1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Báo cáo "Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng " pptx

5 487 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 116,73 KB

Nội dung

Theo chúng tôi, để tránh việc quy định trùng lặp thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự sẽ được quy định trong Luật tổ chức tòa án, Luật tổ chức viện

Trang 1

ThS Bïi ThÞ HuyÒn *

ơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng là những chủ thể chủ yếu

của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự Qua

nghiên cứu Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự

chúng tôi có một số ý kiến trao đổi về cơ

quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố

tụng như sau:

1 Về cơ quan tiến hành tố tụng dân sự

Chương IV của Dự thảo Bộ luật tố tụng

dân sự chỉ quy định về “Người tiến hành tố

tụng và việc thay đổi người tiến hành tố

tụng” Trong khi đó, khoản 1 Điều 147 Dự

thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Việc

cấp, tống đạt hoặc thông báo do… người

tiến hành tố tụng dân sự hoặc người của cơ

quan tiến hành tố tụng dân sự được giao

nhiệm vụ thực hiện…” Nhưng cơ quan tiến

hành tố tụng dân sự là những cơ quan nào lại

không được quy định cụ thể Theo Điều 1

Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự thì “Bộ luật

tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ

bản trong tố tụng dân sự; trình tự thủ tục

khởi kiện ,trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc

dân sự; thủ tục thi hành án…”. Điều 145 Dự

thảo Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Tòa

án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có

nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn

bản tố tụng cho đương sự…” Ở đây, cũng

như toà án và viện kiểm sát, cơ quan thi

hành án là cơ quan thực hiện quyền lực nhà

nước, có quyền thực hiện những hành vi tố

tụng và ra những quyết định buộc các chủ

quy định trên cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng dân sự bao gồm tòa án, viện kiểm sát,

cơ quan thi hành án Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, cơ quan tiến hành tố tụng dân sự bao gồm toà án, viện kiểm sát Vấn

đề cơ quan thi hành án có phải là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự hay không còn có những quan điểm khác nhau Nhưng nếu coi thi hành án là một giai đoạn của quá trình tố tụng dân sự thì cơ quan thi hành án chính là

cơ quan tiến hành tố tụng dân sự và ngược lại Chúng tôi đồng tình với quan điểm của

Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự coi thi hành

án là một giai đoạn của quá trình tố tụng dân

sự hay cơ quan thi hành án là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, bởi các lí do:

- Quyền và lợi ích của các đương sự chỉ thực sự được bảo vệ khi thi hành án xong;

- Giữa giai đoạn xét xử và thi hành án có mối quan hệ mật thiết với nhau Bản án, quyết định của toà án khi đã và đang thi hành án vẫn có thể bị xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu có kháng nghị của người có thẩm quyền Ngược lại, đang trong quá trình xét xử hoặc bản án, quyết định của toà án khi chưa có hiệu lực pháp luật thì bản án, quyết định đó vẫn có thể

được đưa ra thi hành án, ví dụ: Quyết định

áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt C

* Giảng viên Khoa luật dân sự

Trang 2

hại về tính mạng, sức khoẻ

Và đương nhiên nếu coi cơ quan thi hành

án là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự thì

chấp hành viên là người được Nhà nước giao

trách nhiệm thi hành các bản án dân sự sẽ là

người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành

tố tụng dân sự Tham khảo những quy định

về vấn đề này trong Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2003 cho thấy, tại Chương II quy định

về “cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến

hành tố tụng và việc thay đổi người tiến

hành tố tụng” và khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố

tụng hình sự quy định rõ cơ quan tiến hành

tố tụng bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm

sát, tòa án Theo chúng tôi, để tránh việc quy

định trùng lặp thì chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng

dân sự sẽ được quy định trong Luật tổ chức

tòa án, Luật tổ chức viện kiểm sát, Pháp lệnh

thi hành án dân sự nhưng Bộ luật tố tụng dân

sự cần liệt kê rõ những cơ quan tiến hành tố

tụng dân sự Ngoài ra, những quy định về

việc thay đổi người tiến hành tố tụng chính

là một phần của chế định người tiến hành tố

tụng Vì vậy, tiêu đề Chương IV sửa lại là

“Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành

tố tụng” và bổ sung thêm điều luật quy định

cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, bao gồm

tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án

Đồng thời, bổ sung thêm người tiến hành tố

tụng là chấp hành viên vào Điều 39 của Dự

thảo Bộ luật tố tụng dân sự

2 Về người tiến hành tố tụng

a Cơ cấu các điều luật quy định về

người tiến hành tố tụng

Nhiệm vụ, quyền hạn của những người

tiến hành tố tụng được quy định trong các

điều từ Điều 39 đến Điều 44 của Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự nhưng nhiệm vụ, quyền hạn là hai phạm trù pháp lí khác nhau

