Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phân loại cỏ dại, sinh sản của cỏ dại, sự phát tán và lan truyền của cỏ dại, khả năng chống chịu của cỏ dại với môi trường và sự sinh t
Trang 1Chương 1 HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CỎ DẠI
Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về cỏ dại như định nghĩa cỏ dại, các tác hại do cỏ dại gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của con người, một số lợi ích do cỏ dại mang lại.
1.1 KHÁI NIỆM VỀ CỎ DẠI
Cỏ dại là cây mọc không đúng chổ hoặc mọc ở chổ không mong muốn
Là cây mọc lên không do gieo trồng mà gây thiệt hại nhiều hơn sinh lợi
Là cây hoặc bộ phận của cây tác hại đến những mục tiêu của con người
Tóm lại, cỏ dại là các cây mọc không theo ý muốn trên các diện tích mà conngười tác động lên và gây tác hại đến những mục tiêu của con người Còn cây trồng lànhững cây được trồng và chăm sóc nhằm có thể tận dụng tối đa nguồn lợi thiên nhiên
1.2 VAI TRÒ CỦA CỎ DẠI TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG
1.2.1 Tác hại của cỏ dại
Cỏ dại có vai trò quan trọng trong việc quản lý tất cả nguồn đất và nguồn nướcnhưng chúng cũng gây thiệt hại rất lớn trong nông nghiệp Hiện nay có nhiều loài gâyhại như: côn trùng, giun tròn, dịch bệnh, loài gặm nhấm… Tổng sản phẩm nôngnghiệp bị mất hàng năm gây ra từ nhiều loài gây hại, trong đó cỏ dại chiếm khoảng45%, sâu bọ 30%, bệnh hại 20%, những tác nhân làm hại cây trồng khác 5% Tuynhiên, theo FAO thiệt hại do cỏ dại gây ra khoảng 11,5% tổng sản lượng nông sản trêntoàn thế giới
Năng suất cây trồng giảm có liên quan trực tiếp với sự cạnh tranh của cỏ dại.Nói chung, sự gia tăng 1 kg khối lượng cỏ dại tương ứng với việc giảm 1 kg khốilượng cây trồng Cỏ dại hút chất dinh dưỡng hiệu quả hơn cây trồng Trong điều kiệnkhô hạn, cỏ dại phát triển mạnh hơn những loại cây trồng khác Khi không bị tác động,
Trang 2một vài loại cỏ dại có thể tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn và ngăn chặn sự đâm chồi,mọc cành của cây trồng Chúng có thể lấy đi ánh sáng và ảnh hưởng bất lợi đến quanghợp và khả năng sản xuất của cây trồng.
Tùy thuộc vào mức độ cạnh tranh, cỏ dại làm giảm năng suất cây trồng từ 10%đến 25% Mặt khác, nếu không có sự cạnh tranh của cỏ dại trên cánh đồng, sản phẩmnông nghiệp của thế giới có thể tăng từ 10 đến 25% Có khoảng 15% năng suất câytrồng bị mất đi ở một nước đang phát triển như Ấn Độ, tổng chi phí trong việc kiểmsoát cỏ dại trong trồng trọt chiếm 5 tỉ USD tính theo mức giá hiện tại Con số này cóthể lớn hơn nữa nếu sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của cỏ dại sống trong nước,lâm nghiệp và khu công nghiệp cũng được tính đến Sự mất mát này nếu vẫn tiếp tụcthì có thể dẫn đến nền kinh tế của một nước bị kiệt quệ
Tác hại của cỏ dại đối với nền kinh tế Mỹ tương đương 20 tỉ USD, chỉ trong lĩnhvực nông nghiệp khoảng 15 tỉ USD Parker và Fryer ước lượng rằng hàng năm thế giới
sẽ bị mất 11,5% tổng sản lượng lương thực thực phẩm Thật vậy, nếu tất cả cỏ dại trêncánh đồng được kiểm soát thì sản xuất lương thực hiện tại trên thế giới sẽ tăng 11,5%hoặc tương đương 450 triệu tấn Đây là con số làm các nhà lãnh đạo và những nhàkhoa học trên thế giới kinh ngạc đến nỗi không thể làm ngơ
Năng suất cây trồng mất đi do cỏ dại là cao nhất ở vùng nhiệt đới Ví dụ, câylúa, chỗ dựa chính của nền kinh tế châu Á, việc quản lý cỏ dại một cách đúng đắn làmtăng năng suất lên khoảng từ 20 đến 75% Trong những trường hợp đặc biệt, việc quản
lý cỏ dại tốt có thể làm tăng năng suất lúa lên gấp 3 lần
Tóm lại, cỏ dại có các tác hại sau:
Cỏ dại làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: cỏ dại cạnh tranh vềánh sáng, dinh dưỡng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sống nên sinhtrưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất của nông sản cũng giảm sút
Cỏ dại là ký chủ của sâu bệnh hại: trước hết, các cây cỏ dại cùng họ, bộ hay cónhững đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh Ngoài việclàm ký chủ, cỏ dại còn tạo điều kiện sinh thái thích hợp cho sự phát triển của sâu bệnh.Ruộng có nhiều cỏ dại, ẩm độ và nhiệt độ cũng thay đổi, thường thuận lợi cho sâu
Trang 3Cỏ dại làm tăng thêm giá thành của sản phẩm: việc trừ cỏ dại phải tốn thêmcông và những phương tiện máy móc, nhiên liệu, hóa chất dẫn đến tăng chi phí, tănggiá thành trong sản xuất nông nghiệp Cỏ dại còn làm tăng chi phí làm đất, tăng chi phíthu hoạch.
Cỏ dại ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu: các loài cỏ dại thường xuyên mọc trêncác bờ mương của hệ thống tưới tiêu, hệ thống thủy lợi, chúng phát triển nhanh làmcản trở dòng chảy hoặc làm tắc nghẽn hệ thống tưới tiêu, ảnh hưởng đến việc tưới vàthoát nước cho cây trồng
Cỏ dại làm ảnh hưởng đến giao thông: cỏ dại trên sông và các công trình thủylợi làm cản trở sự đi lại của tàu bè Cỏ trên đường sắt làm ảnh hưởng tới tàu lửa Cỏdại gây cản trở các hoạt động giải trí trên cạn và dưới nước
Cỏ dại có thể chứa chất độc gây hại: có những loại cỏ có thể chứa chất độc làmảnh hưởng đến cây trồng Ngoài ra, nhiều loại cỏ dại còn ảnh hưởng đến sức khỏe conngười và gia súc Thường những loại cỏ này có thể chứa những chất độc như acidecyanhydric, các alkaloid hoặc oxalate có khi lẫn vào thức ăn gia súc, qua đó ảnh hưởngtới sức khỏe gia súc và người sử dụng sản phẩm được chế biến từ những động vật nàycũng bị ảnh hưởng Một số loại cỏ dại chứa chất độc trong các gai hoặc trong các lá cóthể gây ngứa và gây nên các dị ứng khác cho người khi tiếp xúc
1.2.2 Lợi ích của cỏ dại
Khi sinh sống trên đồng ruộng, cỏ dại tích lũy vào tầng đất cày những chất dinhdưỡng như N, P, K có ở những lớp đất sâu và trong nước mưa Những chất dinh dưỡngnày tập trung lên lớp đất cày mà không bị rửa trôi đi Cỏ dại với khối lượng chất hữu
cơ lớn của nó có thể làm tăng thêm chất hữu cơ và mùn cho đất
Cỏ dại giữ cho đất không bị xói mòn, rửa trôi, những công trình thủy lợi, giaothông không bị hư hỏng
Cỏ dại là nguồn thức ăn cho gia súc và gia cầm Một số loài cỏ dại được làmthức ăn cho người
Cỏ dại còn được sử dụng làm thuốc trong y tế (thuốc Đông y, Nam y) hoặc làthuốc trừ dịch hại
Trang 4Cỏ dại được sử dụng như nguồn gen quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Không chỉ là nơi trú ẩn cho sâu bệnh, cỏ dại cũng là môi trường tốt cho các loàithiên địch sống, sinh sôi và phát triển, ngoài ra còn cung cấp mật hoa cho ong, làm máinhà (cỏ tranh), chất đốt v.v…
Câu hỏi ôn tập
1 Định nghĩa cỏ dại?
2 Nêu các tác hại do cỏ dại gây ra đối với sản xuất nông nghiệp?
3 Cỏ dại có những lợi ích gì?
Trang 5Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CỎ DẠI
Hiểu biết về đặc điểm cỏ dại sẽ giúp nắm được các quy luật phát sinh phát triển của cỏ dại, giúp ích cho công tác phòng trừ cỏ dại hoặc có chiến lược quản lý chúng phù hợp Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về phân loại cỏ dại, sinh sản của cỏ dại, sự phát tán và lan truyền của cỏ dại, khả năng chống chịu của cỏ dại với môi trường và sự sinh tồn của cỏ dại trong môi trường sống Từ đó sinh viên có thể đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa cỏ dại hiệu quả.
2.1 PHÂN LOẠI CỎ DẠI
2.1.1 Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng
Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng, cỏ dại đươc phân loại theo 3 hình thức nhưsau:
2.1.1.1 Cỏ hằng niên (một năm – annual weed)
Là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt giống, nảy mầm, sinh trưởng, phát dụctới hạt giống) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm hoặc ít hơn Các loại cỏnày thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng Một số đặc tínhchung của cỏ hằng niên là chúng sinh sản mạnh, sản xuất ra hạt giống nhiều, có mật độdày, dễ phát tán và hạt thường có miên trạng (tính ngủ nghỉ)
Cỏ hàng năm được xem là dễ kiểm soát, nhưng chúng cũng có rất nhiều đặc tínhgiúp chúng duy trì và phát triển bền vững qua nhiều mùa vụ Loại cỏ này có thể tạo ranhiều hạt giống, hạt giống chín không đều, nảy mầm không đều hoặc không có miêntrạng Có hai loại cỏ hàng năm: cỏ hàng năm mùa hè và cỏ hàng năm mùa đông
Các cây cỏ hàng năm mùa hè bắt đầu nẩy mầm trong mùa xuân hoặc mùa hè,chúng tăng trưởng trong suốt mùa hè và hạt thường chín trong mùa hè hoặc mùa thuphụ thuộc vào độ dài chu kỳ sống của chúng, và sau đó chết Các cây cỏ hàng nămmùa đông nẩy mầm trong mùa thu hoặc mùa đông, kết hoa và chín hạt trong mùa xuân
Trang 6hoặc đầu mùa hè tiếp theo, và sau đó chết Các hạt của những cây cỏ hàng năm mùađông tiếp tục ở trạng thái ngủ trong đất trong suốt mùa hè.
