DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHHD cung hàm hàm dưới CHHT cung hàm hàm trên CR chiều rộng CSKT/cskt chỉ số kích thước HL hành lang HSBT hệ số biến thiên KTC 95% khoảng tin cậy 95% MRTB/ mrtb
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Ký tên,
LÊ HỒ PHƯƠNG TRANG
Trang 2MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Ký hiệu v
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu đồ ix
Danh mục hình x
Danh mục sơ đồ xii
Một số định nghĩa và thuật ngữ Việt – Anh xiii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH THÁI NỀN TỰA CỦA PHỤC HÌNH TOÀN HÀM 7
1.2. TỔNG QUAN VỀ HÌNH THÁI NỀN TỰA PHỤC HÌNH TOÀN HÀM 8
1.2.1. Hình thái cung hàm mất răng toàn bộ 8
1.2.2. Hình thái sống hàm mất răng 19
1.2.3. Hình thái vòm khẩu cái 27
1.2.4. Torus ở hàm mất răng toàn bộ 33
1.3. KHAY LẤY DẤU CHO HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ 41
Tóm tắt tổng quan tài liệu 46
2 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
2.1. NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI NỀN TỰA 49
2.1.1. Mẫu nghiên cứu 49
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 50
2.1.3. Phương pháp và kỹ thuật xác định kích thước và hình dạng các thành phần của nền tựa 52
2.1.4. Xử lý số liệu 70
2.2. NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ KHAY LẤY DẤU HÀM TRÊN CÓ TORUS 72
2.2.1. Kích thước khay 72
2.2.2. Hình dạng khay 74
2.2.3. Cán khay 75
3 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 76
3.1. CUNG HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM TRÊN 78
3.1.1. Kích thước cung hàm hàm trên, thang phân loại 78
3.1.2. Kích thước sống hàm hàm trên 80
3.1.3. Hình dạng cung hàm hàm trên 81
Trang 33.1.4. Hình dạng sống hàm hàm trên 82
3.2. CUNG HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM DƯỚI 84
3.2.1. Kích thước cung hàm hàm dưới, thang phân loại 84
3.2.2. Kích thước sống hàm hàm dưới 86
3.2.3. Hình dạng cung hàm hàm dưới 87
3.2.4. Hình dạng sống hàm hàm dưới 88
3.3. VÒM KHẨU CÁI HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ 90
3.3.1. Kích thước vòm khẩu cái và thang phân loại 90
3.3.2. Hình dạng vòm khẩu cái 92
3.4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TORUS Ở HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ 93
3.4.1. Torus khẩu cái 93
3.4.2. Torus hàm dưới 95
3.5. CÁC KÍCH THƯỚC VÀ HÌNH DẠNG DÙNG THIẾT KẾ KLD 96
4 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 100
4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI CUNG HÀM 100
4.1.1. Vấn đề điểm mốc trong nghiên cứu 100
4.1.2. Vấn đề tuổi và thời gian mất răng 105
4.1.3. Phương tiện nghiên cứu và đo đạc 107
4.1.4. Độ tin cậy của phương pháp nghiên cứu 110
4.2. VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 113
4.2.1. Về kích thước và hình dạng cung hàm, sống hàm, vòm khẩu cái 114
4.2.2. Tương quan giữa vòm khẩu cái và torus khẩu cái 126
4.2.3. Về thiết kế khay lấy dấu cho hàm mất răng toàn bộ người Việt 129
Tóm tắt phần bàn luận 131
4.3. Ý NGHĨA VÀ ỨNG DỤNG CỦA CÔNG TRÌNH 133
4.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 134
KẾT LUẬN 135
KIẾN NGHỊ
Danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHHD cung hàm hàm dưới
CHHT cung hàm hàm trên
CR chiều rộng
CSKT/cskt chỉ số kích thước
HL hành lang
HSBT hệ số biến thiên
KTC 95% khoảng tin cậy 95%
MRTB/ mrtb mất răng toàn bộ
NSRC nệm sau răng cối
ĐLC độ lệch chuẩn
R cửa răng cửa
RC răng cối
RCN răng cối nhỏ
RD/RT rộng dưới/rộng trên
RS/RT rộng sau/rộng trước
SH sống hàm
SHHD sống hàm hàm dưới
SHHT sống hàm hàm trên
Về ý nghĩa thống kê:
NS(non significant): Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
* : Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05
**: Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,01
***: Sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001
n: Số cá thể trong mẫu nghiên cứu
Trang 5DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Kích thước cung hàm theo nghiên cứu của Johnson 11
Bảng 1.2: Kích thước cung hàm mất răng toàn bộ giới nam trong nghiên cứu của Avci (n=250) 13
Bảng 1.3: Kích thước cung hàm mất răng toàn bộ giới nữ trong nghiên cứu của Avci (n=250) 13
Bảng 1.4: Phân loại kích thước cung hàm mất răng toàn bộ giới nam trong nghiên cứu của Avci (n=250) 14
Bảng 1.5: Phân loại kích thước cung hàm mất răng toàn bộ giới nữ trong nghiên cứu của Avci (n=250) 14
Bảng 1.6: Kích thước trung bình sống hàm ở vùng R cửa, RCN và RC 23
Bảng 1.7: Chỉ số kích thước sống hàm mất răng hàm trên và hàm dưới 25
Bảng 1.8: Tương quan giữa chỉ số kích thước và hình dạng của sống hàm 26
Bảng 1.9: Kết quả đo đạc độ sâu vòm khẩu cái theo Johnson 29
Bảng 1.10: Độ cao vòm khẩu cái và tỉ lệ độ cao vòm khẩu cái hàm mất răng toàn bộ ở giới nam trong nghiên cứu của Avci (n=250) 30
Bảng 1.11: Độ cao vòm khẩu cái và tỉ lệ độ cao vòm khẩu cái ở hàm mất răng toàn bộ giới nữ trong nghiên cứu của Avci (n=250) 30
Bảng 1.12: Phân nhóm độ cao vòm khẩu cái (h) và tỉ lệ độ cao vòm khẩu cái (R) hàm mất răng toàn bộ ở giới nam trong nghiên cứu của Avci (n=250) 31
Bảng 1.13: Phân nhóm độ cao vòm khẩu cái (h) và tỉ lệ độ cao vòm khẩu cái (R) hàm mất răng toàn bộ ở giới nữ trong nghiên cứu của Avci (n=250) 31
Bảng 1.14: Độ dốc vòm khẩu cái trong nghiên cứu của Johnson 32
Bảng 1.15: Phân loại hình dạng vòm khẩu cái theo độ sâu của Johnson 32
Bảng 1.16: Phân loại kích thước torus khẩu cái theo Woo 34
Bảng 1.17: Tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới về hình thái cung hàm, vòm khẩu cái, sống hàm mất răng toàn bộ 39
