bài làm theo Các nghị định mới và quyết định mới Nghị định của Chính phủ số 072015NĐCP ngày 09012006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh Nghị định của Chính phủ số 062006NĐCP ngày 09012006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lí cạnh tranh. Quyết định 848QĐBCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Cục Quản lý cạnh tranh Quyết định 7389QĐBCT Về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng cạnh tranh Tài liệu tham khảo, chú thích đầy đủ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1. Khái quát về tố tụng cạnh tranh 1
1.1. Khái niệm của tố tụng cạnh tranh 1
1.1.1 Định nghĩa 1
1.1.2 Đặc điểm 2
1.2 Các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng cạnh tranh 2
2. Quy định của Luật cạnh tranh 2004 về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh 3
2.1 Cơ quan quản lí cạnh tranh 3
2.2 Hội đồng cạnh tranh 6
3. Bất cập và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật cạnh tranh về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh 11
3.1 Những bất cấp còn tồn tại trong các quy định của pháp luật về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh 11 3.2. Giải pháp hoàn thiện 14
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 2MỞ ĐẦU
Pháp luật cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế, duy trì và bảo vệ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, cho phép các thực thể kinh tế có cơ hội bình đẳng cạnh tranh cũng như tiếp cận thị trường… Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh là một trong những cơ quan ra đời nhằm thực thi Luật cạnh tranh một cách hiệu quả Kể từ khi được thành lập đến nay, cơ quan này đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, từ những nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự; tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh;… Bên cạnh những thành quả đạt được, cũng có nhiều ý kiến cho rằng mô hình, vị trí pháp lí, chức năng nhiệm vụ của cơ quan này còn nhiều vấn đề bất cập Trong bối cảnh đó,
em đã lựa chọn đề tài số 8 : “Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh theo Luật
cạnh tranh 2004” làm đề tài để phân tích.
NỘI DUNG
1 Khái quát về tố tụng cạnh tranh.
1.1 Khái niệm của tố tụng cạnh tranh.
1.1.1 Định nghĩa.
Tố tụng cạnh tranh là thuật ngữ mới xuất hiện trong đời sống pháp lí ở Việt Nam trong những năm gần đây và chính thức được sử dụng trong Luật cạnh tranh
Tố tụng cạnh tranh thực chất bao gồm thẩm quyền và thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, đó là một trong các nội dung cơ bản và quan trọng của pháp luật cạnh tranh ở các quốc gia trên thế giới
Trang 3Theo khoản 9 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 thì Tố tụng cạnh tranh là hoạt động
của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh.
1.1.2 Đặc điểm.
Thứ nhất, tố tụng cạnh tranh được áp dụng để giải quyết vụ việc cạnh tranh.
Theo Luật cạnh tranh, vụ việc cạnh tranh là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật này bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, xử lí theo quy định của pháp luật (khoản 8 Điều 3)
Thứ hai, tố tụng cạnh tranh áp dụng cho cả hai loại hành vi vi phạm pháp luật
cạnh tranh có bản chất không giống nhau, đó là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành
vi cạnh tranh không lành mạnh
Thứ ba, tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi các cơ quan hành pháp, thông
qua hoạt động của thành viên hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lí cạnh tranh, điều tra viên và thư kí phiên điều trần, đó là những người có trình độ chuyên môn cao về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, pháp lí
Thứ tư, tố tụng cạnh tranh được áp dụng không nhất thiết phải dựa vào đơn
khiếu nại của bên có liên quan mà có thể được thực hiện bằng quyết định có tính chất hành chính của cơ quan quản lý cạnh tranh
1.2 Các chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng cạnh tranh.
Chủ thể tiến hành và tham gia tố tụng cạnh tranh là những tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tiến hành hoặc tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc cạnh tranh, bao gồm: Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh; người tiến hành tố tụng cạnh tranh; người tham gia tố tụng cạnh tranh
Trang 4Khác với tố tụng trong các lĩnh vực khác, việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực cạnh tranh được thực hiện thông qua các cơ quan hành chính mà không phải là cơ quan tư pháp như tòa án Cụ thể:
Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, gồm: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh
Người tiến hành tố tụng cạnh tranh, gồm: Thành viên hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều trần
Người tham gia tố tụng cạnh tranh, gồm: Bên khiếu nại, bên bị điều tra, luật sư; người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan
2 Quy định của Luật cạnh tranh 2004 về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh.
2.1 Cơ quan quản lí cạnh tranh.
- Vị trí của cơ quan quản lí cạnh tranh.
