luôn luôn sát theo soi đường chỉ lối cho chúng ta thực hiện nhiệm vụ chiến lựơc mới.
Thứ hai, chúng ta có tinh thần tự lực cánh sinh của một dân tộc biết dựa vào khả năng phong phú về tài nguyên và sức người, sức của mình là chính, để xây dựng Tổ quốc theo con đường của Lê nin.
Thứ ba, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc phải cùng đồng thời một lúc thực hiện hai nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng đây cũng là một động lực để nhân dân miền Bắc thể hiện quyết tâm bắt tay vào thực hiện hoàn thành nhiệm vụ mới, và đồng thời hoàn thành xuất sắc vai trò làm hậu phương lớn cho miền Nam.
Thứ tư, khi chúng ta bắt tay vào làm cách mạng XHCN và xây dựng CNXH ở miền Bắc thì các nước XHCN đã trở thành một hệ thống thế giới vững mạnh đứng đầu là Liên Xô. Do đó chúng ta đã nhận được rất nhiều sự viện trợ và hỗ trợ.
Sự biến đổi này, so sánh với miền Nam thì có sự khác biệt khá lớn. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ nhảy vào chúng biến miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới. Mỹ tăng cường viện trợ nhằm mở rộng chiến tranh và hướng kinh tế xã hội miền Nam theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa. Kinh tế miền Nam từ chỗ là một nền kinh tế mang nhiều tính chất dân chủ mới, đã quay trở lại là một nền kinh tế mang tính chất thực dân địa và nửa phong kiến. Với tính chất là thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ, là căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ, là thị trường của hàng “viện trợ” Mỹ và hàng của các nước đế quốc khác, là nơi mà tư bản nước ngoài thao tong mọi mạch máu kinh tế, với sự khôi phục những quan hệ sản xuất phong kiến trong nông thôn, miền Nam dưới ách thống trị của Mỹ- Diệm đã thụt lại cả một thời kỳ lịch sử. Những quan hệ sản xuất phản động ở miền Nam đã tỏ rõ là những sợi giây thắt cổ đối với nền sản xuất ở miền Nam. Sản xuất công nghiệp và nông nghiệp sa sút, thị trường co hẹp, nạn thất nghiệp trầm trọng, đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng khó khăn, tình trạng đó chẳng phải là ngẫu nhiên, mà là hậu quả tất nhiên do sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc bên ngoài, chủ yếu là đế quốc Mỹ, gây
ra, do sự phục hồi những quan hệ sản xuất phong kiến ở nông thôn, và nói chung, do cả cái chế độ khát máu mà Mỹ Diệm dựng nên ở miền Nam gây ra.
Qua đây ta có thể thấy, về mặt mô hình, kinh tế hai miền có sự khác biệt nhau rất lớn. Miền Bắc thì tiến lên CNXH, còn miền Nam thì phát triển theo xu hướng tư bản chủ nghĩa. Một bên là đi theo con đường làm cho nhân dân ngày càng được no ấm, còn một bên thì đi theo con đường ngày càng làm cho cuộc sống của nhân dân thêm cực khổ, nghèo đói. Phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại chế độ Mỹ-Diệm ngày càng lên cao.
Ta có thể thấy, qua 6 năm thực hiện hai kế hoạch 3 năm, kinh tế miền Bắc đã có rất nhiều biến đổi. Những biến đổi đó đã có tác động rất lớn đến tiến trình phát triển lịch sử của miền Bắc nói riêng và toàn bộ sự nghiệp cách mạng chung của cả nước.
Trước hết những thành tựu của 2 kế hoạch 3 năm góp phần quan trọng bước đầu vào việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng XHCN ở miền Bắc, từ đó trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, và rút ra những hạn chế cần khắc phục, tạo nền tảng cho miền Bắc bước vào thực hiện thắng lợi những kế hoạch tiếp theo.
