Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tài phán được hiểu là toàn bộ các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc
Trang 1I KHÁI NIỆM CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ VÀ CƠ QUAN TÀI
PHÁN QUỐC GIA
Để hiểu thế nào là cơ quan tài phán quốc gia, cơ quan tài phán quốc tế, chúng ta cần hiểu tài phán là gì Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, tài phán được hiểu là toàn bộ các hoạt động, hành vi của tổ chức, cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền theo luật định trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp pháp lý Quyền tài phán là quyền năng theo pháp luật, phù hợp với pháp luật và được pháp luật bảo hộ Quyền tài phán theo pháp luật là dạng quyền tài phán do pháp luật đặt ra Cũng có thể đó là quyền tài phán không phải được pháp luật trực tiếp lập ra nhưng được quy phạm pháp luật cho phép các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền lập ra
Hành vi tài phán là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức, hoặc cơ quan có quyền tài phán Hành vi tài phán được đặt trong phạm vi, bối cảnh nhất định, tức là có giới hạn
Thể chế tài phán là các quy tắc pháp lý, bao gồm các quy tắc nền tảng và các quy tắc nội dung về tài phán, ở cả diện rộng hoặc hẹp (bao trùm hoặc trong phạm vi một lĩnh vực) Thiết chế tài phán là cơ cấu vật chất của tài phán Nó chỉ rõ ai là "chủ thể" của tài phán, mang quyền tài phán
Như vậy, với những kiến thức chung nhất về tài phán, chúng ta hãy cùng tỉm hiểu cơ quan tài phán quốc tế và cơ quan tài phán quốc gia
I.1 Cơ quan tài phán quốc tế - hệ thống cơ quan tài phán quốc tế
Trong lịch sử hoạt động, hình thức tài phán quốc tế đầu tiên tồn tại dưới dạng trọng tài quốc tế Trước thế kỷ XX, hình thái của cơ quan tài phán quốc tế là các trọng
tài ad hoc Công ước Lahaye năm 1899 lần đầu tiên đã trù định thành lập một cơ quan
tài phán quốc tế thường trực, theo đó Tòa án trọng tài thường trực được thành lập năm
1900 và đi vào hoạt động từ năm 1902 Tuy nhiên trên thực tế đây chỉ là một danh sách các trọng tài viên thường trực, có thể được các quốc gia lựa chọn kho giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng việc sử dụng biện pháp này Còn cơ quan tài phán quốc tế thường trực đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển các loại hình tài phán quốc
tế là Pháp viện thường trực quốc tế, được thành lập và hoạt động trong khuân khổ hội
Trang 2quốc liên Quy chế của pháp viện này được Đại hội đồng Hội quốc liên thông qua ngày 16/12/1920 Cho đến nay, nhìn chung các cơ quan tài phán quốc tế tồn tại chủ yếu dưới hai dạng là tòa án và trọng tài quốc tế
Các tranh chấp được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau và một trong các biện pháp đó là việc sử dụng hình thức tài phán quốc tế Về bản chất, tài phán quốc tế là cách thức hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp, thủ tục tư pháp do các quốc gia tự lựa chọn Như vậy, trong quan hệ quốc tế, thẩm quyền của các cơ quan tài phán quốc tế thường phụ thuộc vào ý chí của các bên tranh chấp
Cơ quan tài phán quốc tế là cơ quan hình thành trên cơ sở thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự, thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế
Hiện nay, trong các tài liệu không có nhiều khái niệm về hệ thống cơ quan tài phán quốc tế Em xin mạnh dạn đưa ra khái niệm như sau: Hệ thống cơ quan tài phán quốc tế là tất cả các cơ quan tài phán quốc tế có chức năng giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế (chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế) Hệ thống cơ quan tài phán quốc tế bao gồm: Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc; Tòa án liên minh châu Âu; Tòa án luật biển; Tòa trọng tài thường trực Lahaye; Tòa trọng tài quốc tế về luật biển và các cơ quan tài phán quốc tế khác (thiết chế tài phán của Tổ chức thương mại thế giới; thiết chế tài phán của Asean)
Trang 3Sơ đồ hệ thống cơ quan tài phán quốc tế
I.2 Cơ quan tài phán quốc gia - hệ thống cơ quan tài phán quốc gia
Nhà nước ban hành ra pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Nếu trong quan hệ xã hội nảy sinh những tranh chấp sẽ có những cơ quan có thẩm quyền
áp dụng pháp luật để giải quyết những tranh chấp đó Đó là các cơ quan tài phán Cơ quan tài phán quốc gia cũng chủ yếu bao gồm: Tòa án và trọng tài
