II. Phát triển đường chức nghiệp của CBCC nữ
1. Tích cực và nguyên nhân:
Từ sự phân tích trên có thể thấy CBCC nữ hiện đang có rất nhiều điều kiện để có thể tiếp tục phát triển đường chức nghiệp của mình. Với trình độ chuyên môn khá cao, tuổi đời còn trẻ sẽ giúp họ tiếp tục phấn đấu để có thể thăng tiến trên con đường công danh sự nghiệp.
1.1Tích cực:
Tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển. Ở đây, “tuyển dụng” bao gồm luôn cả giai đoạn tập sự của người được tuyển và việc bổ nhiệm sau khi tập sự. Đường chức nghiệp của một người thường trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và đây được xem là giai đoạn khởi đầu.
Chế độ thi tuyển trong tuyển dụng công chức là một trong những quy định pháp lý quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ, nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan Hành chính Nhà nước nói chung, UBND quận 12 nói riêng. Trên cơ sở nhu cầu của công việc và số lượng biên chế được giao, UBND quận 12 tiến hành đăng kí các chức danh cần tuyển tại Sở Nội vụ, bao gồm các tiêu chí như: lĩnh vực cần tuyển, các chức danh còn trống, số lượng công chức cần tuyển. Sở Nội vụ sẽ tổng hợp nhu cầu của tất cả các địa phương, làm tờ trình để trình lên UBND thành phố, UBND thành phố sẽ quyết định có tổ chức tuyển dụng hay không. Sở Nội vụ thông báo công khai tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết và đăng ký thi tuyển. Nội dung thông báo tuyển dụng gồm: điều kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển, số lượng cần tuyển, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời gian đăng ký dự tuyển và địa điểm nộp hồ sơ, nội dung thi, thời gian thi,…
Thông qua hình thức thi tuyển, UBND quận 12 có thể tuyển được những người có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ, có tinh thần trách nhiệm,… đủ khả năng hoàn thành tốt công việc của một người công chức, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc, thực hiện mục tiệu Cải cách hành chính hiện nay. Quận 12 đã tiến hành tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự tuyển công khai và dân chủ, tạo cơ hội bình đẳng không phân biệt nam nữ cho tất cả những ai muốn được làm việc trong UBND quận. Đây là cơ hội để phụ nữ - những người có tài năng thật sự có thể tham gia thi tuyển để trở thành CBCC làm việc cho nhà nước. Với tỷ lệ CBCC nữ khá cao đang công tác tại Quận đã chứng tỏ sự quan tâm, chú ý đến việc tuyển dụng phụ nữ của Quận.
Quận cũng đã bố trí và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ nữ có mặt ở tất cả các lĩnh vực quản lý, trong đó nhiều đơn vị có tỷ lệ cán bộ nữ cao như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo,… và tỷ lệ nữ ít ở Phòng Quản lý đô thị, Thanh tra xây dựng… Điều này chứng tỏ quận đã quan tâm bố trí chị em ở những lĩnh vực thích hợp với khả năng và thể chất để họ phát huy tốt tài năng của mình.
1.1.2. Đề bạt– cơ hội cho sự thăng tiến trong chức nghiệp
Đề bạt thường gắn liền với ý nghĩa: từ vị trí này lên vị trí khác cao hơn. Và đề bạt luôn nhận được lợi ích (về lương, quyền, uy tín…) cao hơn so với trước khi đề bạt.
Đề bạt luôn gắn liền với con đường chức nghiệp của người làm việc trong cơ quan nhà nước (con đường thăng tiến mở rộng, tức là có nhiều vị trí cao hơn đang chờ đợi và công khai). Đề bạt là cơ hội thăng tiến. Đó chính là đường chức nghiệp hay các nấc thang chức nghiệp.
Khi gia tăng tỷ lệ nữ vào ban lãnh đạo thì sẽ góp tiếng nói chung cho quá trình ra quyết định, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng nam nữ trong CQHCNN. Quận cũng đã tạo cơ hội cho CBCC nữ có điều kiện thăng tiến trong con đường chức nghiệp của mình bằng cách đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo. Hiện có 3 cán bộ nữ giữ chức vụ trưởng phòng và 7 cán bộ nữ giữ chức phó trưởng phòng. Mặc dù tỷ lệ chưa cao nhưng cũng đã thể hiện sự quan tâm từ phía Quận ủy, chính quyền quận đối với cán bộ nữ.
1.1.3. Quy hoạch – cơ hội cho sự thăng tiến trong chức nghiệp
Có kế hoạch quy hoạch CBCC nữ mới tạo ra sự chủ động, tính chất lượng trong công tác cán bộ nữ, khắc phục tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững sự đoàn kết nội bộ và ổn định chính trị. Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ nữ dồi dào để làm căn cứ đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ đảm nhận các cương vị khác nhau trong CQHCNN vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ số lượng đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước.
Quận 12 đã và đang thực hiện quy hoạch CBCC để có lực lượng CBCC kế thừa trong tương lai.
