Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, người khai sinh ra Nhà nước Việt Nam d
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN QUỐC DŨNG
SƯU TẦM, THU THẬP TÀI LIỆU PHÔNG LƯU TRỮ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CỦA KHO LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG -
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
1 Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Mục tiêu đề tài 6
3 Phạm vi đề tài 6
4 Đối tượng nghiên cứu 6
5 Lịch sử nghiên cứu 7
6 Nguồn tài liệu tham khảo 11
7 Phương pháp nghiên cứu 12
8 Bố cục đề tài 14
Chương 1- TỔNG QUAN VỀ PHÔNG LƯU TRỮ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 16
1.1 Sơ lược tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh 16
1.2 Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khái niệm, nội dung,
thành phần, đặc điểm và ý nghĩa 23
1.2.1 Sơ lược về phông lưu trữ cá nhân 23
1.2.2 Khái niệm, thành phần, nội dung Phông lưu trữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh 27
1.2.3 Đặc điểm Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh 31
1.2.4 Ý nghĩa Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh 45
Chương 2- TÌNH HÌNH SƯU TẦM, THU THẬP VÀ QUẢN LÝ PHÔNG LƯU TRỮ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CỦA KHO LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG 49
2.1 Vài nét về cơ quan quản lý Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh 49
2.2 Chủ trương của Trung ương Đảng về việc sưu tầm, thu thập
và quản lý tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh 52
2.3 Tình hình sưu tầm, thu thập tài liệu Phông lưu trữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh 61
2.3.1 Các biện pháp sưu tầm, thu thập của Cục Lưu trữ 61
Trang 42.3.2 Kết quả sưu tầm, thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh 66
2.3.3 Quản lý và khai thác sử dụng những tài liệu sưu tầm, thu thập 74
2.4 Đánh giá chung 75
2.4.1 Ưu điểm và kết quả đạt được 76
2.4.2 Những vấn đề tồn tại 78
Chương 3- CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
SƯU TẦM, THU THẬP VÀ QUẢN LÝ PHÔNG LƯU TRỮ
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 83
3.1 Giải pháp về quản lý Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh 83
3.2 Giải pháp về sưu tầm, thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh 87
3.3 Giải pháp về tổ chức chỉnh lý khoa học tài liệu Phông lưu trữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh 93
3.4 Các giải pháp khác có liên quan 100
3.4.1 Đa dạng hoá các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu
thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh 100
3.4.2 Về công tác tổ chức, cán bộ 103
KẾT LUẬN 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
PHỤ LỤC 111
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, người khai sinh
ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã hình thành nên một khối lượng lớn tài liệu lưu trữ Đây là một di sản, một kho tri thức vô giá của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; có “giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc gia”
Tài liệu lưu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh chứa đựng nhiều quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại…
Tưởng nhớ Người, ngành lưu trữ Đảng nói riêng và lưu trữ Việt Nam nói chung phải gìn giữ cho bằng được di sản tài liệu lưu trữ mà Người đã để lại và khai thác sử dụng có hiệu quả di sản ấy phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Nhận rõ tầm quan trọng về tài liệu lưu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 07-01-1978, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về việc tập trung toàn bộ tài liệu lưu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xuất bản Hồ
Chí Minh toàn tập, Nghị quyết khẳng định : “Những tác phẩm của Người là
tài sản vô cùng quý giá của Đảng ta và dân tộc ta” [5, tr 19-22]
Đặc biệt, ngày 19-5-1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VI) đã ban hành Quyết định số 89-QĐ/TW về việc quản lý tập trung toàn bộ tài liệu lưu trữ về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh Ban Bí
Trang 6thư khẳng định : “Toàn bộ tài liệu về thân thế, sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản rất quý báu của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, trong đó có nhiều tài liệu thuộc loại tuyệt mật và tối mật, phải được quản lý tập trung thống nhất, sử dụng theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư
Không một cá nhân, tổ chức nào được giữ lại để dùng riêng những tài liệu lưu trữ về thân thế, sự nghiệp, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và bản sao những tài liệu mật của Người và liên quan đến Người chưa được phép công bố” [19, tr 42]
Ngày 10-10-1989, Ban Bí thư ban hành Quyết định số 94-QĐ/TW về việc thành lập Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm mục đích tập trung thống nhất, bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả các tài liệu của Chủ tịch
Hồ Chí Minh phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế khu vực và thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa được đẩy lùi; các thế lực thù địch đang gia tăng chống phá sự nghiệp cách mạng chính nghĩa của dân tộc
ta, mưu toan xoá bỏ nền tảng tư tưởng và phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, bôi nhọ lãnh tụ, hạ bệ thần tượng… đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải tìm hiểu, nghiên cứu về Hồ Chí Minh thông qua các văn kiện, tác phẩm của Người để chống lại những luận điệu sai trái đó và giải đáp các vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn cách mạng đất nước
Vì vậy, đòi hỏi phải sưu tầm, thu thập đầy đủ tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và các công tác nghiên cứu khác…
Cho đến nay, còn nhiều tác phẩm, văn kiện của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc liên quan đến Người chưa được sưu tầm, thu thập và có hệ thống; chúng
Trang 7ngoài nước Vì vậy, đã ảnh hưởng đến công tác quản lý tập trung thống nhất, bảo vệ bí mật tài liệu thuộc Phông mà Đảng ta chưa công bố hoặc không công bố… Bên cạnh đó, do bảo quản phân tán nên cho đến nay chúng ta chưa có điều kiện đánh giá toàn diện và đầy đủ về giá trị Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh và ý nghĩa của phông đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhất
là trong thời điểm toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 06-CT/TW, ngày 7-11-2006 của Bộ Chính trị
Tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh được lưu giữ ở các
cơ quan, tổ chức, cá nhân còn khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản chuyên dụng, nên đã ảnh hưởng tới tuổi thọ của tài liệu
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Bác Hồ đã bôn ba qua nhiều quốc gia của nhiều châu lục khác nhau Quá trình đó đã hình thành nên một khối lượng không nhỏ tài liệu phản ánh về hoạt động, về lý tưởng, chí hướng cách mạng của Người mà hiện nay đang được lưu giữ ở các nước sở tại Thời gian gần đây, ở một số kho lưu trữ nước ngoài, những tài liệu hình thành trong cuộc đời hoạt động của Bác hoặc liên quan đến Bác đã bị kẻ xấu chiếm dụng, lấy cắp… làm sở hữu riêng khiến chúng ta phải suy nghĩ, tìm ra biện pháp để sưu tầm về Kho Lưu trữ Trung ương lưu giữ lâu dài, phục vụ lợi ích chung của Đảng ta, các nhà nghiên cứu và nhu cầu của đông đảo bạn đọc trong nước
và ngoài nước
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng (*)
- Thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp cao học
ngành Lưu trữ học Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sưu tầm, thu thập và quản
(*)
Hiện nay “Kho Lưu trữ Trung ương Đảng” chưa có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng; song cụm từ này đã được đề cập tới nhiều văn bản như Quyết định 20-QĐ/TW ngày 23-9-1987 về Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Quyết định 21-QĐ/TW ngày 23-9-1987 thành lập Cục Lưu trữ Trung ương Đảng…
