Khái niệm chuỗi cung ứng Sự vận động và phát triển của chuỗi cung ứng đã trở thành vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đưa ra những quan điểm khác nhau về chuỗi cung
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
NGÔ THỊ THANH HƯƠNG
XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
MẶT HÀNG RAU AN TOÀN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-
NGÔ THỊ THANH HƯƠNG
XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG
MẶT HÀNG RAU AN TOÀN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô giáo hướng dẫn khoa học Các số liệu và trích dẫn được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Hồng Hải đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC CÁC HÌNH ii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN 4
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
1.2 Những vấn đề cơ bản xây dựng chuỗi cung ứng 8
1.2.1 Chuỗi cung ứng 8
1.2.2 Khái niệm và quy định rau an toàn 16
1.2.3 Quy trình xây dựng chuỗi cung ứng 18
1.3 Kinh nghiệm chuỗi cung ứng ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 31
1.3.1 Kinh nghiệm về chuỗi cung ứng rau an toàn của Thái Lan 31
1.3.2 Kinh nghiệm về chuỗi cung ứng rau an toàn của Ấn Độ 40
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1 Nguồn tài liệu cho nghiên cứu 44
2.2 Phương pháp nghiên cứu 44
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn 44
2.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp 44
2.2.3 Phương pháp phân tích SWOT 45
2.3 Địa điểm và thời gian đề tài nghiên cứu Error! Bookmark not defined 2.3.1 Địa điểm đề tài nghiên cứu Error! Bookmark not defined 2.3.2 Thời gian đề tài nghiên cứu Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHUỖI RAU AN TOÀN Ở VIỆT NAM 51
Trang 63.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam 51
3.1.1 Vị trí địa lý 51
3.1.2 Điều kiện tự nhiên 51
3.2 Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn ở Việt Nam những năm gần đây 52
3.2.1 Khái quát tình hình xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn ở Việt Nam 53
3.2.2 Thực trạng một số chuỗi cung ứng rau an toàn điển hình 55
3.5 Vận dụng phân tích SWOT đối với chuỗi cung ứng rau an toàn ở Việt Nam trong quá trình hội nhập 65
3.5.1 Những điểm mạnh 65
3.5.2 Những điểm yếu 65
3.5.3 Những cơ hội 66
3.5.4 Những nguy cơ 66
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN Ở VIỆT NAM 68
4.1 Cơ hội và thách thức cho mặt hàng rau an toàn trong nước 68
4.2 Định hướng xây dựng mô hình chuỗi cung ứng rau an toàn 70
4.2.1 Đề xuất các giai đoạn thiết lập hệ thống chuỗi cung ứng 70
4.2.2 Xây dựng mô hình quản trị chuỗi cung ứng nội bộ làm nền tảng cho phát triển mô hình quản trị chuỗi cung ứng quốc tế 71
4.3 Giải pháp xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn 72
4.3.1 Giải pháp cho khâu sản xuất và chế biến rau an toàn 72
4.3.2 Nhóm giải pháp phát triển thị trường cho sản phẩm rau an toàn 73
4.3.3 Giải pháp hỗ trợ 75
4.4 Kiến nghị với các cơ quan chức năng 79
4.4.1 Đối với nhà nước và chính quyền địa phương 79
Trang 74.4.2 Đối với Hiệp hội rau an toàn 80 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
Trang 8i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Nguyên nghĩa
1 HTX Hợp tác xã
2 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
3 RAT Chuỗi cung ứng rau an toàn
Trang 9ii
DANH MỤC CÁC HÌNH
1 Hình 1.1 Chuỗi cung ứng đơn giản 10
2 Hình 1.2 Chuỗi cung ứng mở rộng 11
3 Hình 1.3 Quy trình Xây dựng chuỗi cung ứng 18
4 Hình 3.1 Chuỗi cung ứng rau an toàn khu vực Hà Nội 54
5 Hình 3.2 Chuỗi cung ứng rau an toàn khu vực
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mặt hàng rau an toàn hiện nay, sản xuất chưa theo kịp nhu cầu thị trường cả về chất lượng và số lượng, do thiếu các kênh dẫn nên việc cung ứng đầu vào cho sản xuất, đến thu mua, tiêu thụ hàng hòa còn mang tính tiểu thương, ép giá, phần thua thiệt vẫn là người tiêu dùng cuối cùng và người nông dân Hàng hóa tiêu thụ chủ yếu thông qua mua bán truyền thống, quá trình vận chuyển, bảo quản, bao gói còn tùy tiện, cẩu thả đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng và vệ sinh của hàng hóa
Tổ chức, vận hành và quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp cho sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn, giúp các doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường
Bên cạnh những ý nghĩa của việc xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa thì mặt hàng rau an toàn là mặt hàng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của con người Rau được sử dụng hàng ngày với số lượng lớn, là thực phẩm quan trọng thường xuyên và không thể thiếu với mọi người Vấn đề cung cấp rau đảm báo chất lượng hiện nay ở Việt Nam đang là vấn đề được nhiều cơ quan
và người tiêu dùng quan tâm Chất lượng rau khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường không được kiểm tra và đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Việc đảm bảo chất lượng cho mặt hàng rau ra thị trường cũng như tăng giá trị cho mặt hàng nay đang là đòi hỏi rất bức thiết hiện nay
Thực tế, các lý thuyết và các mô hình về chuỗi cung ứng đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới Việc xây dựng và sử dụng những chuỗi cung ứng hợp lý đem lại lợi thế cạnh tranh và lợi ích to lớn Do đó, việc xây dựng được chuỗi cung ứng cho mặt hàng rau an toàn hiện nay là yêu cầu
cấp thiết Với những lý do đó nên tôi lựa chọn vấn đề “Xây dựng chuỗi cung
Trang 112
ứng mặt hàng rau an toàn ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu thạc sĩ,
chuyên ngành quản lý kinh tế
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài: Cần phải hoàn thiện chuỗi cung ứng rau an toàn như thế nào cho mặt hàng rau an toàn ở Việt Nam?
