Cấu trúc của chuyên đề:Trong khuôn khổ chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận,chuyên đề gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá th
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
I PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Sự cần thiết của chuyên đề 3
2.1 Tình hình chung về công ty cổ phần xây dựng Đức Mạnh 33
2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPXD Đức Mạnh 33
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty CPXD Đức Mạnh 34
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty CPXD Đức mạnh 34
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của công ty CPXD Đức Mạnh 34
2.1.3 Tổ chức Bộ máy quản lý tại công ty CPXD Đức Mạnh 36
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty CPXD Đức Mạnh 37
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 37
2.1.4.3 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 45
2.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Công ty CPXD Đức Mạnh 45
2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành 45
2.2.2 Kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại Công ty CPXD Đức Mạnh 46
2.2.2.1 Kế toán tập hợp chi phí 46
2.2.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 46
2.2.2.1.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 62
2.2.2.2 Kế toán tổng hợp chi phí SXSPXL 72
A) Kế toán tổng hợp CPSX 72
B) Kế toán phân bổ CPSX 72
C) Kế toán kết chuyển CPSX 73
2.2.3 Kiểm kê đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 76
2.2.3.1 Kiểm kê đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang 76
2.2.3.2 Tính giá thành sản phẩm 78
Trang 23.1.2.2 Những mặt còn tồn tại 91
Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 93
Hoàn thiện hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: 94
Hoàn thiện chi phí SXC: 94
Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ: 94
Đẩy mạnh công tác quản lý và bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên: 95
Công ty nên tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đặc biệt là nhân viên làm việc tại phòng kế toán được học các lớp nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện cho họ nắm vững và nhanh chóng áp dụng chế độ kế toán mới theo đúng quy chế hiện hành vì công tác kế toán phải luôn tuân thủ theo chế độ kế toán, có như thế công tác kế toán mới không vi phạm luật kế toán Mặt khác, cũng phải chú ý tới việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân 95
KẾT LUẬN 96
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của chuyên đề
Đứng trước tình thế toàn cầu hoá nền kinh tế, mở cửa hội nhập tạo sự cạnhtranh cùng phát triển thì mỗi doanh nghiệp luôn tạo ra cho mình những chiếnlược kinh doanh sao cho đạt hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu Một trongnhững chiến lược kinh doanh đó thì không thể không kể tới chiến lược về giáthành sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và trong các doanh nghiệp xâylắp nói riêng Các doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các yếu tố đầu vào mộtcách tối ưu để không chỉ cho ra được những sản phẩm đảm bảo chất lượng, đảmbảo yêu cầu kỹ - mỹ thuật,… mà còn phải có một giá thành hợp lý không chỉđảm bảo mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà còn mang tính cạnh tranh đốivới các doanh nghiệp cùng ngành khác
Chính vì thế, mà trong xu thế phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn đóng vai tròquan trọng hàng đầu trong chiến lược kinh doanh Làm thế nào để sử dụng chiphí một cách tiết kiệm mà đạt hiệu quả cao là một câu hỏi lớn – luôn được quantâm từ các nhà quản lý Điều này còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hơn đối vớicác doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vì đặc điểm của doanhnghiệp xây lắp là phải thi công các công trình - hạng mục công trình trong thờigian dài, địa điểm thi công lại không cố định,…nên việc quản lý chi phí phátsinh thường gặp khó khăn Mặt khác, với vai trò - ý nghĩa của công tác kế toán
là luôn cung cấp những thông tin một cách chính xác, kịp thời,… giúp cho cácnhà quản lý đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng lúc
Xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của công táchạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên qua quá trình nghiêncứu cơ sở lý luận cùng với thời gian thực tập tại Công ty CPXD Đức Mạnh em
đã lựa chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
Trang 4phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng Đức Mạnh” để hoàn thành bài báo cáo tốt
nghiệp của mình
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
a) Đối tượng nghiên cứu:
Là thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmxây lắp tại Công ty CPXD Đức Mạnh Trong đó tập trung nghiên cứu cụ thể vào
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công trình trường mầm non xãHương Đô
b) Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Công ty CPXD Đức Mạnh mà cụ thể là công trìnhtrường mầm non xã Hương Đô
Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu lấy ở công ty Quý 3/2012
Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng côngtác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình trường mầmnon xã Hương Đô do đội thi công số 3, Công ty CPXD Đức Mạnh thi công
3 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các sách viết về kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm từ đó làm căn cứ để viết báo cáo
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Trong thời gian thực tập tại công ty,
có rất nhiều tài liệu thô liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu như các chứng từ,bảng kê, sổ sách chi tiết và tổng hợp…cần được chọn lọc và xử lý Em đã sửdụng các phương pháp đối chiếu, phân tích, so sánh để thực hiện
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Thông qua phỏng vấn kế toán của công
ty, em đã hiểu được quy trình luân chuyển chứng từ cũng như tình hình hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty
Phương pháp kế toán: Cung cấp thông tin kinh tế thông qua việc sử dụng hệthống tài khoản kế toán
Trang 54 Cấu trúc của chuyên đề:
Trong khuôn khổ chuyên đề tốt nghiệp ngoài phần mở đầu và kết luận,chuyên đề gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng Đức Mạnh
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng Đức Mạnh
Báo cáo thực tập của em được hoàn thành với sự giúp đỡ, quan tâm tận tình
chu đáo của cô giáo Hồ Thị Vinh, cùng các anh chị trong toàn thể công ty nói
chung và phòng kế toán nói riêng Mặc dù bản thân đã có rất nhiều cố gắng,xong do hạn chế về mặt thời gian cũng như sự nhận thức và trình độ nên chắcchắn trong bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót Do vậy, em rấtmong được tiếp thu những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của cô và các anh chị trongphòng kế toán để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình, phục
vụ tốt hơn cho công tác kế toán thực tế sau này
Em chân thành cảm ơn ! SINH VIÊN THỰC TẬP
Nguyễn Thanh Sơn
Trang 6PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Đặc điểm công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.1.1 Đặc điểm chung của sản phẩm xây lắp
Sản xuất xây lắp là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp Tuy nhiên
đó là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt Sản phẩm xây dựng cơ bản đượctiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết
kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành Sản xuất xây dựng cơ bảncũng có tính dây chuyền, giữa các khâu của hoạt động sản xuất có mối quan hệchặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtcủa các khâu khác
Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, sản phẩm xây lắp không có sảnphẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹthuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau Chính vì vậy, mỗi sảnphẩm xây lắp đều có yêu cầu về mặt tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biệnpháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việcsản xuất, thi công mới mang lại hiệu quả cao và đảm bảo cho sản xuất được liêntục Do sản phẩm có tính chất đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàng nênchi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình,ngay cả khi công trình thi công theo các thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ởnhững địa điểm khác nhau với các điều kiện thi công khác nhau thì CPSX cũngkhác nhau Việc tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành và xác định kết quảthi công xây lắp cũng được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt, sản xuấtxây lắp được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách hàng nên ít phát sinh chi
Trang 7Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thicông tương đối dài, có công trình phải xây dựng nhiều năm mới xong Trong sảnxuất thi công xây lắp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiềuvật tư, nhân lực của xã hội Do đó khi lập kế hoạch xây lắp cần cân nhắc, thậntrọng, nêu rõ các yêu cầu về vật tư, tiền vốn, nhân công Việc quản lý theo dõiquá trình sản xuất thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, nhưngvẫn đảm bảo chất lượng thi công công trình Do thời gian thi công tương đối dàinên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng tháng như trong sản xuấtcông nghiệp mà được xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục côngtrình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước tuỳthuộc vào kết cấu, đặc điểm kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp.Việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành sẽ góp phần to lớn trong việcquản lý sản xuất thi công và sử dụng đồng vốn hiệu quả nhất.
Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của điềukiện thiên nhiên, môi trường, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một mức
độ nào đó mang tính chất thời vụ Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần
tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ,khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi Trong điều kiện thời tiết khôngthuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lượngcông trình phải phá đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do người sản xuất, doanhnghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giáthành
Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài và sản phẩm xây lắpđược sử dụng tại chỗ, địa điểm xây lắp luôn thay đổi theo địa bàn thi công Dovậy cần tính toán, khảo sát, kiểm tra giám sát thật kỹ trước mắt cũng như lâu dài.Khi công trình hoàn thành, điều đó có nghĩa là người công nhân không còn làmviệc ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ở một công trình khác Do đó sẽ phát
Trang 8theo dõi chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh này, kế toán cần tính toán kỹ cáckhoản chi phí này để đưa ra kế hoạch điều động công nhân, máy móc, hoặc đithuê tại chỗ nơi thi công công trình hoặc điều động nhân lực, vật lực tại doanhnghiệp để giảm chi phí di dời
1.1.2 Chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp
1.1.2.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
a) Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp nói riêng và trong doanhnghiệp sản xuất nói chung là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao độngsống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra
để tiến hành hoạt động sản xuất, thi công trong một thời kỳ nhất định (tháng,quý, năm) Trong đó chi phí về lao động sống bao gồm các khoản phải trả chongười lao động như tiền lương, bảo hiểm xã hội; chi phí lao động vật hoá baogồm các chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao tài sản cốđịnh (TSCĐ), chi phí máy thi công (MTC)
Khi tiến hành sản xuất, không phải tất cả các chi phí đều liên quan đến hoạtđộng sản xuất sản phẩm mà còn có các chi phí khác như quản lý doanh nghiệp,các khoản chi phí về hao hụt vật liệu ngoài định mức Do đó chỉ những khoảnliên quan trực tiếp tới quá trình thi công, sản xuất mới được coi là chi phí sảnxuất và được tập hợp tính vào giá thành công trình
b) Phân loại chi phí sản xuất trong DNXL
Tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công tác quản lý mà chi phí sảnxuất có thể được phân loại theo những tiêu thức khác nhau Trong công tác kếtoán chi phí sản xuất thường được phân loại theo những tiêu thức sau
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế (yếu tố chi phí)
Toàn bộ chi phí được chia theo các yếu tố sau:
Trang 9- Chi phí nguyên vật liệu: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vậtliệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào sản xuấtkinh doanh
- Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp theo lương phảitrả cho người lao động và các khoản trích theo lương gồm BHXH, BHYT,KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trảngười lao động tính vào chi phí
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phảitrích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoàidùng cho sản xuất kinh doanh
- Chi phí khác bằng tiền: gồm các chi phí khác bằng tiền mà chưa đượcphản ánh trong các yếu tố trên dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
* Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí:
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đượcchia thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): gồm tất cả các chi phí nguyênvật liệu trực tiếp liên quan trực tiếp đến việc thi công, xây lắp như:
+ Vật liệu xây dựng: cát, đá, sỏi, sắt thép, xi măng…
+ Nhiên liệu: Xăng, dầu,…
+ Vật kết cấu: Bê tông đúc sẵn…
+ Thiết bị gắn với vật kiến trúc: thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng…
- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp mangtính chất tiền lương và các khoản trích theo lương được phép tính vào chi phítheo quy định của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng vàlắp đặt thiết bị
+ Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công
Trang 10+ Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấptrách nhiệm, tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp.
- Chi phí sử dụng máy thi công: Đây được xem là một khoản chi phí đặcthù trong doanh nghiệp xây lắp Chi phí sử dụng máy thi công gồm các chi phíliên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công như:
+ Tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công kể cả công nhân phục
vụ máy và các khoản phụ cấp theo lương
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định là máy móc thi công
+ Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho máy thi công
+ Chi phí về sửa chữa, bảo trì, điện nước cho máy thi công
+ Chi phí khác liên quan đến việc sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung là các chi phí trực tiếpkhác (ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí máythi công) phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất xây dựng Điềuđặc biệt trong doanh nghiệp xây lắp các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ củacông nhân trực tiếp sản xuất và công nhân sử dụng máy thi công cũng được tínhvào chi phí sản xuất chung
+ Chi phí nhân viên: phân xưởng, tổ sản xuất, tổ thi công…
+ Chi phí vật liệu: vật liệu dùng sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định…
+ Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: cuốc, xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy…+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chođội xây dựng, đội thi công…
* Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với mức độ hoạt động, khốilượng công việc, sản phẩm hoàn thành
- Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ
so với khối lượng công việc hoàn thành Ví dụ chi phí nguyên vật liệu, chi phínhân công… Khối lượng công việc càng nhiều thì các chi phí này càng tăng
Trang 11- Chi phí bất biến (định phí) là những chi phí không đổi về tổng số so vớikhối lượng công việc hoàn thành Ví dụ chi phí khấu hao máy móc, chi phí quảnlý… Các chi phí này được tính định kỳ và không có sự thay đổi hoặc tỷ lệ thayđổi nhỏ so với sự thay đổi của khối lượng công việc.