2.1.1.2 Cỏ nhị niên (hai năm – biennial weed)
Cỏ nhị niên có chu kỳ sống là 2 năm Chúng nảy mầm vào mùa xuân hoặc mùa
hè Năm đầu tiên là giai đoạn cay sinh dưỡng hoàn toàn (hay còn gọi là giai đoạn câydạng hoa thị) Rễ cái to và có nhiệm vụ dự trữ thức ăn Trong suốt mùa xuân của nămthứ hai, một thân có hoa phát sinh từ đỉnh, giai đoạn này gọi là giai đoạn bắn hoa Saukhi tạo hạt, cây chết Các cây hai năm được kiểm soát giống như các cây hàng nămbằng cách phá hủy sự sinh trưởng sinh dưỡng trong năm đầu tiên
2.1.1.3 Cỏ đa niên (perennial weed)
Cỏ đa niên là những cỏ sống lâu hơn 2 năm Hằng năm, số lần ra hoa kết trái cóthể thay đổi từ không đến vài lần tùy theo điều kiện sinh sống Cỏ đa niên thường rấtkhó diệt vì một số đặc điểm hình thái và sinh lý của chúng như: Độ dài của củ, củanhánh, của thân ngầm và của rễ thân bò trên mặt đất, rễ phát triển sâu nên khó diệt bởicác biện pháp làm đất, khả năng sinh sản vô tính mạnh
Các cây cỏ lâu năm sống hầu như vô hạn định Chúng nhân giống bằng hạt vàcác cơ quan dự trữ dưới mặt đất như thân rễ, thân bò lan, củ, thân củ,… Một số loạinày ra rễ khi các đốt trên thân tiếp xúc với đất Các cây cỏ lâu năm, với khả năng đặcbiệt vừa sinh sản sinh dưỡng vừa sinh sản bằng hạt, là những loài cỏ dại cạnh tranh và
có tác động công phá mạnh Trong nhiều trường hợp, không có hạt được tạo ra trongnăm đầu tiên nhưng sự tạo hạt xảy ra hàng năm sau đó qua đời sống của cây cỏ Dựavào sự sinh sản sinh dưỡng, các cây cỏ lâu năm được phân loại thành các cây cỏ lâunăm đơn thân, các cây cỏ lâu năm có củ và các cây cỏ lâu năm thân bò; các loại nàyđại diện cho những đặc điểm khác nhau cơ bản trong các hệ thống nhân giống vô tính
Các cây cỏ lâu năm đơn thân hầu hết sinh sản bằng hạt Sự sinh sản vô tính xảy
ra khi các rễ và thân bị cắt Mỗi mẫu cắt sau đó có thể ra rễ và trở thành một cây Cáccây cỏ lâu năm có củ nhân giống qua các bộ phận dưới mặt đất như củ, giả hành vàthân củ cũng như bằng hạt Các cây cỏ lâu năm thân bò mọc lan ra bằng các thân bò,
sự mở rộng theo chiều ngang của các thân bò ngang trên mặt đất, các thân rễ (phần bò
Trang 7Do đó, sự phân loại cỏ dại này dựa chủ yếu vào thời gian sống của chúng quamột năm, hai năm hoặc nhiều năm Tuy nhiên, cách phân loại này không luôn luôn cốđịnh, bởi vì khoảng thời gian tồn tại của cỏ dại đôi khi bị các yếu tố khí hậu chi phối.Nhiều loài cỏ dại hàng năm hoặc hai năm ở các khí hậu khắc nghiệt có thể hoạt độngbình thường cũng như những cây hai năm hoặc lâu năm ở các khí hậu dịu hơn hoặcnhững mùa đông ôn hòa Hầu hết các loài cỏ dại thuộc nhóm cây lâu năm, tiếp theo làcây hàng năm Các cây cỏ hai năm chỉ bao gồm một tỷ lệ nhỏ các cây cỏ dại Ở Mỹ, 45
% các loài cỏ dại là cây cỏ lâu năm, 34 % là cây cỏ hàng năm và chỉ có 7 % là cây cỏhai năm, trong khi ở Ấn Độ tỷ lệ tương ứng là 43%, 40% và 6% Hầu hết các loài cỏdại tạo ra hạt Trong số các loài cỏ dại không tạo hạt, các cây không có hoa (cây dươngxỉ) và họ hàng của cây dương xỉ chiếm ưu thế
2.1.2 Phân loại theo địa hình
Cách phân loại này thường được các nhà canh tác học sử dụng Chia cỏ dạithành cỏ cạn, cỏ nước, cỏ trên đất trồng trọt, cỏ trong các đồn điền v.v…
2.1.3 Phân loại theo phương thức sinh sống
Theo cách phân loại này, cỏ dại được sắp xếp thành nhóm cỏ tự dưỡng và nhóm
cỏ ký sinh Phần lớn cỏ dại nằm trong nhóm thứ nhất, chúng có đủ cơ quan dinh dưỡngnhư rễ để hút nước, dinh dưỡng, thân lá để quang hợp,… Nhóm ký sinh là những loàithực vật thiếu đi một trong các bộ phận như lá, thân, rễ nên chúng phải sống nhờ vàocây ký chủ Trong nhóm cỏ dại ký sinh cũng được chia thành hai nhóm: (1) nhóm cỏdại ký sinh hoàn toàn: là những loài thực vật sống hoàn toàn phục thuộc vào cây kýchủ, chúng lấy cả nước, dinh dưỡng khoáng và chất hữu cơ do cây tổng hợp được đểsống và tồn tại Đối với nhóm cỏ này, khi cây ký chủ chết thì chúng cũng sẽ chết theo.(2) nhóm cỏ dại ký sinh không hoàn toàn: những loài thực vật thuộc nhóm này chỉ sửdụng nước và chất khoáng từ cây ký chủ, từ đó chúng có thể tổng hợp thành chất hữu
cơ để tự nuôi sống
Sự kí sinh được định nghĩa là hiện tượng một sinh vật sống trên, trong hoặccùng với sinh vật sống khác để hoàn thành vòng đời của nó Nếu một cây tồn tại bằngcách liên kết với kí chủ còn sống, gọi là kí sinh phụ thuộc Nếu nó tồn tại bằng cáchsống trên thực vật sống hoặc chết (thực vật hoại sinh) gọi là kí sinh không phụ thuộc
Trang 8Mặc dù hầu hết thực vật có hoa sống kí sinh có khoảng 10 họ, nhưng chỉ có 4
họ cỏ dại ký sinh gây rắc rối nhất, đó là: họ bìm bìm (Cuscuta), orobanchaceae (Orobanche), scrophulariaceae (Striga) and loranththaceae (Arceuthobium spp.,
Phoradendron spp and Viscum spp.) Ở những vùng nông nghiệp nhiệt đới, cỏ dại kí
sinh ảnh hưởng nhiều hơn ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới Trong đó loài Striga (witchweed) và Orobanche spp là loài kí sinh rễ, Crucuta spp., Loranthus spp và
Arceuthobium spp kí sinh thân.
Thực vật kí sinh thích nghi tốt, nhanh chóng tìm ra kí chủ thích hợp để chúng
tồn tại Một vài kí sinh như Cucusta, có hạt lớn với lượng dự trữ dinh dưỡng đủ để rễ
mầm phát triển sâu rộng trong thời gian chúng tìm kí chủ Một số loại hạt cỏ kí sinh chỉ
nảy mầm khi rễ của cây kí chủ tiết ra chất hoá sinh Các loại mầm này gồm: Orobanche spp và Striga, có sự tăng trưởng của rễ mầm hướng đến rễ của cây kí chủ.
Các loài cỏ dại kí sinh có thể chia làm 3 nhóm: 1) nhóm không có chlorophyll(diệp lục) và sống hoàn toàn phụ thuộc vào kí chủ; 2) nhóm có thể tổng hợp chlorophyll
khi thức ăn bị thiếu (Cuscuta spp và Arceuthobium spp.); 3) một nhóm khác có thể tổng hợp carbon giống như kí chủ (Striga spp.) Striga gắn chắc vào rễ cây kí chủ ngay
sau khi nảy mầm nhưng không mọc lên khỏi mặt đất trong vài tuần Trong suốt giaiđoạn này chúng hoàn toàn phụ thuộc vào cây kí chủ Khi mọc lên khỏi mặt đất, Strigatạo ra chlorophyll và bắt đầu tự đồng hoá, mặc dù nước và dinh dưỡng khoáng vẫnđược lấy từ cây kí chủ
Bộ phận chính của cỏ kí sinh giúp chúng gắn vào và xuyên qua mô cây kí chủ
là rễ mút Mặc dù rễ mút có cấu trúc khác nhau tuỳ theo loài, nhưng chúng có chứcnăng tương tự là gắn vào và vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây kí chủ sang cây kí sinh.Các lông tơ của rễ mút tiếp xúc với mô gỗ và bó libe của kí chủ để lấy nước, khoángchất và đồng hoá chúng Rễ mút này cũng có thể vận chuyển chất kích thích tố giữa kíchủ và kí sinh
Striga là loại kí sinh trên rễ cây cao lương, kê, bắp, mía đường… có hơn 30 loài Striga phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới trên thế giới Loài Stirga asiatica xuất hiện nhiều nhất, đặc biệt là ở ấn Độ và châu Phi Ở châu Phi, Striga làm
mất mùa nhiều hơn dịch hại châu chấu Sau khi bị kí sinh, kí chủ trở nên còi cọc, úa
Trang 9hay cao lương) có thể nuôi 500 cây Striga Hạt Striga không nảy mầm khi không có
chất kích thích từ kí chủ tiết ra (chất strigol) hay chất kích thích nhân tạo ethylene
Cỏ kí sinh thuộc giống Orobanche gồm có 5 loài, thường xuất hiện ở thuốc lá,
bông vải, hướng dương, cà chua, cà rốt, đậu nành, mè, những loài này có vùng địa lýgần nhau và có phổ kí chủ rộng Hạt của chúng sống được 20 năm trong đất Mỗi cây
Orobanche có thể tạo 500.000 hạt và 1g hạt có khoảng 150.000 hạt Giống như Striga,
hạt Orobanche nảy mầm bị kích hích bởi chất tiết ra từ cây kí chủ hay từ rễ cây không
phải kí chủ
2.1.4 Phân loại theo hình thái
Cách phân loại này tương đối dễ sử dụng trong thực tế nên ngày nay đã trởthành kiểu phân loại phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp nhất là cho nhữngngười thiếu kiến thức cơ bản về phân loại thực vật Theo cách phân loại này, cỏ dạiđược chia thành 3 nhóm
Sau đây là đặc điểm của 3 nhóm cỏ:
Có bẹ lá và phiến láhẹp, gân lá song song,
lá mọc cách theonhiều hướng khácnhau
Chác lác Chùm, mọc
nông
Thân thảo, hìnhtam giác, đặc ruột,không phân đốt
Không có bẹ lá, phiến
lá hẹp, ngân lá songsong, lá mọc thành 3hướng
Lá rộng Cọc, ăn sâu
vào đất
Thân thảo hoặc gỗ,
có nhiều hình dangkhác nhau
Lá rộng, có nhiềuhình dạng khác nhau,gân lá hình mạng lưới
Trang 10Cỏ lá hẹp (cỏ một lá mầm; monocotyledon ): nhóm này có những đặc tínhchung như sau: Lá thường hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ănnông, đỉnh sinh trưởng được bọc kính trong bẹ lá Tuy nhiên trong nhóm này cũng cónhững loại cỏ có đặc tính hơi khác trên như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm và mỏng.Trong nhóm cỏ lá hẹp có hai nhóm cỏ chính đó là nhóm cỏ họ hòa bản (Poacae) vànhóm cỏ chác lác (Cyperacae)
Cỏ lá rộng (phần lớn cỏ hai lá mầm; dicotyledon): các cỏ hai lá mầm thường có
lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm, ít lông; rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinhtrưởng để lộ ra ngoài
2.1.5 Phân loại theo các khóa phân loại thực vật
Đây là phương pháp phân loại chuẩn của các nhà khoa học và cán bộ kỹ thuậttrên toàn thế giới Theo cách phân loại này, tất cả các loài thực vật được sắp xếp theongành, lớp, bộ, họ, chi, loài Sau đây là các quy tắc phân loại thực vật học
a Đơn vị phân loại và các bậc phân loại
Đơn vị phân loại cơ sở của hệ thống tiến hóa là loài (species) Khái niệm về loàiphát sinh từ thực tế quan sát sinh vật trong thiên nhiên, sự giống nhau và khác nhaugiữa các cá thể Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về loài Một trong nhữngđịnh nghĩa tương đối hoàn chỉnh là định nghĩa của Komarov (1949): “Loài là tập hợpcủa nhiều cá thể cùng xuất phát từ một tổ tiên chung, trải qua quá trình đấu tranh sinhtồn và chọn lọc tự nhiên mà cách ly với các sinh vật khác, đồng thời loài là một giaiđoạn nhất định trong quá trình tiến hóa chung của sinh vật” Trong định nghĩa củamình, Komarov cũng đặc biệt nhấn mạnh đến đặc tính di truyền và sự phân bố củaloài: “Các cá thể trong cùng một loài có thể giao phối với nhau sinh ra các thế hệ concái có khả năng sinh sản, mỗi loài có một khu phân bố riêng”
Những loài có nhiều tính chất giống nhau, có tổ tiên chung, hợp thành đơn vịlớn hơn gọi là chi hay giống (genus) Cũng theo nguyên tắc chung về nguồn gốc, giốngnhau về tính chất, chi hợp thành họ (familia), họ hợp thành bộ (ordo), bộ thành lớp(classis), lớp thành ngành (divisio)
Đó là các bậc phân loại chính Trong phân loại học đôi khi người ta còn dùng
Trang 11loạt hay dãy (series): là bậc giữa chi và loài, thứ (varietas) và dạng (forma) là nhữngbậc dưới loài Ngoài ra, khi cần có thể thêm các bậc phụ, được ghi bằng cách thêm cáctiếp đầu ngữ “sub” (phân) để chỉ các bậc trung gian thấp hơn, hoặc “super” (liên) đểchỉ các bậc trung gian cao hơn.
Ví dụ: liên bộ (superordo), liên họ (superfamilia), phân họ (subfamilia), phânloài (subspecies)
Cũng cần chú ý rằng trong phân loại học người ta còn hay dùng thuật ngữ “taxon”.Vậy taxon và bậc phân loại có gì khác nhau ?
