1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ và bản vẽ thủy điện nho quế 1

32 794 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 551 KB

Nội dung

Đây là vùng núi bị khuấtgió từ mọi hướng nên lượng mưa và khả năng sinh dòng chảy nhỏ hơn các vùngkhác của lưu vực sông Gâm, mạng lưới sông thưa thớt.. Bảng 2.1 Thời gian, yếu tố đo đạc

Trang 1

Bản cuối cùng cấp CNĐA ngày 16/4/2007

NGƯỜI THAM GIA LẬP HỒ SƠ

Nguyễn Khắc Kế Phụ trách khảo sát khí tượng thủy văn

Trang 2

NỘI DUNG BIÊN CHẾ HỒ SƠTHUỶ ĐIỆN NHO QUẾ 1 GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Báo cáo tóm tắt

Tập 2.10 : Bản vẽ các phương án so sánh

Tập 2.11 : Bản vẽ phương án kiến nghị

Tập 2.12 : Tổng mức đầu tư

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I : THUYẾT MINH 4

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ LƯU VỰC SÔNG NHO QUẾ 6

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 6

1.2 ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC 6

CHƯƠNG 2: TÀI LIỆU KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN HIỆN CÓ TRÊN LƯU VỰC 8

2.1 TÀI LIỆU KHÍ TƯỢNG 8

2.2 TÀI LIỆU THỦY VĂN 8

2.3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU 10

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG 10

3.2 NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ 11

3.3 ĐỘ ẨM KHÔNGKHÍ 12

3.4 CHẾ ĐỘ GIÓ 12

3.5 CHẾ ĐỘ MƯA 13

3.6 BỐC HƠI 15

3.7 CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT KHÁC 16

CHƯƠNG 4 : CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN 17

4.1 TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY SÔNG GÂM 17

4.2 CHUẨN DÒNG CHẢY NĂM VÀ PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY NĂM 18

4.3 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG TRUNG BÌNH NGÀY ĐÊM ỨNG VỚI MỨC ĐẢMBẢO 22

4.4 XÁC ĐỊNH LƯU LƯỢNG ĐỈNH LŨ THIẾT KẾ 23

4.5 ĐƯỜNG QUÁ TRÌNH LŨ THIẾT KẾ 24

4.6 LƯU LƯỢNG LỚN NHẤT MÙA KIỆT 25

4.7 DÒNG CHẢY RẮN 27

4.8 QUAN HỆ Q=F(H) 28

4.9 XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG MẶT NƯỚC HỒ HỨA 29

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31

PHẦN II: PHỤ LỤC 32

Trong báo cáo này phần thập phân trong chữ số được ngăn cách bằng dấu

chấm (".")

Trang 4

PHẦN I :THUYẾT MINH

Các thông số khí tượng thủy văn cơ bản công trình thủy điện Nho Quế 1

Trang 5

Sông Nho Quế là nhánh cấp I của Sông Gâm Sông Nho Quế bắt nguồn ởvùng núi có độ cao trên 1800 m với vị trí 10426’10” kinh độ Đông và 2333’00” vĩ

độ Bắc, thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Từ nguồn về sông chảy theo hướng TâyBắc - Đông Nam, rồi nhập với sông Gâm ở Nà Mát Tổng diện tích lưu vực sôngNho Quế 6050 km2, trong đó phần nằm trên lãnh thổ Trung Quốc là 4040 km2 ,chiếm 66.8% diện tích lưu vực, phần thuộc lãnh thổ Việt Nam 2010 km2, chiếm33.2% diện tích lưu vực Tính đến tuyến công trình 95.5% diện tích lưu vực nằmtrên lãnh thổ Trung Quốc

Thủy điện Nho Quế 1 nằm trên cùng trong bậc thang thuỷ điện sông NhoQuế, tuyến đập có vị trí địa lý 105o25'00" kinh độ Đông và 23o14'40" vĩ độ Bắc,thuộc xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc - tỉnh Hà Giang