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung và phân tích thực trạng quá trình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn của một số chuỗi/mô hình điển hình
ở nước ta để đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện mô hình chuỗi cung ứng mẫu cho mặt hàng rau an toàn ở nước ta trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chuỗi cung ứng rau an toàn
- Tổng kết chuỗi cung ứng rau an toàn ở một số nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- Phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng rau an toàn ở một số địa phương, từ đó làm rõ hơn các vấn đề cần giải quyết
- Kiến nghị, đề xuất một số phương hướng, giải pháp cho mô hình chuỗi cung ứng rau an toàn trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Mô hình chuỗi cung ứng mặt hàng rau an toàn, từ nhà cung ứng đến người tiêu dùng cuối cùng là các khách hàng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2011 đến nay
+ Phạm vi không gian: Chuỗi cung ứng rau điển hình ở Việt Nam bao gồm: Đồng bằng sông Cửu Long, Đà Nẵng và Hà Nội Đây là những địa điểm điển hình cho ba miền Nam, Trung, Bắc của Việt Nam và là những nơi có
Trang 123
những chuỗi cung ứng rau an toàn tương đối hoàn chỉnh, là tiền đề cho việc xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn mẫu
4 Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của chuỗi cung ứng rau an toàn và bổ sung thêm một số lý luận về chuỗi cung ứng rau an toàn dưới góc độ địa phương
- Tổng kết kinh nghiệm chuỗi cung ứng an toàn của một số nước, từ đó rút ra một số bài học có thể vận dụng cho Việt Nam
- Đánh giá tương đối toàn diện thực trạng chuỗi cung ứng rau an toàn của Việt Nam theo khung lý thuyết đã phân tích, đề xuất
- Đề xuất được một số phương hướng, giải pháp cho cung ứng rau an toàn
5 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài kết cấu thành 4 chương
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn
về chuỗi cung ứng rau an toàn
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn ở Việt Nam
Chương 4: Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn ở Việt Nam
Trang 134
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG RAU AN TOÀN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Bài viết của tác giả Nguyễn Công Bình (2008), “Quản lý chuỗi cung ứng”, Nhà xuất bản Thống kê đã đưa ra các khái niệm về chuỗi cung ứng, tổ
chức dự án phát triển hệ thống chuỗi cung ứng và quy trình thiết kế hệ thống chuỗi cung ứng Trên cơ sở coi xây dựng chuỗi cung ứng là thực hiện một dự án, tài liệu đã đưa ra nguyên lý tổ chức, thực hiện một dự án thiết kế và xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng mới; một số kỹ thuật hữu ích để xác định quy trình trong chuỗi cung ứng và sắp xếp dữ liệu vừa xác định được; cách thức cấu thành một thiết kế hệ thống cơ bản và thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết của hệ thống Bên cạnh đó tài liệu cũng đưa ra phương pháp lập kế hoạch hoạt động và ngân sách chính xác cho dự án dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật chi tiết của hệ thống và đánh giá quy trình thực hiện dự án và xác định những vấn đề phát sinh
Bài viết của tác giả Bùi Thị Bích Huệ (2009), “Kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng của các tập đoàn trên thế giới và các bài học kinh nghiệm đối với các tập đoàn kinh tế Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp đã hệ thống hóa các
vấn đề lý luận về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến xây dựng chuỗi cung ứng như: khái niệm về xây dựng chuỗi cung ứng, ý nghĩa của việc xây dựng chuỗi cung
ứng và quá trình thiết kế chuỗi cung ứng
Bài viết của tác giả Mai Thùy Dung và Lê Thanh Phong (2009), “Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long”, đề tài NCKH đã tập trung nghiên cứu lý thuyết chuỗi cung ứng và
Trang 145
xây dựng chuỗi cung ứng cá tra Đề tài tiến hành phân tích thực trạng hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu, đánh giá mối liên kết giữa các thành phần tham gia cũng như điểm mạnh, điểm yếu của mô hình sản xuất cá tra xuất khẩu hiện tại ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Từ đó, đề tài đưa ra một
mô hình hiệu quả và phù hợp với thực trạng hiện tại của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu Đề tài đã kiến nghị bổ sung, xây dựng thêm và củng cố những cở
sở còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của mô hình, nhằm mục đích hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu ở Việt Nam Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu ứng dụng, các phương pháp nghiên cứu phân tích, phương pháp so sánh cũng được sử dụng nhằm nêu nêu bật những ưu điểm của mô hình chuỗi cung ứng so với mô hình hợp nhất hóa theo ngành dọc cũng như sự lựa chọn chủ thể khởi xướng và đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng, lựa chọn mô hofnh cung ứng phù hợp với đặc điểm của ngành sản
xuất cá tra xuất khẩu
Bài viết của tác giả Trần Thị Ba (2008), “Chuỗi cung ứng rau đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP”, Tạp chí khoa học đã giới thiệu tổng
quát về Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình sản xuất rau ở đây (vùng chuyên canh, luân canh) Trong bài còn trình bầy quy trình cung ứng rau hiện tại ở khu vực này từ quy trình trồng, thu hoạch, tiêu thụ đến khách hàng và giao dịch, bài còn nhắc đến thương hiệu và nhãn hiệu của sản phẩm
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng (2012), “Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho vùng rau an toàn trọng điểm Túy Loan – Đà Nẵng” đã xác
định Túy Loan là vùng rau an toàn trọng điểm của Đà Nẵng, những trong quá trình thực hiện thì khu vực này đã gặp rất nhiều khó khăn Đề tài nghiên cứu toàn bộ các mắt xích của chuỗi cung ứng rau an toàn Túy Loan thời điểm hiện tại, nghiên cứu các mắt xích của chuỗi cung ứng rau an toàn Túy Loan mới và hoạt động quản trị của nó
Trang 156
Bài viết của tác giả Lê Trịnh Minh Châu (2007) ,“ Giải pháp phát triển
hệ thống phân phối liên kết dọc các nhóm hàng lương thực và thực phẩm”,
Báo cáo đề tài Bộ Thương Mại nhận định các hệ thống phân phối hàng hóa liên kết dọc là một trong những yếu tố tổ chức quan trọng cho sự phát triển của thị trường nước ta theo hướng văn minh và hiện đại Cùng với sự phát triển đa dạng các cơ cấu tham gia hoạt động trên thị trường, các hệ thống phân phối liên kết dọc hàng lương thực và thực phẩm ở nước ta cũng được định hình và từng bước phát triển, vừa phục vụ và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành nông nghiệp, vừa tạo nên một phương thức kinh doanh theo nhu cầu phù hợp với cơ chế cạnh tranh thị trường, góp phần đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước
Bài viết của tác giả Đinh Văn Thành (2010), “Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”đã làm rõ luận cứ khoa học của việc tăng cường năng lực
tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu Đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện và hoàn cảnh phát triển mới ở Việt Nam
- Tác giả Benita M Beanmon (1998) “Supply chain design and
analysis: Models and methods” Báo cáo đã đưa ra khái niệm về chuỗi cung
ứng, tác giả cũng đưa ra mức độ cao nhất của một chuỗi cung ứng bao gồm hai quy trình tích hợp cơ bản đó là: (1) quy hoạch sản xuất và kiểm soát hàng tồn kho; (2) quá trình phân phối và hậu cần Các quá trình tương tác với nhau
để tạo ra một chuỗi cung ứng tích hợp Việc thiết kế và quán lý các quá trình
sẽ xác định mức độ mà chuỗi cung ứng hoạt động để đáp ứng các mục tiêu hiệu suất cần thiết Bên cạnh đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chuỗi cung ứng và cho rằng khi tiếp cận theo mô hình thì thiết
Trang 167
kế và phân tích chuỗi cung ứng có thể chia thành 4 loại: (1) mô hình phân tích xác định, trong đó các biến được biết đến và được chỉ định, (2) mô hình phân tích ngẫu nhiên, ít nhất một trong các biến là không rõ và được giả định theo một phân bố xác suất đặc biệt, (3) mô hình kinh tế, (4) mô hình mô phỏng Qua đó cung cấp các giải pháp cải thiện chuỗi cung ứng
- Sunil Chopra và Peter Meindl (2010) trong cuốn “Supply Chain Management”, đưa ra khái niệm về chuỗi cung ứng, chỉ ra một chuỗi cung
ứng gồm 5 thành viên là: khách hàng, nhà bán lẻ, nhà phân phối, nhà sản xuất
và người cung cấp nguyên vật liệu Thông qua sự thành công của các tập đoàn lớn tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đối với các doanh nghiệp Tác giả cho rằng, thành công của quản trị chuỗi cung ứng yêu cầu nhiều yếu tố quyết định liên quan tới dòng thông tin, dòng sản xuất và dòng vốn Mỗi quyết định này được làm để gia tăng giá trị cho chuỗi cung ứng Ngoài ra, để có một chuỗi cung ứng thành công cần phải tiến hành thiết kế mạng lưới chuối cung ứng hay nói cách khác thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng là một trong những quyết định quan trọng nhất của các quyết định chuỗi cung ứng
Qua việc nghiên cứu các công trình trên, có thể nhận xét như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu kể trên đã phân tích khái quát
những vấn đề lý luận chung, phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra một số giải pháp về chuỗi cung ứng
Thứ hai, các công trình nêu trên, ở mức độ khác nhau, đã cung cấp một
số tư liệu và kiến thức chung cho luận văn
Thứ ba, việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn chuỗi cung ứng rau ở
các vùng đại diện cho Việt Nam về tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực, về không gian, về định hướng phát triển và phù hợp với điều kiện, bối cảnh mới hiện
Trang 178
nay khi Việt Nam đang tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế giới
Luận văn góp phần bổ sung, luận giải thêm một số nội dung về lý luận
và thực tiễn chuỗi cung ứng Đặc biệt, sẽ hệ thống hoá và phân tích chuyên sâu về lý luận và thực tiễn chuỗi cung ứng rau an toàn ở Việt Nam Vì vậy, đây là một công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công trình
đã công bố
1.2 Những vấn đề cơ bản xây dựng chuỗi cung ứng
1.2.1 Chuỗi cung ứng
1.2.1.1 Khái niệm chuỗi cung ứng
Sự vận động và phát triển của chuỗi cung ứng đã trở thành vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và đưa ra những quan điểm khác nhau
về chuỗi cung ứng như:
Theo Christopher (1992) cho rằng chuối cung ứng là mạng lưới những
tổ chức liên quan đến những mối liên kết các dòng chảy ngược và xuôi theo những tiến trình và những hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị trong từng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng
Theo Lambert và các cộng sự (1998) cho rằng chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường
Theo Beamon (1998) thì chuỗi cung ứng là quá trình liên kết giữa các thành viên kinh doanh khác nhau (như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và bán lẻ) làm việc với nhau nhằm mục đích: có được nguyên liệu, chế biến nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng, phân phối sản phẩm cuối cùng đến người bán lẻ
Theo Mentzer và các cộng sự (2001) lập luận rằng chuỗi cung ứng là tập hợp của 3 thực thể hoặc nhiều hơn liên quan trực tiếp đến dòng chảy qua lại của sản phẩm, dịch vụ, tài chính và thông tin từ nguồn cung cấp đến khách hàng
Trang 189
Theo Sunil Chopra và Peter Meindl (2010) cho rằng chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thoả mãn nhu cầu khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà phân phối
mà còn người vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng
Theo Hội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010): Chuỗi cung ứng bao gồm mọi hoạt động liên quan đến việc sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối cùng
Theo Hội đồng của các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng là sự phối hợp và cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất – chế tạo, các bên thứ ba và khách hàng
Qua mỗi một thời kỳ cái nhìn về chuỗi cung ứng được hoàn thiện và
mở rộng trên nhiều khía cạnh hơn Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể tiếp cận chuỗi cung ứng như sau:
Thứ nhất, chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các thành viên trong chuỗi Thứ hai, chuỗi cung ứng là một quá trình liên kết giữa các thành viên
trong 3 hoạt động cơ bản nhất đó là: Cung cấp, sản xuất và phân phối Trong
đó, cung cấp bao gồm các hoạt động mua nguyên liệu như thế nào? Mua từ đâu và khi nào nguyên liệu được cung cấp nhằm phục vụ hiệu quả trong quá trình sản xuất? Sản xuất: là quá trình biến đổi nguyên liệu thành các sản phẩm cuối cùng; Phân phối: là một quá trình chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng một cách kịp thời và hiệu quả
Thứ ba, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các giai đoạn liên quan trực tiếp
hoặc gián tiếp đến việc thoả mãn nhu cầu khách hàng
Từ những nhận định trên, chuỗi cung ứng có thể được hiểu như sau: Chuỗi cung ứng là sự liên kết giữa các thành viên liên quan đến việc cung cấp, sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh, bắt đầu từ
Trang 191.2.1.2 Cấu trúc của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng liên kết nhiều tác nhân độc lập với nhau, mỗi tác nhân