Đây là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất Taxon là một nhóm cá thểthuộc bất kỳ mức độ nào của thang chia bậc Còn bậc phân loại là tập hợp các taxon ởmức độ nhất định trong thang chia bậc đó Ví dụ: loài nói chung – đó là một bậc của
bậc phân loại, nhưng một loài cụ thể như lúa (Oryza sativa L.) là một taxon Như vậy
bậc của bậc phân loại xác định vị trí của nó trong loạt bậc nối tiếp nhau (loài, chi, họ,bộ,…) còn bậc của taxon là bậc phân loại nào mà nó là một thành viên (Takhtajan1966)
b Cách gọi tên các bậc phân loại
Trước đây mỗi nhà thực vật gọi tên cây một cách khác nhau, hoặc tên địaphương hoặc đặc điểm hình thái Đến năm 1753, Linnée đề ra cách đặt tên các loài câybằng hai từ la tinh ghép lại (gọi là danh pháp “lưỡng nôm”) và được sử dụng cho đếnngày nay Từ đầu là một danh từ chỉ tên chi, luôn luôn viết hoa chữ cái đầu tiên, từ sau
là một tính từ chỉ loài, không viết hoa Tính từ này có thể biểu thị tính chất của cây(như glabra – nhẳn; pilosa – có lông; spinosa – có gai…) hoặc nơi mọc (như sylvestris– ở rừng; palustris – ở đầm lầy… hoặc nơi xuất xứ (như tonkinensis – Bắc Bộ;annamensis – Trung Bộ; cochinchinensis – Nam Bộ; chinensis – Trung Quốc…), côngdụng của cây (như textilis – lấy sợi; tinctorius – nhuộm…), mùa hoa nở (vernalis –mùa xuân; autumnalis – mùa thu…) hay chỉ tên người (lecomtei; pierei; takhtajanii…)
Sau tên loài, người ta thường viết tắt hay nguyên họ tác giả đã công bố tên loài
sinh vật đó đầu tiên Ví dụ: Oryza sativa L là tên khoa học của cây lúa (thuộc chi
Oryza), loài lúa thuộc dạng cây trồng (sativa) Chữ cái L là chữ viết tắt họ của tác giả(Linnée)
Trang 12Đối với tên họ, người ta lấy tên của chi (giống) điển hình của họ, thêm đuôiaceae vào Ví dụ: Rosaceae (họ hoa hồng); lấy từ chi Rosa, Rutaceae (họ cam quít) lấy
Ví dụ:
- Lớp dương xỉ: Polypodiopsida
- Lớp ngọc lan: Magnoliatae hay Magnoliopsida
- Ngành ngọc lan (hay ngành Hạt kín): Magnoliophyta Ngành Hạt kín còn có tênkhác là Angiospermatophyta
2.2 SINH SẢN CỦA CỎ DẠI
Cỏ dại có hai hình thức sinh sản chính để duy trì nòi giống Càng nhiều hìnhthức sinh sản thì khả năng sinh tồn và lan truyền càng mạnh và khi điều kiện tự nhiênthay đổi thì cỏ dại sẽ có ít nhất một hình thức sinh sản để lan truyền nòi giống về sau
Vì vậy để phòng trừ cỏ dại trước hết phải ngăn chặn mọi hình thức sinh sản của nó
2.2.1 Sinh sản hữu tính
Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản phổ biến của các loài thực vật, đây làhình thức sinh sản khi có sự thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt Các hạt được hìnhthành sẽ phát tán, nảy mầm và hình thành nên cây mới Đối với cỏ dại, các loài cỏhằng niên chỉ có 1 hình thức sinh sản là sinh sản hữu tính nên dễ dàng phòng trừ Đốivới nhóm cỏ này, chỉ cần phòng trừ trước khi cỏ trổ hoa thụ phấn, thụ tinh là có thểhạn chế rất nhiều cỏ dại mọc ở vụ sau
Các cây cỏ dại lâu năm có nhiều phương thức để nhân giống và tồn tại, nhưng
Trang 13lại cao Trong một mùa, một cây cỏ dại thuộc nhóm cỏ hàng năm có thể sản xuất đủ sốhạt che phủ toàn bộ diện tích của một cánh đồng trong năm tiếp theo Ví dụ, một cây
Sysimbrium altissinum có thể sản xuất hơn một nửa triệu (511.208) hạt Tương tự, cây Amaranthus retroflexus (cây rau dền), Portulaca oleracea (cây hoa mười giờ thông
thường), và Solanum nigrum (cây lu lu đực) sản xuất lần lượt 196.405; 193.213 và 178.000 hạt giống trong khi cây Brassica nigra (cây mù tạc đen) sản xuất 58.363 hạt.
Một số loài cỏ dại có khả năng tạo ra hạt trong khoảng thời gian diễn ra sự rối
loạn so với bình thường của cây trồng Avena fatua (cỏ yến mạch) nẩy mầm ở cùng
thời gian khi cây lúa mì được sạ và làm rơi các hạt trưởng thành của cây lúa mì trướckhi được thu hoạch Nhiều loài cỏ dại có thể tạo ra một số lượng lớn các hạt có sứcsống thậm chí sau khi bị cắt bỏ ngay sau khi ra hoa Một vài loài cỏ dại tạo ra hạtthông qua sự tiếp hợp vô tính, tức là không có sự thụ tinh Các loài cỏ dại như câydương xỉ sinh sản bằng mầm khá hơn bằng hạt
Các loài cỏ dại khác nhau về các cơ chế tái sinh của chúng Các hạt của một sốloài nẩy mầm ngay sau khi chúng rụng Các hạt của các loài này có thời gian sốngtrong đất ngắn và sự tiếp tục tồn tại của chúng phụ thuộc vào việc sinh sản ra và pháttán hạt giống hàng năm Ở các loài khác, các hạt vẫn ở trong đất qua các thời gian dàivới sự nẩy mầm không liên tục của một bộ phận quần thể Một số hạt cỏ dại sống rấtlâu, nhưng các loài này chỉ đại diện cho một tỷ lệ nhỏ trong tổng ngân hàng hạt giống
Ở các phương diện nông học, phần lớn hạt nẩy mầm trong suốt hai năm đầu tiên tươngứng với một rủi ro lớn về sự tổn thất năng suất cây trồng và các chi phí kiểm soát
2.2.2 Sinh sản vô tính
Đây là hình thức sinh sản rất phổ biến ở các loài cỏ dại đa niên Bên cạnh hìnhthức sinh sản hữu tính, cỏ đa niên còn có hình thức sinh sản vô tính Chúng có nhiềuhình thức sinh sản để thích ứng với điều kiện tự nhiên nhằm duy trì nồi giống, do đó
cỏ đa niên thường rất khó phòng trừ
Ví dụ: cỏ gấu (Cyperus rotundus), cỏ tranh (Imperata cylindrica) có 2 hình thức sinh sản: bằng thân ngầm và bằng hạt Cỏ chân gà (Dactyloctenium aegyptum) có tới 3
hình thức sinh sản: bằng hạt, bằng thân bò và bằng thân ngầm
Ở cỏ dại, hình thức sinh sản nào cũng đáng chú ý Với cỏ gà, cỏ tranh, cỏ gấuthường có hình thức sinh sản vô tính là chủ yếu, còn hình thức sinh sản hữu tính tuy là
Trang 14thứ yếu nhưng cũng rất quan trọng vì những hạt này dễ mọc và cho ra những cây mới
có tác dụng duy trì và phát triển nòi giống thực sự Trong khi ở cây trồng, nếu hìnhthức sinh sản vô tính là chủ yếu thì hình thức sinh sản hữu tính nếu có cũng khôngquan trọng, thường các hạt rất khó nảy mầm để mọc thành cây mới
Trang 15Sinh sản sinh dưỡng hay vô tính là cơ chế tồn tại chủ yếu của các loài cỏ đa niên,chúng có hệ thống rễ ăn sâu, nhiều mầm ngủ, thân củ, củ và thân rễ,… Tình trạng ngủnghỉ và sự hiện diện của các nguồn dinh dưỡng dự trữ là những đặc điểm chung củacác bộ phận cây dưới đất Sự miễn dịch tương đối của các bộ phận dưới đất đối với sựtàn phá do xới xáo đất hoặc cày đất gây ra một vấn đề lớn cho việc tiêu diệt cỏ lưuniên.
Cỏ lưu niên sống khoảng 3 năm trở lên Khả năng sống sót bị ảnh hưởng bởituổi đời, khả năng phát triển của cây con, sự tái sinh, thời kỳ cây con thể hiện đặc tínhcủa cây lưu niên, khả năng tạo hạt, sức đề kháng của cây để kiểm soát các yếu tố giớihạn
Các loài cỏ lưu niên như Imperata cylindrica và Elytrigia repens nhân giống
thông qua thân rễ, chúng có khả năng tái sinh thậm chí từ một phần nhỏ của mô thân rễ
và có nhiều chồi sinh dưỡng trên thân rễ, các đặc tính này bù đắp cho sự tổn thương
của chúng do xới xáo đất Cỏ gấu tía (Cyperus rotundus) và cỏ gấu vàng (Cyperus
esculentus) nhân giống bằng hạt và thân củ, chúng có mức độ miên trạng khác nhau.
Việc gia tăng oxy trong đất xúc tiến thân củ mọc mầm, trong khi hàm lượng CO2 cao
ức chế sự mọc mầm Vài loài cỏ lưu niên có hệ thống rễ lan rộng vài feet dưới lớp đất
mặt và tái sinh ở dưới đất Các loài cỏ lưu niên lá rộng như Oxalis spp (cây me đất)
nhân giống bằng thân hành, hành con và hạt Những căn hành rơi xuống đất và mọc
lên Một loài cỏ lá rộng lưu niên khác, cây Asclepias syriaca nhân giống bằng mầm rễ
và hạt Miên trạng của chồi mầm phụ thuộc vào sự đảo ngược rễ
Như vậy, nhờ có khả năng tồn trữ chất dinh dưỡng trong các bộ phận dưới đất vàtính miên trạng của chồi mầm, các cây cỏ lưu niên có thể thích nghi với hầu hết các hệthống cây trồng và tiếp tục tồn tại mặc dù con người trừ tiệt chúng Tuy nhiên, cỏ lưuniên là một vấn đề nghiêm trọng khi làm đất tối thiểu
Trang 16Một tỷ lệ nhất định của tổng số hạt và trái rơi gần cây mẹ, một phần được mang
đi xa theo sản phẩm thu hoạch và một phần có thể phát tán gần, trung bình hoặc xa cây
mẹ Có hai yếu tố cần thiết để hạt và trái phát tán thành công là:
Phương tiện phát tán hiệu quả: thông thường cỏ dại phát tán là nhờ gió, nước,súc vật và con người
Sự thích nghi của hạt, trái và cây con ở môi trường sống mới
2.3.2 Phát tán bằng các phần thân, rễ
Chuẩn bị đất gieo trồng thiếu ý thức là yếu tố quan trọng nhất làm phát tán cácthân rễ cỏ Cày bừa đất mang theo các đoạn thân, thân ngầm, củ… có trong đất sangkhu đất mới Cây con ươm trong khay, bầu đất có thể mang theo cây con hoặc cácđoạn gãy của cỏ Các phần thân của cỏ thủy sinh phát tán qua nước, chân vịt củathuyền bè Đôi khi chúng được mang đi để làm đẹp cho các hồ cá cảnh nhưng sau đótrở thành cỏ dại nguy hiểm
2.4 KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CỎ DẠI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐNG
Tính chống chịu là thước đo khả năng thích nghi của cỏ dại trong bất kỳ điềukiện sống nào Trong nông nghiệp, việc quản lý sự bố trí cây trồng quyết định tínhchống chịu của cỏ dại, vì vậy có sự kết hợp đặc biệt giữa cây trồng và cỏ dại Tínhchống chịu của cỏ dại (bao gồm các yếu tố như: sự xuất hiện, tính đa dạng, vùng và sựphân bố) chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, thổ nhưỡng, và các yếu tố sinh học
Yếu tố khí hậu là yếu tố quan trọng của môi trường ảnh hưởng đến tính chốngchịu của cỏ dại bao gồm: ánh sáng, nhiệt độ, gió và độ ẩm
Cường độ ánh sáng, chất lượng và thời gian chiếu sáng là những yếu tố quantrọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, sự sinh sản và sự phân bố của cỏ dại Giai đoạnsáng chi phối sự ra hoa, thời gian tạo hạt và sự thành thục của hạt Giai đoạn sáng cũngquan trọng trong việc đánh giá kiểu sinh thái khác nhau với một loại cỏ dại Tính chịubóng râm là sự thích nghi chính mà cỏ dại có thể chịu được Cạnh tranh ánh sáng hầuhết xảy ra trong điều kiện đất tốt và ẩm độ cao, có lợi cho cây trồng sinh trưởng và có
bộ tán lá rộng Cỏ dại có chỉ số lá cao cạnh tranh với cây trồng có chỉ số lá thấp hơn
Trang 17thích hợp để nhận ánh sáng nhiều Vì vậy, cây trồng với lá nằm ngang cạnh tranh ánhsáng ít hơn so với lá mọc xen kẽ Tương tự như vậy, cỏ dại mà cao hay thẳng đứng sẽcạnh tranh ánh sáng hiệu quả hơn cây thấp, thân bò Loại cỏ chịu bóng giảm quang hợp,dẫn đến sinh trưởng kém, hệ thống rễ nhỏ và giảm khả năng hấp thu nước và khoángchất.