- Chi phí hỗn hợp: bao gồm cả yếu tố định phí và yếu tố biến phí
1.1.2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp
a) Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí vềlao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có liênquan đến khối lượng xây lắp đã hoàn thành
Đối với doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sảnxuất bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công,chi phí khác tính cho từng công trình, từng hạng mục công trình hay khối lượngxây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành nghiệm thu, bàn giao
và được chấp nhận thanh toán
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ để tính toán xác định kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp Nó thể hiện khả năng của doanh nghiệp trongviệc sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất với chi phí tối thiểu
b) Phân loại giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
Tuỳ thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân loại giá thành sản phẩm xây lắpđược chia thành nhiều loại khác nhau Có thể phân loại giá thành sản phẩm xâylắp theo thời điểm và nguồn số liệu như sau:
Giá trị dự toán công tác xây lắp: Giá trị dự toán là giá được hình thành trên
cơ sở giá thành dự toán và thu nhập chịu thuế tính trước
Đơn giá
Trang 12Giá thành dự toán công tác xây lắp: là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khốilượng công tác xây lắp theo dự toán Đây là chỉ tiêu được xác dịnh theo địnhmức và khung giá để hoàn thành khối lượng xây lắp dựa trên cơ sở là các địnhmức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của nhà nước Như vậy giá thành dự toán là một
bộ phận của giá trị dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt và được xácđịnh từ giá trị dự toán không có phần lợi nhuận:
Giá thành dự toán được xây dựng và tồn tại trong một thời gian nhất định,
nó được xác định trong những điều kiện trung bình về sản xuất thi công và tổchức quản lý, về hao phí lao động vật tư… Giá thành dự toán có tính cố địnhtương đối và mang tính chất xã hội
Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định từ những điều kiện và đặcđiểm cụ thể của một DNXL trong một kỳ kế hoạch nhất định Căn cứ vào giáthành dự toán và căn cứ vào điều kiện cụ thể, năng lực thực tế sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch, doanh nghiệp tự xây dựng nhữngđịnh mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá để xác định những hao phí cần thiết thicông công tŕnh trong một kỳ kế hoạch
Như vậy, giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các doanh nghiệp xây lắp tựphấn đấu để thực hiện mức hạ giá thành trong kỳ kế hoạch:
Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh để hoàn thành quá
trình thi công do kế toán tập hợp được Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng,hiệu quả về kết quả hoạt động của DNXL Giá thành thực tế bao gồm chi phíđịnh mức, chi phí vượt định mức và các chi phí khác
Muốn đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất thi côngcủa đơn vị xây lắp ta có thể so sánh các loại giá thành trên với nhau Giá thành
dự toán mang tính chất xã hội nên việc so sánh giá thành thực tế với giá thành
dự toán cho phép ta đánh giá được sự tiến bộ hay yếu kém của doanh nghiệp xây
Trang 13-lắp trong điều kiện cụ thể về biện pháp thi công, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình
độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp So sánh giữa giá thành thực tế với giáthành kế hoạch cho thấy mức độ hạ giá thành kế hoạch của doanh nghiệp Sosánh giữa giá thành thực tế với giá thành dự toán phản ánh chỉ tiêu tích luỹ củadoanh nghiệp, từ đó có thể dự định khả năng của doanh nghiệp trong năm tới.Tuy nhiên, việc so sánh này cần đảm bảo tính thống nhất và có thể so sánh được
Về nguyên tắc thì mối quan hệ giữa các loại giá thành phải đảm bảo như sau:Giá thành dự toán ≥ giá thành kế hoạch ≥ giá thành thực tế
Đây cũng là nguyên tắc khi xây dựng giá thành và tổ chức thực hiện kếhoạch giá thành, có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo có lãi, có tích lũy saukhi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước
* Bên cạnh đó theo phạm vi của chỉ tiêu giá thành thì giá thành sản phẩmlại được chia thành giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ Giá thành sản xuấtcuả sản phẩm xây lắp bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc xâydựng hay lắp đặt sản phẩm xây lắp như CPNVLTT, CPNCTT, các chi phí quản
lý chung khác Giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu phản ánh toàn
bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩmxây lắp
1.1.2.3 Mối quan hê chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
Hoạt động xây lắp là sự thống nhất hai mặt của một quá trình Như vậy cóthể thấy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ và có
sự độc lập tương đối với nhau Chi phí thể hiện hao phí sản xuất còn giá thànhthể hiện kết quả của qúa trình sản xuất
Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho công trình, hạng mục công trình
+
=
=
Trang 14Về mặt chất: Chúng đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động
vật hoá mà Doanh nghiệp phải bỏ ra trong qúa trình thi công xây lắp
Về mặt lượng: Chi phí sản xuất phản ánh hao phí trong một thời kỳ nhất
định, giá thành sản phẩm chỉ phản ánh những hao phí liên quan tới khối lượngcông việc hoàn thành, được bàn giao, được nghiệm thu Giá thành sản phẩmkhông bao gồm chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, chi phí không liên quan đếnhoạt động sản xuất, chi phí thực tế phát sinh chờ phân bổ, nhưng lại bao gồm chiphí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được tínhtrước trong kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ trước nhưng phân bổ cho kỳ này.Trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất tạo cơ sở cho việc tính giá thành sảnphẩm Đây là hai bước công việc liên tiếp gắn bó hữu cơ với nhau, nếu tạm tínhgiá thành xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý được thể hiện qua sơ đồ sau:
AB: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
BD: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
AC: Tổng giá thành sản phẩm
CD: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Như vậy giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phảnánh giá trị thực của các khoản hao phí sản xuất Mọi cách tính chủ quan, khôngphản ảnh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡmối quan hệ hàng hoá tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh vàkhông thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
Trang 151.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí
1.2.1.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
a) Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sảnxuất cần được tổ chức tập hợp theo đó Xác định đối tượng kế toán chi phí sảnxuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất Để xác địnhđối tượng kế toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí vàcông dụng của chi phí trong sản xuất