có đặc điểm hoạt động và mục tiêu riêng nhưng chúng sẽ điều chỉnh hoạt động của mình để liên kết hoạt động với các thành viên khác thông qua mối quan hệ với khách hàng ở phía trước, nhà cung cấp ở phía sau và các doanh nghiệp hỗ trợ xung quanh Các tác nhân thực hiện các quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ được gọi là thành viên chính của chuỗi
Theo Michael Hugos (2010), có hai cấu trúc chuỗi cung ứng: chuỗi cung ứng đơn giản và chuỗi cung ứng mở rộng
Chuỗi cung ứng đơn giản: bao gồm nhà sản xuất, các nhà cung cấp và khách hàng Đây là ba nhóm thành viên cơ bản tạo nên một chuỗi cung ứng
Trang 2011
của chuỗi cung ứng mở rộng) và cuối cùng là các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ cho các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng Đây là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, tài chính, tiếp thị và công nghệ thông tin Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này tuỳ thuộc vào đặc điểm mối chuỗi khác nhau có thể có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác nhau
Nhà cung cấp Nhà sản xuất Khách hàng
Nhà cung cấp
cuối cùng
Khách hàng cuối cùng
Nhà cung cấp dịch vụ
Hình 1.2 – Chuỗi cung ứng mở rộng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
* Các thành viên của chuỗi cung ứng
Trong bất kỳ một chuỗi cung ứng nào cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các thành viên thực hiện khác nhau trong chuỗi cung ứng Theo Sunil Chopra và Peter Meind thì chuỗi cung ứng gồm 5 thành viên cơ bản là: nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và khách hàng
- Nhà sản xuất: các nhà sản xuất hay chế biến là các doanh nghiệp làm
ra sản phẩm, gồm các nhà sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất thành phẩm Các nhà máy sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác để làm ra sản phẩm Sản phẩm
có thể là vô hình (dịch vụ), hữu hình (hàng hoá)
- Nhà cung cấp: nhà cung cấp đƣợc xem nhƣ một thành viên bên ngoài
có năng lực sản xuất không giới hạn
Trang 21và phục vụ khách hàng Nhà bán buôn có thể tham gia vào việc mua hàng từ nhà sản xuất để bán cho khách hàng, đôi khi hộ chỉ là nhà môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách hàng Bên cạnh đó, chức năng của nhà bán buôn
là thực hiện quản lý tồn kho, vận hành kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ hậu mãi
- Khách hàng/người tiêu dùng: những khách hàng hay người tiêu dùng
là những người mua và sử dụng sản phẩm Khách hàng có thể mua sản phẩm
để sử dụng hoặc mua sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác rồi bán cho khách hàng khác
* Các liên kết trong chuỗi cung ứng
Liên kết trong chuỗi cung ứng là các giai đoạn của chuỗi kết hợp với nhau để tăng lợi nhuận toàn bộ chuỗi cung ứng Liên kết chuỗi cung ứng đòi hỏi mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng xem xét tác động mà các hành động của giai đoạn này tác động đến các giai đoạn khác
Các nhà nghiên cứu đã cho rằng trong chuỗi cung ứng có hai dạng liên kết chính là: liên kết dọc và liên kết ngang Trong đó:
Liên kết dọc bao gồm: liên kết với khách hàng, liên kết trong nội bộ và liên kết với nhà cung cấp
Liên kết ngang: là sự liên kết giữa các đối thủ cạnh tranh, trong nội bộ doanh nghiệp và với các tổ chức khác không phải là đối thủ cạnh tranh nhằm chia sẻ nguồn lực sản xuất
Trang 2213
1.2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng
* Những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài
- Yếu tố kinh tế
Các khía cạnh thuộc yếu tố kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái và các yếu tố kinh tế khác có tác động đáng kể đến sự thành công hay thất bại của chuỗi cung ứng Nền kinh tế không ổn định và biến động liên tục làm cho các thành viên trong chuỗi rất khó nắm bắt được
sự thay đổi của nền kinh tế Khi nền kinh tế trở nên yếu đi thì nhu cầu cho các sản phẩm sẽ giảm và nếu hàng tồn kho lớn thì sẽ phải đối mặt với sự thiệt hại
về kinh tế
- Yếu tố chính trị - chính sách, pháp luật
Sự ổn định chịnh trị trong một quốc gia là yếu tố quan trọng bởi vì nó
có một vai trò tác động đáng kể đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của khách hàng trong việc lựa chọn địa điểm của doanh nghiệp Các doanh nghiệp luôn muốn đặt cơ sở kinh doanh tại địa điểm mà ở đó họ có được sự ổn định, được cung cấp rõ ràng về các quy tắc thương mại và quyền sở hữu
- Yếu tố công nghệ
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên thế giới đã tạo ra những cơ hội và những thách thức to lớn cho các chuỗi cung ứng Công nghệ sẽ hỗ trợ cho sự phát triển chuỗi cung ứng thông qua việc đảm bảo dòng chảy thông tin thông suốt, điều này dẫn đến việc ra các quyết định trong chuỗi cung ứng được chính xác hơn, nâng cao chất lượng và giảm chi phí Nhưng nó cũng là thách thức nếu như không bắt kịp các xu thế phát triển mới thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường
Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cùng với vòng đời ngắn đã dẫn đến hàng tồn kho nhanh lỗi thời, gậy thiệt hại cho doanh nghiệp
Trang 2314
- Yếu tố tự nhiên
Các điều kiện tự nhiên như: đất đai, khí hậu, nguồn nước thiên tai, hỏa hoạn là yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, nhất là các chuỗi cung ứng mặt hàng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thiên nhiên như nông sản Cùng với đó, các điều kiện bất lợi của tự nhiên cũng làm ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển, dự trữ nguồn nguyên liệu, hàng hóa, gây thiệt hại lớn cả về uy tín
và kinh tế
* Các yếu tố thuộc chuỗi cung ứng
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng là các yếu tố có liên quan đến các hoạt động dịch vụ, các tác nhân tham gia cũng như các dòng chảy thông tin, tài chính trong chuỗi Các yêu tố này bao gồm như: sản xuất, tồn kho, vận chuyển, vị trí và thông tin
- Sản xuất
Quyết định cơ bản của các doanh nghiệp khi sản xuất là làm thế nào để cân đối giữa tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả Để đáp ứng nhanh các nhu cầu doanh nghiệp phải đầu tư xây dựng nhà máy nhưng điều này lại làm tốn chi phi hơn cho doanh nghiệp Nên việc lựa chọn sản xuất để cân đối giữa hiệu quả và chi phí là rất cần thiết
- Hàng tồn kho
Hàng tồn kho tồn tại trong chuỗi cung ứng vì không phù hợp giữa cung
