1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÃy trình bày và phân tích tình hình thị trường ngoại hối việt nam tác động của các chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối

31 273 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 245,5 KB

Nội dung

Theo Pháp lệnh số 28/2005PL-UBTVQH, ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khái niệm ngoại hối được quyđịnh tại Điều 4, khoản 1: Ngoại hối

Trang 1

Đề tài: “HÃY TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI”

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Thanh Hóa, ngày …… tháng …… năm 2013 Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 2

1.1 Khái niệm ngoại hối 2

1.2 Thị trường ngoại hối 3

1.2.1 Khái niệm thị trường ngoại hối: 3

1.2.2 Đặc điểm thị trường ngoại hối (Forex) 3

1.2.3 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối 4

1.2.3.1 Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients) 4

1.2.3.2 Các Ngân hàng Thương mại (Commercial Bank) 4

1.2.3.3 Những nhà môi giới ngoại hối (foreign exchange brokers) 4

1.2.3.4 Các Ngân hàng Trung ương (Central Bank) 4

1.3 Cấu trúc thị trường ngoại hối Việt Nam 5

1.3.1 Nghiệp vụ giao ngay (Sport transaction) 5

1.3.2 Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn (Forward transaction) 5

1.3.3 Nghiệp vụ hoán đổi (Swaps transaction) 6

1.3.4 Nghiệp vụ giao dịch tương lai (Futures transaction) 6

1.3.5 Nghiệp vụ quyền chọn (Options transaction) 7

PHẦN 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 8

2.1 Những dấu mốc đáng chú ý 8

2.2 Đặc trưng thị trường ngoại hối Việt Nam 8

2.3 Điều kiện phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam 10

2.4 Thực trạng trị trường ngoại hối Việt Nam từ năm 2008 đến nay 12

2.4.1 Giai đoạn 2008 – 2009 12

2.4.2 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2010 13

2.4.3 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2011 14

2.4.4 Điễn biến thị trường ngoại hối năm 2012 15

2.5 Thực trạng quản lý thị trường ngoại hối tại Việt Nam 17

2.5.1 Mục đích 17

2.5.1.1 Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia 17

2.5.1.2 Bảo tồn dự trữ ngoại hối quốc gia 17

2.5.1.3 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế 18

2.5.2 Các chính sách cơ bản 18

2.5.2.1 Chính sách tỷ giá 18

2.5.2.2 Chính sách lãi suất 18

2.5.2.3 Công cụ dự trữ bắt buộc 19

2.5.2.4 Chính sách kiều hối 19

2.5.2.5 Quy định trạng thái ngoại tệ 20

2.5.2.6 Các biện pháp hành chính 21

2.6 Kết luận chương 2: Đánh giá chung 21

2.6.1 Thành tựu những kết quả đạt được 21

2.6.2 Những bất cập và hạn chế của thị trường ngoại hối 21

PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 23

3.1 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam 23

3.2 Một số kiến nghị 23

Trang 4

3.2.2 Về quản lý tài khoản tiền gửi ngoại tệ 23

3.2.3 Đối với thị trường ngoại hối liên ngân hàng 24

3.2.4 Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam 24

3.2.5 Kiểm soát tiến tới loại bỏ thị trường ngoại tệ “ chợ đen” 24

3.2.6 Phát triển thị trường phái sinh và phòng tránh rủi ro 25

KẾT LUẬN: 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTW: Ngân hàng trung ương

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

FOREX: Thị trường ngoại hối

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì nǎm 1986 nền kinh tế ViệtNam đã được chuyển sang nên kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu và hội nhập vớinền kinh tế quốc tế Đến năm 1990, công cuộc Đổi Mới ở Việt Nam được đẩy mạnhhơn với chủ trương là phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hànhtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; công cuộc đổi mới cũng được tiếnhành đồng thời với việc phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phùhợp với xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ

Trong xu hướng đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thị trường ngoại hối đóng vai trònhư là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế nội địa với nền kinh tế thế giới bên ngoài; vì vậy,việc hình thành và phát triển thị trường ngoại hối được một cách toàn diện, hiện đạitheo trình độ quốc tế là rất cần thiết Thông qua các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối

mà hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế trở lên linh hoạt và hiệu quả hơn.Trong những năm gần đây thị trường ngoại hối của Việt nam đã được hình thành vàtừng bước phát triển Tuy nhiên, thị trường ngoại hối Việt nam còn rất non trẻ và sơkhai về trình độ, quy mô hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nhiệm vụ kinh doanh

Nhận thức được tính cấp thiết và quan trọng của vấn đề này vì vậy em quyết

tâm trình bày bài tiểu luận với đề tài: “Hãy trình bày và phân tích tình hình thị trường

ngoại hối Việt Nam Tác động của các chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến thị trườngngoại hối.”