“Nhiệm vụ được hiểu là công việc phải làm

vì một mục đích và trong một thời gian nhất định”.(1) Còn “quyền hạn được hiểu là quyền được xác định về mặt nội dung, phạm

vi, mức độ”.(2) Theo cách giải thích này thì nhiệm vụ của những người tiến hành tố tụng được hiểu là những công việc mà họ phải thực hiện trong thời hạn nhất định nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, khách quan Còn quyền hạn là phạm vi những công việc mà những người tiến hành tố tụng được quyền quyết định, thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Vì vậy, về mặt kĩ thuật

để cho quy định được rõ ràng cần tách các điều luật quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của từng người tiến hành tố tụng thành hai điều luật khác nhau

b Trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng

Quyền hạn và trách nhiệm là hai phạm trù không thể tách rời Xét xử là hoạt động mang tính quyết định, mỗi phán quyết đều ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của đương

sự Do vậy, việc xác định trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự là cần thiết Những người tiến hành tố tụng (trừ hội thẩm nhân dân) đều là những công chức nhà nước nên ngoài những trách nhiệm đối với Nhà nước như các công chức khác, họ còn có những trách nhiệm riêng biệt gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong tố tụng dân sự

Theo cách giải thích này, trách nhiệm của

Trang 3

những người tiến hành tố tụng trong tố tụng

dân sự được hiểu dưới 2 góc độ:

- Trách nhiệm phải bảo đảm hoàn thành

nhiệm vụ khi tham gia giải quyết vụ việc dân

sự (trách nhiệm trong tố tụng dân sự);

- Trách nhiệm đối với những hành vi vi

phạm pháp luật trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn của mình (trách nhiệm

pháp lí)

Về trách nhiệm pháp lí (trách nhiệm hình

sự, hành chính, dân sự) đã được quy định cụ

thể tại Điều 295, 296, 300 của Bộ luật hình

sự, Điều 624 Bộ luật dân sự, Điều 9 Pháp

lệnh công chức và Điều 8, 30, 41 Pháp lệnh

thẩm phán và hội thẩm nhân dân Như vậy,

ngoài những trách nhiệm được quy định tại

Điều 44 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự cần

quy định cụ thể thêm những trách nhiệm của

họ trong tố tụng dân sự Theo chúng tôi

những trách nhiệm đó có thể là:

- Trách nhiệm bảo đảm việc giải quyết vụ

việc được thực hiện theo đúng quy định của

pháp luật;

- Trách nhiệm thu thập thêm chứng cứ khi

cần thiết, bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc

dân sự được chính xác, khách quan;

- Trách nhiệm giải quyết vụ việc đúng

thời hạn theo quy định của pháp luật của tố

tụng dân sự;

- Trách nhiệm hoà giải giữa các bên

đương sự

c Quyền hạn của thẩm phán

Việc xác định cụ thể quyền hạn của thẩm

phán sẽ tạo điều kiện cho thẩm phán có thể

chủ động giải quyết các vụ án dân sự một

cách nhanh chóng, đúng pháp luật Quyền

hạn của thẩm phán đã được quy định tại Điều

40 của Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự Tuy nhiên, theo chúng tôi cần xác định cụ thể thêm những quyền hạn sau của thẩm phán:

- Quyền quyết định việc thụ lí hoặc trả lại đơn khởi kiện

Do pháp luật tố tụng dân sự hiện hành chỉ quy định chung là: “Tòa án thụ lí vụ án” nên trong thực tiễn việc thụ lí vụ việc dân sự, trả lại đơn khởi kiện không thống nhất Có tòa án giao cho cán bộ tổng hợp thực hiện, có tòa án lại do lãnh đạo tòa án thực hiện, có toà án thẩm phán thực hiện

Về mặt pháp lí những cán bộ tòa án mà không phải là thẩm phán thì không có quyền hạn và trong nhiều trường hợp không có khả năng xem xét được việc thụ lí hay trả lại đơn khởi kiện Việc thụ lí là công việc đầu tiên của quá trình giải quyết vụ việc dân sự, là cơ

sở pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nên rất quan trọng Nếu việc thụ

lí vụ việc dân sự hay trả lại đơn khởi kiện không đúng sẽ dẫn đến hai khả năng:

