1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nông nghiệp ở đồng bằng sông hồng thực trạng và triển vọng

211 459 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 9,81 MB

Nội dung

Trang 1

TS Dang Van Thang TS Phạm Ngọc Dũng

Trang 3

MUC LUC

- Lời Nhà xuất bản

Chương 1: Những quá trình có tính quy luật về chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp

I Bản chất của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp

H Những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp

Chương 9: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng

thời kỳ 1986 - 2000

I, Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính trị

chi phối chuyển địch cd cấu kinh tế công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng

II Những tiến bộ và hạn chế trong quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1986 - 2000 IIL Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công -

nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ

1986 - 2000

Trang 4

I Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

II Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế công -

nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng đến

năm 2010

Trang 5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những nội dung

cốt lõi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội Nó liên quan đến mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nên đã thu

hút các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế nghiên cứu nhằm

góp phần thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu đó một cách hợp lý và đạt hiệu quả cao

Từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn, nhờ đó cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp với hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể là chủ yếu chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần với cơ cấu công - nông

nghiệp và dịch vụ Đưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đăng, nhân dân và chính quyển các cấp, các ngành trong

vùng đồng bằng sông Hồng đã phát huy thế mạnh, khắc phục

khó khăn, thách thức để thúc đẩy cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, và đã đạt được

những tiến bộ nhiều mặt Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ

cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đểng bằng sông Hồng còn

chậm, chất lượng: cơ cấu kinh tế còn thấp, các tiềm năng

trong vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý, v.v

Cuốn sách mà bạn đọc có trong tay: Chuyển dịch cơ

cấu hinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng -

thực trạng va triển vong, cia TS Dang Van Thang va

Trang 6

TS Pham Ngoc Ding, da phác hoa lại bức tranh tương đối day đủ các khía cạnh của chuyển địch cø cấu kính tế công - nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thời ky 1986-2000 Bằng phương pháp phân tích tổng hẹp đa ngành, kết hợp khoa họe xã hội và khoa học tự nhiên, với những số liệu chọn lọc phong phú, các tác giả đã làm sáng rõ hơn thực trạng tiến bộ và những nguyên nhân hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị về định hướng

và giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010

Trong cuốn sách này các tác giả có tham khảo trích dẫn một số tư liệu, số liệu của các cá nhân và tập thể trong và

ngoài nước (được trình bày ở Danh mục tài liệu tham khảo)

để minh hoạ trong quá trình phân tích tổng hợp Chính nhờ có những cứ liệu đó, tính lý luận và thực tiễn của cuốn sách được nâng cao nhằm góp phần vào việc nghiên cứu và hoạch

định chính sách cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung, của

đồng bằng sông Hồng nói riêng

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc Tháng 3 năm 2003

Trang 7

Chương 1

NHỮNG Q TRÌNH CĨ TÍNH QUY LUẬT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

CÔNG - NÔNG NGHIỆP

I BẢN CHẤT CỦA SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

KINH TẾ CÔNG - NÔNG NGHIỆP

1 Các khái niệm

Cơ câu kinh tế là khái niệm rất rộng, bao gồm cơ

cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng và cơ cấu thành

phần kinh tế Trong giới hạn nghiên cứu, chúng tôi đi sâu nghiên cứu sự biến đối cơ cấu liên ngành kinh tế,

trọng tâm là bàn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

công - nông nghiệp Sự hình thành và biến đổi cơ cấu ngành kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế công - nông

nghiệp nói riêng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhân tố quan trọng để nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế Đứng trên quan điểm duy

vật biện chứng và lý thuyết hệ thống, trong bộ 7 bởn

Trang 8

những quan hệ đó hợp thành xã hội, xét về mặt cơ cấu

kinh tế của nó Như vậy, theo C.Mác cơ cấu kinh tế nói

chung, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp nói riêng bao

gồm hai mặt quan hệ sản xuất (các quan hệ giữa người

sản xuất và tái sản xuất xã hội) và lực lượng sẵn xuất (các quan hệ giữa họ với tự nhiên) hợp thành Nếu cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp bao gồm hai mặt quan

hệ sản xuất va lực lượng sản xuất thì khi phân tích cơ

cấu kinh tế công - nông nghiệp không thể không xem

xét mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp thích hợp lò cơ cấu trong đó quan hệ sản xuất phát phù hợp uới tính chất ouà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Nó là kết quả của sự phần ánh mối

quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan

hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng

Cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế phức hợp, có thể nhận thức từ trừu tượng đến cụ thể, trong đó, cơ cấu kính tế công - nông nghiệp là biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ uới nhau, bổ sung cho nhau 0à tác động qua

lại lấn nhau giữa công nghiệp uới nông nghiệp trong sự

van động uùà phát triển của quan hệ binh tế thị trường

Xét về mặt lượng, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp là

mối quan hệ tỷ lệ giữa công nghiệp với nông nghiệp,

cho phép sản xuất công, nông nghiệp có thể tái sản xuất mở rộng về mặt kinh tế và xã hội Cơ cấu kinh tế

công - nông nghiệp còn là tổng thể các mối quan hệ kinh tế gắn với vị trí, trình độ khoa học - công nghệ,

Trang 9

quy mô, tỷ trọng tương ứng với từng bộ phận và mối

quan hệ tương tác giữa nông nghiệp với công nghiệp; gắn với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai

đoạn phát triển nhất định để thực hiện các mục tiêu

kinh tế - xã hội đã để ra Về mặt kinh tế, cơ cấu kính tế công - nông nghiệp là kết qua sự tương tác sống động

giữa các yếu tố kinh tế uùà yếu tố chính trị

Từ lôgíc lịch sử hình thành và biến đổi cơ cấu

ngành kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp nói riêng trên thế giới, từ cách tiếp cận trên

quan điểm duy vật biện chứng, cấu trúc về cơ cấu

ngành kinh tế, các nhà khoa học đã phản ánh được bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp:

Thứ nhất, cd cấu kinh tế công - nông nghiệp là kết quả của sự phát triển phân công lao động, mà nó bắt đầu từ tăng năng suất lao động nông nghiệp và phát

triển quan hệ kinh tế thị trường trong một chỉnh thể

thống nhất, có quan hệ biện chứng với nhau, về số

lượng và chất lượng theo một tỷ lệ nhất định;

Thứ hai, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp là kết

quả của sự tương tác sống động giữa các yếu tố lực

lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Chúng luôn luôn "cơ cấu lại" do tác động của các yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan gây nên, trong đó vai trò quyết định là sự phát triển của lực lượng sản xuất;

Thứ ba, cd cấu kinh tế công - nông nghiệp phải đảm bảo cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận nằm trong

một tổng thể bao gồm hệ thống lớn, vừa và nhỏ gắn với

Trang 10

nhau chặt chẽ cho phép sản xuất công nghiệp va nông

nghiệp phát triển bển vững (phát triển đáp ứng yêu

cầu hiện tại, mà không làm thương tổn đến khả năng đáp ứng nhu cầu các thế hệ tương lai) có thể tái sản xuất cả kinh tế và xã hội

