1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx

92 4,2K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 162,55 KB

Nội dung

Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đã chuyểndịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cụ thể: cơ cấu ngànhcông nghiệp – xây dựng năm 2000 là 36,77% tăng lên 41,52% năm 2006 Đạtđược kết quả đó có sự đóng góp một phần của ngành CNCBTP, ngành luônchiếm tỷ trọng trên 20% giá trị ngành công nghiệp – xây dựng.1

So với các ngành công nghiệp khác, CNCBTP nước ta là ngành cótruyền thống lâu đời nhưng sự phát triển của ngành còn này rất chậm, chưatương xứng với tiềm năng của đất nước và tầm quan trọng của ngành trongnền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, sự đóng góp của ngành vào sự phát triểnkinh tế đất nước và cải thiện nhu cầu thực phẩm cho nhân dân là khôngnhỏ, có thể kể đến đó là việc nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu nóichung, kim ngạch xuất khẩu nông sản nói riêng (mặc dù chỉ dừng lại ở việc

sơ chế) cụ thể: xuất khẩu gạo, cà phê và hạt điều đứng thế hai thế giới; hạttiêu đứng thứ nhất thế giới, Bên cạnh những thành quả của ngành chế biếnnông sản, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển còn khá khiêmtốn so với tiềm năng của đất nước Lý do thì có nhiều, song tựu trung lạibao gồm: liên kết lỏng lẻo từ khâu sản xuất thu gom đến giết mổ, chế biến;công nghệ sản xuất lạc hậu; máy móc thiết bị lỗi thời; đầu tư vào lĩnh vựcnày còn nhiều bất cập, hạn chế; giết mổ, chế biến nhỏ lẻ, phân tán; đầu vào

có chất lượng không cao, thiếu ổn định Một lý do không thể không kể đến

là tập tục tự giết mổ, chế biến các sản phẩm chăn nuôi tận dụng phục vụcho tiêu dùng của của gia đình còn phổ biến Trước khi dịch cúm gia cầm

1 TCTK (2006), Niên giám thống kê, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

Trang 2

xảy ra, cả nước có 28 cơ sở lớn chế biến thịt, nhưng chủ yếu mới chỉ dừng lại

ở chế biến thịt lợn, thịt bò, còn chế biến gia cầm thì chưa đáng kể.2

Là nước nông nghiệp, hàng năm, Việt Nam sản xuất ra khối lượngnông sản rất lớn Tuy nhiên, đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp chủ yếu làsản phẩm tươi sống, khó bảo quản, dễ hư hỏng, tính mùa vụ cao, vì vậy, tìnhtrạng thất thoát sau thu hoạch là rất đáng kể (lúa: dao động trong khoảng 12%đến 20%; rau quả trung bình 20%)3, sản phẩm tiêu hao nhiều, chất lượng suygiảm do thiếu công cụ bảo quản, chế biến Đối với chăn nuôi, do tập quánchăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ cùng với tình trạng giết mổ, chế biến thủ công, thô

sơ, tràn lan, nên khi có dịch bệnh xảy ra, một mặt chúng ta không kiểm soátchặt chẽ được nguồn lây bệnh và công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Mặtkhác, do tâm lý e ngại bệnh tật, không có công nghiệp chế biến mà thị trườngsản phẩm này gần như đóng băng còn người chăn nuôi thì điêu đứng Hơnnữa, Nhà nước phải chi ra lượng tiền hàng ngàn tỷ đồng để phòng và chốngdịch nhằm đảm tính mạng cho con người và khôi phục lại tình trạng sản xuất

Mặc dù, hàng năm ngành chăn nuôi nước ta sản xuất ra tổng sản lượngthịt hơi xuất chuồng lớn (năm 2006 đạt 3,1 triệu tấn)4, song tỷ lệ qua chế biếnmới đạt khoảng 8% Đây là con số rất thấp, phản ánh thực trạng công nghiệpchế biến thực phẩm của nước ta còn rất sơ khai, cũng như tập quán tiêu dùngcủa người dân về thực phẩm tươi sống còn phát triển

Với dân số trên 84 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bìnhkhoảng 7,5%/năm trong những năm qua, làm cho nhu cầu vật chất và tinhthần của mỗi người dân Việt Nam từng bước được nâng lên cả về số và chấtlượng, nhất là các sản phẩm sạch, các sản phẩm qua chế biến thậm chí quachế biến nhiều lần, đạt trình độ tinh tế cao Hơn thế nữa, do yêu cầu sản xuất,

do đòi hỏi của nhịp độ sản xuất công nghiệp thời gian dành cho nội trợ, tự chế

2 Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Đổi mới ngành giết mổ, chế biến gia cầm theo hướng tập trung, hiện đại”, Tạp

Trang 3

biến thực phẩm cũng giảm đi Những tác động này làm thay đổi dần tập quán

và cơ cấu tiêu dùng nên nhu cầu về các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn trởnên thiết yếu

Việt Nam đã là thành viên của WTO, hàng hoá nói chung, thực phẩmchế biến nói riêng với giá rẻ, chất lượng cao, đa dạng về chủng loại đảm bảo

về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ tràn vào nước ta gây không ít khó khăn chongành công nghiệp còn yếu ớt này Vì thế, khiến cho chúng ta dễ “thua ngaytrên sân nhà” chứ chưa nói đến “chiến thắng trên sân người“ nếu như chúng takhông có chiến lược phát triển và đầu tư thích hợp

Nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của nước ta sửdụng những nguồn lực quý giá có hiệu quả nhất, tận dụng được cơ hội, vượtqua thách thức, phát triển nhanh, mạnh và vững chắc thì việc vạch hướng đi

cho ngành là đòi hỏi tất yếu Chính vì lẽ đó, việc chọn đề tài nghiên cứu “Lựa

chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO” là việc làm cần thiết,

cấp bách, xuất phát từ đòi hỏi thực tế khách quan của ngành

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN

Một Là, xác định vị trí, vai trò của ngành công nghiệp chế biến thực

phẩm;

Hai là, xác định thực trạng năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp chế

biến thực phẩm của Việt Nam; và

Ba là, đề xuất phương án chiến lược và khuyến nghị các điều kiện để

thực hiện phương án đó

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý thuyết và thựctiễn về phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 4

Phạm vi nghiên cứu là lĩnh vực chế biến sản phẩm từ thịt (thịt lợn, thịt

bò và thịt gia cầm) của Việt Nam

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương phápnghiên cứu sau: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịchsử; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp sosánh tổng hợp

5 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm ba chương:

Chương 1: Sự cần thiết lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngànhcông nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam

Chương 2: Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp chế biến thực phẩmcủa Việt Nam

Chương 3: Phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chếbiến thực phẩm của Việt Nam

CHƯƠNG 1

SỰ CẦN THIẾT LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN

THỰC PHẨM CỦA VIỆT NAM

1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾNTHỰC PHẨM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

1.1.1 Khái niệm và phân loại ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Trang 5

Công nghiệp chế biến thực phẩm là một bộ phận của ngành côngnghiệp, sử dụng phần lớn nguyên liệu do nông nghiệp cung cấp để chế biếnthành những sản phẩm công nghiệp có giá trị 5

Trong Hệ thống Tài khoản Quốc gia, phân loại toàn bộ hoạt động sảnxuất ra làm ba nhóm ngành lớn: công nghiệp khai thác; công nghiệp chế biến;

và những ngành dịch vụ (sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước)6 Trong

đó, CNCBTP là phân ngành của ngành CNCB

Công nghiệp chế biến thực phẩm rất đa dạng về ngành nghề, sản phẩm,

về quy trình công nghệ, mức độ chế biến, Căn cứ vào sự giống nhau về côngdụng cụ thể của sản phẩm cũng như nguyên liệu chế biến thì CNCBTP baogồm các ngành kinh tế – kỹ thuật sau:

+ Ngành chế biến lương thực: xay sát, sản xuất mì ăn liền, làm bánh,bún;

+ Ngành chế biến thuỷ sản;

+ Ngành chế biến thịt, sữa và các sản phẩm từ thịt, sữa;

+ Ngành chế biến nước giải khát: bia, nước ngọt, nước khoáng, chè, ;+ Ngành chế biến đường, bánh kẹo;

+ Đồ hộp rau, quả; và

+ Ngành chế biến dầu ăn, các loại nước chấm, các loại gia vị 7

1.1.2 Vị trí của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Công nghiệp có vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế của các quốcgia Do vậy, ngành này luôn được các Chính phủ quan tâm đầu tư thích đáng.Đối với nước ta, trong quá trình phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước xácđịnh công nghiệp là ngành chủ đạo, phát triển công nghiệp sẽ tạo điều kiệnthúc đẩy các ngành khác phát triển Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX và X

của Đảng, trong “Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2010, tầm nhìn

5 Ngô Đình Giao (1998), Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, trang

5.

6 Lê Xuân Hoa (1997), Phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong Hệ thống Tài khoản Quốc gia

Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà nội, trang 28.

7 Ngô Đình Giao (1998), Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, trang 10.

Trang 6

2020” và “Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp 5 năm 2006 – 2010” đã

nêu rõ ngành công nghiệp nước ta tiếp tục giữ vai trò động lực, quyết định

trong phát triển kinh tế và “đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Trên cơ sở quan điểm và mục tiêu đó,

ngành công nghiệp định hướng phát triển theo ba nhóm, đó là: nhóm ngànhcông nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh; nhóm ngành công nghiệp sản xuất tưliệu sản xuất; và nhóm ngành công nghiệp tiềm năng Như vậy, theo quanđiểm đó ngành CNCBTP nước ta được xếp vào nhóm ngành đang có lợi thếcạnh tranh và cần được ưu tiên, hỗ trợ phát triển Đồng thời, để tạo bước nhảyvọt cho ngành công nghiệp, trên cơ sở các ngành công nghiệp đang có lợi thế

so sánh, cần có những chính sách phát triển phù hợp cho những ngành có hiệuquả, trong đó có ngành CNCBTP, để ngành này trở thành ngành công nghiệptrọng điểm, bởi vì: (i) CNCBTP là ngành thu hút nhiều lao động, tạo thêmcông ăn việc làm ở nông thôn và thành thị Nhờ đó, thu nhập của người laođộng tăng lên, cầu có khả năng thanh toán cũng tăng theo, trong đó có cầu vềlương thực, thực phẩm Điều này lại có tác động thúc đẩy sản xuất phát triểnmạnh hơn để có thu nhập quốc dân cao hơn; (ii) trong điều kiện nền kinh tếnước ta còn nghèo và kém phát triển, tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp, vốncho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và đẩy mạnh CNH – HĐH còn thiếuthì vấn đề phát triển các ngành nông, lâm, thuỷ sản, phát triển mạnh ngànhCNCBTP cả về số lượng, chủng loại và chất lượng xuất khẩu có ý nghĩa tolớn trong việc tăng tích luỹ cho nền kinh tế; và (iii) sự phát triển của ngànhCNCBTP không đòi hỏi lượng vốn lớn như các ngành công nghiệp nặng,song lại sớm đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế – xã hội Chính vì vậy, trongchương trình phát triển kinh tế xã hội trong những năm đổi mới, Đảng và Nhànước ta đã coi trọng phát triển lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng vàhàng xuất khẩu là ba chương trình kinh tế lớn Định hướng phát triển bachương trình này cũng là định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quảtrong thời kỳ đổi mới kinh tế hiện nay Đồng thời, Việt Nam có khả năng có

