1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh theo luật cạnh tranh 2004

12 1,1K 7
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Trang 1

I Khái quát về tố tụng cạnh tranh : 1 Khái niệm tỖ tụng cạnh tranh:

Tố tụng cạnh tranh là hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục giải quyết, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật

Tố tụng cạnh tranh tiến hành theo thủ tục hành chính có những điểm khác với thủ tục tư pháp tại Tòa án và hiện hành được quy định trong Nghị định số

116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chỉ tiết thi hành một số

điều của Luật Cạnh tranh Việc giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 09 năm 2005 quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh)

2 Các chú thế tham gia tố tụng cạnh tranh:

ð Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh

Người tiến hành tố tụng cạnh tranh, bao gồm: Thành viên hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, điều tra viên và thư ký phiên điều

trần

ê Người tham gia tố tụng cạnh tranh bao gồm: Bên khiếu nại, bên bị điều tra, Luật sư; người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

II Cơ quan tiến hành tố tung canh tranh: 1 Cơ quan quản lí cạnh tranh:

Luật cạnh tranh quy định về cơ quan quản lí cạnh tranh như sau: “Điều 49 Cơ quan Quản lý cạnh tranh

Trang 2

2 Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này b Thụ lý hô sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng

Bộ thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

c Điêu tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vì cạnh tranh không lành mạnh

ä_ Xử lÿ, xử phạt hành vì cạnh tranh không lành mạnh e Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật ”

Từ quy định trên đây, Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp mà cụ thể là thuộc Bộ Thương mại (nay

là Bộ Công thương) Có thế khắng định điều này bởi vì điều 7 Luật cạnh tranh

đã quy định:

“Điều 7: Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh: 1 Chính phủ thống nhất Nhà nước quản lý về cạnh tranh

2 Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh”

Trong khi đó, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh là do Bộ trưởng Bộ

thương mại (nay là Bộ công thương) để Thủ tướng Chính phú bổ nhiệm, miễn

nhiệm Hơn nữa ở các quy định liên quan đến thủ tục thực hiện miễn trừ, cơ quan quản lý cạnh tranh có vai trò như một cơ quan tham mưu, thay mặt cho Bộ thương mại (nay là bộ công thương) đứng ra thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến (để Bộ trưởng Bộ thương mại quyết định hoặc Bộ trưởng Bộ thương mại( nay là Bộ ông thương) trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

Trang 3

trưởng quy định còn với cơ quan cấp Tổng cục thì chức năng, nhiệm vụ là do Thủ tướng chính phủ quy định

Xét về chức năng, theo quy định tại Điều 49 Luật cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam vừa là cơ quan điều tra vừa là cơ quan xử lý vừa là cơ quan hành chính

ð Tính chất cơ quan điều tra thể hiện qua nhiệm vụ sau đây: - Diéu tra cdc hanh vi hạn chế cạnh tranh

- Piéu tra các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

ð Tính chất cơ quan xử lý thể hiện qua quyền hạn được trực tiếp xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

è Tính chất cơ quan hành chính thế hiện qua nhiệm vụ quyền hạn kiếm soát quá trình tập trung kinh tế và thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ thương mại quyết định hoặc Bộ trưởng Bộ thương mại( nay là Bộ trưởng Bộ Công thương) trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này

W Điều tra viên vụ việc cạnh tranh do Bộ trưởng bộ thương mại bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và điều tra viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 52 Luật cạnh tranh, đó là

“Người có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên: 1 Có phẩm chất đạo đức tối, trung thực, khách quan;

2 Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính

3 Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực quy định tại khoản 2 Diéu nay;

4 Được đào tạo, bôi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vu điều tra.”

