1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích chương trình tiếng việt lớp2

17 17,7K 67

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 159 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNHTIẾNG VIỆT LỚP 2 Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:  Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao

Trang 1

PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH

TIẾNG VIỆT LỚP 2

Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:

 Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi

Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy

 Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài

 Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người

“Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

Ở lớp 2, mục tiêu nói trên được cụ thể hóa thành những yêu cầu về kiến thức

và kĩ năng đối với học sinh như sau:

 Đọc

Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn; bước đầu biết đọc thầm

Hiểu được ý chính của đoạn văn

Biết dùng mục lục sách giáo khoa (SGK) khi đọc

Thuộc lòng một số bài văn vần trong SGK

 Viết

Biết viết chữ hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ; viết đúng và điều nét các tiếng, từ, câu

Viết đúng chính tả các cặp từ có vần khó hoặc dễ lẫn phụ âm đầu, phụ âm cuối hay dấu thanh do cách phát âm địa phương; bước đầu biết cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; viết đùng chính tả một đoạn văn hoặc một bài văn trên dưới 50 chữ (tiếng) với hai hình thức tập chép và nghe viết

Viết được những đoạn văn, những bức thư ngắn

 Nghe

Nghe – hiểu và trả lời được câu hỏi của người đối thoại; biết dùng câu hỏi

để hỏi lại người đối thoại nhằm hiểu rõ yêu cầu của họ; có thái độ lịch sự khi nghe người khác nói

Trang 2

Nghe – hiểu những văn bản có độ dài thích hợp và nội dung gần gũi với

HS lớp 2

 Nói

Nói thành câu, nói rõ ràng, mạch lạc

Bước đầu biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chia tay, mời, nhờ, yêu cầu, chia vui, chia buồn…đúng ngữ điệu và đúng nghi thức khi giao tiếp ở gia đình, trường học hoặc nơi công cộng

Biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè theo mục đích nhất định

Kể lại được một đoạn truyện đã nghe, đã đọc

 Kiến thức tiếng Việt và văn học (chỉ làm quen và nhận biết thông qua các bài thực hành kĩ năng)

Ngữ âm và chữ viết

- Nắm được một số quy tắc chính tả

- Nhớ được bảng chữ cái

Từ vựng

Học thêm khoảng 300 – 350 từ ngữ, trong đó có một số thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thong dụng

c Ngữ pháp

- Nhận biết các từ chỉ người, vật, hành động, tính chất

- Nắm được cách đặt một số kiểu câu trần thuật đơn và cách dùng các dấu chấm, phẩy, chấm hỏi, chấm than

Văn học

- Biết phân biệt văn xuôi, văn vần

- Nhận biết các nhân vật trong truyện

- Nhận biết đoạn văn, khổ thơ

Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong hai tuần (riêng chủ điểm nhân dân học 3 tuần)

1 Tập đọc

a) Hệ thống chủ điểm trong Tiếng Việt 2

– Tập 1 (8 chủ điểm): Em là học sinh (tuần 1,2) – Bạn bè (tuần 3,4) –

Trường học(tuần 5,6) – Thầy cô(tuần 7,8) – Ông bà(tuần 10,11) – Cha

mẹ (tuần 12,13) - Anh em (tuần 14,15) – Bạn trong nhà(tuần 16,17), (tập

trung vào các mảng: Học sinh – Nhà trường – Gia đình)

– Tuần 9 dành để ôn tập giữa học kì 1; tuần 18 ôn tập cuối học kì 1

– Tập 2 (7 chủ điểm): Bốn mùa(tuần 19,20) – Chim chóc (tuần 21,22) – Muông thú (tuần 23,24) – Sông biển (tuần 25,26) – Cây cối (tuần 28,29)

Trang 3

– Bác Hồ(tuần 30,31) – Nhân dân (tuần 32,33,34), (tập trung vào các mảng: Thiên nhiên – Đất nước)

– Tuần 27 dành để ôn tập giữa học kì 2; tuần 35 ôn tập cuối học kì 2

b) Sự phân bố các bài Tập đọc ở mỗi đơn vị học

– Tuần thứ nhất: 1 truyện kể (2 tiết), 1 văn bản thông thường (1 tiết), 1 văn bản thơ (1 tiết)

– Tuần thứ hai: 1 truyện kể (1 tiết), 1 văn bản miêu tả (1 tiết), 1 truyện vui (1 tiết) (Văn bản truyện kể có độ dài khoảng 100 – 250 chữ, các văn bản khác có độ dài khoảng 100- 120 chữ)

c) Số lượng bài và thời lượng học

– Trung bình mỗi tuần học sinh được học ba bài tập đọc, trong đó có một bài học 2 tiết, hai bài còn lại – mỗi bài học 1 tiết