Trang 7

khả năng phát triển ngành CNCBTP thành ngành trọng điểm vì: (i) nước ta lànước nông nghiệp với khoảng gần 75% dân số sống ở nông thôn, hơn 55% laođộng xã hội làm việc ở khu vực nông nghiệp8, nguồn lao động dồi dào, phongphú, chi phí lao động rẻ, trình độ văn hoá của nhân dân được xếp vào loại khátrong khu vực Đây là điều kiện có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triểnngành CNCBTP cả ở thành thị và nông thôn, đặc biệt là nông thôn; (ii) tiềmnăng của nguồn nguyên liệu cho việc phát triển mạnh CNCBTP khá lớn Nếu

tổ chức tốt, đầu tư thích đáng và có chính sách khuyến khích hợp lý cho pháttriển tập trung các vùng nguyên liệu, khuyến khích các thành phần kinh tếphát triển thì sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng, đáp ứng tốt về chất lượngnguyên liệu cho nhu cầu phát triển mạnh CNCBTP trong nước và xuất khẩu;

và (iii) các nước trong khu vực và thế giới đang có nhu cầu lớn về số lượng vàđòi hỏi chất lượng cao đối với thực phẩm chế biến, đặc biệt là trong thời điểmdịch cúm ở gia cầm và virut ở gia súc đang bùng phát mạnh hiện nay, điềunày vừa là thách thức, song cũng là cơ hội nếu chúng ta khống chế và tiến tớidập tắt được dịch để có điều kiện thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước

1.1.3 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm

Sự phát triển của CNCBTP có vai trò rất quan trọng không chỉ với bảnthân ngành công nghiệp mà đặc biệt đối với phát triển của nông nghiệp, nôngthôn: thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hìnhthành các vùng thâm canh, sản xuất tập trung, chuyển dịch cơ cấu nôngnghiệp, nông thôn và tạo điều kiện quan trọng cho thúc đẩy CNH – HĐHnông nghiệp nông thôn Thông qua chế biến, giá trị của sản phẩm nôngnghiệp tăng lên gấp nhiều lần Theo tính toán của các chuyên gia trong ngành,sau khi tinh chế, giá trị của nông sản có thể tăng từ 4 đến 10 lần so với giá trịtrước khi chế biến9 Mặt khác, qua chế biến, từ một sản phẩm nông nghiệp, cóthể tạo ra nhiều loại sản phẩm rất khác nhau, thậm chí tạo ra những đặc tính

8 TCTK, Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế – xã hội 2006.

9 Ngô Đình Giao (1998), Công nghiệp chế biến thực phẩm ở Việt Nam Tập I, Nxb Chính trị Quốc gia, trang

18.

Trang 8

mới, những giá trị sử dụng mới cho sản phẩm nông nghiệp, từ đó đáp ứngđược nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân và là nguồn xuất khẩu quan trọng,đẩy mạnh giao lưu hàng hoá với các nước, đóng góp không nhỏ cho ngânsách Nhà nước.

Phát triển CNCBTP góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết vấn đềviệc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn, đặc biệt là qua việc phát triển

hệ thống các cơ sở chế biến ngay tại nông thôn Từ đó, làm tăng thu nhập chodân cư Ở khía cạnh khác, chính CNCBTP tạo ra khả năng mở rộng thị trườngtiêu thụ, làm giảm sự phụ thuộc của yếu tố thời gian, thời vụ và khoảng cáchđối với tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp Sự phát triển của CNCBTP cònlàm tăng nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho nôngnghiệp phát triển mạnh mẽ hơn

Phát triển CNCBTP góp phần nâng cao tiềm lực của nền kinh tế, tạo ra

cơ cấu kinh tế có khả năng cạnh tranh cao hơn do phát huy được lợi thế sosánh của đất nước

Phát triển CNCBTP góp phần vào phát triển nền công nghiệp sạch vàbền vững: trước yêu cầu của việc sản xuất tập trung, thâm canh, công tác quyhoạch sẽ tránh được việc phân tán, manh mún trong chăn nuôi, giết mổ, chếbiến như hiện nay, hình thành nên các khu vực sản xuất tập trung, khép kíngiúp cho việc sử dụng hiệu quả sản phẩm phụ, xử lý triệt để ô nhiễm môitrường

Đối với những nước có trình độ phát triển kinh tế còn thấp, phát triểnCNCBTP có ý nghĩa rất to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nhữngngành kém hiệu quả hơn sang ngành có hiệu quả cao hơn

CNCBTP chiếm tỷ trọng về giá trị sản xuất khá cao trong ngành côngnghiệp, khoảng 25% đối với các nước đang phát triển; từ 10% đến 15% ở cácnước phát triển, còn ở nước ta năm 1998 là 24,5%10, năm 2005 là 20,95%

10 Trương Đoàn Thể (2000), Đổi mới công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp CBTP

ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, ĐH KTQD, Hà Nội, trang 61.

Trang 9

1.2 YÊU CẦU LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHIẾN LƯỢC PHÁTTRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA VIỆTNAM

1.2.1 Quan niệm về chiến lược phát triển ngành

Chiến lược phát triển là hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn vềquan điểm, mục tiêu tổng quát định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu củađời sống xã hội và các giải pháp cơ bản trong đó bao gồm các chính sách về

cơ cấu, cơ chế vận hành hệ thống kinh tế – xã hội nhằm thực hiện mục tiêuđặt ra trong khoảng thời gian dài11

Chiến lược công nghiệp là một kế hoạch tổng thể dài hạn nhằm đạtđược mục tiêu phát triển công nghiệp có khả năng cạnh tranh trên quy môtoàn cầu, là định hướng và cách thức phát triển công nghiệp mang tính toàncục, làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, định hướng xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển trung và ngắn hạn nền kinh tế – xã hội của quốcgia12

Chiến lược phát triển công nghiệp giữ vị trí trọng yếu trong chiến lượcphát triển kinh tế – xã hội, vì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấukinh tế Nó xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển dài hạn, với sự nhấtquán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện

Hiện nay, thuật ngữ cạnh tranh đang được sử dụng một cách khá phổbiến Cạnh tranh có thể được hiểu một cách khá đơn giản là sự đấu tranh giữacác nhà sản xuất, các doanh nghiệp, các tổ chức, nhằm dành điều kiện sảnxuất và tiêu thụ có lợi hơn, đó là cuộc đấu tranh nhằm thu được lợi nhuận

Cần có cạnh tranh, vì: (i) cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phảithường xuyên vươn lên về mọi phương diện trong kinh doanh, đồng thời nócũng làm phá sản các doanh nghiệp có phương thức làm ăn kém hiệu quả; và(ii) cạnh tranh có tính huỷ diệt, với một nghĩa nào đó nó như quy luật tiến hoá

11 Ngô Thắng Lợi (Chủ biên-2006), Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội, Nxb Thống kê, Hà

Nội, tr 61-62.

12 Lê Thế Giới, Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp nhằm đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH ở Việt

Nam, trang 1.

Trang 10

của tự nhiên là loại thải những thành viên yếu kém khỏi thị trường, duy trì vàphát triển những thành viên tốt Qua đó, hỗ trợ đắc lực cho quá trình pháttriển toàn xã hội.

Sau nhiều năm khởi xướng xây dựng cơ chế thị trường và thực thichính sách cạnh tranh, ngày 03 tháng 12 năm 2004, Quốc hội Việt Nam mớithông qua Luật Cạnh tranh Luật này có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2005

Theo quan điểm truyền thống, trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung

cạnh tranh bị coi như hiện tượng xấu xa, thiếu đạo đức, “cá lớn nuốt cá bé“,

là nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: gâykhủng hoảng kinh tế, nhiều người bị thất nghiệp, Một số phương tiện thôngtin đại chúng nhiều khi không khách quan, đã gán cho cạnh trạnh cả những

“tội lỗi“ mà không phải nó trực tiếp gây ra như: lừa đảo, hối lộ hoặc đưa ranhững thông tin không đúng sự thật làm giảm sức cạnh tranh của một sảnphẩm, một làng nghề Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch trong thông tin vànhững quyết định của một vài cơ quan, cũng như hành vi của một số côngchức còn mang nặng phân biệt đối xử, chẳng hạn trong phân bổ quota, đăng

ký kinh doanh, đã làm hạn chế cạnh tranh, bóp méo các quan hệ cạnh tranhtrên thị trường13

Từ khi nền kinh tế hội nhập với khu vực và quốc tế, khái niệm cạnhtranh đã được nhìn nhận theo hướng tích cực hơn, cả Nhà nước lẫn doanhnghiệp đã nhận rõ vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế, đặc biệt là trongquá trình hội nhập Những chức năng tích cực của cạnh tranh, như: thúc đẩyđổi mới, phân bổ nguồn lực, chọn lọc, phân phối lại, đã dần được thừa nhận

Sự chuyển biến này đã tác động tích cực đến chất lượng hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp cũng như nhiều chính sách của Nhà nước, hỗ trợ bướcđầu cho việc hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh ở Việt Nam

Về năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp: một doanh nghiệp được

coi là có năng lực cạnh tranh tốt khi nó đạt được các kết quả tốt hơn mức

13 Nguyễn Viết Tý (chủ biên, 2006), Giáo trình Luật thương mại Tập I, Trường ĐH Luật HN, Nxb Công An

nhân dân, Hà Nội, trang 339-340.

