1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng dự án cải tạo và nâng cấp tuyến đường

84 801 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Xuất phát từ sự cần thiết, cấp bách phải đầu tư xây dựng tuyến đường trên, trong Đề án kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên đã xác địnhđây là một trong những côn

Trang 1

‘MỤC LỤC THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

DỰ ÁN : CẢI TẠO, NÂNG CẤP TUYẾN ĐƯỜNG

NÀ NHẠN - MƯỜNG PHĂNG

ĐỊA ĐIỂM: HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHƯƠNG 1: 4

GIỚI THIỆU DỰ ÁN 4

I Tổng quan 4

II Thông tin về dự án 4

II.1 Tên dự án 4

II.2 Quy mô cấp hạng 5

II.3 Địa điểm thực hiện dự án 5

II.4 Chủ đầu tư 5

II.5 Đơn vị Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng 5

III Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 5

III.1 Mục tiêu 5

III.2 Phạm vi nghiên cứu 6

IV Cơ sở pháp lý thực hiện dự án 6

IV.1 Các căn cứ pháp lý 6

IV.2 Nguồn tài liệu được sử dụng để lập Dự án đầu tư xây dựng công trình 9

CHƯƠNG 2: 10

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 10

I Vị trí địa lý, dân số và lao động 10

I.1 Vị trí đại lý 10

I.2 Dân số và lao động 10

II Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội 11

II.1 Tổ chức hành chính 11

II.2 Hiện trạng phát triển kinh tế 11

III Chiến lược phát triển 14

III.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội 14

III.2 Các chỉ tiêu kinh tế 19

III.3 Các chỉ tiêu xã hội 19

IV Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải trong vùng 20

IV.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải vùng 20

IV.2 Hiện trạng kỹ thuật của tuyến đường trong phạm vi nghiên cứu: 25

V Quy hoạch phát triển 26

V.1 Mục tiêu phát triển: 26

V.2 Quy hoạch phát triển hệ thống đường bộ tỉnh Điện Biên: 27

V.3 Dự báo nhu cầu vận tải: 29

Trang 2

CHƯƠNG 3: 32

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN 32

I Vị trí địa lý 32

II Đặc điểm địa hình, địa mạo 32

III Khí hậu và thủy văn 32

III.1 Khí hậu 32

III.2 Thủy văn 32

IV Địa chất công trình 33

IV.1 Đặc điểm địa tầng 33

IV.2 Các hiện tượng địa chất động lực công trình 33

V Địa chất thủy văn 34

CHƯƠNG 4: 35

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN 35

I Xác định khu vực hấp dẫn của dự án 35

II Sự cần thiết phải đầu tư dự án 35

CHƯƠNG 5: 37

XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT 37

I Hệ thống quy trình, quy phạm áp dụng 37

II Lựa chọn cấp đường, quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật 45

II.1 Xét về điều kiện địa hình 46

II.2 Xét về chức năng của tuyến 46

II.3 Xét về lưu lượng xe 46

II.4 Kết luận 46

CHƯƠNG 6: 49

PHƯƠNG ÁN VÀ KẾT QUẢ THIẾT KẾ 49

I Phương án thiết kế tuyến 49

I.1 Các điểm khống chế (tuyến đi qua) 49

I.2 Hướng tuyến, phương án tuyến 49

II Các giải pháp, kết quả thiết kế phương án tuyến 49

II.1 Bình đồ 49

II.2 Thiết kế trắc dọc 50

II.3 Thiết kế trắc ngang 50

II.4 Giải pháp thiết kế nền, mặt đường 52

II.5 Giải pháp thiết kế thoát nước 53

II.6 Giải pháp thiết kế nút giao và đường ngang dân sinh 58

II.7 Giải pháp thiết kế tổ chức giao thông và an toàn giao thông 58

II.8 Các hạng mục công trình khác 58

III Các giải pháp thiết kế cầu 59

III.1 Các nguyên tắc bố trí sơ đồ nhịp 59

III.2 Các nguyên tắc thiết kế trắc dọc cầu 59

III.3 Các nguyên tắc thiết kế kết cấu phần trên 59

III.4 Các nguyên tắc thiết kế nền móng 60

III.5 Tiêu chuẩn và tải trọng thiết kế 60

III.6 Các yêu cầu về vật liệu xây dựng cầu 61

III.7 Kết quả thiết kế cầu 62

IV Giải pháp thiết kế điểm dừng xe 63

CHƯƠNG 7: 65

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG 65

Trang 3

I Vật liệu xây dựng 65

I.1 Mỏ đất đắp 65

I.2 Vật liệu cát sạn, cát xây 65

I.3 Điều tra bãi đổ đất thải 66

I.4 Điều tra vật liệu xây dựng 66

II Phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường 67

III Đảm bảo giao thông trong quá trình thi công 68

IV Giải pháp tổ chức xây dựng 68

V Yêu cầu về vật liệu 68

VI Biện pháp thi công chủ đạo 70

VI.1 Công tác chuẩn bị 70

VI.2 Trình tự thi công tổng quát 70

VI.3 Công các hạng mục một số hạng mục chính 71

VII Những điểm cần lưu ý trong bước lập thiết kế bản vẽ thi công 76

CHƯƠNG 8: 78

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 78

I Giới thiệu chung: 78

II Mục đích: 78

III Các căn cứ pháp lý: 78

IV Đánh giá về môi trường hiện tại trong khu vực: 79

IV.1 Đặc điểm địa hình: 79

IV.2 Môi trường đất và hệ sinh thái: 79

IV.3 Ô nhiễm không khí và tiếng ồn: 79

V Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án: 79

V.1 Sơ lược đánh giá nhân tố tác động 79

V.2 Phân tích đánh giá đề xuất các biện pháp giảm thiểu: 81

CHƯƠNG 9: 83

PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 83

CHƯƠNG 10: 84

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 84

I Căn cứ lập Tổng mức đầu tư xây dựng: 84

I.1 Định mức và đơn giá: 84

I.2 Khối lượng cơ bản: xem trong phụ lục tổng hợp khối lượng: 84

II Tổng mức đầu tư xây dựng công trình: 84

III Nguồn vốn đầu tư xây dựng: 84

IV Tiến độ thực hiện dự án: 84

V Tổ chức xây dựng và quản lý: 84

V.1 Kiểm soát xây dựng và quản lý chất lượng: 84

V.2 Tổ chức khai thác đường và duy tu bảo dưỡng: 85

CHƯƠNG 11: 86

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ 86

I Đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư xây dựng: 86

CHƯƠNG 12: 87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

I Kết luận: 87

II Kiến nghị: 87

Trang 4

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

DỰ ÁN : CẢI TẠO, NÂNG CẤP TUYẾN ĐƯỜNG

Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Nà Nhạn - Mường Phăng nằm trên địa bàn

xã Nà Nhạn, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên

Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011

-2020 và định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 44/QĐ - UBNDngày 04/02/2012 của UBND tỉnh Điện Biên thì tuyến đường Nà Nhạn - Mường Phăngđược cải tạo, nâng cấp lên quy mô đường cấp V miền núi

Tuyến đường đang được khai thác với quy mô đường cấp VI (6km đầu) và phầncòn lại là quy mô đường GTNT A với mặt đường láng nhựa Tuy nhiên, bình diện tuyếnrất khó khăn, kết cấu mặt đường hư hỏng nặng và xuống cấp nghiêm trọng nên việc đi lạicủa các phương tiện giao thông, khách thăm quan du lịch và nhân dân rất khó khăn, nhất

là vào mùa mưa gần như các phương tiện giao thông không đi lại được

Xuất phát từ sự cần thiết, cấp bách phải đầu tư xây dựng tuyến đường trên, trong

Đề án kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên đã xác địnhđây là một trong những công trình nằm trong hệ thống các danh mục công trình cơ sở hạtầng cần ưu tiên đầu tư để thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch của địa phương vàphục vụ khách đến thăm quan du lịch khi đến với Điện Biên

Ý nghĩa của dự án hết sức to lớn, không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,văn hóa - du lịch của xã Nà Nhạn, Mường Phăng nói riêng mà của cả tỉnh Điện Biên nóichung

II Thông tin về dự án

II.1. Tên dự án

Dự án : Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Nà Nhạn - Mường

Trang 5

II.2. Quy mô cấp hạng

- Loại công trình : Công trình giao thông nhóm B

- Cấp công trình : Giao thông cấp III

II.3. Địa điểm thực hiện dự án

Xã Nà Nhạn, xã Mường Phăng - huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên

II.4. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư : Ban quản lý các dự án giao thông trọng điểm tỉnh Điện

Biên

Địa chỉ : SN 884, đường 7/5, phường Mường Thanh - thành phố

Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên

Điện thoại : 0230.3835448

II.5. Đơn vị Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng

Đơn vị Tư vấn : Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Đất Việt

Địa chỉ : Số 20 - tổ 10 - phường Tân Thanh - Thành phố Điện

Biên Phủ - tỉnh Điện Biên

Điện thoại : 0230.3834.689 - 0230.3290.968

III Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

III.1. Mục tiêu

Cụ thể hóa điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Điện Biên giai đoạn

2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tạiQuyết định 44/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 trong đó nêu rõ việc cải tạo, nâng cấp tuyếnđường Nà Nhạn -Mường Phăng (Đường tỉnh 141) lên quy mô đường cấp V miền núi

Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Nà Nhạn - Mường Phăng là một trongnhững dự án đầu tư xây dựng thuộc Đề án tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014)

Để sớm hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo thành mạng lưới giao thông liênhoàn trong khu vực, tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả các tiềm năng về đất đai,khoáng sản, du lịch, trồng và bảo vệ rừng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân trong khu vực các xã Nà Nhạn, Nà Tấu, MườngPhăng…, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và các vùng lân cận

Trang 6

Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, tạođiều kiện thuận lợi cho nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm quan khu di tích Sởchỉ huy chiến dịch Điên Biên Phủ, đồng thời đắc lực trong việc đảm bảo an ninh - quốcphòng khu vực biên giới Việt - Trung - Lào.