Bảng 1.17: Tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới về hình thái cung hàm, vòm khẩu cái, sống hàm mất răng toàn bộ (tt) 40
Bảng 1.18: Kích thước và hình dạng của KLD CERPAC ® 42
Bảng 1.19: Kích thước và hình dạng của khay lấy dấu ASA DENTAL ® 43
Trang 6Bảng 3.20: Phân bố mẫu nghiên cứu theo tuổi và giới 76
Bảng 3.21: Phân bố mẫu nghiên cứu theo lát cắt 77
Bảng 3.22: Phân bố tỷ lệ % torus theo giới tính 78
Bảng 3.23: Phân bố tỷ lệ % torus theo nhóm tuổi 78
Bảng 3.24: Kích thước cung hàm hàm trên mất răng toàn bộ (n=175) 79
Bảng 3.25: Thang phân loại kích thước của cung hàm hàm trên (n =175) 79
Bảng 3.26: Chỉ số kích thước (trước sau/rộng tối đa) của CHHT 80
Bảng 3.27: So sánh kích thước trung bình CHHT giữa nữ và nam 80
Bảng 3.28: Kích thước trung bình của sống hàm hàm trên 81
Bảng 3.29: Kết quả đánh giá hình dạng CHHT và tỷ số RS/RT tương ứng 81
Bảng 3.30: Tỷ lệ hình dạng SHHT tương ứng với tỷ số RD/RT 82
Bảng 3.31: Phân bố các loại hình dạng của SHHT lồi theo công thức RD/RT 83
Bảng 3.32: Kích thước trung bình cung hàm MRTB hàm dưới (n=175) 84
Bảng 3.33: Thang phân loại kích thước của cung hàm hàm dưới (n = 175) 84
Bảng 3.34: Trung bình tỷ số trước sau / rộng tối đa của CHHD 85
Bảng 3.35: So sánh kích thước trung bình CHHD giữa nữ và nam 86
Bảng 3.36: Kích thước trung bình của sống hàm hàm dưới 87
Bảng 3.37: Kết quả đánh giá hình dạng CHHD và tỷ số RS/RT tương ứng 87
Bảng 3.38: Tỷ số RD/RT và tỷ lệ hình dạng sống hàm hàm dưới tương ứng 89
Bảng 3.39: Kích thước trung bình vòm khẩu cái hàm mất răng toàn bộ (n=175) 90
Bảng 3.40: Thang phân loại kích thước vòm khẩu cái 91
Bảng 3.41: Tỷ lệ độ cao vòm khẩu cái trung bình tại các mặt cắt vòm khẩu cái 91
Bảng 3.42: So sánh TLĐCVKC giữa nam và nữ 92
Bảng 3.43: Phân bố hình dạng vòm khẩu cái theo tỷ số RD/RT 92
Bảng 3.44: Kích thước torus khẩu cái 93
Bảng 3.45: Kích thước torus hàm dưới (n=13) 95
Bảng 3.46: Kích thước chiều ngang và chiều trước sau của KLD toàn hàm HT 97
Bảng 3.47: Kích thước chiều đứng của khay lấy dấu toàn hàm hàm trên 97
Bảng 4.48: Vị trí điểm chuẩn trong các nghiên cứu 101
Bảng 4.48: Vị trí điểm chuẩn trong các nghiên cứu (tiếp theo) 102
Bảng 4.49: Tương quan giữa tuổi (3 nhóm tuổi) và chiều cao SHHT (3 nhóm chiều cao sống hàm) 106
Trang 7Bảng 4.50: Tương quan giữa tuổi (3 nhóm tuổi) và chiều cao SHHD (3 nhóm chiều
cao sống hàm) 107
Bảng 4.51: So sánh một số kết quả đo đạc bằng hai phương pháp ghi nhận hình ảnh trong nghiên cứu 109
Bảng 4.52: Hệ số tin cậy của các đặc điểm nghiên cứu định lượng 112
Bảng 4.53: Đ kiên định (%) của đánh giá viên ở các tham số 113
Bảng 4.54: So sánh với kết quả nghiên cứu của Avci và cs 114
Bảng 4.55: So sánh với kết quả nghiên cứu của Johnson và cs 115
Bảng 4.56: So sánh với kết quả nghiên cứu của Miyake và cs 115
Bảng 4.57: So sánh kích thước CHHD với kết quả của các nghiên cứu khác 116
Bảng 4.58: So sánh tỷ lệ độ cao vòm khẩu cái với kết quả nghiên cứu của Avci 122
Bảng 4.59: Hình dạng vòm khẩu cái - sự không phù hợp giữa đánh giá theo qui ước của Johnson với quan sát của tác giả 123
Bảng 4.60: So sánh tỉ lệ độ cao vòm khẩu cái trung bình của vòm khẩu cái có torus qua hai cách đo 127
Bảng 4.61: So sánh tỉ lệ độ cao vòm khẩu cái giữa trường hợp vòm khẩu cái có torus và vòm khẩu cái không có torus 128
Bảng 4.62: Các tỷ số hình dạng của một số thành phần nền tựa phục hình 132
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1: Phân bố các loại hình dạng CHHT theo tỷ số RS/RT 82
Biểu đồ 3.2: Phân bố hình dạng SHHT lồi theo tỷ số RD/RT 83
Biểu đồ 3.3: Phân bố các loại hình dạng CHHD tính theo tỷ số RS/RT 88
Biểu đồ 3.4: Phân bố hình dạng mặt cắt của SHHD lồi 89
Biểu đồ 3.5: Phân bố loại dạng vòm khẩu cái theo qui ước độ cao và quan sát 93
Biểu đồ 3.6: Phân bố kích thước torus khẩu cái theo phân loại Woo 94
Biểu đồ 3.7: Phân bố hình dạng torus khẩu cái 94
Biểu đồ 3.8: Phân bố vị trí torus khẩu cái 95
Trang 9DANH MỤC HÌNH
STT TÊN HÌNH TRANG Hình 1.1: Giới hạn của nền tựa phục hình toàn hàm 5
Hình 1.2: a và b: Nền tựa phục hình toàn hàm; c và d: Nền tựa phục hình có torus 6
Hình 1.3: Sống hàm mất răng toàn bộ 6
Hình 1.4: Ellipse biểu diễn cung xương ổ răng hàm trên ở nam và nữ trên hệ trục trực chuẩn “Nguồn: Trần Mỹ Thúy, 1991” [15] 8
Hình 1.5: Mẫu hàm và các mốc đo của Malejewska 9
Hình 1.6: Mẫu hàm với các đường vẽ: đường giữa và các đường ngang qua cung hàm 10
Hình 1.7: Song song kế có gắn bút vẽ trên trục dọc và trục ngang để chuyển biên dạng mẫu hàm lên giấy vẽ 10
Hình 1.8: Các kích thước đo đạc trong nghiên cứu của Johnson 11
Hình 1.9: Com pa Korkhaus 12
Hình 1.10: Sơ đồ các điểm đo trên cung hàm 12
Hình 1.11: Sơ đồù các kích thước đo đạc “Nguồn: Avci, 1992” [22] 12
Hình 1.12: Qui ước kích thước cung hàm hàm trên và hàm dưới trong nghiên cứu của Miyake “Nguồn: Miyake et al., 1990” [54] 15
Hình 1.13: Hình ảnh mẫu hàm mất răng toàn bộ hàm dưới trong kỹ thuật đo ảnh nổi 16
Hình 1.14: Trục toạ độ biểu diễn hình dạng hình học của cung hàm 18
Hình 1.15: Phân loại sống hàm hàm trên theo Taddéi “Nguồn: Taddéi, 1991” [76] 20
Hình 1.16: Phân loại hình dạng sống hàm hàm dưới của Cawood và Howell 21
Hình 1.17: Vị trí cắt ngang qua các mẫu hàm trong nghiên cứu của Piétrokovski 22
Hình 1.18: Qui ước kích thước sống hàm trong nghiên cứu của Miyake 24
Hình 1.19: Phân loại hình dạng sống hàm theo Piétrokovski 26
Hình 1.20: Hình dạng vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng ngang 27
Hình 1.21: Torus khẩu cái và Torus hàm dưới 33
Hình 1.22: Phân loại torus khẩu cái theo Thoma 35