Trang 11

trung bình Như vậy, đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năngcung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiệu qủa hơn so với các đối thủ cạnhtranh14 Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững trênthị trường khi nó có mức giá thấp hơn sản phẩm tương tự với chất lượngngang bằng hoặc cao hơn Theo lý thuyết thương mại truyền thống, năng lựccạnh tranh được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suấtlao động Còn M.Porter cho rằng, năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khảnăng khai thác các năng lực độc đáo của mình để tạo ra sản phẩm có giá thành

thấp và sự dị biệt sản phẩm Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh

nghiệp cần phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình Lợi thế cạnh tranh đượchiểu là những lợi thế mà sản phẩm có hoặc có thể huy động để chiến thắngtrong cạnh tranh Thông thường, việc xác định khả năng cạnh tranh của sảnphẩm dựa vào bốn tiêu chí: (i) tính cạnh tranh về chất lượng và mức độ đadạng hoá sản phẩm; (ii) tính cạnh tranh về giá cả; (iii) khả năng thâm nhập thịtrường mới; và (iv) khả năng khuyến mãi, lôi kéo khách hàng và phương thứckinh doanh15

Về năng lực cạnh tranh ngành: đối với ngành, năng lực cạnh tranh là

khả năng đạt được những thành tích bền vững của các doanh nghiệp (củaquốc gia) trong ngành so với các đối thủ nước ngoài, mà không dựa vào sựbảo hộ hoặc trợ cấp Năng lực cạnh tranh ngành được đánh giá thông qua khảnăng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành, cán cân ngoại thương ngành,cán cân đầu tư nước ngoài và những thước đo trực tiếp về chi phí và chấtlượng ở cấp ngành16

1.2.2 Yêu cầu lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam

14 Bùi Đức Tuân (2006), “Phân tích năng lực cạnh tranh ngành: tiếp cận thông qua mô hình kim cương”, Tạp

chí Kinh tế và Phát triển, trường ĐH KTQD, (Số 10), trang 57.

15 Nguyễn Trần Quế, Nghiên cứu phương pháp phản ánh và phân tích về năng lực cạnh tranh, Viện Kinh tế

và Chính trị Thế giới, trang 1.

16 Bùi Đức Tuân (2006), “Phân tích năng lực cạnh tranh ngành: tiếp cận thông qua mô hình kim cương”, Tạp

chí Kinh tế và Phát triển, trường ĐH KTQD, (Số 10), trang 57.

Trang 12

Một là, sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu chính của CNCBTP Việt

Nam là nước nông nghiệp, hàng năm, chúng ta sản xuất ra khối lượng nông

sản thực phẩm rất lớn (năm 2006 sản lượng lương thực có hạt khoảng 39,65 triệu tấn, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 3,1 triệu tấn) 17 Mặc dù vậy,

do đặc điểm của nông phẩm là: sản phẩm tươi sống, khó bảo quản, dễ hưhỏng, mang tính mùa vụ cao, giảm chất lượng nếu không được bảo quản vàchế biến kịp thời Do đó, phát triển CNCBTP sẽ tạo điều kiện nâng cao chấtlượng và giá trị sản phẩm, đồng thời, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theohướng sản xuất hàng hoá và thúc đẩy CNH – HĐH đất nước;

Hai là, sự phát triển của CNCBTP sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày

càng tăng cũng như nhu cầu mới phát sinh của dân cư, đặc biệt là những sảnphẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

Ba là, hiện nay, phương thức chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ phân tán ở các

gia đình, các chợ, hè phố, chiếm tỷ lệ rất cao Đây là nguyên nhân gây ônhiễm môi trường, không đảm bảo VSATTP, giễ phát sinh dịch bệnh, đồngthời gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch Thực tế thấy rằng, khi dịchcúm gia cầm xảy ra (từ năm 2003) và sau đó là dịch LMLM ở gia súc, doCNCBTP nước ta còn quá sơ sài, lạc hậu đã làm cho thị trường thực phẩmchế biến bị đóng băng, còn người chăn nuôi thì điêu đứng;

Bốn là, sự phát triển của CNCBTP góp phần đáng kể vào việc đẩy

mạnh xuất khẩu, phát huy lợi thế so sánh của đất nước, tăng nguồn thu ngoại

tệ, khả năng sản xuất phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

Năm là, phát triển CNCBTP mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, có

những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước Sự pháttriển đó không chỉ đem lại hiệu quả cao cho chính bản thân ngành mà cònthúc đẩy và tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành có liên quan Đặcbiệt, điểm nhấn mạnh ở đây là CNCBTP không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không

17 TCTK, Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế – xã hội 2006.

Trang 13

đòi hỏi công nghệ phức tạp nhưng có khả năng thu hút được nhiều lao động

và tạo ra tích luỹ lớn;

Sáu là, Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, thuận lợi thì

nhiều, song cũng không thể tránh được những thách thức, có thể kể đến như:hàng hoá của các nước phát triển hơn ta có chất lượng, giá rẻ, đa dạng chủngloại, đảm bảo VSATTP sẽ tràn vào khi hàng rào bảo hộ từng bước được dỡ bỏ(chúng ta gần như phải mở cửa ngay mọi thị trường với mức thuế nhập khẩugiảm còn dưới 15%)18 Trong khi đó, ngành CNCBTP nước ta với máy móc,thiết bị còn thô sơ, công nghệ lạc hậu, công suất nhỏ, phát triển manh mún, tựphát, không có quy hoạch, cùng với đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý doanhnghiệp còn thờ ơ, chậm “hoà nhập” với dòng chảy của thị trường, chưa đápđược yêu cầu của hội nhập Ngoài ra, việc quan tâm đầu tư của Nhà nước vàongành còn chưa được trú trọng đúng mức Do đó, giá thành sản phẩm cao,chất lượng không đảm bảo, VSATTP chưa đáp ứng được yêu cầu của hộinhập, làm cho hàng hoá thiếu khả năng cạnh tranh;

Bảy là, theo dự báo của các nhà khoa học dinh dưỡng thì, tương lai của ngành CNCBTP sẽ “biến thực phẩm thành dược phẩm”19 Chế biến các món

ăn phù hợp với bộ gien dinh dưỡng của con người, để từ đó ngăn ngừa hoặctrì hoãn sự khởi đầu của một số căn bệnh có thể xảy ra; và

Tám là, CNCBTP châu Á sẽ tăng trưởng 12% đến 15%/năm trong 5

năm tới, song hành cùng với tốc độ CNH – HĐH và đô thị hoá nhanh chóngtrên toàn cầu, thói quen tiêu dùng của người dân châu Á cũng thay đổi, đòihỏi ngày càng cao của VSATTP 20 Vì vậy, các nhà sản xuất và chế biến thựcphẩm đang tập trung sản xuất ra những loại sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu

“tiện ích” của người tiêu dùng và như vậy các hãng chế biến, đóng gói khắpkhu vực, không loại trừ Việt Nam, ngày càng phải quan tâm nâng cao côngnghiệp chế biến hơn nữa

18 Bộ Thương mại.

19 http://irv.moi.gov.vn/News/PrinView.aspx?ID=15386.

20 http://irv.moi.gov.vn/gioithieu/2005/15019.ttvn.

Trang 14

Như vậy, từ nội dung phân tích trên đây, ta thấy rằng đối với Việt Nam,việc lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành CNCBTP là vấn đề quantrọng góp phần thực hiện CNH – HĐH đất nước nhanh, bền vững và có hiệuquả.

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ LỰA CHỌN CHIẾNLƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH

Hiện nay, để đánh giá năng lực cạnh tranh ngành, có nhiều mô hìnhđược áp dụng để phân tích như: mô hình SWOT, mô hình “kim cương“, môhình PEST Luận văn sử dụng mô hình “kim cương“ và mô hình SWOT làmcông cụ lý thuyết để phân tích

1.3.1 Mô hình “kim cương” – công cụ phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh ngành

Mô hình “kim cương“ được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990 Môhình này là một trong những phương pháp mới và phù hợp cho việc tiếp cậnnăng lực cạnh tranh của một ngành cụ thể

Sự gia tăng mức sống và thịnh vượng của mỗi quốc gia phụ thuộc vàokhả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và hiệu ứng lan truyền củacông nghệ của nền kinh tế Nói tổng quát hơn, cạnh tranh của một quốc giaphụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong ngành kinh tế Sức cạnhtranh của một ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp trong ngành: khả năng đổi mới công nghệ, sản phẩm, cung cách quản

lý của ngành và môi trường kinh doanh Các đầu vào quan trọng đối với sảnxuất của nền kinh tế không chỉ đơn thuần là lao động, vốn, tài nguyên thiênnhiên mà còn là những đầu vào do chính doanh nghiệp hoặc Chính phủ tạo ra

Sơ đồ 1.1: Mô hình “kim cương“

Chiến lược doanh nghiệp,

cơ cấu và sự cạnh tranh Chính phủ

Trang 15

Nguồn: M PORTER (1990), The Competitive Advantage of Nation,

Macmillan

1.3.1.1 Phân tích đầu vào

Dựa theo lý thuyết kinh tế truyền thống (lao động, đất đai, tài nguyênthiên nhiên, tư bản, hạ tầng kỹ thuật) để xác định hoạt động sản xuất kinhdoanh của một quốc gia đơn lẻ Theo Porter, điều quan trọng không phải làcác yếu tố sản xuất mà quốc gia được thừa hưởng mà là những yếu tố nào cóthể tạo ra trong thời gian ngắn và triển khai có hiệu quả

Nguyên liệu: sản xuất không thể tiến hành được nếu không có nguyên

liệu, nguồn nguyên liệu ổn định về số lượng, chất lượng và giá cả hợp lý tạođiều kiện cho hoạt động sản xuất diễn ra bình, do đó nó là yếu tố đầu vàoquan trọng luôn được các nhà sản xuất quan tâm

Lao động: nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có

ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính toán cân đối lao động – việc làm

xã hội Trong đó, nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao

động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng thamgia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động (trên tuổi lao động) đanglàm việc trong các ngành kinh tế Nguồn lao động được xem xét trên ở hai

Các ngành công nghiệp phụ trợ

Trang 16

mặt chất lượng và số lượng; lực lượng lao động là một bộ phận dân số đủ 15

tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp.21

Lao động là yếu tố đầu vào đặc biệt không thể thiếu trong bất kỳ quátrình sản xuất nào, nó là một yếu tố có vai trò quyết định đến tăng trưởng kinh

tế Một mặt, lao động là tiềm lực sản xuất chính, mặt khác là điều kiện mởrộng giới hạn của tăng trưởng kinh tế thông qua hành vi tiêu thụ thúc đẩy sựtăng lên của cầu bằng chính thu nhập có được từ hoạt động sản xuất Tácđộng của yếu tố lao động không chỉ thể hiện về mặt số lượng, mà quan trọnghơn là về mặt chất lượng của nó, biểu hiện ở trình độ, năng suất lao độngngày càng cao22

Vốn: vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển

kinh tế của mọi hình thái kinh tế – xã hội Nó là một yếu tố đầu vào quantrọng trong bất kỳ quá trình sản xuất kinh doanh nào Dưới dạng tiền tệ, vốnđược định nghĩa là khoản tích luỹ, là phần thu nhập thường có chưa được tiêudùng Về mặt hiện vật, đó là toàn bộ của cải vật chất do lao động sáng tạo ra

mà nền kinh tế tích luỹ được trong suốt quá trình lịch sử đến thời điểm xemxét và được gọi là tài sản quốc gia

Vốn sản xuất là giá trị của những tài sản được dùng làm phương tiện

trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ, gồm: vốn cố định và vốn

lưu động Vốn đầu tư là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng

vốn sản xuất Vốn đầu tư sản xuất được chia thành vốn đầu tư vào tài sản cốđịnh và vốn đầu tư vào tài sản lưu động Đến lượt mình, vốn đầu tư vào tàisản cố định chia thành vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn Vốn đầu

tư cơ bản làm tăng khối lượng thực thể tài sản cố định, đảm bảo bù đắp tài sản

cố định hao mòn và tăng thêm phần xây lắp dở dang Vốn sửa chữa lớn khônglàm tăng thêm khối lượng thực thể tài sản, do đó, nó không có trong thànhphần của vốn đầu tư cơ bản Nhưng vai trò kinh tế của vốn sửa chữa lớn tài

21 Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Đại học KTQD, Nxb Lao động - Xã hội, Hà

Nội, tr.167-168.