+ Vụ việc thuộc thẩm quyền nhưng tòa án không thụ lí thì không bảo vệ được quyền dân

sự của công dân bị xâm phạm;

+ Vụ việc không thuộc thẩm quyền nhưng tòa án lại thụ lí dẫn đến việc giải quyết sai vụ việc hoặc sau khi thụ lí phải quyết định đình chỉ hoặc chuyển vụ việc

Việc xem xét thụ lí vụ việc cũng không cần thiết xác định thuộc quyền lãnh đạo tòa

án, bởi chánh án, chánh toà là các chức danh hành chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25, 31, 33 Luật tổ chức tòa án năm 2002 Hơn nữa, qua khảo sát tại một số tòa án quận, huyện và tòa án tỉnh, thành phố cho thấy số lượng án hàng năm mà

Trang 4

mỗi tòa án phải thụ lí giải quyết tương đối lớn

so với số thẩm phán hiện có Với số lượng án

lớn cộng với chức năng quản lí hành chính và

các nhiệm vụ khác, theo chúng tôi chánh án

tòa án không thể bao quát và có đủ thời gian

để xem xét thụ lí đối với tất cả các vụ việc

dân sự Từ các lí do trên, chúng tôi cho rằng

pháp luật cần quy định cụ thể việc giao cho

thẩm phán đảm nhiệm việc thụ lí các vụ việc

dân sự, sau đó tuỳ theo mức độ phức tạp của

vụ việc và năng lực của mỗi thẩm phán mà

lãnh đạo tòa án sẽ phân công thẩm phán phụ

trách việc giải quyết vụ việc Quy định như

vậy sẽ xác định trách nhiệm của thẩm phán

trong việc thụ lí, trả lại đơn đồng thời tạo cơ

sở pháp lí để bảo vệ quyền tố tụng chính đáng

của đương sự khi họ cho rằng việc trả lại đơn

khởi kiện là không thoả đáng và là cơ sở pháp

lí để chánh án giải quyết khiếu nại của người

khởi kiện

- Quyền ra quyết định nhập, tách vụ việc

dân sự

Việc nhập hay tách vụ việc dân sự được

quy định tại Điều 37 Dự thảo Bộ luật tố tụng

dân sự nhưng quyền ra quyết định đó thuộc

về chủ thể nào thì không được quy định cụ

thể Thực tiễn xét xử của các tòa án cho thấy,

trong một vụ việc dân sự có khi có nhiều

quan hệ pháp luật phải giải quyết, các quan hệ

đó lại độc lập với nhau hoặc yêu cầu của các

đương sự tuy có liên quan với nhau nhưng

việc giải quyết phải theo trình tự nhất định

hoặc khi lập hồ sơ vụ việc mới xác định được

không thể giải quyết các yêu cầu đó trong

cùng một vụ việc (ví dụ: Triệu tập người có

quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc

lập trong vụ việc li hôn nhưng họ không

đến…) Ngược lại, có trường hợp yêu cầu của các đương sự trong các vụ việc khác nhau lại

có mối quan hệ mật thiết với nhau hoặc thuộc

về một quan hệ pháp luật hoặc một nhóm quan hệ pháp luật nhất định Nếu giải quyết các yêu cầu của các chủ thể trong cùng một

vụ việc, quyền, lợi ích của chủ thể sẽ được bảo vệ kịp thời, việc thi hành án sẽ thuận lợi Tham khảo pháp luật tố tụng dân sự nước ngoài cho thấy, trong trường hợp này pháp luật trao cho thẩm phán quyền chủ động ra các quyết định nhập hoặc tách vụ việc dân sự khi cần thiết Chẳng hạn, Bộ luật tố tụng dân

sự nước Cộng hoà liên bang Nga quy định:

“Thẩm phán có quyền tách một hoặc một số yêu cầu mà có liên quan với nhau thành một phiên toà khác nếu như thấy việc xem xét chúng riêng rẽ có lợi hơn Thẩm phán cũng xem xét việc gộp một số vụ việc mà các bên tham gia là một hoặc một số việc của một nguyên đơn đối với các bị đơn khác nhau hoặc của những nguyên đơn khác nhau đối với một bị đơn ”.(3)

Hoặc Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hoà dân chủ Đức (cũ) quy định:

“Thẩm phán có thể:

1 Nhập vụ án để xét xử và quyết định

2 Tách riêng các yêu cầu được ghi trong cùng một đơn khởi kiện để xét xử trong những phiên toà riêng biệt nếu việc tách này không trái với quy định ở khoản 1 Điều 31”.

Mặt khác, việc xác định những tình huống trên, thường xảy ra trong quá trình thụ

lí hoặc lập hồ sơ vụ việc cho nên thẩm phán xem xét thụ lí hoặc được phân công giải quyết vụ việc sẽ là người có khả năng và điều kiện tốt nhất để đánh giá sự cần thiết

Trang 5

đó Vì vậy, theo chúng tôi cần xác định

quyền hạn ra quyết định nhập, tách vụ án

dân sự thuộc về thẩm phán Nếu đương sự có

yêu cầu khiếu nại, viện kiểm sát kiến nghị về

những quyết định này sẽ do chánh án tòa án

xem xét quyết định trong thời hạn pháp luật

tố tụng quy định Quy định như vậy sẽ bảo

đảm cho thẩm phán chủ động giải quyết vụ

việc được nhanh chóng, thuận lợi, bảo vệ kịp

thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

đồng thời nâng cao trách nhiệm của thẩm

phán trong việc ra các quyết định này

- Quyền của thẩm phán trong việc giải

quyết vụ việc dân sự trong trường hợp không

có căn cứ thay đổi, trừ trường hợp có lí do

chính đáng như tai nạn, ốm đau… không thể

tiếp tục thực hiện nhiệm vụ

Theo Điều 11 Pháp lệnh thẩm phán và

hội thẩm nhân dân thì thẩm phán làm nhiệm

vụ xét xử theo sự phân công của chánh án

Như vậy, xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền

của tòa án là nhiệm vụ của thẩm phán tòa án

nhân dân các cấp, trong đó việc phân công

của chánh án mà pháp luật quy định chỉ là

thủ tục hành chính điều hành trong cơ quan

tư pháp Trong tố tụng dân sự, khi được phân

công giải quyết một vụ việc dân sự, thẩm

phán có các quyền hạn được quy định tại

Điều 41 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự

Theo nguyên tắc "thẩm phán và hội thẩm

nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật",

trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự,

thẩm phán được hoàn toàn độc lập tiến hành

các hành vi tố tụng, xây dựng hồ sơ, nghiên

cứu, đánh giá chứng cứ và ra các quyết định

tố tụng cần thiết… không cơ quan, tổ chức,

cá nhân nào, kể cả chánh án toà án có quyền can thiệp, cản trở hoạt động tố tụng của thẩm phán hoặc buộc thẩm phán không được thực hiện nhiệm vụ xét xử Tuy nhiên, hoạt động

tố tụng là hoạt động nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc, đòi hỏi sự vô tư, khách quan của những người tiến hành tố tụng nên khi thẩm phán được giao giải quyết

vụ việc mà có các căn cứ được quy định tại Điều 46 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự hoặc trong trường hợp họ có lí do chính đáng như tai nạn, ốm đau không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xét xử thì họ cũng có quyền từ chối tham gia tố tụng Từ những phân tích trên chúng tôi kiến nghị sửa khoản 2 Điều

173 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự theo hướng: "Trong quá trình giải quyết vụ việc nếu thẩm phán được phân công không tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ do có căn cứ theo Điều 46 của Bộ luật này hoặc có lí do chính đáng như tai nạn, ốm đau… thì chánh

án tòa án phân công một thẩm phán khác

tiếp tục nhiệm vụ…” Đồng thời bổ sung vào

Điều 41 Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự

“quyền của thẩm phán trong việc giải quyết

vụ việc dân sự trong trường hợp không có căn cứ thay đổi, trừ trường hợp có lí do chính đáng như tai nạn, ốm đau… không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ” và “ quyền từ chối giải quyết vụ việc nếu có căn cứ quy định tại Điều 46 của Bộ luật này”./

(1), (2).Xem: "Từ điển tiếng Việt", Viện ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng năm 2001, tr.718, 815, 1.020 (3).Xem: Bùi Thị Nhàn "Tổng thuật Bộ luật tố tụng

dân sự Cộng hoà Liên bang Nga", Viện khoa học xét

xử Tòa án nhân dân tối cao, năm 1997, tr.10

Ngày đăng: 21/02/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w