Trang 6

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1.1 Khái niệm ngoại hối

Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử

dụng trong thanh toán quốc tế Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ sẵn có

để chi trả, thanh toán lẫn nhau

Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm: ngoại tệ, các giấy tờ có giá ghi bằngngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế hay đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắmgiữ

Theo Pháp lệnh số 28/2005PL-UBTVQH, ngày 13/12/2005 của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khái niệm ngoại hối được quyđịnh tại Điều 4, khoản 1:

Ngoại hối bao gồm:

 Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiềnchung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực

 Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếuđòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

 Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, tráiphiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

 Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài củangười cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào vàmang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

 Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trườnghợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanhtoán quốc tế

Ngoại hối

Nghĩa rộng

Nghĩa thực tế

Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ

Vàng tiêu chuẩn quốc tế

Nội tệ do người kh.cư trú nắm

Ngoại tệ

Trang 7

1.2 Thị trường ngoại hối

1.2.1 Khái niệm thị trường ngoại hối:

Bằng tiếng Anh, thị trường ngoại hối là: The Foreign Exchange Market, đượcviết tắt là FOREX hoặc FX

Hiểu một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua, bán

các đồng tiền khác nhau.

Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng

(chiếm 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy, theo nghĩa hẹp (nghĩa thực tế), thị

trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trường Interbank.

1.2.2 Đặc điểm thị trường ngoại hối (Forex)

- Forex không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữa hình nhất định, mà làbất cứ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau, do đó, nó còn đượcgọi là thị trường không gian (space market)

- Đây là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ Do sự chênh lệch múigiờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm

- Trung tâm của Forex là thị trường liên ngân hàng (Interbank) và các thành

viên chủ yếu là các NHTM, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW Doanh số trênInterbank chiếm 85% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu

- Các nhóm thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệ với nhau liên tụcthông qua điện thoại, mạng vi tính, telex, fax Do đó, thông tin được truyền rất nhanh

và hiệu quả

- Thị trường có tính toàn cầu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch lớn,hàng hóa (ngoại tệ) đồng chất dẫn đến chi phí giao dịch cực thấp và hoạt động của thịtrường trở nên hiệu quả

- Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm 41.5% tổng

số tiền tham gia

- Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâmlý nhất là các chính sách tiền tệ của các nước phát triển

Trang 8

- Forex phát triển rất nhanh trong các thập niên qua, đặc biệt là từ cuối nhữngnăm 80.

1.2.3 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối

1.2.3.1 Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients)

Nhóm khách hàng mua bán lẻ (retail clients hay bank customers) bao gồm cáccông ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu cầumua bán ngoại hối nhằm hai mục đích:

Thứ nhất, chuyển đổi ngoại tệ.

Thứ hai, phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

1.2.3.2 Các Ngân hàng Thương mại (Commercial Bank)

Các NHTM tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm hai mục đích:

Thứ nhất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bằng cách mua hộ và bán hộ cho

nhóm khách hàng mua bán lẻ

Thứ hai, kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi

khi tỷ giá thay đổi

Trên Interbank, các ngân hàng giao dịch với nhau theo hai phương thức:

- Giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với nhau (Direct Bank)

- Giao dịch gián tiếp với nhau qua môi giới (Indirect Bank)

1.2.3.3 Những nhà môi giới ngoại hối (foreign exchange brokers)

Ngoài hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau, hìnhthức giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới ngoại hối cũng phát triển

Ưu điểm, nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại

tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá chàobán cho khách hàng một cách nhanh, rộng khắp với giá tay trong (inside rate)

Nhược điểm, các ngân hàng phải trả giá cao cho những nhà môi giới một khoản

phí (brokerage fee), làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại

Một người muốn hành nghề môi giới ngoại hối phải có giấy phép Các nhà môigiới này chỉ cần cung cấp dịch vụ môi giới chứ không được mua bán cho chính mình

