Câu 4 2đ: Trong câu tục ngữ “ chết trong hơn sống đục” có những cặp từ trái nghĩa nào?. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi, người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đế
Trang 1TỔNG HỢP ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH QUẢNG TRỊ
MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP5 (Từ năm học 2000-2001 đến năm học: 2009-2010)
NĂM HỌC: 2000- 2001
Câu 1(2đ):
“ Nắng tần ngần trên nón trắng chênh chao
Nghe gót bước biết lòng biêng biếc lắm
Trời và nước bắt đầu những ngôi sao nhấp nhánh
Bắt đầu nhấp nhánh những ngôi sao”
( Thi Hoàng- Ghi chép về chiều)
Em hãy tìm các từ láy có trong đoạn thơ trên?
Câu 2(2đ): Gạch dưới từ đồng âm khác nghĩa trong các câu sau:
a) Thu Hằng đá phải hòn đá to
b)Xe chở đường chạy trên đường
c)Chiếc máy bay đang bay trên bầu trời
d) Kiến bò đĩa thịt bò
Câu 3( 2đ):
Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ các câu sau:
a)Sáng nay, Thu Phương đi về quê
b)Nếu em không bị bệnh thì em sẽ đến thăm thầy
Câu 4( 2đ):
Trong câu tục ngữ “ chết trong hơn sống đục” có những cặp từ trái nghĩa nào? Có thể thay thế các từ “trong” và “đục” bằng những từ nào mà nghĩa cơ bản của câu vẫn không
thay đổi
Câu 5(1đ):
“ Núi xa lúp xúp chân mây
Bờ sông khép lại hàng cây thấp dần’
( Trần Đăng Khoa)
Tìm từ tượng hình trong 2 dòng thơ trên?
Câu 6( 9đ):
Mùa xuân đến, em thấy cảnh vật và con người tràn đầy sức sống tươi vui Em hãy tả
và ghi lại cảm xúc của em về một buổi sáng mùa xuân đầu năm mới
NĂM HỌC: 2001-2002 Câu 1:
Hãy tìm các từ ghép trong câu ca dao sau và nhận xét về việc dùng các từ ghép ấy?
“ Anh em như chân với tay
Trang 2Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần”
Câu 2:
“ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”
“ Địu” nghĩa là thế nào? Tìm một số từ gần nghĩa với từ “Địu” Phân biệt sắc thái của
những từ gần nghĩa với từ này?
Câu 3:
Hãy xác định thành phần chính của các câu sau:
-Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang
- Năm qua, tuy có nhiều khó khăn nhưng nhà máy vẫn hoàn thành kế hoạch
Câu 4:
Hãy chỉ ra chỗ sai các câu sau và chữa lại cho đúng:
- Bạn Hoa học và ngoan
- Bạn Hương vừa hát hay vừa lười học
- Bạn ấy nấu cơm nước
Câu 6:
“ Con cò bay lả bay la
Luỹ tre đầu xóm, cây đa giữa đồng
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh,quả bòng đung đưa”
( Trích Nghệ nhân Bát Tràng)
Hãy nêu hình ảnh của quê hương được nhắc đến trong đoạn thơ trên hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Câu 5:
Trong tiết kể chuyện, cô giáo đang kể câu chuyện “ Sự tích cây vú sữa” ( Kể chuyện lớp 3) thì một bạn bỗng oà khóc
Em hãy thuật lại tiết học đã gây cho em ấn tượng sâu sắc đó
NĂM HỌC:2002-2003
Câu 1: Hãy tìm từ láy có nghĩa mạnh thêm của những từ gốc sau:
vàng, xanh, sạch, tan
Trong những từ sau từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép?
xa xưa, xa xa, xa lạ, xa lơ xa lắc
Câu 2:
Hãy phân biệt nghĩa của từ “ ngọt” trong các câu sau:
- Khế chua, cam ngọt
- “ Đàn ngọt, hát hay” ( thành ngữ)
- “ Ai ơi chua nhọt đã từng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”( Ca dao)
Câu 3:
Trang 3Hãy xác định bộ phận song song có trong các câu sau và chỉ rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu?
-Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói, tiếng cười rộn ràng, vui vẻ
- Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh
Câu 4:
Hãy xác định câu đơn, câu ghép, câu đặc biệt trong các câu sau;
- Phía xa, chân trời đã ửng đỏ
- Một chân trời ửng dổ phía xa
- Để giúp đỡ bố mẹ, Hoa nhận chăm sóc đàn gà
- Vì bố mẹ rất bận Hoa nhận chăm sóc đàn gà,
Câu 5:
“ Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành, phương đây là cả một loạt, cả một
vùng, cả một góc trời đỏ rực Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi, người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau muôn ngàn con bướm thắm”
( Trích Hoa học trò- Xuân Diệu)
Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả số lượng rất lớn của hoa phượng; hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy?
Câu 6:
Nhiều năm nay, chiếc đồng hồ báo thức là người bạn thân thiết của em, giúp đỡ em trong học tập và sinh hoạt hàng ngày Em hyax thay mặt chiếc đồng hồ thuật lại công việc trên và nêu cảm nghĩ của mình
NĂM HỌC: 2003- 2004 Câu 1:
a) Hãy xác định những từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
“ Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót”
( Tiếng mưa- Nguyễn Thị Như Trang)
b) Trong đoạn văn trên có những từ nào là từ tượng hình?
Câu 2:
a) Hãy giải thích nghĩa của các câu tục ngữ sau:
- Ăn vóc học hay
- Học một biết mười
b)Mỗi câu tục ngữ trên có ý khuyên ta điều gì?
Câu 3:
Hãy điền dấu câu thích hợp vào ô trống của ha câu sau và nói rõ tác dụng của từng dáu câu vừa điền:
a) Hà ơi ở nhà con nhớ học bài buổi chiều con nhớ tưới rau cho mẹ nhé!
b) Buổi mai hôm ấy một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp
Trang 4Câu 4:
Hãy xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a) Hàng năm, cứ vào những ngày giáp tết, lúc tiết trời ấm áp, cây hoa mai nhà em lại trổ bông vàng tươi
b) Ở đây, về mùa hè, lúc tảng sáng, tiếng chim đã ríu rít, rộn rã khiến mọi người không ai tiếp tục ngủ được
Câu 5:
Tả cảnh đẹp ở Sa Pa, nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết: “Thoắt cái, lác đác lá vàng
rơi trong khoảnh khắc mùa thu Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê mận Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý”.
( Đường đi Sa Pa-TV 4 tập I, 1995 )
Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên ? nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó
Câu 6:
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ ( 8/3 ), em đã chép bài thơ “Bóng mây” tặng mẹ mình
Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
( Thanh Hảo )
Em hãy viết thư cho bạn giãy bày những ý nghĩ và tình cảm của em khi tặng bài thơ đó
NĂM HỌC 2004-2005 Câu 1:( 2đ )
a) Hãy tìm những từ láy có trong đoạn văn sau:
“Đêm khuya lặng gió Sương phủ trắng mặt sông Những bầy cá nhao lên đớp sương
tom tóp, lúc đầu còn loáng thoáng, dần dần tiếng tũng toãng xôn xao quanh mạn thuyền”
b) Trong những từ láy đó từ nào là từ tượng thanh?
Câu 2:( 2đ )
Nghĩa của từ bay trong hai câu sau khác nhau như thế nào?
- “Cánh cò bay lả rập rờn”
- “Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân”
Câu 3 :( 2đ )
Hãy điền dấu câu thích hợp và các ô trống của hai câu sau và nói rõ tác dụng của từng dấu câu vừa điền ?
a) Dây đàn bầu có thể gợi trong lòng ta yêu ghét buồn vui giận hờn và hi vọng b) Đêm hôm ấy trời mưa to trận mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô
Câu 4 :( 2đ )
Trang 5Hãy xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a) Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp
b) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trãi ra mênh mông trên khắp các sườn đồi
Câu 5 :( 2đ )
Kết thúc bài thơ Tren Việt Nam ( Tiếng Việt 5, tập I )
Nhà thơ Nguyễn Huy Du viết:
“Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”
Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì ? tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để khẳng định điều đó ?
Câu 6 ( 8đ ):
Sân trường em có một cây to toả bóng mát che cho em và các bạn những buổi trưa hè Nó gắn liền với những kỉ niệm về mái trường nơi em gắn bó
Thay lời cây, em hãy kể lại quảng đời đó
NĂM HỌC: 2004- 2005 ( Đề thi HSG bậc tiểu học của tỉnh Thừa Thiên- Huế) Câu 1( 3đ):
Các từ dưới đây có thể chia làm mấy nhóm, căn cứ vào đâu để chia thành các nhóm như vậy? Xếp các từ trên theo nhóm đã chia và gọi tên cho mỗi nhóm
Xe máy, lom khom, yêu thương, lênh khênh, bạn học, mênh mông, khoẻ mạnh, mũm mĩm.
Câu 2:( 2,5đ)
Từ “ thật thà” trong các câu dưới đây là danh từ, động từ hay tính từ ? Hãy chỉ rõ
từ “ thật thà” là bộ phận gì ( định ngữ, bổ ngữ, vị ngữ ) trong mỗi câu sau:
a) Chị Loan rất thật thà.
b) Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.
c) Chị Loan ăn nói thật thà dễ nghe.
Câu 3: (2đ)
Đoạn văn sau đây có mấy câu, thuộc loại câu gì? Nêu rõ ý nghĩa từng cặp quan hệ từ trong các câu đó
“ Một hôm vì người chủ quán không muốn cho Đan- tê mượn một cuốn cuốn sách mới nên ông phải đứng ngay tại quầy để đọc Mặc dầu người ra kẻ vào ồn nhưng Đan- tê vẫn đọc được hết cuốn sách”
Câu 4:( 1,5đ)
Viết lại đoạn văn sau và đặt dấu phẩy, dấu chấm cho đúng chỗ:
Trang 6Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt qua một lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quảng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát
(Thạch Lam)
Câu 5:( 2đ)
Cho ví dụ:
“Nơi hầm tối là nơi sáng nhất Nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam”
a) Xác định cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên?
b)Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, từ nào được dùng theo nghĩa đen, từ nào được dùng theo nghĩa bóng?
Câu 6:(8đ) Tập làm văn
Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc Một hôm, người mẹ bị
ốm nặng và chỉ khát khao được ăn một trái táo thơm ngon Người con đã ra đi Và cuối cùng, anh đã mang được trái táo trở về biếu mẹ
Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và viết lại tỉ mỉ câu chuyện đi tìm trái táo của người con hiếu thảo
NĂM HỌC: 2006-2007 Câu 1(2đ):
a) Trong các từ láy sau: nhè nhẹ, xanh xao, xa xa, bực bội
Từ nào có ý nghĩa giảm nhe, từ nào có ý nghĩa mạnh thêm so với từ gốc?
b) Trong các từ sau: to tát, to tướng, sinh sống, sinh sôi.
Từ nào là từ láy, từ nào là từ ghép?
Câu 2(2đ):
Hãy phân biệt nghĩa của từ “son” trong các câu sau:
- Cô ấy má phấn môi son.
- “ Yêu sao những cánh tay son
Bàn tay con trẻ chồi son má hồng”( Tố Hữu)
- “ Anh còn son, em cũng còn son
Ước gì ta được làm con một nhà”( ca dao)
- “ Trọn đời một tấm lòng son.
Chỉ lăm trả nợ nước non cho rồi” (Nguyễn Đình Chiểu)
Câu3(2đ):
Hãy nhận xét chỗ sai trong các câu sau và viết lại cho đúng:
a) Món quà tuy nhỏ nhen nhưng em rất quý
b) Bạn Dũng chạy bon bon
c) Bạn ấy tuy học giỏi nhưng hát rất hay
d) Khi những hạt mưa nhè nhẹ rơi trên lá non
Câu 4( 2đ):
Hãy tìm bộ phận song song các câu sau và xác định chức vụ của chúng:
Trang 7- Trong những năm đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cử, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh
- Đứng trên đó, bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má
bé đang đánh giặc
Câu 5( 2đ):
Trong bài thơ Vàm Cỏ Đông- nhà thơ Hoài Vũ viết:
“ Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ.
Chở tình thương trang trải đêm ngày”
Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì thể hiện ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc của những hình ảnh đó Hãy nêu tác dụng của chúng?
Câu 6( 8đ):
Một hôm trên đường đi học về, em thấy một bà cụ mù hươ gậy đi qua đường.Hãy thuật lại những việc làm của em và các bạn đã giúp đỡ bà cụ
NĂM HỌC: 2007- 2008
Câu 1(2đ):
a) Hãy xếp các từ ghép sau: trung du, , trung thành, trung học, trung dũng trung tâm, trung tướng trung hậu, trung kiên thành hai nhóm theo nghĩa của tiếng trung:
- trung có nghĩa là “ một lòng một dạ”
- trung có nghĩa là “ ở giữa”
b)Tìm thành ngữ trái nghĩa với từng thành ngữ sau:
- khoẻ như voi
- nhanh như sóc
Câu 2( 2đ):
Hãy giải nghĩa và phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ chạy trong các kết hợp từ sau
- Cầu thủ chạy đón quả bóng
- Nhà ấy chạy ăn từng bữa
- Con đường mới mở chạy qua làng tôi
- “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại” ( thành ngữ)
Câu 3(2đ):
Hãy xác định chủ ngữ,vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
a) Năm qua, tuy có nhiều khó khăn nhưng nhà trường vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ
b) Chẳng những Lãn Ông không lấy tiền của gia đình người thuyền chài mà ông còn cho thêm gạo, củi
c) Về việc thì người bệnh chết do tay người thầy thuốc khác nhưng về tình tô như mắc phải tôi giết người
Câu 4( 2đ):
Hãy tìm quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong các câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng:
Trang 8Hằng ngày, bằng tinh thần và ý chí vươn lên, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi,
hàng triệu trẻ em trên thế giới đều đi học Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm trong cảnh ngu dốt.
Câu 5( 2đ):
Trong bài Việt Nam thân yêu- nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
“ Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn, Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”
Những từ ngữ và hình ảnh trong đoạn thơ trên đã đem đén cho em những cảm xúc như thế nào?
Câu 6(8đ):
Em đã học bài “Chuỗi ngọc lam” ( Tiếng Việt 5- Tập 1, Tuần 14)
Hãy thay mặt em bé gian trong bài kể lại câu chuyện và phát biểu cảm tưởng của em về những nhân vật trong câu chuyện này
NĂM HỌC: 2008- 2009 Câu 1(2đ):
a) Hãy chọn những từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong đoan văn sau:
“ Gió cứ thổi từng cơn Mưa trút xuống như thác đổ Những tàu dừa xoay trở trong không gian mờ đầy tối đầy sấm chớp Mưa vẫn từng đợt , chớp rạch kèm theo tiếng sấm inh thiên động địa”
( ầm ào, ồn ào, rào rào, chật vật, nhì nhằng, xối xả)
b) Tìm thành ngữ trái nghĩa với từng thành ngữ sau:
Yếu như sên > <
Chậm như rùa > <
Câu 2( 2đ):
a) Hãy xếp các từ cho sẵn vào bảng cho phù hợp
Từ ngữ chỉ trẻ em không
mang sắc thái gì
Từ ngữ chỉ trẻ em mang sắc thái coi trọng
Từ ngữ chỉ trẻ em mang sắc thá coi thường
( trẻ, con nít, trẻ ranh, trẻ thơ, trẻ con, nhóc con,con trẻ, nhi đồng, ranh con, thiếu nhi, nhãi ranh, thiếu niên, em bé, cháu bé, oắt con)
b) Tìm 4 từ ghép có có tiếng đẹp đứng trước hoặc sau; trong đó:
- 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp
2 từ ghép có nghĩa phân loại
c) Trong những từ sau đây từ nào không phải là từ láy?( Hãy đánh dấu x vào câu trả lời đúng
A Xinh xắn C Dựng đứng
Trang 9B Mênh mông D Sừng sững
Câu 3( 2đ);
Hãy xác định thành phần chủ nữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:
- Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính
- Hoa móng rồng bu bẫm thươm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên
Câu 4( 2đ):
a) Trong câu: “ Rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng.” Có mấy quan hệ từ? Đó là từ gì?
A Một quan hệ từ ( Đó là từ )
B Hai quan hệ từ ( Đó là từ )
C Ba quan hệ từ ( Đó là từ )
D Bốn quan hệ từ ( Đó là từ )
b) Câu văn “ Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.” Thuộc loại câu gid? b) Từ “ nhưng” trong câu trên có tác dụng gì?
Câu 5( 2đ):
“ Bông cúc là nắng làm hoa
Bướm vàng là nắng bay xa lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng là nắng của cây”
( Lê Hồng Thiện)
a) Đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A Điệp từ B Điệp ngữ
C So sánh D Chơi chữ
Câu 6( 8đ):
Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 20-30 dòng) tả lại con sông( côn suối) ở quê em vào một buổi chiều hè nắng đẹp