Cơ quan tài phán quốc gia là cơ quan do quốc gia đó thành lập nhằm thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp phát sinh theo một trình tự, thủ tục nhất định do quy phạm pháp luật quy định
Hệ thống cơ quan tài phán quốc gia bao gồm tất cả các cơ quan tài phán trong quốc gia đó được pháp luật của quốc gia này quy định, có chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền khác nhau nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc gia
Ở mỗi quốc gia khác nhau có hệ thống cơ quan tài phán khác nhau Sau đây là một số mô hình cơ quan tài phán của các nước trên thế giới:
Thiết chế tài phán quốc tế
Các thiết chế Tòa án quốc tế Các thiết chế Trọng tài quốc tế
Tòa án
công
lý
quốc
tế của
Liên
hợp
quốc
Tòa án liên minh châu Âu
Tòa án luật biển
Tòa trọng tài thường trực Lahaye
Tòa trọng tài quốc tế
về luật biển
Cơ quan tài phán quốc tế khác
Trang 4- Hệ thống Tòa án Anh (lược đồ đơn giản hóa):
Tòa tối cao
- Hệ thống xét xử tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (mô hình đơn giản hóa)
Các tòa án Liên bang
Các tòa án bang
Hội đồng tư vấn
Tòa phúc thẩm Tòa dân sự
Thượng nghị viện
Tòa cấp cao
Tòa hình sự
Tòa của
Nữ hoàng
Tòa của
VP Hoàng gia
Tòa gia đình
Tòa Hoàng gia
Tòa sơ thẩm Tòa án địa phương
Tòa án tối cao Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ
Các tòa phúc thẩm Liên
bang
Tòa liên bang cấp quận
Tòa tối cao
Tòa phúc thẩm
Tòa sơ thẩm
Trang 5- Hệ thống trọng tài ở Việt Nam
Trung tâm Trọng tài ở Việt Nam là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Trung tâm Trọng tài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm Trung tâm Trọng tài có Ban điều hành và các Trọng tài viên Ban điều hành Trung tâm Trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó chủ tịch,
có thể có Tổng Thư ký do Chủ tịch Trung tâm Trọng tài cử
Ví dụ: Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (Hà nội): có Ban điều hành (đứng
đầu là Chủ tịch ban điều hành) và có các trọng tài viên Chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm ở 3 thành phố: Tp.HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng Ở các chi nhánh, văn phòng đại diện có các trưởng chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài và các trọng tài viên
Hiện nay, ở nước ta có 6 trung tâm trọng tài đó là: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam; trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội; Trung tâm trọng tài thương mại
Thương mại Cần Thơ và Trung tâm Trọng tài quốc tế Thái Bình Dương.
II ĐẶC THÙ CỦA CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ SO VỚI CƠ
QUAN TÀI PHÁN QUỐC GIA
Khi so sánh một vấn đề nào đó, chúng ta cần đưa ra những tiêu chí để làm nổi bật những đặc thù của đối tượng so sánh Để biết cơ quan tài phán quốc tế có những điểm khác nào so với cơ quan tài phán quốc gia, Em xin đưa ra những tiêu chí sau:
II.1 Cơ sở pháp lí
Khi khẳng định trọng tài và tòa án là cơ quan tài phán quốc tế, chúng ta cần chỉ
ra cơ sở pháp lí Trong Hiến chương liên hợp quốc 1945, quy chế Tòa án công lý quốc
tế được thông qua năm 1946 và nội quy của Tòa được thông qua vào ngày 6/5/1946
có chỉ rõ tòa án là 1 cơ quan tài phán quốc tế Công ước Lahaye năm 1907 đã định
nghĩa trọng tài quốc tế là: “một phương thức giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia qua các thẩm phán do các quốc gia tự lựa chọn”, là cơ quan tài phán không
thường trực, không có quy chế riêng
Trang 6Còn cơ sở pháp lí của các thiết chế tài phán quốc gia là những quy phạm pháp luật quốc gia Ví dụ: Cơ quan tài phán của quốc gia Việt Nam bao gồm Tòa án và Trọng tài Thiết chế Tòa án được quy định trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002… Thiết chế trọng tài được quy định trong Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003; Nghị định 25/2004/NĐ-CP Hướng
Khi có tranh chấp xảy ra, các thiết chế tài phán quốc tế sẽ áp dụng các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế, cụ thể là các điều ước quốc tế mà các bên ký kết hoặc tham gia (trước hết là những điều ước liên quan trực tiếp đến tranh chấp) và tập quán quốc tế Các điều ước và tập quán này là cơ sở để xác định mức độ vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của các bên Trên cơ sở đó, các cơ quan tài phàn quốc tế ra phán quyết để giải quyết tranh chấp Ngoài ra, với các thiết chế trọng tài quốc tế, ngoài các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế, trong một số trường hợp, nếu điều ước quốc