1.1.4. Đào tạo, bồi dưỡng - công cụ phát triển chức nghiệp
Đào tạo là quá trình cho phép con người tiếp thu những kiến thức, học các kỹ năng mới, thay đổi các quan điểm hay hành vi và nâng cao khả năng thực hiện công việc của các cá nhân.
Bồi dưỡng là quá trình cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng đối với những người đã có trình độ hoặc chưa qua đào tạo nhưng đang tại chức ở một cơ quan, đơn vị, tổ chức nào đó trong một thời gian ngắn nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng với mục đích tăng khả năng thực hiện công việc cho các cá nhân.
Đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm tạo cơ hội cho họ có những kỹ năng, hành vi và kiến thức cần thiết liên quan đến công vụ. Và như thế họ có thể tự hoàn thiện mình và tiếp nhận được những công vệc mới, yêu cầu mới cao hơn. Đây cũng là cơ sở để họ được đề bạt, điều đó có nghĩa họ có thể bước lên nấc thang cao hơn của con ĐCN và tiếp tục thăng tiến.
Mở rộng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nữ là nhiệm vụ chính trị lâu dài và thường xuyên, là vấn đề then chốt của công tác cán bộ nữ. Chỉ trên
cơ sở đào tạo và bồi dưỡng CBCC nữ một cách tích cực, chủ động theo đúng phương hướng và đường lối, đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì mới có thể mạnh dạn sử dụng và cân nhắc cán bộ nữ một cách có hiệu quả và thiết thực. Vì thế trong thời gian qua, Quận đã rất quan tâm đến việc đánh giá, cập nhật, rà soát trình độ hiện tại của CBCC nữ về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ và yêu cầu trong thời gian tới để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
1.2. Nguyên nhân 1.2.1. Khách quan
Một thực tế không thể phủ nhận là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã giúp con người giải phóng được nhiều công việc chân tay. Người phụ nữ ngày nay đã được sự hỗ trợ rất nhiều của các sản phẩm khoa học công nghệ trong các công việc gia đình để đầu tư cho việc phát triển nghề nghiệp.
Có thể nói những công việc như chăm sóc con cái, việc nhà đã có sự hỗ trợ đắc lực của các công nghệ từ các máy móc như: máy giặt, rửa bát, hút bụi… cho đến các sản phẩm cung cấp cho trẻ em từ đồ dùng đến thức ăn,thực phẩm. Và nhiều cơ sở mầm non chất lượng cao, với các dịch vụ hoàn hảo, có thể giúp công chức an tâm gửi con đến cơ quan làm việc. Dịch vụ cung cấp người giúp việc trong gia đình, khá phổ biến trong các gia đình công chức khi có con nhỏ đã giúp cho nữ công chức dứt bỏ được phần lớn công việc gia đình.
1.2.2. Chủ quan
- Sự quan tâm của Quận ủy, chính quyền quận 12 trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho CBCC nữ tham gia công tác cũng như thăng tiến trên con đường chức nghiệp của mình.
Lãnh đạo Quận quán triệt tinh thần CT số 37/CT-TW năm 1994 của Ban chấp hành Trung Ương về công tác cán bộ nữ, NQ số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ trong thời kỳ CNH – HĐH và căn cứ vào QĐ số 19/2002/QĐ-TTg ngày 21/01/2001 về Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 đã đề ra mục tiêu: “Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của phụ nữ. Tạo mọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.” Và dựa vào Kế hoạch số 2657/KH-UBND TP Hồ Chí Minh ngày 07/05/2007 kế hoạch hành động “Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh”, UBND quận đã ban hành Kế hoạch số 38/KH- UBND-VSTBPN ngày 29/3/2008 kế hoạch hành động “Vì sự tiến bộ của Phụ nữ” (bổ sung kế hoạch hành động ngày 21/3/2006) với mục tiêu cụ thể như sau:
Chỉ
tiêu Nội dung thực hiện Kế hoạch của Quận
1 Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng từ 20-35%. Tỷ lệ nữ Đảng viên đạt từ 40% trở lên trong tổng số đảng viên mới kết nạp.
- Nữ tham gia cấp ủy Đảng từ 20-35%
- Nữ Đảng viên đạt từ 40% trở lên trong tổng số đảng viên mới kết nạp 2 Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia trong đoàn
ĐBQH TP. Hồ Chí Minh khóa XII (nhiệm kỳ 2007-2012) đạt từ 30% trở lên.
Phấn đấu cùng Thành phố đạt 30%
3 Tỷ lệ nữ Đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2009- 2014 cấp quận và cấp phường đạt từ 28% trở lên.
30% 4 Tỷ lệ 90% trở lên cơ quan nhà nước, các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương có nữ tham gia trong ban lãnh đạo. Ở UBND quận, phường có ít nhất 01 cán bộ nữ. Phấn đấu tăng tỷ lệ lãng đạo nữ cấp phòng, ban lên trên 15%.
