1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án dạy thêm môn sinh học lớp 6

12 3,1K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 167 KB

Nội dung

- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng - Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng - Trình bày được vai trò của thực vật

Trang 1

Học kỳ I:

BUỔI 1: ÔN TẬP MỞ ĐẦU SINH HỌC ; TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ RỄ

I Kiến thức:

1. Kiến thức cơ bản

- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng

- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng

- Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng

- Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng

- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa

- Kể các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật

- Nêu được khái niệm mô, kể tên được các loại mô chính của thực vật

- Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật

2. Kiến thức nâng cao:

- Giải thích các hiện tượng thực tế bằng kiến thức đã học

II Kỹ năng

− Biết sử dụng kính lúp và kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật

− Chuẩn bị tế bào thực vật để quan sát kính lúp và kính hiển vi

− Thực hành: quan sát tế bào biểu bì lá hành hoặc vẩy hành, tế bào cà chua

− Vẽ tế bào quan sát được

Quan sát, so sánh

Phân tích tổng hợp

III Bài tập

Câu 1: Cây có hoa gồm

những loại cơ quan nào?

Dựa vào đâu để phân

biệt thực vật có hoa và

thực vật không có hoa?

Câu 2: Cấu tạo tế bào

thực vật và chức năng

của chúng?

Câu 3 Mô là gì? Đặc

a Thực vật gồm những cơ quan:

- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá; có chức năng sinh dưỡng

- Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt; duy trì và phát triển nòi giống

Nhưng không phải tất cả TV đều có các cơ quan như trên

b Dựa vào cấu tạo của cơ quan sinh sản để nhận biết:

- Thực vật có hoa thì cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt

- Thực vật không có hoa thì cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt

a Các thành phần chủ yếu của tế bào:

- Vách tế bào: ở phía ngoài, làm cho TB có hình dạng nhất định (chỉ có ở TBTV)

- Màng sinh chất: bao bọc chất tế bào

- Chất TB ở trong màng ở trong màng, là chất keo lỏng chứa các bào quan

- Nhân: có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

- Không bào: chúa dịch tế bào

b Tính chất sống của tế bào được thể hiện ở sự lớn lên và phân chia của tế bào

- Mô là nhóm tế bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau, cùng thcự hiện một chức năng riêng

- Một số loại mô:

Trang 2

và chức năng của nó?

Câu 4 Vì sao phải thu

hoạch các cây rễ củ

trước khi chúng ra hoa?

Câu 5 Rễ gồm mấy

miền? Chức năng chính

của từng miền? Vì sao

nói miền hút là quan

trọng nhất?

Câu 6: Giải thích vì sao

đối với cây rễ củ người

ta thường thu hoạch củ

trước khi cây ra hoa và

kết trái?

Câu 7 Nêu các chức

năng khác của rễ biến

dạng.

Câu 8 Bộ phận nào thực

hiện chức năng chính

của rễ? Con đường hấp

thụ nước và muối

khoáng qua lông hút của

rễ.

Câu 9: Có mấy loại rễ

chính, trình bày? Vì sao

bộ rễ có màu vàng nhạt?

rễ, thân Có khả năng phân chia, phân hóa thành các bộ phận của cây Nhờ đó mà cây lớn lên và to ra

+ Mô mềm: ở khắp các bộ phận của cây, gồm các TB sống có vách mỏng Có chức năng chính là dự trữ

+ Mô nâng đỡ (mô cơ): gồm các TB vách dày có chức năng nâng đỡ cây và các cơ quan

+ Mô dẫn: mạch gỗ và mạch rây có chúc năng vận chuyển các chất trong cây Mạhc gỗ vận chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ

* Đối với cây rễ củ ta phải thu hoạch trước khi cây ra hoa tạo quả vì: Rễ củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây dùng khi ra

hoa tạo quả Nếu thu hoạch sau khi cây ra hoa tạo quả thì chất dinh dưỡng dự trữ được cây sử dụng nuôi hoa nuôi quả nên chất lượng

củ không còn

a Rễ gồm 4 miền:

- Miền trưởng thành: có các mạch gỗ và mạch rây- dẫn truyền thức

ăn cho cây

- Miền hút: có các lông hút – hấp thụ nước và muối khoáng.

