Chính sách

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển đường chức nghiệp của cán bộ cô ng chức nữ tại quận 12 (Trang 41 - 42)

III. Thách thức trong phát triển đường chức nghiệp của CBCC nữ

2.Chính sách

Xuất phát từ điều kiện lao động, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, từ trước đến nay Bô luật Lao động và Pháp lệnh Cán bộ, công chức đều quy định tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ là 55 tuổi, lao động nam là 60 tuổi. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tính chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đối với người lao động nữ nói chung và CBCC nữ nói riêng. Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau thành quả của thời kỳ đổi mới, điều kiện lao động và cuộc sống của nhân dân ta, trong đó có đội ngũ CBCC nữ có nhiều cải thiện, nâng cao. Chị em có điều kiện sức khỏe, thời gian… để học tập nâng cao trình độ, năng lực, làm tốt nhiệm vụ chuyên môn và tham gia các hoạt động xã hội. Trong khi đó chính sách về tuổi đề bạt, tuổi nghỉ hưu đối với phụ nữ chậm nghiên cứu và sửa đổi đã làm ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển và hạn chế sự đóng góp của đội ngũ CBCC nữ.

Quy định tuổi đề bạt tối đa lần đầu đối với cán bộ nữ ở tất cả các chức danh, các cấp, các ngành đều ít hơn nam 5 tuổi là không hợp lý vì không tính đến đặc điểm nữ giới. Ở độ tuổi 40-45 là độ tuổi phụ nữ còn sung sức, tích luỹ được kinh nghiệm, không còn bận rộn con nhỏ, phụ nữ có điều kiện phát huy khả năng của mình nhưng lại không được đào tạo, không được dự nguồn vào các chức danh quản lý. Tuổi đề bạt và tuổi nghỉ hưu của CBCC nữ thấp hơn nam. Khi đến lúc gần nghỉ hưu thì mục tiêu cho công việc cũng giảm xuống, phụ nữ đến tuổi 40 là hết hy vọng để phấn đấu. Công chức nữ nghỉ hưu sớm chịu thiệt thòi như cơ hội đào tạo, bồi dưỡng, giảm cơ hội đóng góp trí tuệ và thăng tiến trong nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển đường chức nghiệp của cán bộ cô ng chức nữ tại quận 12 (Trang 41 - 42)