Trích nghị quyết hội nghị tổng kết công tác ngoại thương năm

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội miền Bắc 1954-1960 (Trang 54 - 61)

Tốc độ xuất khẩu tăng lên rõ rệt so với kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm khôi phục kinh tế (1955-1957), kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế (1958-1960) đã tăng 284%. So với kim ngạch xuất khẩu năm 1955 thì kim ngạch năm 1960 cũng tăng gấp 11,7 lần. so với kim ngạch xuất khẩu năm 1957, kim ngạch xuất khẩu năm 1960 cũng tăng 95,1%, bình quân mỗi năm tăng khoảng 25%.

So với kim ngạch xuất khẩu năm 1960 với kim ngạch xuất kẩu năm 1939 là năm kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong thời kỳ Pháp thống trị, thì chúng ta vượt vượt 30%.

Cơ cấu xuất khẩu có những biến đổi quan trọng. Khối lượng và giá trị sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp xuất khẩu không ngừng tăng. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới như: gỗ ván, hàng dệt kim…vv điều này phản ánh xự phát triển của nền công nghiệp trẻ tuổi nước ta, nhất là ngành công nghiệp nhẹ và việc khôi phục một số ngành thủ công nghiệp.

Ngược lại, khối lượng và giá trị nông sản xuất khẩu, đặc biệt là gạo và ngô, giảm nhiều, nhất là trong những năm 1959-1960, vì nhu cầu trong nước ngày một tăng. Tỷ trọng các loại sản phẩm chính trong kim ngạch xuất khẩu như sau:

Loại sản phẩm 1958 1959 1960

Khóang sản 23,6 26,7 27,9

Vật liệu xây dựng 11,3 7,6 8,3

Sản phẩm công nghiệp nhẹ 2,7 5,3 5,2

Sản phẩm tiểu thủ công 8,9 16,7 23,1

Nông, lâm, thổ, hải, súc sản. (bao gồm nông sản chế biến)

45,5 (3,7) 39,2 (1,2) 31,1 (1,7) Các loại khác 7,8 4,5 4,2 Tổng cộng 100 100 100

(Nguồn: “ 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế và văn hoá của nứơc Việt nam dân chủ cộng hoà” NXB sự thật).

Việc phát triển xuất khẩu đã có tác dụng ổn định và phát triển sản xuất công nghiệp nhất là đối với khoáng sản than, xi măng, mây tre, cói,…; đã góp phần giải

quyết nạn thất nghiệp ở các thành thị và đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 45 nghìn người lao động.

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng khá nhanh trong giai đoạn này, rõ ràng là tiềm lực nông nghiệp nhiệt đới, chưa được khai thác bao nhiêu.

Trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, công tác nhập khẩu không ngừng phát triển, kim ngạch nhập khẩu vẫn không ngừng tăng, cụ thể: năm 1958: 253,2 triệu rúp; 1959: 417,9 triệu rúp; 1960: 511,6 triệu rúp.

Nếu lấy năm 1958 là điểm xuất phát thì chỉ số nhập trong giai đoạn này là: năm 1958: 100%; năm 1959: 165%: năm 1960: 202%. Tốc độ này thể hiện nhu cầu phát triển về xây dựng kinh tế ngày càng tăng.

Về cơ cấu nhập khẩu, điểm nổi bật là tỷ trọng tư liệu sản xuất trong kim ngạch nhập khẩu ngày một tăng, ngược lại tỷ trọng hàng tiêu dùng ngày một giảm.

Năm 1958 1959 1960

Tư liệu sản xuất 75% 84% 84,4%

Hàng tiêu dùng 25% 16% 12,6%

Tổng cộng 100% 100% 100%

(Nguồn: tạp chí kinh tế số 29. tr 16)

Cơ cấu nhập khẩu trên đây đã phản ánh chủ trương của chúng ta là dành nhiều ngoại tệ để nhập tư liệu sản xuất, nhằm góp phần tăng thêm tư liệu sản xuất cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời đã chứngt tỏ là nền công nghiệp nhệ và thủ công nghiệp của ta đã có khả năng sản xuất hầu hết các hàng tiêu dùng cần thiết cho dân sinh. Có nhiều loại hàng dân dụng trước kia phải nhập thì trong gia đoạn này chúng ta đã bắt đầu xuất như: vải, văn phòng phẩm, …vv. Ngay một số công cụ phụ tùng máy và phương tiện vận tải cũng bắt đầu được sản xuất trong nước.