Trang 4

2 Hội dồng cạnh tranh:

Theo quy định của Luật Cạnh tranh, đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh( cơ quan quản lý cạnh tranh) chỉ đảm nhận vai trò

điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan đến một vụ việc, còn việc

xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ việc cạnh tranh thì do Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh) đảm nhận Luật cạnh tranh quy định về Hội đồng cạnh tranh như sau:

Y Theo quy định tại Điều 53 Luật cạnh tranh có thể thấy Hội đồng cạnh tranh là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp Luật cạnh tranh khẳng định Hội đồng cạnh tranh là cơ quan có vị trí độc lập tương đối trong mối quan hệ với Bộ thương mại (nay là Bộ Công thương) Có thé thấy điều này qua cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh quy định tại mục 7 Chướng V Luật cạnh tranh (Điều 107, 115) Như vậy, Luật cạnh tranh quy định Bộ thương mai( nay là Bộ công thương) là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, các thành viên hội đồng

cạnh tranh đo Bộ trưởng Bộ thương mại đề nghị Thủ tướng chính phủ bổ nhiệm

nhưng Bộ trưởng Bộ thương mại ( nay là Bộ công thương) lại không có quyền giải quyêt các khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng cạnh tranh theo nguyên tắc “ việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính trước hết phải do cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp xử lý” quy định tại Luật khiếu nại tố cáo Nói cách khác, quyết định giải quyết khiếu nại của hội đồng cạnh tranh là quyết định chung thâm trong hệ thống cơ quan hành chính vì sau khi Hội đồng cạnh tranh giải quyết khiếu nại mà các bên vẫn không đồng ý thì các bên phải kiện ra Tòa

Hội đồng cạnh tranh có từ 11 đến 15 thành viên do thủ tướng chính phủ

bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ thương mại

Trang 5

Ban thư kí hoạt động thường xuyên Hội đồng cạnh tranh chỉ giải quyết các việc liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, mà không giải quyết các vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh Hoạt động nghiệp vụ: được thực hiện thông qua hoạt động của hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh Khi có vụ việc thì chủ tịch hội đồng cạnh ttranh sẽ thành lập một hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh ( theo vụ việc)

¥ Vi tri cua H6i dong canh tranh:

Điều 2 Nghị định 05/2006/NĐ-CP quy định hội đồng cạnh tranh là cơ

quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh Sự khang định nay đã làm rõ các nội dung sau:

ð Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước chứ không phải là Hội đồng tư vấn Đây là cơ sở quan trọng đề phân biệt Hội đồng cạnh tranh với Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong giao thương quốc tế (gọi tắt là Hội đồng xử lý) Theo Nghị định

04/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006, Hội đồng xử lý chỉ có chức năng tư vấn cho

Bộ trưởng Bộ Công thương trong việc xử lý các vụ việc về chóng bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ Trong khi đó, Hội đồng cạnh tranh là cơ quan xử lý kết quả điều tra của cơ quan quản lý cạnh tranh về các vụ việc hạn chế cạnh tranh Quyết định của Hội đồng cạnh tranh có giá trị bắt buộc thi hành và được đảm

bảo thực hiện bởi quyền lực nhànước

Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp có chức năng xử lý vụ việc về cạnh tranh Luật Cạnh tranh và Nghị định 05/2006/NĐ-CP không khắng định rõ ràng về bản chất lưỡng tính của Hội đồng cạnh tranh, song nếu dựa vào quy trình tố tụng cạnh tranh mà cơ quan này thực hiện trong việc xử lý vụ việc cạnh tranh, có thể thấy rõ tính chất tài phán của nó Có thể chứng minh kết luận trên bằng những cơ sở sau: một là, thủ tục tố tụng mang tính tranh tụng thông qua phiên điều trần để các bên liên quan có cơ hội được trình bày quan điểm và trao đổi trực tiếp với các bên tham gia tố tụng khác và cơ quan tiến hành tố tụng; hai là, việc tiến hành xử lý vụ việc được thực hiện theo một trình tự tố tụng chặt chẽ, rõ ràng và mang tính tài phán chứ không chỉ là xử lý hành chính thông thường theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính; ba là, khi quyết định xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh trong các vụ việc về cạnh tranh, Hội