- Miền sinh trưởng: gồm các tế bào mô phân sinh – làm cho rễ dài

ra

- Miền chóp rễ: che chở đầu rễ.

b Miền hút là quan trọng nhất vì có các lông hút thực hiện chúc

năng hút nước và muối khoáng – chức năng chính của rễ

* Đối với cây rễ củ ta phải thu hoạch trước khi cây ra hoa tạo quả vì: Rễ củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây dùng khi ra

hoa tạo quả Nếu thu hoạch sau khi cây ra hoa tạo quả thì chất dinh dưỡng dự trữ đã được cây sử dụng nuôi hoa nuôi quả nên chất lượng củ không còn

- Rễ củ: phình to, chứa chất dự trữ dinh dưỡng cho cây

- Rễ móc: có móc bám do rễ phụ mọc ra từ thân, cành - giúp cây leo lên

- Rễ thở: rễ mọc ngược lên trên mặt đất – dự trữ oxi để hô hấp

- Giác mút: có giác mút đâm vào cây khác- lấy thcứ ăn từ cây khác

*Chức năng chính của rễ là hút nước và muối khoáng, nhờ các lông hút ở miền hút

Con đường hấp thụ nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng

lông hút vỏ mạch gỗcác bộ phận của cây

* Có 2 loại rễ chính:

- Rễ cọc: Gồm rễ cái to khoẻ, đâm thẳng xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên

Vd: cây cải

- Rễ chùm: gồm nhiều rễ gần bằng nhau, mọc toả từ gốc thân thành một chùm Vd:cây lúa…

- Bộ rễ có màu vàng nhạt vì bộ rễ nằm tron đất không nhận được ánh sáng

Trang 3

BUỔI 2: ƠN TẬP THÂN I.Kiến thức:

1. Kiến thức cơ bản

Nêu được vị trí, hình dạng; phân biệt cành, chồi ngọn với chồi nách(chồi lá, chồi hoa) Phân biệt các loại thân: thân đứng, thân,bị, thân leo

Trình bày được thân mọc dài ra do cĩ sự phân chia của mơ phân sinh

Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa

2. Kiến thức nâng cao:

thân mọc dài ra do cĩ sự phân chia của mơ phân sinh

II Kỹ năng

Thí nghiệm về sự dẫn nước và chất khống của thân

Thí nghiệm chứng minh về sự dài ra của thân

Quan sát, so sánh

Phân tích tổng hợp

III Bài tập

Câu 1: Kể tên một số

loại thân biến dạng và

chức năng của nó đối

với cây?

Câu 2: Thân gồm những

bộ phận nào? Phân biệt

chồi ngọn, chồi hoa, chồi

lá.

Câu 3: Phân biệt các

dạng thân?

* Tên thân biến dạng và chức năng đối với cây:

- Thân củ: Dự trữ chất dinh dưỡng

- Thân rễ: Dự trữ chất dinh dưỡng

- Thân mọng nước: Dự trữ nước, quang hợp

- Thân cây gồm thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn

- Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá:

+ Chồi ngọn: ở ngọn thân và cành, gồm mầm lá và mơ phân sinh ngọn Phát triển thành thân chính và hoa

+ Chồi lá: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mơ phân sinh ngọn Phát triển thành cành mang lá

+ Chồi hoa: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mầm hoa Phát triển thành cành mang hoa

a Các dạng thân:

- Thân đứng: thân gỗ (cứng, cĩ cành), thân cột ( cứng, khơng cành), thân cỏ (mềm, yếu, thấp)

- Thân leo: leo bằng thân quấn và bằng tua cuốn

- Thân bị: bị sát mặt đất

b Phân biệt các dạng thân trên:

- Giống nhau:

+ Đều bao gồm các bộ phận chính: thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn

+ Đều cĩ chức năng vận chuyển thức ăn, mang lá, hoa, quả

- Khác nhau:

+ Thân đứng: tự đứng thẳng trong khơng gian, kích thước thường lớn (trừ thân cỏ)

+ Thân leo: phải dựa vào giàn hoặc cây khác để leo lên cao lấy ánh sáng bằng các bộ phận như: thân quấn, tua cuốn, rễ mĩc.Đa số là thân cỏ, nhưng cũng cĩ loại thân gỗ (dây bàm bàm, dây gắm)

