Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
126,5 KB
Nội dung
GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phân tíchchương trình TiếngViệt5PHÂNTÍCHCHƯƠNG TRÌNH TIẾNGVIỆTLỚP5 I. Mục tiêu môn học: 1. Kiến thức: Học sinh được học những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt. Học những bài về tri thức tiếngViệt như: từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách,… ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Tri thức về văn học, xã hội và tự nhiên, về con người với đời sống tinh thần và vật chất của họ, về đất nước và dân tộc Việt Nam và nước ngoài. 2. Kĩ năng: Học sinh hiểu đúng nội dung và bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ ngắn. Biết cách viết một số kiểu văn bản, biết nghe – nói về một số đề tài quen thuộc. 3. Thái độ: Giúp học sinh cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn từ TiếngViệt và hiểu phần nào cuộc sống xung quanh. Bồi dưỡng tình cảm của học sinh như: tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, con người,… đồng thời hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp. II. Cấu trúc chương trình: Nội dung chương trình tiếngviệt5 gồm những bộ phận sau: Kĩ năng sử dụng tiếngViệt (đọc, nghe, nói, viết) ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn như: Đọc • Đọc các văn bản nghệ thuật, hành chính, khoa học, báo chí. • Đọc thầm, đọc lướt để nắm thông tin. • Đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, màn kịch ngắn. 1 GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phântíchchương trình TiếngViệt5 • Tìm hiểu nghĩa của bài văn, bài thơ, một số chi tiết nghệ thuật. Nhận xét về nhân vật, hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ và tình cảm, thái độ của tác giả. Viết • Viết chính tả đoạn văn, bài thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ - viết. Sửa lỗi chính tả trong bài viết, lập sổ tay chính tả. • Lập dàn ý cho bài văn miêu tả. • Viết đoạn văn, bài văn miêu tả theo dàn ý. • Viết biên bản một cuộc họp, một vụ việc. • Viết tóm tắt văn bản (độ dài vừa phải). Nghe • Nghe và kể lại câu chuyện. Nhận xét về nhân vật trong truyện. • Nghe – thuật lại bản tin, văn bản phổ biến khoa học. • Nghe và tham gia ý kiến trong trao đổi, thảo luận. • Nghe – viết chính tả một đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ. • Nghe – ghi chép một số thông tin, nhân vật, sự kiện,… Nói • Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc, thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia. • Trao đổi, thảo luận về đề tài phù hợp với lứa tuổi, bày tỏ ý kiến, thái độ về vấn đề trao đổi, thảo luận. • Giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các nhân vật tiêu biểu… của địa phương. Tri thức tiếngviệt (ngữ âm và chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, văn bản, phong cách,…). + Ngữ âm và chữ viết: cấu tạo của vần. + Từ vựng: • Từ ngữ (thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng từ ngữ về quyền và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường). • Sơ giản về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm. • Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ. • Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. 2 GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phântíchchương trình TiếngViệt5 Tri thức về văn học, xã hội và tự nhiên (gồm các văn bản về quyền và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ môi trường). Trong Tiếng Việtlớp5 học sinh được học các chủ điểm như sau: Tuần 1, 2, 3: Việt Nam Tổ quốc em. Tuần 4, 5, 6: Cánh chim hòa bình. Tuần 7, 8, 9: Con người với thiên nhiên. Tuần 10: Ôn tập giữa học kì 1. Tuần 11, 12, 13: Giữ lấy màu xanh. Tuần 14, 15, 16, 17: Vì hạnh phúc con người. Tuần 18: Ôn tập cuối học kì I. Tuần 19, 20, 21: Người công dân. Tuần 22, 23, 24: Vì cuộc sống thanh bình. Tuần 25, 26, 27: Nhớ nguồn. Tuần 28: Ôn tập giữa học kì II. Tuần 29, 30, 31: Nam và nữ. Tuần 32, 33, 34: Những chủ nhân tương lai. Tuần 35: Ôn tập cuối học kì II. • Chương