Tính đến tuyến đập, diện tích lưu vực là 4230 km2, chiều dài sông chính 137km

Trang 6

1.2 ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC

Lưu vực sông Nho Quế phần lớn nằm sâu trong vùng lục địa, với độ cao biếnđổi từ 1200 m đến 1900 m Độ cao lưu vực có xu thế giảm dần từ thượng lưu về hạlưu theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Đây là vùng núi bị khuấtgió từ mọi hướng nên lượng mưa và khả năng sinh dòng chảy nhỏ hơn các vùngkhác của lưu vực sông Gâm, mạng lưới sông thưa thớt

Đất đai trên lưu vực (phần lãnh thổ Việt Nam) có lớp vỏ phong hoá khá dàygồm nhiều loại khác nhau: đất mùn, đất peralit, chiều dày lớp đất khoảng (3-4)m, cókhả năng thấm và giữ nước Lưu vực sông Nho Quế là một trong những lưu vực códiện tích đá vôi lớn của lưu vực sông Gâm Diện tích đá vôi trên lưu vực khoảng

610 km2, chiếm 10% diện tích toàn lưu vực

Thảm phủ: Do công tác bảo vệ rừng đầu nguồn của các tỉnh Hà Giang, CaoBằng mà hầu như phần thượng nguồn lưu vực được che phủ bởi rừng rậm thân cây

gỗ to và rừng hỗn hợp lá rộng, lá kim Vùng trung, hạ lưu lưu vực sông là vùng núi

đá nên rừng chủ yếu là rừng cây gai bụi xen lẫn cây ăn trái, cây lương thực của dân

Trang 7

Bảng 2.1 Thời gian, yếu tố đo đạc tại các trạm khí tượng trên

lưu vực sông Nho Quế và lân cận

Ghi chú : X: mưa, T: nhiệt độ không khí, Z: bốc hơi

2.2 TÀI LIỆU THUỶ VĂN

Trên sông Gâm có hai trạm đo thủy văn: trạm Bảo Lạc, Bắc Mê và ChiêmHoá, trong đó trạm Bắc Mê nằm ở hạ lưu so với vị trí cửa sông Nho Quế đổ về sôngGâm, quan trắc được lượng dòng chảy từ sông Nho Quế và phần thượng lưu sôngGâm đổ về, trạm Bảo Lạc khống chế phần thượng lưu sông Gâm Khi tính toán thủyvăn cho công trình thủy điện Nho Quế 1 đã khai thác tối đa các số liệu quan trắcmực nước và lưu lượng tại hai trạm Bắc Mê và Bảo Lạc đồng thời có sử dụng sốliệu quan trắc thủy văn tại các trạm trên lưu vực sông Gâm Thời gian quan trắc cácyếu tố thủy văn tại các trạm thể hiện trong bảng dưới:

Trang 8

Bảng 2.2 Thời gian, yếu tố đo đạc tại các trạm thủy văn trên

lưu vực sông Gâm

sử tại tuyến đập

2.3 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong quá trình tính toán các đặc trưng khí tượng thủy văn và lập báo cáo khí tượng thủy văn công trình thủy điện Nho Quế 1 đã tham khảo các tài liệu sau:

- Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Gâm do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 lập năm 2002

- Công trình thủy điện Tuyên Quang- Thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2 do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 1 lập năm 2002

- Báo cáo đầu tư công trình thủy điện Nho Quế 1 do Công ty tư vấn xây dựng Điện 4 lập năm 2006

- Thiết kế cơ sở dự án Thủy điện Nho Quế 3 do Công ty tư vấn xây dựng Điện 1 lập năm 2006

- Đặc điểm khí hậu Hà Giang do Đài khí tượng tỉnh Hà Giang cùng Ban Khoa học và kỹ thuật tỉnh Hà Giang biên soạn và xuất bản