+ Thân bị: mềm yếu khơng tự đứng được phải bị lan trên mặt đất

Trang 4

Câu 4 Thân sinh trưởng

được dài và to ra là do

đâu?

a Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn

* Lưu ý: Có những loại cây như tre, nứa, mía…ngoài mô

phân sinh ngọn còn có mô phân sinh gióng, có chức năng làm cho các gióng dài ra, khiến thân dài ra rất nhanh

b Thân cây to ra do sự phân chia tế bào ở 2 tầng phát sinh

- Tầng sinh vỏ: nằm ở phần vỏ thân, phân chia cho ra lớp bần ở phía ngoài và lớp thịt vỏ ở phía trong

- Tầng sinh trụ: nằm ở phần trụ giaữ, giữa mạch rây và mạhc gỗ Các tế bào này phân chia làm cho phần trụ giữa

to ra

BUỔI 3 ÔN TẬP LÁ

I Kiến thức:

1. Kiến thức cơ bản

Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm cuống, bẹ lá, phiến lá

Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời biến chất vô cơ (nước, CO2 ,muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxy làm không khí luôn được cân bằng

2. Kiến thức nâng cao:

Quá trình quang hợp và hô hấp ở cây xanh

II Kỹ năng

Thu thập về các dạng và kiểu phân bố lá

Biết cách làm thí nghiệm lá cây thoát hơi nước, quang hợp và hô hấp

Quan sát, so sánh

Phân tích tổng hợp

III Bài tập

Câu 1 Ở những cây có lá

sớm rụng hoặc lá biến

thành gai thì chức năng

quang hợp do bộ phận

nào đảm nhận? Vì sao?

Câu 2 Lá có những chức

năng gì? Đặc điểm cấu

tạo nào của lá phù hợp

với chức năng đó?

Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do thân cây đảm nhận Vì khi quan sát những cây đó ta thấy thân hoặc cành có màu lục do phần thịt

vỏ của chúng chứa nhiều lục lạp nên có thể thực hiện được chức năng quang hợp thay cho lá

a.Lá có chức năng quang hợp, thoát hơi nước và hô hấp

b Đặc điểm cấu tạo của lá phù hợp với các chức năng đó

- Một số đặc điểm bên ngoài giúp lá nhận được nhiều ánh sáng

để quang hợp: phiến lá có bản dẹt, là phần rộng nhất, các lá mọc sole nhau

- Một số đặc điểm bên trong giúp lá nhận được nhiều ánh sáng

để quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước:

+Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt cho ánh snag có thể xuyên qua vào phần thịt lá bên trong

+Thịt lá gồm các tế bào vách mỏng, chứa nhiều lục lạp có khả năng thu nhận ánh sáng để quang hợp, xen giữa các tế bào thịt

Trang 5

Câu 3: Thế nào là quang

hợp? Viết sơ đồ quang

hợp? Vì sao nĩi “ Khơng

cĩ cây xanh thì khơng

cĩ sự sống trên trái

đất”?

Câu 4 Vì sao quang hợp

và hơ hấp là 2 quá trình

trái ngược nhau nhưng

lại cĩ quan hệ chặt chẽ

với nhau?

lá ở phía dưới cĩ nhiều khoảng trống cĩ tác dụng dự trữ khí và trao đổi khí khi quang hợp và hơ hấp

+Trên lớp biểu bì (mặt dưới) cĩ nhiều lỗ khí cĩ thể đĩng mở để thực hiện chức năng trao đổi khí, thực hiện hơ hấp, thốt hơi nước ra ngồi

* Quang hợp là quá trình lá cây nhờ cĩ chất diệp lục sử dụng

nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi

* Viết sơ đồ quang hợp

Nước + Khí cacbonic ánh áng tinh bột + Khí ơxi (rễ hút từ đất) (lá lấy từ khơng khí)chất diệp lục (trong lá)

lá thải ra ngồi ra mơi trường

* Không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái Đất, điều đó là đúng Vì quang hợp của cây xanh cung cấp chất

hữu cơ (tinh bột) và khí ôxi cho hầu hết các sinh vật trên Trái Đất, kể cả con người Đồng thời cây xanh còn hút khí

cacbonic làm trong lành không khí

a Viết sơ đồ tĩm tắt của 2 quá trình:

-Quá trình quang hợp:

Nước + Khí cacbonic ánh sáng Tinh bột + Khí Ơxi -Quá trình hơ hấp:

Tinh bột +Khí oxi Năng lượng+ Khí Cacbonic+ Hơi nước

b Phân tích:

- Quang hợp thu năng lượng để chế tạo chất hữu cơ, hơ hấp

lại phân giải chất hữu cơ để giải phĩng năng lượng

- Quang hợp nhả ra khí oxi dùng cho hơ hấp, ngược lại hơ

hấp thải ra khí cacbonic cần cho quang hợp

Trang 6

Học kỳ II

BUỔI 1 HOA; QUẢ VÀ HẠT

I Kiến thức:

1 Kiến thức cơ bản

- Nêu được các đặc điểm hình thái, cấu tạo của quả: quả khô, quả thịt

- Biết được bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây

- Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính

- Phân biệt được cấu tạo của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó

- Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm

- Nêu được thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy

- Phân biệt được giao phấn và tự thụ phấn

- Trình bầy được quá trình thụ tinh, kết hạt và tạo quả

2 Kiến thức nâng cao:

Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính

II Kỹ năng

- Biết cách thụ phấn bổ sung để tăng năng suất cây trồng

- Làm thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

Phân tích tổng hợp

III Bài tập

Câu 1 Thụ phấn là gì?

Câu 2 Quá trình thụ tinh

diễn ra như thế nào ở thực

vật ?

Câu 3:Phân biệt hiện tượng

thụ phấn và thụ tinh? Thụ

phấn có quan hệ gì với thụ

tinh?

Câu 4 Hoa giao phấn khác

với hoa tự thụ phấn ở những

đặc điểm nào ?

Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực của hạt phấn kết hợp

với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử

- Sự thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ

- Sự thụ tinh: Hạt phấn nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hạt phấn vào kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn tạo thành hợp tử

- Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn Như vậy thụ phấn là điều kiện của thụ tinh

a)Hoa tự thụ phấn -Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó

-Đặc điểm : Hoa tự thụ phấn là hoa lưỡng tính.Thời gian chín của nhị so với nhụy là cùng lúc

b)Hoa giao phấn -Hoa giao phấn là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy

Trang 7

Câu 5 :Giải thích vì sao hoa

thụ phấn nhờ gió, hạt phấn

thường nhỏ, nhẹ và nhiều ?

Câu 6 : Những điều kiện

bên ngoài bên trong nào cần

cho hạt nảy mầm?Trong

trồng trọt muốn cho hạt nảy

mầm tốt cần phải làm gì ?

Câu 7 : Những quả và hạt

có đặc điểm gì thường được

phát tán nhờ gió? Kể tên 5

loại quả, hạt có cách phát

tán nhờ gió ?

Câu 8: Có mấy cách phát

tán của quả và hạt? Nêu đặc

điểm chính của từng cách

của hoa khác -Đặc điểm : Hoa giao phấn là hoa đơn tính và là hoa lưỡng tính

co thời gian chín của nhị so với nhụy là không cùng lúc

Hoa thường ở ngọn cây hay ngọn cành, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ, nhẹ Hạt phấn to, dính và thường có gai, đầu nhụy có chất dính

Các đặc điểm hoa ở ngọn cây giúp cho hạt phấn dễ được thổi phát tán đi xa để gặp nhụy của các hoa khác Các đặc điểm bao hoa thường tiêu giảm, đầu hoặc vòi nhụy thường có lông dính giúp hạt phấn dễ dính vào thụ phấn cho hoa

+ Điều kiện bên ngoài: đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp

Điều kiện bên trong: chất lượng hạt giống tốt

+ Biện pháp :

- Làm cho đất tơi, xốp, thoáng như cày cuốc, xới… -Tưới đủ nước cho đất hoặc ngâm hạt giống trước khi gieo, nếu bị ngập úng phải tháo hết nước

- Gieo hạt đúng thời vụ, khi trời quá rét phải phủ rơm rạ lên hạt mới gieo

- Chọn hạt giống và bảo quản hạt giống tốt

• Đặc điểm quả, hạt phát tán nhờ gió : Quả, hạt thường nhỏ nhẹ, có cánh hoặc có túm lông nên có thể bị gió thổi đi rất xa