và cầu Hàng tồn kho không chỉ là những sản phẩm cuối cùng được lưu trữ lại các kho hàng mà nó còn bao gồm nguyên vật liệu cho sản xuất cũng như các sản phẩm trung gian Do đó, tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng đều nắm giữ lượng hàng tồn kho nhất định Chính sách hàng tồn kho thay đổi có thể làm thay đổi đáng kể hiệu quả chuỗi cung ứng Hàng tồn kho là một chi phí chính của chi phí trong chuỗi cung ứng và có một tác động rất lớn đén sự phản hồi với các yêu cầu của khách hàng
Trang 2415
- Vị trí
Vị trí ở đấy là khu vực được lựa chọn để đặt các nhà máy sản xuất của chuỗi cung ứng Vị trí liên quan đến quyết định về tính đáp ứng nhanh và hiệu quả của các doanh nghiệp Để có thể đáp ứng nhanh các nhu cầu doanh nghiệp phải hoạt động tại nhiều vị trí và gần với khách hàng để có thể nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu của họ Nhưng để đạt được hiệu quả trong kinh doanh thì việc đặt tại vị trí nào mà doanh nghiệp có thể giảm thiểu được chi phí cũng rất quan trọng Do đó, việc lựa chọn các vị trí có tác động lớn tới chi phí cũng như hiệu quả trong kinh doanh
- Vận chuyển
Tại các địa điểm khác nhau trong chuỗi cung ứng có những cách thức vận chuyển khác nhau Người quản lý chuỗi cung ứng cần lập ra những lộ trình khác nhau để đưa sản phẩm từ khu sản xuất tới mạng lưới các nhà phân phối, bán lẻ thông qua các phương tiện vận chuyển Việc lựa chọn các phương tiện vận chuyển, con đường vận chuyển ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của toàn chuỗi Nguyên tắc chung trong vận chuyển sản phẩm là giá trị càng cao thì càng nhấn mạnh tính đáp ứng nhanh, giá trị càng thấp thì càng nhấn mạnh tính hiệu quả
- Thông tin
Thông tin là yếu tố then chốt trong việc ra quyết định của tất cả các thanh viên trong chuỗi cung ứng Nó được xem là yếu tố kết nối các hoạt động về sản xuất, tồn kho, vị trí, vận chuyển trong chuỗi Nắm bắt thông tin giúp doanh nghiệp dự đoán và lên kế hoạch thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tương lại Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải cân nhắc giữa đáp ứng nhanh và tính hiệu quả, nếu có thông tin tốt các doanh nghiệp có thể so sánh được những chi phí, lợi nhuận liên quan tới quyết định các vấn đề trên Thông
Trang 2516
tin nhanh, chính xác, đầy đủ sẽ giúp thực hiện mục tiêu lợi nhuận của toàn chuỗi cung ứng
1.2.2 Khái niệm và quy định rau an toàn
1.2.2.1 Khái niệm rau an toàn, chuỗi cung ứng rau an toàn
Rau an toàn có thể được hiểu là rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đáp ứng những yêu cầu sau:
- Rau an toàn là rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị hư hại, dập nát, héo úa
- Dư lượng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật,hàm lượng nitrat và kim loại nặng ở dưới mức cho phép
- Không bị sâu bệnh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả) có chất lượng đúng như đặc tính của nó Hàm lượng các hóa chất độc hại và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại dưới mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là “rau an toàn”
Chuỗi cung ứng rau an toàn có thể được hiểu là sự liên kết giữa các thành viên liên quan đến việc cung cấp, sản xuất và phân phối sản phẩm rau
an toàn hoàn chỉnh, bắt đầu từ nhà cung cấp rau an toàn đến nhà sản xuất rau
an toàn cho đến nhà phân phối để việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng
Cần phải xây dựng được chuỗi cung ứng rau an toàn sao cho:
- Các thành viên trong chuỗi cung ứng đạt được lợi ích về mặt kinh tế, tăng giá trị cho mặt hàng rau an toàn
- Người tiêu dùng được sử dụng các sản phẩm rau an toàn đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng
Trang 26
17
Việc phát triển chuỗi cung ứng rau an toàn là cần thiết, để phát triển chuỗi cung ứng rau an toàn bền vững cần những chính sách thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong chuỗi (nhà nước, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân), nâng cao chất lượng quản trị và thể chế, xây dựng các chính sách, cải thiện cơ chế tài chính, cải thiện cơ sở hạ tầng Trong đó, vai trò của Nhà nước là quan trọng, cần tăng cường năng lực điều phối, đẩy mạnh phân phối tiêu thụ sản phẩm, công tác giám sát đánh giá chất lượng rau an toàn đạt tiêu chuẩn, quá trình hoạch định, quy hoạch cho sản phẩm, chính sách về rau
an toàn … nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất chuỗi cung ứng rau an toàn
Việc xây dựng được chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp người nông dân tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí đầu vào, nâng cao giá trị mặt hàng rau an toàn, ổn định được sản xuất và thị trường người nông dân sẽ yên tâm sản xuất Cũng với lợi ích của người sản xuất thì người tiêu dùng cũng được lợi ích từ việc tiêu dùng các sản phẩm rau an toàn cho sực khỏe của mình
1.2.2.2 Quy định rau an toàn
- Bón phân cân đối
- Lượng phân hóa học không qua ngưỡng cho phép và thời gian cách ly đến lúc thu từ 14 ngày trở lên
- Dùng phân chuồng mục
- Không dùng phân chuồng tươi, phân bắc và nước giải để bón hoặc tưới lên cây rau Chỉ sử dụng phân khi đã ngâm ủ, thời gian sử dụng đến ngày thu hoạch đối với mùa hè là 1 tháng và 2 tháng trở lên đối với mùa đông
- Sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân bón là thiên nông
- Không dùng nước thải trong sinh hoạt để tưới cho rau mà phải dùng nguồn nước ngầm sông suối không bị ô nhiễm
- Không dùng thuốc bảo vệ thực vật nhóm 1 và thời gian cách ly khi sử dụng các nhóm thuốc khác phải đảm bảo từ 10 – 15 ngày tùy các loại rau
Trang 2718
1.2.3 Quy trình xây dựng chuỗi cung ứng
Nhiệm vụ chính của việc xây dựng chuỗi cung ứng rau an toàn là phải làm sao để tất cả các thành phần chính của chuỗi phải được kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm tối đa hóa lợi nhận chuỗi cung ứng Từ đó có thể thấy rằng, việc xây dựng chuỗi cung ứng hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định thiết kế mạng lưới cung ứng – yếu tố gắn kết các thành phần chính của chuỗi cung ứng Quy trình xây dựng gồm bốn quy trình chính sau:
Trang 2819
1.2.3.1 Hoạch định
Quy trình này bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch và tổ chức hoạt động cho ba quy trình còn lại Trong quy trình hoạch định này, người viết nghiên cứu chi tiết 2 công đoạn: dự báo lượng cầu và quản trị hàng dự trữ
* Dự báo lượng cầu
Dự báo là dự tính và báo trước các sự việc sẽ diễn ra trong tương lai một cách có cơ sở Đối tượng nghiên cứu của dự báo là sự phát triển của các yếu tố, hiện tượng trong tương lai Dự báo dựa trên nền tảng chung của khoa học quản lý và các ngành khoa học có liên quan như toán học logic học, kinh