1.2.3.4 Các Ngân hàng Trung ương (Central Bank)

Ngân hàng trung ương (NHTW) tham gia thị trường FOREX nhằm ba mụcđích:

Thứ nhất, can thiệp lên tỷ giá Các NHTW không thờ ơ trước sự biến động tỷ

giá đối với đồng tiền mình đang phát hành Trong chế độ tỷ giá biến đổi, các NHTWthường xuyên can thiệp bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hốinhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà NHTW thấy có lợi Trong chế độ tỷ giá cố

Trang 9

định, can thiệp của NHTW lên thị trường ngoại hối là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giátrong một biên độ nhất định NHTW mua nội tệ vào khi cung nội tệ lớn hơn cầu vàngược lại, tiến hành bán nội tệ khi cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối, nhờ đó

mà tỷ giá được duy trì

Thứ hai, mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ

ngoại hối quốc gia

Thứ ba, NHTW còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phủ.

1.3 Cấu trúc thị trường ngoại hối Việt Nam

Cấu trúc thị trường ngoại hối Việt Nam được phân chia theo chức năng nghiệp

vụ, bao gồm:

1.3.1 Nghiệp vụ giao ngay (Sport transaction)

 Khái niệm: Là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giaongoại tệ được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thỏathuận hợp đồng mua bán

 Đặc điểm của tỷ giá: Là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểmgiao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiệnhành của Ngân hàng nhà nước

1.3.2 Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn (Forward transaction)

 Khái niệm: Là giao dịch trong đó 2 bên cam kết sẽ mua bán với nhaumột số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định về việc thanh toán sẽ được thực hiệntrong tương lai

Ngày giao dịch = ngày thỏa thuận + kỳ hạn + 2 ngày

 Đặc điểm của tỷ giá: Là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xácđịnh ở hiện tại Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn vàđược xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ

 Ưu điểm:

- Được coi như là công cụ phòng chống rủi ro biến động tỷ giá hối đoái cho cácđối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối

Trang 10

- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư khảo sát biến động tỷ giá thịtrường, nếu dự đoán tỷ giá tăng trong tương lai thì nên quyết định mua kỳ hạn hoặcngược lại, dự đoán ngoại tệ có xu hướng giảm thì tốt nhất nên bán nhằm hạn chế sựthiệt hại về thu nhập khi tỷ giá biến động.

 Nhược điểm:

- Là giao dịch bắt buộc nên đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thựchiện hợp đồng

- Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng nhu cầu khi nào khách hàng cần mua bán ngoại

tệ trong tương lai còn ở hiện tại thì không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ

- Giao dịch kỳ hạn cũng trở thành công cụ đầu cơ trên thị trường hối đoái đểkiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá

1.3.3 Nghiệp vụ hoán đổi (Swaps transaction)

 Khái niệm: Là thỏa thuận giữa một ngân hàng với một chủ thể về việcđồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào vàbán ra là khác nhau Hai bên thỏa thuận các nội dung sau: thời gian giao dịch, điềukiện thực hiện, tỷ giá hoán đổi

 Đặc điểm của tỷ giá: Được xác định thông qua hai tỷ giá: tỷ giá giaongay và tỷ giá kỳ hạn

 Nhược điểm:

- Mất cơ hội kinh doanh nếu tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng

- Nó chỉ quan tâm tới tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm kỳhạn mà không quan tâm tới sự biến động tỷ giá trong suốt quãng thời gian giữa haithời điểm đó

1.3.4 Nghiệp vụ giao dịch tương lai (Futures transaction)

 Khái niệm: Là giao dịch mua hoặc bán số lượng lớn ngoại tệ theo giá xácđịnh do hai bên thỏa thuận, việc chuyển ngoại tệ được thực hiện trong tương lai thôngqua Sở giao dịch hối đoái Đây được coi là loại hợp đồng có tính thanh khoản hơn hợpđồng kỳ hạn bởi phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra đảo hợp đồng bất cứ khi nào mộtbên yêu cầu và trở thành công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ

 Đặc điểm của tỷ giá: Tỷ giá thỏa thuận

Trang 11

1.3.5 Nghiệp vụ quyền chọn (Options transaction)

 Khái niệm: Là công cụ tài chính mà cho phép người mua nó có quyền,nhưng không bắt buộc, được mua bán một công cụ tài chính khác ở một mức giá vàthời hạn được xác định

 Đặc điểm của tỷ giá: Là tỷ giá được áp dụng nếu người mua quyền yêucầu thực hiện quyền chọn

