Ngoài ra, luận văn còn cơ sở để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHAN THỊ HỒNG THẮNG
ĐịNH TộI DANH ĐốI VớI TộI TàNG TRữ, VậN CHUYểN, MUA BáN TRáI PHéP HOặC CHIếM ĐOạT CHấT MA TúY (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHAN THỊ HỒNG THẮNG
ĐịNH TộI DANH ĐốI VớI TộI TàNG TRữ, VậN CHUYểN, MUA BáN TRáI PHéP HOặC CHIếM ĐOạT CHấT MA TúY (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)
Chuyờn ngành: Luật hỡnh sự và tố tụng hỡnh sự
Mó số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN KHẮC HẢI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
PHAN THỊ HỒNG THẮNG
Trang 4VỚI TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI
PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 10 1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỊNH
TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA
BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 10 1.1.1 Khái niệm định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 10 1.1.2 Phân loại các trường hợp định tội danh đối với tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 16 1.1.3 Ý nghĩa của việc định tội danh đối với tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 23
1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỊNH TỘI
DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA
BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 28 1.2.1 Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 29 1.2.2 Cơ sở khoa học của định tội danh đối với tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 37
Trang 51.3 CÁC GIAI ĐOẠN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG
TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC
CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 42 1.3.1 Thu thập, kiểm tra, đánh giá toàn diện chứng cứ chứng minh sự
thật của vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy 44 1.3.2 So sánh, đối chiếu các tình tiết của vụ án đã được làm rõ với quy
định của Điều 194 Bộ luật hình sự để xác định sự tương đồng 46 1.3.3 Đưa ra kết luận về tội danh người đã thực hiện hành vi quy định
tại Điều 194 Bộ luật hình sự 48
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI
TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP
HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐẮK LẮK 49 2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH ĐẮK LẮK CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG
TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC
CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 49 2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dân cư tỉnh Đắk Lắk 49 2.1.2 Tình hình công tác thụ lý, giải quyết án hình sự và tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy của
Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk 51
2.2 THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ,
VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM
ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 55 2.2.1 Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong trường hợp tội phạm hoàn thành 55 2.2.2 Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong các trường hợp đặc biệt 62
Trang 6Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG
TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC
CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 78
3.1 NHỮNG YÊU CẦU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 78
3.1.1 Yêu cầu về chính trị, xã hội 78
3.1.2 Yêu cầu về lý luận và thực tiễn 81
3.1.3 Yêu cầu về lập pháp hình sự 82
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 83
3.2.1 Hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam 85
3.2.2 Ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành 93
3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY 99
3.3.1 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và làm tốt công tác tổ chức, cán bộ tư pháp, đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán 99
3.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, xử lý nghiêm minh khi xét xử và trong việc áp dụng đúng các tình tiết liên quan đến việc định tội danh, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 103
3.3.3 Nâng cao chất lượng phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án 105
KẾT LUẬN 107
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính của tỉnh Đắk Lắk 50 Bảng 2.2 Tình hình xét xử chung và tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy của
Bảng 2.3 Tỷ lệ tình hình xét xử chung và tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong giai
Biểu đồ 2.1 Tình hình xét xử chung và tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy của Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 05
Trang 8MỞ ĐẦU
Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “1 Người
bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình
tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ” [23]
Như vậy, điều đó có nghĩa chừng nào chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội vẫn được coi là người chưa có tội
Một người tư cách từ “người phạm tội” trở thành “người có tội” nhất định
phải có một bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và được chứng minh theo trình tự luật định Phán quyết của Tòa án mang tính tuyệt đối vì xét
xử là hoạt động của Tòa án nhằm đưa ra phán quyết cuối cùng mà quyết định này liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng nhất như tự do, danh dự, tài sản, nhân thân, thậm chí cả tính mạng con người Do đó, để ra một bản án công bằng, có căn cứ và đúng pháp luật đòi
hỏi việc định tội danh và quyết định hình phạt là các hoạt động cơ bản và
quan trọng mang tính quyết định, xác định một người có tội hay không có tội Đây là nội dung cơ bản của việc áp dụng pháp luật hình sự trong quá trình xét
xử, là một trong những biện pháp đưa các quy phạm pháp luật hình sự vào cuộc sống Trên cơ sở xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội
gì, quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) sẽ quyết định một hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó Vì thế, định tội danh đúng không những để quyết định hình phạt đúng, mà còn phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt chính xác, qua đó bảo
vệ các quyền và tự do của con người, của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự Ngược lại, định tội danh sai sẽ dẫn đến một loại hậu quả tiêu cực như: không bảo đảm được tính công minh, có căn cứ và đúng pháp luật của hình phạt do Tòa án quyết định, truy cứu trách nhiệm hình sự người vô tội, bỏ