Trang 10Hình 1.23: Phân loại torus hàm dưới theo Thoma 36
Hình 1.24: Khay lấy dấu CERPAC ® 42
Hình 1.25: Khay lấy dấu ASA DENTAL ® 43
Hình 1.26: Khay lấy dấu Clan-Tray ® của Schreinemaker “Nguồn: Hue, 2004” [73] 44
Hình 1.27: Khay lấy dấu Accu-Tray ® của Frusch “Nguồn: Hue, 2004” [73] 45
Hình 1.28: Tăng độ cao ở bờ khay để không thiếu đáy HL khi lấy dấu cho hàm có torus 46
Hình 1.29: Chỉnh sửa khay lấy dấu hàm trên để lấy dấu cho HD có torus 46
Hình 2.30: Biên dạng ký 52
Hình 2.31: Tiêu chuẩn đánh giá hình dạng mặt cắt sống hàm hàm dưới 55
Hình 2.32: Quy định đánh giá hình dạng mặt cắt vòm khẩu cái 56
Hình 2.33: Xác định điểm chuẩn với thanh chữ T 56
Hình 2.34: Mẫu hàm với 3 điểm chuẩn 57
Hinh 2.35: Tìm mặt phẳng chuẩn song song với mặt phẳng nằm ngang 57
bằng song song kế 57
Hình 2.36: Vẽ đường đỉnh sống hàm bằng dụng cụ nhỏ 58
Hình 2.37: Chỉnh thước ngang mức mặt phẳng chuẩn 58
Hình 2.38: Toàn cảnh chụp hình và hình ảnh mẫu hàm cùng thước sau khi chụp 59
Hình 2.39: Các kích thước cung hàm hàm trên cần đo 60
Hình 2.40: Tỷ số hình dạng cung hàm hàm trên 60
Hình 2.41: Điểm chuẩn ở mẫu hàm HD 61
Hình 2.42: Vẽ đường đỉnh SH bằng dụng cụ nhỏ hình chữ T 61
Hình 2.43: Các kích thước cung hàm hàm dưới cần đo 62
Hình 2.44: 4 vị trí vẽ hình dạng mặt cắt sống hàm: đường giữa, 1/3 trước, 1/3 giữa, 1/3 sau (1,2,3,4) ở hàm trên và hàm dưới 63
Hình 2.45: Vẽ mặt cắt sống hàm hàm trên bằng biên dạng ký 63
Hình 2.46: Qui ước kích thước sống hàm hàm trên 64
Hình 2.47: Tỷ số rộng dưới / rộng trên (d/b) 64
Hình 2.48: Các mốc tính kích thước và hình dạng sống hàm hàm dưới 65
Hình 2.49: Xác định những điểm chia chiều trước sau cung hàm thành 6 đoạn bằng nhau 65
Hình 2.50: Các điểm mốc để vẽ biên dạng vòm khẩu cái 65
Trang 11Hình 2.51: Vẽ hình dạng mặt cắt vòm khẩu cái bằng biên dạng ký 66
Hình 2.52: Qui ước kích thước vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng ngang 66
Hình 2.53: Qui ước hình dạng vòm khẩu cái trong mặt phẳng đứng ngang 67
Hình 2.54: Xác định chiều cao torus khẩu cái 67
Hình 2.55: Đo chiều dài torus 68
Hình 2.56: Đo chiều rộng lớn nhất của torus 68
Hình 2.57: Qui ước phân loại vị trí torus 68
Hình 2.58: Các kích thước ngang của khay lấy dấu hàm trên đo từ đỉnh sống hàm 73
Hình 2.59: Các kích thước ngang của khay lấy dấu hàm trên đo từ đáy hành lang 73
Hình 2.60: 7 vị trí tính chiều cao khay lấy dấu tại bờ khay 74
Hình 2.61: 5 vị trí tính chiều cao khay lấy dấu tại đường giữa 74
Hình 3.62: Các kích cỡ khay lấy dấu hàm trên 96
Hình 3.63: Khay lấy dấu phù hợp với hàm có torus, với hai độ cao vòm khẩu cái 98
Hình 3.64: Bộ khay lấy dấu sơ khởi cho hàm trên mất răng toàn bộ có torus 99
Hình 4.65: Hình ảnh một mặt cắt không thể xác định được bề rộng SHHT 104
Hình 4.66: Đường đỉnh sống hàm không luôn luôn phản ánh đúng chu vi cung hàm 118
Hình 4.67: Sự không phù hợp hình dạng vòm khẩu cái với độ cao vòm khẩu cái khi đánh giá theo qui ước của Johnson 124
Hình 4.68 : Các dạng torus khẩu cái trên hàm mất răng toàn bộ ở người Việt 125
Hình 4.69: Chấn thương ở đỉnh torus do lấy dấu sơ khởi với khay thông thường 129
Hình 4.70: Chọn khay bằng cách đo chiều ngang lớn nhất của cung hàm 130
Hình 4.71: Chọn KLD thường (A) và KLD cho hàm có torus (B) theo kích thước cung hàm 131
Hình 4.72: Hình ảnh dấu được lấy với khay thường (A) và khay dành cho hàm có torus (B) 131
DANH MỤC SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 2.1: TÓM TẮT PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 70
Trang 12MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Bề mặt chịu lực cho hàm giả
Bề mặt chịu lực chính: ở hàm trên là sống hàm, ở
hàm dưới là mặt ngoài sống hàm
Denture stress-bearing areasPrimary stress-bearing areas
Bề mặt chịu lực phụ: ở hàm trên là vân khẩu cái,
ở hàm dưới là các triền sống hàm
Secondary stress-bearing areas
Biên dạng ký, máy vẽ biên dạng Contour meter, profilometer
Cung hàm mất răng toàn bộ Fully edentulous arch
Gai răng cửa, nhú răng cửa Incisive papilla
Khay lấy dấu cá nhân: Khay lấy dấu dành để
lấy dấu lần hai, được làm cho từng bệnh nhân mất
răng toàn bộ
Custom tray
Khay lấy dấu toàn hàm làm sẵn, khay lấy dấu
sơ khởi: Khay lấy dấu được chế tạo sẵn dành cho
hàm mất răng toàn bộ, dùng để lấy dấu sơ khởi
Edentulous stock tray
Đáy hành lang, vùng chuyển đổi niêm mạc:
Đáy hành lang chức năng, tương ứng với ranh giới
niêm mạc dính và di động, tương ứng vị trí của bờ
hàm giả
Buccal sulcus, functional sulcus
Đỉnh sống hàm: Điểm cao nhất của sống hàm,
không nhất thiết phải trùng với tâm của sống
hàm
Ridge crest
Trang 13Đường đỉnh sống hàm: Đường liên tục tập hợp
các điểm cao nhất của sống hàm
Ridge crest line
Nệm sau răng cối, tam giác sau răng hàm:
Khối mô bao gồm niêm mạc không sừng hoá ở
phía sau nhú sau răng cối, phủ lên trên mô liên
kết tuyến lỏng lẽo Nệm sau răng cối có thể tách
biệt với nhú sau răng cối hoặc lẫn với nó Trong
trường hợp mất răng phía sau cùng, hai cấu trúc
này lẫn vào nhau, do đó người ta dùng từ nệm sau
răng cối để chỉ cả hai trong phục hình toàn hàm
(Taieb, 1989)[77]
Retromolar pad
Nền hàm: Phần của hàm giả tựa lên mô chịu và
răng giả gắn vào trên đó
Basal surface: denture base
Nền tựa của ph c hình, bề mặt tựa của phục
hình: bề mặt của mô miệng dành để nâng đỡ hàm
giả
Denture foundation area: basal seat, denture bearing area
Nhú sau răng cối: là gai nướu ở phía xa của răng
cối sau cùng khi nó nằm phân biệt với nệm sau
răng cối (Taieb, 1989)
Retromolar papilla
Răng cối nhỏ / răng tiền hàm Bicuspid
Rãnh chân bướm hàm: Khuyết lõm sờ thấy
được, tạo bởi nơi tiếp giáp của xương hàm trên
