoại hối châu Âu ( thị trường ngoại hối có địa điểm nhất

định, giao dịch hằng ngày, các NHTM cỡ lớn có các chi nhánh, đại lý nước ngoài giữ vaitrò kinh doanh chủ yếu, chi phối các ngân hàng khác trên TTNH)

c Đặc điểm cơ bản sau:

 Giao dịch ngoại hối diễn ra trên phạm vi toàn cầu: khối lượng giao dịch tập trung

ở các thành phố lớn như London, New York, Tokyo, Frankfurt

 Yết giá trên thị trường ngoại hối mang tính quốc tế hóa: do sự phát triển của cácphương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, fax, đường truyền internet đã tạođiều kiện thực hiện các cuộc đàm phán nhanh chóng và tức thời

 Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục suốt ngày đêm: do có dự chênh lệch múigiờ giữa các thị trường ngoại hối trên thế giới nên một nhà giao dịch có thể muađược một đồng tiền nào đó ở bất cứ thời điểm nào với mức giá xác định Điều đókhiến các giao dịch ngoại hối diễn ra liên tục suốt ngày đêm

 Đồng đô la Mỹ (USD) được xem là đồng tiền phương tiện trong trao đổi trên thịtrường ngoại hối: phần lớn các giao dịch giữa các NHTM ( khoảng 86% giao dịchnăm 2007) là được trao đổi giữa các đồng tiền quốc tế với USD Đồng USD được

sử dụng làm phương tiện trao đổi là do tầm quan trọng của Mỹ trong nền kinh tế

Trang 6

thế giới, khối lượng giao dịch quốc tế bằng USD là rất lớn nên không khó khăn đểtìm đối tác mong muốn bán hoặc mua USD bằng đồng tiền khác

1.2.2 Chức năng của thị trường ngoại hối:

a Chuyển đổi sức mua từ đồng tiền này sang đồng tiền khác

Trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay, hoạt động XNK giữa các quốc giađược đẩy mạnh, các công ty nhập khẩu có nhu cầu ngoại tệ nếu như hóa đơn mua bánđược ghi bằng đồng tiền nước xuất khẩu hoặc một ngoại tệ mạnh nào đó Hoặc một công

ty nhập khẩu sau khi bán hàng hóa nhận được ngoại tệ và có nhu cầu chuyển đồng ngoại

tệ thành đồng nội tệ để tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Các giao dịchngoại hối nhằm giúp khách hàng chủ yếu là nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu Ngoài ra,TTNH còn đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi ngoại tệ nhằm chu chuyển, thanh toántrong các lĩnh vự đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, du lịch Chức năng trên có nhiệm

vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khác nhau và ngày càng lớn về ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu vềkhả năng thanh toán

b Chức năng tín dụng:

Hoạt động XNK luôn cần đến tín dụng quốc tế do có khoảng thời gian chênh lệch

từ lúc hàng rời kho của người xuất khẩu đến kho của người nhập khẩu và thời gian chophép nhà nhập khẩu có thời gian bán hàng hóa và thanh toán tiền cho nhà nhập khẩu.Hoạt động của TTNH sẽ giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế và thúc đẩygiao lưu giữa các quốc gia

c Cung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá:

TTNH có chức năng hạn chế rủi ro trong các hoạt động kinh doanh ngoại tệ vàbằng ngoại tệ thông qua việc cung cấp cho các nhà kinh doanh các nghiệp vụ kinh doanhnhư nghiệp vụ kì hạn, hoán đổi, tương lại, quyền chọn… Các nghiệp vụ này không nhữnggiúp các XNK nghiên cứu đề phòng rủi ro hối đoái trong trao đổi ngoại tệ, mà còn giúpcác nhà đầu tư nghiên cứu để có thể thu được lợi nhuận nếu như dự đoán được sự biếnđộng của tỷ giá hối đoái trong tương lai

d Vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước:

TTNH là công cụ để NHTW có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiểnnền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ Thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ củaNHTW, có thể làm thay đổi cung ngoại tệ, ảnh hưởng đến việc điều tiết tỷ giá trên thịtrường Ngoài ra, thông qua các chính sách mua bán ngoại tệ của NHTW và hạn chế hoặc

mở rộng hoạt động mua bán ngoại tệ của các NHTM, có thể khuyến khích hoặc hạn chế