tế và tâm lý học Như vậy dự báo nhu cầu sản phẩm là dự kiến, đánh giá nhu cầu trong tương lai của các sản phẩm, giúp doanh nghiệp xác định được chủng loại và số lượng sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) cần có trong tương lai Những quyết định liên quan đến việc quản trị chuỗi cung ứng được dựa trên các dự báo xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm ở các khía cạnh sau: chủng loại, số lượng, thời điểm cần hàng Công đoạn dự báo nhu cầu trở thành nền tảng cho
kế hoạch sản xuất nội bộ và hợp tác của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Tất cả các dự báo với 4 biến số chính phối hợp với nhau quết định diễn biến của điều kiện thị trường Những biến số đó là: nguồn cung, lượng cầu, đặc điểm sản phẩm, và môi trường cạnh tranh
- Nguồn cung được quyết định bởi số lượng nhà sản xuất và khoảng thời gian để sản xuất ra sản phẩm đó
- Lượng cầu là thuật ngữ ám chỉ toàn bộ nhu cầu thị trường với một nhóm sản phẩm hay dịch vụ liên quan
- Đặc điểm sản phẩm bao gồm các tính năng của một sản phẩm tác động đến nhu cầu khác hàng
- Môi trường cạnh tranh nhằm chỉ các hoạt động của một doanh nghiệp
Trang 291.2.3.2 Thu mua
Để tối ƣu hóa hoạt động của doanh nghiệp, công tác mua hàng cho sản xuất là một khâu quan trọng, vì thế nhiệm vụ đặt ra là phải tìm kiếm những nhà cung cấp tiềm năng, so sánh giá cả rồi sau đó mua sản phẩm từ nhà cung cấp có chi phí thấp nhất, công tác mua hàng ngày nay đƣợc nâng lên một tầm vóc mới với tên gọi “thu mua”, chức năng của thu mua có thể đƣợc phân thành 3 công đoạn chính nhƣ sau:
- Tuyển chọn nhà cung cấp
- Đàm phán hợp đồng
- Mua hàng
* Tuyển chọn nhà cung cấp
Trong quản trị chuỗi cung ứng, việc tuyển chọn và thiết lập mối quan
hệ với nhà cung cấp là một khâu rất quan trọng Đây là một quy trình nhằm
Trang 3021
xác định các nhà cung cấp chiến lược để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt việc thu mua nguyên vật liệu càn thiết để hỗ trợ kế hoạch kinh doanh và mô hình vận hành Điều này sẽ cho ta một cái nhìn cận cảnh về tầm quan trọng tương đối của năng lực nhà cung cấp Giá trị của những năng lực này phải được xem xét cùng với giá cả của sản phẩm được bán Giá trị của chất lượng sản phẩm, mức độ, dịch vụ, giao hàng đúng hạn và hỗ trợ kĩ thuật chỉ có thể được tính toán dựa vào những gì mà kế hoạch kinh doanh và mô hình điều hành của doanh nghiệp yêu cầu phải có Việc tuyển chọn nhà cung cấp là một quá trình được vạch ra lâu dài để xác định xem nhà cung cấp có phù hợp với mạng lưới cung ứng hay không Trong vài trường hợp, các nhà cung cấp được lựa chọn vì họ có các cải tiến kĩ thuật để thúc đẩy các quy trình giảm chi phí
Cả nhà cung cấp hiện tại và nhà cung cấp mới được kì vọng chia sẻ các cải tiến với nhau về các sản phẩm cùng loại Do đó, một nhà cung cấp có cơ hội nhận được các ý tưởng đến từ các nhà cung cấp khác trong mạng lưới cung ứng họ tham gia Bên cạnh đó, khi lựa chọn các nhà cung cấp, ta cũng cần phải xem xét sức mạnh tài chính của họ, nếu họ có đủ năng lực tài chính thì có thể chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp, cũng như giữa các nhà cung cấp với nhau trong một mạng lưới chuỗi cung ứng Ngoài ra, khi lựa chọn nhà cung cấp ta còn phải lưu ý đến vị trí của nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, nhà cung cấp phải ở
vị trí có khoảng cách hợp lý với nhà máy và lịch giao hàng của các nhà cung cấp sẽ cho phép nhà máy lắp ráp vận hành hiệu quả để sản xuất
Sau khi lựa chọn được các nhà cung cấp, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để phát triển và duy trì mối quan hệ với họ Việc quản trị mối quan hệ với các nhà cung cấp rất quan trọng vì nó giúp cho dòng vật chất lưu chuyển liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm thiểu các sự gián đoạn gây tiêu tốn chi phí như gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng đến sản xuất hoặc chi phí tìm kiếm nhà cung cấp khác Để thực hiện tốt công tác này, đầu tiên doanh
Trang 3122
nghiệp cần phải xác định rõ ai là nhà cung cấp cơ bản, ai là nhà cung cấp chính, ai là nhà cung cấp chiến lược Nhà cung cấp cơ bản cung cấp các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và không có mối quan hệ đầu tư đặc biệt Nhà cung cấp chính là nhà cung cấp kiểm soát các công nghệ chính liên quan đến sản phẩm cuối cùng của khách hàng, tiếp cận với việc phát triển năng lực và phối hợp phát triển công nghệ trong mạng lưới các nhà cung cấp Nhà cung cấp chiến lược là nhà cung cấp có mối quan hệ đầu tư qua lại với doanh nghiệp, và có hệ thống thông tin qua lại trực tuyến Thứ hai, doanh nghiệp cũng cần củng cố và chia sẻ thông tin mới nhằm ứng phó với các thay đổi Thứ ba, việc phối hợp với nhà cung cấp trong các dự án mà họ tham gia là cần thiết, chẳng hạn như gửi chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho họ Ngoài ra, chúng ta còn có thể dành cho các nhà cung cấp một số ưu đãi nhất định khi ký hợp đồng cung ứng hàng hóa, đặc biệt là những cam kết dài hạn để đôi bên cùng có lợi, qua đó thiết lập một mối quan hệ bền vững lâu dài
* Đàm phán hợp đồng
Hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng đi thuê ngoài các nhà cung cấp sản xuất các bộ phận của sản phẩm, vì thế hợp đồng cung cấp được soạn thảo tỉ mỉ và hợp lý sẽ mang lại hiệu quả lớn cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, khi tham gia đàm phán kí kết hợp đồng mua nguyên vật liệu trực tiếp ta phải lưu ý đến yêu cầu chính xác về chất lượng, hỗ trợ kĩ thuật tốt
và dịch vụ tốt Công tác đàm phán hợp đồng cần chú trọng đến thời hạn và địa điểm giao hàng, thời hạn thanh toán để tối thiểu hóa chi phí Để đạt hiệu quả mua hàng tối ưu, các nhà cung cấp cần có khả năng thiết lập hệ thống liên kết điện tử nhằm mục đích nhận đơn hàng, gửi thông báo giao hàng, gửi hóa đơn, nhận thanh toán một cách nhanh chóng và tiết kiệm thời gian Do các doanh nghiệp đang dần thu hẹp danh sách nhà cung cấp nên năng lực của nhà cung cấp được chọn trở thành yếu tố cực kì quan trọng, một nhà cung cấp
Trang 3223
riêng biệt có thể là nguồn cung duy nhất cho toàn bộ danh mục sản phẩm mà doanh nghiệp cần và nếu nó không hoàn thành nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng thì các hoạt động phụ thuộc vào số sản phẩm đó sẽ bị tổn hại, do đó việc giám sát thực hiện hợp đồng là rất cần thiết
cả, ngày giao hàng, thanh toán Khi thực hiện công đoạn mua hàng, ta cần phải cân nhắc xem quá trình trao đổi dữ liệu có được diễn ra kịp thời và chính xác không Để thu mua đạt hiệu quả ta phải hiểu rõ về danh mục sản phẩm nào đang được mua kèm theo số lượng mua xét trên phạm vi toàn bộ doanh nghiệp cũng như từng đơn vị vận hành, phải xem xét tường tận các chi tiết như loại sản phẩm nào được mua, số lượng bao nhiêu, từ nhà cung cấp nào, với mức giá nào Bên cạnh đó, việc thường xuyên kiểm soát hoạt động tiêu thụ thực tế cũng đóng vai trò hết sức cần thiết nhằm xem mức tiêu thụ đã hợp