– Như vậy tính cả năm, học sinh được học 93 bài tập đọc với 124 tiết: Học

kì 1 là 48 bài, 64 tiết; Học kì 2 là 45 bài, 60 tiết

d) Các loại bài tập đọc

– Văn bản văn học: Văn xuôi và thơ Trung bình, trong mỗi chủ điểm (2 tuần), học sinh được học một truyện vui (học kì 1), những câu chuyện này vừa để giải trí vừa có tác dụng rèn tư duy và phong cách sống vui tươi, lạc quan cho các em

– Văn bản khác: Văn bản khoa học, báo chí, hành chính (tự thuật, thời khóa biểu, thời gian biểu, mục lục sách,…) Thông qua những văn bản này, SGK cung cấp cho các em một số kiến thức và kĩ năng cần thiết trong đời sống, bước đầu xác lập mối quan hệ giữa học với hành, giữa nhà trường và xã hội

2 Kể chuyện

Trong hai học kì, HS được học 31 tiết kể chuyện Mỗi tuần HS được học

1 tiết kể chuyện Cụ thể ở học kì 1 là 16 tiết, học kì 2 là 15 tiết

3 Chính tả

Học sinh được học tất cả 62 tiết Chính tả trong cả năm học: học kì 1 là

32 tiết, học kì 2 là 30 tiết Mỗi tuần HS được học 2 tiết chính tả

4 Tập viết

Mỗi tuần có một bài tập viết, học trong một tiết Trong cả năm học học sinh được học 31 tiết tập viết

– Nội dung và yêu cầu tập viết trong tiết học luôn bám sát nội dung bài học ở SGK Tiếng Việt 2 (Viết chữ hoa – Viết ứng dụng) Theo đó, trong

cả năm học, học sinh sẽ được học toàn bộ bảng chữ cái viết hoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành (gồm 29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1

và 5 chữ cái viết hoa theo kiểu 2), cụ thể:

Trang 4

+ 26 chữ cái viết hoa (kiểu 1 và kiểu 2) được dạy trong 26 tuần (mỗi tuần 1 tiết, mỗi tiết dạy 1 chữ cái viết hoa theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt)

+ 8 chữ cái viết hoa (kiểu 1) được dạy trong 4 tuần (mỗi tuần 1 tiết, mỗi tiết dạy 2 chữ cái viết hoa có hình dạng gần giống nhau: A –

Ă – Â, E – Ê, Ô – Ơ, U – Ư)

+ Cuối năm học (tuần 34), chương trình Tập viết lớp 2 dành 1 tiết để

ôn các chữ hoa theo kiểu 2 Bốn tuần Ôn tập và Kiểm tra định kì không có tiết dạy Tập viết trên lớp nhưng trong vở Tập viết 2 đều

có nội dung ôn luyện ở nhà để học sinh có cơ hội rèn kĩ năng viết chữ

5 Luyện từ và câu

Trong cả năm học, học sinh được học 31 tiết Luyện từ và câu: 16 tiết ở học kì 1 và 15 tiết ở học kì 2 Mỗi tuần HS được học 1 tiết Luyện từ và câu

6 Tập làm văn

Cả năm học, học sinh được học 31 tiết Tập làm văn Trong đó, học kì 1

là 16 tiết, học kì 2 là 15 tiết (mỗi tuần học 1 tiết)

1 Kiến thức và kĩ năng

a Tập đọc

Kiến thức:

 Nắm bảng chữ cái

 Hiểu nghĩa các từ mới

 Nắm nội dung, ý chính của đoạn văn bản, bài thơ ngắn, một số văn bản thông thường

 Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống

Kĩ năng:

 Đọc trơn từ, câu, bài văn, đoặn văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản, đọc lời hội thoại, văn bản thông thường

 Đọc thầm

 Đọc thuộc một số đoạn văn hoặc bài thơ ngắn

 Đọc diễn cảm

 Hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản thân

 Rèn luyện một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp,…)

b Chính tả

Kiến thức:

 Biết phân biệt khi nào dùng các chữ mở đầu bằng c/k, g/gh, ng/ngh

Trang 5

 Biết viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên người, địa lí Việt Nam.