2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Phân công lao động xã hội là cơ sở phân chia nền

sản xuất vật chất xã hội thành những ngành cơ bản như nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Mỗi ngành đó

thực hiện chức năng riêng trong hệ thống phân công lao động, song nó kết hợp với nhau thành một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất Mỗi ngành lại có thể phân chia thành những phân ngành như: nồng nghiệp bao gdm các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công nghiệp bao gồm công nghiệp tư liệu sản xuất, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ; địch nụ bao gồm

thương mại, dịch vụ đời sống, dịch vụ sản xuất, dịch vụ

khoa học - công nghệ Cơ cấu kinh tế công - nông

nghiệp nói rõ mức độ phân công lao động, tập trung hoá sản xuất, đồng thời cũng nói lên trình độ phát triển

nông nghiệp và công nghiệp của một quốc gia, một vùng, một địa phương Cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp có một số đặc trưng eø bản sau day:

Một là, tính phụ thuộc gắn kết

Ỏ thời kỳ phôi thai khi chưa diễn ra cuộc đại phân

Trang 11

đến sự phân chia sản xuất xã hội thành hai ngành

nông nghiệp và công nghiệp Quan hệ kinh tế thị trường phát triển, công nghiệp và nông nghiệp vừa độc

lập vừa quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau dưới hình thức kết hợp mới Công nghiệp và nông nghiệp quan hệ

hoạt động thông qua sự phát triển của quan hệ kinh tế

thị trường và vai trò của Nhà nước Trong suốt quá trình lịch sử phát triển, công nghiệp và nông nghiệp gắn kết phụ thuộc mật thiết với nhau, tạo tiền đề cho

nhau tên tại và phát triển Thiếu mối quan hệ tương hỗ

với nhau sẽ không có một bộ phận nào phất triển

nhanh, vững chắc và có hiệu quả

Hai là, tính khách quan

Cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp được hình thành và phát triển từ điều kiện tự nhiên, sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quan hệ kinh

tế thị trường Ở mỗi trình độ phát triển của nó sẽ có

một cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp tương ứng Có

thể nói cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp tổn tại theo

cấu trúc nhất định, hình thành và phát triển theo quy luật khách quan Sự chuyển dich co cấu kinh tế nhanh

hay chậm tuỳ thuộc vào sự phát triển của quan hệ kinh

tế thị trường, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người Vai trò chủ quan của con người khi xác lập cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp chỉ hợp lý khi thông

qua nhận thức ngày càng sâu sắc, phản ánh đứng được

sự vận động của quy luật kinh tế Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội có

Trang 12

thể xác lập mối quan hệ giữa công nghiệp với nông

nghiệp theo một tỷ lệ nhất định mà C.Mác gọi là cơ cấu, song khơng hồn toàn giống như các quy luật tự nhiên,

các quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông

nghiệp vận động thông qua hoạt động của con người,

trong đó, sự tác động của các cơ quan lãnh đạo là quan trọng nhất (trong điều kiện nước ta hiện nay thì thấy rõ điều đó) Nó có thể góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Để có được tính hiệu quả kinh tế - xã hội cao,

con người cần nhận thức những quy luật chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, đồng thời thúc đẩy quy luật vận động nhanh một cách hợp lý

Ba là, tính lịch sử - cụ thể

Cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp bao giờ cũng mang tính lịch sử nhất định Điều kiện cụ thể về tự

nhiên, kinh tế - xã hội, trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất và quan hệ kinh tế thị trường chi phối

đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp

Quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở các nước đều giống nhau, nhưng do điều kiện đặc thù khác nhau thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp khác nhau Những điều kiện đặc thù khác nhau là quy mô lãnh thổ, nguồn tài nguyên thiên nhiên và trình độ hoạch định chính sách của Chính phủ, sức mạnh kinh tế của Nhà nước, tổ chức chỉ đạo thực hiện chính sách của chính quyển các cấp Ở mỗi địa

phương, điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu, thổ

Trang 13

nhưỡng, truyền thống, tập quán, con người, văn hoá, xã hội, trình độ phát triển quan hệ kinh tế thị trường khác

nhau sẽ tạo nên sự khác nhau trong sự hình thành và

biến đối của cơ cấu kinh tế

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp gắn liền với sự phát triển các yếu tế về lực

lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và sự phát triển của quan hệ kinh tế thị trường Chính vì các yếu tố cấu thành nền kinh tế thường xuyên biến động nên cơ cấu

kinh tế công - nông nghiệp chỉ ổn định tương đối Nó luôn biến đổi cả chất và lượng Bản thân cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp chứa đựng hai mặt mâu thuận

trong quá trình phát triển Tính hai mặt của cơ cấu

kinh tế công - nông nghiệp là tính ổn định tương đối và tính biến đổi cấu trúc Điều đó nói lên tính phức hợp của cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Trong quá trình phát triển kinh tế, nếu quá nhấn mạnh tính ổn định thì dẫn đến trì trệ, bảo thủ, lạc hậu; nếu quá coi

trọng tính biến đổi cấu trúc thì sẽ rơi vào chủ quan nóng vội

Bốn là, tính chất tái sản xuất mở rộng

Trong quá trình xã hội hóa, chuyên môn hóa sản

xuất và phát triển quan hệ kinh tế thị trường, sự phân công lao động xã hội ngày càng đa dạng, phức tạp, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp tất yếu phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu Cơ cấu kinh tế công - nông

nghiệp phát triển theo chiều rộng là cơ cấu phát triển với nhiều ngành nghề cả công nghiệp, nông nghiệp và

Trang 14

dịch vụ nhằm thu hút mọi lực lượng lao động dư thừa

trong xã hội Cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp phát triển theo chiểu sâu là cơ cấu mà trong đó các ngành phát triển theo hướng lấy thiết bị kỹ thuật thay cho lao

động, phát triển các ngành theo hướng sử dụng nhiều

vốn và kỹ thuật Cơ cấu kinh tế công ~ nông nghiệp phát triển trực tiếp làm tăng số lượng và chất lượng lao động, du nhập các tiến bộ khoa học - công nghệ và sản phẩm mdi Đây là những yếu tố quyết định trong quá

trình tái sản xuất Tích luỹ đầu tư không những chỉ mỏ

rộng khả năng kinh tế - xã hội để phát triển sản xuất hàng hoá và dịch vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên mà còn có tác dụng số nhân, tăng tổng cầu và lợi ích quốc gia Tăng lợi ích quốc gia chính là tăng mức tiết kiệm Do đó có đủ tài chính để tích luỹ vốn tái sản

xuất mở rộng cả công nghiệp lẫn nông nghiệp Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp chỉ rõ tính chất tái sản xuất mở rộng trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá

Trong các đặc trưng trên, quan hệ phụ thuộc gắn kết công nghiệp với nông nghiệp là đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Nó quyết định phương hướng phát triển tái sản xuất mở rộng cả công nghiệp lẫn nông nghiệp Một thời gian đài trước đây, nhận thức lý luận về vấn dé nay chưa sâu, trong thực tiễn sự phát triển công nghiệp còn tách rời, thậm chí

mâu thuẫn với sự phát triển nông nghiệp và dịch vụ Một cách tổng quát, cơ cấu bình tế công - nông