Trang 6

cạnh tranh không thé bị khiếu nại trong hệ thống cơ quan hành chính mà phải khởi kiện ra tòa án

® Chức năng của Hội đồng cạnh tranh:

Theo quy định tại Điều 53 Luật Cạnh tranh (2004), Hội đồng cạnh tranh của Việt Nam là một cơ quan chuyên xử lý — “xét xử hành chính” đối với các vụ việc hạn chế cạnh tranh Nói một cách khác, Hội đồng cạnh tranh là một loại cơ quan tài phán vì có đầy đủ những yếu tố cần thiết sau đây:

Áp dụng pháp luật để ra phán quyết; Š Thủ tục xử lý mang tính tranh tụng;

ð Quyết định của Hội đồng cạnh tranh chỉ bị xét lại bởi hệ thống Tòa án

Tuy nhiên, khác với các cơ quan xử lý hành chính hiện có trong bộ máy nhà nước, Hội đồng cạnh tranh tổ chức xử lý theo chế độ tập thể chứ không theo chế độ thủ trưởng Cụ thể, trong số 11 đến 15 thành viên của Hội đồng cạnh tranh,Chủ tịch Hội đồng sẽ lựa chọn ít nhất 05 người đề tham gia xử lý một vụ việc cụ thé Hội đồng xử lý nay sẽ quyết định vụ việc theo nguyên tắc biểu quyết đa số

¥ Tham quyền của Hội đông cạnh tranh:

Theo Nghị định số 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của Luật Cạnh tranh Các nhà làm luật Việt Nam đã lựa chọn mô hình hệ thống gồm hai cơ quan có thâm quyền thực thi luật cạnh tranh và việc phân chia thầm quyền là tư tưởng căn bản trong việc thực thi luật cạnh tranh Điều đó đương nhiên sẽ giới hạn thâm quyền của các cơ quan trong hệ thống thi hành pháp luật theo chiều hướng phân công và chuyên môn hóa khi xử lý vụ việc cạnh tranh Theo Luật Cạnh tranh, thâm quyền của Hội đồng cạnh tranh được giới hạn bởi những nội dung sau:

Tổ chức xử lý và giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật; Việc tổ chức xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh được thực hiện

Trang 7

dựa trên kết quả điều tra của cơ quan quản lý cạnh tranh Nói cách khác, Hội đồng cạnh tranh không có chức năng điều tra vụ việc cạnh tranh; Hội đồng cạnh tranh không giải quyết triệt để mọi vấn đề đặt ra từ vụ việc cạnh tranh Theo Luật Cạnh tranh, thủ tục tố tụng cạnh tranh được tiến hành để Hội đồng cạnh tranh xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh chứ không giải quyết yêu cầu về bồi thường thiệt hại;

Về mặt tô chức, Hội đồng cạnh tranh không trực tiếp xử lý một vụ việc cạnh tranh cụ thẻ mà thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để giải quyết

Tòa án có thể can thiệp vào quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh Sau khi Hội đồng cạnh tranh giải quyết khiếu nại mà các bên vẫn không đồng ý thì phát sinh quyền khởi kiện ra tòa án

Sự phân chia và giới hạn thâm quyền nói trên giữa hai cơ quan thi hành Luật Cạnh tranh cho thấy vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh được xử lý với thủ tục chặt chẽ, phức tạp hơn so với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh Tính phức tạp thể hiện ở vai trò của Hội đồng cạnh tranh trong giai đoạn xử lý vụ việc, theo đó: a Một khi vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh đã chuyền qua giai đoạn điều tra chính thức thì chỉ có thể bị đình chỉ hoặc được giải quyết bằng

một quyết định xử lý của Hội đồng cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ phải thực hiện cho trọn chức trách điều tra và chuyên kết quả cho Hội đồng cạnh tranh xử lý; b Vụ việc sẽ được giải quyết bằng một hội đồng xử lý cụ thể làm việc theo chế độ tập thể thay vì chế độ thủ trưởng của cơ quan quản lý cạnh tranh như trong vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh Điều này còn cho thấy

thái độ của pháp luật và Nhà nước đối với hành vi hạn chế cạnh tranh Dường

như Nhà nước đã mạnh tay bằng các biện pháp mang tính quyền lực công như biện pháp buộc cơ cấu lại đoanh nghiệp; tuyên bố vô hiệu hợp đồng để đối trọng và kiểm soát quyền lực thị trường