Trang 9

CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Lưu vực sông Nho Quế chủ yếu nằm trên vùng núi cao thuộc địa phận tỉnhVân Nam - Trung Quốc (chiếm 66.8 % diện tích lưu vực), phần còn lại nằm trên địaphận tỉnh Hà Giang của Việt Nam Khí hậu toàn lưu vực mang đặc điểm chung củakhí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên khí hậu ở hai phần lưu vực trên lãnh thổ TrungQuốc và Việt Nam có những đặc điểm riêng khác nhau, do không có tài liệu khítượng thủy văn trên phần lưu vực thuộc địa phận Trung quốc, trong báo cáo này chỉnêu các đặc trưng khí hậu phần lưu vực trên lãnh thổ Việt Nam

Là một tỉnh nằm ở cực Bắc nước ta, khí hậu Hà Giang mang những nét đặctrưng của khí hậu miền Bắc Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và

ẩm, mùa hạ nhiều mưa Ngoài ra do độ cao của địa hình và tác dụng chắn gió củacác rặng núi cao, khí hậu Hà Giang có một số đặc điểm riêng cụ thể như sau:

Gió mùa mùa hạ mang theo những khối không khí biển nhiệt đới nóng và ẩmkèm theo những nhiễu động khí quyển (dông, bão, hội tụ nhiệt đới ) gây nênnhững trận mưa rào lớn và cho lượng mưa rất lớn trong mùa hạ Tổng lượng mưanăm ở Hà Giang dao động từ 1500 mm - 2400 mm, tại tâm mưa lớn nhất BắcQuang lượng mưa năm dao động từ 2400 mm - 4800 mm Do nằm xa tâm mưa BắcQuang và được các dãy núi cao che chắn, khu vực tuyến đầu mối TĐ Nho Quế 1 cólượng mưa thấp nhất - dưới 1600 mm Thời kỳ hoạt động của gió mùa mùa hạ từtháng V đến tháng X hàng năm

Gió mùa mùa đông phát sinh từ vùng Xibêria lạnh giá đưa tới miền Bắc ViệtNam không khí rất lạnh và khô làm giảm nhiệt độ các tháng mùa đông xuống thấphơn nhiều so với các khu vực nhiệt đới khác Do ảnh hưởng của chế độ gió mùa và

độ cao địa hình nên chế độ nhiệt trong vùng có sự tương phản rõ rệt giữa nhiệt độmùa lạnh và mùa nóng Biên độ nhiệt độ trung bình tháng giữa tháng lạnh nhất(tháng I) và tháng nóng nhất (tháng VII) tới 13oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khuvực Nho Quế xuống dưới 0oC Tuy nhiên gió mùa mùa đông thường không kéo dài

và tràn về thành từng đợt Mỗi khi không khí cực đới yếu đi, khối không khí biển

Trang 10

ấm lại tràn vào thay thế vì vậy mùa đông tuy giá rét vẫn xem kẽ những đợt ấm.Ngay trong tháng lạnh nhất (tháng I) tại Hà Giang có năm cũng gặp những ngày ấm,nhiệt độ trung bình ngày đạt tới 23oC Trong tháng XII, tháng I đôi khi cũng có trậnmưa rào cho lượng nước tới 30-40 mm/ngày Thời kỳ hoạt động của gió mùa mùađông tại Hà Giang kéo dài từ tháng XI đến hết tháng IV hàng năm.

Do nằm sâu trong đất liền và có địa hình núi cao che chắn, Hà Giang hầu nhưkhông chịu ảnh hưởng của bão, tuy nhiên mỗi khi có bão đổ bộ vào bờ biển Bắc bộthường gây mưa trong tỉnh

Hiện tượng thời tiết đặc biệt trong vùng là sương giá vào mùa đông và giótây khô nóng trong mùa hạ

3.2 NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ

Nhiệt độ trung bình năm tại Bắc Mê: 21.9oC; Bảo Lạc: 22.1oC Trong biếntrình năm nhiệt độ không khí cao nhất xuất hiện vào tháng VII, nhiệt độ cao nhấttuyệt đối tại Bắc Mê: 41.0oC; tại Bảo Lạc: 41.1oC Nhiệt độ thấp nhất xảy ra vàotháng I, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối quan trắc được tại Bảo Lạc, Bắc Mê -0.1oC,biên độ dao động lớn nhất là 41.2oC Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóngnhất và trung bình tháng lạnh nhất là 12-13oC