 Ưu điểm: Kiểm soát rủi ro ngoại hối; tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu tỷgiá biến động thuận lợi

 Nhược điểm: Tốn chi phí mua quyền chọn cho dù có thực hiện haykhông thực hiện quyền chọn

Trang 12

PHẦN 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 2.1 Những dấu mốc đáng chú ý

Thị trường ngoại hối - Forex - thị trường liên ngân hàng được hình thành vàonăm 1971 với việc bãi bỏ các thỏa thuận Bretton Woods và chuyển sang chế độ tỷ giá

cố định cho đến chế độ tỷ giá thả nổi

Tại Việt Nam, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các giao dịch kinh

tế với nước ngoài mở rộng sang khắp các châu lục trên thế giới, nhu cầu thanh toánbằng ngoại tệ ngày càng lớn Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu có nhiều triển vọng.Trước tình hình này, đòi hỏi phải có một thị trường ngoại hối ra đời để kịp đáp ứngnhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển kịp thời với các nước khác trên thế giới.Việc hình thành thị trường ngoại hối tại Việt Nam được tiến hành từng bước:

Năm 1991, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ được thành lập và hoạt động với mụctiêu: Thiết lập thị trường ngoại hối chính thức cho giao dịch giữa ngân hàng và cácđơn vị kinh tế; Đánh giá và đo lường cung cầu ngoại tệ trên thị trường; Quyết định tỉgiá chính thức hợp lý giữa USD và VND; Chuẩn bị những điều kiện ban đầu cho việchình thành thị trường tài chính trong tương lai

Năm 1994, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt động thay vào đó là thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng, nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức cho giaodịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) và tạo cơ sở hình thành thịtrường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai Trước năm 1998, trên thị trường các giaodịch chủ yếu là giao dịch giao ngay Kể từ năm 1998, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn vàhoán đổi mới chính thức được đưa vào giao dịch

Cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể

về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch, thu hút được sự tham gia của nhiềudoanh nghiệp và NHTM trong và ngoài nước NHTM đóng vai trò nòng cốt trên thịtrường ngoại hối và đóng vai trò trung gian trong các giao dịch kinh doanh ngoại tệnhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng là các doanh nghiệp, đặc biệt là cáccông ty xuất nhập khẩu Ngoài ra, các NHTM còn mua bán ngoại tệ với nhau trên thịtrường nhằm mục tiêu thu lợi nhuận và đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại tệ khi cần

để giảm thiểu rủi ro

2.2 Đặc trưng thị trường ngoại hối Việt Nam

Tại các nước phát triển, nhìn chung thị trường ngoại hối đã phát triển và hoàn

thiện ở mức cao Điều kiện cho trị trường ngoại hối hoạt động tại những nước nàytương đối thuận lợi: hệ thống pháp luật về quản lý kinh doanh tiền tệ đầy đủ và đồng

bộ, cơ chế điều hành tỷ giá theo quan hệ cung cầu, thị trường tiền tệ, thị trường chứng

Trang 13

khoán đã phát triển Ở các nước như Anh, Mỹ, Nhật, thị trường ngoại hối có tổ chứcphát triển mạnh mẽ khiến các thị trường không có tổ chức hầu như bị xóa sổ.

Tại các nước đang phát triển, nền kinh tế còn đang trong thời kì chuyển đổi,

thường gặp các hạn chế như: thị trường tài chính, thị trường chứng khoán chưa thực sựphát triển mạnh và ổn định, hành lang pháp lý cho các giao dịch hối đoái chưa đầy đủ

và đồng bộ, công nghệ ngân hàng còn hạn chế…Việt Nam là một trong các quốc gia

có những nét đặc trưng về thị trường ngoại hối như trên

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách ngoại hối đóng vai tròquan trọng, làm sao để vừa tranh thủ được các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy hoạt độngthương mại, đầu tư, du lịch, kiều hối nhưng lại phải đảm bảo được chủ quyền của đồngViệt Nam, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ Trong thời gian qua,chính sách tiền tệ đã có những thay đổi quan trọng, một số quy định đã thông thoánghơn, mở ra nhiều nghiệp vụ mới, đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối

Tuy nhiên, đến nay ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kémphát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số NHTM mặc dù đãtriển khai nghiệp vụ Option nhưng không có giao dịch Mặc dù trên thế giới cácnghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đãđược sử dụng từ lâu với doanh số hàng ngay lên tới hàng trăm tỉ USD