Do tính chất phức tạp và nhạy cảm của các vụ việc cạnh tranh nên yêu cầu

về tính chính xác, khách quan của việc xử lý luôn được đặt lên hàng đầu đối với

các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh Các vụ việc cạnh tranh luôn gắn liền với các vấn đề về tự do và bình đẳng trong kinh doanh, đòi hỏi những người có thâm quyền giải quyết vụ việc phải có những hiểu biết nhất định về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, pháp luật Vì lẽ Ấy, Điều 55 Luật Cạnh tranh quy định thành viên Hội đồng cạnh tranh phải có đủ các tiêu chuẩn sau: “a Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tỉnh thân bảo vệ pháp chế xã hội chủ

Trang 8

nghĩa; b có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; c Có thời gian công tác thực tế ít nhất là 9 năm thuộc một trong các lĩnh vực nói trên; d Có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao ”

Ngoài ra, các nhà làm luật của Việt Nam và của các nước cũng rất quan tâm đến việc xây dựng cơ chế thẩm tra lại việc xử lý vụ việc cạnh tranh Luật Cạnh tranh quy định cơ chế khiếu nại theo thủ tục hành chính và khởi kiện theo thủ tục tư pháp đối với việc xử lý vụ việc cạnh tranh Theo đó, Hội đồng cạnh tranh không trực tiếp ra quyết định xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh

Cơ quan này sẽ thành lập ra hội đồng xử lý vụ việc đề giải quyết một vụ việc cụ

thể Sau đó, khi có khiếu nại của các bên đương sự, Hội đồng cạnh tranh sẽ giải quyết khiếu nại đó đề kiểm tra kết quả xử lý vụ việc của hội đồng xử lý Sau khi Hội đồng cạnh tranh đã giải quyết khiếu nại, các bên liên quan có quyền khởi

kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định

giải quyết khiếu nại ra tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Như vậy, khi quyết định của Hội đồng cạnh tranh bị khởi kiện thì tòa án nhân

dân của tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có thể thụ lý, giải quyết Điều này một mặt đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung pháp luật về tổ chức tòa án nhân dân cho phù hợp với Luật Cạnh tranh, trong đó phải phân chia thâm quyền cho tòa án của từng tỉnh thành một cách hợp lý Mặt khác, với tình trạng

của tòa án nhân dân hiện nay không thể không lo ngại về hiệu quả giải quyết các

Trang 9

II Những bắt cập trong tổ chức và hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh Việt Nam:

3.1 Cơ quan quản lý cạnh tranh:

Y Trong điều kiện mới được thành lập chưa lâu, số lượng chuyên gia cạnh tranh còn ít thì việc đào tạo, bồi dưỡng điều tra viên, chuyên gia, chỉ mới đáp ứng được nhu cầu trước mắt và chất lượng vẫn còn hạn chế Số lượng các điều tra viên của Cục chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng

Qua gần 5 năm hoạt động, Cục quản lý cạnh tranh vẫn chưa có nhiều động thái nhằm thể hiện vai trò của mình trong đời sống xã hội và chức năng chuyên biệt của nó trong hệ thống cơ quan nhà nước Theo một khảo sát gần đây của Cục Quản lý cạnh tranh được thực hiện từ 01/11/2008 đến 31/12/2008 cho thấy hiểu biết của cộng đồng đối với Luật Cạnh tranh dừng lại ở mức “biết Luật Cạnh tranh mới ra đời” và nhận thức về cơ quan quản lý cạnh tranh cũng không khả quan hơn Điều này xuất phát từ nguyên do kết quả hoạt động của Cục Quản ly cạnh tranh chưa tạo được con số ấn tượng

Hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh được quy định “ôm đồm” quá nhiều chức năng, từ điều tra xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng đến quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế Có một thực tế là không một cơ quan quản lý cạnh tranh nào trên thế giới được quy định nhiều chức năng, đặc biệt là bao gồm cả các chức năng thực thi pháp luật về các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế như Việt Nam.Điều này đã dẫn đến tình trạng quá tải cho hoạt động của Cục quản lý cạnh tranh trong thời gian qua

3.2 Hội đồng cạnh tranh:

Tuy mới thành lập và trong điều kiện khó khăn nhất định nhưng thời gian qua, Hội đồng cạnh tranh đã có những có gắng trong việc hoàn thiện bộ máy về nhân sự, cơ sở vật chất cũng như các công tác về nghiệp vụ khác đề chuẩn bị cho Hội đồng cạnh tranh đi vào hoạt động Bên cạnh đó Hội đồng cạnh tranh cũng đã có những động thái tích cực trong việc phát triển quan hệ quốc tế, quan hệ công chúng, góp phần nâng cao vi thế, hình ảnh và sự hiện điện của Hội đồng cạnh tranh Việt Nam ở trong nước và quốc tế như tham dự các Hội tháo, diễn đàn, các khóa học, các chuyến tham quan, thực tập, ở các nước trên thế gidi Tuy nhiên, Hội đồng cạnh tranh cũng gặp những khó khăn như tính phức tạp của các vụ việc cạnh tranh sắp phải xử lý Thành viên đều là kiêm nhiệm, và bộ máy

Trang 10

còn chưa hoàn chỉnh về nhân sự và biên chế Sở di như vậy là vì trong tổ chức và hoạt động của Hội đồng cạnh tranh con ton tai những hạn chế sau:

Thứ nhất, xét về mặt tổ chức, chúng ta chưa xác định được Hội đồng cạnh tranh trực thuộc Chính phủ hay Bộ Công thương Nghị định số 05/2006/NĐ-CP cũng mới chỉ quy định Hội đồng cạnh tranh là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập mà chưa khắng định rõ ràng nó trực thuộc cơ quan nào trong bộ máy hành pháp Với tình trạng lắp lửng này, những cuộc tranh luận về tổ chức của Hội đồng cạnh tranh đến nay vẫn chưa thẻ kết thúc

Các luận thuyết nền tảng của pháp luật cạnh tranh đã khẳng định rằng tính độc lập và tự quyết tạo nền tảng vững chắc cho các cơ quan quản lý cạnh tranh hoạt động độc lập và có hiệu quả Dựa vào nội dung của Nghị định số

05/2006/NĐ-CP khó có thể khẳng định được sự độc lập của Hội đồng cạnh

tranh Việc Bộ trưởng Bộ Công thương có khả năng: đề nghị Thủ tướng bố nhiệm, miễn nhiệm thành viên và chủ tịch Hội đồng cạnh tranh; quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban thư ký Hội đồng cạnh tranh — bộ phận giúp việc cho Hội đồng; phê duyệt quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng cạnh tranh sẽ dẫn đến khả năng chỉ phối đối với việc tổ chức và hoạt động của cơ quan này Ngoài ra, kinh phí hoạt động của Hội đồng cạnh tranh được bố trí theo dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công thương Với những ràng buộc này, các ý định đưa Hội đồng cạnh tranh thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Bộ Công thương là rất mong manh Dù biết rằng, đo sự hạn chế về khả năng lựa chọn nhân sự và những non kém về kinh nghiệm trong việc thực thi pháp luật cạnh tranh đã làm chúng ta không có nhiều khả năng lựa chọn những phương án tối