Trang 8lý Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đề tài đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác này của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng
2 Mục tiêu đề tài
- Thứ nhất, giới thiệu tổng quan về Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí
Minh
- Thứ hai, nghiên cứu tình hình sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu
Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp về sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu
Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm :
- Tài liệu về tiểu sử và liên quan đến tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tài liệu về hoạt động của Bác trong các cơ quan Đảng và Nhà nước
- Các bài viết, bài nói của Bác và các tài liệu có bút tích của Người
- Thư từ (gồm cả thư của Bác gửi cho đồng bào, đồng chí và bè bạn quốc tế và thư của đồng bào, đồng chí, bè bạn quốc tế gửi đến Người)
- Phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm về hoạt động của Người
- Tài liệu đến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có bút tích của Bác
- Tài liệu của mật thám Anh, Pháp… theo dõi về Bác trong những năm tháng hoạt động cách mạng của Người
- Tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện đang bảo
Trang 95 Lịch sử nghiên cứu
Cho đến nay, phông lưu trữ cá nhân đã được một số lưu trữ, nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước nghiên cứu, vận dụng vào thực tế
Ở nước ngoài, Liên Xô đã ban hành các văn bản về phông lưu trữ cá
nhân như : Hướng dẫn chỉnh lý khoa học kỹ thuật tài liệu xuất xứ cá nhân
(năm 1958); “Những hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác lưu trữ với các
phông xuất xứ cá nhân” (năm 1967); “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác bổ sung tài liệu xuất xứ cá nhân” (năm 1969) Đồng thời cũng đã có nhiều bài
viết của các nhà nghiên cứu Liên Xô về phông lưu trữ cá nhân
Đối với Trung Quốc, phông lưu trữ cá nhân cũng ít được đề cập và lưu trữ Trung Quốc chỉ lập duy nhất phông lưu trữ cá nhân đối với tài liệu của Chủ tịch Mao Trạch Đông, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc khác không lập phông lưu trữ cá nhân
Ở trong nước, phông lưu trữ cá nhân đã được đề cập đến trong một số
đề tài, bài viết và giáo trình nghiên cứu như sau :
Trong những năm 1980, Cục Lưu trữ Nhà nước đã nghiên cứu đề tài
“Xác định tiêu chuẩn thành lập phông lưu trữ cá nhân các nhà hoạt động quản lý Nhà nước” (1986), đề tài “Tiêu chuẩn thành lập phông lưu trữ cá nhân thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật” (1987-1988) Các đề tài này đã đề ra
các tiêu chuẩn thành lập phông lưu trữ cá nhân của các nhà hoạt động quản lý Nhà nước, các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học nghệ thuật để làm cơ
sở thu thập tài liệu của các cá nhân
Giáo trình “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ” của các tác giả Đào
Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn Thâm (xuất
bản năm 1990) đã đưa ra định nghĩa : “Phông lưu trữ cá nhân là toàn bộ tài
liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của một nhân vật riêng biệt được đưa vào bảo quản trong một kho lưu trữ nhất định Phông lưu trữ cá nhân thường được thành lập đối với các nhà hoạt động xuất sắc trên các lĩnh
Trang 10vực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật mà tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của họ có ý nghĩa chính trị, khoa học, lịch
sử và các ý nghĩa khác” [26, tr 60]
Năm 1998, trong luận văn thạc sỹ ngành lưu trữ và tư liệu học với đề
tài: “Vấn đề xây dựng phông lưu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu tại
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn”, tác giả Nguyễn Văn Trình cho
rằng, định nghĩa phông xuất xứ cá nhân đã được nêu trong giáo trình “Lý luận
và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô”, xuất bản năm 1980 là chưa bao quát
được toàn bộ tài liệu thuộc phông lưu trữ cá nhân Tác giả giải thích : “Trong
thực tế, tài liệu của phông lưu trữ cá nhân không những được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của mỗi cá nhân, mà nó còn có một nguồn tài liệu được sản sinh sau khi cá nhân đó qua đời” [33, tr 07] Cũng trong
luận văn này, tác giả đã đưa ra hai căn cứ cơ bản làm cơ sở nghiên cứu khi thành lập phông lưu trữ cá nhân là ý nghĩa cuộc đời hoạt động của cá nhân và thành phần tài liệu của phông cá nhân Ngoài ra Nguyễn Văn Trình còn nêu lên những căn cứ để xây dựng phông cá nhân của các nhà khoa học xã hội và nhân văn như nhà khoa học có những công trình nghiên cứu giá trị; được tặng những giải thưởng lớn; có học hàm, học vị; đạt các danh hiệu khoa học cao trong nước và quốc tế; có khối lượng tài liệu tương đối đầy đủ…
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, việc nghiên cứu về Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung, công tác sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu nói riêng còn ít được quan tâm, mới chỉ có một số nghiên cứu sơ lược là :
Trong cuốn “Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu về Hồ Chí Minh” do Phó giáo sư Song Thành chủ biên, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia ấn hành năm 1997 đã đề cập : Việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh có nhiều vấn đề phải bàn, song trước mắt, có hai vấn đề cấp bách cần
giải quyết, vấn đề đầu tiên là “Đổi mới công tác tư liệu về Hồ Chí Minh
Trang 11thống tư liệu đã có Muốn nâng cao chất lượng nghiên cứu về Hồ Chí Minh trên phạm vi toàn xã hội, trước hết phải xây dựng được một hệ thống tư liệu đầy đủ, chính xác, đã qua xử lý khoa học và đến tay được đông đảo nhà nghiên cứu (Bộ Hồ Chí Minh toàn tập và bộ Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử
đã đáp ứng được phần nào yêu cầu trên) Tuy nhiên, hiện còn một bộ phận quan trọng tư liệu về Hồ Chí Minh vẫn chưa được sưu tầm và khai thác đầy
đủ Do đó, muốn cải tiến và nâng cao chất lượng nghiên cứu về Hồ Chí Minh thì một trong những công việc quan trọng đầu tiên là phải sưu tầm và khai thác được đầy đủ hệ thống tư liệu chính xác, bảo đảm tính khoa học và tính thuyết phục cao” [29, tr 9]
Tập san Văn thư lưu trữ trước đây, nay là Tạp chí Văn thư, Lưu trữ Việt Nam có một số bài viết đề cập đến tài liệu lưu trữ cá nhân và việc sưu
tầm tài liệu lưu trữ cá nhân, như bài “Kho Lưu trữ Nhà nước Trung ương với
công tác sưu tầm, thu thập tài liệu xuất xứ cá nhân” (Tập san Văn thư lưu trữ
số 1-1989) Trong bài “Tăng cường công tác thu thập, quản lý tài liệu phông
lưu trữ cá nhân tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng” (Tạp chí Lưu trữ Việt
Nam, số 5-2002), tác giả Phạm Thị Thu Hiền đã đề cập đến thực trạng việc
quản lý tài liệu phông lưu trữ cá nhân của Kho Lưu trữ Trung ương, trong đó
có khó khăn do chưa xác định được ranh giới tài liệu phông cá nhân, “tính trung bình mỗi năm, tài liệu phông lưu trữ cá nhân nộp lưu về Kho Lưu trữ Trung ương khoảng gần 300 cặp, trong đó chiếm số lượng lớn nhất là tài liệu của các đồng chí Tổng Bí thư, Thường trực Bộ Chính trị - Ban Bí thư và đồng chí Bí thư trực”, “chỉ có phông các đồng chí Tổng Bí thư, Thường trực Bộ Chính trị - Ban Bí thư và một số đồng chí lãnh đạo các ban đảng có tương đối đầy đủ tài liệu”…
Tác giả Nguyễn Lệ Nhung với bài “Tài liệu lưu trữ Đảng và công tác
nghiên cứu, biên soạn lịch sử” (Tạp chí Dấu ấn thời gian, số 4-2007) cũng
phân tích ý nghĩa của tài liệu lưu trữ Đảng và đề xuất bổ sung tài liệu còn
Trang 12thiếu trong các phông của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, trong đó có tài liệu của Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh Song đây cũng chỉ là những ý kiến chung, chưa tập trung vào việc sưu tầm, thu thập tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong bài viết của mình trên Tạp chí Dấu ấn thời gian, số 3-2006, “Tổ