Gắn liền với quá trình hình thành pháp luật cạnh tranh Việt Nam, cơ quan quản
lý cạnh tranh cũng được ra đời trên tinh thần xây dựng và bảo vệ các thiết chế kinh
tế, thúc đẩy giám sát các hoạt động kinh tế để tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng
Cơ quan quản lý cạnh tranh còn có tên gọi khác là Cục quản lý cạnh tranh – là
cơ quan trực thuộc Bộ công thương Cục Quản lý cạnh tranh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước
Trang 5Cục Quản lý cạnh tranh có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Vietnam Competition Authority (viết tắt là VCA)
Trang 6- Cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý cạnh tranh 1
Cục quản lí cạnh tranh của Việt Nam có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, được mở các văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố khác theo quyết định của Bộ trưởng
Bộ công thương Cục trưởng Cục quản lí cạnh tranh và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công Với chức danh Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm, Cục Cục quản lí cạnh tranh có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục quản lí cạnh tranh chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ công thương về toàn bộ hoạt động của Cục quản lí cạnh tranh Các Phó Cục trưởng, lãnh đạo Văn phòng đại diện của Cục do Bộ trưởng Bộ công thương bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của quản lí cạnh tranh dường như có một vị trí pháp lí cao hơn một cơ quan cấp cục bình thường trực thuộc Bộ, nhưng vẫn là cơ quan nằm dưới sự lãnh đạo của Bộ công thương
Theo quy định tại Nghị định 06/2006/NĐ-CP thì bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục quản lí cạnh tranh gồm các ban: Ban điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh; Ban giám sát và quản lí cạnh tranh; Ban điều tra và xử lí các hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Ban bảo vệ người tiêu dùng; Ban xử lí chống bán phá giá, chống trợ cấp
và tự vệ; Ban hợp tác quốc tế; Văn phòng;…
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lí cạnh tranh.
Theo khoản 2 Điều 49 Luật cạnh tranh 2004, cơ quan quản lý cạnh tranh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật cạnh tranh;
- Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
1 Xem các Điều 3,4,5 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP.
Trang 7- Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh1;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Để cụ thể hóa các quy định của Luật cạnh tranh về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh, Điều 1, 2 Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 và Điều 2 quyết định Số: 848/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu của Cục Quản lý cạnh tranh được ban hành quy định rất rõ ràng và cụ thể về vấn đề này
Ngoài các nhiệm vụ quyền hạn đã liệt kê, cục quản lý cạnh tranh còn có thẩm quyền tổ chức điều tra, xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo quy định của pháp luật; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp miễn trừ.2
Như vậy, thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh được tập trung chủ yếu ở nhiệm vụ điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh
và cạnh tranh không lành mạnh Ngoài ra, cơ quan quản lý cạnh tranh cũng có thẩm quyền xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh Đây là điểm đặc thù của pháp luật tố tụng cạnh tranh Việt Nam so với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới Hành vi cạnh tranh không lành mạnh với bản chất là nhằm vào (xâm hại) các đối thủ cạnh tranh cụ thể (lợi ích tư cần được bảo vệ) Bởi vậy, các chế tài được đặt ra đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh thưởng là đình chủ hành vi và bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra cho các đối thủ cạnh tranh
1 Nhiệm vụ này được cụ thể hóa tại Nghị định của Chính phủ số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
2 Điểm b,đ Khoản 4 Điều 2 Quyết định số 848/QĐ-BCT
Trang 8cụ thể3 Theo pháp luật Việt Nam, thiệt hại của các đối thủ cạnh tranh do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra được xem xét bồi thường trong vụ kiện riêng theo thủ tục tố tụng dân sự
2.2 Hội đồng cạnh tranh.
- Vị trí của Hội đồng cạnh tranh.
Hội đồng Cạnh tranh là một cơ quan thuộc hệ thống hành pháp, có từ 11 đến 15 thành viên, bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Điều 1 Nghị định 07/2015/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của hội đồng cạnh tranh quy định: “Hội đồng Cạnh tranh là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập do Chính phủ thành lập, có chức năng tổ chức
xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.”
Sự khẳng định này đã làm rõ các nội dung sau:
Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước chứ không phải là Hội đồng tư vấn Hội đồng cạnh tranh là cơ quan xử lý kết quả điều tra của cơ quan quản lý cạnh tranh về các vụ việc hạn chế cạnh tranh Quyết định của Hội đồng cạnh tranh có giá trị bắt buộc thi hành và được đảm bảo thực hiện bởi quyền lực nhà nước
3 Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nôi, Giáo trình Luật thương mại (tập 1), Nxb CAND,2006, tr 369; Trường Đại học Ngoại thương, Giáo trình Luật cạnh tranh, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.159.