Thứ hai, với những thành tựu đó đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, họ thêm tin vào đường lối lãnh đạo của Đảng và chính phủ. Phát huy hết sức mình vào việc thực hiện nhiệm vụ làm hậu phương lớn cho miền Nam, thúc đẩy tiến trình phát triển của sự nghiệp cách mạng XHCN ở miền Bắc nhất là góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển của cách mạng miền Nam. Đưa miền Nam nhanh chóng hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân thống nhất đất nước, cùng miền Bắc tiến lên xây dựng nền kinh tế mới XHCN.
Thứ ba, nhờ những thành tựu vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao hơn.
Thứ tư, góp phần tăng cường sức mạnh cho phe XHCN trong việc cân bằng với phe đế quốc.
Nói tóm lại, đây là thời kỳ mở đầu thử nghiệm cho việc thực hiện một nhiệm vụ cách mạng mới, thành tựu thì có nhiều nhưng hạn chế không phải là không có. Song, phải có như vậy thì chúng ta mới có thể phát huy được những mặt tích cực và sửa chữa những hạn chế để ngày càng hoàn thiện hơn về mặt đường lối, làm bài học kinh nghiệm cho những giai đoạn thực hiện nhiệm vụ cách mạng XHCN tiếp theo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, 35 kinh tế Việt Nam (1954-1980), NXB KHXH, Hà nội, 1980
2, Ba năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá 1955-1957, cục thống kê Trung ương, Hà nội, 1959.
3, 45 năm kinh tế Việt Nam, UBKHXH, Hà nôi, 1990.
4, Bước mở đầu thời kỳ lịch sử vẻ vang, NXB Thông tin Lý luậ, Hà nội, 1995. 5, Chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về tiếp tục đổi mới và phát triên nông nghiệp nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà nội, 1993.
6, Trần Đức: Hợp tác xã nông thôn xưa và nay, NXB Nông nghiệp, Hà nội 1994.
7, Đường lối chính sách hợp tác hoá nông nghiệp, NXB Sự thật Hà nội, 1963. 8, 20 năm xây dựng và phát triển công nghiệp miền Bắc, Tổng cục thống kê, Hà nội 1975.
9, 20 năm nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tổng cục thống kê, Hà nội 1975. 10, Kinh tế Việt Nam 1945-1960. NXB sự thật Hà nội, 1960.
11, Kinh tế văn hoá Việt Nam 1930-1980. Tổng cục thống kê, Hà nội 1980. 12, Chử Văn Lâm, Nguyễn Thái Nguyên, Phùng Hữu Phú, Trần Quốc Toản:
Hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam: Lịch sửu vấn đề triển vọng, NXB Sự thật, Hà nội1992.
13, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, 8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996. 14, Hồ Chí Minh: Vì độc lập vì CNXH, NXB sự thật, Hà nội, 1970.
15, Một số văn kiện của Đảng về phát triển nông nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1963.
16, Nguyễn Chí Thanh: Về sản xuất nông nghiệp và hợp tác xã , NXB sự thật Hà nội, 1969.
17, Việt Nam con số và sự kiện 1945-1989, NXB sự thật, Hà nội1990.
18, Trần Dương, Kinh tế Việt Nam từ cách mạng tháng Tám đến kháng chiến thắng lợi 1945-1954. NXB KHXH 1966.
19, Lê Duẩn: Về hợp tác xã nông nghiệp. NXB sự thật
: Văn kiện của Đảng về đường lối công nghiệp hoá XHCN ở miền Bắc Việt Nam, NXB Sự thật 1968.
20, Nguyễn Duy Trinh: Miền Bắc XHCN trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược. NXB sự thật, 1960.
: Những thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng nền kinh tế XHCN ở miền Bắc. NXB sự thật 1966.
21, Phạm Văn Đồng: Nhà nước dân chủ nhân dân và sự nghiệp cách mạng
XHCN. NXB Sự thật.
22, Nguyễn Đình Lê-Trương Thị Tiến: Biến đổi có cấu kinh tế xã hội Việt Nam 1945-1995. Hà nội, 2000.
23, Các bài viết trên tạp chí kinh tế số 29:
Nguyễn Xuân Hoè: Nông nghiệp miền Bắc Việt Nam trong 10 năm xây dựng và phát triển.