chức khoa học tài liệu Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - Thực trạng và kinh nghiệm”, chúng tôi đã nêu lên sự cần thiết phải sưu tầm, thu thập tài liệu của
Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh Và gần đây, trên Tạp chí Văn phòng cấp
uỷ, số 24, tháng 9-2009 với bài “Tìm hiểu công tác sưu tầm, thu thập và quản
lý tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh” chúng tôi đã đề cập sâu hơn
về việc sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh Tuy nhiên, các bài viết trên cũng chưa thực sự có những phân tích sâu, đánh giá và đề xuất cụ thể
Nhìn từ góc độ nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung, chúng ta dễ dàng nhận thấy, trong thời gian qua, việc nghiên cứu đã không ngừng được
mở rộng và phát triển cả về nội dung nghiên cứu lẫn quy mô nghiên cứu Từ chức năng, nhiệm vụ của một số ít cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyên trách; đến nay nó đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn hệ thống chính trị
và toàn xã hội Tuy nhiên, đối với ngành lưu trữ nước ta, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh dưới góc độ là đối tượng của lưu trữ học vẫn chưa có sự quan tâm thích đáng; công tác sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh theo yêu cầu chỉ đạo của Trung ương Đảng chưa được coi trọng
Tóm lại, ngoài quy định rất sớm về lưu trữ cá nhân của Liên Xô trước đây, việc nghiên cứu về phông lưu trữ cá nhân nói chung của Việt Nam còn
có mức độ; ngoài những quy định chung của Đảng và Nhà nước, những công trình, bài viết của các tác giả mới chỉ đề cập một cách sơ bộ, khái quát về việc
Trang 13nghiên cứu về việc sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh Đây là một khó khăn không nhỏ đối với tác giả Bên cạnh
đó, việc tìm hiểu về tài liệu lưu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các cơ quan,
tổ chức cũng không dễ dàng vì các cơ quan thường giới hạn đối tượng khai thác; ít công bố minh bạch tình hình lưu trữ tài liệu của Bác Mặt khác, nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung là công việc còn mới và khó đối với nhiều nhà nghiên cứu và bản thân tác giả
6 Nguồn tài liệu tham khảo
Để nghiên cứu luận văn này, chúng tôi tập trung vào các nguồn tài liệu sau :
Thứ nhất, các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác lưu trữ nói
chung và lưu trữ tài liệu xuất xứ cá nhân nói riêng như : Quyết định số QĐ/HĐBT ngày 26-12-1981 của Hội đồng Bộ trưởng về Phông lưu trữ quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia
168-2001, Nghị định 111/2004/NĐ-CP ngày 08-4-2004 của Chính phủ về công tác lưu trữ; Quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23-9-1987, Quy định 210-QĐ/TW ngày 6-3-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Quy chế số 22-QC/TW ngày 19-10-2006 của Ban Bí thư Trung ương về việc thu hồi tài liệu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã chuyển công tác khác, nghỉ hưu, từ trần…
Thứ hai, giáo trình Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ (1990) do
Vương Đình Quyền chủ biên, cuốn Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của
Liên Xô…
Thứ ba, các văn kiện, sách, báo, bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc
biệt là các quan điểm của Đảng ta về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là trong các văn kiện ở thời kỳ đổi mới, từ Đại hội VI, VII, VIII, IX và Đại hội X Bên cạnh đó là các tác phẩm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước như đồng chí
Trang 14Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… viết về Hồ Chủ tịch nhân lễ kỷ niệm ngày sinh hoặc ngày mất của Người
Ngoài ra là các bài viết, công trình của các nhà nghiên cứu trong nước
hoặc nước ngoài dịch ra tiếng Việt như cuốn Hồ Chí Minh của T.Lacouture,
Đồng chí Hồ Chí Minh của E.Côbelép, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tiểu sử và sử nghiệp của Viện Lịch sử Đảng, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử của Viện Hồ
Chí Minh và các lãnh tụ, Hồ Chí Minh - Tiểu sử của Bảo tàng Hồ Chí Minh;
các bài viết, tham luận của học giả trong và ngoài nước tại Hội thảo do Uỷ ban UNESCO của Việt Nam tổ chức nhân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người
Thứ tư, tài liệu của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, gồm : Phông lưu
trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh; tài liệu các phông Ban Chấp hành Trung ương, phông đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh… nói về cuộc đời, sự nghiệp và hoạt động của Bác; tài liệu phông Văn phòng Trung ương, Cục Lưu trữ Trung ương Đảng về công tác sưu tầm, thu thập tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh; các tư liệu của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương có liên quan đến Hồ Chí Minh
Ngoài ra, chúng tôi đã tìm hiểu tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch
Hồ Chí Minh nhưng đang bảo quản ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Bảo tàng Cách mạng…
Thứ năm, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, khoá luận tốt
nghiệp của học viên, sinh viên ngành lưu trữ đã giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thực trạng công tác bổ sung, thu thập tài liệu của các kho lưu trữ khác, qua đó giúp chúng tôi có những tìm hiểu, nhận định khách quan về việc sưu tầm, thu thập tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng
7 Phương pháp nghiên cứu
Trang 15Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau :
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin : chúng tôi sử dụng
phương pháp này để có phương pháp luận khách quan, biện chứng về việc sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kho Lưu trữ Trung ương
- Phương pháp sử liệu học : Là người khai sinh ra Đảng Cộng sản Việt
Nam nên hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn gắn với các sự kiện lịch
sử của Đảng, của đất nước nên chúng tôi sử dụng phương pháp sử liệu học để nghiên cứu về đặc điểm tài liệu, loại hình tài liệu và giá trị tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp : Nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí
Minh là một vấn đề khó, công tác sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ của Người cũng là vấn đề cần phải phân tích tình hình thực tiễn cũng như các vấn đề lý luận liên quan để luận giải làm sáng tỏ yêu cầu phải thu thập, sưu tầm tài liệu lưu trữ của Người… Đồng thời, cũng thông qua phương pháp này, chúng tôi nghiên cứu một cách vừa khái quát, vừa cụ thể để tìm ra cái chung và cái riêng trong việc nghiên cứu đề tài
- Phương pháp khảo sát : Tài liệu lưu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
hiện nay nằm rải rác ở nhiều kho lưu trữ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
Do đó, chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát tình hình thực tế tài liệu lưu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kho Lưu trữ Trung ương và một số kho lưu trữ của Nhà nước Trong quá trình khảo sát, chúng tôi chú ý nghiên cứu về các bản thảo, bản nháp, bản gốc tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản có bút tích của Người hoặc do tài liệu Người trực tiếp đánh máy, viết tay; Đồng thời, chúng tôi còn khảo sát tình hình tài liệu sau các đợt đi sưu tầm, thu thập tài liệu của Bác ở trong nước và ngoài nước
Trang 16- Phương pháp phỏng vấn : Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã phỏng vấn
các chuyên gia, các cán bộ lưu trữ trực tiếp quản lý Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kho Lưu trữ Trung ương; các cán bộ từng tham gia sưu tầm, thu thập tài liệu của Bác và một số cán bộ có kinh nghiệm công tác của Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương và các cơ quan lưu trữ, bảo tàng, viện nghiên cứu