trình tiếngviệtlớp5 được phân bố 8 tiết/ tuần. Số tiết học trong từng phân môn được phân bố như sau: Phân môn Tập đọc Kể chuyện Chính tả Luyện từ và câu Tập làm văn Tiết 2 1 1 2 2 Tóm lại, nội dung chương trình Tiếngviệtlớp5 thuộc giai đoạn 2 (lớp 4,5) phát triển các kĩ năng sử dụng TiếngViệt (đọc, nghe, viết, nói), tri thức tiếng Việt, tri thức về văn học, xã hội, tự nhiên ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Những bài học không được trình bày dưới dạng lí thuyết một cách đơn thuần mà chủ yếu hình thành bằng cách nhận diện, phát hiện trên 3 GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phântíchchương trình TiếngViệt5 những gì đã được đọc, viết, nghe, nói, từ đó khái quát lên thành khái niệm sơ giản, ban đầu. III. Nội dung từng phân môn: 1. Tập đọc: 1.1.Kiến thức: Thông qua một số bài văn, đoạn văn, bài thơ theo các chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai, cung cấp cho học sinh kiến thức về thiên nhiên, xã hội, con người… VD: bài “Kì diệu rừng xanh” (TV5-tập 1, trang 75) cung cấp kiến thức về thiên nhiên. 1.2 .Kĩ năng: - Đọc đúng và lưu loát các văn bản nghệ thuật (thơ, văn xuôi, kịch), hành chính, khoa học, báo chí có độ dài khoảng 250-300 chữ, với tốc dộ 100-120 chữ/phút. - Đọc thầm, đọc lướt để nắm thông tin. - Đọc diễn cảm bài văn, bài thơ. - Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, thơ, một số chi tiết có giá trị nghệ thuật. 1.3.Thái độ: Thái độ yêu thiên nhiên, đất nước, con người, lòng biết ơn… VD: bài “Chuyện một khu vườn nhỏ” (TV5- tập 1, trang 102) bồi dưỡng cho học sinh thái độ yêu mến thiên nhiên, bảo vệ môi trường xung quanh. 2. Chính tả: 2.1.Kiến thức: - Chính tả đoạn, bài: nghe-viết, nhớ-viết một bài hoặc một đoạn bài có độ dài trên dưới 100 chữ (tiếng). 4 GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phântíchchương trình TiếngViệt5 - Chính tả âm – vần: nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và nước ngoài, có ý thức viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức, danh hiệu, huân chương, giải thưởng… VD: bài chính tả nhớ - viết “Đất nước”. Luyện tập viết hoa ( TV5 – tập 2, trang 109) 2.2.Kĩ năng: - Viết đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/ 1 bài (độ dài bài trên 100 chữ). - Đạt tốc độ viết từ 100-110 chữ/ 15 phút. - Kết hợp luyện chính tả với rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa của từ, trao dồi về ngữ pháp Tiếng Việt. 2.3.Thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính, thái độ cần thiết như: cẩn thận, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm… 3. Luyện từ và câu: 3.1.Kiến thức: - Về vốn từ: học sinh học thêm khoảng 600-650 từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ và một số yếu tố gốc Hán thông dụng) theo các chủ đề: Tổ quốc, nhân dân; Hòa bình, hữu nghị, hợp tác; Thiên nhiên; Bảo vệ môi trường; Hạnh phúc; Công dân; Trật tự, an ninh; Truyền thống; Nam và nữ; Trẻ em, quyền và bổn phận. - Kiến thức về từ và câu: + Các lớp từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, dùng từ đồng âm chơi chữ. + Từ loại: đại từ, đại từ xưng hô, quan hệ từ. + Kiểu câu: câu ghép. + Dấu câu: ôn tập về dấu câu VD: Bài “Mở rộng vốn từ: Nhân dân” (TV5- tập 1, trang 27) Bài “Từ đồng nghĩa” (TV5-tập 1, trang 7) 5 GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phântíchchương trình TiếngViệt5 Bài “Đại từ xưng hô” (TV5- tập 1, trang 104) 3.2.Kĩ năng: - Nhận diện các từ ngữ theo chủ đề 3.3.Thái độ: Bồi dưỡng thói quen dùng từ, đặt câu. 4. Kể chuyện 4.1.Kiến thức: - Kể lại chuyện đã nghe thầy cô kể trên lớp - Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc - Kể lại câu chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia (kể chuyện người thật, việc thật có trong cuộc sống xung quanh) VD: Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc nơi khác (TV5- tập 1, trang 88) 4.2.Kĩ năng: Học sinh tiếp tục được củng cố kĩ năng kể chuyện (nghe, đọc, nói) đã hình thành từ lớp dưới, đồng thời hình thành những kĩ năng mới như: kĩ năng tìm kiếm truyện, quan sát, ghi nhớ kể lại được các chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. 