• Kể tên 5 loại quả, hạt phát tán nhờ gió:

Ví dụ : Quả chò, bố công anh, quả gòn, quả trâm bầu, hạt hoa sữa

Có 3 cách phát tán của quả và hạt:

- Phát tán nhờ gió: Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ

- Phát tán nhờ động vật: Quả có hương thơm, vị ngọt, hạt

có vỏ cứng, quả có gai móc hoặc lông cứng

- Tự phát tán: Khi chín vỏ quả tự nứt ra để hạt tung ra ngoài

BUỔI 2 CÁC NHÓM THỰC VẬT

I Kiến thức:

1 Kiến thức cơ bản

− Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản

− Mô tả được quyết (dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn Sinh sản bằng bào

tử

− Mô tả được cây Hạt trần (ví dụ cây thông) là thực vật có thân gỗ lớn và mạch dẫn phức tạp sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở

Trang 8

− Nêu được thực vật hạt kín là nhóm thực vật có hoa, quả , hạt Hạt nằm trong quả (hạt kín) Là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả (có sự thụ phấn, thụ tinh kép)

− So sánh được thực vật thuộc lớp 2 lá mầm với thực vật thuộc lớp 1 lá mầm

− Nêu được khái niệm giới, ngành, lớp,

− Phát biểu được giới Thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp hơn, tiến hóa hơn Thực vật Hạt kín chiếm ưu thế và tiến hóa hơn cả trong giới Thực vật

− Nêu được công dụng của thực vật Hạt kín (thức ăn, thuốc, sản phẩm cho công nghiệp, )

− Giải thích được tùy theo mục đích sử dụng, cây trồng đã được tuyển chọn và cải tạo từ cây hoang dại

2 Kiến thức nâng cao:

Thực vật xuất hiện và phát triển từ dạng đơn giản đến dạng phức tạp hơn, tiến hóa hơn

II Kỹ năng

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nhóm thực vật

Phân tích tổng hợp

III Bài tập

Câu 1 Nêu đặc điểm

chung của hạt kín

Câu 2 : Trình bày đặc

điểm sinh sản và cơ quan

sinh sản của cây hạt kín?

Câu 3:Vì sao thực vật hạt

kín có thể phát triển đa

dạng phong phú như ngày

nay?

Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép ), trong thân có mạch dẫn phát triển Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu) Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn) Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

1 Cơ quan sinh dưỡng phát triển phát triển đa dạng : +Rễ : cọc , chùm

+Thân :đứng ,leo ,bò +Lá :đơn , kép -Thân có mạch dẫn phát triển

2 Cơ quan sinh sản : -Hoa có quả hạt : Hoa có nhiều dạng thích nghi với nhiều cách thụ phấn Quả có nhiều dạng khác nhau do bầu tạo thành

.Hạt nằm trong quả là ưu thế của cây Hạt kín vì nó được bảo vê tốt hơn

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện

- Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật

- Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường

- Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau

Trang 9

Câu 4: Thực vật được

phân chia thành những

ngành nào? Nêu đặc điểm

chính mỗi ngành đó?

Câu 5: Phân biệt thực vật

thuộc lớp một lá mầm và

lớp hai lá mầm? Cho ví

dụ?

Câu 6: Nêu đặc điểm và

cấu tạo của tảo xoắn

Câu 7: Tại sao rêu ở cạn

nhưng chỉ sống được ở

chỗ ẩm ướt ?

- Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả

ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ

Có hoa với cấu tạo, hình dạng, màu sắc khác nhau thích hợp với nhiều cách thụ phấn

- Noãn được bảo vệ tốt hơn ở trong bầu nhuỵ

- Noãn thụ tinh biến thành hạt và được bảo vệ trong quả Quả có nhiều dạng và có thể thích nghi với nhiều cách phát tán

- Các cơ quan sinh dưỡng phát triển và đa dạng giúp cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn

Thực vật gồm các ngành:

Rêu- Dương xỉ- Hạt trần- Hạt kín

Đặc điểm chính các ngành thực vật là:

- Ngành Rêu: Có thân lá đơn giản và rễ giả, sinh sản bằng bào tử, sống ở nơi ẩm ước