lý chưa, có thừa hay thiếu gì không, qua đó để tính toán lại cho phù hợp
Trong sản xuất, việc mua nguyên vật liệu và thuê gia công ngoài (outsourcing) được các doanh nghiệp sử dụng như là một công cụ để cắt giảm chi phí một cách nhanh chóng Lựa chọn thuê gia công ngoài, doanh nghiệp sản xuất và các nhà cung cấp có thể có các lợi thế như : Nhà cung cấp có lợi thế kinh tế theo quy mô khi nhận được nhiều đơn hàng từ nhiều doanh nghiệp; doanh nghiệp sản xuất phân tán rủi ro cho các nhà cung cấp khi lượng cầu biến động; doanh nghiệp sản xuất giảm được vốn đầu tư để sản xuất và
Trang 33Tuy nhiên, những lợi ích của việc thuê gia công ngoài cũng thường đi kèm với các rủi ro Trước hết, doanh nghiệp sẽ mất đi kiến thức cạnh tranh, mất khả năng giới thiệu các mẫu thiết kế dựa trên chương trình nghị sự của
họ, khi các nhà cung cấp sẽ kiêm luôn điều đó Bên cạnh đó, việc thuê gia công ngoài các bộ phận từ nhiều nhà cung cấp như thế sẽ kìm hãm doanh nghiệp phát triển những hiểu biết bên trong, cải tiến, giải pháp Ngoài ra, việc thuê gia công ngoài có thể gây nên sự xung đột mục tiêu giữa nhà cung cấp
và doanh nghiệp
1.2.3.3 Sản xuất
Ở trên chúng ta đã nghiên cứu về 2 quy trình đầu tiên của hoạt động chuỗi cung ứng, quy trình tiếp theo là quy trình sản xuất, đây là quy trình nhằm thiết lập được chương trình sản xuất và cung cấp dịch vụ tối ưu, sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường
Trang 3425
phẩm trong toàn cảnh mô hình chuỗi cung ứng, mục tiêu ở đây là phải thiết kế
ra các sản phẩm có cơ cấu đơn giản và được tạo thành từ những bộ phận lắp ráp giống nhau được phân phối bởi một nhóm nhà cung cấp chuyên trách Hàng hóa lưu kho có thể được trữ tại các địa điểm thích hợp trong chuỗi cung ứng dưới hình thức những cụm bộ phận lắp ráp đồng loại Tích trữ những sản phẩm cồng kềnh trong kho là một việc làm tốn công vô ích vì ta hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng bằng cách lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh từ các bộ phận ngay khi nhận được đơn đặt hàng
* Lựa chọn vị trí sản xuất
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, việc lựa chọn vị trí sản xuất đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo mục tiêu chiến lược và để vận hành tốt chuỗi cung ứng Mục tiêu lựa chọn vị trí sản xuất đặt trong chuỗi cung ứng là
vị trí cho thuê có giá hợp lý, thuận tiện về giao thông để đảm bảo cho hoạt động logistics vận hành tốt, thuận tiện cho việc phân phối sản phẩm đến thị trường với chi phí thấp, gần nguồn nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng tốt Ta xây dựng phương án lựa chọn bằng cách phác thảo những nét cơ bản của vị trí sản xuất đạt yêu cầu, khảo sát và xác định một vài vùng, tỉnh, thành phố, khảo sát
và xác định các vị trí cụ thể, khả thi trong việc lắp đặt hệ thống sản xuất cho doanh nghiệp rồi lập phương án chi tiết cho từng vị trí
Để đánh giá và lựa chọn các phương án, ta có thể sử dụng mấy phương pháp cơ bản sau:
- Phân tích mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng sản phẩm
- So sánh chi phí vận tải
- Xếp hạng
- Xác định trọng tâm
Các phương pháp này có thể sử dụng đồng thời để nhà quản trị đưa ra được một vị trí tối ưu cho việc lắp đặt hệ thống sản xuất cho doanh nghiệp
Trang 3526
* Lập lịch trình sản xuất
Lập lịch trình sản xuất là việc phân bổ nguồn lực sẵn có (trang thiết bị, nhân công, nhà xưởng) để tiến hành sản xuất Mục đích của việc này là để sử dụng năng lực sẵn có một cách hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận Công đoạn lập lịch trình sản xuất là quá trình tìm kiếm sự cân bằng giữa các mục tiêu như: tần suất hoạt động cao, mức lưu kho thấp và chất lượng dịch vụ khách hàng cao Khi một sản phẩm riêng lẻ được chế tạo trong một nhà máy chuyên biệt thì công tác tổ chức sản xuất càng tốt và vận hành phương tiện sản xuất càng hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sản phẩm
Bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch vận hành sản xuất là xác định kích cỡ lô hàng đạt hiệu quả kinh tế nhất cho từng đợt sản xuất Tính toán kích cỡ lô hàng đạt hiệu quả kinh tế nhất là phải cân bằng được chi phí bố trí sản xuất một sản phẩm với chi phí lưu trữ nó trong kho Nếu việc bố trí sản xuất được tiến hành thường xuyên và những đợt sản phẩm được sản xuất theo từng lô nhỏ thì mức lưu kho sẽ thấp nhưng chi phí sản xuất sẽ cao bởi đòi hỏi nhiều hoạt động bố trí sản xuất hơn, ngược lại nếu sản xuất theo từng đợt với số lượng lớn thì chi phí bố trí sẽ giảm nhưng chi phí lưu kho lại tăng
Một khi doanh nghiệp đã quyết định số lượng sản xuất thì bước thứ hai
là thiết lập chuỗi các đợt sản xuất cho từng sản phẩm Quy tắc cơ bản là nếu lượng lưu kho của một sản phẩm nhất định tương đối thấp so với nhu cầu kì vọng thì ta nên ưu tiên lập kế hoạch sản xuất sản phẩm này trước sản phẩm khác có mức lưu kho tương đối cao so với nhu cầu kì vọng Sau khi hoàn thành việc lên lịch trình sản xuất, số lượng lưu kho nên được kiểm tra liên tục
so với nhu cầu thực tế vì hiếm khi thực tế diễn ra như đúng kế hoạch, vì thế lịch trình sản xuất phải được điều chỉnh liên tục
Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể chọn hai phương pháp lên kế hoạch là sản xuất theo dự báo - BTS (built to stock) hoặc sản xuất theo
Trang 3627
đơn hàng - BTO (built to order) BTS là phương pháp sản xuất dựa trên các
dự báo về lượng cầu từ các dữ liệu trong quá khứ BTO là phương pháp sản xuất theo đơn hàng, nghĩa là doanh nghiệp thu gom đơn hàng từ người mua rồi mới tiến hành sản xuất Hai phương pháp này có những ưu và nhược điểm riêng của nó, BTS có thể giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, lưu kho trong trường hợp cầu ít co giãn Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng BTS thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi lượng cầu thay đổi đột biến, lúc đó các dự báo sẽ thiếu chính xác và doanh nghiệp sẽ phải đối phó với các nguy cơ dư thừa hoặc thiếu hụt nguyên vật liệu Còn đối với phương pháp BTO do làm theo đơn hàng nên mang lại tính chính xác cao hơn trong hoạch định định nhu cầu nguyên vật liệu trong sản xuất, tuy nhiên phương pháp này không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Vậy làm thế nào để, xây dựng một kế hoạch sản xuất kịp thời với độ rủi ro thấp nhất?
