1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà Broiler Ross 308 nuôi chuồng kín tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên

75 781 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Điều đó làm ảnh hưởng tới tiểu khí hậu chuồng nuôi trong các mùa vụ khác nhau, dẫn đến có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống, sinh trưởng, sức sản xuất và các chỉ tiêu về kinh tế trong ch

Trang 1

PHẠM PHƯƠNG LIÊN

Tên đè tài:

"NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA VỤ ĐẾN SỨC SẢN XUẤT CỦA GÀ BROILER ROSS 308 NUÔI TRONG CHUỒNG KÍN TẠI XÃ TÂN CƯƠNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN"

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Khoa: Chăn nuôi - Thú y

Khóa học: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi thú y Lớp: K43 – CNTY N02

Khoa: Chăn nuôi - Thú y Khóa học: 2011 – 2015 Giảng viên HD: TS Nguyễn Thị Thúy Mỵ

Thái Nguyên, năm 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập, rèn luyện dưới mái trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cũng như thực tập tốt nghiệp, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới:

Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn đề tài

TS Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành tốt khóa luận này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình bác Nguyễn Tuy Hùng, nơi đã cho tôi điều kiện thực tập tốt Gia đình đã tạo cho tôi điều kiện được thực tập, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập tại trại, chính vì thế mà tôi

có được nhiều kiến thức thực tế hơn và có thể hoàn thành tốt khóa luận này

Một lần nữa tôi xin được gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khỏe cùng những điều tốt đẹp nhất

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng năm 2015

Sinh viên

Phạm Phương Liên

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng và không thể thiếu được trong chương trình đào tạo của các trường đại học nói chung và trường đại học Nông Lâm nói riêng Đây là thời gian cần thiết để sinh viên củng cố, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức chuyên môn, học tập phương pháp nghiên cứu khoa học, đồng thời đây

là thời gian để sinh viên tự hoàn thiện mình, trang bị cho bản thân những kiến thức về phương pháp quản lý, những hiểu biết xã hội để khi ra trường trở thành một cán bộ khoa học kỹ thuật có kiến thức chuyên môn vững vàng và

có năng lực trong công tác

Được sự nhất trí của nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự phân công của cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà Broiler Ross

308 nuôi chuồng kín tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên”

Được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân tôi đã hoàn thành bản khóa luận này Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế,

kể cả phương pháp và kết quả nghiên cứu Vì vậy tôi mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận hoàn chỉnh hơn

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Sơ đồ thí nghiệm 28

Bảng 4.1 Tiêu chuẩn nhiệt trong khi nuôi gà 39

Bảng 4.2 Lịch dùng vaccine cho đàn gà toàn trại 41

Bảng 4.3 Phòng một số bệnh cho đàn gà toàn trại 41

Bảng 4.4 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 46

Bảng 4.5 Kết quả theo dõi về nhiệt độ và ẩm độ ngoài môi trường trong thời gian thí nghiệm 46

Bảng 4.6 Kết quả theo dõi về nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm 47

Bảng 4.7 Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của đàn gà thí nghiệmqua các tuần tuổi (%) 48 Bảng 4.8 Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 49

Bảng 4.9 Sinh trưởng tương đối và tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con) 50

Bảng 4.10 Tiêu thụ thức ăn của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày) 52

Bảng 4.11 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) 53

Bảng 4.12 Protein thô (g)/1kg tăng khối lượng 54

Bảng 4.13 Tiêu tốn năng lượng trao đổi / kg tăng khối lượng 55

Bảng 4.14 Kết quả mổ khảo sát gà thí nghiệm tại thời điểm 6 tuần tuổi 56

Bảng 4.15 Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm 57

Bảng 4.16 Chỉ số (EN) của gà thí nghiệm 58

Bảng 4.17 Chi phí trực tiếp cho 1kg gà xuất bán 58

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs: Cộng sự

ĐVT: Đơn vị tính

đ: Đồng

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

LỜI NÓI ĐẦU ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC v

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 2

1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học 2

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.1.1 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền các tính trạng sản xuất của gia cầm 4

2.1.2 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng 7

2.1.3 Khả năng chuyển hóa thức ăn và các yếu tố ảnh hưởng 16

2.1.4 Khả năng cho thịt và các yếu tố ảnh hưởng 18

2.1.5 Sức sống và khả năng kháng bệnh 20

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 22

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 22

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 24

2.3 Vài nét về gà thí nghiệm 26

2.4 Quy trình điều khiển nhiệt độ trong chuồng kín 27

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1 Đối tượng nghiên cứu 28

Trang 8

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28

3.3 Nội dung nghiên cứu 28

3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 28

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu 28

3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi 29

3.4.3 Phương pháp theo dõi 29

3.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 34

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

4.1 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 36

4.1.1 Nội dung phục vụ sản xuất 36

4.1.2 Phương pháp tiến hành 36

4.1.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 37

4.2 Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học 46

4.2.1 Kết quả theo dõi nhiệt độ và ẩm độ trong thời gian thí nghiệm 46

4.2.2 Kết quả theo dõi về nhiệt độ chuồng nuôi trong thời gian thí nghiệm 47

4.3 Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm 47

4.4 Sinh trưởng của gà Broiller Ross 308 thí nghiệm qua các tuần tuổi 48

4.4.1 Sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi 48

4.4.2 Sinh trưởng tương đối và sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 50

4.5 Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn 51

4.5.1.Tiêu thụ thức ăn của gà qua các giai đoạn 51

4.5.2 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng 52

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59

5.1 Kết luận 59

5.2 Đề nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 9

PHẦN 1

MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển mạnh mẽ đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm, ngành chăn nuôi gia cầm đang giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm có giá trị như: thịt, trứng… cho nhu cầu của người dân Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu về thực phẩm ngày càng lớn hơn, ngon hơn Do đó, đã thúc đẩy chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển với tốc độ nhanh Xu hướng phát triển chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ

Vì vậy, chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp hiện nay ở nước ta phát triển mạnh mẽ, với năng suất cao, sản lượng lớn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cần thiết trong những bữa ăn hàng ngày với những giống gà có năng suất thịt cao đưa vào chăn nuôi chuồng kín theo hướng công nghiệp như: Ross 208, Ross 308, Ross 508, AA, Cob 500,… Đem lại hiệu quả kinh tế cao và là nguồn thu lớn cho nhiều chủ trang trại chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp

Gà Ross là giống gà siêu thịt của Scotland (Vương Quốc Anh) được nhập vào Việt Nam từ chục năm nay Gà Ross gồm nhiều dòng để tạo tổ hợp lai như: Ross 208, Ross 308, Ross 508… Đặc điểm của gà Ross chất lượng thịt thơm ngon, ít mỡ, khả năng chống chịu bệnh tốt, thích nghi với khí hậu Việt Nam Sản phẩm thịt và con giống cũng được người dân chấp nhận và có nhu cầu cao

Tuy nhiên Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở miền bắc Việt Nam có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; ở miền nam có 2 mùa mưa và khô Sự biến động khí hậu này trong năm có ảnh hưởng rất lớn tới chăn nuôi nước ta, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm Trong điều kiện nước ta, mặc dù đã