III.2. Phạm vi nghiên cứu

- Điểm đầu tuyến : Km0+0.00, Giao với Quốc lộ 279 (tại Km60 + 975)

- Điểm cuối tuyến : Km17+320.70, Khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện

Biên Phủ

- Chiều dài tuyến : Chiều dài L = 17.320,70 m

IV Cơ sở pháp lý thực hiện dự án

IV.1. Các căn cứ pháp lý

- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003 được áp dụng từ ngày 01/7/2004;

- Căn cứ Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về Hướngdẫn thi hành Luật Đất đai;

- Căn cứ Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quyết định bổsung V/v Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụngđất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyếtcác khiếu nại về đất đai;

- Căn cứ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổsung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

- Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên

và môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thuhồi đất, giao đất, cho thuê đất;

- Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản

lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Nghị định số 209/NĐ-CP ngày 16/12/2005 của Chính phủ về Quản lýchất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý,

sử dụng đất trồng lúa;

- Căn cứ Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về Sửa đổimột số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản

lý chất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi

bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ

Trang 7

về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định vềquản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ trưởng Bộ Xâydựng về việc hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày05/01/2005 về Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực;

- Căn cứ Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/5/2008 của Bộ Xây dựng về việchướng dẫn lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

- Căn cứ Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy địnhchi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chínhphủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Xâydựng về việc Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

- Căn cứ Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Xâydựng về việc Hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Căn cứ Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình(Ban hành kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ xâydựng);

- Căn cứ Hướng dẫn số 648/HD-SXD ngày 01/11/2011 của Sở Xây dựng tỉnhĐiện Biên V/v hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tốithiểu trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Căn cứ Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình tỉnh Điện Biênban hành kèm theo công bố số 778/SXD-CB ngày 20/12/2011 của Sở Xây dựng tỉnhĐiện Biên ;

- Căn cứ Công bố số 136/SXD-CB ngày 05/4/2012 Công bố các tập đơn giá: Xâydựng, lắp đặt, Khảo sát xây dựng Sửa chữa trong xây dựng trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Căn cứ Nghị quyết số 253/NQ-HĐND ngày 30/12/2011 của Hội đồng nhân dântỉnh Điện Biên V/v thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụngđất đầu kỳ 2011-2012 tỉnh Điện Biên;

- Căn cứ Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày 14/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnhĐiện Biên V/v Phê duyệt báo cáo kết quả rà soát, quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2006-2020;

- Căn cứ Quyết định số 01/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND tỉnhĐiện Biên V/v ban hành quy định chi tiết một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và táiđịnh cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

Trang 8

- Căn cứ Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND ngày 30/11/2011 của UBND tỉnhĐiện Biên V/v ban hành bảng giá các loại đất và quy định áp dụng bảng giá áp dụng cácloại đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2012;

- Căn cứ Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 30/5/2011 của UBND tỉnh Điện BiênV/v Ban hành giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về tài sản nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng

và vật nuôi trên đất khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Căn cứ Công văn số 1846/CV-VPTW ngày 27/10/2011 của Văn phòng Ban chấphành Trung ương Đảng về Kết luận của Ban Bí thư về kỷ niệm 60 năm Chiến thắng ĐiệnBiên Phủ;

- Căn cứ Công văn số 1771/UBND-TH.TĐ ngày 21/11/2011 của UBND tỉnh ĐiệnBiên V/v xin chủ trương đầu tư và bố trí vốn để đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường: TàLèng - Mường Phăng và tuyến đường Nà Nhạn - Mường Phăng;

- Căn cứ Tờ trình số 991/TTr-UBND ngày 22/6/2012 của UBND tỉnh Điện Biên

về Đề án Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng ĐiệnBiên Phủ (07/5/1954-07/5/2014);

- Căn cứ Quyết định số 1037/TTg-KGVX ngày 24/7/2012 của Thủ tướng Chínhphủ V/v tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 -07/5/2014);

- Căn cứ Công văn số 285/CV-QLDA.TĐ ngày 07/6/2012 của Ban Quản lý các dự

án giao thông trọng điểm tỉnh Điện Biên V/v Lập đề cương và dự toán chi phí chuẩn bịđầu tư dự án đường Nà Nhạn - Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên;

- Căn cứ Quyết định số 345/QĐ-BQLDA.TĐ ngày 27/6/2012 của Ban quản lý các

dự án trọng điểm tỉnh Điện Biên V/v: Phê duyệt đề cương nhiệm vụ, phương án kỹ thuậtkhảo sát, lập dự án và dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp tuyếnđường Nà Nhạn - Mường Phăng, huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên;

- Căn cứ Quyết định số 352/QĐ-BQLDA.TĐ ngày 29/6/2012 của Ban quản lý các

dự án giao thông trọng điểm tỉnh Điện Biên V/v: Phê duyệt kế hoạch đấu thầu Dự án cảitạo, nâng cấp tuyến đường Nà Nhạn - Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên;

- Căn cứ Hợp đồng kinh tế số 442/HĐ-TVXD ngày 11/8/2012, giữa Ban quản lýcác dự án giao thông trọng điểm tỉnh Điện Biên và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựngĐất Việt V/v Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường Nà Nhạn -Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên;

- Căn cứ Quyết định số 443/QĐ-BQLDA.TĐ ngày 11/8/2012 của Ban quản lý các

dự án giao thông trọng điểm tỉnh Điện Biên V/v: Phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu

số 1: Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường Nà Nhạn - MườngPhăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên;

- Căn cứ Thông báo số 444/TB-BQLDA.TĐ ngày 11/8/2012 của Ban quản lý các

Trang 9

dự án giao thông trọng điểm tỉnh Điện Biên V/v: Thông báo kết quả chỉ định thầu góithầu số 1: Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường Nà Nhạn -Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên;

- Căn cứ Văn bản số 810/UBND-CT ngày 21/8/2012 của Ban quản lý các dự ángiao thông trọng điểm V/v Thống nhất thỏa thuận khớp nối giữa quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội xã Mường Phăng với hồ sơ dự án cải tạo, nâng cấp đường Nà Nhạn -Mường Phăng, huyện Điện Biên;

- Căn cứ vào các tài liệu liên quan khác…

IV.2. Nguồn tài liệu được sử dụng để lập Dự án đầu tư xây dựng công trình

Website tỉnh Điện Biên (http://www.dienbien.gov.vn);

Báo cáo tổng hợp điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Điện Biên giaiđoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 Ban hành kèm theo Quyết định số44/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 của UBND tỉnh Điện Biên;

Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2010, 2011;

Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn dự án: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường

Nà Nhạn - Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên lập tháng 8/2012 bởi Công

ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Đất Việt

Một số tài liệu khác dùng để tính toán;

Trang 10

CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

I Vị trí địa lý, dân số và lao động

I.1. Vị trí đại lý

- Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc, được tách ra từ tỉnh LaiChâu năm 2004 Điện Biên nằm trong tọa độ từ 20054’ - 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ -

103036’ kinh độ Đông

+ Phía Đông giáp tỉnh Sơn La

+ Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

+ Phía Nam giáp Lào và Sơn La

+ Phía Bắc giáp Lai Châu và Trung Quốc

- Với vị trí địa lý của mình, Điện Biên được xem là đầu mối giao thông quan trọngcủa các tỉnh biên giới Tây Bắc, nối liền Việt Nam với các tỉnh Bắc Lào và Vân NamTrung Quốc Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia TrungQuốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài40,86 km

I.2. Dân số và lao động

Theo Niêm giám thống kê năm 2011 tính đến ngày 31/12/2011 dân số toàn tỉnh512.268 người, trong đó dân số đô thị là 76.875 người, chiếm 14,99%, dân số nông thôn

là 435.393 người chiếm 85,01%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2007 - 2011 trên địabàn tỉnh đạt 1,701%

Cơ cấu dân số trên toàn tỉnh năm 2011 là 49,97% là dân số nữ và 50,03% dân sốnam với dân số tương ứng là 255.986 nữ và 256.282 nam

Tỷ lệ lao động trong ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm vai trò chủ đạo, tronggiai đoạn 2007 - 2011 mặc dù tỷ lệ lao động trong ngành này có giảm song vẫn chiếm tỷtrọng cao Năm 2007 chiếm 78,33% với 197.742 người, năm 2011 chiếm 71,31% với194.569 người

Lao động có việc làm hiện đang làm việc tại các ngành trong nền kinh tế quốcdân tăng khá, song cơ cấu chưa hợp lý, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mặc dù có sự giatăng đáng kể trong giai đoạn 2007 - 2011 (từ 21,40% năm 2007 lên 32,42% năm 2011)nhưng chất lượng lao động còn chưa cao Năm 2011 trong 32,42% lực lượng lao động đãqua đào tạo thì lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên mới chiếm khoảng7,37%

Trang 11

Bảng 1 : Dân số Điện Biên giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị: Người

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Điện Biên năm 2011)

II Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội

II.1. Tổ chức hành chính

Tỉnh Điện Biên có 1 thành phố là TP Điện Biên Phủ, 1 thị xã là thị xã MườngLay và 7 huyện gồm Huyện Mường Nhé, Huyện Tủa Chùa, Huyện Tuần Giáo, HuyệnĐiện Biên Đông, Huyện Điện Biên, Huyện Mường Chà, Huyện Mường Ảng

II.2. Hiện trạng phát triển kinh tế

a Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân 5 năm (2006 - 2011) là 11,62%/năm,cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2001 - 2005) là 9,3%/năm, đạt mục tiêu kếhoạch 5 năm đề ra (mục tiêu 11 - 12%/năm) Trong đó ngành nông, lân nghiệp và thủysản tăng bình quân là 5,4%; ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân là 16,51%;dịch vụ tăng bình quân 13,9%

Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 đạt 5625 tỷ đồng, gấp 2,37 lần năm

2005 Thu nhập bình quân đầu người (giá thực tế) tăng từ 4,46 triệu đồng năm 2005 lên11,15 triệu đồng năm 2010, mức tăng bình quân 20,10%/năm

b Phát triển các ngành và lĩnh vực gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

*/ Nông, lâm nghiệp:

Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp, thủy sản (giá cố định 1994) tăng bìnhquân 5 năm (2006 - 2010) là 6%, đến năm 2010 đạt 861 tỷ đồng, tăng 26,25% so với năm

2005 Giá trị tăng thêm đến năm 2010 đạt 565,8 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng bình quânthời kỳ 2006 - 2010 đạt 5,4%/năm Trong đó: ngành nông nghiệp đạt mức tăng bình quân6%, lâm nghiệp đạt 3,33% và thủy sản đạt 5,62%/năm (mục tiêu NQ tăng 6 - 6,5%)

*/ Công nghiệp:

Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp tăng bình quân 5 năm (2006 - 2010) là14,7% đến năm 2010 đạt 546,6 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 76,31% so với năm

Trang 12

2005; giá trị gia tăng khu vực công nghiệp năm 2010 đạt 201,36 tỷ đồng (giá so sánhnăm 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân trông kỳ kế hoạch đạt 16,03%/năm, (đạt mục

NQ tăng 16 - 16,5%)

*/ Dịch vụ:

Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 5 năm (2006 - 2010) là 16,8%, đếnnăm 2010, giá trị sản xuất của khối ngành dịch vụ đạt 1.498 tỷ đồng (giá so sánh 1994),gấp 2 lần so với năm 2005; giá trị gia tăng đạt 922 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tốc độtăng trưởng bình quân đạt 13,9%/năm (đạt mục tiêu NQ tăng 13 - 14%)

*/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực Côngnghiệp xây dựng Đến năm 2010, tỷ trọng ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm35,27% (giảm 1,88%), ngành công nghiệp xây dựng chiếm 28,81% (tăng 3,71%); ngànhdịch vụ chiếm 35,91% (giảm 1,86%) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưngchưa đạt mục tiêu (NLTS 30%, CNXD 34%, DV 36%)