với móc cánh của xương bướm
Hamular notch:
pterygomaxillary notch
Sống hàm sót: Phần xương sống hàm và mô
mềm bao phủ bên trên còn lại sau khi nhổ răng
Residual ridge
Trang 14Sống xương ổ răng , sống hàm Alveolar ridge
Sự tiêu xương sống hàm: Sự giảm chất lượng và
khối lượng sống hàm sau khi nhổ răng Sự tiêu
xương ổ thể hiện bởi sự mất chiều cao và giảm
thể tích của các mỏm xương ổ, tiếp theo sau sự
mất các cơ quan răng
Ridge resorption: residual ridge resorption
Vòm khẩu cái, khẩu cái cứng[12] Hard palate
Trang 15ĐẶT VẤN ĐỀ
Mất hết các răng trên cung hàm gây tổn hại không những về thể chất mà còn về tinh thần và giao tiếp xã hội; ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh Hiện nay, tuổi thọ bình quân của nước ta là 73, cao hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người [59] Tuổi thọ cao dẫn đến số lượng người mất răng toàn bộ có nhu cầu làm hàm giả ở nước ta ngày càng gia tăng [2], [17] Vì vậy, điều trị mất răng toàn bộ cho người lớn tuổi ở nước ta là một trong những trách nhiệm to lớn của ngành răng hàm mặt nói riêng và ngành
y tế nói chung
Điều trị mất răng toàn bộ là một công việc đòi hỏi các nhà lâm sàng phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực như: hình thái học, giải phẫu học, sinh lý học trong đó, hình thái là một trong những nền tảng quan trọng (Zarb, 1990; Hue, 2004) [69], [73]
Hình thái của cung hàm, sống hàm và vòm khẩu cái của hàm mất răng toàn bộ, hay nói cách khác, hình thái nền tựa của phục hình toàn hàm, là một trong những yếu tố giải phẫu sinh lý quan trọng quyết định sự nâng đỡ, giữ dính và vững ổn của phục hình, góp phần điều trị thành công tình trạng mất răng toàn bộ Độ cao xương hàm dưới và hình thái sống hàm hàm trên là hai trong bốn tiêu chuẩn được Hội Phục Hình Răng Hoa Kỳ đưa vào phân loại năm 2005 về mức độ khó hay dễ của việc điều trị mất răng toàn bộ [64] Chỉ trên cơ sở nghiên cứu hình thái nền tựa của phục hình toàn hàm, người ta mới có thể đưa ra thiết kế để chế tạo các loại khay lấy dấu dùng trong phục hình toàn hàm
Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu hình thái nền tựa ph c hình toàn hàm như: Malejewska (1966) [53]; Johnson, Holt, và Duncanson (1986) [45];
Trang 16Avci và Iplikcioglu (1992) [22] với những công trình về hình thái cung hàm và vòm khẩu cái Về hình thái sống hàm mất răng toàn bộ, có các nghiên cứu của Piétrokovski (1973) [58]; Cawood và Howell (1988) [28]; Miyake (1990) [54]; Panduri (1999) [57]
Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu về hình thái cung xương ổ răng của Trần Mỹ Thúy, Hoàng Tử Hùng (1991) [15], nghiên cứu hình thái cung răng của Huỳnh Kim Khang, Hoàng Tử Hùng (1992) [6] và Phạm Thị Hương Loan, Hoàng Tử Hùng (2000) [11] Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào khảo sát về hình thái cung hàm, sống hàm và đặc biệt là vòm khẩu cái hàm mất răng toàn bộ của người Việt Nam, một hình thái đặc trưng với tỉ lệ torus khá cao so với những nghiên cứu nước ngoài [19]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà và Lê Hồ Phương Trang (2004) đã nhận
thấy “phần lớn các bác sĩ đang thực hành đã không có cách lựa chọn vật liệu và
phương pháp lấy dấu đúng qui cách” (chỉ có 9,9% lựa chọn đúng) Một trong các
nguyên nhân của việc này là do thiếu khay lấy dấu phù hợp vì vậy khay lấy dấu toàn hàm làm sẵn là một trong các dụng cụ được yêu cầu bổ sung [3] Trong một nghiên cứu thăm dò gần đây [16], trong số phúc đáp của 206 bác sĩ, chỉ có 91 bác
sĩ (43,75%) có khay lấy dấu toàn hàm đủ bộ, 52,45% không chọn được khay phù hợp, và một tỷ lệ không nhỏ cho là thiếu khay (30,77%) Trong 91 trường hợp có khay lấy dấu toàn hàm đủ bộ, có đến 59,34% bác sĩ không chọn được khay phù hợp Các bác sĩ nhận thấy hay gặp khó khăn khi lấy dấu cho những trường hợp sống hàm thấp, có torus hàm dưới và có torus khẩu cái Vì vậy, 94,23% bác sĩ cho là cần thiết kế và chế tạo một bộ khay lấy dấu cho hàm mất răng toàn bộ dùng cho người Việt
Trang 17Từ yêu cầu lý luận và thực tiễn trên, để góp phần phục vụ cho công việc điều trị phục hình toàn hàm và để giúp các nhà lâm sàng có một cái nhìn đầy đủ về hình thái nền tựa phục hình toàn hàm của người Việt, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát những đặc điểm hình thái của cung hàm, sống hàm, vòm khẩu cái của hàm mất răng toàn bộ trên một mẫu dân số người Việt với các mục tiêu sau:
1 Xác định kích thước và phân tích hình dạng của cung hàm, sống hàm và vòm khẩu cái của hàm mất răng toàn bộ
2 Xác định tỷ lệ xuất hiện, kích thước, hình dạng, vị trí của torus ở hàm mất răng toàn bộ
3 Xác định những kích thước và hình dạng để thiết kế và chế tạo thử khay lấy dấu dùng cho hàm trên mất răng toàn bộ có torus
Trang 18CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Chương này sẽ bao gồm các đề mục chính như sau:
− Yếu tố ảnh hưởng đến hình thái của nền tựa phục hình toàn hàm
− Đặc điểm hình thái của nền tựa phục hình toàn hàm và các nghiên cứu về hình thái nền tựa phục hình toàn hàm
− Khay lấy dấu s kh i toàn hàm
− Tóm tắt
Nền tựa ph c hình là bề mặt mô miệng dành để nâng đỡ một hàm giả, trong đó bề mặt sống hàm mất răng hàm trên và hàm dưới được cho là chịu lực nhai tốt nhất khi hàm giả đang hoạt động [31], [64]
Giới hạn của nền tựa phục hình toàn hàm: nền tựa của phục hình toàn hàm
là bề mặt tựa của hàm giả toàn phần, vì vậy giới hạn nền tựa của phục hình được xác định bằng kỹ thuật làm vành khít Ở hàm trên về phía sau, nền tựa được giới hạn bởi phần mô đối diện với “post dam”, thường ngang qua ranh giới khẩu cái cứng - khẩu cái mềm; giới hạn ở phía trước và bên là vùng chuyển đổi niêm mạc phía hành lang môi má Ở hàm dưới, giới hạn phía sau nằm tại bờ sau nệm sau răng cối, phía trong tại vùng chuyển đổi niêm mạc phía lưỡi và phía hành lang [71] (hình 1.1)