Nhiệt độ không khí và đất ảnh hưởng đến sự phân bố cỏ dại Nhiệt độ đất ảnhhưởng đến sự nảy mầm của hạt và tình trạng ngủ nghỉ (đây là cơ chế tồn tại của cỏ dại).Các bộ phận dưới mắt đất (rễ thân, củ, thân củ, thân bò…) của cỏ lưu niên sống sót quađông là nhờ vào tính kháng nhiệt độ lạnh trong đất Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiệt độthấp đến từng phần trên mặt của cỏ dịa chỉ mang tính tạm thời, không ảnh hưởng đến sựtồn tài và tính chống chịu của loài cỏ dại
Lượng mưa và nước có ảnh hưởng đáng kể đến sự phân bố và tồn tại của cỏ dại.Các loài cỏ được tìm thấy ở điều kiện khô hạn có sự khác biệt so với các loài ở môitrường nước Cỏ dại ở vùng ôn đới thường không được tìm thấy ở vùng nhiệt đới Kiểuphân bố mưa là một nhân tố quyết định việc tận dụng nước của cây, vì thiếu nước ởgiai đoạn sinh trưởng then chốt dẫn đến giảm khả năng tồn tại và sinh sôi nảy nở củacây Nhìn chung, cỏ dại sử dụng một lượng nước tương tự (trên một đơn vị sinh trưởngcủa cây trồng) như các cây trồng mà nó cạnh tranh Vì rễ cỏ dại mọc sớm và nhanhhơn, sự cạnh tranh nước được xác định bởi số lượng rễ của các cây cạnh tranh vàlượng rễ này lớn nhất khi các rễ gần như trộn lẫn với nhau, cây trồng và cỏ dại cố gắnhút nước từ một lượng đất như nhau
Tốc độ, tần số xuất hiện và sự tác động trực tiếp của gió cũng có thể làm hạnchế hoặc giới hạn sự sinh sản và tồn tại của tất cả các loài thực vật bao gồm cả cỏ dại.Gió bị thay đổi rất nhiều bởi đặc điểm địa hình của môi trường sống như độ cao, độdốc và bề mặt Gió giữ vai trò điều hòa oxy và CO2trong không khí Nó cũng làm thayđổi sự mất nước do thoát hơi nước từ cây trồng Gió cũng là nhân tố chủ yếu trong sựphân bố cỏ dại
Do đó, khí hậu có ảnh hưởng sâu rộng đến sự tồn tại của cỏ dại, cỏ dại có thểthích nghi với nhiều kiểu khí hậu khác nhau Khí hậu cũng ảnh hưởng đến cấu trúc vàthành phần cấu tạo của cỏ dại Khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến sự biến dạng trong
sự phát triển của lớp cutin, lông tơ, sinh trưởng sinh dưỡng, sức sống, tính cạnhtranh,…
Trang 18Cũng như hệ thống cây trồng, các yếu tố đất ảnh hưởng đến sự tồn tại của cỏdại là sự thông thoáng, nhiệt độ, pH và độ màu mỡ Cỏ dại được tìm thấy ở các loại đất
có tính chất vật lý, khả năng giữ ẩm và phản ứng của đất khác nhau Thực tế cho thấy
cỏ dại có khả năng thích nghi rộng với môi trường đất
Vài loại cỏ dại là các cây chỉ thị cho vùng đất kiềm (basophiles) có pH dao
động từ 7,4 – 8,5, các loài này có thể mọc tốt trên đất kiềm Alkaligrass (Puccinallia spp.) và Elytrigia repens (cỏ vịt) là những ví dụ điển hình nhất của basophiles Tương
tự như vậy, các loài cỏ như Cynodon dactylon (cỏ gà), Digitaria sanguinalis (cỏ chỉ lớn), Rumex acetosella (cây me đất), Pteridium spp (cây dương xỉ) and Borreria spp.,
(cây ngô đồng) chỉ sống ở đất acid Những loài cỏ này thích hợp với pH từ 4,5 đến 6,5,
được đặt tên là acedophiles Tương tự, có các loại cỏ trung tính, chỉ phát triển tốt ở pH
6,5 – 7,4 Vài loài thuộc họ Compositae và Polygonaceae phát triển tốt trên đất mặn.Những loài cỏ này có các phản ứng khác nhau với các đặc tính của đất, có tác dụngnhư cây chỉ thị Ví dụ sự thay đổi pH đất theo hướng acid do sử dụng liên tục đạmsulfate làm nguồn cung cấp N cũng có thể gây ra sự thay đổi trong sự phân bố của cỏdại
Nhiều loài cỏ dại có thể thích nghi và phát triển tốt trên đất có hàm lượng dinhdưỡng thấp hơn hàm lượng dinh dưỡng mà cây trồng cần để có năng suất tối đa Ví dụ,
Imperata cylindrica (cỏ tranh, Cogongrass) phát triển tốt trên đất nghèo dinh dưỡng.
Nhưng nó cũng có thể thích nghi tốt với đất giàu dinh dưỡng Nhìn chung, các loại đấtthích hợp cho sự phát triển của cây trồng cũng thích hợp cho sự phát triển của cỏ dại
Sự phát triển mạnh của cỏ dại chứng tỏ đất giàu dinh dưỡng
Vài loài cỏ như Commelina benghalensis (cỏ nhện nhiệt đới) phát triển mạnh trong điều kiện đất ẩm ướt, trong khi các loài cỏ như Imperata cylindrica và Elytrigia
repens,… có thể tiếp tục tồn tại thậm chí trong các điều kiện khô hạn Các loài cỏ Typha spp (cây bồn bồn) chỉ sống ở đất ngập nước.
Cây trồng và động vật là các yếu tố sinh học làm thay đổi sự phát triển của cỏdại bằng nhiều cách khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp Trong một khu vựccây trồng, cây trồng cạnh tranh các nguồn tài nguyên sẵn có với cỏ dại Khi các loài cỏdại nào đó xâm nhập vào, sự tồn tại của chúng trong khu vực có cây trồng được xác
Trang 19sức phát triển của rễ và đỉnh sinh trưởng Bên cạnh đó, các hoạt động nông nghiệp kếthợp với sự phát triển của cây trồng có thể thúc đẩy hoặc ngăn chặn các loài cỏ dại.
2.5 KHẢ NĂNG SINH TỒN CỦA CỎ DẠI
2.5.1 Cỏ dại có hiện tượng nảy mầm không đều
Một trong những nguyên nhân giúp cỏ dại lưu tồn trong đất là hiện tượng nảymầm không đều Hiện tượng này có thể do một số nguyên nhân sau:
- Hạt chín không đều, cùng rụng một lúc nhưng hạt nào chín trước thì mọc trước
- Vỏ hạt dày mỏng khác nhau
- Hạt có mức độ chín giống nhau nhưng gặp những điều kiện ngoại cảnh khácnhau
2.5.2 Cỏ dại giữ được sức nảy mầm rất lâu
Đây cũng là nguyên nhân giúp cỏ dại lưu tồn rất lâu trong đất Rất nhiều loài cỏdại có thể giữ được sức nảy mầm của mình sau 15 – 20 năm Ở Mỹ, sau khi bị chônvùi dưới đất 20 năm, 51 loại cỏ trong số 107 loại thí nghiệm vẫn có những hạt nảy
mầm, thậm chí loài Vesbascum blattaria vẫn còn nảy mầm được 70% ở năm thứ 80.
Trong môi trường nước, hạt cỏ vẫn giữ được sức nảy mầm khá lâu nhưngkhông lâu như trong môi trường đất và không khí
2.5.3 Cỏ dại có tính biến động lớn
Cỏ dại có tính biến động lớn về sinh lý, hình thái và phản ứng về môi trườngxung quanh Đặc tính này của cỏ dại nhiều hơn cây trồng là do nó đã qua chọn lọc tựnhiên lâu đời và những biến đổi ngoại cảnh do con người gây ra khi tác động vào đồngruộng Do đó, đây cũng là nguyên nhân giúp chúng thích ứng tốt với môi trường vàluôn tồn tại trong tự nhiên Các thay đổi đó có thể là:
- Thay đổi thời gian sinh trưởng, chu kỳ phát dục
- Thay đổi về sinh trưởng và hình thái
- Thay đổi về sinh lý
Trang 202.5.4 Cỏ dại có số hạt và số mầm ngủ sinh sản rất nhiều
Cũng như cây trồng, số lượng hạt ở các loài cỏ dại rất khác nhau Song nhìnchung thì số hạt của một cây cỏ dại thường lớn hơn số lượng hạt của một cây trồng rất
nhiều Trong đó đặc biệt ở một số loài cỏ như cỏ dền (Amaranthus sp.) có tới hơn
500.000 hạt/cây
Hạt cỏ dại thường nhỏ, nếu trọng lượng của hạt cỏ dại và cây trồng bằng nhauthì số lượng hạt của cỏ dại lớn hơn rất nhiều Số lượng hạt/cây nhiều đảm bảo cho cỏdại có hệ số nhân giống cao, có lợi cho sự duy trì nòi giống, qua đó cũng cho thấy sốlượng hạt cỏ trên một đơn vị diện tích đất là rất lớn
Mầm ngủ trên một đoạn thân hay trên một đơn vị trọng lượng của cỏ dại sinhsản vô tính cũng nhiều hơn so với một đoạn thân cây trồng có trọng lượng và chiều dàitương đương
Ví dụ: 1 m dây khoai lang có 20 – 30 mầm ngủ trong khi đó, với cùng chiềudài, cỏ tranh có tới 100 – 150 mầm ngủ
2.5.5 Hạt cỏ dại dễ rụng và có nhiều hình thức lan truyền
Sau khi chín, hạt cỏ dại dễ rơi khỏi cây và rụng xuống đất Hiện tượng này kèmtheo đặc tính chín không đều làm cỏ dại kéo dài thời gian phóng thích hạt, đây cũng lànguyên nhân giúp cỏ dại tồn lưu trong môi trường tự nhiên
2.5.6 Tính ngủ nghỉ của cỏ dại (miên trạng, dormancy)
Ngủ nghỉ của cỏ là trạng thái ngừng phát triển giúp cho cỏ bảo đảm sự sinh tồncủa nó Hiện tượng này gây khó khăn cho việc phòng trừ cỏ Hạt cỏ có thời kỳ ngủnghỉ – đây là thời gian cần cho sự biến đổi, hình thành phôi mầm, phôi nhũ đầy đủ vềcác cơ quan, về cấu tạo của các thành phần sinh hóa, tỉ lệ và khối lượng của chúng Ở
cỏ dại có các hình thức ngủ sau:
- Ngủ bẩm sinh: hạt được bọc bởi một loại vỏ không thấm hoặc chứa các chất nộisinh có tính ức chế sự nảy mầm
Trang 21- Ngủ do điều điều kiện tạo ra: cỏ thường nảy mầm khi có điều kiện thích hợp,nếu gặp điều kiện bất lợi hạt sẽ chuyển qua dạng ngủ và sau đó không thể nảymầm được dù điều kiện có trở lại thuận lợi.