Bảng 2: Một số chỉ tiêu KT - XH chính 2005 - 2010

2010/2005

I Cơ cấu ngành kinh tế (%)

II Cơ cấu thành phần kinh tế

+ Cơ cấu thành phần kinh tế: cơ cấu thành phần kinh tế của tỉnh 5 năm qua dịchchuyển theo hướng giảm tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước từ 36,86% năm 2005 xuống30% năm 2010, tăng tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước từ 62,12% lên 70%, trong

đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là kinh tế tư nhân; riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài chiếm tỷ lệ không đáng kể, hầu như chưa có đóng góp cho nền kinh tế

+ Cơ cấu lao động: Lao động nông nghiệp chiếm 80,18% năm 2005 xuống cònkhoảng 73,1% năm 2010, lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ 6,26% năm 2005 lên9,4% năm 2010 và lao động khu vực thương mại - dịch vụ tăng từ 13,6% năm 2005 lên17,5% năm 2010

*/ Hình thành các vùng kinh tế theo quy hoạch:

- Trục kinh tế động lực Quốc lộ 279: Trong những năm qua nhiều dự án trọng

Trang 13

điểm của vùng đã được đầu tư đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả như: dự án tôn tạo các

di tích lịch sử Điện Biên Phủ; hạ tầng thành phố Điện Biên Phủ và hạ tầng khu kinh tếcửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc - Na Son đã được công nhận là cửa khẩu Quốcgia, nhiều trung tâm cụm xã thuộc vùng đã hình thành, góp phần đưakhu vực này tiếp tụctrở thành khu vực tăng trưởng năng động nhất trong nền kinh tế của tỉnh Đến năm 2010sản lượng lương thực của toàn vùng đã chiếm 64% tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh,chiếm 58% sản lượng đậu tương, 100% sản lượng cà phê, gần 80% giá trị sản xuất côngnghiệp, tổng mức lưu chuyển hàng hóa, đóng góp khoảng 85% tổng thu ngân sách trênđịa bàn toàn tỉnh

- Vùng kinh tế lâm - nông nghiệp sinh thái Sông Đà: Công tác bảo vệ và khoanh

nuôi tái sinh rừng tự nhiên thực hiện khá tốt, góp phần từng bước đảm bảo chức năngphòng hộ của khu vực Một số dự án khai thác tiềm năng thiên nhiên gắn với bảo vệ vàphát triển rừng như dự án thủy điện Nậm Mức (Công suất 44Mw), thủy điện Nậm He(Công suất 16 Mw) đang triển khai thi công, dự án phát triển cây cao su, chè cây cao …được triển khai trên diện rộng góp phần phát huy thế mạnh của vùng, dự án xây dựng đothị thị xã Mường Lay gắn với tái định cư dân cư vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La đangtích cực triển khai, đến hết năm 2010 các điểm tái định cư huyện Tủa Chùa đã cơ bản ổnđịnh Đã cơ bản hoàn thành công tác di chuyển dân lên trên cao độ ngập phục vụ kịp thờitiến độ đóng đập, dâng nước của công trình thủy điện Sơn La

- Vùng kinh tế Mường Chà - Mường Nhé: Năm 2009 Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé là cơ sở để bảo vệ phát triển nguồn tàinguyên quý, các dự án ổn định sắp xếp dân di cư tự do được triển khai gắn với phát triểncác loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cây cọc rào, phát triển thương mại và xuấtkhẩu, khẩn trương xúc tiến mở cửa khẩu A Pa Chải - Long Phú đã mở ra hướng pháttriển mới bền vững hơn cho vùng kinh tế này góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biêngiới Quốc gia

c Các căn đối chủ yếu nền kinh tế

Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm (2006 - 2010) đạt khoảng13.263 tỷ đồng, gấp 2,8 lần tổng vốn đầu tư phát triển 5 năm (2001 - 2005) Tỷ trọng vốnđầu tư so với GDP đạt 68,9% Trong đó: Nguồn vốn đầu tư từ NSNN chiếm 80% tổngvốn đầu tư, vốn tín dụng chiếm 1,23%, vốn từ các doanh nghiệp, dân cứ chiếm 14,4%.Trong đó 5 năm (2006 - 2010) đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 42 dự án, tổng số vốnđăng ký 6.614 tỷ đồng, đầu tư các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ (một

số dự án lớn như thủy điện Nậm Mức 976 tỷ đồng, thủy điện Lông Tạo 1.066 tỷ đồng,Trung tâm thương mại TP Điện Biên Phủ 85 tỷ đồng, khách sạn Mường Thanh 110 tỷđồng, Trồng rừng nguyên liệu gỗ tại xã Si Pa Phìn và xã Phìn Hồ, huyện Mường Chà 162

tỷ đồng) Đến năm 2010 mới có 10 dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, vốn thực hiện

991 tỷ đồng (15%); 07 dự án chậm tiến độ, các dự án còn lại đang triển khai thực hiện,

dự ước vốn giải ngân khoảng 1.141 tỷ đồng, đạt 17,25% so với tổng số vốn đăng ký

Trang 14

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 1,9% đều là vốn ODA.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2006 - 2010 trung bình hàng năm tăng27,7%, năm 2010 đạt 440,5 tỷ đồng gấp 3,4 lần so với năm 2005, chỉ tính riêng khoảnthu nội địa, đến năm 2010 đạt 273,5 tỷ đồng (vượt mục tiêu kế hoạch đến năm 2010 thu

từ 220 - 230 tỷ đồng) Số thu tại đại bàn đáp ứng được 10% nhu cầu chi tại địa phương tỷ

lệ huy động trong GDP đạt 4,8% (tính riêng thu nội địa)

- Hoạt động tài chính tiền tệ: Nguồn vốn huy động đạt tốc độ tăng trưởng bìnhquân 23,5%/năm, vượt mục tiêu kế hoạch hàng năm (Kế hoạch 15 - 20%/năm) Tổng dư

nợ tín dụng đầu tư vào các ngành và thành phần kinh tế trong 5 năm qua bình quân mỗinăm tăng 22,5%, đạt mục tiêu kế hoạch, chất lượng tín dụng được cải thiện

III Chiến lược phát triển

III.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới của tỉnh căn cứ theoQuyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phêduyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020

và văn kiện đại hội đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 Theo đóđịnh hướng trên địa bàn tỉnh có nét nổi bật sau:

a Định hướng phát triển chung:

- Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự án toán xã hội,tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hệ thống chính trị cơ sở

và khối đại đoàn kết các dân tộc trong Tỉnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ của Tổ quốc

- Phát huy nội lực, giải phóng sức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, tạo sự độtphá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo,đặc biệt khó khăn Từng bước thu hẹp khoảng cách, nhất là khoảng cách về hưởng thụvăn hóa - xã hội và một số lĩnh vực về kinh tế so với các tỉnh khác trong vùng và cảnước

- Nắm vững thời cơ, lợi thế và các cơ hội mới trong đầu tư và mở rộng hợp táckinh tế đối ngoại để thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước, phát triển nhanh gắn vớiphát triển chung của vùng và cả nước Phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, tăng nhanh cácngành công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, tínhcạnh tranh và bền vững

- Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, giải quyết cơ bản tình trạng sản xuất thuần nông, tự túc tự cấp Đầu tư tập trung,

có trọng điểm để phát triển các ngành có lợi thế, hình thành một số sản phẩm chủ lực vàcác vùng kinh tế động lực có quy mô sản phẩm lớn, làm nền tảng thúc đẩy tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tổ chức, sắp xếp lại dân cứ trong Tỉnh, kể cả dân tái định

Trang 15

cư của công trình thủy điện Sơn La.

- Đổi mới phát triển giao dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,đưa nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất Kết hợp chặt chẽ giữa pháttriển kinh tế với tiến bộ xã hội, nâng cao dân trí Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyếtcông bằng xã hội, xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu, khắc phục chênh lệchgiữa các vùng … Lấy phát triển kinh tế để thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo đảm công bằng,

ổn định xã hội và sự đoàn kết nhất trí giữa các cộng đồng dân cư trong Tỉnh

- Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triểnrừng đầu nguồn, đặc biệt là đầu nguồn sông Đà, bảo đảm chức năng phòng hộ cho cáccông trình thủy điện lớn của Quốc gia

b Định hướng phát triển một số ngành kinh tế chủ yếu:

*/ Nông, lâm, ngư nghiệp:

- Nông nghiệp:

+ Phát triển toàn diện ngành nông, lâm nghiệp tạo bước chuyển biến căn bản nềnsản xuất nông - lâm nghiệp của Điện Biên theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóasản phẩm và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn

+ Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản thời kỳ năm 2006 - 2020 đạt6,3%/năm Nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp lên khoảng 35%vào năm 2020

+ Phát triển ổn định sản xuất lương thực Đến năm 2020, đạt 270 - 280 nghìn tấn,đạt bình quân 450 kg/người, bảo đảm an ninh lương thực và tạo khối lượng hàng hóa lớn.+ Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả, hình thành các vùng sản xuất tậptrung, các sản phẩm chủ lực Đến năm 2020, chiếm 30% diện tích gieo trồng của Tỉnh

- Lâm nghiệp:

Mỗi năm trồng mới khoảng 4.500 ha rừng, trong đó có 1.800 - 2.000 ha rừng sảnxuất; giai đoạn 2011 - 2020 khoanh nuôi tái sinh 190 - 200 nghìn ha rừng, nâng tỷ lệ chephủ của rừng lên 65% vào năm 2020, đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn và đónggóp ngày càng lớn cho nền kinh tế

- Ngư nghiệp:

Tận dụng tối đa khả năng mặt nước của các hồ, ao trên địa bàn để nuôi trồngthủy sản Chú trọng phát triển các giống thủy sản mới có giá trị kinh tế cao Cung cấp cácloại giống tốt và giá cả phù hợp cho nông dân Nâng tỷ trọng thủy sản nuôi trong ngànhthủy sản lên 90%

*/ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

- Phát triển nhanh và vững chắc các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làmđộng lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công

Trang 16

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng bình quân thời kỳ

2006 - 2020 đạt 17,5%/năm Trong đó giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 18%/năm

- Nâng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong tổng GDP trên địa bàn lên 40% vàonăm 2020, trong đó công nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 60% giá trị gia tăng trong nội bộ khuvực công nghiệp, xây dựng

- Đến năm 2020, về cơ bản Điện Biên có một nền công nghiệp vững chắc với cơcấu hợp lý, phù hợp với điều kiện và tiềm năng, lợi thế của Tỉnh, đồng thời có khả năngcạnh tranh cao Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sau:

+ Chế biến nông, lâm sản

+ Công nghiệp điện

+ Sản xuất vật liệu xây dựng

+ Khai khoáng

+ Các ngành công nghiệp khác

*/ Ngành dịch vụ :