 Biết phân biệt một số cặp từ dễ nhầm lẫn âm đầu(l/n, s/x,d/gi/r), vần (an/ang, iu/iêu, ưu/ươu), thanh (hỏi, ngã)

Kĩ năng:

 Viết đúng các từ có vần khó

 Viết nhanh đạt tốc độ khoảng 50 chữ/15 phút

 Trình bày sạch sẽ

c Luyện từ và câu

Kiến thức:

 Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất

 Nhận biết câu trong đoạn

 Nhận biết kiểu câu kể, câu hỏi

 Biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy

 Biết các từ ngữ chỉ sự vật, hành động, tính chất thông thường; một số thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu

 Nhận biết các từ ngữ có quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa

 Biết thêm nhiều từ vựng mới

Kĩ năng:

 Sử dụng nghi thức lời nói (lời xin lỗi, cám ơn, lời chào…)

 Đặt và trả lời câu hỏi

 Viết đúng nhữ pháp những câu đơn giản

d Tập viết

Kiến thức:

 Biết viết chữ hoa cỡ vừa

 Biết nối chữ cái viết hoa với chữ cái viết thường

Kĩ năng:

 Viết đẹp và đúng mẫu chữ hoa và chữ thường

 Viết nhanh, sạch sẽ

e Tập làm văn

Kiến thức:

 Biết viết đoạn văn kể, tả đơn giản có độ dài từ 3 đến 5 câu

 Biết điền vào bản khai lí lịch, giấy in sẵn, viết danh sách tổ, thời gian biểu, tin nhắn, bưu thiếp

 Nhận biết đoạn văn

 Hiểu ý chính của đoạn văn

Kĩ năng:

 Viết đoạn văn hoàn chỉnh theo yêu cầu

 Rèn luyện cho HS kĩ năng nghe, nói, đọc, viết

Trang 6

f Kể chuyện

Kiến thức:

 Biết kể lại chuyện theo gợi ý (tranh ảnh, câu hỏi, lời thoại của nhân vật)

 Hiểu được nội dung chính của câu chuyện

Kĩ năng:

 Nói lưu loát, kể truyền cảm

 Tự rút ra bài học cho bản thân

 Rèn kĩ năng trình bày trước tập thể

2 Thái độ

 Yêu tiếng Việt

 Yêu thích môn Tiếng Việt

 Thích đọc sách

 Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

 Lễ phép trong giao tiếp

 Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sang tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống

1 Thời lượng các phân môn

Ở lớp 1 Hs đã được làm quen với các chữ cái và được học cách đọc, viết thông qua phân môn học vần và tập viết sang lớp 2 phân môn tập đọc sẽ giúp

hs củng cố lại kiến thức ở lớp 1 đồng thời nội dung được nâng cao hơn giúp

hs rèn luyện khả năng nghe và nói hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người đồng thời cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt cho các em

Về phân môn luyện từ và câu phần lớn thời gian các em sẽ được luyện tập thực hành thông qua các bài tập qua đó giúp các em mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm, rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc

Đối với môn chính tả GV sẽ tập trung rèn cho hs kỹ năng nghe và viết qua

đó các em sẽ rèn luyện được các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ Các bài viết chính tả còn cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống

Phân môn tập viết ở lớp 2 các em sẽ được học toàn bộ bảng chữ cái viết hoa chủ yếu là rèn luyện kĩ năng viết chữ

Còn đối với phân môn kể chuyện ở lớp 2 thì nội dung gắn bó với phân môn tập đọc và các chủ điểm của từng tuần học giúp rèn các kĩ năng nói, nghe và đọc cho hs

Cuối cùng phân môn tập làm văn chủ yếu gv sẽ luyện cho các em kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và quan sát

Theo qui định là 35 phút cho 1 tiết dạy (phân môn) như thế thời lượng các phân môn của chương trình đã tương đối phù hợp Tuy nhiên tùy thuộc vào

Trang 7

điều kiện và hoàn cảnh thực tế mà giáo viên có thể linh hoạt điều chỉnh số lượng tiết dạy cũng như thời gian của mỗi tiết cho hợp lí

2 Hệ thống tranh ảnh, câu hỏi

 Tranh ảnh:

+ Phong phú, đa dạng phù hợp với nội dung từng chủ điểm

+ Nhiều màu sắc sinh động, tập trung được sự chú ý của HS

+ Phù hợp với tâm sinh lý của HS lớp 2

 Câu hỏi: hầu hết rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu

+ Giúp HS tìm ra kiến thức mới

+ Đảm bảo tính vừa sức cho HS

+ Giúp HS nắm vững nội dung bài học

+ Phát huy khả năng tư duy sáng tạo của HS

3 Các nguyên tắc xây dựng chương trình

3.1 Tính khoa học

Nguyên tắc khoa học yêu cầu xem xét một cách nghiêm túc cả cấu trúc lẫn nội dung của môn học Mỗi khoa học điều có logic riêng, không thể đưa

nó vào một cách tùy tiện cấu trúc chương trình phải phù hợp với logic phát triển của khoa học Tiếng Việt, đồng thời hệ thống các tri thức của môn học, trật tự sắp xếp các tài liệu phải phù hợp với logic phát triển tâm lý và khả năng nhận thức của học sinh Vì vậy, không thể đưa kiến thức vào chương trình một cách thiếu hệ thống

SGK Tiếng Việt 2 đã thể hiện tính khoa học, hệ thống thông qua các phân môn, cụ thể như:

Phân môn tập đọc: Các chủ điểm được sắp xếp theo hệ thống từ gần gũi đến lạ dần Từ tuần 1 đến tuần 8 là các chủ điểm nói về trường lớp (học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô) Từ tuần 10 đến tuần 17 là các chủ điểm nói về gia đình (ông bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà) Từ tuần 19 đến tuần 29 là các chủ điểm nói về tự nhiên (muông thú, sông biển, cây cối) Từ tuần 30 đến tuần 34 là các chủ điểm nói về đất nước (Bác Hồ, nhân dân)

Phân môn LTVC: Các đơn vị bài học được sắp xếp hợp lý Trước khi HS học từ ngữ theo chủ đề như từ ngữ về học tập, từ chỉ sự vật… thì đã được học

về từ Trước khi HS học kiểu câu “ai là gì?” thì đã được học về câu và dấu chấm hỏi

Phân môn chính tả: HS được dạy phân biệt những âm, vần từ dễ đến khó Đầu tiên là phân biệt c/k, sau đó là những âm, vần khó hơn như an/ang, ăng/ăn, ngh/ng, ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã…

Trang 8

3.2 Tính sư phạm

Nguyên tắc sư phạm đòi hỏi chương trình môn học phải thống nhất với những mục tiêu giáo dục chung mà đích cuối cùng là hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới chương trình tiếng việt phải chỉ dẫn phạm vi ngữ liệu cần lựa chọn để tiến hành dạy học Nội dung các văn bản được chọn điều hướng đến giáo dục lý tưởng sống và những phẩm chất tốt đẹp của học sinh

SGK tiếng Việt 2 cũng đã thể hiện nguyên tắc trên rất rõ thông qua các phân môn: Các chủ đề, văn bản được chon điều hướng đến giáo dục những phẩm chất đẹp cho hoc sinh như: Lòng kiên nhẫn (Có công mài sắt, có ngày nên kim) Tính siêng năng chăm chỉ (Phần thưởng) Tình bạn (bạn của Nai Nhỏ, Bím tóc đuôi sam) Nhơ ơn và vâng lời thầy cô (Người thầy cũ, Người

mẹ hiền) Lòng kính trọng ông bà cha mẹ (Sáng kiến của bé Hoa, bà cháu, Sự tích cây vú sữa…) Tình yêu thiên nhiên đất nước (Chuyện bốn mùa, Chim sơn ca và bong cúc trắng, Cây dừa, Cây và hoa bên lăng Bác, Bóp nát quả cam…)

3.3 Tính thực tiễn

Chương trình xác định được chuẩn tối thiểu của môn học đồng thời có độ mềm dẻo để thực thi ở những vùng miền khác nhau

Ví dụ:

Tiếng Việt lớp 2 : Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, (Tập đọc) ; không mắc quá 5 lỗi trong bài (Chính tả), chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng (Tập viết)

Riêng về tốc độ đọc (đọc thông), tốc độ viết (viết chính tả), căn cứ các văn bản hướng dẫn chuyên môn của Bộ GDĐT

Giaiđoạn

Tốc độ

cần đạt

Giữa học kì I

Cuối học kì I

Giữa học kì II

Cuối học kì II

(Cuối năm học)

35 tiếng/phút

Khoảng

40 tiếng/phút

Khoảng

45 tiếng/phút

Khoảng 50tiếng/phút

35chữ/15phút

Khoảng

40 chữ/15phút

Khoảng

45 chữ/15phút

Khoảng

50 chữ/15 phút

Tuỳ điều kiện dạy học cụ thể, trong từng giai đoạn, HS có thể đạt tốc độ quy định ghi trong bảng ở những thời điểm khác nhau