22 Lê Huy Đức (Đồng cb-2003), Giáo trình Dự báo phát triển KT-XH, Đại học KTQD, Nxb Thống kê, HN,

tr359.

Trang 17

sản cố định cũng giống như vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơ bản là đảm bảothay thế tài sản bị hư hỏng23.

Như vậy, có thể nói rằng vốn là yếu tố quan trọng của quá trình sảnxuất Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sảnxuất của doanh nghiệp, của ngành và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện đểnâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào đầu tư chiềusâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất Việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vàovịêc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động khi quy mô sản xuấtđược tăng lên cả chiều rộng và chiều sâu

1.3.1.2 Phân tích nhu cầu trong nước

Dân số, thu nhập, thị hiếu, sở thích, hàng hoá thay thế, hàng hoá bổsung, định hướng tiêu dùng của Chính phủ là bản chất nhu cầu thị trườngtrong nước về các sản phẩm và dịch vụ của ngành Nhu cầu trong nước có vaitrò hết sức quan trọng trong việc tạo ra khả năng cạnh tranh toàn cầu Thịtrường nội địa khó tính, khắt khe và tinh tế sẽ là một nhân tố quan trọng tạonên năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Những doanh nghiệp nào phảitồn tại trên thị trường này sẽ có khả năng sản suất và bán được những mặthàng cao cấp vì khách hàng không những đòi hỏi hàng hoá chất lượng cao màcòn đòi hỏi cả các yếu tố xã hội kết tinh trong hàng hoá, đồng thời việc tiếpxúc với những khách hàng khó tính sẽ giúp doanh nghiệp hiểu biết hơn vềnhu cầu và sở thích của người tiêu dùng Nếu những giá trị riêng biệt củahàng nội địa được thị trường nước ngoài thừa nhận, các doanh nghiệp trongnước sẽ có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu Mặt khác, nhu cầutrong nước cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước một bức tranh rõ rànghơn về sự thay đổi nhu cầu của khách hàng và tạo áp lực buộc các doanhnghiệp phải đổi mới, phải có chiến lược sản phẩm, chiến lược thu hút kháchhàng, nhờ đó tạo ra nhiều lợi thế hơn trước đối thủ nước ngoài trong cạnhtranh

23 Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Đại học KTQD, Nxb Lao động – Xã hội, Hà

Nội, tr.230-231.

Trang 18

1.3.1.3 Phân tích các ngành công nghiệp phụ trợ

Ngành công nghiệp phụ trợ cung cấp các đầu vào cần thiết phụ vụ chongành công nghiệp chính Đồng thời, cũng là những ngành mà doanh nghiệp

có thể phối hợp hoặc chia sẻ trong hoạt động kinh doanh Sự phát triển củangành công nghiệp phụ trợ và mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng tạo điều kiệnđổi mới và nâng cao trình độ công nghệ để duy trì các lợi thế cạnh tranh bềnvững hơn

Những nhà cung cấp tự thất bại khi họ không có được sự khuyến khíchthực sự hay không đủ sức ép để tạo ra sáng kiến mới Việc phục vụ nhữngkhách hàng toàn cầu có nghĩa phải có được thông tin rộng khắp và khả năngtruyền tải thông tin đó cho thị trường trong nước Những công ty sẵn sàngcung ứng nguồn lực của họ cho nghiên cứu và phát triển sẽ giúp họ tiến vàothị trường mới

1.3.1.4 Phân tích chiến lược của doanh nghiệp và sự cạnh tranh

Trong thực tế, các doanh nghiệp trong cùng một ngành cũng có nhữngchính sách khác nhau về kênh phân phối sản phẩm, phân đoạn thị trường tiêuthụ, chất lượng sản phẩm, trình độ công nghệ sản xuất, dịch vụ sau bán hàng,chính sách giá, chính sách quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm Trong hầuhết các ngành, các công ty có thể phân theo nhóm, trong đó các thành viêncủa nhóm có thể đi theo một chiến lược tương tự như nhau và có những điểmkhác biệt cơ bản với các công ty thuộc nhóm khác trong ngành

Về sự cạnh tranh, M.Porter đưa ra những vấn đề cốt lõi nhất để giúpcho các nhà quản lý phân tích môi trường ngành Ông đưa ra năm lực lượng

tác động vào ngành, đó là: (1) cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm ẩn: đối thủ

tiềm ẩn là các công ty hiện không ở trong ngành nhưng có khả năng nhảy vàohoạt động trong lĩnh vực đó Đối thủ mới tham gia trong ngành có thể là yếu

tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lựcsản xuất mới với mong muốn dành được một phần thị trường Do đó, nhữngcông ty đang hoạt động trong ngành tìm mọi cách để hạn chế các đối thủ cạnh

Trang 19

tranh tiềm ẩn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của họ Như vậy, để bảo vệ vị trícạnh tranh của mình, các doanh nghiệp thường quan tâm đến việc duy trìhàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài Nhà kinh tế học JoeBain đưa ra 3 yếu tố trở ngại chủ yếu đối với việc nhảy vào một ngành kinhdoanh, đó là: sự ưa chuộng sản phẩm của người mua, các ưu thế về chi phí

thấp và tính hiệu quả của sản xuất lớn; (2) cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế: sản phẩm thay thế là những sản phẩm của các công ty trong ngành khác

nhưng thoả mãn những nhu cầu của người tiêu dùng giống như các công tytrong ngành Các công ty này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau Như vậy,

sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình thành một sức ép cạnh tranh rất lớn,

nó giới hạn mức giá một công ty có thể định ra và do đó giới hạn mức lợinhuận của công ty Ngược lại, nếu sản phẩm của một công ty có rất ít sảnphẩm thay thế, công ty có cơ hội để tăng giá, và kiếm được lợi nhuận tăng

thêm; (3) sức ép về giá của người mua: người mua được xem như là đe doạ

mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượngsản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí hoạt động của công ty tăng lên

và ngược lại Người mua có thể gây áp lực với công ty đến mức nào phụ

thuộc vào thế mạnh của họ trong mối quan hệ với công ty; (4) sức ép về giá của người cung cấp: người cung cấp được coi là đe doạ với công ty khi họ có

thể đẩy mức giá hàng cung cấp cho công ty lên, ảnh hưởng đến mức lợi nhuậncủa công ty Các công ty thường phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các

nguồn hàng khác nhau như: vật tư thiết bị, nguồn lao động, tài chính; và (5)

sự cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành: sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội

hoặc đe doạ cho các công ty Nếu sự cạnh tranh là yếu, các công ty có cơ hội

để tăng giá để thu lợi nhuận cao Nếu sự cạnh tranh này là gay gắt sẽ dẫn tớicạnh tranh quyết liệt về giá cả và thế lợi nhuận của họ sẽ giảm Sự cạnh tranhcủa các công ty trong ngành thường chịu tác động tổng hợp của 3 yếu tố: cơcấu ngành, mức độ cầu và những trở ngại ra khỏi ngành

Trang 20

Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực

và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãntốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu được lợi nhuận ngày càng cao.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết được tạo ra từ thực lực củadoanh nghiệp Nó không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tàichính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp, một cách riêng biệt mà cầnđược đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùnglĩnh vực, cùng một thị trường Cạnh tranh càng khốc liệt bản lĩnh của doanhnghiệp càng cao

Nước ta, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanhnghiệp còn rất thấp, điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân Qua nghiêncứu thấy rằng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước không chỉchịu ảnh hưởng bởi chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn chịuảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô và môi trường kinh doanh tổng thể của quốcgia Phí kinh doanh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực kinh doanhcủa các chủ thể Theo nghiên cứu của CIEM thông qua VACO (Công tyTNHH Kiểm toán Việt Nam) và Công ty Tư vấn Tài chính Âu Lạc, cho thấyhầu hết các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đềuliên quan đến chi phí kinh doanh của quốc gia Chi phí thấp đồng nghĩa vớiviệc có được khả năng cạnh tranh cao, do đó, để nâng cao khả năng cạnhtranh cần phải nghiên cứu để giảm chi phí Tuy nhiên, chi phí thấp chỉ là bướckhởi đầu để có cạnh tranh Sự phát triển kinh doanh năng động sẽ tận dụngđược lợi thế so sánh về chi phí, từ đó nâng thêm khả năng cạnh tranh về chất.Các kỹ năng tổ chức, quản lý của nhà kinh doanh trong chu trình sản xuấtkinh doanh: từ giai đoạn trước sản xuất (chẳng hạn, thiết kế sản phẩm, muacông nghệ, nguyên liệu, ) đến bản thân quá trình sản xuất (sử dụng lao động,đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, ) và sau sản xuất (bao gói, nhãn hiệu, ký hợpđồng, tiếp cận thị trường, ) cũng là những yếu tố quan trọng góp phần cảithiện và nâng cao thêm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Theo báo cáo

Trang 21

của Diễn đàn Kinh tế Thế giới thì chỉ số về “chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp” của Việt Nam năm 2003 là 52/80 (năm 2002 là 67/80)24.

1.3.1.5 Phân tích vai trò của Chính phủ

Có hai nguyên nhân chủ yếu để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế làthúc đẩy hiệu quả và sự công bằng

Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhấtđều không thể phát triển nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Chính phủ Cácnền kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giảnđơn có thể hoạt động một cách có hiệu quả mà không cần sự can thiệp củaChính phủ Tuy nhiên, vì nền kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoàingày một phức tạp nên sự can thiệp của Chính phủ xuất hiện như một tất yếucho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế Chính phủ có một vai trò chínhđáng và thường xuyên trong nền kinh tế, thể hiện rõ rệt ở việc xác định “cácquy tắc trò chơi” để can thiệp vào những khu vực cần có sự lựa chọn, khắcphục khuyết tật của thị trường, để đảm bảo tính chỉnh thể của nền kinh tế vàcung cấp những dịch vụ công cộng

Vai trò của Chính phủ thể hiện trong các lĩnh vực: ổn định kinh tế vĩ

mô thông qua chính sách tài chính và tiền tệ; chống ô nhiễm môi trường; pháttriển giáo dục và đào tạo; tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cho sự phát triển:(i) để thực hiện đúng đắn chức năng phân phối của mình, thị trường đòi hỏimột loạt thể chế phát triển cao, trong đó có hệ thống pháp lý để chống lại độcquyền và gian lận, như: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống buôn lậu; và (ii)tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thể hiện ở tập hợp những biện pháp củaChính phủ nhằm cổ vũ cạnh tranh giữa các nhà cung ứng với nhau, đồng thờibảo vệ người tiêu dùng, chống lại độc quyền

Như vậy, sự điều tiết của Chính phủ vào thị trường thông qua các công

cụ như: chính sách, kế hoạch, pháp luật, nhằm hướng thị trường theo mụcđích định trước, cụ thể: Chính phủ có thể tác động lên các doanh nghiệp thông

24 Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Báo cáo Phát triển Thế giới 2002/2003.

Trang 22

qua các biện pháp như: tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp (bằng tiền) hoặcgián tiếp (cơ sở hạ tầng); áp dụng các luật thuế đối doanh nghiệp; quy địnhhay không quy định về thị trường vốn và thị trường hối đoái; chính sách giáodục ảnh hưởng tới người lao động; thiết lập những quy định về sản phẩm vàmôi trường; Chính phủ mua sắm hàng hoá và dịch vụ; ban hành luật chốngđộc quyền,

1.3.2 Mô hình SWOT - công cụ lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:Strengths (điểm mạnh); Weaknesses (điểm yếu); Opportunities (thời cơ) vàThreats (thách thức) Nguốn gốc của SWOT: mô hình SWOT là kết quả củamột cuộc khảo sát trên 500 công ty có doanh thu cao nhất do tạp chí Fortunebình chọn và được tiến hành nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Standford trongthập niên 60-70 của thế kỷ XX, nhằm tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công tythất bại trong việc thực hiện kế hoạch25 Đây là công cụ rất hữu ích giúpchúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc quyết định trong việc tổ chức, quản lý, đánh giáđối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và trong các báocáo nghiên cứu

SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích, dự báo bên trong và bênngoài Ma trận này không đưa ra những mô hình chiến lược cụ thể, nhưng nó

có tác dụng nêu ra những định hướng chiến lược rất quan trọng với ngànhthông qua phân tích môi trường bên ngoài (để tìm ra các cơ hội mà ngành cóthể tận dụng và thách thức mà ngành có thể phải đối mặt) cùng với điểmmạnh và điểm yếu từ môi trường bên trong giúp ta nhận diện vấn đề đầy đủ

Từ đó, cho ta các phương án chiến lược từ các kết hợp S-O; S-T; O; và

W-T Để minh hoạ cho những mô tả trên, chúng ta xem xét bảng sau:

Bảng 1.1 Ma trận SWOT

25 What’s swot in strategic analysis?

Trang 23

W1W2W3

Cơ hội

O1O2O3

Các kết hợp S - O Các kết hợp W - O

Thách

thức

T1T2 T3

Kinh nghiệm, kiến thức là những hiểu biết, những kỹ năng cần thiếtphục vụ cho việc phát triển;

Hoạt động marketing, khả năng tiếp cận thị trường là những lợi thếtrong việc truyền tải những thông điệp của chủ thể tới những đối tượng đãđịnh;

Vị trí địa lý đó là những lợi thế có được do điều kiện tự nhiên mang lại;Giá cả, thị trường, chất lượng: giá cả phù hợp, nhu cầu lớn và chấtlượng đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng;

Trang 24

Mức độ công nhận, phẩm cấp, chứng chỉ là mức độ công nhận của xãhội đối với những thành công của ngành;

Các quá trình xử lý, cơ cấu tổ chức cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, thích ứngkịp thời và linh hoạt với các vấn đề trong quá trình hoạt động; và

Mức độ kiểm soát của cơ quan chức năng, người có thẩm quyền đó làviệc tạo ra hành lang pháp lý rạch ròi, thuận lợi, bình đẳng cho sự phát triển

Weaknesses - Điểm yếu:

Hạn chế của ngành là các yếu tố gây khó khăn, trở ngại cho hoạt độngcủa ngành;

Những lỗ hổng trong năng lực đó là những khiếm khuyết không thể bổsung kịp thời khi có sự cố;

Thiếu sức cạnh tranh là việc không đáp ứng được những đòi hỏi của thịtrường ở mức trung bình so với các đối thủ;

Vấn đề tài chính là khả năng huy động và sử dụng nguồn lực tài chínhkhông hiệu quả;

Khả năng của dây chuyền cung cấp: dây chuyền lạc hậu, công suấtthấp;

Nguồn thông tin, khả năng dự báo trước của kế hoạch: thông tin khôngđúng, không đủ và không kịp thời Khả năng dự báo thiếu chuẩn xác;

Mức độ được công nhận: hoạt động của ngành chưa được công nhậnrộng rãi trong xã hội;

Quá trình xử lý, cơ cấu tổ chức: sự trì trệ, cồng kềnh, thiếu linh hoạttrong quá trình hoạt động; và

Mức độ kiểm soát của cơ quan Nhà nước: kiểm soát quá chặt chẽ hoặcquá lỏng lẻo gây ảnh hưởng không tốt cho tổ chức

Opportunities - Thời cơ:

Phát triển thị trường là việc khai thác thị trường truyền thống và mởrộng thị trường mới không ngừng lớn mạnh;

Trang 25

Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh: tận dụng, khai thác điểm yếu của đốithủ để dành lợi thế cho mình;

Xu hướng phát triển của ngành: tập quán tiêu dùng, thu nhập tăng, sởthích: thay đổi theo hướng có lợi cho ngành;

Phát triển công nghệ giúp cho việc tạo ra khối lượng sản phẩm nhiềuhơn, chất lượng tốt hơn với giá thành hạ hơn;

Ảnh hưởng từ thế giới đó là những ảnh hưởng về kinh tế, chính trị theohướng tích cực;

Thị trường mới sẽ mở ra nhiều cơ hội cho phát triển ngành;

Vị trí địa lý, hoạt động xuất – nhập khẩu đó là vị trí thuận lợi, hoạtđộng xuất nhập khẩu được đẩy mạnh tạo điều kiện cho việc phát triển ngành;

Các đặc sắc mới của sản phẩm là những ưu điểm vượt trội chưa từng có

Số lượng, sản xuất, nền kinh tế: nền kinh tế tăng trưởng mạnh; và

Các ảnh hưởng mang tính thời vụ, thời tiết tác động theo hướng tíchcực làm tăng quy mô sản xuất ngành

Threats - Nguy cơ:

Ảnh hưởng về mặt chính trị: bạo động, chiến tranh, cấm vận, bao vây;Ảnh hưởng về mặt luật pháp là sự thiếu đồng bộ, thiếu toàn diện, thiếuminh bạch của hệ thống pháp luật;

Ảnh hưởng về mặt môi trường: hoạt động sản xuất kinh doanh củangành đe doạ ô nhiễm môi trường;

Sự phát triển của công nghệ: công nghệ phát triển mạnh mẽ nhưng cácdoanh nghiệp trong ngành không có điều kiện hoặc không thể nắm bắt được;

Nhu cầu thị trường: nhu cầu giảm hoặc thay đổi theo hướng bất lợi;

Trang 26

Các ý định của đối thủ cạnh tranh là sự đi trước, đoán trước các ý định,chiến lược gây nguy hại hoặc đe doạ đến sự phát triển bình thường của cácdoanh nghiệp trong ngành;

Các hợp đồng và đối tác lớn có thể là các yêu cầu khối lượng lớn vớithời gian hoàn thành ngắn làm cho doanh nghiệp không có khả năng thực hiệnđược;

Duy trì các năng lực nội tại: việc duy trì này không thực hiện đượchoặc thực hiện được với chi phí cao hơn;

Các trở ngại phải đối mặt: các ràng buộc, đối thủ, sức ép từ người tiêudùng, từ nhà cung cấp, ràng buộc về mặt xã hội khác, đều tăng lên;

Những điểm yếu không thể khắc phục: điểm yếu đã trở thành “mãntính”;

Nền kinh tế trong và ngoài nước đang suy giảm hoặc lạm phát tăng; vàCác ảnh hưởng mang tính thời vụ, thời tiết ảnh hưởng bất lợi cho sựhoạt động của ngành

Phân tích một số kết hợp:

+ S O: ngành sử dụng mặt mạnh của mình để khai thác cơ hội;

+ S T: ngành sử dụng mặt mạnh để đối phó với các nguy cơ;

+ W O: tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu; và

+ W T: chiến lược phòng thủ, ngành giảm thiểu các mặt yếu của mình

và tránh được nguy cơ

1.4 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾBIẾN THỰC PHẨM CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌCVẬN DỤNG CHO VIỆT NAM

1.4.1 Chiến lược phát triển ngành CNCBTP của Thái Lan 26

Trong những năm qua, xuất khẩu thực phẩm Thái Lan tăng mạnh, đặcbiệt chỉ những sản phẩm chế biến tăng còn sản phẩm thô lại giảm Ngành chế

26 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Thông tin phục vụ lãnh đạo, (Số 10), trang 4-25.