Trong sản xuất xây lắp, do đặc điểm sản phẩm có tính đơn chiếc nên đốitượng hạch toán chi phí sản xuất thường là theo từng đơn đặt hàng hoặc cũng cóthể đó là một hạng mục công trình, một bộ phận của từng hạng mục công trình,nhóm hạng mục công trình, một ngôi nhà trong dãy nhà
Tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt choviệc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toánkinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tínhgiá thành sản phẩm được kịp thời và chính xác
b) Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Có hai phương pháp để tập hợp chi phí sản xuất: phương pháp ghi trựctiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp
* Phương pháp ghi trực tiếp: áp dụng trong trường hợp các chi phí sản xuất
có quan hệ trực tiếp với đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Phương pháp ghitrực tiếp đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu (chứng từ gốc) theo từng đốitượng, trên cơ sở đó, kế toán tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng đốitượng Phương pháp ghi trực tiếp đảm bảo việc tập hợp chi phí sản xuất theođúng đối tượng chi phí với mức độ chính xác cao
* Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản
Trang 16không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng lẻ theo từng đối tượng được.Phương pháp này đòi hỏi phải ghi chép ban đầu các chi phí sản xuất có liên quantới nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, trên cơ sở tập hợp cácchứng từ kế toán theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội sản xuất, côngtrường) Sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính toán phân bổ chi phí sản xuất
đã tập hợp cho các đối tượng liên quan
Việc tính toán phân bổ gồm hai bước:
-Tính hệ số phân bổ: H = C / T
Trong đó: C là tổng chi phí đã tập hợp cần phân bổ
T là tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
- Phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan: Cn = Tn x H
Trong đó: Cn là chi phí phân bổ cho từng đối tượng n
Tn là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n
1.2.1.2 Nội dung kế toán tập hợp chi phí sản xuất
a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính,nguyên vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình sử dụng trongquá trình sản xuất xây lắp từng công trình CPNVLTT còn bao gồm cả các chiphí cốp pha, giàn giáo, CCDC được sử dụng nhiều lần
Vật liệu sử dụng công trình, hạng mục công trình nào thì tính trực tiếp chocông trình, hạng mục công trình đó Trong doanh nghiệp xây lắp, CPNVLTTđược phân bổ theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu, hoặc theo khối lượng thựchiện
Để tính toán, tập hợp chính xác CPNVLTT, kế toán cần xác định chính xác
số nguyên vật liệu đã lĩnh, thực tế đã sử dụng Vì vậy, trong kỳ sản xuất, cónhững nguyên vật liệu chính đã xuất dùng cho các tổ, đội, công trình (theo cácchứng từ xuất vật liệu) nhưng chưa sử dụng hết vào sản xuất thì phải được thuhồi nhập kho để loại trừ ra khỏi chi phí sản xuất trong kỳ
Trang 17Giá trịNVL xuấtđưa vào
SX, sửdụng
-Giá trịNVL cònlại CKchưa SD
-Giá trịphế liệuthu hồi
Để hạch toán chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phínguyên vật liệu trực tiếp như các doanh nghiệp khác Tài khoản này được mởchi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình
Bên Nợ của TK 621: phản ánh trị giá NVL thực tế xuất dùng trực tiếp cho việclắp đặt, thi công công trình
Bên Có: kết chuyển trị giá NVL thực tế xuất dùng vào TK154, kết chuyểnCPNVLTT vượt quá mức bình thường vào TK632 Trị giá NVL xuất sử dụngkhông hết nhập lại kho
TK621 không có số dư cuối kỳ
Phương pháp hạch toán CPNVLTT được minh hoạ qua sơ đồ sau
Vật liệu không hết nhập lại kho
Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi phí NVL trực tiếp
TK111,112,331…
Phần CP vượt mức bình thường
TK152
Trang 18b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
CPNCTT là các chi phí cho lao động trực tiếp tham vào quá trình hoạtđộng xây lắp và hoạt động sản xuất công nghiệp, cung cấp dịch vụ, lao vụ.Trong doanh nghiệp xây lắp, chi phí lao động trực tiếp thuộc hoạt động sản xuấtxây lắp bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động thuộc quyền quản lýcủa doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo từng loại công việc Không nhưcác doanh nghiệp sản xuất khác các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT,KPCĐ không được tính vào CPNCTT
Chi phí nhân công trực tiếp nếu tính trả lương theo sản phẩm hoặc tiềnlương trả theo thời gian nhưng có liên hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợpchi phí cụ thể thì dùng phương pháp tập hợp trực tiếp Đối với NCTT sản xuấttrả theo thời gian có liên quan tới nhiều đối tượng và không hạch toán trực tiếpđược vào các khoản tiền lương phụ của công nhân sản xuất xây lắp thì phải dùngphương pháp phân bổ gián tiếp Tiêu chuẩn được dùng để phân bổ hợp lý làphân bổ theo giờ công định mức hoặc theo tiền lương định mức, hay phân bổtheo giờ công thực tế
Để hạch toán CPNCTT kế toán sử dụng TK622 - Chi phí nhân công trựctiếp TK này được chi tiết cho từng công trình và hạng mục công trình với kếtcấu và nội dung như sau
Bên Nợ: Phản ánh CPNCTT tham gia xây dựng, thi công công trình
Bên Có: kết chuyển CPNCTT vào bên Nợ TK154, kết chuyển CPNCTT vượttrên mức bình thường vào TK 632
Trang 19Trình tự kế toán CPNC trực tiếp được minh hoạ theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
c) Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (CPSDMTC)
Hạch toán CPSDMTC phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: tổchức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằngmáy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp
Nếu doanh nghiệp tổ chức các đội máy thi công riêng biệt và có phân cấphạch toán cho đội máy thi công, tổ chức hạch toán kế toán riêng thì tất cả các chiphí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công được tính vào các khoản mụcCPNVLTT, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chứ khôngphản ánh vào khoản mục CPSDMTC
Nếu doanh nghiệp không tổ chức các đội máy thi công riêng biệt, hoặc có
tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng biệt chođội máy thi công và thực hiên phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừakết hợp bằng máy thì các chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi côngđược tính vào khoản mục CPSDMTC, sau đó phân bổ thực tế cho từng côngtrình, hạng mục công trình
xây lắp, tiền lương phải trả cho lao động thuê ngoài
(4)Tiền lương, tiền ăn giữa ca của công nhân (sản xuất
sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ trong DNXL)
Kết chuyển chi phí nhân công TT
Phần CP vượt mức bình thường
Trang 20Trường hợp doanh nghiệp thực hiện giao khoán giá trị xây lắp nội bộ chođơn vị nhận khoán (không tổ chức hạch toán kinh tế riêng) thì doanh nghiệpkhông theo dõi chi phí phát sinh thực tế mà chỉ theo dõi tiền tạm ứngCPSDMTC và thanh toán tiền tạm ứng khi có bảng quyết toán tạm ứng về giá trịkhối lượng xây lắp khi hoàn thành đã bàn giao được duyệt.