90%. UBND quận,
phường có ít nhất 01 lãnh đạo
5 Các tổ chức giáo dục, y tế, các tổ chức xã hội đặc thù, các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp có 30% lao động nữ trở lên phải có cán bộ nữ tham gia Ban lãnh đạo.
30%
6 Phấn đấu 50% phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán được phát hiện, được chữa trị, dạy nghề. Giảm 20% tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em tại địa bàn trọng điểm; giảm 50% tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn thành phố.
90% phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán được phát hiện, được chữa trị, dạy nghề. Phấn đấu không có tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em - Sự phối hợp giữa các phòng ban có liên quan như: Phòng Nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ, Trung tâm bồi dưỡng Chính trị của quận trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt của CBCC nữ trong quận. Trong đó:
· Phòng Nội vụ: phối hợp với Ban Tổ chức Quận ủy, Tiểu ban công tác cán bộ nữ xây dựng và phát triển đội ngũ quản lý, lãnh đạo nữ. tổ chức kiểm tra và đánh giá hàng năm, trong đó chú trọng công tác quy hoạch và đào tạo cán bộ nữ, tạo nguồn cán bộ kế cận, đáp ứng yêu cầu mới; phối hợp với cơ quan chủ quản trong công tác sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ
chủ chốt của các ngành; rà soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách hiện hành đối với CBCC nữ, liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ như chính sách thai sản, trợ cấp ốm đau,…
· Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ - cơ quan chuyên trách với nhiệm vụ chính là thực hiện kế hoạch hành động về bình đẳng giới vì sự tiến bộ trên mọi mặt của phụ nữ: từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhân sự, kinh phí hoạt động, về phương thức và nội dung hoạt động để đảm bảo thực hiện Chiến lược Vì sự tiến bộ của Phụ nữ được UBND quận phê duyệt. Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã thường xuyên theo dõi, đôn đốc và kiểm tra tình hình thực hiện chủ trương của Đảng, Luật pháp, chính sách của Nhà nước đối với phụ nữ trong ngành, địa phương, đơn vị, tuyên truyền và phổ biến kịp thời chủ trương của Đảng, Luật pháp, chính sách của Nhà nước đối với phụ nữ và Công ước của LHQ về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW).
· Hội Liên hiệp Phụ nữ quận không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện chủ trương đường lối công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong thời gian qua. Hội tích cực tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các bộ Luật liên quan đến phụ nữ : Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình …và thực hiện các đợt sinh hoạt chính trị tuyên truyền NQ số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, NQ Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X, Chương trình hành động của Thành Hội, quận ủy, Hội phụ nữ thực hiện NQ số 11-NQ/TW …
Nội dung Số lượng Tỷ lệ
1. Học tập, triển khai NQ của Bộ Chính trị
+ Số huyện xây dựng Kế hoạch thực hiện NQ
+ Số cơ sở Hội tổ chức học tập, cung cấp tài liệu sinh hoạt hội viên
+ Số CB, hội viên, phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến 1 12 41.581 100% 100% 100% 2. Học tập Luật Bình đẳng giới
+ Số CB, hội viên được học tập
+ Số phụ nữ được học tập 41.581 2.373 100% 76% 3. Tổng số người được tập huấn kiến thức giới
+ Số lượt CB Hội + Số lượt Hội viên
144.180 16.870 122.374 100% 100% 100%
+ Số lượt phụ nữ
+ Số lượt nam giới 2.373 1.768 76%
Qua các đợt tuyên truyền này, nhận thức về giới, về vị trí và vai trò của phụ nữ trong các hoạt động, nhất là trong hoạt động quản lý được nâng lên. CBCC nữ tự tin, phấn đấu hết mình trong công tác, các cơ quan, đơn vị chú ý quan tâm nhiều hơn tới đội ngũ cán bộ nữ, tạo nhiều điều kiện hơn cho đội ngũ CBCC nữ có cơ hội phát triển. Năm 2008, Hội còn tổ chức bồi dưỡng và giới thiệu 93 phụ nữ ưu tú cho Đảng trong đó có 29 người được kết nạp Đảng, tăng 81% (năm 2007 có 16 người)
· Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận: đưa chuyên đề Bình đẳng giới và tăng cường trang bị nhận thức giới, tư duy lồng ghép vào chương trình chính khóa đào tạo cán bộ, đặc biệt cho đội ngũ cán bộ tổ chức, lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể.
· Các cơ quan, tổ chức xã hội: áp dụng biện pháp tích cực nhằm tăng tỷ lệ CBCC nữ làm công tác chuyên môn. Đảm bảo tỷ lệ nữ tương ứng trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
- Nhận thức về vai trò và trách nhiệm của phụ nữ ngày nay đã được nâng lên nên cán bộ nữ nhận được sự ủng hộ, cổ vũ từ phía gia đình và đồng nghiệp. Nếu như trước đây, phụ nữ tham gia công tác có thời gian lao động gấp đôi nam giới, do ngoài thời gian làm việc ở cơ quan họ còn phải tham gia làm công việc