Trang 15

nghiệp là tổng thể các mối quan hệ, tác động lẫn nhau giữa công nghiệp uà nông nghiệp uới các yếu tố tự nhiên, hình té va xã hội Mối quan hệ này là sự phản ánh cả uê số lượng va chất lượng Nó thể hiện mức độ tác động giữa công nghiệp 0à nông nghiệp uới các yếu tố hhách quan uà chủ quan, có những yếu tố thuộc bản

thân hai ngành nông nghiệp uà công nghiệp, nhưng

cũng có những yếu tố thuộc thể chế, chính sách của Nhỏ

nước Để gắn kết sản xuất công nghiệp uới sẵn xuất nông nghiệp trong một cơ cấu tối ưu, cần phải bố trí các nguồn

lực hợp lý nhằm mục tiêu phát huy hiệu quả kính tế, thúc đẩy tăng trưởng uà chuyển dịch cơ cấu bình tế công - nông

nghiệp

3 Các giai đoạn của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cũng như mọi sự vật và hiện tượng, cơ cấu kinh tế

công - nông nghiệp chỉ ổn định tương đối, thường xuyên

ở trạng thái vận động và biến đổi Sự biến đổi ấy phụ

thuộc vào điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan

như điều kiện tự nhiên, khoa học - công nghệ, trình độ

phân công lao động xã hội, sự phát triển quan hệ kinh

tế thị trường, kết cấu hạ tầng, liên kết, hợp tác kinh tế và nhân tế chủ quan của Nhà nước , trong đó chủ yếu

phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, trong lực lượng sản xuất điều cốt yếu là sự phát triển của khoa học - công nghệ Trong bộ Tư bản, C.Mác đã

Trang 16

thuật một cách mạnh mẽ sẽ làm đảo lộn toàn bộ cơ cấu

kinh tế Như vậy, với sự biến đối tổ chức phân công lao

động và sự phát triển khoa học - công nghệ mà nó được triển khai ứng dụng vào quá trình sản xuất, tất yếu sẽ làm cho cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp biến đổi Sự chuyển dịch cơ cấu bình tế công - nông nghiện là nội dụng cơ bạn của tiến trình công nghiệp hoú, là sự thay

đổi vai tro, vi trí công nghiệp, nông nghiệp trong nên kinh tế quốc dân, túc là sự thay đổi từ cơ cấu lấy giá trị nông nghiệp truyền thống làm chủ yếu sang cơ cấu lấy

gió trị công nghiệp làm chủ yếu, rồi chuyển sang cơ cấu lây giá trị của ngành dịch bụ là chính Nhờ đó, làm chuyển đổi bản cơ chế tăng trưởng của toàn bộ nền kinh

tế quốc dân Quá trình thay đối cấu trúc về mối quan

hệ công - nông nghiệp theo một quy luật nhất định Sự

thay đối cơ cấu giá trị từ trạng thái này sang trạng thái

khác gọi là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Đây không phải đơn thuần thay đổi vị trí mà là thay đổi về chất trong cơ cấu Sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế công - nông nghiệp liên quan đến việc thay đổi vai trò của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong một thời gian tương đối dài Những thay đổi này được

đánh giá bằng sự thay đổi tỷ trọng về GDP hoặc giá trị sản xuất của các ngành và mức độ huy động lao động Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan

hệ kinh tế thị trường, cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp

ngày càng biến đổi Sự chuyển dịch ấy mang tính quy luật thể hiện qua các quá trình sau đây:

Trang 17

Thứ nhất, là sự biến đổi từ cơ cấu kính tế tự nhiên

sang cơ cấu binh tế nông nghiệp hàng hố, rỗi sang nơng

nghiệp - công nghiệp - dịch Uụ

Đặc điểm cơ bản của quá trình này là: trình độ

phân công lao động xã hội chưa phát triển; nông nghiệp là ngành chủ yếu trong cơ cấu kinh tế công - nông

nghiệp, bộ mặt dân cư tiêu biểu bao gồm nông dân,

công nhân, thương nhân và tư sản, trong đó lực lượng nông dân là chủ yếu và giảm dần trong quá trình phát

triển; tuyệt đại đa số nhân khẩu tập trung ở nông thôn;

các hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh mang tính

cá thể, hộ kinh tế hàng hoá nhỏ và phường hội Kinh tế

hàng hoá chưa phát triển Kỹ thuật thủ công, lạc hậu Năng suất lao động và thu nhập của dân cư thấp Các bước tiến triển như sau:

+ Ở thời kỳ phôi thai, trông trọt, chăn nuôi và thủ

công nghiệp gắn bó tự nhiên không có sự tách rời trong cơ cấu Kinh tế hic đó là kinh tế tự nhiên trên cơ

sở kỹ thuật thủ công, lạc hậu Kinh tế phát triển chủ

yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Các nghề chế biến,

may vá, làm công cụ lao động , đều được kết hợp tự nhiên ngay trong gia đình C.Mác đã mô tả sự kết hợp này rõ nét trong các công xã Ấn Độ Lúc đó, năng suất lao động rất thấp, chủ yếu dựa vào sức lực của người

lao động Nhân khẩu chủ yếu tập trung ở nông thôn 'Tổ chức sản xuất theo kiểu gia đình cá thể tự cấp tự

túc, mỗi gia đình làm đủ mọi việc về kinh tế từ trồng

trọt, chăn nuôi, khai thác nguyên liệu cho đến chế biến

Trang 18

các nguyên vật liệu đó thành những sản phẩm tiêu

dùng Hiện nay, nền văn minh tiền nông nghiệp ở một số vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo Việt Nam thuộc

vùng dân tộc thiểu số vẫn còn đang tổn tại

° Thời kỳ kính lế hàng hoá bắt đầu phát triển, lực

lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến chăn nuôi tách

khỏi trồng trọt, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp

Kết quả của hai cuộc đại phân công lao động xã hội là sự phân chia nền sản xuất xã hội thành hai ngành lớn nông nghiệp và công nghiệp