Phân bổ CPSDMTC: phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo phương phápthích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế
+Trường hợp các chi phí sử dụng MTC được theo dõi riêng cho từng loại máy Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng như sau:
=
+ Trường hợp không theo dõi tập hợp chi phí cho từng loại máy riêng biệtphải xác định ca máy tiêu chuẩn thông qua hệ số quy đổi (H) và được xác địnhnhư sau:
Sau đó căn cứ vào hệ số quy đổi và số ca máy đã thực hiện của từng loại máy để quy đổi thành số ca máy chuẩn:
Phân bổ chi phí sử dụng máy cho từng đối tượng theo số ca máy tiêu chuẩn
Để hạch toán CPSDMTC kế toán sử dụng TK623: Chi phí sử dụng máy thicông Đây là TK đặc thù của doanh nghiệp xây lắp Nếu doanh nghiệp thực hiện
Giá kế hoạch của một ca máy Giá kế hoạch một ca máy thấp nhất
Tổng số ca máy hoạt động thực tế hoặc khối lượng công tác do máy
thực hiện
Số ca máy thực tế (hoặc khối lượng công tác) đã phục
vụ cho từng đối tượng
Tổng chi phí sử dụng máy phải phân bổ Tổng số ca máy chuẩn
Số ca máy đã được quy đổi phục vụ cho từng đối
Số ca máy chuẩn của
từng loại máy đã hoạt
động
Số ca máy thực tế hoạt động của từng loại máy
Trang 21thi công xây lắp công trình hoàn toàn theo phương thức máy thi công thì không
sử dụng TK623 mà hạch toán toàn bộ chi phí xây lắp trực tiếp vào các TK621,
622, 627 Kết cấu và nội dung của TK này như sau:
Bên Nợ: Tập hợp CPSDMTC thực tế phát sinh
Bên Có: kết chuyển CPSDMTC sang bên Nợ TK154, kết chuyển phần
CPSDMTC vượt quá mức bình thường sang bên Nợ TK632
TK623 không có số dư cuối kỳ
TK623 có 6 tài khoản cấp 2:
+TK6231- chi phí nhân công: dùng để phản ánh lương chính, lương phụ,phụ cấp lương phải trả cho nhân viên trực tiếp điều khiển máy thi công
+TK6232 - chi phí vật liệu phản ánh chi phí vật liệu, nhiên liệu phục vụ
xe, máy thi công
+TK6233 - chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh công cụ, dụng cụ lao độngliên quan đến hoạt động của xe, máy thi công
+TK6234 - chi phí khấu hao máy thi công: phản ánh chi phí khấu hao xe,máy thi công phục vụ thi công, xây lắp công trình
+TK6237- chi phí dịch vụ mua ngoài
+TK6238 - chi phí khác bằng tiền
- Trình tự kế toán CPSDMTC được phản ánh theo sơ đồ sau:
+ Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổchức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho độimáy thi công:
Trang 22Trích trước tiền lương nghỉ phép của CN sử dụng máy thi công
Kết chuyển CPSDMTC
TK632
Phần CPSDMTC vượt mức bình thường
Theo giá chưa có thuế
Trang 23+ Nếu doanh nghiệp tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp quản lý
để theo dõi riêng chi phí như một bộ phận sản xuất độc lập:
Sơ đồ 1.4: Hạch toán CPSDMTC tại doanh nghiệp có đội máy thi công
riêng và hạch toán riêng cho từng đội máy
bộ phận (Giá thành
ca máy thi công)
Nếu doanh nghiệp bán lao vụ máy giữa các bộ phận
CPNVLTT phát sinh
ở đội MTC
Trang 24Trường hợp doanh nghiệp thuê ca máy thi công
Sơ đồ 1.5: Hạch toán CPSDMTC trong trường hợp doanh nghiệp thuê ca
MTC
d) Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC)
Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp là các chi phí phục vụquản lý thi công xây lắp các công trình, hạng mục công trình phát sinh trongphạm vi các tổ đội sản xuất CPSXC trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm lươngnhân viên quản lý đội, trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trêntổng lương công nhân viên của đội; khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội; tiền ăn
ca của toàn bộ nhân viên trong đội, chi phí sửa chữa bảo hành công trình; chi phídịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác
Để hạch toán CPSXC kế toán sử dụng TK627 –Chi phí sản xuất chung.Nội dung và kết cấu của TK này như sau
Bên Nợ: phản ánh CPSXC phát sinh trong kỳ
Bên Có: phản ánh các khoản ghi giảm CPSXC, kết chuyển CPSXC sang bên Nợ
TK154, kết chuyển CPSXC cố định vượt mức bình thường sang TK632
TK627 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 627 có 6 tài khoản cấp 2:
+ TK6271- Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh các khoản tiền lương,các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, tổ đội; tiền ăn ca,
VAT
TK154
(CT, hạng mục CT) Tiền thuê MTC phải trả
TK133
Kết chuyển CPSDMTC
Trang 25các khoản trích theo lương theo tỷ lệ quy định phải trả nhân viên quản lý vànhân viên trực tiếp sản xuất thi công…
+ TK6272- Chi phí vật liệu: phản ánh chi phí nguyên vật liệu xuất dùngcho quản lý tổ, đội, phân xưởng…
+ TK6273- Chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ, dụng cụxuất dùng cho quản lý tổ, đội, phân xưởng…
+ TK6274- Chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí KHTSCĐ dùng chohoạt động sản xuất sản phẩm, thi công và quản lý phân xưởng
+ TK6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK6278- Chi phí khác bằng tiền: phản ánh các chi phí bằng tiền khácngoài các chi phí đã kể trên dùng cho hoạt động quản lý tổ, đội, phân xưởng.CPSXC được tập hợp theo nội dung khoản mục quy định Tuỳ thuộc vào tổchức sản xuất của tổ, đội xây lắp ở doanh nghiệp xây lắp mà kế toán tổ chức kếtoán cho phù hợp Nếu đội thi công tiến hành thi công nhiều công trình, hạngmục công trình cùng một lúc thì cần phải phân bổ CPSXC cho từng công trình.Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trình, hoặc đội thi công vàtính phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp thíchhợp Tiêu thức dùng để phân bổ CPSXC thường được sử dụng là: Phân bổ theoCPSXC định mức, phân bổ theo giờ công sản xuất kinh doanh định mức hoặcthực tế
Trang 26
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
1.2.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng trong khoản mục cần được kếtchuyển để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng côngtrình, hạng mục công trình
Để tính giá thành sản phẩm, các chi phí được kết chuyển hoặc phân bổ vàoTK154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang TK154 có 4 TK cấp 2:
+TK 1541: Xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xâylắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ ( Kể cả của nhà thầuphụ chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán )
TK154
TK632
Kết chuyển CPSXC
Tính vào chi phí
TK152,153,142