Trang 7

việc thu hút vốn từ các hoạt động đầu tư nước ngoài và hoạt động XNK, từ đó kiểm soát

và điều tiết sự di chuyển các luồng vốn bằng ngoại tệ trong ngắn hạn

1.2.3 Các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối:

Về nguyên tắc, bất cứ một cá nhân hay một chủ thể kinh tế nào có nhu cầu đổi từmột đồng tiền này sang một đồng tiền khác đều trở thành chủ thể tham gia vào thị trườngngoại hối Các thành phần tham gia vào thị trường ngoại hối bao gồm:

a Các đối tượng khách hàng mua lẻ, các trung gian tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước:

Các trung gian tài chính Các khách hàng mua lẻ Cơ quan quản lý nhà nước

Bao gồm các sàn giao dịch,

các NHTM và các thể chế

tài chính khác

Bao gồm các công ty nội địa

và công ty đa quốc gia, cácnhà đầu tư quốc tế và các cánhân có nhu cầu mua bánngoại hối

Bao gồm NHTW, bộ Tàichính, Kho bạc nhà nước vàcác địa phương…

Giữ vai trò trung tâm trên

TTNH do các giao dịch

ngoại hối có quy mô lớn

đều được thực hiện thông

qua các NHTM

Thông thường khối lượnggiao dịch thường nhỏ lẻ:

chủ yếu là hoạt động đầu tư,

đi vay, mua bán nguyên vậtliệu, du lịch…

Thông thường khối lượng cácgiao dịch không lớn nhưngảnh hưởng tới TTNH có thểrất lớn vì cho biết động thái

ngoại hối nhằm kiếm lãi khi

tỷ giá thay đổi) và cung cấp

dịch vụ cho khách hàng

mua bán lẻ với vai trò là

người môi giới

Tham gia vào thị trườngngoại hối nhằm phụ vụ chohoạt động sản xuất kinhdoanh của chính mình chứkhông nhằm mục đích kinhdoanh ngoại hối (kiếm lãikhi tỷ giá thay đổi)

Tham gia vào TTNH với bamục đích: can thiệp tỷ giá;mua bán chuyển đổi ngoại tệnhằm đảm bảo dự trữ ngoạihối quốc gia; đại lý mua bán

hộ ngoại tệ cho chính phủ

Các NHTM giao dịch với

nhau theo hai phương thức:

trực tiếp giữa các ngân hàng

(Direct Interbank) và gián

tiếp với nhau thông qua môi

Thông thường, khách hàngmua lẻ không giao dịchngoại hối trực tiếp với nhau

mà thường sử dụng dịch vụ

Thông thường, NHTW muabán ngoại tệ với các NHTMhoặc thông qua các nhà môigiới tự do

Trang 8

giới (Indirect Interbank) của NHTM

b Các nhà môi giới tự do:

Các nhà môi giới tự do là chủ thể trung gian trong các giao dịch ngoại hối giữa cácNHTM và các NHTW Các nhà môi giới được cấp giấy phép hoạt động của NHTW Do

có tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực tài chính tiền tệ và có nhiều mối quan hệ nên họcung cấp cho ngân hàng những thông tin tức thời về thị trường ngoại hối một cáchthường xuyên với giá tốt nhất, đồng thời cũng giúp ngân hàng có khả năng tìm thấy đốitác nhanh chóng khi cần thiết

Khi giao dịch ngoại hối được tiến hành thông qua nhà môi giới thì các bên thamgia phải trả cho nhà môi giới một khoản phí Điều nay sẽ khiến cho chênh lệch tỷ giá muabán hẹp lại và ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh của các NHTM Khi đóng vai trò là nhàmôi giới thì các nhà môi giới ngoại hối không mua bán ngoại hối cho mình

c Các nhà đầu cơ ngoại tệ:

Các nhà đầu cơ ngoại tệ tham gia vào TTNH thông qua hoạt động kinh doanhchênh lệch giá của một đồng ngoại tệ tại các thời điểm khác nhau trong cùng một thịtrường Các nhà đầu cơ ngoại tệ thường có chiến lược kinh doanh khác so với các nhàđầu tư ngoại tệ: các nhà đầu cơ luôn áp dụng nguyên tắc “bán đắt mua rẻ” và áp dụngphương thức “bán khống” hay có thể gọi là bán trước giao sau Các quỹ đầu cơ khôngđược nhiều người ưa thích vì những nhà đầu cơ làm giàu bằng chính sự nghèo đi của cácnhà đầu tư khác, một khi đã xác định đầu cơ vào ngoại tệ nào, các nhà đầu cơ sẽ làm đủmọi cách để cho ngoại tệ đó xuống giá để kiếm lãi Tuy nhiên, hoạt động đầu cơ không bịcấm trên thị trường, bởi vì hoạt động của các nhà đầu cơ khiến thị trường trở nên hấp dẫnhơn, rủi ro cao đồng nghĩa với lợi nhuận kì vọng lớn, vì vậy sẽ hấp dẫn các nhà đầu tưtham gia thị trường

1.2.4 Cấu trúc thị trường ngoại hối:

Căn cứ vào địa điểm giao dịch, TTNH chia thành:

Giao dịch tập trung trên sở giao dịch (exchange): Sở giao dịch là thị trường tập

trung, trong đó việc giao dịch được thực hiện tại một địa điểm tập trung là sàn giaodịch hay qua hệ thống mạng máy tính điện tử do các thành viên của Sở giao dịchthực hiện

Giao dịch phi tập trung OTC: thị trường OTC là thị trường phi tập trung, là thị

trường được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định như thị

Trang 9

trường sàn giao dịch mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnhtranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin.

Căn cứ vào mức độ điều tiết của nhà nước, bao gồm:

Thị trường chứng thức (Sở giao dịch ngoại tệ) là thị trường diễn ra hoạt động

trao đổi ngoại tệ chính thức, được ủy quyền, phù hợp với định hướng của cơ quannhà nước, của luật pháp và các quy định thương mại

Thị trường chợ đen là thị trường diễn ra các hoạt động trao đổi ngoại tệ một cách

không hợp pháp nhưng không chính thức, không được ủy quyền và ngoài mongmuốn của các cơ quan nhà nước điều tiết thị thị trường, không liên quan đến thuế,luật hay các quy định thương mại

Căn cứ vào giao dịch của thị trường, bao gồm:

Thị trường giao ngay là thị trường diễn ra các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà

việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất trong 2 ngày làmviệc kể từ ngày thỏa thuận hợp đồng mua ban Tỷ giá giao ngay được xác địnhtheo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng và xác định

Thị trường phái sinh là thị trường diễn ra nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà người

mua và người bán chấp nhận thực hiện một giao dịch với khối lượng xác định, thờiđiểm xác định trong tương lai với mức giá ấn định vào hiện tại Các công cụ trênthị trường tài chính phái sinh rất đa dạng, được sử dụng để phòng tránh, phân tánrủi ro, bảo vệ, tạo lợi nhuận, hạn chế các hành động đầu cơ

1.3 Các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối:

1.3.1 Hoạt động cơ bản của thị trường ngoại hối:

Thị trường ngoại hối là thị trường tự do, không có một trung tâm giao dịch cụ thểhay các tiêu chuẩn giao dịch thống nhất Việc trao đổi được thực hiện thông qua hệ thốngcác NHTM, NHTWW, công ty đầu tư, môi giới cũng như các nhà kinh doanh và đầu tư

cá nhân Hầu hết các hoạt động trên TTNH đều được xử lý thông qua các ngân hàng lớn

cà có ảnh hưởng.Giao dịch trên TTNH (mua và bán) làm phát sinh luồng tiền âm dươngcủa hai đồng tiền tại cùng một thời điểm, chuyển gia quyền sở hữu ngoại tệ - vốn, làmphát sinh đồng thời cả trạng thái ngoại tệ (phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu vềngoại tệ) và trạng thái luồng tiền (chênh lệch giữa luồng tiền dương và luồng tiền âm tạimột thời điểm) Các giao dịch trên TTNH chủ yếu chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá, rủi rolãi suất và rủi ro thanh khoản