- Phát triển tổng hợp kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

và các thành phần kinh tế tham gia để khuyến khích mạnh sản xuất và phục vụ đời sốngnhân dân

- Tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt 13,8%/năm Trong

đó giai đoạn 2011 - 2020 đạt 13,5 - 14%/năm Nâng tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Tỉnhlên 36% vào năm 2010 và 42% vào năm 2020

- Du lịch: xây dựng du lịch Điện Biên thành Trung tâm du lịch tầm cỡ của vùngTây Bắc và là một trọng điểm du lịch trong hệ thống du lịch quốc gia Năm 2020 đạtkhoảng hơn 500.000 lượt khách (trong đó có khoảng 100.000 lượt khách quốc tế)

- Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu Tây Trang,Xây dựng cửa khẩu Huổi Puốc (Điện Biên) và cửa khẩu A Pa Chải (Mường Nhé) thànhcửa khẩu quốc gia, mở thêm một số cửa khẩu khác để mở rộng buôn bán với nước bạnLào và Trung Quốc nhằm thúc đẩy thương mại của Tỉnh phát triển, đồng thời tạo điềukiện mở rộng thị trường, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu Sớm hoàn thiện Đề án Khukinh tế cửa khẩu đối với A Pa Chải để thu hút phát triển

- Điều chỉnh chiến lược phát triển hàng xuất khẩu, hình thành một số mặt hàngxuất khẩu chủ lực của Tỉnh như: chè, hoa quả, thịt chế biến, gỗ chế biến, măng chế biến,

xi măng, vật liệu xây dựng, khoảng sản …, phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu trên địabàn vào năm 2020 đạt 100 triệu USD, trong đó xuất khẩu hàng địa phương khoảng 45 -

50 triệu USD

- Các ngành dịch vụ khác: phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ khác như tài

Trang 17

chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận tải, thông tin, bưu điện, tư vấn kỹ thuật, chuyểngiao công nghệ và các dịch vụ xã hội khác …

c Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng, quốc phòng an ninh:

*/ Kết cấu hạ tầng:

- Hệ thống giao thông: Phát triển đồng bộ trên địa bàn, bảo đảm tính liên hoàn,liên kết trong vùng Tây Bắc và giữa các địa phương trong Tỉnh Chú trọng phát triển giaothông hướng ngoại Đầu tư phát triển giao thông các đô thị, các khu vực sản xuất hànghóa tập trung, các vùng định canh định cư và vùng biên giới gắn với quốc phòng, anhninh

- Hệ thống thủy lợi: Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các hồ chứa, các công trìnhthủy lợi đầu mối và hệ thống kênh mương Ưu tiên đầu tư thực hiện trước hệ thống thủylợi ở các vùng trọng điểm lúa nước được quy hoạch bao gồm lòng chảo Điện Biên,Chiềng Sinh, Búng Lao (Tuần Giáo) Xây dựng mới các công trình thủy lợi ở khu vực cótiềm năng về nguồn nước và đất đai tương đối tập trung để đẩy mạnh phát triển sản xuấtnông nghiệp toàn diện, gắn với quy hoạch bố trí sắp xếp lại dân cư và tái định cư Tỉnh.Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình thủy lợi ở các huyện Điện Biên, Điện BiênĐông, Mường Nhé và Tuần Giáo, bảo đảm đủ nước tưới cho 17.000 ha lúa mùa và 8.050

ha lúa chiêm xuân trong khu vực

- Hệ thống cấp điện:

+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng tại các khu đô thị Đầu tư cải tạo,nâng cấp và xây dựng mới đồng bộ hệ thống chuyển tải điện và lưới điện hạ thế trongtoàn Tỉnh Nâng cấp lưới điện Sơn La - Tuần Giáo từ 110KV lến 220KV; lưới điện TuầnGiáo - Tủa Chùa - Lai Châu từ 35KV lên 110KV Xây dựng lưới điện 35KV cho các khuvực Điện Biên - Mường Chà - Mường Lói; Huổi Lèng - Pá Khoang

+ Cải tạo và hoàn thiện lưới điện hạ thế của thành phố Điện Biên Phủ, của các xãthuộc lòng chảo Điện Biên và toàn bộ các thị trấn huyện lỵ trong Tỉnh Xây dựng lướiđiện nông thôn Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và mạng lướicấp điện cho các vùng tái định cư, vùng sâu, vùng xa

- Hệ thống cấp, thoát nước:

+ Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp, thoát nước cho thành phố Điện Biên Phủ Nângcấp, mở rộng và xây dựng mới hệ thống cấp nước cho các thị trấn và các khu dân cư tậptrung Đến năm 2020, tất cả các thị trấn, huyện lỵ trong Tỉnh đều có nhà máy nước côngsuất từ 2.000 m3/ngày đêm trở lên, bảo đảm định mức tối thiểu 90 lít/người/ngày đêm.Kết hợp việc xây dựng hệ thống cấp, thoát nước ở các khu đô thị với xây dựng hệ thốnggiao thông nội thị

+ Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đặc biệt

là cho các xã vùng cao, vùng xa, các khu tái định cư, các đồn biên phòng và vùng biên

Trang 18

giới theo chương trình nước sạch quốc gia.

- Thương mại: Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong Tỉnh.Đầu tư và hoàn thiện chợ đầu mối tại thành phố Điện Biên Phủ; cải tạo, nâng cấp và xâydựng mới các chợ và trung tâm thương mại ở các cửa khẩu, thị xã, thị trấn, thị tứ vàtrung tâm cụm xã; phát triển mạnh các chợ, các điểm thương mại tại các vùng nông thôn,vùng cao và vùng biên giới

*/ An ninh - quốc phòng

- Tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng:

+ Tăng cường và củng cố tiềm lực quốc phòng gắn với chiến lược phòng thủ vùngTây Bắc và vùng trung du, miền núi phía Bắc của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị vàtrật tự, an toàn xã hội Bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh biên giới, chủ động đấutranh, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời và đẩy lùi các hoạt động xâm phạm biên giới, xâmphạm mốc giới quốc gia

+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực quản lý biên giới cho lực lượngbiên phòng Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai biên giới, đường ra biên giới

và đường tuần tra biên giới Xây dựng bổ sung các đồn, trạm biên phòng, các trạm tuầntra, cắm dày mốc biên giới trên tuyến Việt - Lào

+ Gắn phát triển kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng, xây dựng và củng cố nềnquốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Tăng cường đầu tư và năng lực cho các khu vựcphòng thủ quan trọng trên địa bàn Xây dựng một khu vực phòng thủ vững chắc từ tỉnhđến huyện, bảo đảm tính cơ động, sẵn sàng chiến đấu cao và chủ động đối phó với mọitình huống Tăng cường quan hệ trao đổi, hợp tác với các địa phương của các quốc gialáng giềng nhằm xây dựng một khu vực biên giới hòa bình, ổn định và phát triển

- Xây dựng các khu kinh tế, quốc phòng tại các xã biên giới

+ Thực hiện có hiệu quả Chương trình 120 về phát triển kinh tế - xã hội các xã biêngiới Việt - Trung, trong đó đặc biệt chú trọng việc thực hiện các mục tiêu đưa dân ra định

cư phát triển sản xuất tại các khu vực biên giới Hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư xâydựng kết cấu hạ tầng và xây dựng bộ máy chính quyền địa phương vững mạnh để cùngvới các lực lượng vũ trang thực hiện tốt chức năng quản lý và bảo vệ an ninh biên giới.+ Tiến hành quy hoạch chi tiết Khu kinh tế, quốc phòng Mường Chà đã được xâydựng và dự kiến sẽ mở rộng ra khu vực vùng cao thuộc các huyện Mường Nhé, MườngLay Kết hợp xây dựng thế trận quốc phòng với đầu tư phát triển, củng cố chính quyền

cơ sở, ổn định đời sống nhân dân Phối hợp chặt chẽ với Qân khu II để đảm bảo mục tiêu

và tiến độ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng sông Mã thuộc địa bàn Tỉnh

- Giữ gìn anh ninh chính trị, trật tự xã hội

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và sức mạnh của quần chúngtrong việc kiềm chế, giảm tội phạm, giữ vững an ninh xã hội trên địa bàn Chủ động đấu

Trang 19

tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổcủa các thế lực thù địch.

+ Tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động kết hợp với các biện pháp kinh tế,hành chính để khắc phục tiến tới xóa bỏ tình trạng dân di cư tự do và truyền đạo tráiphép Chăm lo phát triển kinh tế, sắp xếp dân cư, ổn định và nâng cao đời sống đồng bàotại các địa bàn di cư tự do Ngăn chặn kịp thời các hộ dân di cư tự do vào địa bàn tỉnh vàcác hộ di cư vào các tỉnh Tây Nguyên Tập trung lực lượng đấu tranh giải quyết tốt tìnhtrạng nghiện hút, trộm cắp, gấy rối và các tệ nạn sản xuất, tàng trữ, buôn bán các chất matúy Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ trật tự xã hội trên địa bàn, đặc biệt là đốivới vùng biên giới và các vùng dân tộc ít người

+ Tăng cường cán bộ an ninh cơ sở, an ninh nhân dân ở các thôn, bản để kịp thờiphát hiện và dập tắt các hoạt động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo loạn,truyền đạo trái phép, phá hoại kinh tế

III.2. Các chỉ tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 12,8%/năm; trong

đó giai đoạn 2010 - 2015 đạt 12%/năm; nâng mức GDP bình quân đầu người của Tỉnh sovới trung bình cả nước khoảng 65% năm 2015 và 80% năm 2020

- Tạo sự chuyển biến rõ nét về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọngnông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP của Tỉnh.Đến năm 2020: nông, lâm sản, thủy sản chiếm 18%, công nghiệp, xây dựng chiếm 40%,dịch vụ chiếm 42%

- Đến năm 2020, đạt khoảng 100 triệu USD, trong đó xuất khẩu của địa phươngđạt 45 - 50 triệu USD

III.3. Các chỉ tiêu xã hội

- Giai đoạn 2011 - 2020 tạo việc làm cho 7.000 - 8.000 lạo động/năm

- Phấn đấu đến giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn dưới 15% và đến năm 2020còn dưới 3%

- Phấn đấu phổ cập trung học phổ thông trong toàn Tỉnh trước năm 2020

- Đẩy mạnh các công tác đào tạo nghề Đa đạng hóa các loại hình đào tạo, mởrộng quy mô và hình thức đào tạo ở các trường chuyên nghiệp trong Tỉnh với các ngànhnghề phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất ở địa phương Phấn đấu nâng tỷ lệ lao độngđược đào tạo của tỉnh hơn 35% vào năm 2020: trên số học sinh phổ thông được hướngnghiệp dạy nghề tại các trung tâm đạt 100% vào năm 2020

- Hoàn thiện mạng lưới y tế tỉnh đến xã, bản Đến năm 2020, đạt 10 bác sỹ/1 vạndân, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn dưới 10% và 100% số xãđạt chuẩn quốc gia về y tế