Su phân chia các loại lao động sản xuất giữa nông

nghiệp với công nghiệp khiến cho các sản phẩm của từng loại lao động đó chuyển thành hàng hoá Nền kinh

tế hàng hoá hình thành và phát triển với hình thức tổ chức sản xuất theo kiểu cá thể, hộ nơng dan hàng hố nhỏ Mặc dù kinh tế hàng hoá đã ra đời, nhưng kinh tế

tự nhiên vẫn là phổ biến Sản xuất và trao đổi hàng hoá

còn rất nhỏ bé nên chưa có ý nghĩa chỉ phối cơ cấu sản xuất xã hội

© Kinh tế hàng hố phát triển, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt và từng bước trở thành ngành chính Thủ

công nghiệp tách khỏi nông nghiệp để có thể tự vận động thành nền công nghiệp trên cơ sở đổi mới công cu, thiết bị kỹ thuật sản xuất cũng như phương thức, hình thức tổ chức quản lý Những trung tâm công nghiệp, thị

xã, thành phố hình thành tất yếu nảy sinh sự trao đổi sản phẩm giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa nông

thôn với thành thị thông qua hoạt động buôn bán,

Trang 19

C.Mác đã từng chỉ ra, những bước tiến trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ kinh tế thị trường trong thời kỳ thống trị của chế độ phong kiến

không đủ sức dứt bỏ khỏi cái cơ chế sản xuất dựa trên tình hình là mỗi một cá nhân riêng lẻ vẫn còn chưa

tách khỏi cái núm rốn của những quan hệ thị tộc hoặc của công xã

Vào cuối xã hội phong kiến, kinh tế bàng hoá ngày

càng phát triển và thâm nhập vào cơ cấu kinh tế tự

nhiên và làm suy yếu dần nó Giao lưu kinh tế mở rộng,

mầm mống phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành dưới các hình thức hiệp tác giản đơn, công

trường thủ công Điều đó đã thể hiện bước quá độ từ

kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá, từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Ở giai đoạn này, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hình thành, song tỷ trọng GDP công nghiệp còn nhỏ, đặc biệt số lao động ở nông nghiệp

vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động Quá trình này được nhiều nhà kinh tế gọi là thời kỳ kinh tế sức lao

động Phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sự chiếm hữu

và phân phối nguồn tài nguyên sức lao động Nguyên

nhân cơ bản là khoa học - kỹ thuật chưa phát triển nên khả năng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rất

thấp Năng suất lao động chủ yếu dựa vào sức người Đối tượng lao động chủ yếu là đất đai Kinh tế hàng hoá chưa phát triển Cuộc sống của đại bộ phận quần chung rat, nghên ,khẩ Họ.không thể chống cự nổi những ahora

Trang 20

thiên tai do thiên nhiên gây ra Giáo dục không được

phổ cập, người mù chữ chiếm đa số Cung và cầu của xã hội chủ yếu là lương thực thực phẩm Nếu xem xét đặc

điểm, tính chất và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở quá trình này thì nhiều vùng ở Việt

Nam, trong đó có đồng bằng sông Hồng vẫn còn nằm

trong nền văn minh nông nghiệp

Thú hai, là sự biến đổi từ cơ cấu bình tế nông

nghiệp - công nghiép - dich vu sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch uụ

Những đặc điểm cơ bản của quá trình này là: lực

lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ: khoa học - kỹ thuật, kinh tế hàng hoá và phân công lao động xã hội

phát triển; công nghiệp chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế quốc dân; tổ chức sản xuất phát triển theo trang trại, xí nghiệp, công ty; những trung tâm công

nghiệp, thương mại, đô thị lớn phát triển và trở thành những cực tăng trưởng; bộ mặt xã hội dân cư mới hình

thành, trong đó nổi bật là giai cấp công nhân tăng rất

nhanh, năng suất lao động và thu nhập của dân cư cao

Quá trình này tiến triển như sau:

« Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đã

thúc đẩy quá trình biến đổi từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công

nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Sự tăng năng suất lao

động trước hết là nông nghiệp đã tạo tiển đề vật chất

Trang 21

quất cao Nó có vai trò quyết định đối với việc thúc dấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông

nghiệp Thực chất của nó là phát triển nông nghiệp từ chiều rộng, hiệu quả thấp sang phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, hiệu quả cao Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ

sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Theo quy luật Engel, khi thu nhập của nông thôn tăng thì tỷ lệ chi cho lương thực thực phẩm giảm, tỷ lệ chì

cho nhu cầu công nghiệp tăng Do vậy, làm tăng nhu cầu

sản phẩm công nghiệp cả tư liệu sinh hoạt lẫn tư liệu sản xuất Điều này sẽ dẫn đến làm tăng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp Đó là nguyên nhân quan trọng kích thích mở rộng sản xuất công nghiệp Mặt khác, nông dân có thể cơng nghiệp hố từng khâu trong

quá trình sản xuất;

- Năng suất và chất lượng sản xuất nông nghiệp tăng lên dẫn đến tăng thêm nguồn nguyên liệu cho công nghiện;

- Xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp tăng lên làm

tăng thêm ngoại tệ, tạo điều kiện tăng đầu tư cho nông

nghiệp và công nghiệp;

- Do sử dụng máy móc thiết bị trong nông nghiệp, năng suất nông nghiệp tăng sẽ tạo điều kiện giảm lực

lượng lao động trong nông nghiệp, tăng lực lượng lao động cho công nghiệp khi mở rộng quy mô và tăng ngành nghề trong công nghiệp Sởn xuất nông nghiệp

Trang 22

tang dan dan co san phẩm thang du la ca sở để lao

động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp Kết quả biển đổi rõ rệt nhất về cơ cấu kinh tế công - nông

nghiệp của thời kỳ này là nâng cao năng suất lao động xã hội trong tăng trưởng kinh tế, lấy nâng cao năng

suất lao động nông nghiệp làm cơ sở Cuối cùng sẽ dẫn đến tỷ trọng GDP và lao động trong nông nghiệp giảm ro rét

Như uậy, nâng cao năng suất lao động nông nghiệp

va phát triển thị trường là yếu tố quyết định thúc đấy

chuyển địch cơ cấu nông nghiệp Từ đó thúc đẩy phân công lao động xã hội làm nên tảng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu binh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vu sang cơ cấu hình tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch uụ

Nét đặc biệt của quá trình này là công nghiệp được

mở rộng về quy mô Vai trò của nó ngày càng tăng trong nền kinh tế quốc dân Quá trình chuyên môn hố, phân cơng lao động xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc,

dưa đến sự hình thành các chuyên ngành độc lập, song giữa công nghiệp với nông nghiệp có môi quan hệ chặt

chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, làm tiền để cho nhau tồn

tại và phát triển,

«e Quá trình cơng nghiệp hố đã làm biến đổi sâu

sắc cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp dẫn đến sự phát

triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ cùng với quá

trình đô thị hố Q trình cơng nghiệp hoá đồng thời

là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông

nghiệp Khi kết thúc quá trình này, tỷ trọng giá trị sản

Trang 23

xuất công nghiệp thường đạt trên 50% Ty trong cua lao

động nông nghiệp giảm đi, nhưng chỉ khi số tuyệt đối của lao động nông nghiệp giảm thì nền kinh tế mới

chuyển sang một bước ngoặt mới quan trọng

Từ thế ký XIX đến nay, một số nước trên thế giới lần lượt hoàn thành các cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật Sự phát triển kinh tế trong quá trình này chủ yếu quyết định bởi sự chiếm hữu tài nguyên thiên

nhiên Kinh tế phát triển lấy công nghiệp làm động lực

đã xuất hiện cuộc đại phân công lao động xã hội bằng việc tách lao động thương nghiệp ra khỏi hoạt động sản xuất Tầng lớp thương nhân hình thành làm cho quy mô trao đổi hàng hoá tăng nhanh, phạm vì trao đổi mé rộng, hình thức trao đổi phức tạp, thị trường mở rộng