có liên quan
8 Bố cục đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, đề tài có bố cục như sau :
Chương 1- Tổng quan về Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đây là chương cơ sở đặt nền tảng cho các chương sau Ở chương này chúng tôi đề cập một số vấn đề cơ bản của phông lưu trữ cá nhân; tiểu sử hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh; khái niệm, nội dung, thành phần, đặc điểm,
vị trí và ý nghĩa tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chương 2- Tình hình sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng
Đây là chương chính của luận văn Trong chương này, chúng tôi trình bày chủ trương của Trung ương Đảng về tập trung quản lý thống nhất tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh; các biện pháp, kết quả sưu tầm, thu thập và xử lý khối tài liệu sưu tầm, thu thập thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Trên cơ sở đó, chương 2 đã đánh giá ưu điểm, kết quả đạt được và những tồn tại về công tác sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chương 3- Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Từ thực trạng công tác sưu tầm, thu thập tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch
Hồ Chí Minh, trong chương 3 chúng tôi đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác sưu tầm, thu thập và quản lý tài liệu
Trang 17Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Viện Lịch sử Đảng, Thông tấn xã Việt Nam, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng… một số cán bộ, chuyên gia lưu trữ đã có nhiều giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư Vương Đình Quyền - người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tác giả
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của các cơ quan,
tổ chức, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và các bạn
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2009
HỌC VIÊN
Nguyễn Quốc Dũng
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN VỀ PHÔNG LƯU TRỮ
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
1.1 Sơ lược tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc thành phần nông dân ở thôn Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền cách mạng từ lâu đời [35, tr 18]
Cha là Nguyễn Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An Năm 1901, ông thi Hội và đậu phó bảng Tuy đỗ cao nhưng vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, ghét thói xu nịnh, cam phận của các quan lại triều đình nhà Nguyễn
Mẹ là Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868 trong một gia đình nho học Bà
là một phụ nữ thông minh, hiền hậu đảm đang, sống nghề làm ruộng, dệt vải
và chăm lo dạy dỗ các con Bà qua đời tại Huế năm 1901 khi mới 33 tuổi
Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung Trong nhiều năm hoạt động lấy tên là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác như Lý Thuỵ, Anh Ba, Vương Sơn Nhi, Chàng Vương, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Thầu Chín [30, tr 628]
Năm 1905, Người vào Huế, học trường Quốc học Nhưng vì nhận thấy
“nhà trường Pháp - Việt” chỉ nhằm mục đích đào tạo ra những người thừa hành ngoan ngoãn, những tên đầy tớ trung thành của bọn đế quốc và phong kiến nên Người đã bỏ học vào Phan Thiết dạy ở một trường tư Không lâu sau Người thôi dạy học, vào Sài Gòn học nghề [35, tr 19] Nam Kỳ dưới chế độ
Trang 19chế độ nửa bảo hộ Ở đâu nhân dân ta cũng bị áp bức, bóc lột, đồng bào ta cũng bị đoạ đầy, đau khổ Điều đó càng thôi thúc Người đi tìm chân lý của
“tự do, bình đẳng, bác ái”
Ngày 5-6-1911, với bí danh Văn Ba, Người đã xin làm phụ bếp dưới tàu buôn Đô Đốc Amiral Latouche Tréville của hãng Charguirs Réunes để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước Người đã đi Pháp rồi qua nhiều nước khác ở châu Âu, châu Phi và châu Mỹ như : Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Xênêgan, Anh, Mỹ…
Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp Cuối năm 1918, Người gia nhập Đảng xã hội Pháp – chính đảng lớn nhất lúc bấy giờ ở Pháp
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng trận đã họp Hội nghị Versailles (năm 1919) nhằm chia lại thị trường thế giới Nhân dịp này, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Người
lấy tên là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An
Nam”, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền
bình đẳng của dân tộc Việt Nam
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin trên báo L’Humanité của
Pháp Từ đây, Người đã tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam
Từ ngày 25-12 đến ngày 30-12-1920 tại thành phố Tours, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp Tại Đại hội này, Người đã biểu quyết gia nhập Quốc tế Cộng sản và tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp
Tháng 7-1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng giải
Trang 20phóng dân tộc Năm 1922, Hội liên hiệp thuộc địa cho xuất bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) Trong thời gian này, Người đã viết tác phẩm nổi
tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” không chỉ dừng lại ở việc tố cáo tội ác
của chủ nghĩa đế quốc, mà điều quan trọng là đã nêu lên những luận điểm cơ bản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc đã rời Pháp sang Liên Xô để dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (từ ngày 17-6 đến ngày 8-7-1924) Tại Đại hội, Người đã trình bày lập trường, quan điểm của mình về cách mạng thuộc địa và đã được Đại hội hoan nghênh
Ngày 11-11-1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc) để xây dựng phong trào cách mạng trong nước Người đã chọn một số thanh niên yêu nước
ở Quảng Châu và một số ở trong nước để huấn luyện chính trị, đào tạo thành cán bộ cách mạng, rồi đưa họ trở về nước hoạt động trong phong trào công nhân và nông dân Tại lớp huấn luyện, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số đồng chí khác trực tiếp giảng bài cho học viên Những bài giảng của Người sau đó được tập hợp in thành sách mang tên “Đường kách mệnh”, xuất hiện năm
1927
Tháng 6-1925, tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, sau đó xuất bản báo Thanh niên để truyền
bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào giai cấp công nhân và nhân dân ta
Tháng 5-1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Matxcơva, sau đó
đi Berlin tham dự Hội nghị Ban chấp hành mở rộng của Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc tại Brucxen (Bỉ), đi Ý và trở về Xiêm (Thái Lan) vào mùa thu năm 1928
Trang 21Cuối mùa thu năm 1929, sau khi phân tích tình hình trong nước, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động sang Hồng Kông(*)
triệu tập Hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản (An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Đảng
và Đông Dương Cộng sản liên đoàn) để thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau đó, Nguyễn Ái Quốc quay trở lại Thái Lan vào tháng 3 và đến Mã Lai vào tháng 4-1930 để làm nhiệm vụ quốc tế
Ngày 1-5-1930, Người qua Singapo, sau đó trở lại Hồng Kông
Hoảng sợ trước cao trào cách mạng 1930-1931 và ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc đối với các nước ở Đông Nam châu Á, ngày 6-6-1931, đế quốc Anh đã bắt giam Người (lúc ấy lấy tên là Tống Văn Sơ) một cách trái phép tại Hồng Kông Sau đó, nhờ sự can thiệp của Quốc tế Cộng sản, một số
tổ chức khác và luật sư P.Loseby, toà án Hồng Kông và Hội đồng Hoàng gia Anh buộc phải tuyên bố xoá án vào mùa xuân năm 1933 [01, tr.16]
Tháng 9-1934, Nguyễn Ái Quốc tham gia học tập tại trường Quốc tế Lênin, năm 1935 chuyển sang học trường Đại học Phương Đông Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí Lê Hồng Phong, Hoàng Văn Nọn và Nguyễn Thị Minh Khai tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (1935)