- Ngủ bắt buộc: khi gặp một trong các yếu tố môi trường bất lợi về ẩm độ, nhiệt
độ, oxygen …
2.6 CÁC CON ĐƯỜNG LAN TRUYỀN CỦA CỎ DẠI
Cỏ dại có thể lan truyền từ ruộng này sang ruộng khác, từ vùng này sang vùngkhác, nước này sang nước khác và thậm chí có thể lan truyền giữa các châu lục vớinhau bằng nhiều con đường Hầu hết các loài cỏ dại di chuyển rất nhiều, chúng sửdụng nhiều hình thức (cách) khác nhau để di chuyển và phân tán từ nơi này sang nơikhác Trong tất cả các cách phân tán hạt cỏ thì gió, nước, động vật và con người giữvai trò quan trọng nhất
2.6.1 Qua hạt giống
Kích thước hạt cỏ nhỏ nên dễ dàng lẫn vào trong hạt giống, đây là con đườnglan truyền cỏ dại phổ biến trong ruộng lúa hiện nay Nông dân có tập tính để lại giốngcho vụ sau, nhưng quá trình canh tác khống khử cỏ dại, đến khi thu hoạch, cả hạtgiống và hạt cỏ đều thu chung và dùng sạ cho vụ sau, do đó cỏ dại dễ dàng phát triển
và tích lũy ngày một nhiều trên đồng ruộng
2.6.2 Qua phân bón
Bón phân hữu cơ, đặc biệt là các loại phân có nguồn gốc từ ủ xác bả thực vậthoặc phân gia súc nếu không được ủ kỹ sẽ là nguồn lan truyền hạt cỏ dại vào đồngruộng Cỏ dại là nguồn thức ăn cho gia súc, nhiều loại cỏ vẫn giữ được khả năng nảymầm tốt sau khi qua bộ máy tiêu hóa của động vật, qua đó cũng có thể lan truyền cỏdại từ chổ này sang chổ khác
2.6.3 Qua nước tưới
Nước tưới cũng là nguyên nhân của sự lan truyền hạt cỏ Hạt cỏ có kích thướcnhỏ, trọng lượng thấp nên chúng dễ nổi hoặc lơ lửng trong nước, khi nước di chuyểnthì hạt cỏ cũng di chuyển và xâm nhập vào đồng ruộng theo nguồn nước tưới
Trang 22Hạt của nhiều loài cỏ dại nhẹ và được bao phủ bởi một lớp dầu, giúp chúng nổitrên mặt nước Hạt cỏ thường bị cuốn vào dòng suối và được mang tới những cánhđồng thấp hơn Vài loài cỏ dại có lớp vỏ hạt được phủ bởi lớp màng chứa đầy khôngkhí hoặc lớp bần ở các quả đã chín giúp chúng nổi trên mặt nước Nước lũ, các dòngsuối và nước tưới giữ vai trò quan trọng trong sự phát tán của cỏ dại Hàng ngàn hạt cỏ
có thể di chuyển xa bằng kênh nước tưới trong 1 ngày Các loài cỏ như Ambrosia spp (chi cúc hoàng nhung, cây ngải cứu, ), Amaranthus spp (cây dền) và Xanthium
strumarium (cây ké đầu ngựa) là các ví dụ điển hình của các loài cỏ dại được phát tán
nhờ nước Một số loài cỏ có thể sống sau một thời gian dài nằm trong nước
2.6.4 Qua các phương thức khác
Gió, các động vật và con người cũng góp phần làm phát tán và lan truyền cỏdại hạt cỏ có trọng lượng nhẹ, một số loài cỏ, hạt có lông giúp chúng dễ dàng bay theogió đến nhiều nơi khác nhau Một số loài cỏ có râu hoặc móc giúp chúng dễ dàng mócvào các loài động vật để mang chúng đi đến nhiều nơi khác nhau
Gió: Nhiều loài cỏ dại có sự thay đổi và thích nghi để giúp chúng dễ dàng đượcphát tán nhờ gió Hạt hoặc những trái nhỏ với các chùm lông hoặc các phần phụ giốngnhư cánh được gió đưa đi rất xa; những hạt nhẹ hơn có thể được cuốn đi hàng dặm
Sự biến đổi khác nhau của cấu trúc hạt giúp chúng dễ dàng được phát tán nhờ gió gọi
là túi, cánh (có lông bao phủ), cánh dù và lông giống lông chim Quả bế của cây bồ
công anh (Taraxacum officinale), cây khế đồng (Cirsium spp.), các loài thuộc họ hoa
cúc thường bay trong không khí vào những ngày gió nhiều Tương tự, hạt của cỏ tranh
(Imperata cylindrica) và cỏ lau (Saccharum spontaneum) được mang đi rất xa nhờ gió Lông tơ mịn của cây bông tai thông thường (Asclepias syriaca) bay đi xa nhờ gió.
Động vật: Hạt cỏ dại cũng được phát tán nhờ động vật Nhiều hạt đi qua đườngtiêu hóa của động vật và phát tán qua phân của động vật Các loài chim cũng tiêu thụmột lượng lớn hạt cỏ và phát tán cỏ dại qua phân của chúng Sự phát tán của hạt ởdạng chất tiêu hóa không hoàn toàn thông qua phân của động vật gọi là
endozoochory Ví dụ điển hình nhất của endozoochory là cây Prosopis spp (cây
đương), có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ Hạt cỏ cũng bám vào lông thú hoặc lôngchim hoặc chân của chim, thú, và được mang đi từ nơi này đến nơi khác Tuy nhiên,
Trang 23Con người: hạt của nhiều loài cỏ dại có cấu trúc đặc biệt như có gai, móc, râu,chúng bám vào quần áo và giày dép hoặc các công cụ lao động của con người Quả
cây Tribulus terrestris có gai nhọn, chúng bám vào động vật và con người và được phân tán xa và rộng Tương tự, hạt của cây cỏ may (Chrysopogan aciculatus) có râu và
phân tán bằng cách móc vào quần áo Nó cũng được mang đi nhờ các túi đựng đất, cát,sỏi trong xây dựng Do đó, con người trở thành tác nhân quan trọng nhất trong sự pháttán cỏ dại Người ta thường mang hạt cỏ từ nơi này đến nơi khác trong cùng một nướchoặc từ nước này đến nước khác Do sự bất cẩn của con người mà cỏ dại được du nhậpqua nhiều cách khác nhau Sự di chuyển của các loại cỏ và ngủ cốc qua thương mại làcách thức chủ yếu của sự phát tán cỏ dại bởi con người Một ví dụ rõ ràng là sự phát
tán của cây thóc chim (Phalaris minor) ở Ấn Độ, hạt của chúng lẫn vào lúa mì xuất
khẩu những năm 1960 Sau đây là hình thái hạt của một số loài cỏ dại giúp chúng dễdàng phát tán và lan truyền nhờ gió, nước, động vật và con người
Hình 2 Cấu tạo đặc biệt về hạt của một số loài cỏ dại giúp chúng dễ dàng phát tán và
lan truyền nhờ động vật, nước, gió và con người
Xanthium canadense Bassia hyssopifolia
Avena fatua Bidens frondosa
Trang 242.7 CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA CỎ DẠI
Công việc kiểm soát cỏ dại bao gồm tất cả những biện pháp để ngăn cản vàchặn lại sự lan tràn của cỏ dại Chương trình kiểm soát cỏ dại sẽ không thành công nếubiện pháp ngăn ngừa không làm giảm sự phát tán và tàn phá của cỏ dại Khả năng táisinh, sự phổ biến, tình trạng ngủ nghỉ và khả năng sống sót cao sẽ làm cho sự diệt trừmột loài cỏ dại nào đó trở nên không đạt hiệu quả
Phòng ngừa cỏ dại bao gồm các biện pháp loại bỏ khả năng xâm nhập và xáclập các quần thể cỏ mới ở một vùng Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tốt sẽ giảmnhẹ được nổ lực trong việc kiểm soát cỏ dại bằng biện pháp lý học, hóa học và cácbiện pháp khác Điều này đặc biệt quan trọng đối với các loài cỏ độc hại (noxiousweeds) Biện pháp phòng ngừa đạt hiệu quả cao nếu áp dụng đồng thời trên diện tíchrộng với sự hợp tác của nhiều chủ ruộng, kiến thức về sinh học của cỏ dại trong mộtvùng là rất cần thiết Phòng ngừa cỏ dại bao gồm các biện pháp sau:
2.7.1 Dùng hạt giống không lẫn hạt cỏ
Hạt giống của hầu hết cây trồng đều bị lẫn tạp hạt của cỏ dại Điều này xảy ravào thời gian thu hoạch Một vài loài cỏ có vòng đời tương tự như cây trồng Chúngđậu hạt vào thời điểm như cây trồng Hạt của vài loài cỏ dại tương đồng với hạt câytrồng về kích thước và hình dạng Ngay cả khi hạt giống được chứng thực là lẫn tạp1% hạt cỏ dại hoặc ít hơn thì kết quả cũng làm ảnh hưởng đến sản xuất vụ mùa Thậmchí sự có mặt của một nắm hạt cỏ dại cũng có thể đủ để bắt đầu một sự tàn phá nghiêmtrọng Hơn nữa, cỏ dại mọc trong hàng cây trồng là rất khó khăn trong việc kiểm soát.Một số phương thức sản xuất giúp giảm lẫn tạp hạt giống và cỏ:
- Ruộng nhân giống phải hoàn toàn không có cỏ dại
- Sản xuất hạt giống không lẫn hạt cỏ dại, làm sạch và kiểm tra hạt giống của tất
Trang 25dạng, bề mặt hạt và tỉ trọng Thiết bị chia tách khía răng cưa tròn hình dĩa vàhình trụ rất hữu ích cho việc chia tách theo chiều dài hạt Sử dụng máy đẩy khí
và máy quạt thóc để tách hạt theo cơ bản về tốc độ lắng xuống của chúng trongkhông trung Sử dụng thiết bị chia tách theo kết cấu lớp lông của hạt
Dùng hạt giống đã được chứng nhận giúp cung cấp giống có nguồn gen thuầnchủng và là nguyên liệu tốt để phổ biến tới người dân Cơ quan chứng nhận sẽ chịutrách nhiệm với nhà nước và pháp luật về việc kiểm tra tiêu chuẩn của hạt giống sạch
Ở Ấn Độ, tập đoàn giống quốc gia được quản lý bởi chính phủ, có nhiều tậpđoàn giống quốc gia khác nhau đều chịu trách nhiệm giống nhau về hạt giống họ sảnxuất và bảo đảm cho người trồng Nhiều thủ tục kiểm tra những tiêu chuẩn của các cơquan này trước khi cấp giấy chứng nhận Vì vậy, họ rất nghiêm khắc và bắt tuân thủtheo những quy định để sản xuất và cung cấp hạt giống hoàn toàn không lẫn tạp hạt cỏdại Những người dân trồng bằng hạt giống riêng hoặc hạt giống để từ vụ trước nên cócách phòng ngừa thích hợp để ngăn chặn sự lẫn tạp hạt cỏ dại vào hạt giống
2.7.2 Tránh nhiễm hạt cỏ trong hầm ủ phân
Biện pháp phân hủy cỏ dại làm phân ủ và phân trộn để loại trừ khả năng lantràn của cỏ dại cũng là biện pháp ngăn ngừa hạt cỏ lan truyền qua phân bón hữu cơ.Hạt cỏ dại theo con đường tiêu hóa của động vật chăn thả trên những đồng cỏ màkhông mất đi khả năng sống sót Chúng được thải ra theo phân của động vật Trộnphân sẽ tiêu diệt được hầu hết hạt cỏ dại Phân bón mục nát thì thường không bị hạt cỏdại tồn tại trong đó
Tập quán của nông dân là độn nhiều xác bả thực vật kể cả cỏ có hạt vào hầm ủphân để hy vọng đạt lượng phân chuồng nhiều Đây là biện pháp kỹ thuật không đúngđắn, khi bón lượng phân này vào đồng ruộng, hạt cỏ có trong phân sẽ nảy mầm, mọc
và phát tán trên đồng ruộng Do đó, khi ủ phân hữu cơ, phải đảm bảo rằng các hạt cỏdại trong phân hoàn toàn bị phân hủy và không còn khả năng nảy mầm thì mới đembón vào đồng ruộng
2.7.3 Ngăn cản cỏ lây lan qua nông cụ, gia súc, nưới tưới
Sử dụng các thiết bị trong nông nghiệp sạch sẽ giúp loại trừ khả năng lẫn tạpcủa hạt cỏ dại trong hạt giống Hạt cỏ dại và các bộ phận thực vật tham gia vào cày,
Trang 26bừa, khoan, gặt, người nhổ cỏ và cuốc xới trong thời gian làm đất trước trồng và hoạtđộng khi trồng đều được mang vào với hạt giống cây trồng Do đó, những dụng cụ nàynên được làm sạch trước khi sử dụng chúng ở nơi khác.
