Theo khoản 2 Điều 49 Luật Cạnh tranh thì cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ quyền hạn sau: - Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh, bao gồm kiểm soá
Trang 1Đề bài số 21: Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh năm 2004.
LỜI MỞ ĐẦU
Để triển khai thực thi Luật Cạnh tranh, đầu năm 2006, Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh Theo đó, Hội đồng cạnh tranh là cơ quan xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận ấn định giá và phân chia thị trường; áp đặt giá mua, bán hàng hóa Còn Cục Quản lý cạnh tranh là nơi thụ lý hồ sơ và điều tra các vụ việc cạnh tranh; xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo quy định tại Điều 74 Luật Cạnh tranh năm 2004 thì cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh Vậy để hiểu rõ hơn về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh thì bài viết
sau em xin đi sâu vào tìm hiểu về: “Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh theo
Luật Cạnh tranh năm 2004”.
NỘI DUNG
1 Khái niệm và đặc điểm của tố tụng cạnh tranh
1.1 Khái niệm tố tụng cạnh tranh
Tố tụng cạnh tranh là một bộ phận của các hoạt động hành chính – kinh tế liên quan đến cạnh tranh và thực thi Luật Cạnh tranh Khoản 9 Điều 3 Luật Cạnh tranh
của Việt Nam năm 2004 đưa ra khái niệm về tố tụng cạnh tranh như sau: “Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật này” Như vậy, theo luật pháp
Việt Nam, tố tụng cạnh tranh đồng nghĩa với trình tự, thủ tục xem xét, giải quyết, xử
lý một vụ việc cạnh tranh…Tại khoản 8 Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định: “Vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật”.
Điều 74 Luật cạnh tranh cũng quy định rõ cơ quan có thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh: “Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh” Điều 75 quy định về người tiến hành tố tụng cạnh tranh: “Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm thành viên Hội đồng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên tòa điều trần”
1.2 Đặc điểm của tố tụng cạnh tranh
Trang 2Thứ nhất, tố tụng cạnh tranh được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh
Tố tụng cạnh tranh sẽ được áp dụng đối với những vụ việc đáp ứng hai điều kiện cần và đủ sau: Một là, vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh Hai là, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật
Như vậy, vụ việc tuy có dấu hiêu vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật cũng không thuộc vụ việc cạnh tranh Một vụ việc khi hội đủ hai điều kiện nêu trên mới được coi là vụ việc cạnh tranh và mới được giải quyết theo tố tụng cạnh tranh
Thứ hai, tố tụng cạnh tranh áp dụng cho cả hai loại hành vi vi phạm pháp luật
cạnh tranh có bản chất không giống nhau, đó là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành
vi cạnh tranh không lành mạnh
Do bản chất của hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác nhau nên trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hai hành vi này không hoàn toàn giống nhau
Thứ ba, tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp.
Tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp, thông qua hoạt động của thành viên hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần, đó là những người có trình độ chuyên môn cao về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, pháp lý
Thứ tư, tố tụng cạnh tranh được áp dụng không nhất thiết phải dựa vào đơn
khiếu nại của bên có liên quan mà có thể được thực hiện bởi quyết định có tính chất hành chính của cơ quan quản lý cạnh tranh
2 Các quy định về cơ quan tiến hành tố tụng
Khi thảo luận và thông qua Luật Cạnh tranh 2005, các nhà làm luật đã lựa chọn phương án trao thẩm quyền thực thi Luật Cạnh tranh cho hai cơ quan song hành, đó là Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh Phương án này với
hy vọng sẽ tách bạch được hoạt động quản lý hành chính và hoạt động tài phán trong quản lý nhà nước về cạnh tranh
2.1 Cơ quan quản lý cạnh tranh
Trang 3Ở Việt Nam, cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh được thiết chế bao gồm hai
cơ quan độc lập đó là: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh Cơ quan quản lý cạnh tranh được thiết kế với tên gọi Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan trực thuộc Bộ thương mại nay là Bộ công thương
Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản
lý cạnh tranh Hiện nay, trong khi Chính phủ chuẩn bị ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh thì theo các quy định hiện hành của Bộ Công thương,
cơ quan quản lý cạnh tranh – Cục quản lý cạnh tranh là một đơn vị thuộc Bộ Công thương trong việc quản lý hoạt động cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp
Theo khoản 2 Điều 49 Luật Cạnh tranh thì cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ quyền hạn sau:
- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh,
bao gồm kiểm soát quá trình sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp;
- Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế
cạnh tranh và tập trung kinh tế, theo đó cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm xác định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tập trung kinh tế thuộc các trường hợp cho
phép hay không cho phép, trên cơ sở đó đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng của cơ
quan quản lý cạnh tranh Đối với vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh,
cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền điều tra và đưa ra các kết luận, còn thẩm quyền xử lý thuộc Hội đồng cạnh tranh;
- Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp
luật Loại hành vi vi phạm cũng như thẩm quyền, thủ tục xử phạt được Chính phủ quy định chi tiết trong Nghị định liên quan
Khoản 1 Điều 50 Luật cạnh tranh 2004 quy định: Thủ trưởng cơ quan quản lý
cạnh tranh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương
Khoản 2 Điều 50 Luật cạnh tranh quy định: Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện nhiệm
Trang 4vụ , quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật cạnh tranh Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có hai nhóm nhiệm vụ, quyền hạn: Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh và nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể trực tiếp tiến hành tố tụng cạnh tranh
Với tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này, bao gồm: kiểm soát quá trình tập trung kinh tế; thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; xử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Khi thực hiện chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 76 Luật cạnh tranh Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có vai trò rất quan trọng đối với việc chỉ đạo, điều hành cơ quan quản lý cạnh tranh cũng như trong việc thực hiện nhiệm
vụ tố tụng cạnh tranh, đặc biệt là việc điều tra, xử lý, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh
Điều 51 Luật cạnh tranh quy định về Điều tra viên vụ việc cạnh tranh:
1 Điều tra viên vụ việc cạnh tranh (sau đây gọi là điều tra viên) do Bộ trưởng
Bộ Thương mại bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.
2 Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh cụ thể theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.
Điều tra viên là một chức danh tố tụng cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh Điều Luật không quy định việc miễn nhiệm điều tra viên có thể hiểu Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền miễn nhiệm điều tra viên Là một chức danh tố tụng cạnh tranh, điều tra viên có nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh về những quyết định của mình Khi tiến hành tố tụng vụ việc cạnh tranh cụ thể, điều tra viên có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 77, Điều 78 Luật Cạnh tranh
Điều 52 Luật Cạnh tranh quy định tiêu chuẩn điều tra viên: Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên:
Trang 51 Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;
2 Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;
3 Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều này;
4 Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.
Điều luật này quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm điều tra viên, đây được coi là cơ
sở pháp lý quan trọng để cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ nhiệm chức danh điều tra viên một cách khoa học, khách quan, đúng pháp luật, nhằm đáp ứng công tác điều tra vụ việc cạnh tranh
Một người có thể được xem xét bổ nhiệm làm điều tra viên khi đáp ứng đủ các
tiêu chuẩn: Một là, điều tra viên phải có phẩm chất đạo đức tốt , trung thực, khách
quan nhằm đảm bảo việc điều tra vụ việc cạnh tranh một cách vô tư, công bằng, trên
cơ sở pháp luật Hai là, có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính Quy
định này xuất phát từ nội dung điều tra vụ việc cạnh tranh thường liên quan nhiều đến các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, tài chính Do đó, điều tra viên cần có kiến thức,
sự hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực này nhằm bảo đảm tính chính xác khi đưa ra
những nhận định cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh Ba là, điều tra viên phải có
thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực pháp luật, kinh tế, tài chính Điều kiện này nhằm bảo đảm tính thực tiễn, kinh nghiệm của điều
tra viên trong quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh Bốn là, điều tra viên phải
được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra nghĩa là phải qua chương trình đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra và được cấp chứng chỉ
Điều 1 Nghị định 06/2006/NĐ–CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh như sau:
“1 Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ.
Cục Quản lý cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam Competition Administration Department, viết tắt là VCAD.
Trang 62 Cục Quản lý cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật Kinh phí hoạt động của Cục Quản lý cạnh tranh do ngân sách nhà nước cấp”.