TK111,112,331
Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên đội xây
dựng, tiền ăn giưa ca của công nhân sản xuất nhân viên quản lý xây lắp
TK338
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ % quy định trên lương của
công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên SDMTC, nhân viên quản lý đội
Chi phí NVL, CCDC xuất dùng cho đội xây dựng
TK214
Trích khấu hao máy móc thiết bị sản xuất thuộc đội xây dựng
TK335,142
Chi phí thực tế phát sinh Trích trước hoặc phân bổ chi
phí sửa chữa thuộc đội xây dựng
TK133(1)
Chi phí điện nước
điện thoại xây lắp
Thuế GTGT
CPSXC
cố định vượt định mức
Trang 27+TK 1542: Sản phẩm khác: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sảnphẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ ( các thành phẩm,cấu kiện xây lắp ).
+TK 1543: Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ vàphản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ
+TK 1544: Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí bảo hànhcông trình xây lắp thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xâylắp còn dở dang cuối kỳ
Sản phẩm xây lắp không phải làm thủ tục nhập kho và chỉ làm thủ tụcnghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng Tuy nhiên, trong trường hợp sản phẩmxây lắp đã hoàn thành nhưng còn chờ tiêu thụ như xây nhà để bán hoặc sảnphẩm đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao, thì cũng được coi là sản phẩm đượcnhập kho thành phẩm (TK 155)
Trang 28Kết chuyển chi phí NCTT
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC
Kết chuyển chi phí sử dụng MTC
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
1.2.3 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Do đặc điểm sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, quy trình công nghệ sảnxuất khá phức tạp, thời gian thi công dài nên việc bàn giao thanh toán cũng đadạng: có thể là công trình hay hạng mục công trình đã xây lắp hoàn thành, có thể
là các giai đoạn công nghệ, bộ phận công việc hoàn thành theo giai đoạn quyước Cuối kỳ tính giá thành để xác định CPSXDD dở dang phải tiến hành kiểm
kê khối lượng xây lắp dở dang, xác định mức độ hoàn thành và dùng phươngpháp đánh giá SPDD thích hợp Căn cứ vào phương thức giao nhận thầu giữachủ đầu tư và đơn vị xây lắp, có các phương pháp đánh giá SPDD như sau:
Hoặc giá trị khối lượng do nhà thầu phụ bàn giao được xác định là tiêu thụ ngay
Trang 29- Trường hợp bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ, tổngcộng CPSX từ khi khởi công đến thời điểm xác định chính là CPSX dở dangthực tế.
- Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, sảnphẩm dở dang là các giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành Xác định chi phí sảnxuất dở dang cuối kỳ theo phương pháp phân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giáthành dự toán và mức độ hoàn thành theo các bước sau:
Trường hợp bàn giao thanh toán theo định kỳ khối lượng hoàn thành của từng loại công việc, xác định chi phí thực tế của khối lượng DDCK như sau:
Giá thành dự toán KLXL hoàn thành bàn giao trong kỳ
Giá thành dự toán của các khối lượng
dở dang cuối kỳ
Giá thành
dự toán của khối lượng dở dang cuối kỳ
Hệ số phân bổ
Giá thành dự toán khối lượng
dở dang cuối kỳ của từng giai
đoạn
Tỷ lệ hoàn thành của từng giai đoạn
lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ
Giá thành dự toán khối lượng dở dang cuối kỳ của các giai đoạn
=
+
+
Trang 301.2.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.4.1 Đối tượng và kỳ tính giá thành SPXL
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng sốliệu về chi phí sản xuất để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế củasản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành theo các yếu tố hoặc khoản mục giá thànhtrong kỳ đã được xác định Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành
và mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí mà kế toán phải lựa chọn sửdụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp thích hợp
* Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành cũng là một công việc đầu tiên trongtoàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán Bộ phận kế toán giá thànhphải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao
vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất của chúng để xác địnhđối tượng tính giá thành cho phù hợp
Trong sản xuất xây lắp, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giáthành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành Ngoài rađối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn công trình hoặc từng giai đoạnhoàn thành quy ước, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vịxây lắp và chủ đầu tư
* Kỳ tính giá thành trong sản xuất xây lắp:
Do sản phẩm xây lắp được sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sảnxuất dài, công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kỳsản xuất sản phẩm cho nên kỳ tính giá thành thường được chọn là thời điểm màcông trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng Như vậy,
kỳ tính giá thành có thể sẽ không phù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợpvới chu kỳ sản xuất sản phẩm
Trang 311.2.4.2 Các phương pháp tính giá thành SPXL
a) Phương pháp tính giá thành giản đơn (tính giá thành trực tiếp)
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sảnxuất giản đơn, chu kỳ sản xuất thi công ngắn Trong kỳ, khi có khối lượng xâylắp hoàn thành bàn giao từng phần, kế toán xác định giá thành thực tế khốilượng công tác xây lắp
Trường hợp CPSX tập hợp cho cả CT nhưng giá thành thực tế phải tínhriêng cho từng hạng mục CT Nếu các hạng mục trong một công trình có thiết
kế, dự toán khác nhau thì toàn bộ CT đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạngmục công trình:
b) Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có nhậnthầu xây lắp một CT, hạng mục CT theo đơn đặt hàng Khi đó đối tượng tính giáthành là từng đơn đặt hàng Trường hợp trong đơn đặt hàng có nhiều CT, hạngmục CT, để xác định giá thành cho từng CT, từng hạng mục CT có thể dùngphương pháp liên hợp để tính giá thành như kết hợp phương pháp trực tiếp vớiphương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số
c) Phương pháp tổng cộng chi phí.