* Quản trị đơn đặt hàng
Quản tri đơn đặt hàng là quá trình chuyển tải thông tin đơn hàng từ khách hàng đến chuỗi cung ứng, từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối để phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất Quy trình này cũng bao gồm việc truyền đi các thông tin về ngày giao hàng theo đơn đặt hàng, các sản phẩm thay thế và thông qua chuỗi cung ứng trả lời đơn hàng của khách hàng Doanh nghiệp gửi
đi một đơn đặt hàng và yêu cầu nhà cung cấp thực hiện đơn hàng, nhà cung cấp nhận yêu cầu sẽ căn cứ vào lượng hàng hóa lưu kho của mình để thực
Trang 3728
hiện đơn hàng hoặc huy động sản phẩm từ các nhà cung cấp khác Chuỗi cung ứng đang ngày càng trở nên phức tạp hơn trước, ngày nay các doanh nghiệp giao dịch với nhiều nhà cung cấp hàng hóa, nhà cung cấp các dịch vụ thuê ngoài và các đối tác phân phối Sự phức tạp này đang biến đổi nhằm đáp lại những thay đổi trong cách thức buôn bán sản phẩm, yêu cầu ngày càng cao của khách hàng cùng với sự cần thiết phải đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu mới của thị trường Với các chuỗi cung ứng phức tạp, việc quản trị đơn hàng chú trọng vào những kĩ thuật giúp cho quá trình trao đổi số liệu liên quan đến đơn hàng được nhanh chóng và chính xác hơn Sau đây là bốn nguyên tắc cho việc quản trị đơn hàng hiệu quả:
Nhập đơn hàng duy nhất một lần, đảm bảo dữ liệu được nhập vào máy
với bản gốc đạt độ chính xác cao nhất có thể và không tái nhập liệu bằng tay suốt quá trình luân chuyển trong chuỗi cung ứng Tốt nhất là để khách hàng
tự nhập đơn hàng của họ vào hệ thống đặt hàng
Tự động hóa công tác quản trị đơn hàng: tự động chuyển đơn hàng cho
những địa điểm thích hợp thực hiện Con người chỉ xử lý những trường hợp ngoại lệ
Hiển thị thông tin về tình trạng đơn hàng: cho phép khách hàng và các
đại lý dịch vụ tự động tiếp cận thông tin về tình trạng đơn hàng bất cứ khi nào
họ có nhu cầu
Sử dụng hệ thống quản trị đơn hàng liên kết: liên kết điện tử các hệ
thống quản trị đơn hàng với những hệ thống khác có liên quan để đảm bảo tính toàn vẹn của số liệu
* Lập lịch giao hàng
Quy trình lập lịch biểu giao hàng bị chi phối nhiều bởi những quyết định liên quan đến việc sử dụng các phương tiện chuyên chở Đối với hầu hết phương thức vận tải thì có hai hình thức là giao hàng trực tiếp và giao hàng
Trang 38- Giao hàng theo lộ trình định sẵn
Giao hàng theo lộ trình định sẵn là việc giao hàng được tiến hành nhằm mang sản phẩm từ một địa điểm xuất phát duy nhất đến nhiều địa điểm nhận hàng khác nhau hoặc từ nhiều địa điểm xuất phát khác nhau đến một địa điểm nhận hàng duy nhất Việc lên kế hoạch giao hàng theo lộ trình định sẵn là một nhiệm vụ phức tạp hơn rất nhiều so với công tác hoạch định giao hàng trực tiếp Ta phải đưa ra các quyết định về những lượng hàng cần giao của các sản phẩm khác nhau, tần suất giao hàng và điều quan trọn nhất là lịch trình, tuần
tự thu gom và giao hàng Ưu điểm của phương pháp này là việc sử dụng hình thức vận chuyển mang lại hiệu quả hơn và chi phí nhận hàng thấp hơn do khối lượng hàng giao một lần lớn hơn Nếu địa điểm nhận hàng cần nhập những sản phẩm khác nhau mà chỉ số EOQ của chúng lại thấp hơn tổng tải
Trang 3930
trọng của xe tải thì việc giao hàng theo lộ trình định sẵn sẽ cho phép gộp lại các đơn hàng của những sản phẩm khác nhau cho đến khi số lượng có được bằng với tải ừọng hay tổng tải trọng Khi có nhiều địa điểm nhận hàng mà mỗi địa điểm cần một lượng hàng hóa ít hơn tải ưọng của xe thì ta có thể điều chỉnh sao cho số xe đi là ít nhất
* Nguồn hàng phân phối
Hàng được giao cho khách từ hai nguồn: những địa điểm cung cấp sản phẩm riêng lẻ và các trung tâm phân phối
Những địa điểm cung cấp sản phẩm riêng lẻ là những nhà xưởng như nhả máy hay kho hàng, nơi sẵn có một sản phẩm duy nhất hay một nhóm nhỏ những món hàng liên quan cho việc giao hàng Những xưởng này thích hợp khi có lượng cầu về sản phẩm ở mức cao và có thể đoán trước, việc giao hàng chỉ được tiến hành đối với những địa điểm của khách hàng có thể nhận được những lượng hàng lớn đóng trong kiện Chúng sẽ tạo hiệu quả kinh tế theo quy mô khi được sử dụng một cách hiệu quả
Các trung tâm phân phối là những khu vực nhà xưởng tiếp nhận các chuyến hàng đóng trong kiện từ nhiều địa điểm cung cấp sản phẩm riêng lẻ Khi các nhà cung cấp có nhà máy sản xuất cách xa khách hàng, việc sử dụng các trung tâm phân phối tạo ra hiệu quả kinh tế theo quy mô trong vận chuyển đường dài để mang khối lượng lớn hàng hóa đến với khách hàng cuối cùng Trung tâm phân phối có thể dùng để lưu kho hàng hóa hoặc có thể dùng cho việc gom hàng nhanh tại kho “crossdocking” Crossdocking là một kĩ thuật được sử dụng tiên phong bởi Wal- Mart, nơi tiếp nhận và bốc dỡ những chuyến hàng gồm nhiều sản phẩm riêng lẻ Nếu những chiếc xe tải dỡ hàng vào cùng một thời điểm thì những kiện hàng đó sẽ được phân thành những lô nhỏ và kết hợp với những lô hàng nhỏ của những sản phẩm khác rồi chuyển tiếp sang việc giao hàng bằng các xe tải khác đến địa điểm nhận hàng cuối
Trang 4031
cùng Sử dụng kĩ thuật crossdocking làm cho sản phẩm lưu thông nhanh hơn trong chuỗi cung ứng vì có ít hàng hóa được lưu trữ trong kho, tốn ít chi phí bốc dỡ hơn vì không phải để dành nhiều hàng hóa trong kho rồi sau đó mới giải phóng lượng hàng hóa đó
* Vận chuyển hàng hóa
Ngày nay hầu hết các doanh nghiệp đều đi thuê ngoài các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hậu cần, các doanh nghiệp này chuyên cung cấp các dịch vụ như bốc dỡ, lưu trữ, vận chuyển hàng hóa vv Việc vận chuyển hàng đến các đaị lý hay người tiêu dùng sẽ được doanh nghiệp và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xem xét với nhau để đưa ra những cung đường vận chuyển tối ưu Thuê vận tải sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất tập trung vào năng lực cốt lõi của mình cũng như tận dụng được năng lực tác nghiệp của bên cung cấp dịch vụ, qua đó sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc Bên cạnh đó, việc thuê vận tải còn mang lại tính linh hoạt cho doanh nghiệp, chẳng hạn như tận dụng được kho hàng của bên vận tải ở những vùng khác Tuy nhiên, việc thuê vận tải lại khiến cho doanh nghiệp mất quyền kiểm soát với nghiệp vụ này
1.3 Kinh nghiệm chuỗi cung ứng ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1 Kinh nghiệm về chuỗi cung ứng rau an toàn của Thái Lan
1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển hệ thống phân phối thị trường rau
Một chuỗi siêu thị lớn đã được hỗ trợ để mua rau an toàn từ người nông dân với mức giá cao hơn hẳn so với rau thường và đảm bảo có lãi cho họ Sau
đó, sự chênh lệch giá được chuyển dần sang những người tiêu dùng đã có thói quen dùng rau an toàn và sẵn sàng trả mức giá cao hơn để tiêu thụ các sản phẩm có lợi cho sức khỏe của họ Các siêu thị này đã phát triển hệ thống cung ứng rau sạch trực tiếp từ những hộ nông dân hoặc hợp tác xã đáng tin cậy,