Trang 10

Giao dịch ngoại hối hiện nay đã trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận với các nhàđầu tư cá nhân, qua đó trở thành khu vực đầu tư tài chính phát triển nhanh nhất Hoạtđộng hối đoái từng chỉ dành riêng cho các ngân hàng lớn nắm quyền thống trị trên thịtrường đã trở nên thông dụng với tất cả mọi người nhờ hệ thống thanh toán điện tử Các

hệ thống giao dịch điện tử hiện đại như MetaTrader, Reuters Dealing System hay EDS,

và các phần mềm ưu việt khác mà giúp cho bất cứ khách hàng nào muốn giao dịch trênthị trường ngoại hối chỉ cần kí kết thỏa thuận với một nhà môi giới, và thỏa thuận nàygiúp họ tiếp cận trực tiếp với thị trường

1.3.2 Các nghiệp vụ trên thị trường giao ngay:

Các nghiệp vụ trên thị trường giao ngay là các nghiệp vụ cơ sở bởi vì tỷ giá ápdụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu và luônsẵn có trên thị trường Giao dịch giao ngay là phương thức phổ biến nhất với các thànhphần tham gia thị trường ngoại hối Thị trường giao ngay thường được biết đến là thịtrường rất sôi động với khối lượng giao dịch cực lớn và tốc độ giao dịch cực nhanh

a Nghiệp vụ mua bán giao ngay

Đây là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiệnngay hoặc là chậm nhất là sau 2 ngày làm việc kể từ khi hợp đồng mua bán có hiệu lực.Nghiệp vụ này diễn ra trên thị trường giao ngay và áp dụng tỷ giá giao ngay - tỷ giá đượcxác định tại thời điểm giao dịch, được niêm yết ở tất cả các ngân hàng thương mại và trêncác phương tiện thông tin đại chúng

Thị trường ngoại hối (FOREX)

Nghiệp vụ sơ

cấp (Primary

Operration)

Nghiệp vụ phái sinh (Dervative Operations)

Trang 11

Nghiệp vụ mua bán giao ngay chủ yếu nhằm giải quyết nhu cầu về khả năng thanhtoán Các NHTM không thu phí giao dịch mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷgiá mua để trang trải chi phí giao dịch và dù đắp rủi ro, thu lợi nhuận.

b Nghiệp vụ mua bán khống:

Đây là một nghiệp vụ trên TTNH được thực hiện nhằm kiếm lợi nhuận thông quaviệc giảm giá của một ngoại tệ nào đó Trên thực tế, đa số những người tham gia TTNHđều nhằm vào việc mua ngoại tệ để chờ đồng tiền đó tăng giá trong tương lai nhưngnhững người kinh doanh theo nghiệp vụ bán khống lại kiếm lợi nhuận nhờ việc đồng tiềnnào đó giảm giá so với các đồng tiền khác trong tương lai

Những người thực hiện kinh doanh theo nghiệp vụ bán khống thường bị nghi ngờ

là làm giàu thông qua sự nghèo đi của những người khác Tuy nhiên, rất nhiều nghiêncứu đã chỉ ra rằng những người thực hiện nghiệp vụ mua bán khống giúp tăng tính hiệuquả và tính hấp dẫn cho TTNH

 Nghiệp vụ Arbitrages phức tạp: Với một số vốn nhất định bằng đồng tiềnnào đó, và trên cơ sở về tỷ giá của các ngoại tệ trên các thị trường khácnhau, tiến hành lên kế hoạch mua bán các đồng tiền niêm yết ( thường là 3loại đồng tiên trở lê) để kiếm lợi nhuận - lợi nhuận Arbitrages

Trong những năm 60, nghiệp vụ Arbitrages phát triển mạnh do sự thiếu thông tingiữa các thị trường, tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ cũngnhư hệ thống thông tin ngày càng phát triển vượt bậc và hoàn thiện nên nghiệp vụArbitrages không còn ý nghĩa lớn

1.3.3 Các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối

Ngày đăng: 04/03/2016, 09:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn 6. Website Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn Link
1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê 2010 Khác
2. GS.TS. Đỗ Đức Bình và TS. Ngô Thị Tuyết Mai, Giáo trình Kinh tế Quốc tế, Nhà xuất bản ĐH Kinh tế Quốc dân 2012 Khác
3. TS. Trần Thị Lương Bình, Chính sách tỷ giá và những vấn đề đặt ra, Tạp chí tài chính, 2013 Khác
4. TS.Nguyễn Thị Thu Thảo và TS. Hoàng Lan Hương, Hướng dẫn nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w