Số liệu sau đây phản ánh số lượng giao dịch các nghiệp vụ trong năm 2011 tạiVietinbank, 1 NHTM lớn của Việt Nam:

Nghiệp vụ Tổng số lượng giao

Như vậy, trong bốn nghiệp vụ chính trên, Spot vẫn là nghiệp vụ được ưa thích

và thực hiện nhiều hơn cả, chiếm tới hơn 84% khối lượng giao dịch Riêng nghiệp vụOption, người viết hầu như không thể sưu tầm được số liệu do nghiệp vụ này,Vietinbank cũng mới được NHNN cấp phép cho thực hiện giao dịch

Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm tỷ giá tạiViệt Nam đang gặp nhiều khó khăn

Nguyên nhân chủ yếu được xác định:

Một là: thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng Đây chính là vấn đề cốt

lõi, vì trước đây, tỉ giá USD/ VND thường xuyên ổn định ở mức trần so với giá mà

Trang 14

NHNN công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá Tuynhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến động và đảochiều mạnh mẽ của VND so với USD, tỷ giá giao dịch giảm xuống giao dịch tại mứcsàn Nguyên nhân là do một lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, giántiếp của nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mấtcân đối cung cầu Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đối diện với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặcbiệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thủy sản, dệt may, cà phê Mặc dù vậy,các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quantâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.

Hai là: thiếu cơ sở pháp lý Trong vài năm trở lại đây, NHNN đã cho phép các

NHTM thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối, quyềnchọn vàng, hoái đổi lãi suất Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh cònchưa đầy đủ, ngoại trừ các giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN làquyết định số 1133/2003/QĐ – NHNN, ngày 30/09/2003 Mặc dù hiện nay tất cả cácNHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được phépquyền chọn giữa ngoại tệ với ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phảiđược phép từ NHNN Trên thưc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyểnđổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động sản xuất trong nước mà hầu như khôngchuyển đổi từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác Đây cũng là trở ngại lớn đối với cácNHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp

Ba là: thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về công cụ phái sinh Sản phẩm phái

sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trườngViệt Nam Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin

dự báo rủi ro tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác và cập nhật liên tục; phải có công cụ đolường và cảnh bảo rủi ro, tỷ giá, lãi suất, đội ngũ quản lý, các giao dịch viên chuyênnghiệp Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từlâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểubiết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế

2.3 Điều kiện phát triển các công cụ phái sinh ngoại hối tại Việt Nam

Từ thực tế trên, để ứng dụng và phát triển công cụ phái sinh tại Việt Nam cầnphải có các điều kiện sau:

Thứ nhất, về khách quan, tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các

doanh nghiệp phải quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá Các NHTM cũngrất muốn triển khai các sản phẩm dịch vụ mới nhưng không thể “cố ép” khách hàng sửdụng khi thực sự họ chưa có nhu cầu

Trang 15

NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoạihối phản ánh đúng quan hệ cung – cầu ngoại tệ NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độdao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ nàycho phù hợp với thị trường Đây chính là cơ sở để các NHTM và các doanh nghiệplàm quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá Bên cạnh đó, NHNN cũngcần ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướngdẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hànhlang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM Cho phép các NHTM chủ độngthực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phái sinh Tránh

để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngânhàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi sự cố xảy ra.NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hình nhằm hìnhthành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là mộtthành viên thị trường NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua, người báncuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia

Hai là, về phía các NHTM, cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới

thiệu, tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giávừa giúp cho khách hàng hiểu biết về công cụ phái sinh ngoại hối Phát triển các công

cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọnloại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh Khi sử dụng các công

cụ phái sinh doanh nghiệp có có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn Mặt khác,cần tập trung ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thịtrường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nóiriêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp về cả lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng.Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối vàthị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọnlọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến thị trường nhằm sửdụng công cụ phái sinh một cách có hiệu quả nhất Thông qua đó để có những tư vấn,hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối

Ba là, về phương tiện, thiết bị Ngoài những phương tiện, thiết bị hiện có của

Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, cần trang bị thêm phần xử lý,quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh Mở rộng quan hệ hợp tác vớicác ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ vềkiến thức, về hệ thống phân tích rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công

cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng

Ngày đăng: 30/05/2018, 14:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w