Năm 1936 Người là nghiên cứu sinh của Viện nghiên cứu khoa học về Dân tộc và thuộc địa trực thuộc Quốc tế Cộng sản, được phân công làm công tác giảng dạy ở Tiểu ban Đông Dương của Viện
Từ năm 1937-1938 Người tiếp tục làm nghiên cứu sinh, phụ giảng tiếng Việt và các vấn đề Đông Dương tại Viện nghiên cứu khoa học về Dân tộc và thuộc địa cho học sinh người Việt Nam
(*)
Lúc này Quốc tế Cộng sản cũng đã có chỉ thị yêu cầu Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam thành một đảng thống nhất, tuy nhiên Người chưa nhận được văn bản trên thì đã chủ động sang Hồng Kông triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 22Tháng 9-1938 Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về công tác trong Đảng Cộng sản Đông Dương theo Quyết định số 60 của Ban Tổ chức Viện nghiên cứu khoa học về Dân tộc và thuộc địa
Trong thời gian này (từ 1930 đến 1940), tuy Nguyễn Ái Quốc không ở trong nước nhưng luôn theo dõi sát phong trào cách mạng nước nhà và có những chỉ thị quý báu cho Ban chỉ huy ở ngoài và Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta
Ngày 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, Người chọn Cao Bằng làm căn cứ địa xây dựng tổ chức, phát động phong trào cách mạng Sau đó, Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8 Đây là Hội nghị có nhiều nội dung quan trọng
để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa năm 1945 sau này
Tháng 8-1942, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để gặp Tưởng Giới Thạch nhằm phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam
và Trung Quốc Tuy nhiên, ngày 28-8-1942 Người bị bọn hương cảnh Quốc dân đảng bắt ở phố Túc Vinh thuộc huyện Thiên Bảo, tỉnh Quảng Tây [28, tr 192]
Trong thời gian bị Quốc dân đảng bắt, Người bị giải qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây và trong thời gian này, Hồ Chí Minh đã
viết tập thơ Nhật ký trong tù bằng chữ Hán Nhật ký trong tù không những là
một văn kiện lịch sử tố cáo tội ác của Quốc dân đảng mà còn là một kiệt tác văn học của nước nhà
Tháng 9-1944, Hồ Chí Minh trở lại Cao Bằng, đến tháng 12-1944 Người quyết định thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy
Ngày 4-5-1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang) để trực tiếp chỉ đạo phong trào trong cả nước Ngày 12-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định tổng
Trang 23Ngày 2-9-1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, thủ tiêu hoàn toàn chính quyền thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân ta và nhân dân thế giới
Ngày 2-3-1946, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa I đã bầu Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Đêm 19-12-1946, qua Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến của Người đã vang vọng khắp núi sông Cùng với Ban
Chấp hành Trung ương, Người đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính từng bước giành thắng lợi và tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn
Tháng 2-1951, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu vào Bộ Chính trị và là Chủ tịch Đảng
Tháng 9-1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IIIcủa Đảng, Hồ Chí Minh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Dưới sự lãnh đạo của Người và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhân dân ta vừa đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiếng chống Mỹ, cứu nước để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà và đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa
Trang 24quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần đoàn kết chiến đấu, của đạo đức giản dị, khiêm tốn; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Tên tuổi của Người gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ta ra đời đến nay và tượng trưng cho thời đại hiển hách nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam
[4, tr 233]
Đã có rất nhiều lời ngợi ca về Người
Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất đọc tại Lễ truy điệu Người ngày 9-9-1969 đánh giá :
“Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”, “Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử”, “Hồ Chủ tịch là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản Trái tim, khối óc của Người dành cho dân tộc Việt Nam ta cũng hướng về giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”, “Hồ Chủ tịch đã qua đời ! Nhưng Người để lại cho chúng ta một di sản
vô cùng quý báu Đó là thời đại Hồ Chí Minh, thời đại rực rỡ nhất trong lịch
sử quang vinh của dân tộc Đó là kỷ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỷ
nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [4, tr 322-326]
Đồng chí Lê Duẩn nhấn mạnh : “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt
Nam đẹp nhất, và là một trong những con người đẹp nhất của thời đại chúng
ta, một người cộng sản mẫu mực, có tư tưởng sáng suốt, tâm hồn cao thượng,
ý chí kiên cường, tình cảm trong trẻo, tác phong khiêm tốn, cuộc sống giản dị
Đó là một tấm gương tuyệt vời về con người mới, con người yêu nước sâu sắc
Trang 25làm chủ thiên nhiên và làm chủ bản thân, con người của lao động, tình thương và lẽ phải, kết hợp đúng đắn cuộc sống của cá nhân với cuộc sống của tập thể và của toàn xã hội” [3, tr 85]
Sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật vĩ đại Người đã sáng lập ra đảng macxit-lêninnit ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Khóa họp Ðại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Pari, từ ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987, đã thông qua Nghị quyết số 24C/18.65 về việc tiến
hành kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải
phóng dân tộc của Việt Nam và là một nhà văn hóa lớn” vào năm 1990 [34,
tr 10]
1.2 Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Khái niệm, nội dung, thành phần, đặc điểm và ý nghĩa
1.2.1 Sơ lược về phông lưu trữ cá nhân
1.2.1.1 Khái niệm phông lưu trữ cá nhân
Khái niệm phông lưu trữ cá nhân đã được đề cập đến trong một số tác phẩm như sau :
Cuốn “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của Liên Xô” do Phòng chế
độ Nghiệp vụ Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng dịch và ấn hành năm 1967 định
nghĩa: “Phông cá nhân là một khối tài liệu hoàn chỉnh hình thành theo quá
trình lịch sử được tích luỹ nên trong sự nghiệp hoạt động của một cá nhân, của một gia đình, của một gia tộc” [21, tr 54]; giáo trình “Lý luận và thực
tiễn công tác lưu trữ” do Vương Đình Quyền (chủ biên) giải thích : “Phông
lưu trữ cá nhân là toàn bộ tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của một nhân vật riêng biệt được đưa vào bảo quản trong một kho lưu trữ nhất định Phông lưu trữ cá nhân thường được thành lập đối với những nhà hoạt động xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học
Trang 26kỹ thuật… mà tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động của họ có
ý nghĩa chính trị, khoa học lịch sử và các ý nghĩa khác” [26, tr 60-61], còn
Từ điển lưu trữ Việt Nam do Cục Lưu trữ Nhà nước biên soạn đã định nghĩa
phông lưu trữ cá nhân là “toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong cuộc
sống và hoạt động của một nhân vật tiêu biểu” [2, tr 62]
1.2.1.2 Tiêu chuẩn thành lập phông lưu trữ cá nhân
Hiện nay chưa có văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước quy định
về tiêu chuẩn thành lập các phông lưu trữ cá nhân, song đã có những nghiên cứu, quan điểm về tiêu chuẩn để lập một số dạng phông lưu trữ cá nhân, cụ thể như :
- Đối với nhà hoạt động quản lý Nhà nước, có các tiêu chuẩn như : + Ý nghĩa của cá nhân hình thành phông
+ Sự đầy đủ và giá trị của tài liệu
- Đối với các cá nhân thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật có các tiêu chuẩn cơ bản đó là :
+ Cá nhân có công trình, tác phẩm có giá trị