Trang 20

IV Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải trong vùng

IV.1. Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải vùng

Mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Điện Biên được xây dựng từ những năm khángchiến chống Pháp, chống Mỹ và cho đến ngày nay, nó đã phát triển đáp ứng các yêu cầu

về vận tải phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Trên địa bàn tỉnh hiện nay, chủ yếuphát triển phương thức vận tại đường bộ kết hợp với vận tải đường hàng không, có Cảnghàng không Điện Biên Phủ; vận tải đường sông còn chưa phát triển

- Hệ thống giao thông đường bộ có 3 tuyến quốc lộ (QL6A, QL279, QL12), 5tuyến đường tỉnh, đường đô thị, đường chuyện dùng và đường GTNT

- Hệ thống giao thông đường không có Cảng hàng không Điện Biên Phủ với vaitrò là cảng hàng không nội địa

- Hệ thống giao thông đường thủy nội địa hiện chưa phát triển, loại hình này sẽphát huy vai trò khi thủy điện Sơn La đi vào hoạt động ổn định

Mạng lưới giao thông đường bộ gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường

đô thị, đường xã và đường thôn xóm, đường chuyên dùng được phân bố tương đối hợp lýtrên địa bàn tỉnh Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh Điện Biên đến tháng 9/2111 là 5.337

km, cụ thể từng loại theo bảng sau:

Trang 21

trình cải tạo, nâng cấp như QL6 đoạn từ Tuần Giáo đến Thị xã Mường Lay, QL279 đoạn

từ TP Điện Biên Phủ đến cửa khẩu quốc tế Tây Trang, QL12 đoạn từ TP Điện Biên Phủđến Mường Chà)

*/ Quốc lộ 6: Đây là trục giao thông quan trọng nối Thủ đô với các tỉnh Tây Bắc và

tỉnh Điện Biên nói riêng, bắt đầu từ Hà Nội và kết thúc tại thị xã Mường Lay, tỉnh ĐiệnBiên Chiều dài toàn tuyến 493 km

Đoạn tuyến quốc lộ 6 chạy qua tỉnh Điện Biên bắt đầu từ (đèo Pha Đin) đến thị

xã Mường Lay tỉnh Điện Biên, dài 115 km, trong đó đoạn từ đèo Pha Đin đến thị trấnTuần Giáo dài 20 km, đã được nâng cấp đạt cấp IV miền núi, đoạn từ thị trấn Tuần Giáođến thị xã Mường Lay dài 95 km hiện đang được đầu tư cải tạo nâng cấp theo tiêu chuẩnđường cấp IV, V miền núi

*/ Quốc lộ 12: Đây là trục giao thông quan trọng nối Điện Biên với Lai Châu, toàn

tuyến dài 196 km; Đoạn tuyến quốc lộ 12 chạy qua tỉnh Điện Biên bắt đầu từ Cầu HangTôm km92+500 (Thị xã Mường Lay) về đến đồi A1 Km196 (TP Điện Biên Phủ) dài103,5 km; tuyến đi qua nhiều trung tâm huyện lỵ và khu dân cư đông đúc của tỉnh nhưThị xã Mường Lay, huyện Mường Chà, Thành phố Điện Biên Phủ Tuyến cũng cắt quanhiều quốc lộ và đường tỉnh: QL6, QL279, ĐT142, Đ144, ĐT148

Quy mô tuyến đường là đường cấp IV miền núi Hiện tại tuyến đang được triểnkhai đầu tư xây dựng đoạn từ Mường Chà đến TP Điện Biên Phủ, đoạn Mường Chà đếnthị xã Mường Lay chất lượng đường xấu và đang trong quá trình triển khai lập dự án

*/ Quốc lộ 279: Điểm đầu (Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Nình) - điểm cuối (Cửa

khẩu quốc tế Tây Trang giữa biên giới Việt Nam và Lào (thuộc tỉnh Điện Biên) Đoạntuyến quốc lộ 279 chạy qua tỉnh Điện Biên bắt đầu từ ranh giới giữa tỉnh Sơn La và tỉnhĐiện Biên đến Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biêndài 135 km đạt tiêu chuẩn đường; tuyến đường này chạy qua nhiều khu trung tâm và khudân cư đông đúc của tỉnh như thị trấn Tuần Giáo, TP Điện Biên Phủ; đặc biệt tuyến nàynằm trên đường xuyên Á nối sang Lào tại của khẩu quốc tế Tây Trang Tuyến cũng đượcnối thông với nhiều quốc lộ và đường tỉnh như: QL6, QL12, ĐT149, ĐT146, ĐT141,Đ139

Quy mô chủ yếu là đường cấp IV miền núi Các đoạn qua thị trấn Tuần Giáo và

TP Điện Biên Phủ đã được mở rộng từ 10 - 23 m theo quy hoạch đô thị Kết cấu mặtđường chủ yếu là đường BTN

b Hệ thống đường tỉnh:

*/ Đường tỉnh 139 :

- Điểm đầu: Pom Lót (Km91+700 Quốc lộ 279), huyện Điện Biên

- Điểm cuối: Thị trấn Điện Biên Đông

- Chiều dài toàn tuyến 47 km, tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, bề

Trang 22

rộng nền đường 6m, mặt đường rộng 3,5m Kết cấu mặt đường có 43 km đường đá dămnhựa, 4 km đường cấp phối.

*/ Đường tỉnh 140 :

- Điểm đầu: Huổi Lóng (Km430+631 - Quốc lộ 6)

- Điểm cuối: Thị trấn Tủa Chùa huyện Tủa Chùa

- Chiều dài toàn tuyến 20 km, tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, bềrộng nền đường 6m, mặt đường rộng 3,5m Kết cấu mặt đường đá dăm nhựa

*/ Đường tỉnh 141 :

- Điểm đầu: Nà Nhạn (Giao với QL279 tại Km60+975)

- Điểm cuối: khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

- Chiều dài toàn tuyến 18,5 km, 6 km đầu tiên đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miềnnúi, bề rộng nền đường 6m, mặt đường rộng 3,5m; đoạn tuyến còn lại đạt tiêu chuẩnđường GTNT A Kết cấu mặt đường đá dăm nhựa

*/ Đường tỉnh 142 :

- Điểm đầu: Mường Tùng (km106 - QL12), huyện Mường Chà

- Điểm cuối: Nậm Nhùn, huyện Mường Chà

- Chiều dài toàn tuyến 42,58 km, trong đó đoạn: Mường Tùng đến Đồi Cao dài17,5 km hiện đang được đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi, kết cấu mặtđường đá dăm nhựa Đoạn từ Đồi Cao đến Nậm Nhùn có chiều dài 25,08 km đã có dự ánđầu tư được duyệt, quy mô đường cấp VI miền núi, kết cấu mặt đường đá dăm nhựa

Đô thị được xây dựng mới theo quy hoạch, cầu cống tốt Tuy nhiên công tác sửachữa, quản lý chưa được quan tâm đúng mữa nên đường đang dần xuống cấp

Các tuyến đường đô thị tại các trung tâm huyện chưa đạt tiêu chuẩn đường đôthị, hầu hết các tuyến đường đều ngắn và hẹp Đường nội thị thị trấn Mường Nhé đangđược xây dựng lại do bị ảnh hưởng của thủy điện Sơn La

d Đường giao thông nông thôn:

Tổng số đường GTNT (tính từ đường cấp huyện trở xuống tới xã, bản, thôn,xóm) có tổng chiều dài 4.225 km trong đó đường huyện là 1.565 km đường xã và đườngthôn bản là 2.660 km

Trang 23

- Hệ thống đường Huyện: trong tổng chiều dài 1.565 km đường huyện, có 16 kmđường BTXM chiếm 1%, 256 km đường đá nhựa chiếm 16%, 587 km đường cấp phốichiếm 37% và đường đất dài 706 km chiếm 45% Hiện nay hầu hết các tuyến đường mớiđạt tiêu chuẩn đường loại A, B theo tiêu chuẩn đường GTNT, còn hệ thống cầu, cốngtrên tuyến chưa được xây dựng vĩnh cửu, còn nhiều cầu tạm, ngầm, tràn không đảm bảoyêu cầu thông xe, chất lượng mặt đường xấu, đường cấp phối và đường đất chiếm tỷtrọng lớn do đó mùa mưa đi lại rất khó khăn.

- Hệ thống đường xã, bản, thôn, xóm: Có 504 tuyến đường với tổng chiều dài

2660 km; trong đó có 290 tuyến đường ô tô với tổng chiều dài 1.325,5 km (đường xã);còn lại 214 tuyến đường dân sinh, phương và thôn bản với tổng chiều dài 1334 km có bềrộng từ 1,5 đến 3 m, chủ yếu là đường đất, chất lượng mặt đường xấu, xe chủ yếu điđược vào mùa khô

*/ Đánh giá chung về hiện trạng mạng lưới đường bộ tỉnh Điện Biên:

- Mạng lưới giao thông tỉnh Điện Biên chủ yếu là vận tải đường bộ Mạng lướiđường bộ đã được phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhưng so với cả nước thìchất lượng còn rất thấp Phân bố mạng lại không đều do đặc thù miền núi cao hiểm trở

- Các tuyến đường bộ tuy được nâng cấp song chưa nhiều, số km đường bộ có chấtlượng đường thấp chiếm tỷ trọng lớn, chưa đúng cấp kỹ thuật Nguồn kinh phí cho duy

tu, bảo dưỡng lại hạn hẹp nên bảo dưỡng, duy tu thường bị kéo dài, ảnh hưởng đến chấtlượng đường Mặt khác, do địa hình cùng núi hiểm trở, nhiều đèo dốc, hay bị sụt lở vềmùa mưa lũ, mặt đường phần lớn rải đá dăm từ lâu, chất lượng thấp rất dễ gây tai nạngiao thông

e Hiện trạng đường thủy:

Toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và 1000 sông suối lớn nhỏ phân bố tương đối đềutrong tỉnh, có 3 hệ thống sông chính là Sông Đà, thượng nguồn sông Mã và sông MêKông

Sông Đà có phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc)qua Mường Tè tỉnh Lai Châu - thị xã Mường Lay - Tủa Chùa rồi chảy về tỉnh Sơn La.Sông Đà trên địa bàn tỉnh Điện Biên có các phụ lưu chính là Nậm Ma, Nậm Bum, Nậm

Trang 24

Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là độ dốc lớn, lắm thác nhiềughềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông Nậm Rốm Lưu lượng dòngchảy lại phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa lũ (chiếm 60 đến 80%tổng lượng dòng chảy quanh năm) nên việc khai thác sử dụng khó khăn, đòi hỏi đầu tưlớn.

