Tin cậy của phương pháp nghiên cứu 110 

Một phần của tài liệu Hình thái nền tựa của phục hình toàn hàm và ứng dụng thiết kế khay lấy dấu (Trang 124 - 127)

4. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 100 

4.1.4. tin cậy của phương pháp nghiên cứu 110 

Cĩ hai loại sai lầm trong quá trình nghiên cứu làm sai lạc kết quả là sai lầm hệ thống và sai lầm ngẫu nhiên [26].

Sai lầm hệ thống xảy ra khi các kết quả của nghiên cứu khác biệt một cách cĩ hệ thống so với sự vật là đối tượng nghiên cứu. Nguyên nhân thường là do: (1) xác định sai cĩ hệ thống vị trí các điểm mốc và kỹ thuật đo đạc khơng đúng, (2) sử dụng dụng cụ đo đạc khơng thích hợp và (3) điều kiện của các lần đo khơng giống nhau [26].

Sai lầm ngẫu nhiên là đặc điểm biến thiên vốn cĩ của mỗi phép đo (khả năng lặp lại giá trị giống nhau giữa các lần đo), ngay cả khi đo đạc chỉ do một người thực hiện, vẫn cĩ sai lầm ngẫu nhiên, mức độ sai lầm loại này phụ thuộc vào độ kiên định của người đo, độ chính xác của dụng cụ và độ phân biệt kết quả đo đạc của nhà nghiên cứu.

Sai lầm ngẫu nhiên khơng kết hợp với một nguyên nhân đặc biệt và cĩ khuynh hướng “phân đều” trong lấy mẫu lặp lại. Trái lại, sai lầm hệ thống sinh ra từ thiết kế nghiên cứu sai, cĩ khuynh hướng lặp lại cùng một sai số trong mẫu lặp lại với cùng thiết kế.

(1) Chọn các điểm mốc thích hợp để xác định mặt phẳng chuẩn, thường đĩ là các điểm mốc giải phẫu dễ nhận định và cĩ thể ghi nhận được. Tất cả các điểm mốc được đánh dấu bằng bút lơng kim cĩ đường kính 0,5mm.

(2) Phương pháp ghi nhận hình ảnh bằng cách chụp ảnh hay chép hình với biên dạng ký đều được chuẩn hố. Luơn luơn kiểm tra sự chép hình chính xác của biên dạng ký.

(3) Sử dụng thước trượt điện tử để đo kích thước torus, thước cĩ độ chính xác cao (từ ± 0,02 đến ± 0,2 mm).

(4) Dùng phần mềm đo đạc AutoCAD để giúp đo đạc nhanh chĩng và chính xác.

(5) Chính tác giả xác định các điểm mốc và chuẩn hố các kỹ thuật đo đạc. Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu được kiểm định bằng hệ số tương quan từng biến (Intraclass Correlation Coefficient, ICC).

Để đo lường độ tin cậy, chọn ngẫu nhiên 1/3 số lượng mẫu hàm (60 mẫu hàm), khơng phân biệt nam-nữ, tiến hành đo đạc lại trên 1/3 điểm mốc. Kết quả hệ số tin cậy của các đặc điểm nghiên cứu về kích thước được trình bày trong bảng sau (bảng 4.52).

Bảng 4.52: Hệ số tin cậy của các đặc điểm nghiên cứu định lượng

TÊN BIẾN HỆ SỐ TIN CẬY(ICC)

Chiều trước sau cung hàm hàm trên 0,9976

Chiều rộng sau cùng cung hàm hàm trên 0,9969 Chiều rộng sống hàm hàm trên tại 1/3 giữa bên phải 0,9960 Chiều cao sống hàm hàm trên tại 1/3 giữa bên phải 0,9907 Chiều rộng sống hàm hàm trên tại 1/3 giữa bên trái 0,9965 Chiều cao sống hàm hàm trên tại 1/3 giữa bên trái 0,9957 Chiều rộng đáy vịm khẩu cái tại mặt cắt ngang sau 1 0,9947 Độ cao vịm khẩu cái tại mặt cắt ngang sau 1 0,9895 Chiều rộng đáy vịm khẩu cái tại mặt cắt ngang giữa 0,9951 Độ cao vịm khẩu cái tại mặt cắt ngang giữa 0,9978 Chiều trước sau cung hàm hàm dưới đến giới hạn sau nệm sau răng cối 0,9978 Chiều trước sau cung hàm hàm dưới đến giới hạn trước nệm sau răng

cối 0,9988

Chiều rộng sau cùng cung hàm hàm dưới 0,9987 Chiều rộng sống hàm hàm dưới tại 1/3 sau bên phải 0,9972 Chiều cao sống hàm hàm dưới tại 1/3 sau bên phải 0,9967 Chiều rộng sống hàm hàm dưới tại 1/3 giữa bên phải 0,9959 Chiều cao sống hàm hàm dưới tại 1/3 giữa bên phải 0,9980

Chiếu cao torus khẩu cái 0,9861

Chiều dài torus hàm dưới bên phải 0,9983

Chiều rộng torus hàm dưới bên phải 0,9995

Chiều cao torus hàm dưới bên phải 0,9997

Chiều dài torus hàm dưới bên trái 0,9991

Chiều rộng torus hàm dưới bên trái 0,9847

Chiều cao torus hàm dưới bên trái 0,9849

Kết quả cho thấy nghiên cứu cĩ độ tin cậy cao (hệ số tin cậy luơn luơn > 0,98).

Các biến định tính được đo lường độ tin cậy bằng độ kiên định. Trước khi đánh giá hình dạng dựa trên quan sát, người đánh giá phải nắm rõ các quy định

về cách đánh giá và được kiểm tra mức độ kiên định bằng cách cho đánh giá hai lần trên 10% số hình vẽ này. Hai lần đánh giá cách nhau 24 giờ. Kết quả cho thấy độ kiên định > 0,85 tức là độ kiên định của người đánh giá là khá cao (bảng 4.53).

Bảng 4.53: Đじ kiên định (%) của đánh giá viên ở các tham số

BIẾN SỐ Đơ kiên định(%) Hình dạng cung hàm hàm trên 0,9 Hình dạng cung hàm hàm dưới 0,85 Hình dạng vịm khẩu cái tại vị trí 6 0,97 Hình dạng vịm khẩu cái tại vị trí 5 0,89 Hình dạng vịm khẩu cái tại vị trí 4 0,98 Hình dạng vịm khẩu cái tại vị trí 3 0,95 Hình dạng vịm khẩu cái tại vị trí 2 0,97

Một phần của tài liệu Hình thái nền tựa của phục hình toàn hàm và ứng dụng thiết kế khay lấy dấu (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)