Còn về chính tả: đối với khu vực Bắc Trung Bộ GV cần chú trọng hơn trong việc cho HS phân biệt rõ hai thanh hỏi và ngã Còn khu vực Nam Bộ

Trang 9

HS dễ nhầm lẫn cặp phụ âm cuối t/c vì vậy việc phân biệt cặp phụ âm t/c sẽ

GV chú trọng hơn khi dạy,

4 Quan điểm xây dựng chương trình

4.1 Quan điểm giao tiếp

 Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung

và phương pháp dạy học

 Về nội dung, thông qua các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ

và câu, Chính tả, Tập làm văn, môn Tiếng Việt tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp SGK dạy HS từ những nghi thức lời nói như chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, đồng ý, từ chối…đến các kĩ năng làm việc và giao tiếp cộng đồng như lập danh sách lớp, tra mục lục sách, đọc thời khóa biểu, lập thời gian biểu, gọi điện,…

 Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên được hình thành thông qua nhiều bài tập, phù hợp với những tình huống giao tiếp mang tính tự nhiên

 Bộ SGK Tiếng Việt Tiểu học mới tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, Từ ngữ - Ngữ pháp, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện và Tập làm văn

 Phân môn Tập đọc rèn cho HS các kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và các câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài học, phân môn Tập đọc cung cấp cho HS những hiểu biết

về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật, ) và góp phần rèn luyện nhân cách cho HS

 Phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp, được gọi bằng tên mới là Luyện từ và câu, cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho HS

 Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc Trong giờ Chính

tả, nhiệm vụ của học sinh là viết một đoạn văn (nhìn- viết, nghe- viết, nhớ- viết) và làm những bài tập chính tả, qua đó rèn luyện các kĩ năng

sử dụng ngôn ngữ Các bài viết chính tả còn cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống

 Phân môn Tập viết chủ yếu rèn luyện kĩ năng viết chữ

Trang 10

 Phân môn Kể chuyện rèn các kĩ năng nói, nghe và đọc Trong giờ Kể chuyện, HS kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em

đã học (trong SGK hoặc trong các sách khác), nghe thầy, cô hoặc bạn

kể rồi kể lại một câu chuyện bằng lời của mình, trả lời câu hỏi hoặc ghi lại những chi tiết chính của câu chuyện đó

 Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc Trong giờ Tập làm văn, HS được cung cấp kiến thức về cách làm bài và cách làm bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành của văn bản

4.2 Quan điểm tích hợp

Tích hợp nghĩa là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kỹ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học Quan điểm tích hợp trong dạy học Tiếng Việt lớp 2 được thể hiện ở hai yêu cầu: tích hợp ngang (đồng quy) và tích hợp dọc (đồng tâm)

a Tích hợp ngang:

 Tích hợp ngang là tích hợp kiến thức tiếng Việt với các mảng kiến thức

về văn học, thiên nhiên, con người và xã hội theo nguyên tắc đồng quy

 SGK thực hiện mục tiêu tích hợp nói trên thông qua hệ thống các chủ điểm học tập, các kiến thức được tích hợp với kỹ năng, tích hợp các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói với nhau Tức là bằng việc tổ chức các bài đọc, bài học theo chủ điểm, SGK dắt dẫn HS đi dần vào các lĩnh vực của đời sống, qua đó tăng cường vốn từ, vốn diễn đạt của các em về nhà trường, gia đình và xã hội, đồng thời cũng mở rộng cánh cửa cho các em bước vào thế giới xung quanh và soi vào thế giới tâm hồn của chính mình

 Theo quan điểm tích hợp, các phân môn (Tập đọc, Kể chuyện, Chính

tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn) trước đây ít gắn bó với nhau, nay được tập hợp lại xung quanh trục chủ điểm và các bài đọc; các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau hơn trước

Ví dụ: Chủ điểm “Trường học” học trong hai tuần (tuần 5 và tuần 6), các phân môn mà học sinh được học đều liên quan,tập trung xoay quanh chủ điểm Cụ thể như:

 Ở phân môn tập đọc sẽ được học các bài: Chiếc bút mực, mục lục sách, cái trống trường em, mấu giấy vụn, ngôi trường mới, mua kính → nội dung bài đọc xoay quanh vấn đề học tập, những chuyện diễn ra ở trường ở lớp, luôn tập trung xung quanh chủ điểm

Ngày đăng: 02/03/2016, 10:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w