Trang 27

biến thực phẩm phát triển mạnh đã góp phần quan trọng chuyển đổi nền kinh

tế nông nghiệp, nông thôn sang nền kinh tế công nghiệp đô thị So với cácngành công nghiệp chế tạo, ngành CNCBTP áp dụng công nghệ sử dụngnhiều lao động và liên kết mạnh với các hoạt động kinh tế nông thôn Ngoài

ra, không giống như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành CNCBTP khôngphụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu

Thái Lan đứng thứ 14/15 nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giớivới kim ngạch 2,4 tỷ USD/năm, chiếm 0,5% thị phần thế giới Để trở thànhnước xuất khẩu mạnh trên thị trường thế giới, các nhà xuất khẩu Thái Lan đãliên tục cải tiến công nghệ, đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêudùng Năm 2001, Thái Lan xuất khẩu 22% tổng số thực phẩm sang Nhật Bản;19,1% sang Mỹ; 12,5% sang EU và 3,9% sang Trung Quốc

+ Ngành hàng thịt gà:

Xuất khẩu thịt gà ngày càng có tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩuthực phẩm Thay đổi thị hiếu người tiêu dùng cũng như sự phát triển ngành gàgiò Thái Lan đã tạo đà cho xuất khẩu thịt gà tăng trưởng mạnh

Khéo léo tận dụng chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng chế biến,chỉ với 1,2% gia vị cho thêm, thịt gà của Thái Lan đã giảm được thuế xuốngcòn 15,4% thay vì phải chịu mức 70% áp dụng đối với thịt chưa qua chế biến.Thực tế các biện pháp kiểm dịch vệ sinh của EU đối với mặt hàng thực phẩmcủa Thái Lan là hồi chuông cảnh tỉnh ngành chế biến thực phẩm của họ, songvẫn có thể là cơ hội thuận lợi để mở rộng thị phần trong dài hạn Muốn vậy,các nhà sản xuất phải nhận thức được thách thức này, am hiểu tất cả nhữngbiện pháp kiểm dịch đang được các thị truờng áp dụng, đồng thời phải lườngtrước những biện pháp mới có thể được đưa ra trong tương lai để có thời gianđiều chỉnh cho thích hợp Trong một số trường hợp, hiện tại các nước không

hề áp dụng biện pháp kiểm tra nào, song khó có thể biết trước những quyđịnh mới mà các nước nhập khẩu sẽ áp dụng trong tương lai Về trung hạn,những doanh nghiệp nào tiến hành điều chỉnh quy trình và biện pháp sản xuất

Trang 28

có thể sẽ quay lại xuất khẩu sau thời gian bị cấm nhập Tuy nhiên, trong thờigian đó, các nhà sản xuất ở các nước phát triển đã tranh thủ chuẩn bị lựclượng, đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm mới, nâng caonăng lực cạnh tranh.

+ Ngành hàng thịt lợn chế biến:

Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua từng năm, nhưng xuất khẩu thịtchỉ đem lại cho Thái Lan khoảng 1 tỷ baht năm 2001 với các khách hàngchính là Hồng Kông và Nhật Bản Bản thân ngành có sự bảo hộ lớn do chínhsách hạn chế nhập khẩu của Chính phủ Sản lượng trong nước đủ cho nhu cầunội địa Bình quân mỗi người dân Thái Lan tiêu thụ khoảng 10kg thịtlợn/năm, thấp hơn nhiều so với con số 55kg ở Hồng Kông Chất lượng thịtxuất khẩu cao hơn hẳn các sản phẩm tiêu dùng trong nước bởi các quy địnhkhắt khe của các nước nhập khẩu Theo thoả thuận với WTO năm 2002, thịtlợn nhập khẩu vào Thái Lan chịu mức thuế 30% Nguy cơ thị trường trongnước sẽ bị chiếm lĩnh bởi các sản phẩm nhập khẩu, chất lượng cao khiến cảkhối doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân Thái Lan phải nhanh chóng đổimới chất lượng sản phẩm

Ngành thịt lợn Thái Lan còn phải đối mặt với nguy cơ của bệnh LMLMcũng như những yếu kém trong kênh sản xuất, từ thức ăn chăn nuôi tới việcsản xuất ở các trang trại, các lò mổ, vận chuyển tới các nhà bán buôn và bán

lẻ Chính phủ Thái Lan đang cố gắng đẩy mạnh cải tiến các lò mổ thông quatriển khai các dự án thí điểm Tuy không gặp phải những quy định khắt khe,song quá trình cải tiến an toàn thực phẩm trong ngành diễn ra hết sức chậmchạp

Không giống như các sản phẩm thịt chế biến khác, ngành chế biến thịtlợn của Thái Lan không nhận được vốn đầu tư nước ngoài Nhận thức củangười tiêu dùng đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm còn thấp tạo nên xu thếthích các sản phẩm rẻ tiền hơn là sản phẩm có giá cao cho dù chất lượng tốthơn Dịch LMLM khiến các nhà xuất khẩu hiểu rằng chỉ có thịt lợn đã qua

Trang 29

chế biến mới có thể tránh khỏi những rào cản thương mại do công nghiệp chếbiến đã áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn Giá cạnh tranh và thức ăn chănnuôi sẵn có giúp ngành chế biến thịt lợn Thái Lan có tiềm năng phát triển

Kiểm soát các chất kháng sinh, tồn dư hoá chất và tiêu diệt bệnhLMLM là cách duy nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảoVSATTP, tăng lượng thịt tươi xuất khẩu Hiện nay, điều kiện vệ sinh và antoàn thực phẩm thấp là nguyên nhân chính khiến cho xuất khẩu thịt lợn củaThái Lan gặp nhiều khó khăn Với khả năng kỹ thuật hiện tại, ngành thịt lợncủa Thái Lan có rất ít cơ hội thâm nhập và mở rộng thị phần ở các thị trườngrộng lớn nhưng cao cấp như Nhật Bản

Về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này: Cục Phát triển chăn nuôi tiếptục khuyến khích xây dựng các trang trại và lò giết mổ hợp vệ sinh, đồng thời,

đã chỉ thị tất cả các trang trại chăn nuôi phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn chănnuôi Để tận dụng lợi thế sau khi bệnh bò điên bùng phát tại thị trường Nhật,các nhà xuất khẩu Thái Lan đã năng động và thay đổi nhanh chóng theo thịhiếu của người tiêu dùng Tuy nhiên, điều kiện cần để thâm nhập thị trườngđầu tiên vẫn là sản phẩm có độ an toàn cao Chính phủ có vai trò rất quantrọng trong việc đảm bảo VSATTP, xây dựng hình ảnh sản phẩm chất lượng,thúc đẩy xuất khẩu Bộ Tài chính thì phê duyệt ngân sách mua thiết bị kiểmtra hoá chất để kiểm tra tất cả các loại nông sản, thực phẩm, nhất là những sảnphẩm xuất khẩu Năm 2002, Thái Lan đã thành lập Cục Tiêu chuẩn thựcphẩm và hàng hoá nông sản nhằm quản lý việc thực hiện các tiêu chuẩn chấtlượng theo chuỗi xuyên suốt từ người sản xuất đến người tiêu dùng

1.4.2 Chiến lược phát triển ngành CNCBTP của Ấn Độ 27

Ngành nông nghiệp đã tiến một bước dài từ khi Ấn Độ giành được độclập Từ một nước bị thiếu hụt nhiều thứ, Ấn Độ đã có thể tự cung cấp đủlương thực cho tiêu dùng và có dư thừa trong sản xuất Với diện tích đất nôngnghiệp là 184 triệu ha, hàng năm, Ấn Độ sản xuất ra 91 triệu tấn sữa, 150 tấn

27 The Food – Processing Industry in Indinan; Ministry of Food Processing Industries Govt of India – Food Processing Policy.

Trang 30

hoa quả, 210 tấn ngũ cốc, 483 triệu gia súc Mặc dù, sản lượng và lượng tiêuthụ trên đầu người được cho là tăng nhưng việc chuyển từ việc sản xuất theolối tự cung tự cấp sang giai đoạn mang tính thị trường đã mang lại nhiều sảnphẩm dư thừa và chính những sản phẩm dư thừa này đã dẫn đến những sựlãng phí Những sản phẩm dư thừa đã gây ra những khó khăn về thị trườngmang tính địa phương và đã có những lúc làm rớt giá kéo theo những ảnhhưởng về thu nhập cho người nông dân Bất chấp việc có những sản phẩm dưthừa và lãng phí, trình độ chế biến của Ấn Độ vẫn còn ở mức thấp.

Theo ước tính, tỷ lệ chế biến của ngành rau quả đạt khoảng 2%, củangành thịt gia súc và gia cầm đạt 2%, ngành sữa với các phương pháp sảnxuất hiện đại đạt mức 14% và ngành cá đạt 4%

Ngành chế biến thực phẩm mặc dù ở giai đoạn đầu nhưng vẫn chiếm14% tổng GDP sản xuất và đạt giá trị 2.800.000 triệu rupi Ngành này thu hút

130 triệu người lao động và có xu hướng tăng lên 2,4 lần số lao động gián tiếpđược tạo ra từ lao động trực tiếp Suốt hơn một thập kỷ qua, ngành chế biếnthực phẩm đã tăng trưởng ở mức 7,1%/năm Mức tăng trưởng cao hơn so vớimức tăng trưởng của ngành nông nghiệp chính là bằng chứng của xuất phátđiểm thấp sự gia tăng liên tục của sản phẩm dư thừa, lối sống, khẩu vị thayđổi và thu nhập sau thuế cao hơn cao hơn với người tiêu dùng Các chuyêngia kinh tế cho rằng, trong vòng năm năm tới mức độ tăng trưởng hàng nămcủa ngành này sẽ là 7,3%

Phạm vi trách nhiệm của Bộ Các ngành chế biến thực phẩm bao gồm

cả nhà máy chế biến ngũ cốc, sữa, thịt gia súc và gia cầm, cá, nhà máy bánhkẹo, các đồ ăn nhanh và các ngành chế biến rau quả, đồ uống có ga, bia và cácloại đồ uống có cồn không sử dụng đường

Khả năng chi trả và chi phí của thực phẩm chế biến, ở các nước pháttriển thì giá thực phẩm chế biến và thực phẩm tươi sống thường ở mức gầnbằng nhau, đôi khi các loại thực phẩm chế biến thậm chí còn rẻ hơn thựcphẩm tươi sống Tuy nhiên, ở Ấn Độ, do nhiều yếu tố, giá của các loại thực

Trang 31

phẩm chế biến thường cao hơn giá của thực phẩm tươi sống Chính vì thế, cầnphải có những biện pháp để giảm chi phí nhằm hạ giá thành và làm cho thựcphẩm chế biến có giá cả hợp lý.