Hiện này cả tỉnh chỉ có một tuyến đường thủy Sông Đà, luồng lạch bến bãi cònnguyên trạng tự nhiên, chưa có phao tiêu luồng lạch, chủ yếu cho các phương tiện có tảitrọng nhỏ được đóng theo kinh nghiệm dân gian, phục vụ nhu cầu dân sinh của dân cưven sông

Hiện nay, Hồ thủy điện Sơn La đã tích nước ở cao độ: + 215m, hoạt động giaothông đường thủy trên vùng hồ này đang diễn ra tự phát, phức tạp, nhất là trên địa bàn thị

xã Mường Lay Cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, quy hoạch các luồng tuyến,bến cảng nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh

f Hiện trạng sân bay Điện Biên (Cảng hàng không Điện Biên):

Cảng hàng không Điện Biên Phủ có tọa độ: 21023’41” vĩ Bắc và 103000’10” kinhĐông, trên địa bàn phường Thanh Bình - TP Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên, được xâydựng từ thời kỳ Pháp thuộc (năm 1940)

Phía Bắc giáp Nông trường Điện Biên, phía Nam giáp đường vào phường ThanhBình, phía Đông giáp đường QL12 Điện Biên - Lai Châu và TP Điện Biên Phủ

Cảng hàng không Điện Biên Phủ đã được đầu tư nâng cấp nhiều lần; Năm 1973,chuẩn bị kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; Năm 1984, kỷ niệm 30 năm; Năm

1994, kỷ niệm 40 năm; Từ năm 2000 đến 2004 Cảng hàng không Điện Biên Phủ lại đượcđầu tư xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp các công trình như: đường lăn, sân đỗ máybay, nhà ga, sân đỗ ô tô, các công trình quản lý bay, tháp chỉ huy …

Hiện tại có 1 đường cất hạ cánh, diện tích đỗ rộng 24.000 m2 đủ cho 4 máy bay,nhà khách rộng 2.500 m2 với trang thiết bị và công nghệ hiện đại

Hiện Cảng hàng không đang khai thác loại máy bay ATR - 72 với 2 chuyến baymỗi ngày từ Hà Nội đến Điện Biên và 2 chuyến bay theo chiều ngược lại Điện Biên - HàNội

IV.2. Hiện trạng kỹ thuật của tuyến đường trong phạm vi nghiên cứu:

a Quy mô cắt ngang:

Tuyến đường Nà Nhạn - Mường Phăng đi qua địa phận xã Nà Nhạn, MườngPhăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên thuộc Nhánh 1 của Đường tỉnh 141 đang đượckhai thác theo quy mô mặt cắt ngang theo từng đoạn như sau:

- Đoạn tuyến Km0+0.00 (Nà Nhạn) - Km6+0.00 (Hồ Pá Khoang) đạt tiêu chuẩnđường cấp VI miền núi với quy mô mặt cắt ngang như sau:

Trang 26

trường và đảm bảo quốc phòng an ninh.

b Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011-2020:

*/ Về vận tải :

Đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về vận tải với mục tiêu chất lượng tốt, an toàn, thuậntiện, văn minh - lịch sự và giá cả hợp lý, kiềm chế tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễmmôi trường; cụ thể: Khối lượng vận tải hàng hóa đến năm 2020 đạt 9,7 triệu tấn, tăngbình quân 18%/năm Khối lượng vận chuyển hành khách đến 2020 đạt 2,6 triệu lượt hànhkhách, tăng trưởng bình quân 10%/năm

Phương tiện ô tô các loại: Dự kiến đến năm 2020, toàn tỉnh có 12.532 xe ô tô,trong đó xe con chiếm khoảng 35,8%, xe khách 4,5%, xe tải 59,7% Tốc độ tăng trưởngbình quân: 12,8%/năm

*/ Về kết cấu hạ tầng giao thông :

- Đường bộ: Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh phải đưa vào cấp hạng kỹ thuật, 100%đường tỉnh phải được cứng hóa Quốc lộ chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp IV; đường tỉnh chủyếu đạt tiêu chuẩn cấp V, VI, một số đoạn tuyến đạt cấp IV Các cầu cống được thiết képhù hợp với đường đảm bảo tải trọng khai thác lâu dài

+ Giao thông đô thị: 100% mặt đường nhựa hóa và cứng hóa, phát triển theo hướnghiện đại, đảm bảo đủ quỹ đất dành cho giao thông (đạt 18 - 23% đất xây dựng đô thị).Những trục phố chính đạt quy mô 4 - 6 làn xe, những tuyến nhánh có quy mô ít nhất 2làn xe, hệ thống công trình phụ trợ đảm bảo hiện đại, mỹ quan

+ Giao thông nông thôn: 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, đi lại đượcquanh năm, cứng hóa 100% đường huyện và 50% đường xã, đường huyện chủ yếu đạtcấp VI và GTNT A, đường xã chủ yếu đạt cấp GTNT A, B Các đường còn lại phải đảmbảo đi lại thuận tiện

+ Các bến, bãi đỗ xe: nâng cấp và xây dựng mới theo hướng hiện đại, hợp lý Mỗihuyện có ít nhất 01 bến xe đạt tối thiểu loại 5, ưu tiên xây dựng bến xe có quy mô lớn tại

TP Điện Biên Phủ và Thị xã Mường Lay (đạt loại 2 -:- 4)

- Đường thủy nội địa: xây dựng các cảng bến thủy nội địa kết hợp với giải phóngluồng lạch, lắp đặt các phao tiêu, biển báo để vận chuyển hàng hóa và hành khách antoàn

- Hàng không: Thực hiện theo quy hoạch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ,

Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt và thỏa thuận với địa phương Cảng hàng không ĐiệnBiên Phủ là cảng hàng không nội địa có hoạt động bay quốc tế Quy mô Cảng hàngkhông đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ banngày các loại máy bay ART - 72/F70 hoặc tương đương Công suất cảng 300.000 hànhkhách/năm

V.2. Quy hoạch phát triển hệ thống đường bộ tỉnh Điện Biên:

Trang 27

Căn cứ vào “Chiến lược giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030”, “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030”, và quy hoạch các chuyên ngành khác, mạng lướigiao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Điện Biên được quy hoạch như sau:

a Quy hoạch hệ thống quốc lộ:

*/ Quốc lộ 6 :

Đây là trục chính giao thông quan trọng nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc

và Điện Biên nói riêng Đoạn tuyến QL6 chạy qua tỉnh Điện Biên bắt đầu từ Đèo Pa Đinđến thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên dài 115 km

Giai đoạn đến năm 2020: Hoàn thành nâng cấp, cải tạo QL6 đoạn từ thị trấnTuần Giáo đến thị xã Mường Lay dài 95 km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, V miền núi,mặt đường bê tông nhựa Những đoạn qua thị trấn, thị tứ tuân thủ theo quy hoạch thị trấn,thị tứ được phê duyệt

*/ Quốc lộ 12 :

Đây là trục giao thông quan trọng nối Điện Biên với Lai Châu, toàn tuyến dài

196 km Đoạn tuyến QL12 chạy qua tỉnh Điện Biên bắt đầu từ Cầu Hang Tôm(Km92+500 - Thị xã Mường Lay) về đến đồi A1 (Km196 - TP.Điện Biên Phủ) dài 103,5

km Giai đoạn đến năm 2020 được nâng cấp như sau:

- Nâng cấp, cải tạo tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, 2 làn xe, mặtđường bê tông nhựa (Hoàn thành nâng cấp cải tạo đoạn Mường Chà - Tp Điện Biên Phủdài 54,7 km và nâng cấp cải tạo đoạn Mường Chà - thị xã Mường Lay dài 48,8 km)

- Các đoạn QL12 qua khu vực đô thị được mở rộng tuân thủ theo quy hoạch đô thịđược duyệt (Quy hoạch chung TP Điện Biên Phủ và Thị xã Mường Lay, thị trấn MườngChà)

Quy hoạch chi tiết hệ thống quốc lộ xem trong Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch GTVT tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

b Quy hoạch hệ thống đường biên giới:

Các tuyến đường biên giới được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo thuậntiện, an toàn giao thông, quốc phòng an ninh biên giới và phát triển kinh tế - xã hội khuvực Phải phù hợp với quy hoạch chung của khu vực nghiên cứu:

Trang 28

*/ Đường hành lang biên giới :

Tuyến hành lang biên giới là tuyến đường liên tục chạy dọc theo biên giới vớikhoảng cách so với đường biên giới hợp lý (khoảng 5 đến 15 km) để đảm bảo mục đíchthúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh khu vực biên giới

Quy hoạch đường hành lang biên giới trên địa bàn tỉnh Điện Biên thực hiện theoQuyết định số 566, 567/QĐ-TTg ngày 8/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Đường hànhlang biên giới được hình thành dọc theo các địa phương có biên giới với Trung Quốc,Lào, Cam Pu Chia, từ cửa khẩu Bắc Luân thuộc địa phận Thị xã Móng Cái, Quảng Ninhđến ngã ba Lộc Tấn (giao với QL13 lên cửa khẩu Hoa Lư) thuộc địa phận huyện LộcNinh, Bình Phước

*/ Đường ra biên giới : Cơ bản giữ theo quy hoạch cũ

*/ Đường tuần tra biên giới :

- Quy hoạch đường tuần tra biên giới được thực hiện theo Quyết định số TTg ngày 14/3/2007 của Thủ tưởng Chính phủ, Phê duyệt “Đề án Quy hoạch xây dựngđường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo”

313/QĐ Đường tuần gia biên giới trên địa bàn tỉnh Điện Biên thống nhất theo quy hoạch

cũ, tổng chiều dài đường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh là 837 km

- Đến năm 2020: Xây dựng toàn bộ đường tuần tra dọc biên giới và từ mỗi đồnbiên phòng xây dựng 1 đường ra biên giới Hoàn thành nâng cấp, xây dựng các tuyếnđường nhánh nối từ đường vành đai biên giới đến các đồn biên phòng và các chốt trọngđiểm, khu dân cư, xây dựng toàn bộ các đường xương cá ra các mốc

Quy hoạch chi tiết hệ thống đường biên giới xem trong Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch GTVT tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

c Quy hoạch hệ thống đường tỉnh:

Theo Quyết định số 2310/QĐ-BGTVT ngày 06/7/2005 của Bộ GTVT về việcđầu tư “Chuẩn hóa số hiệu đường tỉnh trên toàn quốc”, tỉnh Điện Biên được dùng các sốhiệu từ 139 đến 150 để đặt tên cho các tuyến đường tỉnh trên địa bàn

- Hệ thống đường tỉnh của Điện Biên được quy hoạch phát triển gồm 23 tuyếnđường tỉnh:

+ Đối với 13 đường tỉnh được quy hoạch trong quy hoạch trước đây từ ĐT139 đếnĐT150, cơ bản giữ nguyên hướng tuyến, chỉ điều chỉnh cục bộ điểm đầu và điểm cuốimột số tuyến và điều chỉnh quy mô một số tuyến

+ Để hoàn thiện cấu trúc mạng đường giao thông trên địa bàn tỉnh đề xuất bổ sungthêm 10 tuyến đường tỉnh mới: ĐT.140B, ĐT.141B, ĐT.141C, ĐT.143B, ĐT.144B,ĐT.145B, ĐT.145C, ĐT.146B, ĐT.146C, ĐT.149B