Như vậy, VCAD là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công thương trong nhiều lĩnh vực liên quan đến thương mại và quản lý nhà nước về cạnh tranh, chỉ là một trong những lĩnh vực được giao
Về nhiệm vụ, quyền hạn, Điều 2 – Nghị định số 06/NĐ–CP/2006 giao cho VCAD thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể gồm mười bốn đầu mối công việc thường xuyên và các công việc khác do Bộ trưởng Bộ Công thương giao Trong lĩnh vực cạnh tranh, VCAD có những quyền và nghĩa vụ sau:
- Thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức điều tra, xử lý đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
- Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các quy định của pháp luật để trình Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ trướng Chính phủ quyết định;
- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế;
- Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp miễn trừ
Để thực thi các nhiệm vụ nói trên, VCAD có cơ cấu tổ chức và bộ máy giúp việc được quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định số 06/ 2006/ NĐ – CP gồm:
Về lãnh đạo Cục, VCAD có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng Cục trưởng VCAD do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương Cục trưởng VCAD chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công thương về toàn bộ hoạt động của VCAD
Trang 7Các Phó Cục trưởng, lãnh đạo Văn phòng đại diện của Cục do Bộ trưởng Bộ Công thương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công
Về Cơ cấu tổ chức: Bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh: Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ban Giám sát và quản lý cạnh tranh, Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, Ban Hợp tác quốc tế, Văn phòng
Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh: Trung tâm thông tin, Trung tâm đào tạo điều tra viên
Các đơn vị khác trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh, bao gồm: Văn phòng đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh tại Đà Nẵng, Văn phòng đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
Việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể của các đơn vị thuộc Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thương mại
Các Văn phòng đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh có con dấu riêng và được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật
Như vậy, qua các quy định trên cho thấy tính chuyên trách và mức độ chuyên nghiệp của VCAD là rất cao VCAD là một đơn vị trực thuộc Bộ Công thương, Cục trưởng VCAD có toàn quyền trong việc chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng Bộ Công thương trong mọi hoạt động của các thành viên trong bộ máy VCAD để thực thi nhiệm vụ, từ cơ sở vật chất, tài chính, quản lý cán bộ, công chức,
bộ máy giúp việc…Ngoài ra, các thành viên VCAD đều là những cán bộ, công chức làm việc chuyên trách
2.2 Hội đồng cạnh tranh.
Hội đồng cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam Competition Council, viết tắt là VCC Hội đồng cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật Kinh phí hoạt động của Hội đồng cạnh tranh do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí theo dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công thương
Trang 8Điều 53 Luật Cạnh tranh quy định: “Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập” Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương Thủ tướng Chính phủ cũng bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng cạnh tranh trong số thành viên của Hội đồng cạnh tranh trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương Nhiệm kỳ của các thành viên là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại
Như vậy, khác với cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh của Việt Nam với tư cách là cơ quan độc lập với cơ quan quản lý cạnh tranh, thuộc hệ thống
cơ quan hành pháp, trực thuộc Chính phủ và là cơ quan có vị trí tương đối độc lập trong mối quan hệ với Bộ Công thương nhằm mục đích tạo ra sự độc lập trong việc xem xét, giải quyết các vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh – vốn được coi là loại việc phức tạp trong lĩnh vực này
Nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng cạnh tranh là tổ chức xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Mặc dù có sự phân biệt trách nhiệm giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh, song hai cơ quan này có mối quan hệ hữu cơ Việc điều tra của
cơ quan quản lý cạnh tranh về các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh là cơ sở pháp lý quan trọng để Hội đồng cạnh tranh có thể xử lý theo Luật định
Điều 54 Luật Cạnh tranh 2004 quy định về Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh: Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên của Hội đồng cạnh tranh trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương Tương tự như Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có hai nhóm nhiệm