Chi phí cho đóng gói là một sức ép lớn của ngành này, chí phí vàokhoảng 10% đến 64% tổng chi phí sản xuất Mức độ trung lập cao trongngành thực phẩm Ấn Độ cũng đẩy chi phí lên cao Do đó, Chính phủ cần cóchính sách hướng tới liên kết giữa các ngành để giảm chi phí, giảm thất thoátsau thu hoạch

Hệ thống cung cấp và vấn đề sau thu hoạch: một đặc điểm của hệ thốnglương thực, thực phẩm của Ấn Độ là một hệ thống rời rạc và rộng khắp, do

đó, làm tăng chi phí và đôi khi làm gián đoạn sản xuất và người tiêu dùng Hệthống này đã có sự liên kết ở mức độ thị trường rồi lại tách ra khi đến ngườitiêu dùng

Cơ sở hạ tầng cho ngành này còn yếu và thiếu Sự thiếu hụt tồn tạitrong lĩnh vực phân loại và đóng gói bên cạnh làm mát sơ bộ tại nông trangtrước khi đưa vào hệ thống phân phối lạnh chính thức Công suất bảo quảnlạnh hiện tại chỉ chiếm dưới 10% sản lượng, trong đó, về cơ bản 80% lại dùngtrong bảo quản khoai tây Sự thiếu hụt các cơ sở làm lạnh cho các nhà máygiết mổ hiện đại cho ngành chế biến thịt đã được thấy rõ

Về tài chính: trong mục tiêu cho vay ưu tiên 40% của ngành, các ngânhàng chỉ được chỉ định cho vay 18% đối với các hoạt động nông nghiệp trựctiếp và gián tiếp, trong đó, ngành chế biến thực phẩm được vay gián tiếp4,5%

An toàn vệ sinh thực phẩm: sự nhấn mạnh của Ấn Độ về việc tiêu dùngcác sản phẩm tươi sống cũng được gắn liền với sự chấp nhận về mặt chấtlượng của các sản phẩm chế biến Trừ phi chúng ta khẳng định với người tiêudùng rằng việc tồn trữ không gây ra sự hư hỏng về chất lượng thực phẩm,bằng không thì họ sẽ tránh xa thực phẩm chế biến Người tiêu dùng tìm kiếm

sự an toàn nhờ các chứng nhận và thương hiệu là nơi mà họ có những kiến

Trang 32

thức kinh nghiệm sâu sắc về sản phẩm hoặc quá trình sản xuất Các nhà cấpphát chứng nhận do vậy cần phải thận trọng trong việc thi hành các tiêuchuẩn Đội ngũ nhân viên thi hành các tiêu chuẩn về mặt chất lượng cũng nênđược đào tạo đầy đủ về những quy định và tiêu chuẩn đánh giá của HACCP,GMP và GHP Trong ngành gia cầm và thịt, Ấn Độ đã tập trung vào các vùngsạch bệnh, các cấu trúc mang tích chất liên doanh cho các nhà giết mổ.

Xuất khẩu: khối lượng hàng thực phẩm chế biến xuất khẩu, vốn chỉchiếm 1% thương mại trong ngành này, đã và đang tăng trưởng với tốc độ7%/năm trong vòng 5 năm qua và chiếm 70% tổng sản phẩm nông nghiệpxuất khẩu Các vấn đề về tiêu chuẩn hoá và chứng nhận chất lượng là nhữngvấn đề nổi bật trong lĩnh vực này Tốc độ tăng trưởng cần phải tăng lên gấpđôi trong 5 năm tới

Do công nghiệp chế biến có bản chất là mang tính thời vụ, tài sản bị bỏkhông trong thời gian dài Trong sự nhìn nhận về đặc tính này, Chính phủ cầncan thiệp để giảm nhẹ tính chất thời vụ đó

1.4.3 Chiến lược phát triển ngành CNCBTP của Malaysia 28

Những năm đầu sau khi giành được độc lập (1957), do tỷ lệ đói nghèotrong nông nghiệp và nông thôn còn cao, nên chính sách phát triển củaMalaysia chủ yếu tập trung vào tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập củanông dân

Năm 1984, Malaysia thi hành chính sách nông nghiệp quốc gia lần đầutiên (NAP lần 1) nhằm từng bước tự do hoá ngành nông nghiệp, sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực của đất nước, tối đa hoá thu nhập trong nông nghiệp,kích thích và đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đặc biệt là các mặt hàng chếbiến theo hướng xuất khẩu

Giai đoạn 1984 – 1990, nền kinh tế Malaysia diễn ra chuyển đổi cơ cấumạnh mẽ, Chính phủ rất chú trọng vào phát triển công nghiệp, nên tỷ trọngcông nghiệp tăng lên nhanh chóng, khoảng 13,1%/năm Đồng thời, Chính phủ

28 Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Thông tin phục vụ lãnh đạo,( Số 9), Hà Nội, trang 35-42.

Trang 33

đã áp dụng nhiều chính sách can thiệp nhằm bảo vệ ngành chăn nuôi, côngnghiệp chế biến, đặc biệt là các sản phẩm như: thịt tươi, thịt miếng, thịt đônglạnh và trứng gia cầm Trước vòng đàm phán Urugoay, Malaysia cấm nhậpkhẩu các sản phẩm nói trên Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu tối đa là 3%mức tiêu thụ trong nước, năm 2004 tăng lên 5% Chăn nuôi lợn cũng đượcbảo hộ rất lớn, thuế nhập khẩu trong khoảng 23% đến 139% Ngày nay,ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Malaysia được coi là phát triểnnhất trong khu vực Đông Nam Á và có thứ hạng cao trên thế giới.

1.4.4 Bài học vận dụng cho Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu ngành CNCBTP của các quốc gia có điều kiệntương đồng với Việt Nam trong việc phát triển ngành này, bài học vận dụngcho nước ta như sau:

Một là, tận dụng triệt để nguyên liệu trong nước, đổi mới công nghệ

chế biến, liên kết sản xuất từ chăn nuôi, thu gom, giết mổ và chế biến gia súc,gia cầm theo hướng tập trung nhằm hạ giá thành sản xuất;

Hai là, xây dựng ngành CNCBTP theo hướng chế biến sâu để tạo ra

sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo VSATTP khai thác và đáp ứng nhu cầutrong nước Đồng thời, từng bước mở rộng xuất khẩu, nhất là sang những thịtrường khó tính như Nhật Bản, EU, Singapore, ;

Ba là, trước sức ép lớn về cạnh tranh trong WTO, các doanh nghiệp

xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ các chính sách thương mại, đồng thời cần amhiểu tất cả các biện pháp kiểm dịch đang và sẽ được áp dụng trên thị trường

để có phương án ứng phó phù hợp; và

Bốn là, Chính phủ cần phổ biến sâu rộng đến mỗi người dân sự hiểu

biết về cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO (Trung Quốc đãtừng làm và thành công với phương pháp này), ngoài ra Chính phủ hỗ trợ cácdoanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu ra nước ngoài

Trang 34

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

CHẾ BIẾN THỰC PHẨM CỦA VIỆT NAM

2.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾNTHỰC PHẨM CỦA VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử phát triển ngành CNCBTP của Việt Nam

Công nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng phần lớn đầu vào là sảnphẩm của ngành nông nghiệp Do vậy, có thể nói rằng CNCBTP phát triểncùng sự tiến bộ của của ngành nông nghiệp

Trong suốt quá trình lịch sử của mình, có thể chia CNCBTP của ViệtNam theo các mốc sau:

+ Giai đoạn 1: trước năm 1858 (năm 1858 thực dân Pháp sang đô hộnước ta), thời kỳ này về mặt xã hội thuần tuý là xã hội Phong kiến, về mặtkinh tế là nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp, có dưthừa dùng trong trao đổi nhưng chỉ dừng lại ở sản phẩm thô

Cùng với những tiến bộ trong sản xuất, sản phẩm nông nghiệp được tạo

ra nhiều hơn Khi đó, con người nảy sinh ý định tích luỹ, dự trữ và trao đổivới khối lượng lớn với các vùng, miền khác, do đó bảo quản, chế biến phát

Trang 35

triển theo Trong xã hội bấy giờ hình thành nhóm người chuyên sản xuất, chếbiến và tiêu thụ sản phẩm do nông nghiệp làm ra Tuy nhiên, ở giai đoạn nàynhìn chung mới chỉ dừng lại ở mức chế biến có tính chất công nghiệp.

+ Giai đoạn 1858 – 1954: khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, họ đemtheo công cụ cơ khí, máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác thuộc địa,trong đó có máy móc, thiết bị phục vụ cho công nghiệp chế biến Trong suốtthời kỳ này công nghiệp chế biến mới đạt được ở mức bán cơ khí và cơ khí Cũng trong giai đoạn này, ở các vùng quê Việt Nam, hình thành nên các làngnghề chế biến như: nghề làm bún, làm chả, giò, nem,

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà rađời Ngày 14 tháng 11 năm 1945 Hồ Chủ Tịch ký Sắc Lệnh số 79 thành lập

Bộ Canh nông, Bộ này có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất nôngnghiệp, trong đó có ngành chế biến thực phẩm

Thời kỳ 1945 – 1954 phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệpchế biến nói riêng phục vụ cho bồi dưỡng sức dân để kháng chiến, tăng cườnghậu phương kháng chiến Các nhà máy, xí nghiệp ra đời trong thời kỳ nàynhư: nhà máy Rượu Hà Nội, nhà máy Bia Hà Nội, nhà máy Xay Hải Phòng,

+ Giai đoạn 1954-1975: những năm 1954-1960, đẩy mạnh cải cáchruộng đất, phát triển các ngành công nghiệp phục vụ dân sinh và xây dựng cơ

sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội Đại hội Đảng III (năm 1960) nhấn mạnh ưutiên phát triển công nghiệp nặng, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp,công nghiệp nhẹ Giai đoạn này với sự ủng hộ của Liên Xô và các nước đông

Âu, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến như:Cao-Xà-Lá, sản xuất mì chính, nhà máy đồ hộp Hạ Long, được ra đời Tuynhiên, trong giai đoạn này dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị mới chỉđược trang bị ở giai đoạn cơ khí bán tự động

Như vậy, từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, cùng với cácngành sản xuất khác, ngành CNCBTP nước ta đã đóng góp vai trò vô cùng

Trang 36

quan trọng được lịch sử ghi nhận đó là ngoài đáp ứng cho nhu cầu dân sinhcòn góp phần vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

+ Giai đoạn 1975 –1986: sau khi đất nước thống nhất (1976), Đảng tachủ trương khôi phục mọi mặt đời sống xã hội Trên cơ sở chủ trương, đườnglối của Đại hội IV và V của Đảng, Hiến Pháp 1980, tại Điều 16, khẳng định:

“Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công – nông nghiệp, ” Với chủ

trương đó, chúng ta đã đạt được những thành quả to lớn Tuy nhiên, điều kiệnđất nước lúc bấy giờ chưa cho phép chúng ta ưu tiên phát triển công nghiệpnặng quá mức, do đó, xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng

+ Giai đoạn từ 1986 đến nay: trước bối cảnh khủng hoảng đó, Đảng taquyết định tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện về mọi mặt đời sống kinh tế– xã hội nhằm đưa xã hội ra khỏi khủng hoảng (Đại hội VI, tháng 12 năm1986) Đại hội đưa ra nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong giai đoạn

này là thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: “lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”, với mục đích sản xuất đủ cho nhu cầu tiêu

dùng trong nước, có tích luỹ và xuất khẩu Với quan điểm đó, đưa nôngnghiệp làm mặt trận hàng đầu, vì thế, năm 1987, trên cơ sở Bộ Nông nghiệp(thành lập 1977) cùng với Bộ Lượng thực và Bộ Thực phẩm sáp nhập thành

Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ NN & PTNT)

Những năm gần đây, thế giới biết đến Việt Nam bởi những thành tựu tolớn trong phát triển kinh tế – xã hội theo đường lối đổi mới của Đảng đề ra,trong đó có phần đóng góp không nhỏ của ngành nông nghiệp và ngànhCNCBTP Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, hàng năm phải nhập hàng triệutấn lương thực (năm 1988 nhập khoảng 450 ngàn tấn) đến năm 1989 chúng tasản xuất không chỉ đủ cho tiêu dùng trong nước mà còn có dư để xuất khẩugần một triệu tấn gạo 29, mở đầu cho thời kỳ gạo và các mặt hàng nông sản,

29 Tạp chí Kinh tế và Dự báo (2006), Nông nghiệp và PTNT: thành tựu 20 năm đổi mới và định hướng phát

triển đến năm 2010, (Số 3), trang 4.

Trang 37

thực phẩm khác hiện diện trên thị trường thế giới Đến cuối năm 2006, nước

ta đã có chín mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD 30, trong đóhơn một nửa là các sản phẩm nông sản chế biến

Tóm lại, sau hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhữngthành tựu to lớn, trong đó có sự đóng góp của ngành nông nghiệp, ngành cungcấp phần lớn đầu vào cho công nghiệp chế biến, thúc đẩy công nghiệp chếbiến nói chung và công nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng không ngừngphát triển

2.1.2 Những thành tựu của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm VN

Bảng 2.1 Số DN, vốn SX và LĐ của ngành CNCBTP và đồ uống qua các

Qua Bảng 2.1 ta thấy, cùng với số lượng doanh nghiệp tăng lên qua cácnăm, quy mô vốn sản xuất kinh doanh bình quân của doanh nghiệp cũng ngày

30 TCTK, Thông cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế – xã hội 2006.

Trang 38

càng mở rộng, cụ thể: năm 2001 vốn sản xuất kinh doanh bình quân/doanhnghiệp là 15,10 tỷ đồng, đến năm 2006 con số ước đạt là 20,93 tỷ đồng; quy

mô lao động/doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên: từ 82 người năm 2001gần 85 người năm 2006 Điều đáng chú ý là không chỉ số lượng doanhnghiệp, quy mô vốn/doanh nghiệp và quy mô lao động/doanh nghiệp tăng màkết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng ngày một tăng, thể hiện qua chỉtiêu: doanh thu thuần/doanh nghiệp từ 21,95 tỷ đồng năm 2001 lên 38,44 tỷđồng năm 2006, đây là tín hiệu rất tốt đối với tương lai của ngành

Bảng 2.2 Giá trị sản xuất ngành CNCBTP và đồ uống theo giá so sánh

CNCBTP và

đồ uống

1000tỷ.đ 50,37 56,06 64,58 74,69 87,33 100,21

Trong những năm qua, nhờ những chính sách và giải pháp khuyếnkhích và bảo hộ đầu tư của Chính phủ đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu

tư, do đó thu hút nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào

Trang 39

ngành, vì thế cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế của ngànhCNCBTP và đồ uống đã thay đổi theo hướng tích cực.

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ngành

CNCBTP và đồ uống phân theo thành phần kinh tế.

Tổng

GTSX

1000tỷ.đ 50,37 56,06 64,58 74,69 87,33 100,56

Tỷ trọng % 22,10 23,26 24,12 24,65 25,18 25,93 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Niên giám Thống kê, (năm 2006 là số ước

tính).

Mặc dù, tỷ trọng giá trị sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước đã giảmqua các năm, song vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (36,19% năm 2005), theo ướctính con số này còn 34,43% năm 2006 Cùng với việc giảm dần tỷ trọng mứcđóng góp vào giá trị sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước, hai nhóm doanhnghiệp còn lại đang nâng dần tỷ trọng giá trị sản xuất trong tổng giá trị sảnxuất ngành công nghiệp Xu hướng biến đổi này phù hợp với định hướngchuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta hiện nay

2.1.3 Sản phẩm, thị trường của ngành CNCBTP Việt Nam

Hàng năm, khối lượng thịt qua chế biến chiếm tỷ lệ thấp trong tổnglượng thịt tiêu thụ nội địa Từ thịt gia súc, gia cầm, người ta có thể chế biếnđược nhiều món ăn khác nhau: ngoài những món ăn truyền thống như: giò,chả, thịt quay, nem, người ta còn chế biến nhiều món ăn theo kiểu phương

Trang 40

Tây như: dăm bông, xúc xích, thịt xông khói, lạp xường, patê, thịt hộp, Cácsản phẩm truyền thống được chế biến chủ yếu bằng phương pháp thủ công, cótrang bị một số máy tối thiểu như: máy xay thịt, lò quay bằng củi Các món ăntheo kiểu phương Tây và đồ hộp được sản xuất trên dây chuyền công nghiệpvới công xuất từ 1.000 tấn trở lên, như công ty đồ hộp Hạ Long,Vissan, Ngoài ra, một số cơ sở chế biến quy mô nhỏ và vừa của các doanhnghiệp tư nhân chủ yếu sản xuất, chế biến các sản phẩm truyền thống và đồ

ăn nguội theo kiểu châu Âu

Ta thấy, mặc dù hàng năm nông nghiệp nước ta sản xuất ra khối lượnglớn sản phẩm nhưng tỷ lệ sản phẩm được chế biến còn thấp, đặc biệt là chếbiến bằng công nghệ hiện đại Chính vì thế, chất lượng, giá trị sản phẩm hànghoá của ta thấp, khả năng cạnh tranh hạn chế

Tỷ lệ nông sản, thực phẩm được chế biến và công nghệ chế biến cácsản phẩm của Việt Nam như sau:

Bảng 2.4 Tỷ lệ chế biến một số nông sản, thực phẩm ở Việt Nam (đvt: %)

2 0,7

1023015

2510158

8 2

2054020

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2006.

Đối với ngành chế biến thịt, nhiều chuyên gia cho rằng, nước ta chưahình thành ngành công nghiệp này, bởi vì hầu hết các sản phẩm thịt đều được

Ngày đăng: 02/10/2012, 15:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Ma trận SWOT - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 1.1 Ma trận SWOT (Trang 23)
Bảng 1.1 Ma trận SWOT - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 1.1 Ma trận SWOT (Trang 23)
Bảng 2.1 Số DN, vốn SX và LĐ của ngành CNCBTP và đồ uống qua các năm - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.1 Số DN, vốn SX và LĐ của ngành CNCBTP và đồ uống qua các năm (Trang 38)
Bảng 2.1 Số DN, vốn SX và LĐ của ngành CNCBTP và đồ uống qua các  năm - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.1 Số DN, vốn SX và LĐ của ngành CNCBTP và đồ uống qua các năm (Trang 38)
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất ngành CNCBTP và đồ uống theo giá so sánh 1994 - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất ngành CNCBTP và đồ uống theo giá so sánh 1994 (Trang 39)
Bảng 2.2  Giá trị sản xuất ngành CNCBTP và đồ uống theo giá so sánh 1994 - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất ngành CNCBTP và đồ uống theo giá so sánh 1994 (Trang 39)
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ngành  CNCBTP và đồ uống phân theo thành phần kinh tế. - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ngành CNCBTP và đồ uống phân theo thành phần kinh tế (Trang 39)
Bảng 2.4 Tỷ lệ chế biến một số nông sản, thực phẩ mở Việt Nam (đvt: %) - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.4 Tỷ lệ chế biến một số nông sản, thực phẩ mở Việt Nam (đvt: %) (Trang 41)
Bảng 2.4 Tỷ lệ chế biến một số nông sản, thực phẩm ở Việt Nam (đvt: %) - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.4 Tỷ lệ chế biến một số nông sản, thực phẩm ở Việt Nam (đvt: %) (Trang 41)
Bảng 2.5 Lượng và thị trường xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam qua các năm - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.5 Lượng và thị trường xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam qua các năm (Trang 42)
Bảng 2.7 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô lao động của ngành CNCBTP và đồ uống - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.7 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô lao động của ngành CNCBTP và đồ uống (Trang 47)
Bảng 2.7  Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô lao  động của ngành CNCBTP và đồ uống - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.7 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô lao động của ngành CNCBTP và đồ uống (Trang 47)
Bảng 2.8 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô vốn của ngành CNCBTP và đồ uống - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.8 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô vốn của ngành CNCBTP và đồ uống (Trang 50)
Bảng 2.8  Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô vốn  của ngành CNCBTP và đồ uống - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.8 Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 phân theo quy mô vốn của ngành CNCBTP và đồ uống (Trang 50)
Nhìn vào Bảng 2.9 ta thấy, số doanh nghiệp có vốn dưới 0,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao (22,73% năm 2005) - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
h ìn vào Bảng 2.9 ta thấy, số doanh nghiệp có vốn dưới 0,5 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao (22,73% năm 2005) (Trang 51)
Bảng 2.9  Xuất xứ, công suất máy móc thiết bị chế biến của các doanh  nghiệp - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.9 Xuất xứ, công suất máy móc thiết bị chế biến của các doanh nghiệp (Trang 51)
Bảng 2.12 Ma trận SWOT ngành công nghiệp chế biến thực phẩm  của Việt Nam - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.12 Ma trận SWOT ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam (Trang 70)
P1 = S1 + S4 + S5 O1 + O3 + O4 - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
1 = S1 + S4 + S5 O1 + O3 + O4 (Trang 70)
Bảng 2.12  Ma trận  SWOT ngành công nghiệp chế biến thực phẩm  của Việt Nam - Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx
Bảng 2.12 Ma trận SWOT ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w