4.3.Thái độ: Thể hiện tâm tư tình cảm, thái độ của bản thân đối với những nhân vật trong truyện (cảm thông, chia sẻ, lòng nhân ái…) 5. Tập làm văn 5.1Kiến thức: - Xây dựng đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh, tả người - Tập viết đoạn trong bài văn tả cảnh, tả người - Tiến hành tả cảnh, tả người - Văn bản thông thường: báo cáo thống kê, viết đơn, thuyết trình, biên bản cuộc họp, biên bản một vụ việc, lập các chương trình hoạt động, chương trình hành động. - Kiến thức lý thuyết học thành bài riêng: các loại văn bản. 6 GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phântíchchương trình TiếngViệt5 5.2.Kĩ năng: - Làm các bài văn tả cảnh, tả người với lời văn mạch lạc, thể hiện được tâm tư tình cảm của người viết. - Kĩ năng hoàn thiện bài viết: phát hiện và sữa lỗi. - Viết tóm tắt văn bản thông thường. 5.3.Thái độ: Có tình cảm yêu quý thiên nhiên, con người và vạn vật xung quanh. IV. Nhận xét 1. Thời lượng các phân môn: 8 tiết/ tuần 8 x 35 tuần = 280 tiết ( 4 tuần dành cho ôn tập) Phân môn Học kì I (18 tuần) Học kì II (17 tuần) Tập đọc 31 bài, 2 bài/ tuần 29 bài, 2 bài/ tuần Kể chuyện 16 bài, 1 bài/ tuần 15 bài, 1 bài/ tuần Chính tả 16 bài, 1 bài/ tuần 15 bài, 1 bài/ tuần Luyện từ và câu 32 bài, 2 bài / tuần 30 bài, 2 bài/ tuần Tập làm văn 32 bài, 2 bài / tuần 30 bài, 2 bài/ tuần 2. Hệ thống tranh ảnh, câu hỏi: - Lớp 5, tư duy học sinh phát triển hệ thống hình ảnh giảm so với các lớp trước. Tuy nhiên, vẫn tạo được sự sinh động, thu hút người đọc, phù hợp với từng bài, từng phân môn. + Mỗi chủ điểm đều có tranh minh họa. VD: Chủ điểm “Nhớ nguồn” (trang 67-Tập 2). + Mỗi bài tập đọc trong chủ điểm cũng được minh họa bằng hình ảnh sống động. VD: bài “Luật tục xưa của người Ê-đê” (trang 56-Tập 2). + Các phân môn khác như kể chuyện, chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu vẫn có hình ảnh minh họa. VD: “Luyện tập tả người” (trang 14-Tập 2). - Hệ thống câu hỏi đa dạng có nhiều loại câu hỏi với nhiều mức độ từ dễ đến khó, bám sát nội dung trong bài học; SGK sử dụng hệ thống các câu hỏi tái hiện, câu hỏi làm rõ nghĩa, câu hỏi hồi đáp; nhằm giúp học sinh tự tìm ra kiến thức và nắm vững 7 GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phântíchchương trình TiếngViệt5 nội dung cùng ý nghĩa bài học. Số lượng câu hỏi phù hợp với học sinh tiểu học 4-5 câu/ bài. VD: Bài “Một vụ đắm tàu” (trang 108-Tập 2). 3. Các nguyên tắc xây dựng chương trình: Nguyên tắc khoa học: - Cấu tạo chương trình có hệ thống đi từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp, phù hợp với sự phát triển tâm lý và khả năng nhận thức của học sinh. VD: - Nội dung chương trình hướng tới mục tiêu giao tiếp, tạo điều kiện để học sinh hình thành, phát triển kĩ năng giao tiếp với thế giới xung quanh. VD: Tập làm văn thuyết trình tranh luận cũng rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Nguyên tắc sư phạm: - Hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của người lao động mới, hướng đến giáo dục lý tưởng sống và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của học sinh. VD: Chủ điểm “Nhớ nguồn”. Nguyên tắc thực tiễn: - Trong điều kiện xã hội đang phát triển nhanh chóng như hiện nay, học sinh có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, được chuẩn bị tốt về thể chất và tinh thần. Vì vậy, nhu cầu và hứng thú học tập cũng thay đổi theo chương trình đổi mới hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu đó. - Những kiến thức SGK đưa ra phù hợp với học sinh và giúp các em có thể áp dụng vào thực tiễn. VD: Trong phân môn Tập làm văn có bài: “Lập biên bản cuộc họp”. -Có những nội dung bài cung cấp kiến thức lịch sử, phong tục, tập quán, có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của các em. VD: Bài “Phong cảnh đền Hùng”. (SGK trang 68-Tập 2) Bài “Luật tục xưa của người Ê-đê”. (SGK trang 56-Tập 2) 4. Các quan điểm xây dựng chương trình: Quan điểm giao tiếp: 8 GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phântích chương trình TiếngViệt5Chương trình SGK TiếngViệtlớp5 lấy quan điểm giao tiếp định hướng làm cơ bản. Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện: Nội dung và Phương pháp dạy học • Về nội dung: thông qua các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả. • Về phương pháp: các kĩ năng nói trên được dạy thông qua việc tổ chức hoạt động giao tiếp cho học sinh. Ví dụ: khi học sinh phát biểu ý kiến trong tiết thuyết trình tranh luận của phân môn Tập làm văn là các em đang thực hiện hoạt động giao tiếp. Quan điểm tích hợp: Tích hợp theo chiều ngang: Được thể hiện thông qua hệ thống các chủ điểm học tập có liên hệ chặt chẽ với nhau: Việt Nam Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh phúc con người, Người công dân,Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Các phân môn trong một chủ điểm cũng có sự gắn bó, hỗ trợ nhau cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp Ví dụ: Chủ điểm “Nam và Nữ” Trong phân môn Tập đọc: “Một vụ đắm tàu”, “Con gái”, “Tà áo dài Việt Nam” Trong phân môn Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và Nữ Trong phân môn Chính tả: “Cô gái tương lai” Trong phân môn Kể chuyện: “Lớp trưởng lớp tôi”; kể chuyện đã nghe, đã đọc về phụ nữ; kể về việc làm tốt của một bạn trong lớp Tích hợp theo chiều dọc: Kiến thức, kĩ năng giáo dục cho học sinh trong chương trình TiếngViệtlớp5 bao hàm kiến thức, kĩ năng được giáo dục ở các lớp trước nhưng được mở rộng và nâng cao hơn. Ví dụ: 9 GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phântíchchương trình TiếngViệt5Lớp 4: chủ điểm “Người ta là hoa đất”, “Những người quả cảm” Lớp 5: chủ điểm “Người công dân”, “Nhớ nguồn”, “Những chủ nhân tương lai” Quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh Chương trình TiếngViệtlớp5 xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động tự tìm ra kiến thức và phát triển các kĩ năng cũng như khả năng tư duy. Quan điểm tích cực hóa hoạt động của học sinh thể hiện qua các hoạt động nhóm, tự phân vai và đóng kịch, diễn lại đoạn đối thoại, làm bài tập cá nhân, kể chuyện bằng lời của học sinh, khai thác vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu… 5. So sánh chương trình mới và chương trình cũ: 5.1. Về hình thức: Chương trình mới Chương trình cũ Số lượng sách Gồm 2 quyển: TV5 tập 1 và TV5 tập 2 Gồm 3 quyển: TV5 tập 1 và TV5 tập 2 + truyện đọc 5 Khổ giấy in 17cm x 24cm 14.5cm x 20cm Tranh ảnh minh họa Phong phú Hạn chế Chữ in Chữ to, rõ Chữ nhỏ hơn Màu sắc Phong phú 2 màu trắng đen 5.2. Về nội dung: - Giống nhau: + Cung cấp cho HS vốn hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, đất nước. + Các văn bản đọc gần gũi với HS. + Nội dung câu hỏi từ dễ đến khó, từ câu hỏi tái hiện đến câu hỏi tư duy. + Kiểu loại văn bản đọc khá phong phú: văn xuôi, văn vần, đối thoại văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. - Khác nhau: Chương trình mới Chương trình cũ 10 [...]...GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Tập đọc Kể chuyện Chính tả Luyện từ và câu Tập làm văn Phântíchchương trình TiếngViệt5 - Các văn bản đọc phong phú: nghệ thuật, hành chính - Có nhiều văn bản vui, khôi hài - Hệ thống câu hỏi phát huy được tính sáng tạo và khả năng tư duy của HS - Các chủ điểm được chia nhỏ, mở rộng, nâng... chế, theo bài học, không theo chủ điểm - Lý thuyết nhiều - Chủ yếu rèn kỹ năng viết - Văn tường thuật, văn kể chuyện, viết thư, đơn từ GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phântíchchương trình TiếngViệt5 - Viết từng đoạn theo bài học - Không có lý thuyết 12 - Viết cả bài văn - Có lý thuyết . Nhân dân” (TV5- tập 1, trang 27) Bài “Từ đồng nghĩa” (TV5-tập 1, trang 7) 5 GVHD:Cô Trần Nguyên Hương Thảo Phân tích chương trình Tiếng Việt 5 Bài “Đại. câu… 5. So sánh chương trình mới và chương trình cũ: 5. 1. Về hình thức: Chương trình mới Chương trình cũ Số lượng sách Gồm 2 quyển: TV5 tập 1 và TV5 tập