Máy móc sang hoạt động trên mảnh ruộng mới phải được vệ sinh sạch sẽ
Máy gặt đập liên hợp là nguyên nhân làm lan truyền lúa cỏ trên ruộng lúa ởMalaysia
Ngăn không cho gia súc di chuyển từ ruộng nhiều cỏ sang ruộng sạch cỏ
Phải kiểm tra cây con ở vườn ươm trước khi đem trồng trên ruộng đại trà, phảitách cỏ ra khỏi cây con đặc biệt là cỏ đa niên, giữ vườn ươm, nương mạ luôn thật sạchcỏ
Một biện pháp được chấp nhận nữa là ngăn chặn hạt cỏ dại và những mầm thựcvật khác đi theo hệ thống nước tưới Hạt cỏ dại, thuộc thân thảo, quan trọng là chúng
tự sinh sôi nảy nở dưới ánh sáng và dễ dàng trôi nổi hay nằm lơ lững tại chổ hoặc đượcmang đi một khoảng xa nhờ hệ thống nước tưới Vài triệu hạt cỏ sẽ đi theo con đườngnước tưới ở mọi lúc mọi nơi Các biện pháp ngăn ngừa đòi hỏi sự phối hợp của ngườidân và công khai kiểm soát kênh và hồ tưới Đặc biệt người nông dân có thể ngăn cản
sự tàn phá của cỏ dại bằng cách đặt màn che thích hợp ngay kênh tưới mà dẫn đếncánh đồng của họ
2.7.4 Quản lý tốt cỏ ở những vùng đất không gieo trồng
Những mảnh đất không trồng trọt quanh ruộng rất thuận lợi cho cỏ dại pháttriển tạo hạt và phát tán Cần hạn chế và ngăn chặn cỏ dại mọc và phát tán ở các ruộngđất trống không trồng trọt bằng các biện pháp
2.7.5 Các biện pháp liên quan đến pháp chế
Pháp chế là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của cỏ từ vùng này sang vùngkhác, từ nước này sang nước khác Ở các nước đang phát triển ở vùng nhiệt đới chưa
có các biện pháp cụ thể liên quan đến vấn đền này
Nhà nước cần có các quy định về cỏ dại, điều này rất quan trọng để làm giảm
Trang 27phòng trừ Quy định này giúp bảo vệ người dân từ những giống lẫn tạp hoặc nhầmtrong việc dán nhãn và cũng giúp ngăn chặn hợp pháp những loài cỏ hại vào trongnước.
Những quy định về cỏ dại được đưa ra nhằm mục đích cách ly, ngăn chặn vàhạn chế sự gây hại của cỏ dại Việc ngăn chặn những loài cỏ lưu niên rất khó thực hiện
vì chúng không tái sinh bằng hạt mà tái sinh bằng rễ và thân
Thành công trong việc kiểm soát cỏ dại thông qua việc bắt tuân theo những quyđịnh về cỏ dại phụ thuộc vào những phương pháp có giá trị về hiệu quả và kinh tế Mỗiquốc gia nên ban hành quy định về cỏ dại để ngăn chặn sự tàn phá của những loài cỏgây hại cho hệ thống nông nghiệp và phải thật sự nổ lực để trừ tiệt chúng
Quy định về cách ly để cách ly những vùng khó giải quyết nhất về cỏ dại vìchúng đã trở nên thích nghi, và ngăn chặn sự di chuyển của cỏ dại tới tàn phá vùngkhác Thông thường quy định về cách ly ngăn chặn sự di chuyển và khả năng lan tràndịch bệnh và côn trùng gây hại từ nước này sang nước khác qua con đường nhập khẩu.Nhưng những quy định này thường không quy định trong nhập khẩu về hình thức là sựlẫn tạp hạt cỏ dại trong hạt giống cây trồng
Câu hỏi ôn tập:
1 Các hình thức phân loại cỏ dại?
2 Cho biết các đặc điểm khác nhau về hình thái của 3 nhóm cỏ: lá rộng, chác lác
và hòa bản?
3 Cỏ dại có những hình thức sinh sản nào?
4 Cỏ dại phát tán và lan truyền như thế nào, bằng cách nào?
5 Giải thích tại sao cỏ dại luôn tồn tại và xuất hiện trên đồng ruộng?
6 Cho biết các biện pháp ngăn ngừa cỏ dại?
Trang 28Chương 3 BIỆN PHÁP CANH TÁC PHÒNG TRỪ CỎ DẠI
Chương này cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến việc sử dụng các biện pháp canh tác để phòng trừ cỏ dại như làm thế nào để có giai đoạn cây con phát triển tốt để áp chế cỏ dại, thời gian và mật độ gieo trồng phù hợp cho việc khống chế cỏ dại Các biện pháp giúp kích thích sự tăng trưởng của cây trồng nhằm cạnh tranh tốt với cỏ dại Các biện pháp canh tác như luân canh, đa canh, các biện pháp làm đất và quả lý nước hợp lý để phòng trừ cỏ dại
3.1 XÁC LẬP QUẦN THỂ CÂY TRỒNG CÓ CƯỜNG LỰC CÂY CON MẠNH
Quần thể cây trồng mọc đồng đều sau gieo và cường lực cây con mạnh sẽkhông dành khoảng không gian rộng cho cỏ phát triển Những bước tiến hành để xáclập một quần thể cây trồng đều là:
- Chọn cây trồng phù hợp với giống phù hợp
- Giống có tỉ lệ nảy mầm cao
- Xử lý đất và xử lý hạt giống trước khi gieo
- Sử dụng lượng hạt giống tối hảo
- Thời gian và phương pháp gieo trồng phù hợp, nếu cây bị chết thì tiến hànhdặm càng sớm càng tốt
Tăng mật độ cây trồng bằng sử dụng lượng hạt nhiều, giảm khoảng cách hàng
và khoảng cách cây (cây trong hàng) là kỹ thuật quan trọng trong quản lý cỏ dại như làtăng tính cạnh tranh của cây trồng bởi ngăn cản hoặc che phủ cỏ dại Cây trồng có mật
số cao hơn tạo bóng ngăn cỏ dại nảy mầm, ngoi lên và thiết lập Tuy nhiên việc chọnmật số cao còn phụ thuộc vào sự phát triển, hướng lá, thời gian và những đặc điểmkhác của cây.Phương pháp này có thể có lợi nhiều cho cây trồng có khoảng cách hàngquá rộng vì thế cho phép cỏ dại phát triển
Trang 29Hiệu quả của cả khoảng cách hàng và lượng hạt được điều tra bởi Moyer vàcộng sự Khô hạn là yếu tố quan trọng của việc giảm cỏ dại cũng như giảm khoảngcách hàng từ 108 xuống còn 36 cm hoặc tăng lượng hạt giống của cỏ linh lăng (alfalfa)
từ 0,33 lên tới 3,0 kg/ha Tác giả tìm thấy được lượng thuốc cỏ cần dùng liên quan đến
số hạt giống trong một mùa vụ, về bản chất không có lợi ích từ việc sử dụng thuốc trừ
cỏ áp dụng ở mật độ cao nhất và lợi ích lớn hơn từ mật độ thấp nhất Tuy nhiên xuhướng này không có tại đa số các cây cỏ đa niên cạnh tranh trong khu vực nhiều cỏlinh lăng
3.2 KÍCH THÍCH SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG
Trong hệ thống, nếu cỏ và cây trồng mọc tự nhiên thì cỏ dại gây thiệt hại chocây trồng nhiều hơn cây trồng gây thiệt hại cho cỏ Sự mất cân đối này có thể đượccon người tác động bởi các biện pháp kỹ thuật để dành phần thuận lợi cho cây trồng
3.3 CÁCH GIEO TRỒNG PHÙ HỢP
Trong vụ hè thu, sau khi mưa nhiều hạt cỏ đã nảy mầm trong đất, nếu làm đấtxong rồi gieo hạt thì cỏ sẽ mọc trước Trong mùa hè tưới theo rãnh cũng là biện pháptốt, rãnh có hạt thì tưới, rãnh không hạt để khô, khi cây mọc cao, đầy đủ thì tưới đồngđều
3.4 THỜI GIAN GIAN TRỒNG PHÙ HỢP
Trong mỗi vùng sinh thái, có một thời gian cỏ mọc thật nhiều đối với các loài
cỏ mọc theo mùa Thời gian này cũng là thời gian phù hợp cho gieo hạt các loại câytrồng Có thể tránh bằng cách gieo sớm hơn hoặc trễ hơn thời vụ bình thường để tránhđợt cỏ dữ dội đầu tiên
3.5 LUÂN CANH, ĐA CANH, XEN CANH
3.5.1 Luân canh
Luân canh làm giảm tác hại nghiêm trọng của cỏ dại so với độc canh Mỗi loàicây trồng có một số loài cỏ dại đặc thù mà các loài này ít nghiêm trọng đối với các loạicây trồng khác Các loài cỏ này sẽ gia tăng theo tỉ lệ một cách nhanh chóng nếu trồngliên tục một loại cây trồng Luân canh cũng là một biện pháp tốt để hạn chế sự gia tăng
Trang 30của loài cỏ dại ở ruộng độc canh và cũng là một cơ hội tốt để diệt một số cỏ bằng hóachất.
Tiếp tục trồng một cây trồng có thể dẫn đến kết quả làm gia tăng mật số của cỏdại, đó là đặc điểm liên đới của chúng Điều này cũng làm tăng bệnh và côn trùng gâyhại, kết quả là sự chống chịu của cây trồng không đồng đều và bị xâm chiếm bởi cỏdại
Một vài cỏ dại liên đới với cây trồng hiện tại tốt hơn so với số còn lại.Ví dụ: cỏ
lồng vực Echinochloa crus-galli (barnyardgrass) và cỏ lồng vực cạn Echinochloa
colona (junglerice) thì phổ biến ở ruộng lúa gạo Cỏ Avena fatua (wild oats) thì phổ
biến ở lúa mì chứ không phải lúa gạo Cỏ wild oats có thể nhiễm ít hơn nếu luân canhvới cây ngô
Trong kế hoạch luân canh, vòng đời của cây, khả năng thích hợp và khả năngcạnh tranh cần được tính toán Luân canh phá vỡ vòng đời của cỏ dại Luân canh tốttính đến cây trồng khống chế cỏ dại mà đặc biệt là khó khăn trong lựa những chọn câytrồng tốt Cây trồng vươn cao có thể trồng trước cây trồng che phủ đất nhanh Luâncanh cây trồng lý tưởng sẽ không bị phá bĩnh bởi sự xâm hại và phát triển của cỏ dại
Luân canh cây trồng thường xuyên thay đổi cây trồng trên ruộng, chuẩn bị đất,làm đất và kiểm soát cỏ dại Tất cả đều ảnh hưởng tới mật độ cỏ dại
Trong nghiên cứu mối liên quan bốn hệ thống cây trồng, Pablico và Moody đã
tìm ra rằng hai loại cỏ là Hedera helix (itchgrass) và dền gai Amaranthus spinosus
(spiny amaranth) thống trị, nhưng tầm ảnh hưởng của chúng trên hệ cây trồng như trêncây mè (same oil) thì khác Trên ruộng lúa gạo và lúa miến luân canh thì cỏ itchgrassthống trị nhưng tiếp tục trồng lúa miến thì itchgrass hoàn toàn biến mất và cỏ dền gaitrở nên trội hơn Vì thế, trồng cây trồng khác nhau ảnh hưởng tới mật độ cỏ dại bởitính thích hợp hoặc ngăn cản hiển nhiên của từng loài
Luân canh cây trồng giúp giảm hoặc hạn chế thấp nhất việc tích tụ hạt cỏ dạitrong đất Nghiên cứu dài hạn để quyết định hiệu quả của chuỗi cây trồng khác nhau
hay sự phân bố năng động của cỏ winter wild oat (Avena sterilis ssp, ludoviciana),
Fernandez Quintanilla và cộng sự đã thấy rằng tiếp tục trồng ngũ cốc vụ đông (có
Trang 31trong 1 năm Khi đã trồng cây hướng dương vào vụ hè hoặc không canh tác trong 12tháng khi luân canh thì ngừa được hạt cỏ mới hình thành, số hạt cỏ trong đất tích tụthêm giảm xuống ở ngưỡng 57% đến 80% hàng năm Đã có sự giảm xuống rất lớn về
số lượng hạt cỏ wild oat tích tụ trong đất nếu trồng cây trồng khác thay vì trồng câyngũ cốc vụ đông
Sự thành công của việc luân canh cho quản lý cỏ dại dựa trên cơ sở phối hợpcủa cây trồng điều này làm thay đổi kiểu nguồn cạnh tranh, sự cảm nhiễm, xáo trộn vàthay đổi cơ học đất cung cấp môi trường không thuận lợi ngăn ngừa sự gia tăng củacác loại cỏ đặc biệt
Hiệu quả của đa canh cho quản lý cỏ dại phụ thuộc vào việc lựa chọn cây trồng,
sự tương thích và hình thể Ngăn chặn cỏ dại trong đa canh có lợi cho chuỗi cây trồng.Lợi ích này xuất phát từ đa canh nói chung tương tự như khi luân canh sau đó
3.5.3 Xen Canh
Xen canh, ngoài ra trồng cây che phủ trong thời gian dài được sử dụng như đacanh để ngăn cản cỏ dại Xen canh có tiềm năng trở thành kỹ thuật quản lý cỏ dại tốtnhững ai cần quyết định trong những tình hình cụ thể Bên cạnh cung cấp cạnh tranh
cỏ dại, xen canh còn làm giàu chất hữu cơ trong đất, giảm xói mòn và cải thiện sứcthấm của nước
Trang 32Nhìn chung, cây họ đậu được dùng để xen canh, đặc biệt với cây trồng vươncao như ngô, lúa miến, mía, kê, cây đa niên như chè, cà phê,… và trồng cây lâu nămnhư cây lấy gỗ Akobundu và cộng sự đã báo cáo rằng, ngô lấy hạt tăng từ 1,6 tấn/hakhi không làm cỏ, đến 2,7 tấn/ha khi trồng cây họ đậu che phủ không làm cỏ Tương
tự, cỏ ba lá, cây họ đậu khi trồng xen canh giảm cỏ dại phát triển và tăng năng suấtngô lấy hạt Những cây họ đậu khác như là đậu đũa, mung bean và crownvetch
(Coronilla spp) có thể cung cấp cây trồng xen.