vụ, quyền hạn: Nhóm nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là người đứng đầu Hội đồng cạnh tranh và nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể trực tiếp tiến hành tố tụng cạnh tranh
Với tư cách là người đứng đầu Hội đồng cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của Hội đồng cạnh tranh nhằm xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật
Trang 9Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có trách nhiệm thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đối với từng vụ việc cụ thể gồm năm thành viên Chủ tọa phiên điều trần
để giải quyết vụ việc cạnh tranh cũng do Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định
Khi thực hiện chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 79 Luật Cạnh tranh
Điều 55 Luật Cạnh tranh quy định về tiêu chuẩn thành viên Hội đồng cạnh tranh: Hoạt động của thành viên hội đồng cạnh tranh mang tính tài phán, liên quan đến lĩnh vực còn mới mẻ và phức tạp, bởi vậy pháp luật luôn đặt ra tiêu chuẩn của thành viên hội đồng cạnh tranh cao hơn đối với tiêu chuẩn của điều tra viên về thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực luật hoặc kinh tế, tài chính Người có đủ tiêu chuẩn sau đây
có thể được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng cạnh tranh: Một là, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm
bảo đảm việc xử lý các vụ việc cạnh tranh theo Luật định và giải quyết các khiếu nại
được vô tư, công bằng, trên cơ sở pháp luật Hai là, có trình độ cử nhâ luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính, thành viên Hội đồng cạnh tranh cần có kiến thức, hiểu biết
sâu sắc về các lĩnh vực này nhằm bảo đảm tính chính xác khi thực hiện nhiệm vụ của
mình Ba là, có thời gian công tác thực tế ít nhất là chín năm thuộc một trong các lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính nhằm bảo đảm kinh nghiệm làm việc thực tế để có thể
xử lý tốt các công việc theo quy định của pháp luật Thời gian kinh nghiệm công tác của các thành viên Hội đồng cạnh tranh dài hơn so với thời gian kinh nghiệm của điều tra viên cơ quan quản lý cạnh tranh xuất phát từ tính chất phức tạp trong việc xử
lý, xử phạt các hành vi hạn chế cạnh tranh và giải quyết khiếu nại theo quy định của
Luật Cạnh tranh Bốn là, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, điều kiện này
nhằm tạo sự linh hoạt cho cơ quan có thẩm quyền trong việc quyết định bổ nhiệm thành viên Hội đồng cạnh tranh Một cá nhân đáp ứng ba điều kiện nêu trên, song cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét, cân nhắc khả năng đáp ứng công việc được giao
để quyết định bổ nhiệm
Nghị định số 05/ 2006 NĐ – CP ngày 09/01/ 2006 quy định về việc thành lập
và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hội đồng cạnh
tranh cũng đã quy định: “Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập”.
Chức năng của hội đồng cạnh tranh là cơ quan có chức năng xem xét, xử lý đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh Quyết định của hội đồng cạnh tranh được
Trang 10thực hiện ở giai đoạn cuối của vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh Hoạt động của hội đồng cạnh tranh được thực hiện trên cơ sở kết quả điều tra của các
“điều tra viên” về những hành vi hạn chế cạnh tranh Tuy được xếp vào hệ thống cơ quan hành pháp song hoạt động của hội đồng cạnh tranh lại mạng tính chất của cơ quan tài phán do hội đủ những yếu tố cần thiết, như: áp dụng pháp luật để ra phán quyết; thủ tục xử lý mang tính chất tranh tụng; quyết định của hội đồng cạnh tranh chỉ bị xét lại bởi hệ thống tòa án
Là cơ quan hành pháp nhưng hội đồng cạnh tranh lại được tổ chức, xử lý theo chế độ tập thể chứ không theo chế độ thủ trưởng như các cơ quan hành pháp khác Theo pháp luật hiện hành, Chủ tịch hội đồng cạnh tranh sẽ chọn ít nhất 5 thành viên (trong số thành viên hội đồng cạnh tranh) tham gia Hội đồng xử lý một vụ việc cạnh tranh Hội đồng xử lý một vụ việc cạnh tranh sẽ quyết định vụ việc theo nguyên tắc biểu quyết đa số
Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng cạnh tranh:
* Về cơ cấu tổ chức (Điều 4 Nghị định số 05/ 2006):
- Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại Thành viên Hội đồng cạnh tranh phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 55 Luật Cạnh tranh Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng cạnh tranh là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại
- Giúp việc cho Hội đồng cạnh tranh có Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định
- Hội đồng cạnh tranh chịu trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Thương mại phê duyệt
* Hội đồng cạnh tranh có các nhiệm vụ và quyền hạn (Điều 3 Nghị định số 05/ 2006) sau đây: Tổ chức xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật; Thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh
để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể; Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hành chính sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật; Giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy