1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 9

23 3,2K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 262 KB

Nội dung

TÓM TẮT KINH NGHIỆM Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục. Giáo dục bằng trò chơi một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi mới hiện nay. Giới thiệu hình thức lồng ghép trò chơi trong tổ chức lớp học ở các giờ học Ngữ Văn THCS nhằm bổ sung và đổi mới những phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống. Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi, bài viết giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức lồng ghép trò chơi, minh hoạ một số trò chơi đối với phân môn Tiếng Việt nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân cách cho các em. Trong bài viết này, tôi đề cập đến một số nội dung cơ bản như: Vai trò, tác dụng, các nguyên tắc thiết kế và một số trò chơi được vận dụng nhiều và tạo được hiệu quả nhất định trong dạy học Tiếng Việt lớp 9. Tôi hi vọng bài viết của mình được các bạn đồng nghiệp đón đọc và góp ý

Trang 1

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

Phần 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1.Sáng kiến: Tổ chức trò chơi trong dạy học Tiếng Việt lớp 9

2 Lĩnh vực áp dụng kinh nghiệm: Môn Tiếng Việt lớp 9

3 Tác giả:

Ngày/ tháng/năm sinh:

Trình độ chuyên môn: Đại họcChức vụ: Tổ trưởng tổ Khoa học xã hộiĐơn vị công tác:

5 Đơn vị áp dụng kinh nghiệm lần đầu :

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng kinh nghiệm: Đối tượng học sinh

Trang 3

TÓM TẮT KINH NGHIỆM

Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục.Giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiếntrên thế giới vận dụng Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợpvới những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổimới hiện nay Giới thiệu hình thức lồng ghép trò chơi trong tổ chức lớp học ở cácgiờ học Ngữ Văn THCS nhằm bổ sung và đổi mới những phương pháp dạy họcNgữ văn truyền thống Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi,bài viết giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức lồng ghép trò chơi, minhhoạ một số trò chơi đối với phân môn Tiếng Việt nhằm hướng đến mục đích cuốicùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp họcsinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhâncách cho các em

Trong bài viết này, tôi đề cập đến một số nội dung cơ bản như: Vai trò, tác dụng, các nguyên tắc thiết kế và một số trò chơi được vận dụng nhiều và tạo đượchiệu quả nhất định trong dạy học Tiếng Việt lớp 9 Tôi hi vọng bài viết của mình được các bạn đồng nghiệp đón đọc và góp ý!

Trang 4

Phần 2: MÔ TẢ KINH NGHIỆM

để nâng cao thể chất, phát triển tư duy, trí thông minh, sự tinh nhanh, nhạy bén.Đặc biệt qua hoạt động vui chơi, các em được trực tiếp tham gia vào các hoạtđộng, được rèn luyện kĩ năng sống qua việc chọn phương án đúng, cách xử lí cáctình huống cụ thể Đây là bước trải nghiệm thực tế trước khi để các em rút ra kếtluận lý thuyết trưu tượng Trò chơi cũng là biện pháp tăng cường sự thi đua, phấnđấu tích cực trong các cá nhận hoặc các hoạt động nhóm Từ đó phát triến kĩ nănggiao tiếp cho các em Cũng qua các hoạt động này mà các em được bồi dưỡng vềkhả nag suy luận, sự nhanh nhạy, tính quyết đoán, tình đoàn kết, sự hợp tác …đểdẫn đến thành công

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh ở tất cả các trường học nói chung đều có phần không thích học bộ môn Ngữ văn, nhất là các em học sinh khốilớp 9 Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng, các em không thích một phần do xu hướngcho rằng môn Ngữ văn không có tính ứng dụng cao như các môn Toán, Lí, Hóa nhưng phần lớn là các tiết học Ngữ văn còn đơn điệu, tuy đã có sự đổi mới nhưng chưa thoát ra khỏi tính lí thuyết khô khan, nhất là các tiết học Tiếng Việt Vì đây

là phân môn vừa khô, vừa khó Cũng vì thế mà các giờ học Tiếng Việt thường căng thẳng dẫn đến việc nhận thức của học sinh bị hạn chế Thiết kế một tiết dạy

theo hình thức “ Học mà vui – vui mà học” luôn là điều mà tất cả các thầy cô giáo

đều mong muốn Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng việc tổ chức trò chơi trong giờ học Tiếng Việt đã đem lại sự hứng thú, say mê và đặc biệt là sự tích cực chủ động cho học sinh trong suốt tiết học Đối với các em học sinh lớp 9 thì lại càng cần thiết Vì nếu các em hứng thú sẽ là cơ sở để các emtiếp kiến thu thức tốt, bị cho bước chuyển cấp sắp tới Như vậy, xét về cả lí luận

và thực tiễn, đây là phương pháp dạy học thú vị, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn Đó chính là lí do

tôi chọn đề tài “ Tổ chức trò chơi trong dạy học Tiếng Việt lớp 9”.

2 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 5

- Nghiên cứu về đề tài này tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ ý nghĩa,vai trò của hoạt động trò chơi trong dạy học Tiếng Việt nhằm giúp giờ học đạt hiệu quả cao.

- Tạo không khí hứng thú, phấn khích cho học sinh THCS - lứa tuổi hiếu độngthích khám phá, tìm tòi và thể hiện

- Tìm hiểu một số trò chơi và cách thức tổ chức các trò chơi phù hợp với tiết học,qua đó củng cố kiến thức bài học và rèn kĩ năng cho học sinh

- Rèn luyện tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng quan sát, đọc, sử dụng tiếng mẹđẻ

- Giáo dục cho học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và có thái độ tíchcực, tinh thần tập thể, hợp tác nhịp nhàng khi giải quyết một vấn đề trong nhóm,trong tổ

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Học sinh trường THCS, tập trung vào đối tượng lớp 9

- Phạm vi: Tập trung đi sâu tìm hiểu các trò chơi dễ thực hiện, dễ tổ chức với quy

mô lớp từ 25 – 40 học sinh và phù hợp với đối tượng học sinh lớp 9

2.3 Đối tượng áp dụng: Trong bài viết này, tôi trình bày các trò chơi được sử

dụng trong các tiết học Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 9 Tuy nhiên, chúng tacũng có thể lựa chọn hình thức này để sử dụng trong các tiết học Văn bản, Tậplàm văn Bên cạnh đó, chúng ta không chỉ áp dụng ở khối 9 mà còn áp dụng ở cảcác khối trong nhà trường THCS

2.4 Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tôi sử

dụng các phương pháp cơ bản sau:

- Tìm hiểu, nghiên cứu đặc thù của bộ môn Ngữ văn, trọng tâm là phân môn TiếngViệt lớp 9

- Phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Ngữ văn

và hoạt động trò chơi trong giờ học: Qua việc khảo sát, tôi đã thu được kết quảnhất định Trong số em học sinh được phỏng vấn và trả lời phiếu trắc nghiệmkhách quan, tôi nhận thấy trên 60% số đối tượng tham gia khảo sát đều cho rằngkhông thích học môn Ngữ văn do mệt mỏi vì phải ghi chép nhiều Và 100% các

em rất hứng thú với hoạt động tổ chức trò chơi trong giờ học

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu đã có về cách thức xây dựng các trò chơi vớiđặc thù phân môn Tiếng Việt

- Xác định phạm vi, thời gian áp dụng, cách thực hiện trò chơi

- Điều tra, quan sát học sinh trong các tiết học

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

2.5 Điểm mới của đề tài: Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt là hình thức

không hoàn toàn mới, đã được các thầy cô sử dụng linh hoạt trong các tiết học

Trang 6

Tuy nhiên hình thức hoạt động này chưa được vận dụng nhiều vì tâm lí các thầy

cô là sợ mất nhiều thời gian dẫn đến ảnh hưởng sang thời lượng của các đơn vịkiến thức khác Bên cạnh đó là hình thức các trò chơi đơn điệu, dễ gây nhàm chán

Vì vậy, qua quá trình nghiên cứu, áp dụng, tôi thấy muốn thực hiện có hiệu quảvấn đề này thì việc lựa chọn các hình thức chơi cho phù hợp với điều kiện cơ sởvật chất, thời gian và tạo được hứng thú say mê cho học sinh là vấn đề quan trọngnhất

3 VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN.

- Đối với đặc thù bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng,

việc phủ nhận những phương pháp dạy học truyền thống là điều thiếu thoả đáng.Nhưng điều đó cũng không có nghĩa chúng ta có quyền “khư khư” với những gì

đã có Một khi học sinh đã quá nhàm chán với kiểu học văn thầy giảng, trò nghe,ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày vài ý kiến theo gợi ý của thầy nảysinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí chán học bộ môn

- Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo

dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế

giới vận dụng Lồng ghép trò chơi trong dạy và học phân môn Tiếng Việt, kết hợpvới những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổimới hiện nay Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờhọc, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơntrong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sángtạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắtkiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua quá trình họctập

- Lồng ghép các đơn vị kiến thức vào các trò chơi trong những giờ học khôngchỉ làm cho những giờ học trở nên sinh động mà còn giúp học sinh lĩnh hội kiếnthức bằng con đường ngắn nhất và tự nhiên nhất và giúp học sinh nhớ lâu nhất

- Lồng ghép trò chơi trong dạy và học phân môn Tiếng Việt giáo viên vừa tậndụng được kiến thức đã có, vừa đòi hỏi người thầy phải không ngừng tìm tòi sángtạo để những trò chơi luôn luôn mới, tạo được hứng thú cho các em và có ý nghĩagiáo dục

4 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI :

Khi thiết kế bài dạy có sử dụng hình thức trò chơi thì người thầy cần chú ýđến đặc thù của phân môn Tiếng Việt, lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệthống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không xáotrộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc;trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cảcác tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc

Trang 7

bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng vừa vui dí dỏm vừa tếnhị Để thiết kế trò chơi một cách có hiệu quả, chúng ta cần chú ý đến một sốnguyên tắc sau:

4.1 Nguyên tắc phù hợp với phân môn, vừa sức, dễ thực hiện Để các trò chơi

đạt được hiệu quả tốt nhất, khi thiết kế trò chơi, chúng ta phải đảm bảo các nguyêntắc sau:

- Phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của trường

- Phù hợp với nội dung kiến thức và kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh.Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung phần học cụ thể trong chương trình(Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành,luyện tập…)

- Được xây dựng theo nguyên tắc từ các dạng bài tập có chọn lọc của cáctiết học phải gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức

- Phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của các học sinh, tạo khôngkhí thoải mái, hấp dẫn trong giờ học

- Phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phán đoán, phát huy trí tuệ, óc phântích, tư duy sáng tạo

- Phù hợp với quỹ thời gian (từ 5 - 10 phút ), thích hợp với môi trường họctập Đối với các trò chơi diễn ra nhanh, không cần nhiều phương tiện thì có thểthiết kế vào giữa tiết học Còn đối với các trò chơi cần phương tiện và mất nhiềuthời gian hơn thì nên tổ chức trong phần củng cố Tuy vậy, giáo viên nên thôngbáo trước để tạo sự hứng khởi cho học sinh

- Có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo khôngkhí vui vẻ, thoải mái

- Phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS Tổchức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp

4.2 Nguyên tắc khai thác và thực hành:

- Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng,phương tiện có sẵn của môn học ( trong thư viện, đồ dùng của giáo viên, họcsinh…)

- Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xungquanh, sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹnhưng ít tốn kém và không mất quá nhiều thời gian

- Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ là máy chiếu, bảng phụ, máy projector đểtiết học trở nên sinh động hơn

5 MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG BÀI DẠY TIẾNG VIỆT.

5.1 Lựa chọn hình thức chơi

Trang 8

Đối với trò chơi học tập đòi hỏi giáo viên phải tư duy sáng tạo, lựa chọn hìnhthức chơi cho phù hợp với mục đích, yêu cầu từng bài tập, từng tiết học, từng đốitượng và thời gian của tiết học sao cho đạt được kết qua hoạt động cao nhất.

5.2 Luật chơi: Phải đảm bảo rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không

đòi hỏi thời gian dài cho việc hướng dẫn, huấn luyện Trước khi cho học sinh thamgia, giáo viên cần phải nêu rõ thể lệ của trò chơi và quy định thời gian cho họcsinh biết để thực hiện

5.3 Đối tượng tham gia.

- Trò chơi phải hướng tới học, đảm bảo tất cả học sinh trong lớp học đều đượctham gia Tuy nhiên đối với những em học sinh học còn yếu, nhút nhát giáo viênchỉ nên chỉ định tham gia vào những trò chơi dễ để tạo cơ hội cho các em hoànthành được nhiệm vụ của mình, từ đó có thể khích lệ tinh thần học tập cho các

em, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn, dần dần các em có đủ khả năng thể hiệnbản thân trước tập thể

- Giáo viên định hướng, hướng dẫn nhằm đạt được mục tiêu cần đạt của bài học

5.4 Chuẩn bị:

Đối với hình thức hoạt động này, sự chuẩn bị của giáo viên là rất quantrọng, nó quyết định sự thành công của trò chơi và của tiết học Vì vậy, khi chuẩn

bị giáo án, giáo viên cần phải:

- Đọc, tìm hiểu kĩ nội dung, xác định mục tiêu bài học

- Chuẩn bị bài một cách chu đáo, dự kiến những tình huống có thể nảy sinh trongkhi tổ chức trò chơi để khi gặp có thể giải quyết cho tốt

- Tuỳ nội dung bài mà sử dụng hình thức trò chơi cho phù hợp Chú ý đến cácphương tiện cần sử dụng như: bảng phụ, phiếu học tập hay phương tiện nàokhác…

Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.

Bước 2: Hướng dẫn chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:

- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy độichơi), trọng tài

- Các dụng cụ dùng để chơi

- Cách chơi: Từng hoạt động cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi,những điều người chơi không được làm…

- Cách đánh giá kết quả và cách tính điểm chơi, các giải của cuộc chơi (nếu có)

Bước 3: Thực hiện trò chơi

Trang 9

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:

- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội,những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm

+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng chođội đoạt giải (Nếu có)

+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện ( Học sinh được gì qua trò chơi đó?)

6 MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÒ CHƠI ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC TIẾT HỌC TIẾNG VIỆT CÓ HIỆU QUẢ.

6.1 Trò chơi “ Lật hình nối chữ” Trò chơi này được sử dụng cho bài “ Sự

phát triển từ vựng” Giáo viên có thể đưa hình thức trò chơi này vào phần củng

cố bài học

- Mục đích:

+ Củng cố kiến thức cho học sinh về sự phát triển từ vựng Tiếng Việt

+ Mở rộng vốn hiểu biết về từ mượn của Tiếng Việt ( Nghĩa và nguồn gốc)

+ Phát triển năng lực suy luận cho học sinh

- Chuẩn bị:

+ Bảng từ mượn và từ trong ngôn ngữ gốc

Từ mượn Từ trong ngôn ngữ gốc

10 sơ mi j sandwich ( Anh)

11 xăng – uýt k saucisse ( Pháp)

12 kem l goal ( Pháp)

+ Tờ bìa khổ lớn với các hình minh họa cho các sự vật được gọi tên trong bài (Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà) Lấy giấy che kín các hình,

có thể để một hình mẫu để học sinh nắm được cách chơi)

+ Chia lớp thành 2 đội, đặt tên cho mỗi đội

Trang 10

- Cách thức tiến hành: Chia những người tham gia làm 2 đội Mỗi đội khoảng 3

người Người chơi nghiên cứu bảng từ trong khoảng 3- 5 phút, sau đó bấm

chuông để dành quyền điền từ vào dưới hình Đội nào điền đúng cả hai từ thì được tính 2 điểm và giành quyền chọn hình tiếp để lật Đội nào điền trúng được 1

từ thì đội kế tiếp được quyền trả lời, nhưng sau đó đội trả lời chưa đúng hoàn toàn cũng được tính 1 điểm Khi kết thúc cuộc chơi, đội nào nhiều điểm sẽ thắng

* Chú ý: Với một số hình, giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi phụ về giải nghĩa từ,

về cách viết, cách đọc… để cho học sinh trả lời

6.2 Trò chơi “ Thay thế một chữ” kết hợp với trò “ Tiếp sức” Trò chơi

này có thể áp dụng cho bài “ Trau dồi vốn từ” phần thêm bài tập bổ sung để củng

cố

- Mục đích:

+ Củng cố cho học sinh kiến thức của bài “ Trau dồi vốn từ”

+ Tăng thêm số lượng vốn từ

+ Rèn luyện tư duy nhanh nhạy, năng lực suy luận

+ Tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh

+ Tăng tình đoàn kết hợp tác giữa các nhóm

- Chuẩn bị:

+ GV dùng 2 bảng phụ ghi chữ cần thay thế và nội dung giải nghĩa cho từ đúng Chú ý những cặp từ ngữ sau đây nghĩa rất khác nhau chỉ cần thay thế một chữ cái trong từ đó

1 ngứa tai ngứa tay Muốn làm ngay một việc gì đó vì

cảm thấy bực bội, khó chịu.

2 căn dặn căn vặn Hỏi đến cùng cho ra lí lẽ

3 hoa tay hoa tai Nữ trang chứ không phải tài nghệ

4 buột miệng buộc miệng Làm sao nói được nữa

5/ vắt mũi dắt mũi Mặc cho người ta điều khiển, sai

khiến

6 cá lóc cá nóc Không phải đặc sản đồng quê mà

có thể gây ra chết người

7 man mác man mát Cảm giác về thời tiết, nhiệt độ

8 chia sẻ chia xẻ Chia một vật thành nhiều phần

khác nhau để cho không còn nguyên vẹn nữa

9 đánh bạc đánh bạt Làm mất đi, dạt đi, át đi.

10 cắm trại cấm trại Ở yên trong trại, nội bất xuất,

ngoại bất nhập.

Trang 11

+ Sau khi có hiệu lệnh, các nhóm cử thành viên lên điền vào ô trống từ thay thế,

điền xong về chỗ nhanh để cho bạn khác lên Chỉ khi nào bạn vừa điển về đến chỗ của mình thì người tiếp theo mới được lên Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết

thời gian Đội nào điền đúng và nhanh hơn sẽ thắng

* Chú ý: Tương tự như cách thức tiến hành trò chơi trên, ta có trò chơi “ Bớt một

chữ”, Ví dụ: chữ “ Loan truyền – lan truyền”; hay trò “ Thêm một chữ” , Ví dụ:

chữ “ Hoàn thành – hoàng thành”…

6 3 Trò chơi “ Ai nhanh hơn”? Trò chơi này có thể áp dụng khi dạy bài

“ Tổng kết từ vựng”, phần ôn tập về thành ngữ.

- Mục đích:

+ Củng cố cho các em kiến thức về tư vựng Tiếng Việt, đặc biệt là thành ngữ

+ Rèn luyện tư duy, khả năng quan sát nhanh

+ Tăng hứng thú khi học Tiếng Việt

+ Bồi dưỡng tình cảm đoàn kết, hợp tác

- Chuẩn bị: 3 bảng phụ có kẻ sẵn ô và ghi những dòng theo mẫu sau.

QUÂN TỬ NHẤT NGÔN SƠN THỦY TÂM THẦN BẤT ĐỊNH LỆNH BIỆT THÀNH XUẤT VẠN CHUNG MÚA TAY TRONG BỊ NHƯ SINH BẤT VẠN SỰ NHƯ Ý TẠI NGÔN NGOẠI SƠN LI BIẾN SỰ KHỞI NHẤT CỬ LƯỠNG TIỆN CÔNG

BÉ HẠT TIÊU BÌNH ĐẦU BẠC RĂNG LONG TÀI TỬ THƯỢNG LỘ BÌNH AN NAN ĐẤT NƯỚC NÓI MƯỢN BỘT DÀI LƯNG TỐN VẢI THƯA CHE MẮT THÁNH LƯỢC AN DÒNG HIỀN NHƯ BỤT HĂNG MẮT CÁ NÓI THẦY CƯ VĂN HAY CHỮ TỐT MÁU THẾ SẤU TƯỚNG TU LẠC

TỰ CỤC TỰ CƯỜNG VỊT GIAN SINH NGHỀ TỬ NGHIỆP

- Chuẩn bị giấy bút ghi đáp án

- Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có 4 em

- Yêu cầu: Tìm 29 thành ngữ có trong ô chữ sau (theo hàng ngang hoặc hàng

dọc)

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên công bố luật chơi, thời gian chơi Mỗi lượt chơi thường 5 phút

Ngày đăng: 29/02/2016, 09:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w