Trang 9lọt người phạm tội, thậm chí xâm phạm thô bạo danh dự và nhân phẩm, các quyền và tự do của công dân…, làm giảm uy tín và hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án, giảm hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm [5, tr.17-18]
Thực tiễn xét xử các vụ án hình sự cho thấy, hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy có sự thay đổi cả về số lượng và tính chất các vu ̣ án, số đối tượng và số lượng ma túy, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng đến an ninh, trật tự chung của xã hội cũng như sức khỏe của cộng đồng, với nhiều thủ đoạn tinh vi từ chủ thể thực hiện tội phạm Bộ luật hình sự do Nhà nước ban hành quy định các hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm, tuy vậy những quy định này chỉ nêu lên các dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất của một cấu thành tội phạm, trong khi trên thực tế tội phạm xảy ra vô cùng phức tạp và đa dạng Có khá nhiều trường hợp khi tập hợp các dấu hiệu thực tế của cấu thành tội phạm có những dấu hiệu giống nhau nên thường dễ bị lúng túng gây nhiều tranh cãi và dẫn đến định tội danh thiếu chính xác Bên ca ̣nh đó, trong lần sửa đổi bổ sung Bô ̣ luâ ̣t hình sự năm
1999 vào năm 2009, có nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi tội tàng trữ , vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy , điều đó cho thấy xung quanh
tô ̣i này còn nhiều vấn đề cần được tiếp tu ̣c trao đổi , nghiên cứu cả về mă ̣t lý luâ ̣n và về mă ̣t thực tiễn để hoàn thiê ̣n hơn nữa tội tàng trữ , vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, tạo điều kiện cho việc định tội danh được chính xác
Quá trình giải quyết vụ án một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật, đồng thời bảo vệ một cách vững chắc các quyền và tự do của công dân bằng pháp luật hình sự là một trong những nguyên tắc trong giai đoạn xây
Trang 10dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay Ý thức được tầm quan trọng
đó, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk không ngừng đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, phấn đấu không để xảy ra việc kết án oan người không có tội và bỏ lọt tội phạm, hạn chế tới mức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, đảm bảo các quyết định của Tòa án đúng pháp luật, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao và có tính khả thi Tuy nhiên, vẫn còn một số ít trường hợp
áp dụng không đúng, chưa xem xét đầy đủ tính chất, mức độ phạm tội nên dẫn đến việc định tội danh thiếu chính xác, việc hủy án, sửa án vẫn còn tồn tại
ở tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Với lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: "Định tội danh đối với tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (trên
cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)”
2 Tình hình nghiên cứu
Định tội danh đúng có ý nghĩa rất to lớn về mặt chính trị - xã hội, đạo đức và pháp luật, có vai trò quan trọng để bảo đảm phân hóa trách nhiệm hình
sự và cá thể hóa hình phạt, xử lý đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, làm
rõ ranh giới giữa tội phạm và những trường hợp không phải là tội phạm Tuy nhiên, ngoài một số công trình do các nhà khoa học Liên bang Nga biên soạn
mà trong cuốn sách “Định tội danh (Lý luận, Lời giải mẫu và 500 bài tập thực
hành)”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011 của GS.TSKH Lê Văn Cảm và
PGS.TS Trịnh Quốc Toản đã dẫn ra trong Danh mục tài liệu tham khảo bao
gồm: 1) Kuđriavtxev V.N, Lý luận chung về định tội danh, Nxb Sách pháp
lý Maxcơva, 1972 (tiếng Nga); 2) Kuđrinôv B.A, Những cơ sở khoa học của
định tội danh, Nxb Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Maxcơva, 1984
(tiếng Nga); 3) Gaukhman L.Đ, Định tội danh: Pháp luật, lý luận, thực tiễn,
Trung tâm Thông tin Pháp lý xuất bản, Maxcơva, 2001 (tiếng Nga) cho thấy
Trang 11đó là những nghiên cứu lý luận chung về định tội danh mà không có công trình nào định tội danh đối với một nhóm tội phạm cụ thể Còn trong nước, người viết chia thành các nhóm vấn đề sau:
* Nhóm thứ nhất - Hệ thống các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo liên quan đến vấn đề định tội danh và tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, có thể kể đến các công trình sau:
1) GS.TSKH Lê Văn Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh,
Chương I - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tái bản năm 2003 và 2007; 2) GS.TSKH Lê Văn
Cảm, Một số vấn đề lý luận chung về định tội danh, Phần 2, Các nghiên cứu
chuyên khảo về Phần chung luật hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2000; 3) PGS.TS Trịnh Quốc Toản, Một số vấn đề lý luận về định tội danh và
hướng dẫn giải bài tập về định tội danh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
1999; 4) GS.TS Võ Khánh Vinh, Giáo trình Lý luận chung về Định tội danh,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tái bản năm 2010; 5) ThS Đoàn Tấn
Minh, Phương pháp định tội danh và hướng dẫn định tội danh đối với các tội
phạm trong Bộ luật hình sự hiện hành, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2010; 6) PGS
TS Lê Văn Đệ, Định tội danh và quyết định hình phạt trong Luật hình sự Việt
Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; v.v
* Nhóm thứ hai - Hệ thống các luận văn, luận án tiến sĩ luật học, nói
chung, chỉ có một số công trình đề cập riêng rẽ đến vấn đề định tội danh hoặc
về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
như: 3) Nguyễn Thanh Dung, Định tội danh đối với các tội phạm về ma túy,
Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012; v.v
* Nhóm thứ ba - Hệ thống các bài viết, đề tài khoa học, hiện nay, trên
Tạp chí Tòa án nhân dân và một số tạp chí khác cũng đăng nhưng chỉ mang tính chất đơn lẻ và phân tích các dấu hiệu pháp lý giữa các tội phạm, cũng
Trang 12như định tội danh đối với từng vụ án cụ thể, như: 1) Phan Anh Tuấn, Định tội
danh trong trường hợp một hành vi thỏa mãn dấu hiệu của nhiều cấu thành tội phạm, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2001; 2) Nguyễn Thị Hợp, Pháp luật về xác định tội danh và thực tiễn áp dụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số
15/2011; Ngoài ra, đáng chú ý là chuỗi năm bài viết về “Định tội danh - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TSKH Lê Văn Cảm, Tạp chí Tòa án
nhân dân các số 3, 4, 5, 8 và 11/1999
Như vậy, những bài nghiên cứu hoặc một số công trình sách báo đã nêu mới chỉ khái quát được một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động định tội danh và thực tiễn định tội danh; phân tích, đánh giá một số nhận định liên quan đến yếu tố định tội danh, đồng thời phân biệt với một số tội phạm trong
Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý hình sự, trách nhiệm hình sự đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; v.v… Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu về vấn đề định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt trái phép chất ma túy và trên một địa bàn cụ thể là địa bàn tỉnh Đắk Lắk
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là phân tích khoa học để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nói riêng, cũng như đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đưa ra đề xuất yêu cầu và những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung
Trang 133.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:
1) Xây dựng khái niệm định tội danh và định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy;
2) Phân loại và nêu ý nghĩa của việc định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy;
3) Phân tích cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của việc định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; cũng như các giai đoạn định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy;
4) Đánh giá, phân tích thực trạng định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản;
5) Luận chứng và đề xuất yêu cầu và những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Định tội
danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo luâ ̣t hình sự Viê ̣t Nam (như: khái niệm, phân loại, cơ sở pháp lý và
Trang 14cơ sở khoa học, các giai đoạn của việc định tội danh đối với tội phạm này), đánh giá thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong giai đoạn 05 năm (2010 - 2014), trên cơ sở đó, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản, từ đó luận chứng và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc định tội danh đối với tội phạm này trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung
5 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý đối với các tội phạm ma túy nói chung và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nói riêng
5.2 Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản
án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cấp Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk để phân tích các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1 Ý nghĩa khoa học
Trong công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân hiện nay, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nói riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk góp phần bổ sung vào kho tàng lý luận
về định tội danh trong pháp luật hình sự Việt Nam nói chung, lý luận về định
Trang 15tội danh đối với một tội phạm cụ thể - tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nói riêng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con người, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng, đặc biệt là Tòa án trong việc định tội danh giải quyết vụ án hình sự được khách quan, công bằng và có căn cứ pháp luật
Ngoài ra, luận văn còn cơ sở để đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến định tội danh nói chung và định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nói riêng tại Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk, qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, việc bảo vệ các quyền
và tự do của con người nói riêng, cũng như phòng, chống oan, sai và vi phạm pháp luật trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự
Đặc biệt, luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình sự và Tội phạm học tại các cơ sở đào tạo luật trên cả nước
7 Những điểm mới về mặt khoa học của luận văn
Đề tài phân tích dựa trên những bản án, quyết định, báo cáo công tác ngành Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk - đó là những số liệu thực tế góp phần làm rõ hơn về thực trạng về định tội danh trên địa bàn đã nêu Do đó, những điểm mới cơ bản của luận văn như sau:
1) Xây dựng khái niệm định tội danh và định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy;
2) Phân loại và nêu ý nghĩa của việc định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy;
Trang 163) Phân tích cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của việc định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; cũng như các giai đoạn định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy;
4) Đánh giá, phân tích thực trạng định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản;
5) Luận chứng và đề xuất yêu cầu và những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, cả nước nói chung
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương với tên gọi như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về định tội danh đối với tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Chương 2: Thực trạng định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Chương 3: Những yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng định tội
danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Trang 17Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI
TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC
CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY
1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI
DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY
1.1.1 Khái niệm định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Tội phạm ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội , trái pháp luật hình sự, được thực hiê ̣n bởi người có năng lực tr ách nhiệm hình sự , đủ tuổi chi ̣u trách nhiệm hình sự, thực hiê ̣n một cách có lỗi, xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước về ma túy Trong số các tô ̣i pha ̣m về ma túy, hiê ̣n nay tội pha ̣m tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được quy đi ̣nh
tại Điều 194 là phức tạp nhất Trong đó, "tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý là hành vi cất giữ, chuyển dịch, bán hay mua để bán lại, chiếm đoạt (bằng mọi hình thức) chất ma tuý" [15, tr.255] Do
đó, định tội danh tối với các tội phạm ma túy nói chung và đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nói riêng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, làm tiền đề cho việc giải quyết các nhiệm vụ khác của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự
Nghiên cứu về định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, trước hết cần làm rõ một số nội dung
về mặt lý luận mà trước hết là khái niệm định tội danh
GS TSKH Lê Văn Cảm quan niệm định tội danh là quá trình áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự:
Trang 18Dưới góc độ khoa học, định tội danh có thể được hiểu là quá trình nhận thức lý luận có tính logic, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự
và được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ các tài liệu thu thập được
và các tình tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương ứng do luật hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan, tức là đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc
cá thể hóa và phân hóa trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật [4, tr.496]
Còn GS TS Võ Khánh Vinh thì định tội danh chỉ là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự:
Định tội danh là một dạng hoạt động nhận thức, hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nhằm đi tới chân lý khách quan trên cơ sở xác định đúng đắn, đầy đủ các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội được thực hiện, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình
sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và mối liên hệ tương đồng giữa các dấu hiệu của cấu thành tội phạm với các tình tiết cụ thể của hành vi phạm tội bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định [47, tr.27]
PGS.TS Lê Văn Đệ quan niệm tương tự: “Định tội danh là việc xác
định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được pháp luật hình sự quy định” [10, tr.24]
Trong khi đó, PGS TS Dương Tuyết Miên định nghĩa bao gồm cả các chủ thể định tội danh và nêu:
Trang 19Định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành
tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của Bộ luật hình sự hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện [18, tr.9]; v.v
Như vậy, mặc dù được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng về
cơ bản các nhà khoa học đều thống nhất ở một số khía cạnh dưới đây:
Một là, định tội danh là hoạt động nhận thức có tính logic của con
người về việc có sự phù hợp hay không phù hợp giữa hành vi nguy hiểm cho
xã hội, có lỗi, xảy ra ngoài thực tiễn khách quan với quy định của pháp luật hình sự về một tội phạm cụ thể;
Hai là, định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, nếu được
thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người có thẩm quyền trong các cơ quan đó trên cơ sở quy định của pháp luật Cũng có tác giả cho rằng bao gồm cả hoạt động áp dụng pháp luật tố tụng hình sự nếu hiểu định tội danh theo nghĩa rộng;
Ba là, định tội danh là cơ sở cho việc quyết định hình phạt và giải quyết
các vấn đề khác có liên quan đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội (trong trường hợp định tội danh chính thức)
Do đó, dưới góc độ khoa học luật hình sự, theo người viết, khái niệm đang nghiên cứu được định nghĩa như sau:
Định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và người có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự để xác định, so sánh và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể trong thực tế đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của
Trang 20điều luật tương ứng trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự quy định, cũng như các quy định khác trong Bộ luật hình sự có liên quan, qua đó làm tiền đề phân tích, đánh giá và ra quyết định về trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt của người phạm tội
Ngoài ra, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là một loại tội phạm cụ thể được quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự Việt Nam Một người được coi là chủ thể của tội phạm này khi đáp ứng các điều kiện là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời là người đã thực hiện hành vi mà Điều 194 Bộ luật này quy định với lỗi cố ý, xâm phạm đến chế đô ̣ quản lý các chất ma túy của Nhà nước ở khâu vận chuyển , mua bán, lưu giữ chất ma túy , xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội
Do đó, từ cơ sở lý luận về định tội danh nêu trên, kết hợp với quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, theo chúng tôi, có thể đưa ra khái niệm đang nghiên cứu như sau:
Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hoạt động thực tiễn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và người có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự để xác định, so sánh và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể trong thực tế đã được thực hiện với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của Điều 194 và các quy định khác có liên quan trong Bộ luật hình sự, qua đó làm tiền đề phân tích, đánh giá và ra quyết định về trách nhiệm hình sự cũng như hình phạt của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Từ khái niệm định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
Trang 21* Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là định tội danh đối với một loại tội phạm cụ thể
- tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Như vậy, ngoài đặc điểm chung của định tội danh với tư cách là hoạt động nhận thức có tính logic của con người, thì định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có đặc điểm
riêng liên quan đến đặc điểm của hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy xảy ra trong thực tế khách quan và quy
định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm này
Để thực hiện được hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, người phạm tội này thể hiện một hoặc một số các hành vi như sau:
+ Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giữ , cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này
Hành vi tàng trữ bị coi là trái phép khi hành vi đó được thực hiện hoàn toàn không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền
+ Hành vi vận chuyển trái phép chấ t ma túy là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất
Trang 22+ Hành vi mua b án trái phép chất ma túy là hành vi trao đổi ma túy dưới các hình thức sau:
a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có), bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi, thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất
ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác
Chủ thể định tội danh phải đối chiếu, so sánh và đưa ra kết luận về việc
có hay không có sự phù hợp giữa hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy xảy ra trong thực tế với quy phạm pháp luật quy định tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
* Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hoạt động áp dụng pháp luật, nếu chủ thể định tội danh là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người có thẩm quyền
Do đó, quá trình định tội danh phải tuân theo những thủ tục chặt chẽ về mặt tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành Mọi sự vi phạm pháp luật tố tụng đều có nguy cơ dẫn đến oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm,