+ Cá nhân có đóng góp và cống hiến nhiều cho sự phát triển của văn học nghệ thuật
- Đối với các nhà khoa học :
+ Nhà khoa học có những công trình nghiên cứu có giá trị
+ Nhà khoa học đã được tặng những giải thưởng lớn, có học hàm học
vị, đạt các danh hiệu khoa học cao trong nước và quốc tế
+ Ý nghĩa cuộc đời hoạt động của nhà khoa học
+ Khối lượng tài liệu của nhà khoa học còn giữ lại được tương đối đầy
đủ [33, tr 48-66]
Trang 27- Đối với Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu xác định phông lưu trữ cá nhân thuộc diện quản lý của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng” đã đề xuất hai tiêu chí cơ bản để thành lập phông lưu trữ cá nhân đối với các nhà lãnh đạo của Đảng, đó là : Vai trò của cá nhân đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và mức độ đầy đủ tài liệu hình thành trong quá trình sống và hoạt động cách mạng của cá nhân được bảo quản trong kho lưu trữ [20, tr 49-54]
Trên cơ sở đó, các tác giả đề tài đề xuất chỉ lập phông lưu trữ cá nhân thuộc diện quản lý của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng đối với các đối tượng :
Thứ nhất, các Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Thường vụ Trung
ương Đảng
Thứ hai, một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng có đóng góp
đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng
Thứ ba, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội [20, tr 71]
1.2.1.3 Giới hạn phông lưu trữ cá nhân
Xác định giới hạn phông cá nhân trước hết cần lưu ý xác định độ dài cuộc sống và hoạt động của người hình thành phông Thông thường, có nhiều phông cá nhân, giới hạn thời gian kết thúc của phông có thể kéo dài hơn cuộc sống của cá nhân (kể cả sau khi cá nhân đã qua đời) Do đó, thành phần của phông cá nhân còn có cả tài liệu được hình thành sau khi cá nhân đã qua đời
Ví dụ Phông lưu trữ Lê Duẩn bao gồm cả tài liệu về tang lễ; các bài báo, bài viết, hồi ký về đồng chí Lê Duẩn sau năm 1986; tài liệu về tổ chức các lễ kỷ niệm và xuất bản các tác phẩm của đồng chí Lê Duẩn
Ngoài tài liệu của người hình thành phông, phông cá nhân còn có thể có tài liệu của người thân, gia đình của cá nhân đó (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em và con cái.v.v…) nếu những tài liệu này có ý nghĩa đối với phông cá nhân đó, hoặc những tài liệu này có giá trị về mặt khoa học và các giá trị
Trang 28khác Ví dụ Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh có tài liệu của bà Nguyễn Thị Thanh và ông Nguyễn Sinh Khiêm - là anh chị của Người.…
Về lý thuyết, nếu như những người thân của cá nhân hình thành phông cũng là những nhà hoạt động nổi tiếng và tài liệu có giá trị, có khối lượng lớn thì có thể lập phông lưu trữ gia đình Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay, việc lập phông lưu trữ gia đình, dòng họ vẫn chưa phổ biến, đối với Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thì chưa hình thành loại phông này, kể cả ở Kho Lưu trữ Trung ương Đảng
Cần lưu ý trong thành phần phông lưu trữ cá nhân, nó không bao gồm các loại tài liệu chính thức có liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân đó công tác Ví dụ, đối với đồng chí Trường Chinh, bản chính những văn kiện ông ký với tư cách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tư cách Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng… cần phải đưa về các phông lưu trữ cơ quan hữu quan
1.2.1.4 Thành phần tài liệu phông cá nhân
Thành phần tài liệu phông lưu trữ cá nhân tuỳ thuộc vào đặc điểm, lịch
sử bản thân và quá trình sống, hoạt động của cá nhân Điều này thể hiện ở chỗ, nếu cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chính trị thì phông lưu trữ bao gồm chủ yếu tài liệu về lĩnh vực chính trị, nếu cá nhân là nhà hoạt động xã hội thì tài liệu chủ yếu về hoạt động xã hội hoặc nếu cá nhân là nhà quân sự thì tài liệu phản ánh chủ yếu các hoạt động về quân sự…
Còn theo Nghị định 111/2004/NĐ-CP ngày 08-4-2004 của Chính phủ
về công tác lưu trữ, tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu bao gồm :
- Tài liệu về tiểu sử, gia phả, tộc phả, bằng, sắc
- Các công trình nghiên cứu khoa học, sáng tác
- Tài liệu của cá nhân về hoạt động chính trị - xã hội
- Thư từ trao đổi
Trang 29- Những công trình, bài viết về cá nhân do cá nhân nhận hoặc sưu tầm được
- Tài liệu phim, ảnh, ghi âm, ghi hình của cá nhân hoặc về cá nhân mà
cá nhân nhận hoặc sưu tầm được
- Các ấn phẩm đặc biệt do cá nhân sưu tầm được
Theo chúng tôi, thành phần phông cá nhân có thể bao gồm các nhóm cụ thể như sau :
+ Tài liệu tiểu sử
+ Tài liệu phản ánh hoạt động chính của người hình thành phông
+ Thư từ trao đổi
+ Tài liệu phản ánh các hoạt động khác của cá nhân
+ Tài liệu do cá nhân tự sưu tầm, thu thập
+ Tài liệu về cá nhân
+ Tài liệu nghe nhìn, gồm : phim, ảnh, băng ghi âm, ghi hình và các loại tài liệu khác (như tài liệu điện tử) của cá nhân [20, tr 34]
Những nhóm tài liệu cơ bản nói trên của một phông lưu trữ cá nhân là nguồn sử liệu về cuộc đời hoạt động của người hình thành phông Mỗi nhóm tài liệu có vai trò nhất định và chúng có liên quan chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau tạo nên sự hoàn chỉnh của một phông lưu trữ
1.2.2 Khái niệm, thành phần, nội dung Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trang 30Định nghĩa trên về cơ bản đã thể hiện được nội hàm Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng khi tiến hành sưu tầm, thu thập, tổ chức khoa học và quản lý phông, theo chúng tôi cần lưu ý một số điều sau :
- Phân biệt ranh giới giữa tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tài liệu của cơ quan : Những tài liệu của cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm bản thảo, bản nháp, bản gốc các văn kiện, tài liệu (trước khi ký chính thức ban hành) do Người trực tiếp viết tay hoặc đánh máy; các bài nói, bài viết, sáng tác văn học; các văn bản Bác ký bút danh… còn những văn kiện, tài liệu do Bác ký ban hành với tư cách là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước thì nên xem xét đưa về các phông lưu trữ của Ban Chấp hành Trung ương, Chủ tịch nước
- Tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài các văn bản của cá nhân Bác còn có tài liệu liên quan đến Bác do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến Bác và có bút tích của Bác (có khi chỉ là một ký hiệu, một chữ hoặc một vài chữ…) hoặc viết về Bác…
Ví dụ : Tài liệu “Báo cáo kiểm điểm việc phổ biến Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 10 (mở rộng) và tình hình sửa chữa sai lầm ở các địa phương” vừa có bút tích bằng tiếng Trung và tiếng Việt của Bác, ở trang cuối Bác ghi
* Về loại hình :
Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm tài liệu chữ viết và tài liệu nghe nhìn, cụ thể như sau :
Trang 31- Tài liệu tiểu sử và liên quan đến tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1919-1969
- Tài liệu về hoạt động ở các cơ quan Đảng và Nhà nước : Nhóm này bao gồm tài liệu, văn kiện của Đảng và Nhà nước gửi đến có bút tích Người (1945-1968); bản thảo dự án, kế hoạch.v.v… của các cơ quan, đơn vị được Người sửa chữa, phê duyệt, góp ý kiến (1945-1969)
Ngoài ra, còn có tài liệu về các hội nghị do Người chủ trì hoặc tham dự; các văn kiện do Người duyệt, ký tên
- Tài liệu về hoạt động đối ngoại (1945-1965) : gồm tài liệu về các cuộc thăm và làm việc của Người với các đảng, các nước, các tổ chức quốc tế, các
cá nhân người nước ngoài; bản tin đối ngoại, biên bản hội đàm, hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, thông cáo về quan hệ và hợp tác với các đảng, các nước do Người ký
- Các bài nói, bài viết (do người viết tay hoặc đánh máy), các tài liệu có bút tích của Người :
+ Các sáng tác, bài viết đăng trên báo (các bài báo trước năm 1924, tài liệu về phong trào cách mạng ở Việt Nam năm 1930-1931; vụ án ở Đông Dương; các bản tin nhanh, bài báo nói về phong trào cách mạng ở Đông Dương năm 1933-1934 (cả bài đăng, bản gốc, bản thảo, viết tay, bản in, ảnh)