- Ngành Dương xỉ: Có thân lá và rễ thật, sinh sản bằng bào tử, sống ở nhiều nơi

- Ngành Hạt trần: Có rễ, thân, lá phát triển, sống nhiều nơi, sinh sản bằng nón

- Ngành Hạt kín: Có rễ, thân, lá phát triển, đa dạng, phân

bố rất rộng, có hoa và sinh sản bằng hoa, quả, có hạt kín

Lớp một lá mầm Lớp hai lá mầm

- Phôi có một lá mầm

- Có rễ chùm

- Lá có gân hình cung hoặc song song

- Phần lớn là cây thân cỏ

- 3 hoặc 6 cánh hoa

- VD: lúa, ngô, dừa …

- Phôi có hai lá mầm

- Có rễ cọc

- Lá có gân hình mạng

- Gồm cả cây thân gỗ và cây thân cỏ

- 4 hoặc 5 cánh hoa

- VD: đậu xanh, xoài, dưa hấu, …

- Đặc điểm: Cơ thể đa bào, mỗi sợi tảo gồm nhiều tế bào hình chữ nhật xếp sát nhau Có 2 hình thức sinh sản (1đ)

- Cấu tạo: Vách tế bào, chất nguyên sinh và nhân (1đ)

Rêu chưa có rễ chính thức, chưa có mạch dẫn → Chức năng hút

và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh Việc hút nước và chất khoáng hoà tan thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt

BUỔI 3 VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT; TẢO, VI KHUẨN, NẤM VÀ ĐỊA Y

Trang 10

1 Kiến thức cơ bản

−Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật và người

−Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật

−Nêu được cấu tạo và công dụng của một vài loài tảo đơn bào, tảo đa bào (nước mặn, nước ngọt)

Mô tả vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi sinh sản chủ yếu bằng cách nhân đôi

Nêu được vi khuẩn có lợi cho sự phân hủy chất hữu cơ, góp phần hình thành mùn, dàu hỏa, than đá, góp phần lên men, tổng hợp vitamin, chất kháng sinh

−Nêu được nấm và vi khuẩn có hại gây nên 1 số bệnh cho cây, động vật và người

−Nêu được cấu tạo, hình thức sinh sản,tác hại và công dụng của nấm

−Nêu được cấu tạo và vai trò của Địa y

2 Kiến thức nâng cao:

Vai trò của thực vật đối với động vật và người

II Kỹ năng

- Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với đời sống con người và nền kinh tế

− Tìm hiểu đặc điểm của môi trường nơi đến tham quan

- Tìm hiểu thành phần và đặc điểm thực vật có trong môi trường, nêu lên mối liên hệ giữa thực vật với môi trường

- Quan sát và thu thập mẫu vật (chú ý vấn đề bảo vệ môi trường)

- Phân tích tổng hợp

III Bài tập

Câu 1: Tại sao người ta

lại nói" Rừng cây như một

lá phổi xanh" của con

người?

Câu 2 Nêu vai trò của

thực vật trong việc điều

hoà khí hậu? Giữ đất

chống xói mòn? Đối với

đời sống của động vật và

con người?

+ Rừng cân bằng lượng khí carbonic và khí oxi trong không khí + Rừng tham gia cản bụi,góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh

+ Tán lá rừng che bớt ánh nắng góp phần làm giảm nhiệt độ của không khí và đem lại bóng mát

- Điều hoà khí hậu:

+ Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh( lấy khí CO2, thải ra khí O2) nên hàm lượng khí cacbonic và ôxi trong không khí được ổn định

+ Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, làm tăng lượng mưa của khu vực

+ Những nơi có nhiều cây cối như vùng rừng núi, không khí rất trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt khuẩn

- Giữ đất chống xói mòn:

+ Thực vật đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra nên có vai trò quan trọng trong việc giữ đất chống xói mòn

+ Ở những nơi không có rừng sau khi mưa lớn đất bị xói mòn theo nước mưa trôi xuống làm lấp lòng sông, lòng suối, nước không thoát kịp tràn lên các vùng thấp gây hiện tượng lũ lụt

mặt khác tại nơi đó đất không có khả năng giữ nước nên xảy ra

Ngày đăng: 20/02/2016, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w