bỏ lọt người phạm tội, hạn chế hiệu quả của cuộc đấu tranh Còn để ra tội danh chính xác và phù hợp với các tình tiết thực tế khách quan của vụ án, phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự
Trang 23* Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy liên quan đến vấn đề chứng cứ đã được thu thập, kiểm tra, đánh giá
Đối với hình thức định tội danh không chính thức, các tình tiết của vụ
án đã được mặc nhiên coi là đúng và đã được chứng minh bằng các chứng
cứ mà các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập được Tuy nhiên, đối với hình thức định tội danh chính thức, xuất phát từ nguyên tắc trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng nên chưa thể khẳng định ngay từ đầu bị can có phải là người phạm tội hay không Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hoạt động được tiến hành song song và tiếp liền với hoạt động thu thập, củng cố, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ của các cơ quan tiến hành tố tụng Do đó, định tội danh đối với tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy gắn liền với hoạt động chứng minh tội phạm và người phạm tội của các cơ quan nói trên
1.1.2 Phân loại các trường hợp định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
“Căn cứ vào các chủ thể tương ứng thực hiện việc định tội danh, khoa
học luật hình sự phân chia định tội danh làm hai dạng: định tội danh chính thức và định tội danh không chính thức” [5, tr.23] Như vậy, theo cách tiếp
cận này, có thể phân chia định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy làm hai dạng (hay hai trường hợp) tương ứng - định tội danh chính thức và định tội danh không chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
* Hình thức định tội danh chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Hiện nay, dưới góc độ khoa học luật hình sự, “định tội danh chính thức
Trang 24là sự đánh giá về mặt nhà nước, tính chất pháp lý hình sự về một hành vi phạm tội cụ thể do các chủ thể được Nhà nước ủy quyền thực hiện” [5, tr.23]
Do đó, định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hoạt động áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự của Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong hoạt động đấu tranh với tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy Vì vậy, đặc điểm cơ bản của hình thức định tội danh này có thể được xác định như như sau:
- Định tội danh chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực Nhà nước Chủ thể tiến hành hình thức định tội danh này được Nhà nước quy định rõ trong Bộ luật tố tụng hình sự Đó là các cơ quan tiến hành tố tụng
và người tiến hành tố tụng Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2003, các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án Người tiến hành tố tụng gồm có: Điều tra viên, Phó Thủ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra; Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Viện Kiểm sát Quân sự các cấp; Thẩm phán, Hội thẩm (bao gồm Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân) và Thư ký Tòa
án Những chủ thể nói trên tiến hành định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của họ
- Định tội danh chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được tiến hành trong tất cả các giai đoạn tố tụng, từ khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử (gồm cả xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm) Ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án, Điều
103 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
Trang 251 Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan Điều tra có thẩm quyền
2 Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan Điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình
sự Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo
có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng [22, Điều 103]
Từ kết quả xác minh nguồn tin, khi xác định có dấu hiệu của tội phạm,
Cơ quan Điều tra phải sơ bộ định tội danh đối với tội phạm đó Trường hợp xác định có dấu hiệu của tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thì phải ra quyết định khởi tố vụ án tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ khởi tố, điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng (khoản 1, 2, 3 hay 4 Điều 194 Bộ luật hình sự) và họ tên, chức
vụ người ra quyết định
Các quyết định hoặc văn bản tố tụng trong các giai đoạn sau như quyết định khởi tố bị can, bản kết luận điều tra, bản cáo trạng và bản án đều phải thể hiện chính thức quan điểm chính thức của người tiến hành tố tụng về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong đó Trường hợp đã khởi tố, điều tra, truy tố xét xử về tội phạm khác, song trong
Trang 26quá trình tố tụng mà phát hiện việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thì phải định tội danh lại, nghĩa là phải thay đổi tội danh trong các văn bản tố tụng nói trên theo các trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự
- Hậu quả của hình thức định tội danh chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là việc xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội này Định tội danh chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
là sự đánh giá về mặt pháp lý chính thức của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng nói trên đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy xảy ra trong thực tế thỏa mãn cấu thành tội phạm của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự Luật hình sự Việt Nam và luật hình sự các nước trên thể giới đều đưa ra nguyên tắc: một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ đã thỏa mãn đầy
đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm của một tội được quy định trong luật hình sự
và ngược lại khi hành vi nguy hiểm cho xã hội thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm thì người thực hiện hành vi đó không tránh khỏi việc phải gánh chịu trách nhiệm hình sự Xuất phát từ nguyên tắc nói trên, khi
cơ quan tiến hành tố tụng, người tiền hành tố tụng đã có đầy đủ chứng cứ chứng minh về tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy thì người thực hiện hành vi đó tất yếu phải gánh chịu các biện pháp trách nhiệm hình sự như hình phạt, các biện pháp tư pháp Việc người phạm tội phải gánh chịu các biện pháp trách nhiệm hình sự (và kể cả các biện pháp cưỡng chế nhà nước khác như bị bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bị kê biên tài sản ) đều có liên quan đến hoạt động định tội danh chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
Trang 27Cũng cần lưu ý rằng: định tội danh chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy không đồng nghĩa với việc khẳng định đối tượng phải gánh chịu kết quả của hoạt động định tội danh