Thị trường phát triển không chỉ mở rộng không gian

trao đổi mà còn là tổng hoà của các loại trao đổi Sự

phát triển quan hệ kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh

mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh ở

thời kỳ nào quan hệ kinh tế thị trường không phát

triển thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gần như bị chậm

lại Như vậy, trong giai đoạn này, sự phân phối sản

xuất được tiến hành chủ yếu dựa vào sự chiếm hữu tài

nguyên thiên nhiên Năng suất lao động được nâng cao, của cải vật chất tăng lên nhiều Trong giai đoạn này về

cơ bản đã phổ cập giáo dục bậc trung học, bắt đầu có sự lưu chuyển nhân tài, tài nguyên trí lực được khai thác

Thứ bạ, là sự biến đổi từ cơ cấu bình tế công nghiệp -

Trang 24

nong nghiép - dich vu sang co céu kinh té dich vu - công

nghiệp - nông nghiệp

Những đặc điểm cơ bản của quá trình này là, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh; GDP dịch vụ chiếm

tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân; dưới tác động

mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ, Nhà nước và công ty xuyên quốc gia, phân công lao động xã hội giữa lao động trí óc với lao động chân tay hình thành và phát triển; công nhân dược trí thức hóa; nét đặc sắc của bộ mặt dân cư là xuất hiện khối trung lưu

gồm những người lao động trí óc; mạng đô thị và công

nghiệp rộng lón, tuyệt đại nhân khẩu sống ở đô thị Sau thời kỳ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong

GDP là thời kỳ dịch vụ phát triển Sự phát tiển của

ngành nay phan ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói chung, công và nông nghiệp nói riêng Chuyên mơn hố, phân cơng lao động xã hội và quan hệ kinh tế thị trường phát triển đạt ở trình độ cao Đơ thị

hố nhanh Đặc biệt có bước nhảy vọt về tiến bộ khoa học - công nghệ với việc ứng dụng cơng nghệ hồn toàn

mới Những biến đổi như vậy sẽ mang lại cho xã hội

một bộ mặt mới Nhiều nhà kinh tế cho rằng đó là xã

hội hậu công nghiệp

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên thế giới biến đổi

mang tính toàn cầu Cuộc cách mạng khoa học - công

nghệ lần thứ ba đã làm cho tính xã hội hoá lực lượng sản xuất vượt qua khuôn khổ quốc gia Điều đó làm

Trang 25

xuất hiện những đặc trưng kinh tế mới có ảnh hướng

sâu sắc đến sự chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế công

nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế dịch

vụ - công nghiệp - nông nghiệp Sự chuyển dịch từ cơ

cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ sang cơ

cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp thể hiện bởi các điều kiện sau:

« Các nhà máy, trang trại, hợp tác xã cần có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội rất rộng lớn Các dịch vụ phục vụ sản xuất phát triển rộng rãi để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nông nghiệp và công nghiệp

phát triển;

e Một số ngành dịch vụ như xử lý thông tin, quảng cáo, bảo dưỡng v.v., trước đây thường thực

hiện trong lĩnh vực công nghiệp dân dan tach ra

thành ngành độc lập;

e Thu nhập của dân cư nông thôn và thành thị tăng lên làm cho các ngành dịch vụ đời sống phát triển như

thương mại, dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ nội trợ Ngày nay, ở các nước phát triển, tỷ trọng GDP dịch vụ trong tổng GDP phần lớn đã cao hơn 60%, thậm chí cao hơn 70% (Mỹ) Nếu không có sự phát triển của ngành dịch vụ thì thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, công ty xuyên quốc gia không thể phát triển như hiện nay

Đặc trưng quan trọng nhất của xã hội kinh tế hậu

Trang 26

nghiệp trong nước Công, nông nghiệp phát triển vừa tạo ra cơ sở vật chất, vừa mở thị trường rộng rãi cho ngành dịch vụ Hai la, tién bộ khoa học - công nghệ sẽ

thúc đẩy ngành dịch vụ mở rộng phạm vi phục vụ, tối

ưu hoá cơ câu kinh tế công - nông nghiệp và nâng cao

năng suất lao động Ba ià, tỷ trọng thương mại dịch vụ trong ngoại thương ngày càng lớn, tốc độ hiện đại hoá,

quốc tế hoá ngành dịch vụ ngày càng tăng

Tóm lại, cơ cấu hình tế công - nông nghiệp chuyển dịch có tính quy luật trong ba quá trình mang trong mình nó những đặc điểm khúc nhau Đó là sự khác

nhau uê trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 0à

phân công lao động xẽ hội, cơ cấu xã hột dân cư, hình thức tổ chức sản xudt, quan hệ kinh tế thị trường va vai trò kinh tế của Nhà nước Quá trình chuyển dịch cơ cấu binh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ công - nông nghiệp sang dich vu vdi tu cach la những ngành

có giá trị sản lượng chủ yếu trong nên kinh tế quốc dân

là quá trình có tính quy luật Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp bắt đầu từ biến đổi bên trong của bản thân nông nghiệp gắn vdi viéc nông cao năng suốt lao động va phát triển quan hệ kính tế thị trường Ở nước ta, năng suất lao động trước hết uà chủ yếu là sản xuất lương thực, phải đạt tới giới hạn nhất định

bảo đảm như cầu xã hội mới tạo được sự phân công lao động giữa những người sản xuất lương thực uới những người sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp uà những người chăn nuôi Năng suất lao động tăng là yếu tố

Trang 27

quyết định tạo ra những chuyển biến cơ cấu bình tế công - nông nghiên

4 Môi quan hệ tất yếu giữa công nghiệp với nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế công - nông nghiệp

Ở góc độ nhất định có thể nói rằng, phát triển kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông

nghiệp và dịch vụ, đồng thời là quá trình thay đổi vị trí, vai trò của các ngành kinh tế Vì vậy, nghiên cứu

chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp không thể không dé cap đến mối quan hệ tác động qua lại giữa

công nghiệp, nông nghiệp với dịch vụ Đi sâu phân tích

vấn đề này có ý nghĩa quan trọng về việc xây dựng

chính sách

*® Ở quá trình đầu, nông nghiệp lò ngành kinh tế có

giá trị sản lượng chủ yếu trong nên kinh tế

Sự phát triển của công nghiệp phụ thuộc vào sự

phát triển của nông nghiệp Vì nông nghiệp không chỉ

cung cấp lương thực thực phẩm, nguyên liệu, lao động

cho công nghiệp mà còn cung cấp vốn cho nó Thời gian của giai đoạn này kéo dài hàng nghìn năm, mối quan hệ trong sản xuất giữa nông nghiệp với công nghiệp thể

hiện qua các hình thức kết hợp chủ yếu sau đây:

Thời kỳ chế độ nô lệ, mỗi liên hệ chủ yếu là bế? hợp

trực tiếp giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp với tư

cách là nghề phụ Việc xuất hiện kinh tế nông dân gia trưởng và đại điển trang của chủ nô tổn tại song song