Trang 19Giới hạn nền tựa phục hình toàn hàm
hàm trên
Giới hạn nền tựa phục hình toàn hàm
hàm dưới
Hình 1.1: Giới hạn của nền tựa phục hình toàn hàm
Như vậy nền tựa phục hình toàn hàm bao gồm: cung hàm hàm trên, vòm khẩu cái và cung hàm hàm dưới (hình 1.2)
Đi sâu vào các thành phần của nền tựa, ta có:
Cung xương ổ răng [1]: là một cấu trúc hình cung được tạo bởi gờ xương ổ
răng hàm trên hoặc hàm dưới; bao gồm cung xương ổ răng hàm trên và cung xương ổ răng hàm dưới Cung hàm mất răng toàn bộ là cung xương ổ răng còn lại sau khi mất tất cả các răng trên cung hàm [41]
Sống xương ổ răng [1] (alveolar ridge): là cấu trúc xương của hàm trên hay
hàm dưới chứa những ổ răng Sống hàm xương ổ mất răng (residual ridge) là cấu trúc xương còn lại sau khi những ổ răng trong sống hàm xương ổ tiêu đi sau sự mất răng; còn gọi là sống hàm sót [1] hay sống hàm mất răng, thường được gọi tắt là sống hàm Trong thuật ngữ chuyên ngành phục hình răng, sống hàm là gờ xương ổ răng và mô mềm bao phủ trên nó, còn lại sau khi mất răng [64]
Như vậy, sống hàm là một vùng cục bộ của cung hàm Khái niệm sống hàm không tách khỏi cung hàm, nói đến cung hàm nghĩa là bao hàm toàn bộ sống hàm
ở hàm trên hoặc hàm dưới
Trang 20Hình dạng sống hàm chính là hình dạng mặt cắt cung hàm trong thiết diện thẳng đứng vuông góc với cung hàm (hình 1.3)
Hình 1.2: a và b: Nền tựa phục hình toàn hàm; c và d: Nền tựa phục hình có torus
Sống hàm hàm trên và vòm khẩu cái của
hàm mất răng toàn bộ
(mặt cắt đứng ngang qua vòm khẩu cái)
Sống hàm hàm dưới của hàm mất răng toàn bộ
Hình 1.3: Sống hàm mất răng toàn bộ
Trang 211.1 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH THÁI NỀN TỰA CỦA PHỤC HÌNH TOÀN HÀM
Từ một cung hàm với đầy đủ các răng cho đến khi và cả sau khi trở thành một cung hàm mất răng toàn bộ, kích thước và hình dạng của cung hàm lẫn sống
hàm bị thay đổi dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố Mọi yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tạo và tiêu xương đều làm thay đổi hình thái cung và sống hàm mất răng toàn bộ Trước tiên là thời gian mất răng và vị trí răng mất Do tốc độ tiêu xương phụ
thuộc vào thời gian mất răng hơn là tuỳ vào tuổi [21] nên ở những vùng răng bị mất trước, thời gian mất răng lâu hơn những vùng khác, thì sự tiêu xương cũng xảy ra nhiều hơn Ngoài ra, xương ổ ở phần phía sau có nhiều nguy cơ tiêu xương hơn, với sự mất xương chiều dọc trung bình trong thời gian 5 năm là 1,5 mm ở vùng răng cửa, 1,6 mm ở vùng răng cối nhỏ và 1,6 mm ở vùng răng cối [21] Mặt khác, mức độ tiêu xương ổ hàm trên còn phụ thuộc vào hàm đối diện Bệnh nhân có hầu hết các răng dưới thì ít bị tiêu xương sống hàm hàm trên phía trước so với bệnh nhân chỉ còn răng trước dưới [27] Yếu tố thứ hai là tốc độ và khối lượng xương bị mất Những bệnh toàn thân như tiểu đường thúc đẩy tiến triển của bệnh nha chu dẫn tới mất xương Bệnh cường tuyến cận giáp kích thích hoạt động hủy cốt bào gây tiêu xương bệnh lý Tương tự, liệu pháp corticoid kéo dài, suy dinh dưỡng mãn tính và các bệnh hệ thống khác như loãng xương cũng làm gia tăng sự tiêu xương Phụ nữ qua thời kỳ mãn kinh, sự tiêu xương xảy ra nhanh hơn sự tạo xương làm giảm khối lượng xương [30], [35], [37], [43], [70] Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ tiêu xương, từ đó gián tiếp làm thay đổi hình dạng và kích thước của cung hàm [42]
Kích thước cung hàm đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiên lượng kết quả điều trị phục hình Diện tích cung hàm tạo nên vùng nâng đỡ chính cho hàm
Trang 22giả Kích thước quá nhỏ là yếu tố bất lợi cho sự vững ổn của phục hình trong khi nhai [14]
1.2 TỔNG QUAN VỀ HÌNH THÁI NỀN TỰA PHỤC HÌNH TOÀN HÀM 1.2.1 Hình thái cung hàm mất răng toàn bộ
Nghiên cứu của Trần Mỹ Thuý và Hoàng Tử Hùng [15] trên 107 cung xương ổ răng hàm dưới và 82 cung xương ổ răng hàm trên cho thấy hình dạng cung xương ổ răng người Việt: hàm trên dạng ellipse, hàm dưới dạng parabole Chiều ngang trung bình của cung xương ổ răng hàm trên ở cả nam và nữ tăng dần từ vị trí răng nanh đến răng cối thứ hai Giữa nam và nữ chỉ có sự khác biệt về kích thước (nam lớn hơn nữ) chứ không có sự khác biệt về hình dạng (hình 1.4)
Hình 1.4: Ellipse biểu diễn cung xương ổ răng hàm trên ở nam và nữ trên hệ trục trực
chuẩn “Nguồn: Trần Mỹ Thúy, 1991” [15]
Tuy đây là nghiên cứu về cung xương ổ nhưng cũng cho ta cái nhìn sơ bộ về hình thái cung hàm không còn răng Cho tới nay, trong nước chưa có nghiên cứu nào về hình thái cung hàm mất răng toàn bộ mặc dù y văn thế giới đã có đề cập đến vấn đề này
Trang 231.2.1.1 Kích thước cung hàm
Từ năm 1966, Malejewska [53] đã đo đạc chiều dài và chiều rộng cung hàm
mất răng toàn bộ hàm trên Tác giả đo trên 709 mẫu hàm đại diện cho người Ba Lan bằng com pa có thanh điều chỉnh Chiều dài (CD) cung hàm được xác định giữa các điểm Prosthion-Alveolon, chiều rộng (CR) giữa các điểm Ektomolare-Ektomolare (hình 1.5)
Hình 1.5: Mẫu hàm và các mốc đo của
Malejewska
“Nguồn: Malejewska, 1966” [53]
Tác giả đã đưa ra những kết luận sau:
(1) Cung hàm nam rộng hơn nữ
(2) Các kích thước (mm) của ba loại cung hàm dài, trung bình, ngắn lần lượt là: 50,8 (CR)/ 48,4 (CD); 53,0 (CR)/ 47,2 (CD); 55,2 (CR)/ 44,6 (CD)
(3) Chiều rộng cung hàm ở vùng răng cối thứ hai biến thiên từ 50,3-55,6