+ Bài nói, huấn thị, lời kêu gọi (1945-1969)
+ Tài liệu tham khảo, báo, bản tin, gồm các bản tiếng Pháp, Nga, Trung, Nhật, Lào, Nam Tư
- Thư, điện (1923-1969) : gồm thư các đơn vị, tổ chức, gia đình, bè bạn
và cá nhân gửi đến Bác; thư của Bác gửi các đơn vị, cá nhân có thành tích trong học tập, lao động, chiến đấu, trong phong trào “Người tốt, việc tốt”…
- Những tài liệu khác (1945-1969) như sách ảnh, sách báo trong và
ngoài nước gửi cho Bác
Trang 32- Tài liệu liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Người qua đời
(1969-1989)
Tài liệu nghe nhìn : gồm phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm (1959, 1962,
1966)
* Về nội dung tài liệu :
Tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh đời sống của nhân dân lao động trong những năm tháng đô hộ của thực dân, phong kiến; về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc trong những năm tháng kháng chiến, kiến quốc và bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc
Tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, khoa học, văn học nghệ thuật, giáo dục… của đất nước; đồng thời, phản ánh sinh động cuộc đời, hoạt động của Người, đồng thời cũng là nguồn sử liệu nghiên cứu về lịch sử Đảng ta
Bên cạnh đó, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có tài liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Người hoặc viết về Người; tài liệu của mật thám Pháp, Anh theo dõi về hoạt động cách mạng của Người hoặc bản dịch của mật thám Pháp về một số bức thư của bạn bè, đồng chí gửi cho Nguyễn
Ái Quốc và thư của Nguyễn Ái Quốc gửi cho bạn bè
Ví dụ :
- Bản dịch của mật thám Pháp bức thư của ông Josep Demerrvill gửi
Nguyễn Ái Quốc, ngày 20-6-1921
- Tài liệu của Sở Mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1923-1939, bản tiếng Pháp
Không chỉ theo dõi hoạt động của Bác, mật thám Pháp còn theo dõi về những người thân trong gia đình của Bác nên Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có những tài liệu về người thân của Bác hoặc tài liệu do chúng lấy cắp được, như tài liệu về cụ Nguyễn Sinh Huy năm 1908, 1909, 1915, 1920,
Trang 331923, 1927-1929…; tài liệu về bà Nguyễn Thị Thanh (chị gái Bác), về ông Nguyễn Tất Đạt (tức Nguyễn Sinh Khiêm, anh trai Bác)
Ngoài những tác phẩm, văn kiện viết riêng, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nhiều tác phẩm, văn kiện Bác viết chung với các đồng chí khác Ví dụ : Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) viết chung cùng cụ Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường
1.2.3 Đặc điểm Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương và một số cơ quan, tổ chức khác, chúng tôi rút ra một số đặc điểm cơ bản của Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau :
Thứ nhất, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện bảo quản phân tán ở nhiều nơi
Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng có 30 năm sống ở nước ngoài, từng đặt chân đến khoảng 26 nước; hoạt động cả công khai và bí mật ở nhiều nước dưới nhiều tên gọi, bí danh, mật danh Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Người là Chủ tịch nước và có thời gian dài kiêm Chủ tịch Đảng (từ 1951-1969), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương (từ 1958-9/1960)… Với nhiều cương vị hoạt động khác nhau và không gian hoạt động rộng lớn nên tài liệu hình thành trong cuộc đời hoạt động của Bác thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện bảo quản phân tán ở nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân
cả trong nước và ngoài nước
1) Ở trong nước, các cơ quan tiêu biểu hiện đang bảo quản tài liệu
thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là :
- Kho Lưu trữ Trung ương Đảng : Đây là nơi duy nhất được Trung
ương Đảng giao trách nhiệm quản lý tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh Hiện nay, ở đây đang bảo quản khoảng 200 cặp tài liệu phản ảnh các mặt hoạt động của Bác, như :
Trang 34+ Tài liệu tiểu sử và liên quan đến tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1919-1969
+ Tài liệu về hoạt động ở các cơ quan Đảng và Nhà nước: gồm hồ sơ
hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Người chủ trì hoặc tham dự; những văn kiện tài liệu của Đảng và Nhà nước gửi đến Người có bút tích (1945-1968); các bản thảo dự án, kế hoạch.v.v… của các cơ quan, đơn vị được Người sửa chữa, phê duyệt, góp ý kiến như tài liệu chuyên
đề có bút tích về tình hình miền Nam, giáo dục, nông nghiệp, cải cách ruộng đất, chống cưỡng ép di cư, đại hội thi đua, đổi công, cải tiến quản lý xí nghiệp, công trường Bắc Hưng Hải, chỉnh huấn, hợp tác xã, cải tạo thương nghiệp tư bản tư doanh… (1945-1969)
+ Các bài nói, bài viết (do người viết tay hoặc đánh máy), các tài liệu
có bút tích của Người, như các sáng tác, bài viết đăng trên báo, các bài báo,
bài nói, huấn thị, lời kêu gọi (1945-1969)
+ Thư, điện (1923-1969) của Bác và của các đơn vị, tổ chức, gia đình,
bè bạn và cá nhân; thư khen của Người gửi các đơn vị, cá nhân có thành tích trong học tập, lao động, chiến đấu, trong phong trào “Người tốt, việc tốt”…
+ Những tài liệu khác (1945-1969) như sách, báo, ảnh trong và ngoài
nước gửi biếu Bác; tài liệu tham khảo, báo, bản tin bằng tiếng Pháp, Nga, Trung, Nhật, Lào, Nam Tư
+ Tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Người qua đời
(1969-1989): gồm những tài liệu của Trung ương Đảng về công bố Di chúc; danh
mục phim thời sự, tài liệu có hình ảnh Bác, các bài báo về Bác, các mẩu
chuyện, sổ tay tư liệu, thơ tưởng nhớ Bác, các bài viết nghiên cứu về Bác
Ngoài khối tài liệu chữ viết như trên, Kho Lưu trữ Trung ương còn đang bảo quản khối tài liệu nghe nhìn gồm phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm của Bác trong các năm 1959, 1962, 1966
Trang 35- Bảo tàng Hồ Chí Minh : Ngày 25-11-1970 Ban Bí thư Trung ương
Đảng ra Quyết định số 206-QĐ/TW về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh Sau đó, ngày 12-9-1977, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh và Chính phủ có Nghị định 375/CP ngày 15-10-1979 về chức năng, nhiệm vụ của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Theo đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh có chức năng là trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan
hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về
sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích đó Bảo tàng được phép trưng bày những bản sao tài liệu, hiện vật về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng Hồ Chí Minh có được là do các nguồn như :
- Các cơ quan, tổ chức đã giao cho Bảo tàng (ngay từ khi còn là Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh) theo sự chỉ đạo của Trung ương như Văn phòng Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương và đặc biệt là Khu Di tích Phủ Chủ tịch đã bàn nhiều tài liệu quý cho Bảo tàng sau ngày Bác mất
- Bảo tàng tự sưu tầm tài liệu thuộc Phông lưu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các địa phương trong nước và ở các nước như Trung Quốc, Pháp, Nga bằng nhiều cách, như : cử cán bộ đi sưu tầm; phát động kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hiến tặng
- Phát động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước hiến tặng
Với các biện pháp trên, đến nay Bảo tàng đang lưu giữ rất nhiều tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong đó, kho cơ sở của Bảo tàng đang lưu giữ hơn 130 nghìn tài liệu, hiện vật; kho tư liệu – thư viện khoảng trên 12.000 tài liệu, tư liệu và trên 3000 ảnh, băng ghi âm thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh Trong đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, có khoảng