Trong giai đoạn này, trong công tác nhập khẩu, chúng ta đã góp phần phất triển khu vực kinh tế quốc doanh, tạo điều kiện để nhà nước lắm được lực lượng kinh tế, do đó góp phàn hạn chế và cải tạo công thương nghiệp tư doanh. Chúng ta đã nhập khẩu toàn bộ, xây dựng đựơc một số cơ sở công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng: các nhà máy thuốc lá, xà phòng ,cao su…vv. Chúng ta bắt đầu xây dựng

các cơ sở công nghiệp nặng về luỵên kim : gang thép, hóa chất, …vv. Đồng thời chúng ta tăng cường nhập khẩu phương tiện đường thủy, hàng không, … cho đến cuối năm 1960, thônng qua công tác nhập khẩu chúng ta đã góp phần khôi phục, mở rộng và xay dựng gần 200 xí nghiệp do trung ương quản lỹ, đã cung cấp một phần quan trọng về nguyên nhiên vật liệu cho các ngành công nghiệp, phân bón máy bơm cho nông nghiệp.

Trong 3 năm 1958-1960 chúng ta không ngừng mở rộng việc trao đổi hàng hoá với các nước XHCN, đồng thời đã tích cực mở rộng quan hệ và mậu dịch với các nước á-Phi. Kim ngạch buôn bán với các nước XHCN vẫn chiếm một phần tỷ trọng quan trọng trong tổng ngạch ngoại thương.

Tỷ trọng so sánh giữa các nước XHCN và các nước khác trong kim ngạch xuất và nhập như sau:

1958 1959 1960 100 100 100 80 80 85 20 20 15 100 100 100 84,6 87 91 15,4 13 9 ( Nguồn: tạp chí kinh tế số 29. tr 16)

Đến cuối năm 1960, chúng ta đã ký hiệp định thương mại với một số nước á- Phi như: In đô nê xi a, căm phu chia, Ghi nê, Miến điện…vv. Chúng ta cũng đặt quan hệ ngoại giao thông qua đối ngoại, vừa chịu sự chi phối của sản xuất trong nước, vừa tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và mọi hoạt động của xã hội.

Thắng lợi của công tác ngoại thương trong hai kế hoạch, đã phản ánh thắng lợi của công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. những thắng lợi đó mới chỉ là bước đầu nhưng rất quan trọng, vì nó chứng minh rằng: đường lối, phương hướng phát triển ngoại thương của Đảng và Nhà nước ta căn bản là đúng. đảng và nhà

nước ta đã sử dụng ngoại thương là một công cụ phục vụ cho việc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Như vậy ta có thể tổng kết thu nhập kinh tế quốc dân từ 1957-1960 trong

bảng sau đây: (Đơn vị: triệu đồng)

Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp Kiến trúc Vận tải bưu điện Thương nghiệp 1957 2624,1 1473,7 449,3 89,8 62,5 548,8 1958 2869,4 1729,5 460,3 122,4 77,0 480,2 1959 3351,7 1947,4 543,0 193,6 97,3 540,4 1960 3471,0 1785,3 611,1 228,5 124,0 772,1

(nguồn: số liệu thống kê” 3 năm khôi phục kinh tế phát triển văn hoá của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà), tr38).

Như vậy là, kinh tế miền Bắc XHCN cho đến 1960 đã đạt được những thành tựu khá to lớn.

KẾT LUẬN

Về nội dung biến đổi: biến đổi cơ cấu kinh tế miền Bắc từ 1954-1960 diễn ra như một chuỗi xích liên tục, kế tiếp nhau từng bước một theo lộ một trình đã được định hướng. Trong những chặng đường đó, các ngành kinh tế vừ biến đổi bên trong, vừa tác động đến các bộ phận khác xung quanh tạo nên nội dung tính chất biến đổi chung của toàn bộ nền kinh tế.

Bức tranh cơ cấu kinh tế miền Bắc trong thời kỳ thuộc địa khá phức tạp. Đó là nền kinh tế kháng chiến, và chính do đặc điểm này quy định cộng với những chính sách cai trị của thực dân Pháp đã để hậu quả cho nền kinh tế miền Bắc là: lạc hậu, rời rạc, phát triển không bình thường, què quặt. Trạng thái kinh tế tiền công nghiệp được duy trì trong thời gian dài đã kìm hãm sức sản xuất.

Sau tháng 7/1954, miền Bắc được giải phóng, chuyển sang thời kỳ làm cách mạng XHCN. Cơ cấu kinh tế được cải tạo, biến đổi dần. Trong thời kỳ tiếp quản, cơ cấu kinh tế chưa có gì biến đổi nhiều vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế kháng chiến. Trong thời gian này tiếp tục thực hiện cuộc cải cách ruộng đất và bước đầu đã mang lại ruộng đất cho dân cày, thực hiện từng bước nhiệm vụ ruộng đất dân cày cho người nông dân. Mang lại cuộc sống âm no bước đầu cho người dân.