Loài tảo Azolla pinnata, tảo di động nổi trên mặt nước được dùng trong cây
trồng nước và dẫn nước như là xen canh nhẹ Loại tảo này có quan hệ cộng sinh vớibèo hoa dâu, tảo xanh cố định đạm Sự cộng sinh này không những tạo thêm 100 kgN/ha mà còn giảm sự phát triển của cỏ dại bởi sự che phủ của bèo hoa dâu trên bề mặtnước trong ruộng lúa Kỹ thuật dùng bèo hoa dâu ngăn chặn và điều khiển những cây
cỏ dại hàng năm trong khi đó để những cây cỏ hàng năm có thân cứng và đa niên pháttriển Thành công của kỹ thuật này phần lớn phụ thuộc vào khả năng của người nông
dân điều tiết nước và các loài cỏ hiện diện Tuy nhiên, tiếp tục thả Azolla có thể là một
loài cỏ không kháng nào đó phát triển mạnh và che phủ cả ruộng, và cũng không chotảo nổi trên mặt nước trên ruộng lúa nước, làm cho cỏ dại là vấn đề của xen canh
3.6 NHỬ CỎ
Nhử cỏ là phương pháp cho một hoặc hai đợt cỏ mọc và diệt trước khi gieo câytrồng Phần lớn hạt cỏ nảy mầm ở lớp đất mặt 5 cm Các cỏ con này có thể diệt bằnghóa chất hoặc bằng xới bừa nhẹ trên mặt đất Tùy theo thời gian rộng rải hay gấp rút,một hay hai lần cho cỏ mọc là cần thiết
3.7 TRỒNG TRỌT PHỦ BÓNG RÂM
Cây phủ bóng rợp (smother crops) nảy mầm nhanh, phát triển rộng tàn lá, hiệusuất quang hợp cao Chúng có cả hệ thống rễ bàn và rễ trụ hiệu quả cạnh tranh của câyphủ bóng rợp là chúng ngăn chặn ánh sáng xuyên xuống cây cỏ non và sử dụng hiệuquả một lượng lớn chất dinh dưỡng trong đất Một khía cạnh quan trọng khác là câyphủ bóng râm tiếp tục lấn át cỏ đa niên sau khi chúng bị yếu đi do cày xới
3.8 BỎ HÓA MÙA HÈ
Trang 33Nhiều nông dân vùng nhiệt đới có kinh nghiệm phơi đất dưới ánh nắng mặt trời
để diệt các mầm bệnh, côn trùng trong đất kể cả cỏ dại Thân ngầm, rễ, củ của cỏ đaniên sau khi cày xới phơi bày trên mặt đất cũng sẽ bị khô kiệt Nhưng muốn biện phápnày hiệu quả phải thực hiện thật phù hợp Sau khi thu hoạch cây vụ đông, đất được cày
vỡ sâu và ở dạng khối to, sau đó cày bừa trở lại khoảng hai lần với chu kỳ khoảng 15ngày để đưa rễ, củ, thân ngầm bên dưới lên Cỏ bị chết không phải do tác động trựctiếp của ánh nắng mặt trời mà do các bộ phận này bị mất nước chết khô Trồng 3 – 4
vụ trong năm là nghịch với phương pháp bỏ hóa mùa khô vì không có thời gian để càyphơi đất và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ đa niên phát triển Phương pháp bỏ hóamùa hè không được khuyến cáo cho vùng đất nhẹ vì sợ xói mòn
3.9 LÀM ĐẤT TỐI THIỂU
Thường xuyên cày sâu có lợi trong một số trường hợp, nhưng nó mang nhiềuhạt cỏ và thân ngầm từ dưới sâu lên mặt đất, đồng thời chôn các hạt cỏ vừa mới sảnsinh vào sâu trong đất, điều này bất lợi Cần giữ hạt cỏ gần mặt đất để chúng có thểnảy mầm hàng loạt và bị diệt dễ dàng Do đó, chỉ nên cày sâu vừa phải để đảm bảo yêucầu tối thiểu của cây trồng Canh tác theo phương pháp cày bừa tối thiểu tránh đượcviệc chôn vùi hạt cỏ vào trong đất và tồn lưu của cỏ hằng naieenm nhưng nó tạo điềukiện phát triển các loài cỏ đa niên
3.10 SAN PHẲNG MẶT RUỘNG
Trong việc tưới nước cho cây trồng, các bờ mương nội đồng được thành lập đểtưới nước từng mảnh một vì ruộng không bằng phẳng, các bờ mương này là nơi rất tốtcho cỏ mọc, tạo hạt và lây lan sau này Cần san phẳng mặt ruộng để tránh phải làmnhiều bờ tưới vừa mất đất sản xuất vừa tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển
3.11 CHO NƯỚC NGẬP VÀ THOÁT THỦY
Nước ngập diệt cỏ do loại bỏ không khí trong môi trường sống của chúng.Ngập nước là biện pháp diệt cỏ lúa nước phổ biến trên thế giới Đối với các loài cỏthủy sinh và bán thủy sinh, rút nước cạn là cách diệt cỏ trên ruộng kênh mương ao hồ
Làm ngập là biện pháp đôi khi vẫn được tiến hành để kiểm soát cỏ, được thựchiện ở những loài cây có thể sinh trưởng dưới điều kiện ngập nước như cây lúa Biệnpháp này được thực hiện bằng cách đào mương, rãnh chung quanh khu vực có cỏ dại
Trang 34và cho nước vào làm ngập sâu khoảng 15 đến 30 cm, và giữ trong khoảng 3 đến 8 tuần
để cỏ dại bị nhận chìm trong nước Biện pháp này thực hiện thành công đối với cácgiống cỏ dễ bị thối hỏng khi bị ngập lâu trong nước, ví dụ như giống cỏ lâu năm
Convolvulus arvensis hoặc như những loài cỏ độc phá hại cho lúa, có thể bị kiểm soát
hoặc thậm chí là bị trừ hẳn Làm ngập diệt cỏ bằng cách rút đi oxy cần thiết cho sinhtrưởng Thành công của phương pháp này tùy thuộc vào việc nhấn chìm hoàn toàn cỏdại trong thời gian dài
Câu hỏi ôn tập:
1 Làm thế nào để xác lập quần thể cây trồng có cường lực cây con mạnh?
2 Cho biết các kiểu canh tác có thể khống chế sự phát triển của cỏ dại?
3 Biện pháp quản lý nước tốt có tác dụng phòng trừ cỏ dại như thế nào?
Trang 35Chương 4 KIỂM SOÁT CỎ DẠI BẰNG BIỆN PHÁP VẬT LÝ
Biện pháp vật lý là một trong các biện pháp phòng trừ cỏ dại đã được áp dụng
từ rất lâu đời và cho đến ngày nay, biện pháp này vẫn còn giá trị trong việc sử dụng
để diệt cỏ Trong chương này, sinh viên cần nắm các kiến thức cơ bản như: các biện pháp làm cỏ thủ công, các biện pháp cơ học diệt cỏ, cách sử dụng các vật liệu để dùng làm thảm phủ diệt cỏ và biện pháp dùng lửa để đốt diệt cỏ dại.
4.1 BIỆN PHÁP THỦ CÔNG
Nhổ cỏ bằng tay bắt đầu từ khoảng 10.000 năm trước công nguyên khi conngười bắt đầu trồng trọt Khoảng 6000 năm trước công nguyên, công cụ cầm tay đượcdùng để xới đất cho trồng trọt và diệt cỏ
Năm 1731, Jethro Tull phát minh ra công cụ làm cỏ kéo bằng gia súc (ngựa),lúc đó cây trồng được gieo theo hàng để ngựa đi không dẫm đạp Với việc sử dụngmáy kéo trong nông nghiệp, năm 1920, nhiều máy nông nghiệp phục vụ cho làm đất
và làm cỏ được phát minh
Làm cỏ bằng tay là phương pháp vật lý, nhổ hoặc làm sạch cỏ bằng tay hoặcnhững dụng cụ mà ta dùng tay làm, như cuốc, liềm Đó là phương pháp đã được biết từlâu để hạn chế cỏ dại và cũng là phương pháp thiết thực để diệt trừ cỏ dại ở nhữngvùng đất canh tác và không canh tác Đó là phương pháp hiệu quả đối với cây cỏ sống
1 năm và 2 năm, vì các đoạn rễ bị đứt của chúng trong đất không thể phục hồi để táisinh Trong trường hợp cỏ lưu niên, phương pháp làm cỏ bằng tay chỉ làm cho rễ cỏđứt ra và hình thành nhiều chồi mầm khác trong đất và chúng có thể tái sinh mọc lêncây mới Trong trường hợp này thì phương pháp thực hiện làm cỏ bằng tay phải đượclặp lại thường xuyên
Làm cỏ bằng tay hữu ích đối với trường hợp cỏ lưa thưa mà biện pháp sử dụngthuốc diệt cỏ là không kinh tế hoặc sự áp dụng thuốc diệt cỏ không được cho phép vìtính độc của chúng hay nó không hiệu quả đối với một số loài cỏ đặc biệt Ở những nơi
mà lao động bằng sức người rẻ và dồi dào thì phương pháp này được sử dụng nhiều
Trang 36Tuy nhiên với sự công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng ở các nước đang pháttriển thì lao động bằng sức người ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ Hơn nữa,dưới một hệ thống cây trồng phức tạp ở các nước này, tốn rất nhiều thời gian để có thểlàm bằng tay một cách chậm rãi.