mm với giá trị thường gặp là 54,0-55,0 mm; chiều dài từ 44,3-48,9 mm với 40% đối tượng nghiên cứu chiều dài dao động trong khoảng (44,0-47,0 mm)
Năm 1986, Johnson, Holt, và Duncanson [45] đã nghiên cứu trên 123 mẫu
hàm mất răng toàn bộ hàm trên Tác giả đánh dấu 3 điểm chuẩn là điểm đỉnh gai răng cửa và điểm cao nhất của lồi củ mỗi bên và vẽ 4 đường như sau (hình1.6) (1) đường giữa mẫu hàm,
Trang 24(2) đường nối hai rãnh chân bướm hàm,
(3) đường ngang qua cung hàm vuông góc với đường giữa tại trung điểm của đoạn thẳng nối từ gai răng cửa đến đường liên rãnh chân bướm hàm,
(4) đường ngang qua cung hàm nối liền hai điểm cao nhất của lồi củ
Hình 1.6: Mẫu hàm với các đường vẽ: đường giữa và
các đường ngang qua cung hàm
“Nguồn: Johnson, 1986” [45]
Mẫu hàm được đặt trên song song kế và điều chỉnh sao cho mặt phẳng chuẩn đi qua 3 điểm đã chọn Trên song song kế, dụng cụ nhọn kẻ vạch được gắn vuông góc với trục đứng dùng để phác họa lại đường cong của bề mặt vòm khẩu cái trên giấy vẽ biểu đồ (hình 1.7)
Hình 1.7: Song song kế có gắn bút vẽ trên trục dọc và trục ngang để chuyển biên dạng mẫu hàm lên giấy vẽ
“Nguồn: Johnson, 1986” [45]
Trang 25Tác giả đo đạc các kích thước sau (hình 1.8) :
-Kích thước theo chiều trước sau hay chiều dọc cung hàm mất răng toàn bộ (APL) được đo trên đường giữa, là đoạn thẳng từ gai răng cửa đến đường nối rãnh
chân bướm hàm
- Chiều rộng cung hàm: tại vị trí giữa vòm khẩu cái (CAWM) và lồi củ
(CAWP), CADM và CADP là độ sâu vòm khẩu cái tính từ bề mặt vòm khẩu cái
đến các đường này
Hình 1.8: Các kích thước đo đạc trong nghiên cứu của Johnson
“Nguồn: Johnson, 1986” [45]
Các kết quả được trình bày trong bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Kích thước cung hàm theo nghiên cứu của Johnson
APL (chiều trước-sau cung hàm) 4,8 0,4 3,9 6,0 CAWM(chiều rộng cung hàm -giữa) 4,1 0,5 3,0 5,0 CAWP(chiều rộng cung hàm -sau) 4,5 0,4 3,6 5,6
Năm 1992, Avci và Iplikcioglu [22]đã phân tích chiều rộng cung hàm trên và độ cao vòm khẩu cái ở 500 mẫu hàm của bệnh nhân mất răng toàn bộ Tác giả đã sử dụng com pa Korkhaus (xem hình 1.9) để đo đạc các mẫu hàm tại 5 điểm sau (hình 1.10) :
̇ Điểm giữa gai răng cửa: tiếp xúc với điểm A của com pa,
Trang 26̇ Điểm xa nhất của cung hàm nằm trên đường đỉnh sống hàm bên phải và trái: tiếp xúc với điểm B và B' của com pa,
̇ Điểm sâu nhất của vòm khẩu cái: tiếp xúc với điểm Bd của com pa Điểm
Bd của com pa có thể di chuyển tự do theo chiều đứng,
̇ Điểm Bo là hình chiếu của Bd trên đoạn BB' (Bo là giao điểm của thanh di chuyển tự do theo chiều đứng và thanh BB' của com pa)
Hình 1.9: Com pa Korkhaus Hình 1.10: Sơ đồ các điểm đo trên cung hàm
“Nguồn: Avci, 1992” [22]
Sau đó, chia đoạn ABo thành 6 đoạn bằng nhau: AGo = GoFo = FoEo =EoDo =
DoCo = CoBo Di chuyển thanh BB' của com pa lần lượt đến các điểm Co, Do, Eo,
Fo, Go; hướng di chuyển song song với đoạn BB' Tương ứng với các điểm Co, Do,
Eo, Fo, Go, tác giả đo được các đoạn CC', DD', EE', FF', GG' với các điểm C, D, E,
F, G, C', D', E', F', G' nằm trên đường đỉnh sống hàm (hình 1.11)
Hình 1.11: Sơ đồù các kích thước đo đạc “Nguồn: Avci, 1992” [22]
A: các kích thước chiều rộng cung hàm; B: các kích thước về độ cao vòm khẩu cái
Trang 27Tác giả đã đo chiều trước sau của cung hàm (ABo) và chiều rộng cung hàm (BB', CC', DD', EE', FF') Không đo đoạn GG' vì tác giả cho rằng ở vùng này trị số đo rất nhỏ Tính số trung bình và độ lệch chuẩn của các kích thước, tác giả có các kết quả sau (bảng 1.2 và 1.3):
Bảng 1.2: Kích thước cung hàm mất răng toàn bộ giới nam trong nghiên cứu
Trang 28Bảng 1.4: Phân loại kích thước cung hàm mất răng toàn bộ giới nam trong
nghiên cứu của Avci (n=250)
Bảng 1.5: Phân loại kích thước cung hàm mất răng toàn bộ giới nữ trong
nghiên cứu của Avci (n=250)
N m 1990, Miyake, Masumi, Kido và Toyoda [54] đã tiến hành đo đạc trên
120 cặp mẫu hàm mất răng toàn bộ, sử dụng khay cá nhân để lấy dấu, đổ mẫu, sau đó tiến hành đo đạc trên mẫu hàm bằng thước kẹp có độ chính xác 1/10mm Kết quả được phân tích để tìm mối tương quan giữa những trị số đó
Các kích thước đo đạc ở hàm trên và hàm dưới (hình 1.12):
- Chiều dọc cung hàm (đường 1: ở hàm trên: từ điểm đỉnh SH đến
giới hạn sau cùng của vòm khẩu cái; ở hàm dưới: từ điểm đỉnh SH đến giới hạn trước của nệm sau răng cối)
Trang 29- Chiều rộng cung hàm tại vị trí sau cùng (đường 2: ở hàm trên là
đường nối giới hạn sau cùng của vòm khẩu cái, ở hàm dưới là đường nối giới hạn trước của nệm sau răng cối hai bên)
Chia chiều dọc thành 3 đoạn bằng nhau, tại các vị trí 1/3 trước và 1/3 sau, tác giả đo các khoảng cách :
o Chiều rộng CH tính từ 2 đỉnh SH (đường 3 và 8 ở hàm trên và hàm dưới)
o Chiều rộng CH tính từ 2 đáy hành lang phía ngoài hai bên (đường 4
và 9 ở hàm trên và hàm dưới)
Hình 1.12: Qui ước kích thước cung hàm hàm trên và hàm dưới trong nghiên cứu của
Miyake “Nguồn: Miyake et al., 1990” [54]
Tác giả đã rút được những kết luận sau:
(1) Tương quan giữa chiều dọc và chiều rộng CH (nối hai đỉnh SH):
a Hệ số tương quan (r) của chiều dài CH với chiều rộng CH tại vị trí sau cùng, 1/3 sau và 1/3 trước lần lượt là 0,20 ; 0,43 và 0,38 ở hàm trên Trị số này đối với hàm dưới là 0,14 ; 0,01 và 0,02 Như vậy sự tương quan này không có ý nghĩa ở cả hai hàm
Trang 30b Ở hàm trên, có sự tương quan có ý nghĩa giữa chiều rộng CH tại vị trí sau cùng, với chiều rộng CH tại vị trí 1/3 sau và 1/3 trước với hệ số tương quan lần lượt là 0,66 và 0,70
c Ở hàm dưới, tương quan giữa chiều rộng CH tại vị trí sau cùng với chiều rộng CH tại vị trí 1/3 sau là có ý nghĩa (r= 0,76)