ưu, song điều đó không thể là cơ sở để trao toàn bộ khả năng thi hành đạo luật

này cho Bộ Công thương Nhất là trong điều kiện hiện nay, Bộ này vẫn còn đóng vai trò chủ quản của một số công ty nhà nước quan trọng và những nghỉ ngờ về tính khách quan trong hoạt động của các cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn còn cơ sở

Về sự phân định thẩm quyền giữa Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh Vấn đề này có nhiều điểm chưa thực sự hợp lý mặc dù Luật Cạnh tranh đã chỉ rõ sự phân quyền trong quá trình xử lý vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh Căn cứ vào các quy định tại Mục 4 và 5 Chương V của Luật Cạnh tranh 2004 có thé thấy rằng, trong một vụ việc về hành vi lạm dụng, cơ quan có thấm quyền xử lý là Hội đồng cạnh tranh, song xét về thực chất cái bóng của cơ quan quản lý cạnh tranh là quá lớn và gần như tất cả các hoạt động tổ tụng đều do Cục quản lý cạnh tranh tiến hành Số lượng vụ việc hạn chế cạnh tranh đã xử

Trang 11

lý đừng ở mức khiêm tốn Hội đồng cạnh tranh chỉ có thâm quyền tô chức phiên điều trần và ra quyết định xử lý vụ việc, giải quyết các khiếu nại các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh Như vậy, cho dù là cơ quan có quyền cao nhất, nhưng kết quả xử lý của Hội đồng cạnh tranh gần như phải lệ thuộc vào kết quả của các hoạt động tô tụng trước đó của Cục quản lý cạnh tranh Nếu có bắt cứ nghỉ ngờ gì về kết quả điều tra thì phải trả lại hồ sơ để cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại Rõ ràng, cách thiết kế cơ chế phân quyền theo các quy định hiện hành có vẻ đảm bảo sự chun mơn hố cao độ song lại làm mờ nhạt đi vai trò rất quan trọng của Hội đồng cạnh tranh là xử lý vụ việc Điều này đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải xây dựng lại cơ chế phân quyền này

Theo các Điều 100, 101, 102 Luật Cạnh tranh và các quy định trong Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005, Hội đồng cạnh tranh có các quyền xử lý kết quả điều tra của cơ quan quản lý cạnh tranh như sau: a Đình chí vụ việc theo để nghị của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc dựa trên ý chí của

người khiếu nại nếu người bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi và khắc

phục hậu quả; b Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung nếu chứng cứ trong kết quả điều tra chưa đủ đề kết luận về hành vi vi phạm; c Mở phiên điều trần dé giải quyết vụ việc Do đó, trong trường hợp có sự xung đột về kết quả điều tra của cơ quan điều tra với kết quả thâm tra của Hội đồng cạnh tranh trong phiên điều trần sẽ phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp Khoản 2 Điều 101 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định “Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ được căn cứ vào kết quả của việc hỏi tại phiên điều trần, tranh luận và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên điều trần” Nếu như khi thẩm tra, kết quả cho thấy các chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập và sử dụng là không khách quan hoặc có sai lầm khi nhận định, đánh giá, song chứng cứ thu thập lại được tại phiên điều trần chưa đủ để kết luận về hành vi vi phạm thì Hội đồng cạnh tranh

sẽ rất khó xử lý bởi lúc này không thể trả hồ sơ đề điều tra bổ sung Bên cạnh

đó, Hội đồng chưa có những hoạt động nồi bật về các chức năng còn lại (quảng bá, tuyên truyền pháp luật cạnh tranh, học hỏi kinh nghiệm xây dựng, tổ chức của các nước trên thế giới, hoàn thiện pháp luật cạnh tranh, ) Vì vậy, mô hình tổ chức cũng như hoạt động của Hội đồng cạnh tranh Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức còn sơ khai, chưa hoàn thiện

Trang 12

TAI LIEU THAM KHAO

Giáo trình Luật cạnh tranh, đại học quốc gia/ Đại học kinh tế- Luật Luật cạnh tranh năm 2004

Ngày đăng: 18/12/2014, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w