Trang 10

tiến hành chăn nuôi gà theo phương thức chuồng kín, nhưng việc khống chế

độ ẩm, nhiệt độ, độ thông thoáng chưa được chặt chẽ Điều đó làm ảnh hưởng tới tiểu khí hậu chuồng nuôi trong các mùa vụ khác nhau, dẫn đến có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ nuôi sống, sinh trưởng, sức sản xuất và các chỉ tiêu về kinh tế trong chăn nuôi gà theo phương thức này

1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

- Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà broiler Ross 308

nuôi trong chuồng kín tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Xác định khả năng sản xuất thịt của gà broiler Ross 308 nuôi tại xã Tân Cương, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học về chăn nuôi

- Góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm trong nông hộ phát triển

- Góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển kinh

tế xã hội địa phương

1.3 Ý nghĩa của đề tài

- Từng bước hoàn thiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để phát huy hết tiềm năng của con giống, góp phần hoàn thiện quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học

- Có thêm luận cứ khoa học về khả năng sinh trưởng và cho thịt của gà Ross 308 tại Việt Nam

1.3.1 Ý nghĩa trong khoa học

- Góp phần phát triển chăn nuôi gia cầm

- Kết quả của đề tài làm tài liệu tham khảo cho các tập thể, các gia đình, các cá nhân chăn nuôi gà Ross trong chuồng kín theo hướng công nghiệp hóa

- Góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân, phát triển kinh tế xã hội địa phương

Trang 11

1.3.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

- Đánh giá được khả năng sản xuất thịt của gà Ross 308 thương phẩm, nuôi trong chuồng kín ở các vụ khác nhau để từ đó khuyến cáo cho người chăn nuôi về mùa vụ thích hợp trong sản xuất đại trà

- Bản thân là sinh viên được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học

Trang 12

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

*Bản chất di truyền các tính trạng sản xuất

Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm như: sinh trưởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt… phần

lớn đều là các tính trạng số lượng (Quantitative Character) và do các gen nằm

trên cùng nhiễm sắc thể (NST) quy định Phần lớn sự thay đổi trong quá trình tiến hóa của sinh vật cũng là sự thay đổi của các tính trạng số lượng

Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại Sự sai khác nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo Các số lượng tính trạng được quy định bởi nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số lượng phải có môi trường phù hợp mới được biểu hiện hoàn toàn

Theo Nguyễn Văn Thiện, 1995 [25] thì giá trị đo lường tính trạng số

lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của cá thể đó Các giá trị liên quan tới kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic value)

và giá trị có liên hệ với môi trường là sai lệch môi trường (Environmenter

deviation) Như vậy kiểu gen quy định một giá trị nào đó của kiểu hình và

môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen cho hướng này hoặc hướng khác Quan hệ đó được biểu thị như sau: P = G + E

Trang 13

Trong đó:

P: Là giá trị kiểu hình G: Là giá trị kiểu gen E: Là sai lệch môi trường Tuy nhiên khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng

số lượng do nhiều gen nhỏ (Minorgene) cấu tạo thành Đó là hiệu ứng riêng

biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng nghiên cứu Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen

(Polygene) gồm các thành phần: Cộng gộp, trội và tương tác gen, nên được

biểu thị theo công thức sau:

G = A + D + I Trong đó:

G: Là giá trị kiểu gen (Genotypic value) A: Là giá trị cộng gộp (Additive value) D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance deviation) I: Là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation)

Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống quy định, là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền lại cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho việc chọn giống

Hai thành phần sai lệch trội (D) và tương tác gen (I) có cùng vai trò quan trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định được thông qua con đường thực nghiệm D và I không di truyền được, phụ thuộc vào vị trí và sự tương tác giữa các gen Chúng là cơ sở của việc lai giống

Đồng thời tính trạng số lượng cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chung và môi trường riêng

Trang 14

- Sai lệch môi trường chung (General environmenter) (Eg) là sai lệch

do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi Loại này

có tính chất thường xuyên và không cục bộ như: Thức ăn, khí hậu,… Do vậy

đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và các thành phần khác nhau trên cùng một cá thể

- Sai lệch môi trường riêng (Environmenter deviation) (Es) là các sai

lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các thành phần khác nhau của con vật Loại yếu tố này có tính chất không thường xuyên và cục bộ như các thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý,… gây ra

Như vậy, trong quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể biểu thị như sau:

P = A + D + I + Eg + Es Trong đó:

P: Là giá trị kiểu hình (Phenoltyp value)

A: Là giá trị cộng gộp (Additive value)

D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance value)

I: Là sai lệch tương tác hay sai lệch át gen (Epistatic deviation)

Eg: Là sai lệch môi trường chung (General enviromemtal diviation) Es: Là sai lệch môi trường riêng (Special enviromemtal divition)

Như vậy, năng suất giống vật nuôi phụ thuộc vào các yếu tố di truyền

và ngoại cảnh Vật nuôi nhận được khả năng di truyền từ bố mẹ, nhưng sự thể hiện ở khả năng đó ở kiểu hình lại phụ thuộc vào ngoại cảnh môi trường sống (như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lí,…) Đây là cơ sở để tạo lập một điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng di truyền của các giống vật nuôi, đặc biệt là gia cầm

Trang 15

Do đó để đạt được năng suất, chất lượng cao trong chăn nuôi (giá trị kiểu hình như mong muốn) chúng ta cần phải có giống tốt và tạo ra môi trường thích hợp để phát huy hết tiềm năng của giống Trong đề tài này, chúng tôi sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường (E) đến giá trị kiểu hình,

từ đó kiểm tra mức độ ảnh hưởng cũng như tạo ra môi trường thích hợp để tiềm năng của giống (G) được thể hiện ra kiểu hình (P) có lợi cho người chăn nuôi

2.1.2 Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng

* Khái niệm sinh trưởng

Sinh trưởng là một quá trình sinh lý phức tạp và tuân theo những quy luật nhất định Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [18] cho biết: Midedorpho A.F (1867) là người đầu tiên phát hiện ra quy luật sinh trưởng theo giai đoạn của gia súc, cho rằng gia súc non phát triển mạnh nhất sau khi mới sinh, sau đó tăng khối lượng giảm dần theo từng tháng tuổi

- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là một quá trình sinh lý, sinh hóa phức tạp, duy trì từ khi phôi được hình thành cho đến khi con vật đã trưởng thành Để có được số đo chính xác về sinh trưởng ở từng thời kỳ không phải

dễ dàng (Chambers J.R, 1990) [37]

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, 1992 [18] đã khái quát: “Sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”

Sự sinh trưởng của con vật được tính từ khi trứng thụ tinh cho đến khi trứng trưởng thành và được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai Đối với gia cầm là thời kỳ hậu phôi và thời kỳ trưởng thành

Theo Johanson L, 1972 [7] thì cường độ phát triển qua giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật Nhìn từ khía cạnh giải phẫu sinh lý, thì sự trưởng thành của các mô diễn

ra theo thứ tự sau:

Trang 16

- Hệ thống tiêu hóa, nội tiết

Giai đoạn 70 ngày tuổi khối lượng tất cả các cơ cấu gà trống đạt 530g, của gà mái đạt 467g (Ngô Giản Luyện, 1994) [15]

Qua những nghiên cứu cho thấy cơ sở sinh trưởng gồm hai quá trình:

Tế bào sinh sản và tế bào phát triển Tất cả những đặc tính của gia súc, gia cầm như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất đều được hoàn chỉnh dần trong suốt quá trình sinh trưởng, các đặc tính này tuy là một sự tiếp tục thừa hưởng các đặc tính di truyền của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu còn do tác động của môi trường

* Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm như: giống, giới tính, tốc độ mọc lông, khối lượng bộ xương, dinh dưỡng và các điều kiện chăm nuôi, sức khỏe,…

- Ảnh hưởng của dòng, giống

Theo tài liệu của Chambers J.R, 1990 [37] có nhiều gen ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể gà Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ Godfrey E F và Joap R G, 1952 [40] và một số tác giả khác cho rằng tính trạng số lượng này được quy định bởi 15 cặp gen, trong đó có ít nhất một cặp gen về sinh trưởng liên kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng giống, gà trống nặng hơn gà mái 24 – 32%

Trang 17

Trần Thanh Vân, 2002 [34] khi nghiên cứu khả năng sản xuất thịt của

gà lông màu Kabir, Lương Phượng và Sasso cho biết: khối lượng cơ thể gà ở

10 tuần tuổi đạt lần lượt là 1990,28g/con, 1993,27g/con, 2189,29g/con Gà Tam Hoàng 882 ở 12 tuần tuổi có khối lượng cơ thể đạt 1557,83g/con (Nguyễn Thị Khanh và cs, 2000) [8]

Mỗi giống có khả năng sinh trưởng nhất định, sự khác nhau về sinh trưởng đó là do bản chất di truyền quyết định Đặc điểm di truyền của giống

và ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là ở cùng một kiểu gen nhưng ở các môi trường khác nhau thì sinh trưởng khác nhau Cho nên việc cần thiết là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống

Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998 [5] cho biết: gà con ở

40 ngày tuổi tăng gấp 10 lần so với 1 ngày tuổi, trong khi đó vịt con chỉ cần ở

20 ngày để tăng gấp 10 lần khối lượng cơ thể so với lúc 1 ngày tuổi

Nguyễn Thị Thúy Mỵ, 1997 [20] khi nghiên cứu 3 giống gà AA, Avian

và BE 88 nuôi tại Thái Nguyên cho thấy khối lượng cơ thể của 3 giống khác nhau ở 49 ngày tuổi là khác nhau, cụ thể lần lượt là: 2501,09g; 2423,28g; 2305,14g

Khảo sát khả năng sinh trưởng của 3 dòng gà Plymouth Rock thì dòng TĐ9 có khả năng sinh trưởng tốt nhất Đến tuần tuổi thứ 8, dòng TĐ9 có khối lượng sống vượt dòng TĐ8 12,90% và vượt dòng TĐ3 17,40% (Lê Hồng Mận và cs, 1996) [17]

Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs 1994 [6] sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa các giống gia cầm rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà hướng trứng từ 500 – 700g (13 – 30%)

Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt về sinh trưởng là do di truyền, mà cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen quy

Trang 18

định khả năng sinh trưởng liên kết với giới tính, cho nên con trống thường lớn hơn con mái Điều này chứng tỏ di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của gia cầm

- Ảnh hưởng của tính biệt, tốc độ mọc lông đến sinh trưởng của gà

+ Tính biệt ảnh hưởng đến sinhh trưởng:

Trần Đình Miên 1994 [19] cho biết lúc gà mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng thì sự sai khác càng lớn, ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối lượng giữa gà trống và gà mái là 27% Nguyễn Thị Hải và cs 2006 [4] cho biết gà nuôi vụ Xuân – Hè ở 10 tuần tuổi có khối lượng cơ thể ở con trống 2616,33g/con, khác nhau 18,15%

Tính biệt là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến khối lượng

cơ thể của gà: Gà trống nặng hơn gà mái từ 24 – 32% Những sai khác này cũng được biểu hiện ở cường độ sinh trưởng, được quy định không phải do hoocmon sinh học mà do các gen liên kết với giới tính Tuy nhiên, sự sai khác

về mặt sinh trưởng còn thể hiện rõ hơn đối với các dòng phát triển nhanh so với các dòng phát triển chậm (Chambers J R, 1990) [37]

Ở gà hướng thịt giai đoạn 60 – 70 ngày tuổi, con trống nặng hơn con mái 180 – 250g, (Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân, 1998) [5]

Hoàng Toàn Thắng, 1996 [24] có khuyến cáo đối với người chăn nuôi: Đối với gia cầm, để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi gia cầm cần nuôi tách trống mái

+ Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông tới sinh trưởng

Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xác định trong cùng một giống, cùng giới tính ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển cao hơn gà mọc lông chậm Kushner K F, 1974 [11] cho rằng tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm mọc lông Hayer J F và

Mc Carthy J.C, 1970 [42] đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc

Trang 19

lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng có tác dụng ngược chiều với giới tính quy định tốc độ mọc lông

Theo Siegel P B và Dumington E D, 1978 [50] thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao

- Ảnh hưởng của độ tuổi và mức độ dinh dưỡng đến sinh trưởng

Khi nghiên cứu đến độ tuổi và mức độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà thì Chambers J R, 1990 [37] cho biết: Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các phần cơ thể như thịt, xương, da Tỷ lệ sinh trưởng các phần này phụ thuộc vào độ tuổi, tốc độ sinh trưởng và phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng Mức độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển các bộ phận khác nhau của cơ thể mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô này đối với mô khác

Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 2003 [14] để phát huy được sinh trưởng cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng hợp lý giữa protein với năng lượng Ngoài ra trong thức ăn hỗn hợp cho chúng còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hóa sinh không mang theo nghĩa dinh dưỡng nhưng có kích thích sinh trưởng làm tăng chất lượng thịt

Trần Tố, 2006 [30] nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ khác nhau giữa methionine và lysine trong khẩu phần đến sinh trưởng của gà broiler Kabir cho biết đến 10 tuần tuổi lô có tỷ lệ methionine/lysine 40,5% cho sinh trưởng tốt hơn các lô có tỷ lệ này bằng 45,5% và 35,5%

Theo Trần Công Xuân, 1995 [35] cho biết cùng tổ hợp lai broiler: Ross

208, Ross 208 - V35 nuôi ở 9 lô với 3 mức năng lượng và 3 mức protein, cho khối lượng ở 8 tuần tuổi khác nhau rõ rệt

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau gây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này với mô khác Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng

mà còn làm biến động di truyền về sinh trưởng

Trang 20

Tác giả Epym R A và cs, 1979 [38] cho biết: Dinh dưỡng không chỉ cần thiết cho sinh trưởng mà còn cần thiết để thể hiện khả năng di truyền của sinh trưởng Gà Broiler phát triển mạnh nên đòi hỏi lượng thức ăn tương ứng

để phát huy tiềm năng di truyền của chúng

Lê Hồng Mận và cs, 1993 [16] cho biết nhu cầu protein thích hợp cho

gà Broiler cho năng suất cao đã được xác định Để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng

- Ảnh hưởng của môi trường đến chăm sóc nuôi dưỡng

Khả năng sinh trưởng của gia cầm bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố môi trường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng nâng cao năng suất chăn nuôi

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng rất rõ rệt, đặc biệt là giai đoạn gà con Với gà Broiler và gà hậu bị, nhiệt độ ngày thứ nhất cần đảm bảo 32 – 340C; ngày thứ 2 – thứ 7 là 300C; tuần thứ hai là 260C; tuần thứ ba là 220C; tuần thứ tư là 200C Theo Lê Hồng Mận và cs, 1993 [16] thì nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi với gà con sau 3 tuần tuổi là 18 – 200C

Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà Broiler, do vậy tiêu thụ thức ăn của gà chịu sự chi phối của nhiệt độ môi trường Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu thụ thức ăn của gà cũng khác nhau

Theo Herbert G J và cs, (1983) [43] thì nhiệt độ chuồng nuôi có ảnh hưởng tới gà sau 3 tuần tuổi như sau: Thay đổi 10C tiêu thụ năng lượng của gà mái biến đổi tương đương 2 Kcal ME

Trang 21

Wash Burn, Wetal K, (1992) [52] cho biết nhiệt độ cao làm gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn nuôi

gà Broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới Nir I, 1992 [47] qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trường 350C, ẩm độ tương đối 66% đã làm giảm quá trình tăng khối lượng cơ thể 30 – 35% ở gà trống, 20 – 30% ở gà mái so với điều kiện khí hậu thích hợp

Thông thường khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm Để khắc phục điều này đảm bảo khả năng sinh trưởng của gà người ta đã sử dụng thức

ăn cao năng lượng tất nhiên trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, vitamin trong thức ăn cũng cần phải cao hơn

để đảm bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng

Do đó, trong điều kiện khí hậu ở nước ta, tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của từng giai đoạn, mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP trong thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng

+ Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng

Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng xấu tới gà

Đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân huỷ axit uric trong phân và chất độn chuồng, làm tổn thương đến hệ hô hấp của gà, tăng khả năng nhiễm bệnh Cầu Trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của gà

Trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều như nước ta, độ thông thoáng trong chuồng có vai trò quan trọng trong việc giúp gà có đủ O2, thải CO2 và các chất độc khác, nó giúp giảm ẩm độ chuồng nuôi, điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi, qua đó hạn chế bệnh tật Nhiệt độ cao cần có tốc độ lưu thông khí khác nhau Tốc độ lưu thông khí cao đối với gà lớn và ngược lại Với

Trang 22

các điều kiện khí hậu khác nhau phải có sự điều chỉnh độ thông thoáng cho phù hợp

Ở nước ta chủ yếu là nuôi thông thoáng tự nhiên nên cần đảm bảo ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè Về mùa hè khi nhiệt độ cao cần bố trí hệ thống quạt để tăng tốc độ gió để chống nóng cho gà Mùa đông cần có thiết bị sưởi ấm cho gà

Tốc độ gió lùa và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới sự tăng khối lượng của gà, gà con nhạy cảm hơn gà trưởng thành Đối với gà lớn cần tốc

độ lưu thông không khí lớn hơn gà nhỏ

+ Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng

Gà rất nhạy cảm với ánh sáng, mỗi giai đoạn gà cần chế độ chiếu sáng khác nhau

Với gà Broiler giết thịt sớm 38 – 42 ngày tuổi, thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu chiếu sáng 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng 20 lux/m2, ngày thứ tư đến khi kết thúc thời gian chiếu sáng giảm xuống còn 23/24 giờ, cường độ chiếu sáng còn 5 lux/m2

Với gà Broiler nuôi dài ngày (giết thịt ở 42, 49, 56 ngày tuổi) thì chế độ chiếu sáng như sau:

- Ngày thứ 25 đến kết thúc thì thời gian chiếu sáng: 24/24h

Cường độ chiếu sáng 3 ngày đầu là 20 lux, từ ngày thứ tư đến kết thúc giảm dần còn 5 lux

Trang 23

Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm khả năng tăng khối lượng Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần phải che ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng, nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, ánh sáng được phân bố đều trong chuồng và sử dụng bóng đèn có cùng công suất để tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn

+ Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt

Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có quy định mật độ nuôi nhất định (phương thức chăn thả tự do, bán nuôi nhốt, nuôi nhốt trên đệm lót dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lượt: 0,1; 0,3; 0,35; 0,2 m2/con…) Nếu nuôi quá thưa thì lãng phí diện tích, nhưng nếu nuôi quá dày thì ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của gà Bởi lẽ, khi mật

độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi Ngược lại, mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồng trại cao Do vậy, tuỳ theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng cần có mật độ chăn nuôi thích hợp

Gà Broiler có tốc độ sinh trưởng cao, do đó nhu cầu dinh dưỡng phải đảm bảo và điều kiện ngoại cảnh phải thích hợp, gà thích hợp nhất ở nhiệt độ 15- 210C

Theo Lewis N J, Hurnik J F, (1990) [46] thì sự vận động của gà có ảnh hưởng chủ yếu tới sức sản xuất, vì nó có liên quan đến sự đi tìm kiếm và

sử dụng thức ăn, nước uống Ông thấy rằng gà broiler hoạt động suốt ngày và

đi lại với khoảng cách trung bình là 8,8 m/giờ hay 212 m/ngày Mật độ chuồng nuôi tăng đã làm giảm khoảng cách đi lại, nhưng không ảnh hưởng đến số trung bình của gà đi đến máng ăn (4 lần/giờ) và máng uống (2 lần/giờ)

Trang 24

Theo Van Horne P, (1991) [51], Khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lượng NH3, CO2, H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao Vì khi mật độ

gà đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng, nên sẽ ảnh hưởng đến việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao

+ Ảnh hưởng của mùa vụ

Theo Trần Thanh Vân và cs, (2007) [33] Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức nuôi tới khả năng sinh trưởng của gà Sasso thương phẩm có kết quả như sau: Vụ đông 10 tuần tuổi lô nuôi nhốt gà có khối lượng bình quân là 2645,98g, lô bán nuôi nhốt đạt 2473,39g Ở vụ Xuân - Hè thì lúc 10 tuần tuổi có khối lượng cơ thể là 2415,40g ở lô nuôi nhốt và 2291,46g ở lô bán nuôi nhốt Như vậy sinh trưởng liên quan chặt chẽ tới giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi, phòng bệnh Ở nước ta điều kiện khí hậu ở 2 vụ Hè và vụ Đông khác nhau gây ảnh hưởng tới sinh trưởng Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm dẫn đến tăng khối lượng kém

2.1.3 Khả năng chuyển hóa thức ăn và các yếu tố ảnh hưởng

Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra giống mới có năng suất cao thì chưa đủ, mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản xuất của từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi Gia cầm cũng giống như tất cả các loài vật nuôi khác, chúng đều là sinh vật tự dưỡng, không có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho sự sống như: protein, gluxit, lipid từ những chất vô cơ đơn giản như sinh vật dị

Trang 25

dưỡng, nhu cầu về các chất hữu cơ này của cơ thể gia cầm chỉ có thể được đáp ứng thông qua thức ăn nhờ quá trình tiêu hóa, hấp thu của hệ tiêu hóa

Trong chăn nuôi ngoài việc tạo ra các giống mới có năng suất cao thì các nhà chăn nuôi cần phải chú ý tới nguồn thức ăn cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh vật học của gia cầm và phù hợp với mục đích sản xuất của từng giống, dòng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể, mà vẫn đảm bảo được các chỉ tiêu về kinh tế, vì chi phí cho thức ăn thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm Để đánh giá về vấn đề này người ta đưa ra chỉ tiêu: “Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng” Tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được 1 kg thịt với gà Broiler tiêu tốn thức ăn chủ yếu dùng cho việc tăng khối lượng Nếu tăng khối lượng càng nhanh thì cơ thể đồng hoá, dị hoá tốt hơn, khả năng trao đổi chất cao, do vậy hiệu quả sử dụng thức ăn cao dẫn đến tiêu tốn thức ăn thấp Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế

kỹ thuật quan trọng Tiêu tốn thức ăn chính là hiệu suất giữa thức ăn/kg tăng khối lượng, chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao

Bằng thực nghiệm đã chứng minh tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Giống, tuổi, tính biệt, mùa vụ, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khỏe của đàn gia cầm

Theo Phùng Đức Tiến, 1996 [29], hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng với tiêu tốn thức ăn thường rất cao được Chambers J R (1984) xác định là (0,5 – 0,9) Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là tương quan âm từ (-0,2 đến -0,8)

Trang 26

Nguyễn Thị Hải và cs, (2006) [4] cho biết gà broiler TĐ nuôi vụ Xuân -

Hè đến 10 tuần tuổi tiêu tốn hết 2,20kg thức ăn ở lô nuôi nhốt và lô bán nuôi nhốt là 2,32kg thức ăn

Trần Công Xuân và Nguyễn Huy Đạt, (2006) [36] khi nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất và chất lượng cao đã đưa ra kết luận Tổ hợp lai ¾ máu Lương Phượng và ¼ máu Sasso X44 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 2,54 – 2,68kg Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có độ tuổi: con vật còn non thì chỉ tiêu này thấp, càng về sau chỉ tiêu này càng cao hơn

Bùi Đức Lũng, (1992) [13] cho biết gà lai V135 tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở các độ tuổi như sau: 4 tuần tuổi là 1,91; 5 tuần là 1,98; 6 tuần là 2,01; 7 tuần là 2,13; 8 tuần là 2,26kg

Theo Phan Sỹ Điệt, (1990) [3] khi nuôi gà broiler Ross - 208 ở 6 tuần tuổi với các mức năng lượng khác nhau cho tiêu tốn thức ăn 1,88 – 2,2kg Sinh trưởng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp luôn là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu về lai tạo giống gia cầm

2.1.4 Khả năng cho thịt và các yếu tố ảnh hưởng

Song song với khả năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt là một đặc điểm kinh tế quan trọng bậc nhất trong chăn nuôi gia cầm Khả năng sản xuất thịt của gà Broiler chính là khả năng tạo nên khối lượng hệ cơ ở độ tuổi giết thịt đạt hiệu quả kinh tế cao nhất Khả năng sản xuất thịt của gà broiler được tính trên hai góc độ là năng suất thịt và chất lượng thịt

* Năng suất thịt

Năng suất thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, mà tính trạng này lại phụ thuộc vào kích thước các chiều đo cơ thể (dài lườn, rộng ngực, dài đùi…) Năng suất thịt có thể biểu thị bằng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ giữa các bộ phận như: Nạc, mỡ, da Ở gà broiler các tỷ lệ thường được tính là: Tỷ lệ thịt xẻ, tỷ

Trang 27

lệ cơ đùi, tỷ lệ cơ ngực và tỷ lệ mỡ bụng Năng suất thịt cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Giống, dòng, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tính biệt, phương thức chăn nuôi, vệ sinh thú y…

Tỷ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân thịt so với khối lượng sống của gia cầm Tương tự như vậy năng suất của các thành phần thân thịt là tỷ lệ phần trăm của các phần so với thân thịt và năng suất của cơ là

tỷ lệ phần trăm của cơ so với thân thịt (Chambers J R, 1990 [37]) đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đưa ra tỷ lệ các phần của thân thịt như sau: Khối lượng sống của gia cầm 100% thì khối lượng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và 12% là xương); Phủ tạng chiếm khoảng 6%; máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt khi giết mổ chiếm 13%

Năng suất thịt liên quan chặt chẽ tới khối lượng sống Theo Ricard F H

và Rouvier, 1976 [48] thì mối tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng thịt xẻ rất cao thường là 0,9 Còn tương quan giữa khối lượng sống và khối lượng mỡ bụng thấp hơn, thường là 0,2 – 0,5 Kết quả nghiên cứu của Rose S.P, 1997 [49] về tỷ lệ các phần thân thịt của 1 gà thương phẩm 1,8kg như sau:

Trang 28

- Ảnh hưởng của di truyền

Năng suất thịt ở các dòng giống khác nhau thì cho năng suất khác nhau

và mang di truyền đặc trưng riêng Chambers J R, 1990 [37] đã chỉ rõ giữa các giống dòng gà khác nhau tồn tại sự sai khác di truyền về năng suất thịt xẻ, các phần của thân thịt Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Trần Thanh Vân, 2002 [34], Đào Văn Khanh, 2004 [9]

2.1.5 Sức sống và khả năng kháng bệnh

Sức sống của gia cầm là một tính trạng số lượng, nó đặc trưng cho từng giống, từng dòng, từng cá thể Trong cùng một giống sức sống của mỗi dòng khác nhau là khác nhau, các cá thể khác nhau trong cùng một dòng cũng có sự khác nhau, nhưng nằm trong giới hạn nhất định của phẩm giống

Sức sống của vật nuôi được xác định thông qua khả năng chống đỡ bệnh, khả năng thích nghi với điều kiện môi trường Người ta thông qua tỷ lệ nuôi sống để đánh giá sức sống của vật nuôi trong giai đoạn khảo nghiệm

Tỷ lệ sống của gà con khi nở là chỉ tiêu chủ yếu đánh giá sức sống của gia cầm, ở giai đoạn hậu phôi, sự giảm sức sống được thể hiện ở tỷ lệ chết cao qua các giai đoạn sinh trưởng Tỷ lệ sống được xác định bằng tỷ lệ phần trăm

số cá thể còn sống ở một giai đoạn, so với các cá thể ở giai đoạn trước Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phôi có thể do sự có mặt của các gen nửa gây chết, nhưng phần lớn là do tác động của môi trường Có thể nâng cao tỷ lệ sống bằng các biện pháp nuôi dưõng tốt, vệ sinh tiêm phòng kịp thời Các giống vật nuôi nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn các giống vật nuôi xứ lạnh

Tỷ lệ nuôi sống của gia cầm non trong điều kiện bình thường đạt khoảng 90%, nhưng cũng có những dòng gà tỷ lệ nuôi sống có thể lên tới 98 – 99% Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Tiến (1993) [27] Cho biết tỷ lệ nuôi sống từ 0 – 140 ngày tuổi của các dòng gà chuyên thịt HE - Ross 208 đạt

từ 95 – 98%

Trang 29

Ngoài các yếu tố giống, thức ăn, kỹ thuật, chăm sóc, thì sức sống và khả năng sinh trưởng phát triển của gia cầm chịu tác động trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng và chiếu sáng Những yếu tố này tác động gây ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng của cơ thể, dễ gây hiện tượng stress làm giảm sức sống gia cầm Trong điều kiện tự nhiên nước

ta, các yếu tố này tác động lần lượt ở các mức độ khác nhau tại những vùng địa lý khác nhau Do vậy để có sức sống cao đòi hỏi gia cầm phải có sự thích nghi với điều kiện sống

Khi nghiên cứu về sức sống của gia cầm được biết sức sống được thể hiện ở thể chất và được xác định trước hết bởi khả năng có tính di truyền của động vật, có thể chống lại các ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường, cũng như các ảnh hưởng khác của dịch bệnh (Theo Ngô Giản Luyện, 1994) [15]

Hill F, Dikerson G E và Kempster H L, 1954 [44] đã tính toán được

hệ số di truyền sức sống là 0,06 Sức sống được tính theo các giai đoạn nuôi dưỡng khác nhau Theo tài liệu của Gavora J F, 1990 [41] hệ số di truyền sức kháng bệnh là 0,25 Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc rất lớn vào vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, khí hậu, thời tiết, mùa vụ…

Xét về khả năng thích nghi, khi điều kiện sống thay đổi, như về thức ăn thời tiết, khí hậu, quy trình chăn nuôi, môi trường vi sinh vật xung quanh… của gia súc, gia cầm nói chung, gà lông màu nói riêng có khả năng thích ứng rộng rãi hơn đối với môi trường sống (Phan Cự Nhân và Trần Đình Miên, 1998) [23] Tuy nhiên các giống gà trắng chuyên thịt cao sản gần đây cũng đã được chọn lọc, lai tạo để nâng cao dần sức chống chịu trong các điều kiện môi trường khác nhau

Ngày nay, ngoài việc tiếp tục chọn lọc các cá thể, các dòng có sức miễn kháng cao, người ta còn chú trọng đến nghiên cứu theo dõi các tập tính bẩm sinh của con vật về sinh sản, sinh trưởng, kiếm ăn… để cải tiến cách chăm

Trang 30

sóc, nuôi dưỡng, khai thác con vật, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn Điều đó cũng thể hiện qua các quy trình chăn nuôi, theo cách làm sạch môi trường trang trại và xung quanh, theo các nội quy đảm bảo an toàn khi nhập, khi nuôi cũng như khi xuất Đó đều là những việc làm cần thiết bổ trợ thêm tính miễn kháng cho con vật, ngăn ngừa được những stress mang hậu quả có hại cho con vật và cho chất lượng sản phẩm, tạo thêm được điều kiện

để tăng cường độ miễn kháng (Khavecman, 1972) [10]

Ngoài các yếu tố như dinh dưỡng, giống, kỹ thuật thì vấn đề nhiễm bệnh của gia cầm cũng là yếu tố cơ bản dẫn đến thất bại trong chăn nuôi

Gia cầm rất mẫn cảm với dịch bệnh, khi mắc bệnh thường lây lan nhanh và dẫn đến tỷ lệ chết cao, dễ kế phát các bệnh khác, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm

Trong công tác lai tạo, khi dùng những dòng, giống có sức sống cao thì con lai sẽ thừa hưởng có tính trạng trội khả năng này Nghiên cứu về vấn đề này Fairful R W, 1990 [39] cho biết ưu thế lai về sức sống là rất cao, dao động từ 9 – 14%, sức sống cao còn phụ thuộc vào yếu tố mầm bệnh hoặc các dạng vi sinh vật gây bệnh khác

Tỷ lệ nuôi sống không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tình hình bệnh tật… mà còn phụ thuộc vào yếu

tố môi trường

2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Những năm từ khoảng thập niên 90 trở lại đây các công trình nghiên cứu về các giống gà chuyên thịt được tiến hành khá nhiều trong đó có gà Broiler Ross 308 Theo Đoàn Xuân Trúc và cs (1993) [31] gà Ross 308 là giống gà rất thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta Sức sống cao đạt tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn hậu bị từ 97,6 – 99,3%, giai đoạn 21 – 60 tuần tuổi là 93,4 – 94,2% Sức chống chịu tốt, ít mắc bệnh hơn các giống gà cao sản khác

Trang 31

Năng suất cao, có thể cao hơn 3 – 5% so với chỉ tiêu của hãng sản xuất giống trong khi tiêu tốn thức ăn chỉ bằng 98 – 99% so với tiêu chuẩn Gà nuôi tới khoảng trên dưới 42 ngày tuổi đạt khối lượng khoảng 2,4kg cho thịt ít mỡ, thơm ngon phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam nên được người tiêu dùng ưa chuộng đặc biệt là các đơn vị sản xuất thức thực phẩm công nghiệp,

đồ ăn sẵn, đồ hộp sản xuất theo dây chuyền Ngoài ra khả năng sinh sản của

gà Ross 308 cũng khá tốt, đẻ bói vào tuần thứ 24, tới tuần 32 – 34 sức đẻ đạt cao nhất (80 – 82,5%) Thời gian đẻ một lần kéo dài tới 6 – 7 tháng Sau 65 tuần tuổi số trứng bình quân/ mái là 165 – 168 quả Tỷ lệ trứng có phôi là 94 – 98%, tỷ lệ ấp nở 80 – 86%, số lượng gà con/ mái bình quân 129 – 132 con Tiêu tốn thức ăn chỉ ở mức 2,1 – 2,2kg/1 kg tăng khối lượng

Tại Việt Nam, khi đưa giống gà này vào sản xuất các hãng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y nước ngoài cùng với các cơ quan, đơn vị trong nước đầu tiên là trung tâm giống gia cầm Thụy Phương - Viện Chăn Nuôi đã tiến hành nghiên cứu với các điều kiện môi trường khí hậu của nước ta và các điều kiện chăn nuôi như công nghiệp, bán công nghiệp, chuồng hở thông thoáng tự nhiên… từ những năm 1992 Công ty Japfa comfeed Việt Nam cũng đã tiến hành nghiên cứu và lai tạo giống gà Ross 308 để tạo ra giống gà Broiler chuyên thịt với tên gọi Japfa 202 có những phẩm chất hoàn toàn tương

tự gà Broiler Ross 308

Chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã tồn tại khá lâu đời nhưng chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, mang tính tự cung, tự cấp với các giống địa phương Các giống gà địa phương phổ biến ở Việt Nam gồm gà Ri, gà Mía, gà Đông Cảo, gà Hồ… chúng có đặc điểm chung là chống chịu tốt với khí hậu địa phương, thịt thơm ngon… nhưng nhược điểm là tầm vóc nhỏ, năng suất thịt kém, khả năng sinh sản thấp

Trang 32

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Long và cs (1994) [12], gà Ri sinh trưởng chậm, nuôi từ 1 – 42 ngày tuổi khối lượng bình quân đạt 327,60g khả tiêu tốn thức ăn là 2,985 kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nuôi sống hai tuần đầu chỉ đạt 73,80%

Từ năm 1994 đến nay, ở nước ta có một số giống gà nhập nội mới đang được đưa vào sản xuất đó là các giống Sasso, Kabir, Tam Hoàng, Lương Phượng:

Năng suất của gà Broiler dòng X431L (nuôi nhốt) theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [5]:

- Khối lượng cơ thể lúc 35 ngày tuổi là 955g và tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng là 1,75kg

- Khối lượng cơ thể ở 56 ngày tuổi là 1940g và tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng là 2,20kg

- Khối lượng cơ thể ở 63 ngày tuổi là 2280g và tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng là 2,35kg

Như vậy khi so sánh với gà Ross 308 thì gà Ross 308 có sức sản xuất cao hơn rất nhiều đồng thời lại có thời gian sinh trưởng ngắn nên quay vòng được nhiều vụ trong năm Vì vậy việc chăn nuôi giống gà này nếu thành công

sẽ đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi

2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trong phát triển chăn nuôi thì chăn nuôi gia cầm có rất nhiều thuận lợi hơn các loại gia súc khác Cùng với những tiến bộ về di truyền, ngành chăn nuôi gia cầm đã có những bước tiến vượt bậc Nhờ đó mà các kết quả nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật được áp dụng và sản xuất mà năng suất và chất lượng thịt ở các nước trên thế giới không ngừng tăng lên Nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu, các nhà chăn nuôi phải không ngừng cải tiến về mặt di truyền, phương pháp chăn nuôi để tạo ra sản phẩm có chất lượng Vấn đề này đã

Trang 33

được nhiều nước trên thế giới quan tâm, để tạo ra những giống gà có năng suất cao, chất lượng tốt Đối với các nước trên thế giới thì công nghiệp chăn nuôi đã phát triển từ rất lâu đặc biệt là các nước có nền khoa học, chăn nuôi phát triển như Mỹ và Châu Âu Họ đã tiến hành nghiên cứu chọn lọc rồi lai tạo ra những con lai với những phẩm chất ưu tú ghép lại từ những dòng, giống khác nhau như Avian, AA, Babcock, Isa Brown, Hyline Brown… tại các nước này các giống gà cao sản được chăn nuôi theo một quy trình hiện đại khép kín và Ross 308 là một trong số đó

Các điều kiện nuôi hầu hết là điều kiện nhân tạo và được thử nghiệm điều chỉnh thành một công thức chuẩn để tiến hành nuôi trên quy mô lớn Sản phẩm của quá trình này tạo ra là thịt gà có chất lượng cao, sản xuất sạch, chế biến sạch không mang mầm bệnh và an toàn với người tiêu dùng Ở nước ta các quá trình thử nghiệm vẫn tiếp tục được tiến hành nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu nhất phát huy hết tiềm năng sản xuất của giống gà này trong các điều kiện tư nhiên và nhân tạo cho phép, mục tiêu hướng đến cũng là khối lượng sản phẩm lớn với chất lượng cao Theo tài liệu của Giáo sư Turo Komai (Đoàn Xuân Trúc, 1999) [32] thịt gà chất lượng cao nay chiếm tới 16% thị trường thịt gà ở Nhật và đang tăng trưởng ở mức 10% hàng năm Xu hướng này chắc chắn sẽ lan rộng ở nước ta và là điều kiện cho chăn nuôi công nghiệp phát triển

Hiện tại, hầu hết các nước trên thế giới đều tích cực nghiên cứu ở lĩnh vực này do tiềm năng di truyền của các giống gà và hiệu quả của các phép lai

là rất lớn Các công ty và các hãng sản xuất con giống ở Mỹ, Châu Âu liên tục giới thiệu những con giống mới, những phương pháp nuôi dưỡng tiên tiến đến người chăn nuôi Ở Israel, đất nước có nền nông nghiệp công nghệ cao Công

ty Kabir đã tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu trong đó có

13 dòng nổi tiếng bán ra khắp thế giới là dòng trống K100, K100N, K400,

Trang 34

K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K44, K25, K123 (Lông trắng) và K156 (Lông nâu) Ngoài ra theo Chickens L td Israel, 1999 [45] công ty Kabir sử dụng trống GGK x mái K277 tạo con thương phẩm ở 63 ngày có khối lượng cơ thể 2460g, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,28kg… Đó là những ví dụ về sự tiến bộ của nghiên cứu ngoài nước để chúng ta có thể học tập

*Các chỉ tiêu sản xuất chính của gà Ross – 308

Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2003) [14] cho rằng: Khối lượng sống trung bình lúc 49 ngày tuổi đạt 2.290g (tại Anh) Nuôi ở Việt Nam lúc 56 ngày tuổi trung bình trống mái đạt 2.300g Sản lượng trứng trong 9 tháng đẻ

là 160 quả/mái

Gà Ross – 308 nuôi phổ biến ở nhiều vùng của nước ta đạt năng xuất cao trong chăn nuôi quy mô nhỏ ở gia đình nuôi bán công nghiệp và các trang trại nuôi công nghiệp

Gà Ross 308 nuôi thịt thương phẩm ở nước ta nuôi tới 42 ngày tuổi trung bình nặng 2,3 – 2,4 kg/con Gà thí nghiệm theo ghi chép của Bùi Quang Tiến và cs (2005) [28] ở 56 ngày tuổi đạt 4,16 kg/con trống và 3,49 kg/con mái

Trang 35

2.4 Quy trình điều khiển nhiệt độ trong chuồng kín

Dàn mát trong chăn nuôi gà có tác dụng làm giảm nhiệt độ và làm tăng

độ ẩm khi trời quá nóng giữ mức nhiệt độ ổn định trong chuồng nuôi, tạo điều kiện thích hợp cho gà phát triển

Nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi tăng giảm phù hợp với khả năng sinh trưởng của gà qua các tuần tuổi, điều chỉnh bằng cách bật quạt thông gió với số lượng quạt phù hợp để hút gió từ giàn mát vào trong chuồng Nếu nhiệt độ trong chuồng nuôi giảm thì làm tăng nhiệt độ bằng cách đốt

lò than, lò củi, và đèn sưởi để đảm bảo cho nhiệt dộ thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển

Điều chỉnh dàn mát dựa vài tuần tuổi của gà để điều chỉnh lượng nhiệt

độ, độ ẩm cho phù hợp Đối với mùa đông thì dàn mát không hoạt động, về mùa hè trong thời gian gà từ 0 – 1 tuần tuổi chưa phải sử dụng dàn mát Bắt đầu từ tuổi thứ 2 đến khi xuất chuồng dàn mát bắt đầu hoạt động khi nhiệt độ,

ẩm độ trong chuồng nuôi cao hơn nhiệt độ cho tiêu chuẩn dành cho gà

Ví dụ gà ở tuần tuổi thứ 2 tiêu chuẩn nhiệt độ là 27 – 290C khi đó nhiệt

độ trong chuồng là 31 – 330C thì chúng ta cho dàn mát hoạt động để hạ nhiệt

độ tới mức tiêu chuẩn của gà

Trang 36

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng thí nghiệm: gà broiler Ross 308

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: tại trại gà xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian tiến hành: từ 9/12/ 2014 đến 20/5/2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

Ảnh hưởng của mùa vụ đến sức sản xuất của gà broiler Ross 308 nuôi trong chuồng kín tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái

Nguyên

3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu

- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh theo sơ đồ sau:

Thức ăn sử dụng Thức ăn hỗn hợp

De heus

Thức ăn hỗn hợp

De heus

Trang 37

3.4.2 Chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ nuôi sống ở các giai đoạn tuổi

- Sinh trưởng tích lũy, tuyệt đối và tương đối

- Hệ số chuyển hóa thức ăn

- Tiêu tốn Protein thô (CP)/kg khối lượng sống

- Chi phí thức ăn/kg khối lượng sống

- Tiêu tốn năng lương trao đổi (ME)/kg khối lượng sống

- Chỉ số sản xuất PI và chỉ số kinh tế EN

3.4.3 Phương pháp theo dõi

3.4.3.1 Tỷ lệ nuôi sống (%)

Trong suốt thời gian thí nghiệm, hàng ngày đếm và ghi chép chính xác

số gà chết của mỗi lô gia cầm thí nghiệm.Cuối mỗi tuần theo dõi, thống kê tổng số gia cầm chết trong mỗi lô thí nghiệm để xác định số con còn sống

Số con còn sống đến cuối kỳ

Tỷ lệ nuôi sống = ×100

Số con nuôi đầu kỳ

Tính tỷ lệ nuôi sống theo từng tuần tuổi, theo từng giai đoạn và cả giai đoạn

3.4.3.2 Khả năng sinh trưởng

- Sinh trưởng tích lũy qua các tuần tuổi

Khối lượng cơ thể gia cầm qua các giai đoạn nuôi (xác định theo tuần tuổi) Cân vào các thời điểm 1 ngày tuổi, cân hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm Cân vào một ngày, giờ nhất định trước khi cho ăn, cân từng con một Cân gà vào buổi sáng, trước khi cho ăn, cho uống, khoảng

6 – 7 giờ Quây ngẫu nhiên khoảng 50 con; cân từng con một, hết tất cả số lượng gà trong quây

Ngày đăng: 19/02/2016, 13:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Brandsch H và Biichel H, (1978), “Cơ sở của sự nhân giống và di truyền giống ở gia cầm”, Nguyễn Chí Bảo dịch, Nxb khoa học và kỹ thuật, trang 7, 129 – 158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ sở của sự nhân giống và di truyền giống ở gia cầm”
Tác giả: Brandsch H và Biichel H
Nhà XB: Nxb khoa học và kỹ thuật
Năm: 1978
2. Ngô Quốc Đại (2011), “Áp dụng quy trình chăm sóc, phòng trị bệnh và đánh giá khả năng sinh trưởng của gà Broiler Ross 308 nuôi tại trại gia cầm C.P huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi, Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Áp dụng quy trình chăm sóc, phòng trị bệnh và đánh giá khả năng sinh trưởng của gà Broiler Ross 308 nuôi tại trại gia cầm C.P huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam”
Tác giả: Ngô Quốc Đại
Năm: 2011
3. Phan Sỹ Điệt (1990), “Một số nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm tại Pháp”, Tạp trí thông tin gia cầm (số 2), trang 1- 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số nghiên cứu khoa học kỹ thuật gia cầm tại Pháp”
Tác giả: Phan Sỹ Điệt
Năm: 1990
4. Nguyễn Thị Hải, Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc (2006), “Thí nghiệm khả năng sản xuất của gà thương phẩm lông màu TĐ nuôi vụ xuân hè tại Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học kỹ thuật chăn nuôi (số 11/2006), trang 25 – 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thí nghiệm khả năng sản xuất của gà thương phẩm lông màu TĐ nuôi vụ xuân hè tại Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Thị Hải, Trần Thanh Vân, Đoàn Xuân Trúc
Năm: 2006
5. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, Trang 43 – 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
6. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn (1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, trang 125 – 137, 148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1994
7. Johanson L (1972), “Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật”, tập 1-2, Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn, Trần Đình Long dịch, Nxb KHKT Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật”
Tác giả: Johanson L
Nhà XB: Nxb KHKT
Năm: 1972
8. Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh (2000), Kết quả chọn lọc nhân thuần gà Tam Hoàng dòng 882 và Jiangcun vàng tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Báo cáo khoa học chăn nuôi 1999-2000 - Phần chăn nuôi gia cầm, trang 11 – 13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Kết quả chọn lọc nhân thuần gà Tam Hoàng dòng 882 và Jiangcun vàng tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Tác giả: Nguyễn Thị Khanh, Trần Công Xuân, Hoàng Văn Lộc, Vũ Quang Ninh
Năm: 2000
11. Kushner K.F (1974), “Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm”, tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp (số 141), Phần thông tin khoa học nước ngoài, trang 222 – 227 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm”
Tác giả: Kushner K.F
Năm: 1974
12. Trần Long, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đức Lũng (1994), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm của gà Ri, Kết quả nghiên cứu bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Viện Chăn nuôi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu đặc điểm của gà Ri
Tác giả: Trần Long, Nguyễn Thị Thu, Bùi Đức Lũng
Năm: 1994
13. Bùi Đức Lũng (1992), Nuôi gà thịt Broiler năng suất cao, Báo cáo chuyên đề quản lý kỹ thuật ngành gia cầm TP Hồ Chí Minh, trang 1 – 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà thịt Broiler năng suất cao
Tác giả: Bùi Đức Lũng
Năm: 1992
14. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003), Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn, Nxb Nghệ An, trang 20 – 22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nghệ An
Năm: 2003
15. Ngô Giản Luyện (1994), Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng thuần chủng V1, V3, V5 giống gà thịt cao sản Hybro nuôi trong điều kiện Việt Nam, Luận án PTS, Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, trang 8 – 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số tính trạng năng suất của các dòng thuần chủng V1, V3, V5 giống gà thịt cao sản Hybro nuôi trong điều kiện Việt Nam
Tác giả: Ngô Giản Luyện
Năm: 1994
16. Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán (1993), “Nghiên cứu yêu cầu protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái giống gà HV85 từ 1 – 63 ngày tuổi”, Thông tin gia cầm (số 13), trang 17 – 29 17. Lê Hồng Mận, Nguyên Duy Nhị, Ngô Giản Luyện, Nguyễn Huy Đạt Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Nghiên cứu yêu cầu protein trong thức ăn hỗn hợp nuôi tách trống mái giống gà HV85 từ 1 – 63 ngày tuổi”, Thông tin gia cầm (số 13)
Tác giả: Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, Phạm Quang Hoán
Năm: 1993
18. Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn giống và nhân giống gia súc
Tác giả: Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1992
19. Trần Đình Miên (1994), Di truyền học quần thể, Di truyền chọn giống động vật, Nxb Nông nghiệp, trang 60 – 101 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học quần thể, Di truyền chọn giống động vật
Tác giả: Trần Đình Miên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1994
20. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (1997), Khảo sát so sánh khả năng sản xuất của gà Broiler 49 ngày tuổi thuộc giống AA, Avian, BE 88 nuôi vụ hè tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ KHNN, Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên, trang 104, 107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát so sánh khả năng sản xuất của gà Broiler 49 ngày tuổi thuộc giống AA, Avian, BE 88 nuôi vụ hè tại Thái Nguyên
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Mỵ
Năm: 1997
21. Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2006), “Nghiên cứu xác định khẩu phần có mức năng lượng và protein tối thiểu được bổ sung L-Lysin và DL – Methionine để nuôi ngan Pháp lấy thịt tại Thái Nguyên”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, trang 49-55 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu xác định khẩu phần có mức năng lượng và protein tối thiểu được bổ sung L-Lysin và DL – Methionine để nuôi ngan Pháp lấy thịt tại Thái Nguyên”
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Mỵ
Năm: 2006
23. Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, (1998), Di truyền học tập tỉnh, Nxb Giáo dục Hà Nội, trang 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di truyền học tập tỉnh
Tác giả: Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1998
24. Hoàng Toàn Thắng (1996), Nghiên cứu xác định mức năng lượng và protein thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho gà Broiler nuôi chung và nuôi tách trống mái theo mùa vụ ở Bắc Thái, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, trang 60 – 70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xác định mức năng lượng và protein thích hợp trong thức ăn hỗn hợp cho gà Broiler nuôi chung và nuôi tách trống mái theo mùa vụ ở Bắc Thái
Tác giả: Hoàng Toàn Thắng
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w