Bảng 3.1 Đặc trưng nhiệt độ tháng tại trạm khí tượng đại biểu

độ dao động của của độ ẩm giữa các tháng rất nhỏ, chênh lệch độ ẩm giữa tháng caonhất và thấp nhất là 8% (trạm Bảo Lạc), 7% (trạm Bắc Mê) Thời kỳ có độ ẩm cao

Trang 11

nhất xảy ra trong mùa hạ (từ tháng VI-X) ứng với thời kỳ nhiều mưa, độ ẩm trungbình tháng thấp nhất xuất hiện trong hai tháng IV và V.

Theo số liệu thống kê tài liệu thực đo từ năm 1961-2001, độ ẩm tương đốitrung bình hàng năm tại Hà Giang: 85%,Bắc Mê: 84,Bảo Lạc: 81% Quá trình biếnđổi độ ẩm trong năm tại các trạm Bắc Mê và Bảo Lạc được trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.2 Độ ẩm tương đối trung bình tháng tại các trạm khí tượng

trên lưu vực sông Nho Quế

Đơn vị (%)Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Bắc Mê 84 82 80 80 82 85 87 86 85 85 84 83 84 Bảo Lạc 80 78 75 75 77 82 83 85 84 83 83 82 81

3.4 CHẾ ĐỘ GIÓ

Gió hoạt động trên lãnh thổ miền Bắc nói chung có thể chia làm hai mùa: giómùa đông từ tháng XI - IV năm sau và gió mùa hạ từ tháng V - X Tuy nhiên do ảnhhưởng của điều kiện địa hình mà hướng gió hoạt động trên lưu vực sông Gâm mangnặng tính địa phương Lưu vực sông Nho Quế nằm trên vùng núi cao nên tốc độ gió

ở đây lớn hơn hẳn so với các lưu vực khác trên sông Gâm

Hướng gió thịnh hành mùa đông là hướng bắc và tây bắc, trong mùa hạ thịnhhành hướng Nam và Đông Nam Trong mùa đông khi gió Đông Bắc tràn về, hướnggió Đông Bắc và Bắc cùng xuất hiện, song không đều trên lưu vực và tần suất xuấthiện nhỏ hơn nhiều so với hướng Đông Nam Hướng Đông Nam không những thịnhhành trong mùa hè mà còn thịnh hành trong cả một số tháng mùa đông, đồng thời lànguyên nhân tạo ra những đợt nóng ấm xen kẽ trong mùa đông Tốc độ gió trungbình các tháng trong năm dao động từ (1.0 - 1.5 )m/s Tốc độ gió lớn nhất quan trắcđược Bắc Mê: 45m/s, tại Bảo Lạc là 25 m/s Hoa gió từng tháng trong năm, tốc độgió lớn nhất các hướng ứng với tần suất thiết kế tại trạm Bảo Lạc được thống kêtrong bảng dưới đây

Trang 12

Bảng 3.3 Hoa gió năm trạm Bảo Lạc Đơn vị (%) n v (%) ị (%)

đã giảm đáng kể so với các lưu vực khác và có xu thế giảm từ tây sang đông, từ hạlưu lên thượng lưu Lượng mưa trung bình nhiều năm quan trắc được tại Đồng Văn

Trang 13

1772 mm, Bắc Mê 1615 mm, Yên Minh 1533 mm, Bảo Lạc 1252 mm Phân bốlượng mưa tháng trong năm của một số trạm đại biểu trên lưu vực Nho Quế thuộcđịa phận Việt Nam được đưa ra trong bảng dưới:

Bảng 3.5 Phân bố lượng mưa tháng trong năm tại trạm đo mưa trên lưu vực Nho Quế

Yên

Minh 12.8 19.1 35.6 62.9 193 257.8 397.2 242.5 131.1 116.5 41.2 23.4 1533Đồng

Văn 22.6 21.9 44.3 86.9 192 316 380 308 175 134 58.6 32.8 1772

Trong năm mưa phân ra làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô, giữa hai mùa

có sự tương phản sâu sắc về lượng và thời gian Mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kếtthúc vào tháng IX hàng năm Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng (77-80)%tổng lượng mưa năm Mưa lớn thường xảy ra vào ba tháng VI, VII, VIII với lượngmưa mỗi tháng ở tất cả các trạm đều lớn hơn 200 mm, tổng lượng mưa ba tháng nàychiếm (57-60)% tổng lượng mưa năm Mùa khô từ tháng X đến tháng IV năm sau.Lượng mưa trong 7 tháng mùa khô chỉ chiếm (20-23)% tổng lượng mưa năm, trong

đó tháng XII và tháng I là hai tháng có lượng mưa nhỏ nhất năm

3.6 BỐC HƠI

3.6.1 Xác định lượng bốc hơi đo bằng ống Piche (Zptb)

Lân cận lưu vực thủy điện Nho Quế có hai trạm đo bốc hơi bằng ống piche:Bảo Lạc, Bắc Mê Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm (Zptb) tại Bảo Lạc: 842.3

mm, Bắc Mê: 775.4 mm Lượng bốc hơi lưu vực Nho Quế phần địa phận Việt Namlấy trung bình theo lượng bốc hơi của trạm Bắc Mê, Bảo Lạc Ztb=808.8 mm Phân

bố bốc hơi trong năm được đưa ra trong bảng 3.6

3.6.2 Xác định lượng bốc hơi lưu vực

Do không có tài liệu đo bốc hơi, đo mưa trên phần lưu vực thuộc địa phậnTrung Quốc nên không thể xác định lượng bốc hơi, lượng mưa trung bình năm trên

Trang 14

toàn lưu vực sông Nho Quế Lượng bốc hơi lưu vực được xác định bằng lượng bốchơi lưu vực tính toán trên phần lưu vực khu giữa sông Gâm (tuyến Bắc Mê - ChiêmHoá) Qua tính toán cân bằng nước khu vực này, xác định lượng bốc hơi lưu vực(Zlvtb) là 925 mm Thực tế cho thấy lượng bốc hơi lưu vực trên các lưu vực nhỏ củacùng một lưu vực khá ổn định nên có thể áp dụng giá trị Zlvtb=925 mm cho lưu vựcsông Nho Quế.

3.6.3 Xác định lượng bốc hơi mặt nước (Zmn)

Từ tài liệu quan trắc song song bốc hơi piche và bốc hơi GGI-3000 trên bècủa trạm hồ Ba Bể trong các năm 1970-1978 xác định hệ số chuyển đổi giữa pichesang bốc hơi GGI-3000 trên bè K=1.64 Áp dụng hệ số K=1.64 để xác định bốc hơimặt nước tại vùng hồ thủy điện Nho Quế, kết quả xác định được Zmn=1326 mm

3.6.4 Lượng gia tăng bốc hơi sau khi xây dựng hồ thủy điện Nho Quế được tính

theo biểu thức:

Z = Zmn - Zlv = 401(mm)

B ng 3.6 Phân ph i b c h i piche v t n th t b ch i m t h ảng 3.6 Phân phối bốc hơi piche và tổn thất bốchơi mặt hồ ối bốc hơi piche và tổn thất bốchơi mặt hồ ối bốc hơi piche và tổn thất bốchơi mặt hồ ơn vị (%) à tổn thất bốchơi mặt hồ ổn thất bốchơi mặt hồ ất bốchơi mặt hồ ối bốc hơi piche và tổn thất bốchơi mặt hồ ơn vị (%) ặt hồ ồ