Kết quả của quá trình tiếp quản miền Bắc có vai trò quyết định đầu tiên của toàn bộ tiến trình khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo quan hệ XHCN, phát triển kinh tế, văn hoá, thiết lập một cơ cấu kinh tế mới.

Thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất và thời kỳ cải tạo XHCN đã đem lại những kết quả rất tích cực cùng với nó là sự biến đổi rất quan trọng.

Về mặt mặt kinh tế: thực hiện thành công cuộc cải cách ruộng đất, thực hiện triệt để khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày, đưa người nông dân lên vị trí làm chủ nông thôn, làm chủ những tư liệu sản xuất của mình.

Trong cơ cấu kinh tế miền Bắc, nội dung biến đổi quan trọng thứ nhất là: tỷ trọng giá trị sản lượng cũng như thu nhập kinh tế quốc dân giữa các ngành kinh tế căn bản (nông nghiệp và công nghiệp) đã thay đổi rõ rệt. Vai trò, vị trí của công nghiệp ngày càng được tăng cường, phát triển,(công nghiệp tăng lên hàng năm10%), và nông nghiệp có xu hướng giảm đi cũng 10%. Sự thay đổi này làm giảm tính thuần nông của nền kinh tế miền Bắc vốn từng tồn tại hàng thế kỷ. Điều biến đổi nổi bật thứ hai trong cơ cấu kinh tế là các thành phần kinh tế cơ bản của xã hội miền Bắc được xác lập. Đó là quá trình các thành phần kinh tế XHCN, bao gồm kinh tế quốc doanh-công tư hợp doanh và kinh tế tập thể nhanh chóng nhân rộng trong mội nhóm ngành kinh tế.

Sau tháng 7/1954 ở miền Bắc có các thành phàn kinh tế: kinh tế tư bản tư doanh (tư bản trong và ngoài nước), kinh tế cá thể (nông dân, tiểu thương, tiểu chủ- thợ thủ công), kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể. Hai thành phần kinh tế sau cùng được coi là thành phần kinh tế XHCN. Về căn băn, đến năm 1960, mô hình kinh tế CNXH của miền Bắc được xác lập: trong mô hình đó, chỉ khuyến khích sự tồn tại và phát triển của hai thành phần kinh tế là toàn dân và tập thể. Những bộ phận kinh tế cá thể còn lại bị teo dần và trên thực tế chúng không được đối xử bình đẳng như những thành phần kinh tế khác.

Cùng với sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu xã hội cũng biến đổi theo: từ cuối năm 1960 có cấu xã hội miền Bấc nghiêng hẳn về những lực lượng thuộc khối công hữu tập thể, với hai chủ thể cơ bản là công nhân và nông dân tập thể. Những biến đổi về lượng (như tỷ lệ số xã viên tập thể tăng lên, chỉ số công nhân, viên chức phát triển, phân bố lại lực lượng trong các ngành kinh tế Nhà nước…). So với thời kỳ Bắc thuộc, bộ mặt nông thôn miền Bắc nước ta đã hoàn toàn đổi mới. “Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân kho và của hợp tác xã, nhà mới của xã viên; đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ20.

Đời sống của nhân dân không ngừng được biến đổi theo những biến đổi trong kinh tế. đó là thắng lợi rất to lớn của cách mạng XHCN ở miền Bắc mà nhân dân ta đã phấn đấu giành được. “ Xã hội miền Bắc ngày nay là xã hội của những người lao động làm chủ tập thể, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiềm xây dựng đời sống mới cho mình và cho con cháu muôn đời mai sau. Xã hội miền Bắc ngày nay là một đại gia đình gồm mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc anh em thân ái doàn kết giúp đỡ lẫn nhau, đồng cam cộng khổ, phấn đấu cho lợi ích chung của tổ quốc” 21

Tuy nhiên, về thực chất thì nền kinh tế miền Bắc Việt Nam vân còn là một nền kinh tế mang tính chất nông nghiệp

Nguyên nhân của sự biến đổi này là do:

Thứ nhất, miền Bắc đã giành được độc lập, chúng ta có Đảng lao động Việt Nam, Đảng của giai cấp công nhân, có Hồ Chủ Tịch vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc,

Một phần của tài liệu Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội miền Bắc 1954-1960 (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w