tế về trọng tài mà các bên ký kết có quy định về khả năng viện dẫn các nguồn khác chẳng hạn như pháp luật quốc gia, các nguyên tắc pháp luật chung hoặc một quy định đặc biệt nào đó thì Tòa trọng tài có thể áp dụng các nguồn này để giải quyết tranh
chấp Ví dụ, trong vụ Trail Smelter 1941, Tòa trọng tài được thiết lập để giải quyết
tranh chấp giữa Canada và Mỹ liên quan đến việc một nhà máy luyện kim của Canada
đã gây ô nhiễm vì chất sunlphur dioxide gây thiệt hại cho cây trồng của một số vùng lãnh thổ Mỹ giáp với biên giới Canada Để giải quyết tranh chấp này, các bên đã thỏa thuận không chỉ áp dụng luật quốc tế mà còn áp dụng các quy định của pháp luật Mỹ Như vậy, các thiết chế tài phán quốc tế cho phép các quốc gia thỏa thuận luật áp dụng Còn các cơ quan tài phán quốc gia không cho phép các chủ thể thỏa thuận luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp
II.2 Cơ sở hình thành
Cơ quan tài phán quốc tế được hình thành bởi sự thỏa thuận hoặc thừa nhận của các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết bằng trình tự thủ tục tư pháp các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc
Trang 7tế Còn cơ quan tài phán quốc gia do quốc gia đó thành lập, chịu sự giám sát và thống nhất quản lý của Nhà nước Ví dụ, Nhà nước Việt Nam đã thành lập ra hệ thống Tòa
án Việt Nam (Tòa án nhân dân tối cao - Tòa án quân sự TW; Tòa án nhân dân cấp Tỉnh - Tòa án quân sự cấp quân khu; Tòa án nhân dân cấp Huyện - Tóa án quân sự khu vực), Nhà nước Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thành lập ra hệ thống xét xử ở Hoa
kỳ (xem sơ đồ hệ thống cơ quan xét xử của hợp chủng quốc hoa kỳ ở trên)…
II.3 Chức năng, thẩm quyền
Chức năng, thẩm quyền của các thiết chế tài phán quốc tế có những nét đặc thù
so với các thiết chế tòa án quốc gia
- Trước hết, Tòa án công lí quốc tế của Liên hợp quốc có chức năng giải quyết
tranh chấp phát sinh giữa chủ thể là quốc gia (không phân biệt quốc gia đó có phải là thành viên của Liên hợp quốc hay không); chức năng đưa ra các kết luận
tư vấn được xác định theo Điều 96 Hiến chương Liên hợp quốc; có thẩm quyền chỉ định các chánh án của Tòa trọng tài, Ủy ban trọng tài hoặc hòa giải và các
ủy viên khi cần hoặc theo yêu cầu của các Quốc gia;
- Tòa án Liên minh châu Âu có chức năng giải thích Luật của EU và đảm bảo cho
pháp luật của Liên minh được các thiết chế thuộc EU, các quốc gia thành viên
và công dân của các nước thành viên tuân thủ; có thẩm quyền giải quyết đơn thư kháng cáo đối với Tòa sơ thẩm cộng đồng châu Âu đồng thời Tòa còn có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại hoặc đơn yêu cầu về những phán quyết do Tòa đưa ra đối với các bên; có chức năng giải thích luật của cộng đồng theo yêu cầu của Tòa án các nước thành viên;
- Tòa án luật biển có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia
thành viên cũng như tất cả các thực thể khác không phải là quốc gia thành viên của Công ước trong tất cả các trường hợp liên quan đến việc quản lý và khai thác vùng - di sản chung của toàn thể loài người, ngoài ra Tòa án luật biển còn
có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước trong lĩnh vực thực hiện các quyền chủ quyền hay quyền tài
Trang 8phán của quốc gia ven biển, đối với các quyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, đối với việc nghiên cứu khoa học biển, đối với các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế;
- Tòa trọng tài thường trực Lahaye (PCA) có thẩm quyền giải quyết tất cả các
tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương pháp giải quyết khác;
- Tòa trọng tài quốc tế về luật biển có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên
quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền chủ quyền hay quyền tài phán của các quốc gia ven biển; Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của Công ước về nghiên cứu khoa học biển; Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của Công ước về đánh bắt hải sản;
- Thiết chế tài phán của Tổ chức thương mại thế giới có thẩm quyền giải quyết
các tranh chấp phát sinh trong tất cả các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại; …