Trang 29

Quy hoạch chi tiết các tuyến đường tỉnh xem trong Báo cáo tổng hợp điều chỉnh quy hoạch GTVT tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

V.3. Dự báo nhu cầu vận tải:

d Dự báo vấn đề vận tải hàng hóa:

Trong dự báo nhu cầu giao thông vận tải tỉnh Điện Biên sử dụng phương pháp dựbáo sau:

- Dự báo khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách trong của tỉnh trong những nămtương lai 2020 - 2030, sử dụng phương pháp dự báo ngoại suy theo mô hình đàn hồi, kếthợp với phương pháp tương tự, chuyên gia

- Hệ số đàn hồi E sử dụng trong nghiên cứu này được tính toán theo kinh nghiệmcủa các chuyên gia nước ngoài, trên cơ sở phân tích mối liên hệ giữa GDP và khối lượngvận tải hàng hóa, hành khách của từng phương thức vận tải trong quá khứ

+ Đối với vận tải hàng hóa bằng đường bộ E = 1,2 - 1,5

+ Đối với vận tải hàng hóa bằng đường sông E = 0,6 - 0,9

+ Đối với vận tải hành khách bằng đường bộ E = 1,15 - 1,4

+ Đối với vận tải hành khách bằng đường sông E = 0,5 - 0,7

Tùy theo phương án tăng trưởng kinh tế cao, thấp và theo từng giai đoạn pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh chúng tôi lựa chọn hệ số đàn hồi

Bảng 3: K t qu d báo kh i lả dự báo khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách năm 2020 ự báo khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách năm 2020 ối lượng vận tải hàng hóa và hành khách năm 2020 ượng vận tải hàng hóa và hành khách năm 2020ng v n t i h ng hóa v h nh khách n m 2020ận tải hàng hóa và hành khách năm 2020 ả dự báo khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách năm 2020 àng hóa và hành khách năm 2020 àng hóa và hành khách năm 2020 àng hóa và hành khách năm 2020 ăm 2020

A Khối lượng vận chuyển

Trang 30

đoạn 2010 - 2020:

- Để dự báo được lưu lượng xe trên các tuyến đường chính thuộc địa phận tỉnhĐiện Biên, ta phải căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Căn cứ vào luồng xe năm gốc

+ Căn cứ vào tối độ phát triển kinh tế của tỉnh, xem xét những thay đổi về cơ cấutrong quy hoạch phân bổ các hoạt động kinh tế (như các nhà máy công nghiệp mới, khuchế xuất, khu công nghiệp), sự thay đổi về cơ cấu dự kiến trong việc phân bổ dân số (vídụ: các khu dân cư mới …)

+ Căn cứ vào việc dự báo khả năng sử dụng loại phương tiện trong tương lai

Bảng 4: Lưu lượng xe các tuyến quốc lộ, đường tỉnh năm 2020, 2030

Trang 31

CHƯƠNG 3:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC DỰ ÁN

I Vị trí địa lý

*/ Vị trí: Khu vực dự án thuộc xã Nà Nhạn, Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh

Điện Biên Ranh giới hành chính huyện Điện Biên như sau :

- Phía Bắc Điện Biên giáp 2 huyện Mường Chà, Mường Ảng

- Phía Nam và Tây giáp Lào

- Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông và tỉnh Sơn La

II Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình Điện Biên chia thành 2 vùng, vùng lòng chảo (gồm 10 xã) tương đốibằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ dưới 150, độ cao hơn 400 m so với mặt biển; vùngnúi cao (gồm 9 xã) chủ yếu là đồi, núi và đất dốc, có độ cao từ 1.000 m trở lên, đỉnh caonhất là Pú Pha Sung

III Khí hậu và thủy văn

III.1. Khí hậu

Huyện Điện Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ítmưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều, ít chịu ảnh hưởng của bão, chịu ảnh hưởng của gió Làokhô và nóng

- Nhiệt độ trung bình khoảng 22,20C

- Số giờ nắng khoảng 1.750 - 2.100 giờ/năm

- Lượng mưa trung bình khoảng 1.500 mm

- Lượng mưa tháng cao nhất (tháng 7/2009): 318 mm/tháng

+ Địa phương ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão nhiệt đới nhưng hay xảy cáchiện tượng như: Lốc xoáy, sạt lở đất, lũ quét, động đất, vào đầu mùa mưa thường có mưa

đá xảy ra

III.2. Thủy văn

Trang 32

*/ Chế độ dòng chảy của suối trong năm phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, nên cũng được phân chia thành 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa lũ lượng mưa chiếm từ 80 - 85% lượng mưa cả năm

- Mùa khô chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm

Điện Biên với lượng mưa hàng năm lớn, mùa mưa thường kéo dài, hệ thống sôngsuối, khe, ao hồ phong phú và đa dạng Lưu lượng của các con sông suối chính lớn,nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm và lượng nước ngầm cũng khá dồi dào là nhữngđặc điểm nỗi bật của đặc điểm thủy văn của khu vực

IV Địa chất công trình

IV.1. Đặc điểm địa tầng

- Địa tầng dọc tuyến có sự phân bố thay đổi liên tục, song nhìn chung có các dạngđịa chất cơ bản sau:

+ Dạng 1: trên đất C2 dày 0,4 - 0,6m, dưới đất C3 màu xám, trạng thái dẻo cứng+ Dạng 2: trên đất C2 dày 0,4 - 0,6m, dưới đất C4 màu xám, trạng thái dẻo cứng+ Dạng 3: Đất C3 màu nâu lẫn dăm sạn, trạng thái dẻo cứng

- Công tác khảo sát địa chất chủ yếu: quan sát các vết lộ địa chất sau đó tiến hànhđào các hố đào địa chất để phân loại đất, đá dựa trên cơ sở phân theo phương pháp thicông và dựa vào báo cáo kết quả thí nghiệm trong phòng

(Xem trong báo cáo khảo sát địa chất tuyến, công trình).

IV.2. Các hiện tượng địa chất động lực công trình

a Quá trình phong hóa:

Trước đây, quá trình phong hóa khu vực tuyến hoạt động khá mạnh Tại đây, lớp

vỏ phong hóa mỏng do bị bào mòn làm thúc đẩy quá trình phong hóa, đá gốc bị nứt nẻ,

vỡ vụn tạo thành lớp sét, sét pha lẫn dăm sạn, lớp đá nứt nẻ đồng thời làm giảm cường

độ của đất, đá ảnh hưởng đến nền đường, mái dốc taluy gây sụt trượt mái taluy…

Hiện nay hiện tượng phong hóa vẫn đang tiếp tục hoạt động, hiện tượng này sẽhoạt động mạnh mẽ sau khi thi công đào bóc bỏ các lớp đất phủ, khi đó các yếu tố nhưnước, nhiệt độ… dễ xâm nhập vào đá gốc và làm thúc đẩy quá trình phong hóa mạnh lên

b Hiện tượng trượt:

Hiện nay, hiện tượng này cũng khá phát triển trong khu vực Do địa hình dốc, thếnằm của các lớp đá thay đổi liên tục (do bị vò nhàu và uốn nếp mạnh), đá có cấu tạo phânlớp mỏng và ảnh hưởng của dòng chảy mặt nên hiện tượng này sẽ rất phát triển khi xâydựng công trình Vì vậy cần có những biện pháp ngăn chặn hiện tượng này như trồng cỏmái taluy, xác định mái dốc đào hợp lý cho từng phân đoạn dựa vào thế nằm của đá, tạorãnh thu nước trên đỉnh…

Trang 33

V Địa chất thủy văn

- Đặc điểm địa hình, địa mạo tuyến đường đi qua có địa hình chia cắt Do vậy trêntuyến có nhiều khe cần phải bố trí công trình thoát nước

- Về thủy văn: chế độ thủy văn thay đổi theo mùa

+ Mùa khô: nước chủ yếu nước tập trung ở một số khe lớn và suối

Mùa mưa: nước tập trung từ các lưu vực đổ về các khe lớn và suối Nước tại các

vị trí suối, khe lớn dâng rất nhanh song lại rút rất nhanh Do địa hình miền núi dốc dọccác khe suối lớn nên khi có mưa, có nước, hết mưa hết nước khi thiết kế chú ý khe suốilớn mang theo bùn đất và cây que

Trang 34

- Cuối tuyến: Km17+320.70, khu di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ).

- Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Mường Phăng: Km14+138.85

- Công viên Mường Phăng (nơi đặt Tượng đài mừng công): Km16+419.54

- Trung tâm xã Mường Phăng: Km14+744.42

- Khu nghỉ dưỡng Hồ Pá Khoang

Các khu vực hấp dẫn chủ yếu đòi hỏi nhu cầu giao thông cao là trung tâm xãMường Phăng, nhu cầu đi lại giữa các bản đồng bào dân tộc trên với trung tâm huyệnĐiện Biên, TP Điện Biên Phủ là khá bức xúc

II Sự cần thiết phải đầu tư dự án

Cụ thể hóa điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Điện Biên giai đoạn

2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt tạiQuyết định 44/QĐ-UBND ngày 04/02/2012 trong đó nêu rõ việc cải tạo, nâng cấp tuyếnđường Nà Nhạn -Mường Phăng (Đường tỉnh 141) lên quy mô đường cấp V miền núi

Dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường Nà Nhạn - Mường Phăng là một trongnhững dự án đầu tư xây dựng thuộc Đề án tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 60năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014) Dự án có ý nghĩa về cácmặt sau:

- Về quy hoạch - xây dựng: Tạo một con đường huyết mạch của huyện Điện Biên,tỉnh Điện Biên, tạo tiền đề đầu tư phát triển tại khu vực nghiên cứu

- Về giao thông - du lịch: Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo thành mạng lướigiao thông liên hoàn trong khu vực Rút ngắn được thời gian đi lại của khách du lịch do

đó thúc đẩy lượng khách du lịch đến với các danh lam thắng cảnh huyện Điện Biên

- Về kinh tế: Tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả các tiềm năng về đất đai,khoáng sản, du lịch, trồng và bảo vệ rừng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội,giao lưu hàng hóa và đi lại của nhân dân trong khu vực các xã Nà Nhạn, Nà Tấu, MườngPhăng…, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên và các vùng lân cận Việc vận chuyển muabán, trao đổi nông lâm sản giữa các xã với trung tâm huyện sẽ thuận lợi hơn, nông lâmsản bà con sản xuất ra được tiêu thụ thuận lợi

- Về văn hoá - xã hội: Khoảng cách về không gian giữa các xã với trung tâm

Trang 35

huyện sẽ được thu hẹp, nhân dân có điều kiện trao đổi văn hoá giao lưu với miền xuôinhiều hơn Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, tạođiều kiện thuận lợi cho nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm quan khu di tích Sởchỉ huy chiến dịch Điên Biên Phủ.