đó là người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định rõ: “Không ai
bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật” [22] Định tội danh chính thức đối với tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy do nhiều chủ thể
có thẩm quyền khác nhau tiến hành, song chỉ duy nhất một chủ thể là Tòa án, bằng phiên tòa xét xử công khai, với đầy đủ chứng cứ thu thập được mới có thẩm quyền đưa ra kết luận cuối cùng về việc bị cáo là người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong bản án
có hiệu lực pháp luật Nói một cách khác, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án (thực chất phải là bản án sơ thẩm nếu không có kháng cáo, kháng nghị, hoặc bản án phúc thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị) là văn bản định tội danh cuối cùng, chính thức khẳng định về tội danh tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy đã xảy ra
* Hình thức định tội danh không chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Theo quan điểm của GS TS Võ Khánh Vinh thì:
Định tội danh không chính thức là sự đánh giá pháp lý về hành vi phạm tội do các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, tác giả bài báo, tạp chí, công trình khoa học, sinh viên, học viên hoặc bất
kỳ một người nào đó quan tâm nghiên cứu cụ thể vụ án này hay vụ
án khác đưa ra [47, tr.28]
Như vậy, khác với định tội danh chính thức, định tội danh không chính
Trang 28thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất
ma túy không phải do những chủ thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định
của pháp luật Khái niệm “chính thức” ở đây phải được hiểu là chính thức về
mặt Nhà nước Định tội danh không chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy không phải là sự đánh giá chính thức về mặt nhà nước, không được thể hiện trong các văn bản tố tụng
và không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý của đối tượng bị định tội danh
Như vậy, có thể tóm tắt sự khác biệt cơ bản giữa định tội danh chính thức và định tội danh không chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy qua một số điểm sau đây:
Một là, khác nhau về chủ thể tiến hành Chủ thể tiến hành hoạt động
định tội danh không chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có thể là bất kỳ ai quan tâm đến vụ án hình
sự và nắm được các tình tiết của vụ án đó Người định tội danh không chính thức có thể liên quan đến hoạt động tố tụng hoặc không liên quan đến hoạt động tố tụng Cần thấy rằng ngay bản thân những người tiến hành tố tụng cũng có hoạt động tư duy theo hướng định tội danh cho hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy của bị can, bị cáo Trong thực tế, bị can, bị cáo cũng có thể định tội danh cho chính bản thân mình Đương nhiên, họ có thể không thừa nhận hành vi phạm tội đã thực hiện Trong trường hợp này, họ định tội danh theo hướng phủ định Trường hợp khác, bị can, bị cáo thừa nhận đã phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng xin được hưởng lượng khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt Trường hợp này, việc tự định tội danh của bị can, bị cáo theo hướng khẳng định Cũng có thể bị can, bị cáo tiếp nhận kết quả định tội danh của các chủ thể khác, nhất là của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng cho họ Người bị hại, người bào chữa, người bảo vệ
Trang 29quyền lợi của đương sự cũng có thể có hoạt động định tội danh không chính thức theo các hướng nêu trên
Tuy nhiên, phải thấy rằng: chủ thể phổ biến của hoạt động định tội danh không chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là các nhà khoa học hoặc những người đang nghiên cứu, tìm hiểu, học tập luật hình sự Các chủ thể nói trên quan tâm đến việc định tội danh vì việc đó thuộc nội dung chuyên môn mà họ theo đuổi Chính vì vậy, định tội danh không chính thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển ngành khoa học pháp lý hình sự và là một trong những kênh để đưa lý luận khoa học tiếp cận với thực tiễn giải quyết các vụ án hình
sự cũng như thực tiễn cuộc sống
Hai là, khác nhau về hình thức thể hiện Như đã trình bày ở trên, hình
thức thể hiện của định tội danh chính thức là các quyết định hoặc văn bản tố tụng được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong khi đó, hình thức của định tội danh không chính thức đối với tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy lại chủ yếu là các công trình khoa học, các bài viết, bài báo đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật Ngoài ra, định tội danh không chính thức có thể được thể hiện trong một số văn bản khác như đơn kháng án của bị cáo, người bị hại, bản luận cứ bào chữa của luật sư Do là không chính thức nên nói chung hình thức thể hiện của định tội danh không chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy không được pháp luật điều chỉnh mà được viết theo ý chủ quan của chủ thể định tội danh không chính thức
Ba là, khác nhau về hậu quả pháp lý Kết quả của định tội danh không
chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý của đối tượng của hoạt động định tội danh Do không xuất phát từ quyền lực nhà nước và
Trang 30không đại diện cho quyền lực nhà nước nên chủ thể của hoạt động định tội danh không chính thức không có quyền áp đặt các biện pháp cưỡng chế bảo đảm cho kết quả định tội danh của mình Tuy nhiên, nếu hoạt động định tội danh không chính thức được dư luận xã hội, báo chí quan tâm, nhất là trong trường hợp nó đối lập với kết quả hoạt động định tội danh chính thức và phản ánh đúng yêu cầu của pháp luật hình sự thì có thể xuất hiện khả năng có sự chuyển hóa từ định tội danh không chính thức thành định tội danh chính thức
Như vậy, thực tế là không phải lúc nào việc định tội danh của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cũng luôn đúng Các vụ án oan, sai tuy không nhiều nhưng cũng đã xảy ra và được dư luận chú ý Trong trường hợp này, có thể sẽ xuất hiện hiện tượng song hành định tội danh: định tội danh không chính thức ở bên ngoài xã hội và định tội danh lại từ trong nội
bộ các cơ quan tiến hành tố tụng Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thể tham khảo kết quả định tội danh không chính thức của
giới khoa học pháp lý Sự chuyển hóa các hình thức định tội danh nói ở trên
có thể xảy ra đối với trường hợp cụ thể này
Ngoài ra, định tội danh chính thức và không chính thức đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có ý nghĩa quan trọng như nhau và có vị trí, vai trò riêng trong việc bảo đảm tính hiện thực hóa của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nói chung, trong đó
có tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự
1.1.3 Ý nghĩa của việc định tội danh đối với tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có ý nghĩa rất quan trọng và trên nhiều phương diện
Trang 31khác nhau Trong các công trình khoa học đã công bố hiện nay, có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này Có tác giả tập trung phân tích
ý nghĩa của định tội danh về mặt pháp lý Tác giả khác chỉ ra ý nghĩa của định tội danh về mặt xã hội và pháp luật [47, tr.28] Do đó, kế thừa các quan điểm nêu trên, có thể khẳng định định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy phản ánh những ý nghĩa cụ thể dưới đây
* Ý nghĩa về phương diện chính trị - xã hội
Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, nếu được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người có thẩm quyền trong các cơ quan đó là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước là tổ chức chính trị đặc biệt, là công cụ của giai cấp thống trị có chức năng duy trì trật tự, ổn định
xã hội và quyền lợi của giai cấp thống trị Do đó, có thể xem định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
là một hoạt động mang tính chính trị sâu sắc Tính chính trị của hoạt động này thể hiện ở chỗ:
- Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có mục đích bảo vệ những quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy, bảo vệ an toàn và an ninh, trật tự xã hội cho giai cấp thống trị xã hội Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, hoạt động này bảo vệ quyền con người, quyền được bảo đảm an toàn và an ninh cho các chủ thể trong xã hội, chống lại mọi hành vi xâm hại của đối tượng phạm tội
- Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy góp phần đưa các quy định của pháp luật, nhất là quy định của Bộ luật hình sự vào thực tiễn cuộc sống Điều này đúng như GS TS
Võ Khánh Vinh đã viết:
Trang 32Đạo luật hình sự thể hiện ý chí về mặt Nhà nước của nhân dân ta đối với vấn đề đấu tranh với tình hình tội phạm Việc tuân thủ nghiêm chỉnh đạo luật hình sự trong khi định tội danh là điều kiện cần thiết và quan trọng của việc thực hiện chính sách của Nhà nước nhằm khắc phục tình trạng tội phạm ở nước ta Và theo Lê-nin: “Một đạo luật là một biện pháp chính trị, là chính trị” Do vậy, định tội danh đúng là một biểu hiện của việc thực hiện đúng biện pháp chính trị, thực thi đúng chính trị, thực thi đúng ý chí của nhân dân đã được thể hiện trong luật, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của
xã hội, của Nhà nước và của con người, của công dân [47, tr.29]
- Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có tính áp đặt
một chiều đối với đối tượng bị áp dụng Nói một cách khác, đó là hoạt động
thể hiện quyền lực chính trị trong thực tiễn đời sống xã hội
Không chỉ có tính chất chính trị, định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy còn là hoạt động mang ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc Ý nghĩa chính trị - xã hội của hoạt động này thể hiện qua một số khía cạnh cụ thể sau đây:
- Thông qua định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, Nhà nước ta thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về quyền con người Như đã khẳng định ở trên, quyền được bảo đảm an toàn và an ninh là một trong những quyền cơ bản của con người mà pháp luật quốc gia và quốc tế đều quan tâm bảo vệ Trật tự xã hội cũng như các quyền an toàn, an ninh của con người được khẳng định trong phần lớn các công ước quốc tế như Công ước về quyền dân sự chính trị năm 1966, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 Do quyền bảo đảm về an ninh và an toàn, nghĩa vụ bảo đảm trật tự xã hội, về quản lý các chất ma túy của nhà nước nói
Trang 33trên bị hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy xâm hại nên định tội danh có chức năng góp phần xác định trách nhiệm hình sự, đấu tranh phòng chống lại hành vi phạm tội này
- Thông qua định tội danh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc bảo vệ sinh mạng chính trị cho người dân Phải nhận thức rằng: định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là một hoạt động và kết quả của hoạt động đó có thể phát triển theo hai hướng: khẳng định là có tội và hai là khẳng định không có tội Do đó, định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy đúng, chính xác góp phần quan trọng trong phòng, chống oan, sai, phòng, chống việc lạm dụng quyền lực của một số người có chức, có quyền tha hóa biến chất xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân
- Định tội danh đúng đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy còn góp phần vào việc cụ thể hóa các cam kết quốc tế của nhà nước Việt Nam, nhất là các cam kết liên quan đến quyền con người nêu trên
- Ngoài ra, định tội danh đúng còn góp phần củng cố lòng tin của người dân vào công lý và sự chí công, vô tư của các cơ quan bảo vệ pháp luật; củng
cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài về tính minh bạch và đúng đắn của pháp luật Việt Nam
* Ý nghĩa về phương diện pháp lý
Về mặt pháp lý, có thể khẳng định rằng định tội danh đúng là tiền đề và
cơ sở để áp dụng một loạt các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự
Trước hết, định tội danh đúng là tiền đề cho việc quyết định hình phạt đúng Định tội danh đối với tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là cơ sở để áp dụng các chế tài hình sự được quy định
Trang 34tại Điều 194 Bộ luật hình sự Ngoài ra, đây cũng là tiền đề để áp dụng các quy định khác như quy định về nguyên tắc xử lý, về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, án treo, miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích; v.v
Đối với pháp luật hình sự, định tội danh đúng là cơ sở để ra các quyết định tố tụng đúng, không bắt oan, bắt sai người vô tội, không bỏ lọt tội phạm
và người phạm tội Định tội danh đúng còn là cơ sở để xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử đúng, xác định thời hạn điều tra, truy tố, xét xử cũng như thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đối với người phạm tội nói chung, người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nói riêng
Đối lập với định tội danh đúng là trường hợp có sự sai lầm trong định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Định tội danh sai không chỉ làm việc quyết định hình phạt không đúng, không công bằng mà còn áp dụng không có căn cứ, không công bằng hoặc không áp dụng một loạt các biện pháp pháp
lý khác (quyết định hình phạt bổ sung…), áp dụng hoặc không áp dụng đại xá, miễn trách nhiệm hình sự, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tính toán không đúng thời hiệu, án tích… Cũng không kém phần có hại và bất công những trường hợp ngược lại, khi hành
vi của người có lỗi cấu thành tội phạm nghiêm trọng hơn nhưng lại được định tội danh theo tội nhẹ hơn Trong trường hợp đó, người có lỗi chịu hình phạt ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt đáng lẽ người đó phải chịu theo pháp luật, còn tội phạm lại được giảm nhẹ
về đạo đức, chính trị và pháp lý một cách thiếu cơ sở Điều đó làm
Trang 35giảm hiệu quả của công tác đấu tranh với tình hình tội phạm mà cùng lúc gây ra sự phẫn nộ, mất niềm tin vào công lý trong nhân dân, làm nảy sinh những quan niệm không đúng về thực trạng và các biện pháp đấu tranh với tội phạm, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp Rõ ràng đó là những vi phạm nghiêm trọng các đòi hỏi của nguyên tắc công bằng, pháp chế [47, tr.29]
Tóm lại, định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là hoạt động nhận thức mang tính logic, thể hiện sự đánh giá của chủ thể định tội danh về sự phù hợp hay không phù hợp giữa hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy xảy ra trong thực tế với cấu thành tội phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy Có thể có nhiều loại chủ thể khác nhau tham gia vào hoạt động định tội danh, trong đó có các chủ thể là các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật hiện hành Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị - xã hội
và về mặt pháp lý, là một trong những phương thức để bảo vệ quyền được bảo đảm về an ninh và an toàn của con người – một trong những quyền cơ bản của con người được pháp luật quốc gia Việt Nam và pháp luật quốc tế bảo vệ
1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỊNH TỘI
DANH ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY
Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, dù là chính thức hay không chính thức cũng đều phải dựa trên những cơ sở nhất định Do định tội danh là sự đánh giá về mặt pháp
lý nên nó có cơ sở pháp lý Mặt khác, định tội danh lại là hoạt động nhận thức mang tính logic nên nó đồng thời cũng có cơ sở khoa học Như vậy, có hai cơ
Trang 36sở - cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học của định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
1.2.1 Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Cơ sở pháp lý của định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là toàn bộ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề định tội danh đối với tội phạm này Theo quan điểm của các nhà khoa học pháp lý hình sự Việt Nam hiện nay, có thể có hai cách tiếp cận đối với vấn đề cơ sở pháp lý của định tội danh: một cách tiếp cận theo nghĩa hẹp và cách tiếp cận kia theo nghĩa rộng
Trước hết, GS TSKH Lê Văn Cảm cho rằng:
Về cơ bản, những căn cứ pháp lý của việc định tội danh có thể được hiểu trên hai bình diện (hoặc theo hai nghĩa) rộng và hẹp dưới đây:
- Trên bình diện rộng (hay hiểu theo nghĩa cả về nội dung và hình thức) thì những căn cứ pháp lý của việc định tội danh là hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cũng như hệ thống các quy phạm luật tố tụng hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý bổ trợ (gián tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là tội phạm
- Trên bình diện hẹp (chỉ hiểu theo nghĩa về nội dung) thì những căn cứ pháp lý của việc định tội danh là chỉ có hệ thống các quy phạm luật hình sự với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) cho toàn bộ quá trình xác định các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện là tội phạm [5, tr.26-27]
Trong hai cách tiếp cận nêu trên, cách tiếp cận theo nghĩa rộng thường
Trang 37được xem là hợp lý hơn vì nó cho phép đánh giá một cách toàn diện các quy định pháp luật làm nền tảng cho việc định tội danh đối với tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên cả hai phương
diện nội dung và hình thức Mặt khác, cũng cần thấy rằng: các quy định của pháp luật hình sự không thể áp dụng được nếu thiếu quy định của pháp luật tố tụng hình sự Thực tiễn đã chứng minh: các quan hệ pháp luật hình sự luôn phải được tồn tại trong những hình thức tố tụng nhất định Do đó, định tội danh, với nghĩa là sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội, phải được đánh trên cả hai phương diện: pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự hiện hành Về phương diện pháp luật hình sự, chủ thể định tội danh phải đưa ra kết luận hành vi nguy hiểm cho xã hội có thỏa mãn quy định của Điều 194 Bộ luật hình sự hay không Về phương diện pháp luật
tố tụng hình sự, cần chỉ rõ việc xác định tội danh tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được phản ánh trong quyết định hay văn bản pháp luật tố tụng hình sự nào Về vấn đề này, lý luận pháp luật xã hội chủ nghĩa khẳng định: luật hình sự là luật nội dung, còn luật tố tụng hình
sự là luật về hình thức, là cơ sở pháp lý trên phương diện hình thức trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
* Cơ sở pháp lý về nội dung của định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Cơ sở pháp lý về nội dung của định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy là các văn bản pháp luật trong lĩnh vực luật hình sự, mà trước hết và chủ yếu là Bộ luật hình sự
Theo quy định của Điều 2 và Điều 8 Bộ luật hình sự, mọi hành vi phạm tội phải được quy định trong Bộ luật hình sự Do đó, có quan điểm cho rằng
Bộ luật hình sự là nguồn duy nhất của luật hình sự Việt Nam [40, tr.32] Trong thực tiễn định tội danh, các điều luật của Bộ luật hình sự là căn cứ pháp
Trang 38lý duy nhất các cơ quan tiến hành tố tụng viện dẫn trong các quyết định và văn bản tố tụng khác khi quy kết trách nhiệm hình sự cho người phạm tội
Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành được cấu trúc thành hai phần là Phần chung và Phần các tội phạm Có thể thấy cả Phần chung và Phần các tội phạm đều là căn cứ (cơ sở) pháp lý của định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
Khi định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chủ thể định tội danh phải căn cứ vào quy định của Điều 194 Bộ luật hình sự Điều luật này được quy định trong Bộ luật hình
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em; g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới
ba mươi gam;
i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng
Trang 39k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;
p) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi
Trang 40h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên; c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này
5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm [24]
Điều luật nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác xác định hành vi chiếm