(2) Tương quan giữa các chiều rộng CH: Ở hàm dưới, vùng răng cối cũng như răng nanh, không có sự liên hệ giữa khoảng cách ngang hai đỉnh sống hàm (đường 3, đường 8) và khoảng cách ngang hai đáy hành lang phía ngoài (đường 4, đường 9)
Năm 1999, Panduri , Keros, Panduri V., Bagi [57] nghiên cứu đặc điểm
hình thái của cung hàm MRTB hàm dưới, tác giả đã đo đạc trên 44 mẫu thạch cao của 18 bệnh nhân nam và 26 bệnh nhân nữ MRTB hàm dưới
Phép đo ảnh nổi được dùng để đo đạc mẫu hàm (hình 1.13), đây là tiến trình dựa trên ảnh chụp để tái tạo hình dạng, kích thước và vị trí của vật thể; những đặc điểm định lượng và định tính cũng có thể được xác định bằng đồ thị và đo đạc
Hình 1.13: Hình ảnh mẫu hàm mất răng toàn bộ hàm dưới trong kỹ thuật đo ảnh nổi
“Nguồn: Panduri et al., 1999” [57]
Trang 31Tác giả đã thu được những kết quả sau: Chiều rộng phía trước của cung hàm
ở vùng răng nanh là 22,70 -35,50 mm Chiều rộng phía sau ở vùng răng cối thứ nhất là 43,30 – 59,10 mm, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính Chiều rộng cung hàm tại vị trí phía sau của nệm sau răng cối là 52,10 – 70,00
mm, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính Chiều dài cung hàm, tính từ khớp cằm đến đường tiếp tuyến với giới hạn sau nệm sau răng cối, trên đường giữa là 34,70 – 49,00 mm, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính
1.2.1.2 Hình dạng cung hàm
Cung hàm mất răng toàn bộ có 3 hình thể căn bản là hình vuông, tam giác và bầu dục [9], [10], [14] sự mất răng ở những thời điểm khác nhau có thể làm thay đổi những hình thể này
Jablonsky [41] định nghĩa các loại hình dạng cung hàm như sau:
̇Cung hàm hình vuông: cung hàm mà đường cong chuyển từ vùng răng
cửa đến vùng răng cối tương đối gấp khúc, tạo thành một góc ở vùng răng nanh; còn đường nối từ vùng răng cối nhỏ đến vùng răng cối thì gần như thẳng
̇Cung hàm hình parabole: cung hàm không tạo thành một góc ở vùng
răng nanh, đường cong rộng ở vùng răng cửa và liên tục đến vùng răng cối tương tự như móng ngựa
̇Cung hàm hình V: cung hàm tương đối hẹp ở vùng răng cửa, đường nối
từ vùng răng nanh đến vùng răng cối tương đối thẳng và theo hướng phân kỳ
̇Cung hàm hình bầu dục: cung hàm là một cung cong liên tục từ răng
cối bên này đến răng cối bên kia mà nếu nối hai cung như vậy với nhau thì sẽ tạo thành một hình bầu dục
Trang 32Có rất ít nghiên cứu về hình dạng cung hàm, thường hình dạng cung hàm được đánh giá qua quan sát và qui về một dạng nào gần nó nhất: vuông, tam giác hay parabole
Năm 1989, Lu [52] đã sử dụng ba tham số: chiều dài dọc theo đường cong
cung hàm (ký hiệu là S), chiều rộng (W), chiều dài (L) để mô tả hình dạng hình
học của cung răng và cung hàm mất răng toàn bộ (hình 1.14)
Hình 1.14: Trục toạ độ biểu diễn hình dạng hình học của cung hàm
“Nguồn: Lu 1989” [52]
Tác giả sử dụng phương trình: y = A /x/ B (*) để mô tả hình dạng hình học của cung hàm với 1 < B < ∝ Tuỳ vào sự gia tăng của giá trị B, hình dạng đường cong sẽ dần dần chuyển đổi từ hình nhọn sang hình vuông Do giá trị của B khác nhau mà hình dạng đường cong khác nhau nên tác giả cho rằng B chính là tham số đặc trưng phản ánh hình dạng cung hàm Bằng những phân tích toán học, tác giả đã tìm ra được công thức tính B dựa vào các giá trị của S, W, L như sau:
B = (S/w - µ.L/w)r với =10,889 ; μ=0,88 ; r=3
Người ứng dụng chỉ cần có các giá trị của S, W, L mà tìm ra B rồi thay B vào phương trình (*) thì sẽ biết được hình dạng đường cong của cung hàm
Trang 331.2.2 Hình thái sống hàm mất răng
Về mặt giải phẫu và mô học, Taddéi [76] chia sống hàm hàm trên làm bốn
loại (hình 1.15):
• Loại A: mào xương ổ răng hẹp và mỏng dạng lưỡi dao
Xương có rất ít khoảng tủy, nhiều xương phiến, có thể có một vài u xương Loại sống hàm này, trong thực tế, không có vùng xương ở giữa (thường gồm có xương xốp và các khoảng tủy) (hình 1.15a)
• Loại B: xương ổ rộng và tròn
Phiến xương vỏ ngoại vi liên tục, lớn ít nhiều; có những dãy xương xốp và khoảng tủy hình đăng ten Tại vài chỗ, sự loãng xương ở trung tâm của những dãy xốp thể hiện qua hình ảnh lổ rỗ (hình 1.15b)
• Loại C: sống hàm thấp, hình tam giác và cạnh đáy rộng
Trong trường hợp này, những phiến xương vỏ phía khẩu cái và hành lang tạo thành một góc tù và chiều cao của tam giác này thấp Giữa xương vỏ là những dãy xương xốp không đều được ngăn cách bới những khoảng tủy (hình1.15c)
• Loại D: sống hàm rộng, thấp và đặc chắc mà bề mặt bị tiêu và mòn
Loại sống hàm này có phiến xương vỏ phía hành lang và khẩu cái dầy Tuy nhiên, hai phiến xương này không liên tục: tại đỉnh sống hàm thiếu khá nhiều vỏ xương, do đó khoảng tủy của vùng xốp trung tâm tiến sát gần bề mặt xương và ở liên tục sát với màng đệm Phiến xương vỏ ngoại vi bị tiêu ở đỉnh sống hàm Những người mất răng không mang hàm có sống hàm thuộc loại này, xương ổ thường được phủ màng đệm và thượng bì trong tình trạng viêm (hình 1.15d)
Trang 34a b c d
Hình 1.15: Phân loại sống hàm hàm trên theo Taddéi “Nguồn: Taddéi, 1991” [76]
Có thể nói phân loại của Taddéi chú trọng nhiều về mặt vi thể hơn là hình dạng bên ngoài của sống hàm
Theo Sangiuolo, sống hàm hàm dưới được phân làm bốn loại sau [75]:
- Loại I: Tiêu xương ít, sống hàm cao, niêm mạc phủ săn chắc
- Loại II: Tiêu xương trung bình, niêm mạc phủ một vài nơi phập phều
- Loại III: Tiêu xương nhiều, sống hàm phẳng
- Loại IV: Tiêu xương nhiều, sống hàm lõm
Sống hàm hàm trên, theo phân loại của tác giả này chỉ có tới loại III
Như vậy khác với Taddei, phân loại của Sangiuolo chú trọng về mức độ tiêu xương và tính chất niêm mạc phủ
Theo Cawood và Howell [28], sống hàm hàm dưới được phân thành sáu loại