- Về chính trị, an ninh - quốc phòng: chính trị, an ninh - quốc phòng trong khu vựcđược nâng cao, đồng thời đắc lực trong việc đảm bảo an ninh - quốc phòng khu vực biêngiới Việt - Trung - Lào

Từ những luận chứng trên thấy rằng, việc đầu tư dự án: Cải tạo, nâng cấp tuyếnđường Nà Nhạn - Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên là hết sức cần thiếtđáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân dân trong khu vực Tuyếnđường còn mang ý nghĩa lịch sử nối liền các khu di tích chiến dịch Điện Biên Phủ, gópphần hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội

Trang 36

- Quyết định số 457/QĐ- BQLDA.TĐ ngày … /…./2012 của Ban quản lý các dự

án trọng điểm tỉnh Điện Biên V/v: phê duyệt Danh mục Khung tiêu chuẩn kỹ thuật ápdụng cho dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường Nà Nhạn - Mường Phăng, huyện ĐiệnBiên - tỉnh Điện Biên;

- Danh mục khung tiêu chu n áp d ng: ẩn áp dụng: ụng:

1 22 TCN 263-2000 Quy trình khảo sát đường ôtô

2 22 TCN 262-2000 Quy trình khảo sát nền đường ôtô trên đất yếu

3 22TCN 259-2000 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình

4 22 TCN 260-2000 Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình thuỷ

5 22TCN 43-90 Quy phạm đo vẽ địa hình

6 22TCN 220-95 Quy trình khảo sát và tính toán thuỷ văn

7 TCXDVN 336-2004 Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất vùng

Caster

8 TCXDVN 309-2004 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình

9 TCXDVN 364-2006 Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc

địa công trình

10 20 TCN 160-1987 Khảo sát kỹ thuật phục vụ thi công móng cọc

11 22 TCN 317-04 Quy trình thí nghiệm xuyên tĩnh

12 22 TCN 335-06 Quy trình cắt cánh hiện trường

13 TCVN 2683-1991 Đất xây dựng - phương pháp lấy, đóng bao, vận

chuyển

14 TCVN 226-1999 Đất xây dựng - phương pháp thí nghiệm hiện trường,

thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn

15 TCXDVN 309-2006 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - yêu cầu

chung

16 22 TCN 171-1987 Quy trình khảo sát địa chất công trình và thiết kế biện

pháp ổn định nền đường vùng có hoạt động trượt, sụtlở

17 TCVN 4195-1995 Đất xây dựng - thí nghiệm chỉ tiêu hợp lý

Trang 37

TCVN 4202-1995

18 22 TCN 74-87 Vật liệu - đất xây dựng - phương pháp chỉnh lý thống

kế các kết quả tính chất cơ lý của đất

19 22 TCN 243-1998 Quy trình kiểm định cầu trên đường ôtô - yêu cầu kỹ

thuật

20 22 TCN 335-06 Quy trình thí nghiệm và đánh giá cường độ nền đường

và kết cấu mặt đường mềm của đường ô tô bằng thiết

bị đo dao động FWD

21 22 TCVN 8867:2011 Áo đường mềm - xác định modul đàn hồi chung của

kết cấu bằng cần đo độ võng Benkenman

1 TCXDVN 104-2007 Quy trình thiết kế đường đô thị

2 TCVN 4054-05 Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô

3 22TCN 210-92 Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn

4 TCVN 4449-1987 Quy hoạch xây dựng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế

5 22 TCN 248-98 Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu

6 22 TCN 211-06 Tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm

7 22 TCN 223-95 Tiêu chuẩn thiết kế áo đường cứng

8 22 TCN 18-79 Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn

9 22 TCN 272-05 Tiêu chuẩn thiết kế cầu

10 22 TCN 200-1989 Quy trình thiết kế công trình và thiết bị phụ trợ thi

công

11 QP 23-65 Quy phạm thiết kế tường chắn đất

12 TCVN 205-1998 Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc

13 TCXD 191:1996 Bê tông và vật liệu làm bê tông - thuật ngữ và định

nghĩa

14 TCXDVN 356:2005 Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông và BTCT

15 22 TCN 237-01 Điều lệ báo hiệu đường bộ

16 TCXDVN 259:2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng đường, đường phố và

quảng trường

17 TCXDVN 51:1984 Thoát nước mạng lưới bên ngoài công trình - tiêu

chuẩn thiết kế

18 20 TCN 51-06 Tiêu chuẩn htiết kế thoát nước đô thị

19 ASHTO M297-2006 Tiêu chuẩn kỹ thuật khe co giãn

20 ASHSTO M251-06

ASHTO D4014-03

(2007); 22 TCN 217-94

Tiêu chuẩn kỹ thuật gối cầu cao su cốt bản thép

21 ASTM D5212-03 Tiêu chuẩn kỹ thuật gối cầu dạng chậu

Trang 38

22 TCVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô

thị

23 TCXD 333:2005 Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công

cộng và hạ tầng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế

24 TCXDVN 375-2006 Tiêu chuẩn thiết kế công trình chống động đất

25 22 TCN 221-95 Tiêu chuẩn thiết kế công trình giao thông trong vùng

28 22 TCN 242-98 Quy trình đánh giá tác động môi trường khi thiết kế

xây dựng công trình giao thông

29 ÁTM A416M-06 Sợi thép dự dứng lực cho BTCT DƯL

30 22 TCN 267-2000 Bộ neo bê tông dự ứng lực

31 Từ TCVN 337-86 đến

TCVN 346-86

Cát xây dựng

32 TCVN7570:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật

33 TCVN 7572:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - các phương pháp xác

định chỉ tiêu cơ lý

34 TCVN 4252-88 Quy trình lập thiết kế và tổ chức xây dựng, thiết kế thi

công

35 22 TCN 273-2001 Tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô (thiết kế nút giao)

36 22 TCN 242-1998 Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án

nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng công trình giaothông

37 TCVN 4088-1985 Số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng

Tiêu chuẩn quy chuẩn tham chiếu:

1 22 TCN 204-91 Bu lông cường độ cao dùng cho cầu thép

2 ASTM A416 Cáp dự ứng lực dùng cho bê tông

3 22 TCN 51-84 Thiết kế mạng lưới thoát nước bên ngoài công trình

4 TCXDVN 394 : 2007 Thiết kế lắp đặt trang thiết bị điện trong các công trình

6 TCXDVN 374:2006 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - yêu cầu cơ bản đánh giá

chất lượng và nghiệm thu

7 TCVN 7493-2005 đến

TCVN 7497-2005

Bitum

Trang 39

11 86-06X Thiết kế điển hình tường chắn đất bê tông và đá xây

III Tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu, thí nghiệm phần cầu, các kết cấu bê tông

và BTCT

1 TCVN 4252:1998 Quy trình thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi

công - quy trình thi công và nghiệm thu

2 TCXDVN 305:2004 Bê tông khối lớn - quy phạm thi công và nghiệm thu

3 TCXDVN 302:2004 Bê tông - nước trộn bê tông và vữa

4 TCXDVN 311:2004 Bê tông - phụ gia cho bê tông

5 TCVN 5593:1991 Bê tông và BTCT - yêu cầu bảo dưởng ẩm tự nhiên

6 TCXDVN 302-2004 Bê tông - nước cho bê tông và vữa

7 TCVN 4453-95 Bê tông và BTCT toàn khối - quy phạm thi công và

nghiệm thu

8 TCVN 3118-1993 Bê tông - thử nghiệm bê tông

9 TCXDVN 3105-1993 Bê tông - đầm nén mẫu

10 TCVN 390-2007 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - quy

phạm thi công và nghiệm thu

11 TCVN 1651-2008 Vật liệu - cốt thép cho bê tông

12 22 TCN 72-77 Vật liệu thép - quy định hàn đối đầu, thép tròn

Vật liệu - cát, đá sỏi xây dựng

16 22 TCN 266-2000 Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống

17 22 TCN 267-2000 Bộ neo bê tông dự ứng lực

18 22 TCN 247-98 Quy trình thi công và nhiệm thu dầm cầu bê tông dự

ứng lực

19 22 TCN 257-2000 Cọc khoan nhồi - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

20 TCXDVN 359:2005 Cọc thí nghiệm kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp

biến dạng nhỏ

21 TCXDVN 358:2005 Cọc khoan nhồi - phương pháp xung siêu âm xác định

tính đồng nhất của bê tông

22 TCXDVN 363:2006 Kết cấu bê tông cốt thép - đánh giá độ bền của các bộ

phận kết cấu chịu uốn trên công trình bằng phươngpháp thí nghiệm chất tải tĩnh

Trang 40

23 TCXDVN 327-2004 Kết cấu bê tông BTCT - yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn

24 TCXDVN 162:2004 Bê tông nặng - phương pháp xác định cường độ nén

27 TCXDVN 286:2003 Đóng và ép cọc - tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

28 22 TCN 217- 1994 Gối cầu cao su cốt bản thép - tiêu chuẩn chế tạo,

nghiệm thu, lắp đặt

29 TCXDVN 302:2004 Nước trộn bê tông và vữa - yêu cầu kỹ thuật

30 TCVN 4376-86 Cát xây dựng - phương pháp xác định hàm lượng mica

31 TCVN 340-86 Cát xây dựng - phương pháp xác định khối lượng thể

tích xốp và độ xốp

32 TCVN 1771-87 Đá, sỏi, trong xây dựng - phương pháp thử

33 22 TCN 60-84 Quy trình thí nghiệm bê tông xi măng

34 TCVN 337-86 Cát xây dựng - phương pháp lấy mẩu

35 TCVN 338-86 Cát xây dựng - phương pháp xác định thời gian đông

kết

36 TCXDVN 376:2006 Hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp xác định thời

gian đông kết

37 TCVN 3105-3120:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - phương pháp xác định cơ lý

38 TCVN 6025:1995 Bê tông - phân mác theo cường độ nén

39 TCVN 4787 -2001 Xi măng - phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

IV Tiêu chuẩn thi công, nghiệm thu, thí nghiệm phần đường

1 22 TCN 21-84 Quy trình sản xuât và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa

chữa mặt đường ôtô

2 22 TCN 227-95 Tiêu chuẩn phân loại nhựa đường đặc (bitum đặc)

3 22 TCN 245-98 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá (sỏi

cuội) gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ôtô

4 22 TCN 246-98 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cát gia cố xi

măng trong kết câí áo đường ôtô

5 22 TCN 271-2001 Quy phạm thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá

dăm trong kết cấu áo đường ôtô

6 22 TCN 334-06 Quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm

trong kết cấu áo đường ôtô

7 22 TCN 249-98 Quy trình công nghệ thi công vàg nghiệm htu mặt

đường bê tông nhựa

8 22 TCN 345-06 Thi công và nghiệm thu lớp phủ mỏng bê tông nhựa có

Ngày đăng: 18/03/2018, 21:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w