Phương pháp này được tính cho các công trình, hạng mục công trình lớnphức tạp, hoàn thành qua các giai đoạn khác nhau Đối tượng tập hợp chi phí làtừng bộ phận khác nhau còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình Kế
Giá thành thực tế của
từng hạng mục công
trình
Giá trị dự toán của hạng mục công trình đó
Hệ số phân bổ giá thành thực tế
Trang 32toán tập hợp, ghi chép các chi phí bỏ ra của từng giai đoạn trước khi bàn giaotổng hợp tính giá thành cho công trình, hạng mục công trình đó:
d) Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với các Doanh nghiệp xây lắp cóquy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, địnhmức chi phí dự toán hợp lý Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức đối vớitừng khoản mục chi phí:
Chênh lệch dothoát ly địnhmức
± Chênh lệchdo thay đổi
Chi phí xây lắp các giai đoạn
Chi phí thực tế KLXL dở dang cuối kỳ
Trang 33-CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG ĐỨC MẠNH 2.1 Tình hình chung về công ty cổ phần xây dựng Đức Mạnh
2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPXD Đức Mạnh
Tên công ty: Công ty CPXD Đức Mạnh
Vốn điều lệ của công ty ban đầu là 1,2 tỷ đồng
Công ty Công ty CPXD Đức Mạnh tiền thân là xí nghiệp xây dựng và giaothông Đức Mạnh Là một Doanh nghiệp tư nhân có trụ sở chính tại Xóm Hạ -Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh Chuyên kinh doanh trên các lĩnh vực như xây dựng cáccông trình thủy lợi, giao thông, bến cảng, cơ sở hạ tầng trong đô thị và khu côngnghiệp, các đường dây trạm biến thế…
Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc khuyếnkhích mọi thành phần Kinh tế mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, nhằmtạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở ngày càngphát triển tạo tiền đề cho hiện đại hoá đất nước trên mọi lĩnh vực Công trìnhxây dựng ngày càng đòi hỏi và thiết thực để phục vụ nhu cầu phát triển ngày
Trang 34cầu giao thông, xây dựng…của nhân dân và xã hội Từ đó ban giám đốc quyếtđịnh đổi xí nghiệp xây dựng và giao thông Đức Mạnh thành Công ty Công tyCPXD Đức Mạnh.
Công ty CPXD Đức Mạnh được Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấpgiấy phép kinh doanh số 28.03.000.349 ngày 12 tháng 01 năm 2007 Công tyCông ty CPXD Đức Mạnh có địa chỉ tại Xóm Hạ - Thạch Hạ - TP Hà Tĩnh
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty CPXD Đức Mạnh
2.1.2.1 Ngành nghề kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty
CPXD Đức mạnh
- Ngành nghề kinh doanh: Bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi,giao thông cầu đường, bến cảng, cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị Và chuyên chothuê các máy móc thiết bị công trình như máy đào, máy xúc… cung cấp các loạivật liệu xây dựng
- Với chức năng nhiệm vụ chính của mình là chuyên trách xây dựng côngtrình giao thông và xây dựng công trình công nghiệp dân dụng nên trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh tính hiệu quả tiến độ luôn đặt lên hàng đầu,tạo được uy tín trong các đối tác kinh doanh và khẳng định hơn nữa uy tín củamình trong toàn ngành xây dựng
2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của công ty CPXD
Đức Mạnh
Do quá trình chuyển mình mạnh mẽ của xã hội, nhằm đáp ứng với nhữngnhu cầu đó, đem lại lợi nhuận cho công ty Công ty luôn tổ chức dự thầu, và thicông các công trình trong và ngoài tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị…Các công trình mà công ty xây dựng thường là những công trình lớn, quátrình thi công thường trên dưới một năm Tuy nhiên, vì quy trình quản lý củacông ty chặt chẽ, các kỷ sư luôn có mặt tại công trường để chỉ đạo sản xuất nênluôn đem lại hiệu quả cao trong công việc
Trang 35Quy trình công nghệ: Từ lúc bắt đầu làm hồ sơ dự thầu tới khi hoàn thành
công trình bàn giao công ty luôn theo một quy trình chặc chẽ theo tiến độ thicông công trình
Sơ đồ 1.1: Quy trình tổ chức sản xuất tại
Công ty CPXD Đức Mạnh
Giám đốc là người điều hành trực tiếp đến từng đội sản xuất, bên cạnh giámđốc còn có sự giúp sức của hai phó giám đốc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể Ởtừng đội sản xuất có các tổ trưởng quản lý
Công ty CPXD Đức Mạnh thực hiện sản xuất các công trình xây dựng theođúng quy trình công nghệ và chỉ tiêu theo chế độ hiện hành, đảm bảo bàn giaocông trình theo đúng tiến độ, đúng kỷ thuật
cạnh tranh
Thông báo trúng thầu
Ký kết hợp đồng hai bên
Kết toán
giai đoạn
Lập phương
án tổ chức thi công
BB nghiệm thu hạng mục
Tổ chứcthi công
Tạm ứng
từng đợt
BB nghiệm thu bàn giao
Thanh quyết toán
số tiền còn lại
Bảo hànhcông trìnhThanh toán nốt số
tiền bảo hành
Trang 362.1.3 Tổ chức Bộ máy quản lý tại công ty CPXD Đức Mạnh
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc : Là người có vị trí cao nhất trong Công
ty, trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lý, chỉ đạo mọi hoạt động của toàn Công ty,
là người chịu mọi trách nhiệm trước Nhà nước, pháp luật và người lao động
Phó Giám đốc : Là người trợ lý đắc lực cho Giám đốc và trực tiếp chỉ đạo
các bộ phận được phân công uỷ quyền
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPXD Đức Mạnh
Phòng Kế hoạch vật tư: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh, lập tiến độ thi công công trình sau khi đã ký hợp đồng thi công, cùng vớiBan Giám đốc quan hệ và tìm việc làm Có lịch trình cụ thể từng khâu, từng giaiđoạn và tổng thể từng công trình và chịu trách nhiệm điều hành của Ban giámđốc Công ty Lập kế hoạch về nhu cầu trang thiết bị máy móc cần thiết để phục
vụ kinh doanh theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc và các cổ đông góp vốn
Phòng tài chính
kế toán
CTHĐQTKiêmGiám đốcPhó giám
đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức
Phòng kỷ thuật
Trang 37Phòng Tổ chức: Chịu trách nhiệm sắp xếp nhân sự đối với các phòng ban
đúng người đúng chuyên môn, năng lực của cán bộ CNV trong Công ty mà họphụ trách dưới sự điều hành của Ban giám đốc
Phòng Kỷ thuật: Chịu trách nhiệm lập hồ sơ dự thầu, bản vẽ thi công khi
trúng thầu Chịu trách nhiệm về mặt kỷ thuật, mỹ thuật và chất lượng công trìnhtrước Công ty và pháp luật khi có sự cố xảy ra
Phòng Tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm vể tài chính của Công ty trước
các cơ quan trực tiếp quản lý và trước pháp luật Ghi chép tính toán một cáchchính xác và đầy đủ trung thực kịp thời liên tục và có hệ thống số liệu, theo dõi
sự vận động của tài sản, lao động vật tư, tiền vốn, tính toán chi phí sản xuất tínhgiá thành theo chế độ kế toán và tài chính được ban hành và các thông tư hướngdẫn của các cấp có thẩm quyền
Các Tổ đội thi công: Là những thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình
thực hiện thi công công trình, đảm bảo việc thi công đúng tiến độ kỷ thuật
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán tại công ty CPXD Đức Mạnh
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN
TỔNG HỢP
KẾ TOÁN BẰNG TIỀN
VÀ THANH TOÁN CÔNG NỢ
KẾ TOÁN TSCĐ, VẬT
TƯ HÀNG HÓA
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ BHXH
CÁC NHÂN VIÊN KẾ TOÁN Ở ĐỘI PHỤ THUỘC
Trang 38Bộ máy kế toán của Công ty gồm 12 người có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
và kiểm tra công tác kế toán trong phạm vi toàn đơn vị, giúp cho giám đốc tổchức phân tích hoạt động kinh tế, thông tin kinh tế, đề ra các giải pháp tài chínhkịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả Theo chỉ đạo của ngành
và Tổng Công ty xây dựng miền Trung đến nay công tác kế toán ở Công tyCPXD Đức Mạnh đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hànhtheo Ban hành theo QĐ số 15/2006/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Chức năng của bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: Là người có quyền lực cao nhất trong phòng kế toán,
điều hành và xử lý toàn bộ các hoạt động có liên quan đến công tác kế toán củaCông ty, giúp giám đốc trong việc quản lý kinh tế và thay mặt phòng kế toánchịu trách nhiệm trước Công ty
- Kế toán tiền lương và BHXH: Có trách nhiệm tính toán các khoản lương
và các khoản trích theo lương, thanh toán cho toàn bộ công nhân viên chức căn
cứ vào các bậc lương, hệ số lương Lập bảng báo cáo tình hình lương hàngtháng, các bảng tính lương ghi rõ từng khoản tiền lương, các khoản trợ cấp, phụcấp, các khoản khấu trừ và số tiền người lao động còn được lĩnh Sau khi kế toántrưởng kiểm tra xác nhận và ký, giám đốc duyệt, ký “Bảng thanh toán tiền lương
và BHXH” sẽ được làm căn cứ để thanh toán lương và BHXH cho người laođộng
- Bộ phận kế toán TSCĐ vật tư hàng hoá: Có trách nhiệm theo dõi chặt
chẽ, phản ánh mọi trường hợp biến động tăng, giảm TSCĐ Mỗi khi có TSCĐtăng thêm, nghiệm thu kiểm nhận tài sản cố định Lập các “ Biên bản giao, nhậntài sản cố định ” Phòng có trách nhiệm sao bản để lưu vào hồ sơ riêng Hồ sơbao gồm Biên bản chuyển nhận TSCĐ, các hoá đơn, giấy vận chuyển bốc dỡ
- Bộ phận kế toán bằng tiền và thanh toán công nợ: Có nhiệm vụ kế toán
nguồn vốn và theo dõi công nợ với khách hàng, các cá nhân đầy đủ kịp thời.Viết phiếu thu chi, thanh toán tạm ứng nội bộ, giao dịch với đối tác về các khoản
Trang 39vay, khoản nợ Theo dõi quỹ tiền mặt, kiểm tra thường xuyên theo lịch hoặc độtxuất, làm báo cáo thu chi tiền mặt.
- Bộ phận kế toán tổng hợp : Chịu trách nhiệm sau trưởng phòng, ký và
giải quyết công việc khi trưởng phòng đi vắng Phụ trách, theo dõi quản lý tănggiảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định hàng tháng, quý, năm, vào
sổ, thẻ, theo dõi thường xuyên tài sản cố định Tính giá thành và phân tích giáthành, lập báo cáo thuế hàng quý, hàng năm
2.1.4.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty CPXD Đức Mạnh
Trình tự ghi sổ kế toán :
(1)- Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toánlập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ kế toán sau khi làm
Trang 40căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liênquan.
(2)- Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng nợ,tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái Căn cứ vào sổ cáilập bảng cân đối số phát sinh
(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chitiết (được lập từ các sổ thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập báo cáo tài chính.Quan hệ đối chiếu, kiểm tra đảm bảo đúng với các chỉ tiêu trên bảng cânđối số phát sinh, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng tổng hợp chi tiết