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Bảo Lạc 52.8 62.0 90.6 101.0 100.4 75.2 69.9 65.2 63.7 59.2 51.5 50.8 842 Bắc Mê 49.4 54.8 72.4 82.1 85.7 69.2 65.3 66.8 64.6 60.5 52.3 52.2 775 Zpiche lvực 51.1 58.4 81.5 91.5 93.1 72.2 67.6 66.0 64.2 59.8 51.9 51.5 809 Zmặt nước 83.8 95.8 133.6 150.1 152.6 118.3 110.8 108.2 105.2 98.1 85.1 84.4 1326 Zlưu vực 58.4 66.8 93.2 104.7 106.4 82.5 77.3 75.5 73.4 68.4 59.4 58.9 925 Delta Z 25.3 29.0 40.4 45.4 46.1 35.8 33.5 32.7 31.8 29.7 25.7 25.5 401

3.7 CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT KHÁC

3.7.1 Dông

Dông là hiện tượng phóng điện xuất hiện trong những đám mây vũ tích (mâydông) hoặc giữa những đám mây đó với mặt đất Dông thường kèm theo gió to vàmưa rào có cường độ lớn gây đổ nhà cửa và sinh ra lũ quét trên các sông miền núi.Trên lưu vực sông Gâm và Nho Quế, dông thường xảy ra vào khoảng thời gian từtháng III-XI hàng năm, thời kỳ có nhiều dông nhất từ tháng IV-VIII Trung bìnhtrong năm có từ 100-120 ngày dông

Trang 15

3.7.2 Bão

Do nằm sâu trong đất liền và có các dãy núi cao che chắn cho nên bão hiếmkhi đổ bộ trực tiếp vào lưu vực sông Gâm và sông Nho Quế, tuy nhiên mỗi khi cóbão ở đồng bằng, trên lưu vực thường xảy ra mưa lớn với diện rộng, đây chính lànguyên nhân gây ra lũ trên hệ thống sông Gâm-Lô, trong đó có sông Nho Quế Mùabão kéo dài từ tháng V đến tháng XI hàng năm, trung bình mỗi năm có từ 4-5 cơnbão, số trận bão nhiều nhất xảy ra trong một năm là 13 trận

Trang 16

CHƯƠNG 4 CÁC ĐẶC TRƯNG THỦY VĂN 4.1 TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY SÔNG GÂM

Nguồn cung cấp nước hàng năm cho sông Gâm nói chung và sông Nho Quếnói riêng chủ yếu do mưa vì vậy giữa mưa trên lưu vực và dòng chảy trong sông cómối quan hệ chặt chẽ, đồng thời sự biến đổi của dòng chảy theo thời gian, khônggian tương tự như sự biến đổi của mưa Theo tài liệu quan trắc thủy văn ở các trạmChiêm Hoá, Thác Hốc, Đầu Đẳng, Bắc Mê, Bảo Lạc đặc trưng dòng chảy năm ởsông Gâm như sau:

Bảng 4.1 Đặc trưng dòng chảy năm tại các trạm thủy văn

trên sông Gâm

5 Chiêm Hoá 16500 373 22.7 11.80 VI-IX

Trong năm chế độ dòng chảy phân chia thành hai mùa: Mùa lũ và mùa kiệt Mùa lũ bắt đầu từ tháng VI, kết thúc vào tháng IX hàng năm chậm hơn sovói mùa mưa một tháng Tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 70% đến 85% tổnglượng dòng chảy năm Tháng có dòng chảy lớn nhất thường rơi vào tháng VII,tháng VIII với tổng lượng dòng chảy tháng chiếm tới 25% tổng lượng dòng chảynăm

Mùa kiệt bắt đầu từ tháng X, kết thúc vào tháng V năm sau Tháng V, X, XI

là những tháng chuyển tiếp giữa mùa lũ và mùa cạn, chiếm 25%- 30% tổng lượngdòng chảy năm Thời kỳ kiệt nhất kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau vớitổng lượng dòng chảy chiếm khoảng 10% tổng lượng dòng chảy năm

Tháng có lưu lượng trung bình nhỏ nhất năm thường rơi vào tháng III, tháng

V Lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất (Qmax, Qmin) đã quan trắc được tại các trạm thủyvăn trên sông Gâm như sau:

Ngày đăng: 24/02/2016, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w