Trang 9Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp có chức năng xử lý
vụ việc về cạnh tranh Có thể chứng minh kết luận trên bằng những cơ sở sau: một
là, thủ tục tố tụng mang tính tranh tụng thông qua phiên điều trần để các bên liên quan có cơ hội được trình bày quan điểm và trao đổi trực tiếp với các bên tham gia
tố tụng khác và cơ quan tiến hành tố tụng; hai là, việc tiến hành xử lý vụ việc được thực hiện theo một trình tự tố tụng chặt chẽ, rõ ràng và mang tính tài phán chứ không chỉ là xử lý hành chính thông thường theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính; ba là, khi quyết định xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong các vụ việc về cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh làm việc theo chế độ tập thể; bốn là, quyết định của Hội đồng cạnh tranh không thể bị khiếu nại trong hệ thống cơ quan hành chính mà phải khởi kiện ra tòa án,
- Chức năng của hội đồng cạnh tranh.
Hội đồng cạnh tranh là cơ quan có chức năng xem xét, xử lý đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh Quyết định của hội đồng cạnh tranh được thể hiện ở giai đoạn cuối của vụ việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh Hoạt động của hội đồng cạnh tranh được thực hiện trên cơ sở kết quả điều tra của cấc “điều tra viên” về những hành vi hạn chế cạnh tranh Tuy được xếp vào hệ thống cơ quan hành pháp song hoạt động của hội đồng cạnh tranh lại mang tính chất của cơ quan tài phán do hội đủ những yếu tố thiết như: áp dụng pháp luật để ra pháp quyết, thủ tục xử lý mang tính chất tranh tụng, quyết định của hội đồng cạnh tranh chỉ bị xét lại bởi hệ thống tòa án
Là cơ quan hành pháp nhưng hoạt động của hội đồng cạnh tranh lại được sử lý theo chế độ tập thể chứ không theo chế độ thủ trưởng như các cơ quan hành pháp khác Theo pháp luật hiện hành, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh ban hành Quyết định về việc thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
Trang 10tranh gồm ít nhất năm thành viên của Hội đồng Cạnh tranh, trong đó có một thành viên làm Chủ tọa Phiên điều trần để giải quyết một vụ việc cạnh tranh cụ thể Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ quyết định vụ việc theo nguyên tắc đa số1
- Nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng cạnh tranh.
Theo Nghị định 07/2015/NĐ-CP, Hội đồng Cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử
lý, giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh: Tổ chức tiếp nhận Báo cáo điều tra và Hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 93 Luật Cạnh tranh; xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại Điều 119 Luật Cạnh tranh; yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
Bên cạnh đó, Hội đồng Cạnh tranh còn có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật cạnh tranh; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định khác của Hội đồng Cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tọa Phiên điều trần theo trình tự, thủ tục của pháp luật khiếu nại
Hội đồng Cạnh tranh tham gia tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật tố tụng hành chính
Như vậy, Hội đồng cạnh tranh là một tổ chức mang tính tập thể, theo đúng nghĩa Hội đồng Những công việc nghiệp vụ của Hội đồng được thực hiện cụ thể tại các Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh do do Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập cho từng vụ việc Những hoạt động chính thức của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được tiến hành tại các phiên điều trần, với sự tham gia của những người
1 Xem khoản 2 Điều 80 Luật cạnh tranh.
Trang 11tham gia tố tụng Cách thức tổ chức và hoạt động của Hội đồng cạnh tranh như vậy
có thể so sánh với tổ chức và hoạt động của tòa chuyên trách tại cơ quan Tòa án Tuy nhiên, đối tượng xem xét, quyết định của Hội đồng cạnh tranh chỉ là những hành vi hạn chế cạnh tranh và trên thực tế, chỉ là công việc cuối cùng của một vụ việc liên quan đến hạn chế cạnh tranh Bởi lẽ, Hội đồng cạnh tranh chỉ hoạt động trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá và xem xét của điều tra viên về những hành
vi hạn chế cạnh tranh do Cơ quan quản lý cạnh trnah gửi đến
- Cơ cấu tổ chức của hội đồng cạnh tranh.
Hội đồng cạnh tranh gồm từ 11 đến 15 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ
thành viên Hội đồng cạnh tranh là 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại Hội đồng canh tranh chịu trách nhiệm xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Công thương phê duyệt
Hoạt động của thành viên Hội đồng cạnh tranh mang tính tài phán, liên quan đến lĩnh vực còn mới mẻ và phức tạp; bởi vậy, pháp luật luôn đặt ra tiêu chuẩn của thành viên hội đồng cạnh tranh cao hơn tiêu chuẩn đối điều tra viên về thời gian cộng tác thực tế trong lĩnh vực luật hoặc kinh tế, tài chính
Theo Điều 55 Luật cạnh tranh, thành việc Hội đồng cạnh tranh phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;
- Có thời gian công tác thực tế ít nhất là 9 năm thuộc một trong các lĩnh vực luật, kinh tế, tài chính;
1 Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Hội đồng cạnh tranh hiện nay gồm có 15 thành viên, trong
đó có Chủ tịch và có không quá 3 Phó chủ tịch, Thành viên Hội đồng Cạnh tranh làm việc kiêm nhiệm hoặc chuyên trách theo quyết định bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