4.1.2 Dùng cuốc xới
Cuốc xới là biên pháp rất hữu ích cho trường hợp cỏ lưu niên để tiêu diệt những
bộ phận đứt ra của cỏ nằm dưới mặt đất Thói quen này hiệu quả hơn làm cỏ bằng tayđối với những loại cỏ có rễ cái ăn sâu xuống đất Biện pháp cuốc xới thường được đikèm với biện pháp nhổ cỏ bằng tay Nhổ cỏ và lượm lặt bằng tay không đúng cách sẽlàm cho việc cuốc xới chỉ diệt được phần ngọn của cỏ, còn phần còn lại của cỏ sẽ pháttriển trở lại Nói chung, cuốc xới đòi hỏi nhiều thời gian và chậm và vì thế người ta đãthay vào đó biện pháp cơ giới và vật lý
4.1.3 Cheeling
Cheeling là làm cỏ bằng tay có sử dụng một dụng cụ như cái thuổng, với cáicán dài, dùng để cắt phần cỏ ở phía trên mặt đất trong một mức nhất định và cào chúnglại Đây là biện pháp hữu ích đối với trường hợp cỏ 1 năm và 2 năm, làm cho nhữngphần còn lại bên dưới mặt đất không phát triển trở lại Phương pháp cheeling được sửdụng rộng rãi ở Ấn Độ trong các vườn ươm và đồn điền trà
Cắt cũng là một biện pháp làm bằng tay có sử dụng liềm, cắt phần ngọn của cỏ,ngăn cản sự phát triển ồ ạt của nó và sự phát triển của những phần bên dưới mặt đất
Nó phổ biến ở những vùng đồi dốc, các cây cỏ phát triển cao được cắt phần trên chừalại gốc để giữ đất ngăn sự xói mòn đất Trong trường hợp cỏ dại phát triển quá mức thìphải kết hợp với phương pháp dùng thuốc diệt cỏ để quản lý Chiều cao của cỏ dại ởmột mức độ cụ thể nào đó mới được cắt và sử dụng thuốc diệt cỏ Điều này giúp giảmnhu cầu sử dụng thuốc diệt cỏ Cắt cũng là một phương pháp làm giảm sự phát triểncủa cỏ lưu niên và làm tăng tính hiệu quả của việc kết hợp với sử dụng thuốc diệt cỏ.Dao rựa hay những dụng cụ được điều khiển bằng tay khác, được sử dụng nhiều hiệnnay trong việc quản lý sự phát triển của cỏ dại
Đối với việc kiểm soát cỏ dại lưu niên, thời gian tốt nhất để cắt là khi hệ thống
Trang 37thường được áp dụng với cỏ bên lề đường hay trên bãi cỏ Mục đích của nó cũngtương tự như cắt bằng liềm Nó không có hiệu quả đối với những cây cỏ nằm sát mặtđất Tuy nhiên, đối với những vùng đất đồi trọc thì hệ thống rễ cỏ này nằm sát mặt đất
là cần thiết để giữ đất giảm bớt sự xói mòn
4.2 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC
Phương pháp cơ học và vật lý để quản lý cỏ dại được thực hiện từ khi conngười biết trồng cây Nhiều thói quen trong nông nghiệp được đưa ra để đáp ứng nhucầu quản lý cỏ dại Mặc dù thuốc diệt cỏ được thay thế nhanh chóng phương pháptruyền thống, nhưng phương pháp cơ học là rất cần thiết để làm cho việc kiểm soát cỏdại hiệu quả, dễ sử dụng và kinh tế hơn Phương pháp cơ học bao gồm làm đất, cuốcxới bằng tay, đốt, che phủ đất,…
4.2.1 Làm đất
Làm đất loại bỏ cỏ từ đất, kết quả là làm cho chúng chết Việc này có thể làmcho cây trồng yếu đi do tổn thương đến vùng rễ, làm giảm tính cạnh tranh và khả năngphục hồi của chúng Làm đất cũng có nghĩa là chôn vùi đất Bên cạnh việc kiểm soát
cỏ dại, làm đất tác động vật lý tới đất và làm biến đổi những phần còn lại của cây trồngbên dưới đất Làm đất được sử dụng những dụng cụ từ thời nguyên thủy hay được cảibiến như ngày nay
Làm đất là biện pháp có sử dụng máy mọc (máy cày, máy xới…) hoặc độngvật Trước khi trồng cây, cần làm đất chuẩn bị (việc chuẩn bị bao gồm cày, bừa, làmbằng phẳng) để mầm của cỏ dại trong đất được xới lên, phơi dưới mặt trời và chết dần.Đối với cỏ lưu niên thì phương pháp làm đất có tác dụng làm tổn thương phần ngọn vàphần nằm trong đất của cỏ
Kiểm soát cỏ dại bằng biện pháp làm đất đã thành công đối với nhiều loại cỏ.Đối với cỏ một năm, cỏ hai năm và cỏ lâu năm có rễ cái và cây con không phát triểnđều dễ dàng bị kiểm soát bởi phương pháp làm đất Khi cây đã trưởng thành, hệ thống
rễ lan rộng, tích lũy dinh dưỡng trong rễ làm cho phương pháp làm đất khó khăn hơn
và ít hiệu quả Nói chung, sự kết hợp càng chặt chẽ của cỏ trong đất sẽ ảnh hưởng đếnhiệu quả của phương pháp làm đất
Trang 38Kiểm soát cỏ dại lưu niên trưởng thành bằng phương pháp làm đất khá khókhăn Nó đòi hỏi phải làm suy yếu sự tích lũy dinh dưỡng và liên tục diêu diệt phầnngọn Cỏ lưu niên có hệ thống rễ sâu rộng và sinh trưởng bằng cành giâm khó kiểmsoát hơn cỏ lưu niên có hệ thống rễ đơn giản Trên thực tế, đối với cỏ lưu niên cần phảităng việc làm đất để cắt đi phần thân bò và thân rễ, làm cho phần rễ bị tổn thương vàkhó tái sinh trở lại Phương pháp này phải thực hiện liên tục để cắt sự phát triển của
chúng Một số loài cỏ lưu niên có hệ thống rễ ăn sâu như là Imperata cylindrica,
Cyperus rotundus, Elytrigia repens,…tích lũy dinh dưỡng ở thân rễ và thân củ dưới
mặt đất nên phải cày cấy kỹ lưỡng để diệt trừ chúng khi mầm mầm sống còn non.Phương pháp này thực hiện thường xuyên mới kiểm soát được những loại cỏ nhữngloài cỏ lưu niên đặc biệt trong điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác Tuynhiên nên diệt trừ phần ngọn vào lúc rễ tích lũy dinh dưỡng yếu và lúc bắt đầu bổ sungdinh dưỡng cho chồi non
Hiệu quả của làm đất theo thói quen của người nông dân không phụ thuộc vàoviệc quản lý cỏ dại bằng thuốc diệt cỏ như đã được chứng minh trước Vì vậy đi đếnnhững khái niệm về làm đất như không làm đất, làm đất tối thiểu, làm đất theo băng vàlàm đất cạn Những khái niệm đó là một phần trong quản lý cỏ dại tổng hợp Nóichung, người ta nhận thấy rằng việc làm đất đem lại hiệu quả kém đối với một số loạiđất Như đất sét thì việc làm đất không đem lại hiệu quả Do vậy, tùy điều kiện vật lýcủa từng loại đất mà đưa ra số lần làm đất thích hợp Nhưng những năm gần đây có xuhướng giảm số lần làm đất Một số nghiên cứu cách quản lý trên thế giới đối với bắp,lúa miến, lúa,…cho thấy sử dụng phương pháp làm đất tối thiểu để diệt trừ cỏ dại kếthợp với sử dụng thuốc diệt mầm cỏ rồi trồng cây sau đó không làm đất nữa thì tốt hơn
so với phương pháp truyền thống Khái niệm làm đất tối thiểu rất hữu ích trongchương trình luân canh cây trồng, khi thời gian canh tác giữa 2 vụ là rất ít Hơn nữađiều tra việc làm đất tối thiểu, đặc biệt là ở khía cạnh để chứng minh sự thích hợp củathuốc diệt cỏ, tính đến hiệu quả ngắn hạn, dài hạn của phương pháp trong điều kiện vật
lý của đất và lợi ích kinh tế,…cần phải được đảm bảo trước khi phương pháp đó đượcchấp nhận và tồn tại
Làm đất bảo toàn được định nghĩa là phương pháp làm đất mà lá cây còn lại ítnhất 30% trên bề mặt đất Nó bao gồm các phương pháp như không cày, cày tối thiểu,cày theo luống, cày theo khu vực và cày lật Cày tối thiểu và cày theo luống được sử
Trang 39và thuốc diệt cỏ, giảm chi phí canh tác và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nôngdân Nói chung, năng suất vụ mùa làm bằng phương pháp làm đất bảo toàn có thể sosánh được với phương pháp theo tập quán Mặc dù cỏ gia tăng là nguyên nhân củagiảm làm đất có thể dẫn đến năng suất đôi khi thấp hơn, nhưng tính lợi nhuận toàn bộthì làm đất bảo toàn vẫn hơn Tuy nhiên, có khả năng thay đổi sự phân bố theo độ lớncủa cỏ dại chống lại hệ thống làm đất bảo toàn, như trong trường hợp mỗi khi phươngpháp quản lý cỏ dại đặc biệt bị thay đổi Làm đất bảo toàn có thể ảnh hưởng đến vàikhía cạnh của mật độ cỏ dại như là sự mọc mầm và nổi lên mặt đất của hạt cỏ, nguồnphân phối, khả năng tái sinh sôi nảy nở, sản lượng hạt và sự phân tán hạt Phần còn lại
có thể bị diệt một cách từ từ bằng cách sử dụng thuốc diệt cỏ Mật độ cỏ dại phải đượcgiám sát thường xuyên để dự báo và vạch ra kế hoạch lựa chọn phương pháp quản lý
cỏ dại thích hợp
Trong phương pháp không làm đất, cây được trồng mà không chuẩn bị đất, chỉđào những lổ, rãnh, khe vừa đủ độ rộng và sâu thích hợp để che phủ hạt Tuy nhiên, cứtiếp tục phương pháp không làm đất có thể dẫn đến hậu quả là cỏ lưu niên thích hợpdần dần và phân bố một cách rộng rãi, do đó sẽ tồn tại 1 vấn đề khó khăn hơn trước
đó Trong tình huống như vậy thì phải sử dụng thuốc diệt cỏ Một biến thể của khôngcày là cày tối thiểu, tức là cho phép cày trong tình huống những nơi cần thiết Khôngcày và cày tối thiểu có thể được sử dụng luân phiên nhau qua các năm để hạn chế bớtviệc sử dụng thuốc diệt cỏ
Trong phương thức cày theo luống, cây được trồng trên các hàng có khoảngcách tương đương Luống được xây dựng suốt thời kỳ canh tác cho những cây trồng từ25-40 ngày tuổi Suốt quá trình thu hoạch, luống không được bới tung Cánh đồng phảiđược giữ nguyên trạng thái cho đến vụ kế tiếp Trước khi trông vụ kế, thân cây cũ phảiđược chặt đi và đồng ruộng phải được bón phân Hàng cây được trồng trên chóp củaluống Trong phương pháp này thì người trồng cây trồng theo hàng cũ Dọn sạch trênluống và trên bề mặt đất những phần còn lại của cây trồng và cỏ dại Luống được tạothành trong suốt vụ và có hiệu quả
Phương pháp cày theo luống được cho là ý tưởng quản lý cây trồng về nước, sựxói mòn và quản lý cỏ dại tổng hợp Ở Lowa của Mỹ, cày theo luống lượng đất mặtmất đi 1,1 tấn/ha so với phương pháp cày truyền thống là 10,9 tấn/ha Sau khi câymọc, luống phải cao hơn mặt luống cày ít nhất là 8 cm, và lúc thu hoạch phải cao hơn
Trang 4015-20 cm Với cày theo luống, 84% mầm cỏ dại được đẩy lên ở độ cao 3-6 cm củaluống so với mặt đất Cỏ nằm ở luống như vậy có thể được kiểm soát bởi thuốc diệt cỏhay canh tác Những thuốc diệt cỏ được áp dụng là thuốc tiền nảy mầm, hậu nảy mầm.Rãi thuốc theo băng sau khi cây mọc là rất hiệu quả, tiết kiệm được chi phí và giảmmật độ cỏ Phương pháp cày theo luống có thể hiệu quả hơn bằng cách sử dụng thuốc1-3 tuần trước khi cây mọc Những loại cây trồng theo hàng như bắp, lúa miến, kê, đậunành,…là thích hợp với phương pháp cày theo luống Kết hợp phương pháp làm đấttheo luống với thuốc diệt cỏ dẫn đến việc kiểm soát cỏ dại trên diện rộng tốt hơn sovới phương pháp canh tác theo tập quán hay chỉ dùng thuốc diệt cỏ.
Làm đất cạn sau đó dùng thuốc diệt cỏ có thể diệt hiệu quả đối với một số loại
cỏ lưu niên như Cyperus spp., Elytrigia repens, Cynodon dactylon,…Làm đất có thể
mang những bộ phận thân rễ bên dưới mặt đất lên trên bề mặt đất Tiếp sau đó phunthuốc diệt cỏ sẽ thực sự kiểm soát được cỏ dại Thuốc diệt cỏ hậu nảy mầm nhưglyphosate đã được chứng minh hiệu quả cao trong việc kết hợp việc làm đất và sửdụng thuốc diệt cỏ
4.2.1.1 Làm đất để diệt cỏ trước khi gieo trồng
Nhiệm vụ cơ bản của bất cứ hoạt động làm đất nào là cũng để diệt cỏ mặc dùbên cạnh đó nó có thể đạt được các mục đích khác như chôn vùi phân xanh, dư thừathực vật, phân bón vào đất, phá váng… Làm đất trước khi gieo trồng thông thườngđược tiến hành qua hai giai đoạn: làm đất sơ cấp và làm đất thứ cấp
4.2.1.2 Làm đất sơ cấp
Làm đất sơ cấp giúp diệt cỏ bằng những cách sau:
Chôn vùi những loại cỏ đang hiện diện, giúp dễ dàng trong việc làm đất thứ cấphoặc áp dụng hóa chất diệt cỏ sau đó
Mang các hạt cỏ trong đất từ dưới sâu lên cho nó mọc để diệt bởi làm đất thứcấp
Trộn các loại thuốc trừ cỏ vào đất trước khi gieo trồng