Trang 361418 tài liệu là bản thảo, bản gốc của Bác Nhiều tài liệu do Bảo tàng Hồ Chí Minh quản lý hiện nay không có ở các kho lưu trữ của Đảng và Nhà nước Vì vậy, Bảo tàng đã cung cấp nhiều tài liệu để biên soạn các bộ sách như : Hồ Chí Minh toàn tập, Hồ Chí Minh tuyển tập, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử,
Hồ Chí Minh tiểu sử…
Cụ thể, một số loại tài liệu tiêu biểu Bảo tàng đang lưu giữ như :
- Các tác phẩm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết ở nước ngoài
- Thư, điện, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân trong nước
- Thư, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nước ngoài
- Những bài báo Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh
- Các bài trả lời phỏng vấn, ký kết, tuyên bố chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký từ 1945-1969
- Biên bản các cuộc họp của Hội đồng Chính phủ có Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự
- Hồi ký về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Các báo liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Các bài nghiên cứu trong và ngoài nước viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tài liệu mật thám theo dõi những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài
- Các tài liệu liên quan đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh khen thưởng gương người tốt, việc tốt đăng trên các báo trung ương và địa phương
- Những bài viết về tình cảm của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Trang 37- Tài liệu có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sách, báo Người đã đọc
- Phim ảnh, băng ghi âm, phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Với thành phần, nội dung tài liệu như trên, Bảo tàng Hồ Chí Minh là nguồn thu thập cơ bản nhất tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Kho Lưu trữ Trung ương Đảng để quản lý tập trung thống nhất
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước : Cơ quan này có chức năng cơ
bản là quản lý nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ; quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia…
Thực hiện chức năng trên, Cục Lưu trữ Nhà nước trước đây, nay là Cục Văn thư-Lưu trữ Nhà nước đang quản lý nhiều tài liệu thuộc thành phần Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, gồm 52 thư, lời kêu gọi về các lĩnh vực (do Bộ Nội
vụ nộp cho Cục năm 1980); 156 ảnh Bác sang thăm Pháp năm 1946 và khoảng 60 băng ghi âm tiếng Bác…
- Bảo tàng Cách mạng Việt Nam : Bảo tàng có chức năng tuyên
truyền, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ công dân Việt Nam Hiện nay tại đây đang lưu giữ khoảng 1000 tài liệu là bản chính và bản sao tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm các báo cáo, bài nói, bài viết, thư, điện, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các thời kỳ khác nhau
- Viện Lịch sử Đảng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh :
+ Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng trước đây trực thuộc Viện Mác – Lênin, sau này khi Viện Mác – Lênin giải thể, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có chức năng giảng dạy chuyên ngành Hồ Chí Minh học (bao gồm cả tư tưởng Hồ Chí Minh), góp phần đào
Trang 38tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị và các đối tượng khác, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị; nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh và các lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí tiền bối của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lênin, nghiên cứu phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Thực hiện chức năng nghiên cứu và xuất bản các ấn phẩm về Chủ tịch
Hồ Chí Minh, đặc biệt là bộ Hồ Chí Minh toàn tập nên Viện đã sưu tầm tài liệu của Bác ở cả trong nước (lưu trữ các bộ, ban, ngành, địa phương, các trung tâm lưu trữ quốc gia, các thư viện lớn) và ngoài nước (Liên Xô, Trung Quốc)
Cụ thể, tài liệu do Viện lưu giữ có nội dung đề cập đến nhiều hoạt động của Bác ở các thời kỳ; đó là các bài nói, bài viết, thư, điện, trả lời phỏng vấn, truyện, ký, thơ, tiểu thuyết… Trong đó, tài liệu lưu trữ tại Viện Hồ Chí Minh
và các lãnh tụ của Đảng chủ yếu là bản sao, bản phôtôcôpy; tài liệu bản thảo, bản gốc chỉ chiếm số lượng nhỏ Về số lượng, Viện đang lưu giữ hàng nghìn tài liệu thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Viện Lịch sử Đảng là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, có chức năng giảng dạy chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản
lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trang 39Trong quá trình hoạt động, Viện Lịch sử Đảng đã sưu tầm và lưu giữ hàng nghìn bản sao tài liệu và một số bản gốc, bản thảo thuộc Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đài Tiếng nói Việt Nam : Là cơ quan có chức năng thông tin, tuyên
truyền đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình phát thanh
Là cơ quan thông tấn có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước nên sinh thời, Bác đã rất nhiều lần nói
và phát biểu thông qua Đài Tiếng nói Việt Nam, nhất là trong những thời điểm chiến tranh ác liệt hoặc nhân dịp tết Nguyên đán Những dịp Người phát biểu trên Đài đã được thu băng và bảo quản tại Đài để phục vụ công tác nghiên cứu, sử dụng Vì vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam đã và đang bảo quản khoảng trên 100 băng ghi âm gốc các bài nói, bài phát biểu, lời chúc mừng năm mới, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đối với Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là thành phần quan trọng, phản ánh sinh động về các hoạt động của Bác; là tài liệu tái hiện lại cho con cháu hôm nay và mai sau về hình ảnh vị lãnh tụ của dân tộc thông qua tiếng nói của Người
- Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) :
TTXVN là cơ quan thông tấn nhà nước trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối tượng có nhu cầu ở trong nước và ở nước ngoài
Tại kho lưu trữ của TTXVN hiện đang bảo quản rất nhiều ảnh về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm các loại ảnh sự kiện, ảnh chân dung
Trang 40phản ánh các cuộc đi thăm và làm việc của Bác với cán bộ các ngành, các cấp, với các lực lượng vũ trang nhân dân và đồng bào các địa phương
Các tài liệu ảnh của TTXVN được hình thành từ hai nguồn :
+ Từ chính TTXVN : Trong những chuyến đi thăm và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các ngành, các cấp, các địa phương thường có phóng viên của TTXVN đi cùng để đưa tin, viết bài và chụp ảnh Những ảnh của TTXVN vì vậy thường là ảnh sự kiện phản ánh những sự quan tâm của Bác đối với đồng bào, chiến sỹ cả nước như bức ảnh Bác đi thị sát Chiến dịch Biên giới năm 1950
+ Từ Báo ảnh Việt Nam : Trước đây, khi chưa trực thuộc TTXVN, Báo ảnh Việt Nam cũng đã luôn theo sát các sự kiện thời sự của đất nước, trong đó
có việc theo sát các hoạt động đối nội và đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Do đó, đây là một trong những nguồn lưu trữ số lượng lớn tài liệu ảnh về các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh : Theo Quyết định số
1575/TC-QĐ ngày 6-11-1992 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin thì “Khu di tích
có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và tuyên truyền giáo dục cho mọi thế hệ thông qua những tài liệu, hiện vật và di tích có liên quan đến cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trong thời kỳ từ 1954 đến những ngày cuối đời của Người (tháng 9-1969)" Do đó, hiện nay Khu di tích đang bảo quản hàng nghìn tài
liệu, văn kiện mà trước khi ra đi Người để lại, bên cạnh đó là bộ sưu tập ảnh phong phú về hoạt động của Bác
- Viện phim Việt Nam : Viện phim Việt Nam được thành lập ngày
22-9-1979 có chức năng lưu chiểu phim, lưu trữ phim và bảo quản các tư liệu điện ảnh; nghiên cứu lý luận, công nghệ lưu trữ điện ảnh, khai thác và phổ biến các tư liệu điện ảnh theo quy định của pháp luật