Như vậy, cơ quan tài phán quốc tế có chức năng nổi bật nhất là giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể là quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế Ngoài ra, một số thiết chế tài phán còn có chức năng giải thích pháp luật (có giá trị pháp lý như quy phạm pháp luật); tư vấn; giải quyết khiếu nại (Tòa án liên minh châu Âu)…
Khác với cơ quan tài phán quốc tế, cơ quan tài phán quốc gia có những chức năng sau: Với Tòa án, chức năng quan trọng nhất của nó là xét xử Đối với trọng tài, chức năng của nó là giải quyết các tranh chấp phát sinh do luật quốc gia điều chỉnh Việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài sẽ giảm bớt những thủ tục và nhanh chóng hơn so với việc giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án Cơ quan tài phán quốc gia không có chức năng giải thích luật như ở một số cơ quan tài phán quốc tế; cơ quan tài phán quốc gia chỉ giải quyết các tranh chấp do chủ thể của luật quốc gia gây nên…
Trang 9Cơ quan tài phán quốc tế không có thẩm quyền đương nhiên theo quy chế hoạt động mà trước hết phụ thuộc vào sự thỏa thuận của chủ thể có liên quan đến tranh chấp xảy ra Còn thẩm quyền của cơ quan tài phán quốc gia là đương nhiên và theo luật định
Ví dụ: Theo pháp luật Việt Nam, khi các bên có tranh chấp về tài sản, các chủ
thể tranh chấp này sẽ khởi kiện ra Tòa và đương nhiên Tòa án nhân dân thụ lý đơn kiện này phải là Tòa án nơi mà các chủ thể tranh chấp này thường trú hoặc nơi có tài sản… chứ các chủ thể không được quyền lựa chọn tòa án khác
II.4 Cơ cấu tổ chức
Thiết chế tài phán quốc tế có cơ cấu tổ chức khác với thiết chế tài phán quốc gia Đối với Tòa án quốc tế, cơ cấu tổ chức của nó bao gồm: thẩm phán, bộ phận hành chính văn phòng và bộ phận khác Nhưng đối với thiết chế Tòa án quốc gia, cơ cấu tổ chức của nó có sự khác biệt đối với cơ quan tài phán quốc tế Thiết chế tài phán quốc gia có cơ cấu, tổ chức theo luật quốc gia quy định
Ví dụ: Tòa án công lý của Liên hợp quốc
- Thẩm phán được bầu theo quy chế;
- Đại hội đồng và Hội đồng bảo an có thẩm quyền đề cử và bầu thành viên của Tòa án;
- Số lượng thành viên là 15 người, với nhiệm kỳ chung là 9 năm, trong đó có phân thành tỷ lệ 1/3 số thành viên có nhiệm kỳ 3 năm và 6 năm;
- Khi phiên tòa mở ra, các bên có thể lựa chọn tòa án ad hoc nhằm đảm bảo
nguyên tắc công bằng;
- Các phụ thẩm có thể được lựa chọn
Tòa án nhân dân tối cao của Nước CHXHCN Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau 1 :
- Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
Trang 10- Bao gồm các Tòa chuyên trách: Toà án quân sự trung ương, Toà hình sự, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động, Toà hành chính và các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao; trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập các Toà chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
- Bộ máy giúp việc;
- Thành phần của Toà án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Toà án
Đối với thiết chế trọng tài, cơ cấu tổ chức của trọng tài quốc gia do Luật quốc
gia quy định Ví dụ: Việt Nam quy định cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trọng tài như
sau2: Trung tâm Trọng tài có Ban điều hành và các Trọng tài viên Ban điều hành Trung tâm Trọng tài gồm có Chủ tịch, một hoặc các Phó chủ tịch, có thể có Tổng Thư
ký do Chủ tịch Trung tâm Trọng tài cử Những người được Trung tâm Trọng tài mời làm Trọng tài viên phải có đủ điều kiện quy định của pháp luật về trọng tài Cơ cấu tổ chức của thiết chế trọng tài quốc tế bao gồm: hội đồng trọng tài và các trọng tài viên Đứng đầu hội đồng trọng tài là chủ tịch hội đồng trọng tài (chủ tịch hội đồng trọng tài phải là công dân nước thứ ba không liên quan đến tranh chấp)
II.5 Thủ tục tố tụng
Các cơ quan tài phán quốc tế sử dụng trình tự thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp nảy sinh trong quá trình các chủ thể thực thi, tuân thủ luật quốc tế Các thiết chế cơ quan tài phán quốc gia cũng sử dụng trình tự, thủ tục tư pháp để giải quyết các tranh chấp do quy phạm pháp luật quốc gia điều chỉnh Tuy nhiên, Tòa trọng tài quốc tế cho phép các bên tranh chấp thỏa thuận về việc áp dụng thủ tục tại tòa Nếu không thỏa thuận được các bên phải tuân thủ công ước Lahay 1899 và 1907 Còn các thiết chế tài phán quốc gia, khi giải quyết tranh chấp các chủ thể này phải tuân thủ một thủ tục theo luật định, không có quyền thỏa thuận để lựa chọn một trình tự thủ tục khác