Trang 28

với gia đình công xã làm cho mỗi liên hệ mang hình thức mới Đó là nông nghiệp tự nhiên kết hợp với nghề

thủ công gia đình và thủ công nghiệp các đại điển trang chiếm hữu nô lệ Bên cạnh đó, một bệ phận sản xuất hàng hố của hai ngành nơng nghiệp và thủ công nghiệp tách rời nhau và được kết hợp một cách gián tiếp

qua trao đối

Nhờ những bước tiến của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong thoi ky

thông trị của chế độ phong biến, mối liên hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp trong sản xuất thể biện dưới

hình thức kết hợp mới giữa "nông nghiệp gia trưởng

(lao dich cho địa chủ) với nghề thủ công gia đình" Vào cuối xã hội phong biến, kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển thâm nhập vào cơ cấu kinh tế tự nhiên và làm suy yếu dần nó Giao lưu kinh tế mỏ rộng Trong

điểu kiện đó, mối liên hệ giữa nông nghiệp với công

nghiệp dưới nhiều hình thức mới thể hiện bước quá độ

từ cd cấu kinh tế tự nhiên sang cơ cấu kinh tế hàng hoá, từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương

thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, Khi nghiên cứu về sự

phát triển của chủ nghĩa tư bẫn ở Nga, V I Lênin đã

chỉ ra mối liên hệ giữa công - nông nghiệp được biểu

hiện ở ba hình thức Đó là, nông nghiệp tiểu tư sản với

Trang 29

hợp với lao động làm thuê trong công nghiệp Ba hình

thức kết hợp đó là những hình thức đặc thù quá độ sang

kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa

Sự phát triển mạnh mẽ của các công trường thủ công có tác động sâu sắc đến mối quan hệ giữa công

nghiệp với nông nghiệp Đì đôi với việc tước đoạt ruộng đất của những người nông dân độc lập cũng diễn ra sự

tiêu diệt nghề phụ ở nông thôn và tách công trường

thủ công khỏi nông nghiệp, song sự tách rơi còn chưa

triệt để

Việc tước đoạt triệt để đất đai của đa số dân cư nông thôn và việc tách nông nghiệp khỏi công nghiệp

gia đình ở nông thôn bằng cách "cắt bỏ cái cuống rốn đã gắn chặt người lao động thời xưa vào ruộng đất" chỉ

được hoàn tất khi nền đại công nghiệp với những máy

móc của nó ra đời ˆ

* Giai đoạn công nghiệp là ngành có giá trị sản

lượng chiếm chủ yếu trong nên binh tế quốc dân

Theo tiến trình phát triển, quan hệ cơ cấu kinh tế

công - nông nghiệp sẽ thay đổi theo hướng tỷ trọng

GDP nông nghiệp giảm dần, đặc biệt quan hệ tích luỹ sẽ bị đảo ngược, vì tỷ trọng GDP công nghiệp và lợi nhuận thu được từ công nghiệp tăng nhanh hơn nông nghiệp Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các công cụ tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế, mà còn tạo ra các

sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển nền

kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của xã hội Công

Trang 30

nghiệp có 0ai trò quyết định phát triển các ngành bình tế khúc như: nông nghiệp, giao thông uận tải, thương mại,

dịch bụ, cúng cố quốc phòng Cụ thể là:

- Đôi uới nông nghiệp, nông thôn:

+ Công nghiệp sản xuất và cung cấp hàng công nghiệp tư liệu sản xuất thúc đẩy cơng nghiệp hố nơng nghiệp, tạo tiền để chuyển nông nghiệp từ phương thức sản xuất truyền thống sang phương thức sản xuất tiên tiến;

+ Cung cấp hàng tiêu dùng cho dân cư nông thôn;

+ Trực tiếp hoặc gián tiếp đầu tư tiển vốn;

+ Thu hút lao động nông thôn dư thừa;

+ Công nghiệp có vai trò quyết định thay đổi tư duy kinh tế, lối sống và tập quán người nông dan thông qua anh hưởng của khoa học ~ công nghệ và quan hệ kinh tế

thị trường;

+ Công nghiệp phát triển còn là thị trưởng lớn tiêu thụ nơng sản hàng hố;

+ Bản xuất công nghiệp phát triển đóng vai trò

quan trọng trong quá trình chuyển từ nông nghiệp

thuần nông tự cấp tự túc, năng suất lao động thấp sang

nền nông nghiệp năng suất cao;

+ Công nghiệp có vai trò quyết định đối với việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công -

nông nghiệp;

+ Công nghiệp cung cấp trang bị kỹ thuật, cơ sở vật

chất, tiền vốn và hàng công nghiệp tiêu dùng giá rẻ cho

nông nghiệp và nông thôn Mối quan hệ giữa công

Trang 31

nghiệp với nông nghiệp dược thể hiện dưới hình thức kết hợp mới thông qua quan hệ kinh tế thị trường và Nhà nước theo nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi

Việc trao đổi sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp

được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua các hợp đồng mua bán giữa các đơn vị sản xuất hoặc thông qua thương mại

- Đôi uới dịch vu:

Công nghiệp không chỉ cung cấp tiền vốn, điều kiện vật chất cho các ngành kết cấu hạ tầng mà quan trọng hơn là tạo ra nhu cầu để cho dịch vụ phát triển

Giai đoạn dịch 0uụ là ngành có ty trọng gid tri san

lượng chiếm chủ yếu trong nên binh tế quốc dân

Dịch vụ là ngành hoạt động có tính kinh doanh nhằm cung cấp dịch vụ cho sản xuất và đời sống mọi mặt của con người Sự phát triển của nó tuỳ thuộc vào

nhu cầu phát triển của công, nông nghiệp Quy mô và

hiệu suất của công, nông nghiệp là cơ sở để phát triển ngành dịch vụ Mức độ đơ thị hố, tỷ trọng dân số đô thị tăng lên mới có môi trường để phát triển ngành dịch

vụ Từ những năm 1970 lại đây, nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên thế giới biến đổi mang tính toàn cầu Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới đã làm cho trình độ xã hội hoá lực lượng sản xuất vượt qua khuôn khổ quốc gia Vai trò của dịch uụ đổi

uới sự phát triển công, nông nghiệp thể hiện:

+ Làm sâu sắc thêm các mối quan hệ lẫn nhau giữa

Trang 32

nghiệp Xuất hiện nhiều công ty xuyên quốc gia có sự

liền hợp hoá nhiều ngành trong đó có nông nghiệp Các

liên hợp công - nông nghiệp với khuôn khổ công ty đã xuất hiện Chẳng hạn, năm 1970 ở Mỹ hơn 1/5 nông sản là do các liên hợp trên sản xuất Ở tâm vĩ mô Nhà

nước đã bắt đầu điều tiết quan hệ công - nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân;

