Thách thức về khả năng cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển đường chức nghiệp của cán bộ cô ng chức nữ tại quận 12 (Trang 42 - 43)

III. Thách thức trong phát triển đường chức nghiệp của CBCC nữ

3.Thách thức về khả năng cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp

Gia đình dù truyền thống hay hiện đại cũng luôn là một trong những tác nhân quan trọng làm thay đổi vị thế của phụ nữ nói chung và của nữ CBCC nói riêng. Dù ở bất cứ vị trí nào, người phụ nữ cũng không thể từ bỏ thực hiện “thiên chức” của người phụ nữ. Trước kia và cả hiện nay, sự lựa chọn “hợp lý” của phần lớn các cặp vợ chồng cùng tham gia vào công việc nhà nước thường là phụ nữ nhận sự hy sinh về phần mình để người chồng toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp và thăng tiến. Xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ ngày nay có sự lựa chọn cho riêng mình, họ muốn là người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “một gia đình, hai sự nghiệp”. Vì thế, họ phải nổ lực để đạt được mục tiêu của mình, hài hòa giữa công việc gia đình và xã hội. Tuy nhiên, đó thật sự là một thách thức, bởi văn hóa truyền thống người Việt là hài hòa “việc nước, việc nhà” nhưng lại thường yêu cầu cao hơn “việc nhà” đối với phụ nữ nên khiến cho rất ít chị em đủ bản lĩnh, sức lực, thời gian, trí tuệ để học tập, rèn luyện, giải quyết vẹn cả đôi đường “việc nước, việc nhà”… sánh bằng nam giới trên con đường công danh sự nghiệp.

Quan niệm truyền thống coi việc chăm lo cơng việc gia đình là của người phụ nữ, chia sẻ công việc gia đình chưa trở thành trách nhiệm thường xuyên của nam giới, đã dồn gánh nặng gia đình chủ yếu lên vai người phụ nữ, làm cho họ ít có điều kiện học tập, tiến bộ. Ở hầu hết các xã hội, một điều gần như không thay đổi, hoặc có thay đổi thì rất chậm, đó là quan niệm rằng việc nhà chủ yếu là công việc của phụ nữ. Nếu có làm việc nhà thì nam giới quan niệm rằng họ giúp vợ chứ không coi đó là trách nhiệm của mình. Hơn nữa thời gian trung bình làm việc nhà của phụ nữ không giảm rõ rệt. Chẳng hạn như trong việc chăm sóc và giáo dục con cái thì phụ nữ tham gia vẫn là chính. Kể từ việc dạy dỗ, kiểm tra việc học hành của con cái đến việc mua đồ dùng học tập, liên hệ nhà trường,sắp xếp thời gian học tậ, vui chơi giải trí cho con…phần lớn là do phụ nữ thực hiện. Tiện nghi giảm một số công việc nặng nhọc nhưng có những nhiệm vụ mới xuất hiện, thay thế và đòi hỏi cao hơn. Những gánh nặng gia đình làm giảm sút sự thăng tiến, vươn lên của phụ nữ. Sự quá tải về sức lực, thời gian trí tuệ dành cho công việc và gia đình thường xuyên diễn ra làm cho họ gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với đội ngũ CBCC nữ ở quận thì khó khăn càng lớn bởi đa số còn rất trẻ nên công việc nội trợ và chăm sóc con cái của họ phải lo nhiều hơn những CBCC nữ lớn tuổi.

Phụ nữ vất vả hơn nam giới khi đảm nhiệm vai trò tái sản xuất sức lao động, chăm lo lực lượng lao động trong tương lai. Tuy nhiên trách nhiệm vô cùng lớn lao này lại không được gia đình, xã hội đánh giá đầy đủ mà thường được coi là “đương nhiên”. Vì vậy người phụ nữ có tham gia lao động bên ngoài thì vẫn phải “đương nhiên” làm chức năng tự nhiên này. Như vậy, mặc dù làm

nhiều việc nhưng phụ nữ vẫn được coi là làm việc nhẹ. Điều này giải thích tại sao nam giới về nhà thường cho phép mình nghỉ ngơi mà không cần phải phụ giúp vợ. Công chức nữ hầu như có rất ít thời gian để tiếp cận thông tin, ngoài giờ hành chính theo quy định để thực hiện công vụ, họ phải dành thời gian cho các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình. Trong khi đó thông tin là điều kiện rất quan trọng trong thời đại ngày nay, nắm bắt được thông tin phụ nữ có cơ hội phát triển về mọi mặt.

Hơn nữa, thời gian làm công việc của phụ nữ thì luôn bị gián đoạn do sinh nở, nuôi con. Nếu sinh một con, một công chức nữ thông thường sẽ phải mất khoảng 3 đến 5 năm chăm sóc con nhỏ và phục hồi sức khỏe sau khi sinh nở, con ĐCN của họ không phát triển một cách liên tục mà bị ngắt quảng. Sau thời gian nghỉ sinh, họ phải cố gắng để bù lại những kiến thức đã bỏ lỡ đồng thời phải bắt kịp ngay với tiến độ công việc và trong bối cảnh thông tin, công nghệ thay đổi nhanh chóng hàng ngày, hàng giờ thì càng trở thành những thách thức lớn đối với họ. Trong khi đó, nam giới thì có điều kiện phấn đấu liên tục khiến cho nam giới có quá trình phát triển tốt hơn nữ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển đường chức nghiệp của cán bộ cô ng chức nữ tại quận 12 (Trang 42 - 43)