(hình 1.16):
- Loại I: Sống hàm còn răng
- Loại II : Sống hàm ngay sau nhổ răng
- Loại III: Sống hàm tròn rộng, chiều cao và chiều rộng đều tốt
Trang 35- Loại IV: Sống hàm dạng lưỡi dao, chiều cao tốt nhưng chiều rộng không tốt
- Loại V: Sống hàm phẳng, chiều cao và chiều rộng đều không tốt
- Loại VI: Sống hàm lõm, có mất một ít xương nền
Hình 1.16: Phân loại hình dạng sống hàm hàm dưới của Cawood và Howell
“Nguồn: Cawood và Howell, 1988” [28]
So với phân loại của Sangiuolo, phân loại của Cawood và Howell chủ yếu dựa vào mức độ tiêu xương và kích thước sống hàm, cần lưu ý là các tác giả đã đưa ra phân loại này dựa vào một nghiên cứu trên 300 sọ khô
Trên mặt lưỡi sống hàm hàm dưới, đôi khi người ta còn thấy những lồi xương, thường nằm ở vùng răng cối nhỏ, đó là các torus hàm dưới Torus hàm dưới có thể gây cản trở cho sự dính của ph c hình nếu chúng nằm thấp ở sàn miệng hoặc có hình thể lẹm [9], [10], [69], [72], [73]
1.2.2.1 Kích thước của sống hàm mất răng
Piétrokovski và Sorin năm 1973 [58] thực hiện đo đạc trên 80 mẫu hàm mất răng toàn bộ trên và dưới của bệnh nhân nam và nữ tuổi từ 52-80
Các mẫu hàm được cắt ngang qua vị trí răng cửa, răng cối nhỏ và răng cối, hình dạng sống hàm của những phần cắt ngang được vẽ trên giấy kẻ ô ly và phân tích (hình 1.17)
Trang 36a b
c
Hình 1.17: Vị trí cắt ngang qua các mẫu hàm trong nghiên cứu của Piétrokovski
c là mặt cắt ngang qua SHHT (a) và SHHD (b) MR: đường đan giữa, MF: đáy hành lang,
AS: rãnh xương ổ lưỡi, C: đỉnh sống hàm
“Nguồn: Piétrokovski, 1973” [58]
Tác giả đã qui định chiều rộng và chiều cao sống hàm như sau:
- Hàm trên: chiều cao được đo từ đỉnh SH đến đường ngang nối điểm thấp nhất của đáy hành lang với đường đan giữa, chiều rộng bằng đường ngang này (hình 1.17c)
- Hàm dưới: chiều cao được đo từ đỉnh SH å đường ngang nối điểm thấp nhất của đáy hành lang và rãnh lưỡi; chiều rộng bằng đường ngang này (hình 1.17c)
Nếu không thể xác định rõ đỉnh sống hàm thì dùng điểm giữa của mặt phẳng xương ổ làm điểm chuẩn
Các tác giả đã đưa ra kết quả sau về kích thước sống hàm :
- Chiều cao sống hàm hàm trên: 3,5-16,5 mm, hàm dưới 1-13,9 mm
- Chiều rộng sống hàm hàm trên: 15,5-33,5 mm; hàm dưới: 5,6-22mm Với kích thước trung bình ở từng nhóm răng như trong bảng 1.6 nh sau:
Trang 37Bảng 1.6: Kích thước trung bình sống hàm ở vùng R cửa, RCN và RC
KÍCH THƯỚC SỐNG HÀM (mm)
CHIỀU CAO CHIỀU RỘNG
HÀM TRÊN
Vùng R cửa 10,1 2,4 20,5 3,0 Vùng RCN 9,5 2,4 25,0 2,4
HÀM DƯỚI
Vùng R cửa 6,8 2,4 12,1 2,2 Vùng RCN 6,7 2,7 12,8 2,6
Miyake [54] đã nghiên cứu đặc điểm hình thái sống hàm mất răng toàn bộ
trên 120 cặp mẫu hàm mrtb (xem tr 14), tác giả qui ước các kích thước như sau
(hình 1.18):
- Chiều cao SHHD: tính từ đỉnh SH đến
o Đáy HL phía ngoài hàm dưới: đường 5 (vị trí 1/3 sau) và 10 (1/3
trước)
o Đáy HL phía trong hàm dưới: đường 6 (1/3 sau) và 11 (1/3 trước)
- Chiều cao SHHT: khoảng cách đứng tính từ đỉnh SH đến
o Đáy HL phía má hàm trên: đường 7 (vị trí 1/3 sau) và 12 (1/3 trước)
o Đáy HL phía môi hàm trên: đường 13
o vòm khẩu cái: đường 6 (1/3 sau) và 11 (1/3 trước): độ cao vòm khẩu
cái
-Chiều rộng SHHD:
o Khoảng cách ngang (hình chiếu) nối hai đáy hành lang mỗi bên:
đường 7 (1/3 sau) và 12 (1/3 trước)
o Khoảng cách ngang (hình chiếu) nối đáy hành lang phía môi với
đáy lưỡi: đường 15
Trang 38-Chiều rộng “phân nửa” SHHT:
o Khoảng cách ngang (hình chiếu) từ đỉnh SH đến đáy hành lang phía
ngoài từng bên: đường 5(1/3 sau) và 10 (1/3 trước).
o Khoảng cách ngang (hình chiếu) từ đỉnh SH đến đáy hành lang phía
môi: đường 14
Hình 1.18: Qui ước kích thước sống hàm trong nghiên cứu của Miyake
“Nguồn: Miyake et al., 1990” [54]
Tác giả thu được kết quả sau :
(1) Khoảng cách ngang từ đỉnh sống hàm đến đáy hành lang phía ngoài ở cả
ba vùng thay đổi nhiều theo từng cá nhân
(2) Khoảng cách ngang từ đỉnh sống hàm đến đáy hành lang phía môi (đường 14) so với vị trí răng nanh và răng cối thứ nhất thì rất hẹp do ảnh hưởng của cơ vòng miệng
1.2.2.2 Hình dạng của sống hàm mất răng
Trang 39Piétrokovski [58] đã sử dụng chỉ số kích thước để phân loại hình dạng sống hàm
Chỉ số kích thước được tính như sau:
H chieurongS
x chieucaoSH 100
Hình thể sống hàm tại các mặt cắt được phân thành 3 dạng: vuông, parabole và tam giác Kiểu hình dạng tại mỗi mặt cắt có liên quan đến chỉ số kích thước riêng của mặt cắt đó
* Chỉ số kích thước sống hàm (bảng 1.7) :
− Ở hàm trên là từ 14 – 74,1 mm Qua phân tích thống kê, tác giả lập thành công thức các chỉ số sau đây cho 3 nhóm kích thước ở hàm trên
− Ở hàm dưới thay đổi từ 9,7 – 9,42 mm với các chỉ số kích thước cho 3 nhóm
Bảng 1.7: Chỉ số kích thước sống hàm mất răng hàm trên và hàm dưới
CHỈ SỐ KÍCH THƯỚC
3 NHÓM KÍCH THƯỚC KHOẢNG BIẾN THIÊN (mm) HÀM TRÊN
THẤP – RỘNG CAO VỪA – RỘNG VỪA CAO – HẸP
14,0 – 27,2 27,3 – 53,1 53,2 – 74,1 HÀM DƯỚI
THẤP – RỘNG CAO VỪA – RỘNG VỪA CAO – HẸP
9,7 – 32,5 32,6 – 68,6 68,7 – 94,2
* Sự phân phối hình dạng sống hàm: sống hàm hình vuông chiếm tỉ lệ cao
ở vùng răng cửa hàm trên Sống hàm hình parabole chiếm tỉ lệ cao ở vùng răng tiền cối và răng cối cả hai hàm, và ở vùng răng cửa hàm dưới Sống hàm hình tam giác không hiện diện ở vùng răng cửa hàm trên (hình 1.19)
Có khuynh hướng kết hợp giữa hình dạng sống hàm hàm trên và hàm dưới với chỉ số kích thước tương ứng của chúng (bảng 1.8)
Trang 40-sống hàm vuông ú cao-hẹp và cao-vừa, rộng-vừa -sống hàm parabole ú thấp-rộng và cao-vừa, rộng-vừa -sống hàm tam giác ú thấp-rộng và cao-vừa, rộng-vừa
A: sống hàm hàm trên B: sống hàm hàm dưới
Hình 1.19: Phân loại hình dạng sống hàm theo Piétrokovski