+ Dap ứng kịp thời yêu cầu nhiều uẻ của các mặt sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng trong quá trình

tái sản xuất công, nông nghiệp Theo đà phát triển của công, nông nghiệp, vai trò dịch vụ ngày càng quan

trọng Nó là cầu nối gắn kết, thúc đẩy công, nông nghiệp phút triên

Trong quá trình phát triển tỷ trọng nông nghiệp

tuy có giảm thấp, nhưng nông nghiệp, nông thôn và nông dân vẫn có vị trí, vai trò rất quan trọng không chỉ

trong quả trình thứ nhất mà trong suốt quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế Điều này thể hiện qua hai nội dung sau:

Một ia, dam bảo nông sản, bàng hoá cho dân cư,

vừa phải cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tôn tại và phát triển;

Hai là, giữ cân bằng sinh thái, khiến cho chúng ta

không thể coi nhẹ vị trí quan trọng của nông nghiệp

Hiéu ré vi tri, uai trò của nông nghiệp để định ra chính sách thoi đúng là một uấn đề quan trọng trong quá

trình chuyển dịch cơ cấu bình tế công - nông nghiệp của

bản thân nông nghiệp

Trang 33

Riéng 0uóti công nghiệp, nông nghiệp luôn luôn có

vai trò quan trọng, bởi vì:

+ Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lón, ổn

định tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp;

+ Tạo ngoại tệ để nhập khoa học - công nghệ tiên

tiến phục vụ phát triển công, nông nghiệp Năng suất lao động nông nghiệp tăng lên, sản xuất nhiều sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu;

+ Nông nghiệp đóng vai trò cơ sở, sản xuất nhiều loại

nguyên liệu thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển;

+ Cung cấp nguồn lao động dồi dào cho công nghiệp Trong điều kiện mới của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay, cần có quan niệm mới, coi

phát triển bền vững nông thôn là tổng thể bốn nội dung

cơ bản: vấn đề bản thân sản xuất nông nghiệp, vấn đề đô thị hoá, vấn đề nâng cao mức thu nhập cho nông dân và vấn đề môi trường Bốn vấn đề đó là một tổng thé

vừa độc lập vừa có mối quan hệ với nhau trong nền kinh tế thị trường, nâng cao thu nhập của nông dân là đòn bẩy mạnh mẽ để phát triển cơ cấu kinh tế công -

nông nghiệp Phát triển nông nghiệp trên cơ sở công

nghiệp hố, đơ thị hố là con đường giải quyết vấn đề sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông

dân, bảo vệ môi trường là yếu tố bảo đảm cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp

bền vững

Trang 34

hợp hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp là tất yếu khách quan Thiếu môi quan hệ tương hỗ vdi nhau trong quá trình phát triển, công nghiệp uà nông nghiệp không thể phái

triển nhanh, ững chắc oò có hiệu quả

H NHỮNG YẾU TỔ ANH HUONG DEN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CÔNG - NÔNG NGHIỆP

1 Các yếu tổ khách quan

1.1 Yếu tố u‡ trí, địa lý, địa hình, khí hậu, dan số

Chuyển dịch eø cấu kinh tế công - nông nghiệp trong quá trình phát triển luôn cần dựa vào yếu tố tài

nguyên Xét dưới góc độ kinh tế chính trị, trước hết bao gồm những yếu tố của lực lượng sản xuất Đó là lao động,

tư liệu lao động và đối tượng lao động Đây là những yếu tố phổ biến chi phối quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Nhờ thực thể đó mà mọi nhân tố lực lượng sản xuất phi vật thể tổn tại và phát huy tác dụng Ngày nay, những nhân tố phi vật thể

ngày càng có ảnh hưởng lớn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Song dưới góc độ nền

tảng, những yếu tố vật chất chủ yếu đã, đang và sẽ chi phối đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Nó bao gồm tài nguyên sức lao động, tài nguyên thiên nhiên Dưới đây, sẽ phân tích ảnh hưởng của những yếu tố ấy trong quá trình hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp như thế

Trang 35

nào Cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp của một nước, một vùng được hình thành và phát triển trong một không gian nhất định gắn với điều kiện cụ thể của không gian đó Nó có thể tạo ra lợi thế hay bất lợi cho

một quốc gia

© Vị trí, địa ý có ý nghĩa quan trọng, là một trong

những yếu tố ảnh hưởng lớn tới hình thành cơ cấu kinh

tế công - nông nghiệp Nếu ø vị trí địa lý thuận lợi, một nước hay một vùng có khả năng rất tốt để mở rộng thị

trường, tiếp thu các nguồn lực Ngược lại, nếu một

nước, một vùng có vị trí địa lý bất lợi thì việc thu hút

các nguồn lực bên ngoài, phát huy các nguồn lực bên trong gặp rất nhiều khó khăn Chẳng hạn, Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, bờ biển dài, vùng biển, vùng trời rộng là điều kiện khách quan tạo ra

trung tâm cầu nối về đường biển, đường không từ Ấn Độ

Dương sang Thái Bình Dương, đồng thời là điểu kiện thuận lợi cho việc giao lưu liên kết kinh tế quốc tế Nó là

lợi thế quan trọng để hình thành và biến đổi cơ cấu kinh

tế công - nông nghiệp

e Địo hình là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hình

thành và biến đối cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Nơi

nào có địa bình thuận lợi thì nơi đó bình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp thuận lợi và ngược

lại Căn cứ uào o‡ trí uà địa hình để bố trí ngành sản

xuất công, nông nghiệp trọng điểm có ý nghĩa kinh tế

rất lớn

® Khí hậu thuỷ uăn là nguồn tài nguyên liên quan

Trang 36

và là tác nhân anh hưởng rất lớn đến các ngành kinh tế quốc dân Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Sự phân bố các yếu tố ánh sáng, nhiệt ẩm, các loại thời tiết, không những liên quan tới cơ cấu năng suất cây

trồng mà còn đến cả số lượng mùa vụ cây trồng, vật nuôi trong năm, đặc biệt những vùng khí hậu nóng ẩm Sự ổn định của thời tiết và khí hậu là điều kiện hết sức cần thiết đối với nông nghiệp Ví dụ, Việt Nam nằm

trên vùng nhiệt đới, nơi gặp gö của các khôi không khí

có nguồn gốc lục địa và nguồn đại dương xích đạo nên khí hậu chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á, chủ yếu là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông

Nam Trên nền khí hậu hai mùa chủ yếu, Việt Nam, đặc biệt là miền Bắc có sự thay đối khí hậu bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông Mức chênh lệch nhiệt độ giữa các

tháng ở miền Bac lên tới 12°C, mùa hè ở miền Bắc có ngày nóng tdi 38° - 40°C, mùa đông có khi rét dưới 5°C Điều kiện khí hậu đó, miền Bắc có thể phát triển nông nghiệp cả cây nhiệt đới lẫn cây ôn đới, đáp ứng nhu cầu

tiêu dùng lương thực thực phẩm đa dạng trong khu vực

và thế giới

Trong những năm gần đây do tác động của các hoạt

động tiêu cực của con người vào tự nhiên như phá rừng, đưa vào khí quyển một lượng lớn các chất thải công

nghiệp, nên trong khí quyển đã diễn ra một số quá trình làm mất tính ổn định của thời tiết khí hậu, ảnh

hưởng lớn đến sự phát triển công, nông nghiệp và sinh

hoạt con người như hiệu ứng nhà kính, mưa axít Do

Trang 37

vậy, vấn đề đặt ra là cần bảo vệ khí quyển, chống các

tác nhân phá hoại tài nguyên khí hậu

e Dân số, lưo động Toàn bộ lịch sử đã chỉ rõ, con

người vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng Dân số sẽ cung cấp cho xã hội nguồn lao động, điều

kiện tiên quyết cho tăng trưởng kinh tế, hình thành và

biến đổi cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Chính con

người lao động là nhân tố đem lại nguồn lực ban đầu và là nhân tố then chốt nâng cao năng suất, day nhanh tốc độ phát triển công, nông nghiệp, bởi lẽ kết

cấu xã hội dân cư, trình độ dân trí là cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh công,

nông nghiệp, nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ Quy mô dân số và thu nhập của họ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu nhu cầu Đó là cơ sở

phát triển công, nông nghiệp và dịch vụ Dân số đông

là nhân tố có lợi, là động lực to lớn để thúc dẩy kinh tế

phát triển, nhất là khi đang bắt đầu cơng nghiệp hố,

bởi lẽ nó cần những ngành sản xuất có nhiều lao động

Đó là cơ sở về lượng dé phân công lao động xã hội Trước đây, người ta xem xét nguồn lao động đông

về lượng gắn liền với sự phát triển kinh tế theo chiều

rộng Ngày nay, đặc biệt từ cuối những năm 1970 của thé ky XX, lao động trí tuệ trỏ thành đặc trưng cơ bản Nguồn lao động dồi dào về số lượng chưa đủ, chưa có ý nghĩa quyết định Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội

ở các nước đã chứng minh, dân số quá đông, đặc biệt

chất lượng nguồn lao động thấp, có thể gây ra nhiều

Trang 38

van để xã hội Chỉ có nguồn lao động dồi dào hiểu biết

LẺ khoa học, có sức bhoẻ 0à trình độ uăn hod hién dai, ky năng lao động thành thạo mới la tai hguyên quy giá

*® Tài nguyên thiên nhiên dnh hưởng đến hình thành tà biến đổi cơ cấu binh tế Công - nông nghiệp Sự phân bố và khai thác tài nguyên thiên nhiên (bao gồm đất đai nguồn nước, rừng, khoáng sản) có tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển các ngành kinh tế Với trình độ khoa học - công nghệ hiện đại, con người đã sử dụng ngày càng nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ sản xuất

Đất đai canh tác là điều kiện cơ bản, là cơ sở vật chất của các hoạt động nông, lâm nghiệp Chang hạn, Việt Nam có diện tích đất đai canh tác rất ít là mật khó khăn lớn cho việc phát triển một nền nông nghiệp hàng

hoá lớn

Tòi nguyên rừng giữ vai trò chiến lược cả trong việc

bảo vệ môi trường lẫn phát triển kinh tế - xã hội bền

vững Rừng không những có giá trị lớn về kinh tế, mà còn

đóng vai trò bảo vệ các lưu vực trong nước, hạn chế hiện tượng sói mòn đất, giúp duy trì công suất của các công trình thuy lợi và thuỷ điện, tạo môi sinh cho các loài thú,

là trung tâm bảo tồn các loài sinh vat

Nước là tài nguyên rất quan trọng không thể thiếu được trong đời sống và hoạt động sản xuất Tài nguyên

nước ngọt vô cùng cần thiết cho sự phát triển kinh tế

lẫn tính nguyên vẹn của môi trường Việt Nam rất giàu

Trang 39

hậu và địa mạo thích hợp; trong nước sông, biến rất dồi

dào dinh dưỡng nên rất phù hợp với việc nuôi trồng và

đánh bất thuỷ hải sản Tuy nhiên, do điều kiện địa lý và mưa theo mùa, tài nguyên nước phân bổ không đều

Mặt khác, do sử dụng không hợp lý và không có biện

pháp bảo vệ nên nhiều nguồn nước bị ô nhiễm bởi các

loại chất thải của người, gia súc, nông dược, công nghiệp và phù sa

Tài nguyên khoáng sản là nguyên liệu chính của

các ngành công nghiệp Cùng với tiến bộ kỹ thuật, con

người ngày càng sử dụng được nhiều loại khoáng sản

vào hoạt động sản xuất công nghiệp Việt Nam có nhiều loại tài nguyên khoáng sản và năng lượng như than, dau, khí, bô xít, thiếc, đồng, crômít, apatít và đá vôi Tuy nhiên, nhiều mỏ quặng cũng như dự trữ dầu và khí tự nhiên chưa được thăm dò khai thác đầy đủ Việc

khai thác khoáng sản tại Việt Nam hiện nay rất tốn

kém do hầu hết các loại khoáng sản nằm tại các vùng núi non hiểm trở, trong khi đó cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, trình độ tổ chức quản lý kinh tế và khai khoáng còn rất phân tán, không phối hợp chặt chẽ do vậy hiệu quả kém

Xem xét tình hình trên đây có thể thấy rằng, hiện

tai cing như tương lai, tài nguyên thiên nhiên ngày

càng cạn kiệt là khó khăn lớn cho quá trình tăng trưởng

hinh tế, hình thành uà biến đốt cơ cấu bình tế công -

nông nghiệp Con đường thoát khỏi tình trọng này là

dựa uào tiến bộ khoa học - công nghệ, đồng thời tiến

Trang 40

hành thăm dò, sự dụng tiết biệm tài nguyên va phái triển theo hướng kinh tế trì thức

e Điều kiện tiền uốn Muốn bảo đảm tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp lâu dài, bền vững và chất lượng cao thì việc bảo đảm tiền vốn là rất quan trọng, trong đó nguồn vốn tự có là chủ yếu

Muôn công nghiệp hoa, đô thị hoá, nâng cap ed cau

ngành kinh tế cần dau tư vốn với quy mô lớn, đặc biệt

dầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Để bão đâm nguồn vốn cần thiết cho nhu cầu phát triển cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp theo hướng

cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, cần:

Một là, nguồn vốn đầu tư từ tiết kiệm của dân cư;

Hài là, nguồn vốn tích luỹ đầu tư mở rộng của các loại hình doanh nghiệp: Nhà nước, tập thể, tư doanh, cá thể;

Ba là, thu hút và lợi dụng vốn nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch và nâng cấp cơ cấu kinh tế

công - nông nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh

tranh quốc tế các loại sản phẩm

Qua phân tích các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế cho thấy, ảnh

hưởng của yếu tố tự nhiên đến hình thành oờ phát triển cơ cấu kinh tế công - nông nghiện mững tính tất yếu Nó

uữa phụ thuộc, vita tác động đến tự nhiên Yếu tố nào cũng có tác dụng tích cực 0à tiêu cực đến sự hình thành uà biến đổi cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp Do Đậy,

Ngày đăng: 08/03/2016, 13:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w