The Food – Processing Industry in Indinan; Ministry of Food Processing Industries Govt of India – Food Processing Policy.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx (Trang 30 - 33)

Ngành chế biến thực phẩm mặc dù ở giai đoạn đầu nhưng vẫn chiếm 14% tổng GDP sản xuất và đạt giá trị 2.800.000 triệu rupi. Ngành này thu hút 130 triệu người lao động và có xu hướng tăng lên 2,4 lần số lao động gián tiếp được tạo ra từ lao động trực tiếp. Suốt hơn một thập kỷ qua, ngành chế biến thực phẩm đã tăng trưởng ở mức 7,1%/năm. Mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp chính là bằng chứng của xuất phát điểm thấp sự gia tăng liên tục của sản phẩm dư thừa, lối sống, khẩu vị thay đổi và thu nhập sau thuế cao hơn cao hơn với người tiêu dùng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong vòng năm năm tới mức độ tăng trưởng hàng năm của ngành này sẽ là 7,3%.

Phạm vi trách nhiệm của Bộ Các ngành chế biến thực phẩm bao gồm cả nhà máy chế biến ngũ cốc, sữa, thịt gia súc và gia cầm, cá, nhà máy bánh kẹo, các đồ ăn nhanh và các ngành chế biến rau quả, đồ uống có ga, bia và các loại đồ uống có cồn không sử dụng đường.

Khả năng chi trả và chi phí của thực phẩm chế biến, ở các nước phát triển thì giá thực phẩm chế biến và thực phẩm tươi sống thường ở mức gần bằng nhau, đôi khi các loại thực phẩm chế biến thậm chí còn rẻ hơn thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, do nhiều yếu tố, giá của các loại thực phẩm chế biến thường cao hơn giá của thực phẩm tươi sống. Chính vì thế, cần phải có những biện pháp để giảm chi phí nhằm hạ giá thành và làm cho thực phẩm chế biến có giá cả hợp lý.

Chi phí cho đóng gói là một sức ép lớn của ngành này, chí phí vào khoảng 10% đến 64% tổng chi phí sản xuất. Mức độ trung lập cao trong ngành thực phẩm Ấn Độ cũng đẩy chi phí lên cao. Do đó, Chính phủ cần có chính sách hướng tới liên kết giữa các ngành để giảm chi phí, giảm thất thoát sau thu hoạch.

Hệ thống cung cấp và vấn đề sau thu hoạch: một đặc điểm của hệ thống lương thực, thực phẩm của Ấn Độ là một hệ thống rời rạc và rộng khắp, do đó, làm tăng chi phí và đôi khi làm gián đoạn sản xuất và người tiêu dùng. Hệ

thống này đã có sự liên kết ở mức độ thị trường rồi lại tách ra khi đến người tiêu dùng.

Cơ sở hạ tầng cho ngành này còn yếu và thiếu. Sự thiếu hụt tồn tại trong lĩnh vực phân loại và đóng gói bên cạnh làm mát sơ bộ tại nông trang trước khi đưa vào hệ thống phân phối lạnh chính thức. Công suất bảo quản lạnh hiện tại chỉ chiếm dưới 10% sản lượng, trong đó, về cơ bản 80% lại dùng trong bảo quản khoai tây. Sự thiếu hụt các cơ sở làm lạnh cho các nhà máy giết mổ hiện đại cho ngành chế biến thịt đã được thấy rõ.

Về tài chính: trong mục tiêu cho vay ưu tiên 40% của ngành, các ngân hàng chỉ được chỉ định cho vay 18% đối với các hoạt động nông nghiệp trực tiếp và gián tiếp, trong đó, ngành chế biến thực phẩm được vay gián tiếp 4,5%.

An toàn vệ sinh thực phẩm: sự nhấn mạnh của Ấn Độ về việc tiêu dùng các sản phẩm tươi sống cũng được gắn liền với sự chấp nhận về mặt chất lượng của các sản phẩm chế biến. Trừ phi chúng ta khẳng định với người tiêu dùng rằng việc tồn trữ không gây ra sự hư hỏng về chất lượng thực phẩm, bằng không thì họ sẽ tránh xa thực phẩm chế biến. Người tiêu dùng tìm kiếm sự an toàn nhờ các chứng nhận và thương hiệu là nơi mà họ có những kiến thức kinh nghiệm sâu sắc về sản phẩm hoặc quá trình sản xuất. Các nhà cấp phát chứng nhận do vậy cần phải thận trọng trong việc thi hành các tiêu chuẩn. Đội ngũ nhân viên thi hành các tiêu chuẩn về mặt chất lượng cũng nên được đào tạo đầy đủ về những quy định và tiêu chuẩn đánh giá của HACCP, GMP và GHP. Trong ngành gia cầm và thịt, Ấn Độ đã tập trung vào các vùng sạch bệnh, các cấu trúc mang tích chất liên doanh cho các nhà giết mổ.

Xuất khẩu: khối lượng hàng thực phẩm chế biến xuất khẩu, vốn chỉ chiếm 1% thương mại trong ngành này, đã và đang tăng trưởng với tốc độ 7%/năm trong vòng 5 năm qua và chiếm 70% tổng sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu. Các vấn đề về tiêu chuẩn hoá và chứng nhận chất lượng là những

vấn đề nổi bật trong lĩnh vực này. Tốc độ tăng trưởng cần phải tăng lên gấp đôi trong 5 năm tới.

Do công nghiệp chế biến có bản chất là mang tính thời vụ, tài sản bị bỏ không trong thời gian dài. Trong sự nhìn nhận về đặc tính này, Chính phủ cần can thiệp để giảm nhẹ tính chất thời vụ đó.

1.4.3 Chiến lược phát triển ngành CNCBTP của Malaysia 28

Những năm đầu sau khi giành được độc lập (1957), do tỷ lệ đói nghèo trong nông nghiệp và nông thôn còn cao, nên chính sách phát triển của Malaysia chủ yếu tập trung vào tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của nông dân.

Năm 1984, Malaysia thi hành chính sách nông nghiệp quốc gia lần đầu tiên (NAP lần 1) nhằm từng bước tự do hoá ngành nông nghiệp, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước, tối đa hoá thu nhập trong nông nghiệp, kích thích và đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đặc biệt là các mặt hàng chế biến theo hướng xuất khẩu.

Giai đoạn 1984 – 1990, nền kinh tế Malaysia diễn ra chuyển đổi cơ cấu mạnh mẽ, Chính phủ rất chú trọng vào phát triển công nghiệp, nên tỷ trọng công nghiệp tăng lên nhanh chóng, khoảng 13,1%/năm. Đồng thời, Chính phủ đã áp dụng nhiều chính sách can thiệp nhằm bảo vệ ngành chăn nuôi, công nghiệp chế biến, đặc biệt là các sản phẩm như: thịt tươi, thịt miếng, thịt đông lạnh và trứng gia cầm. Trước vòng đàm phán Urugoay, Malaysia cấm nhập khẩu các sản phẩm nói trên. Năm 2002 kim ngạch nhập khẩu tối đa là 3% mức tiêu thụ trong nước, năm 2004 tăng lên 5%. Chăn nuôi lợn cũng được bảo hộ rất lớn, thuế nhập khẩu trong khoảng 23% đến 139%. Ngày nay, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Malaysia được coi là phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á và có thứ hạng cao trên thế giới.

1.4.4 Bài học vận dụng cho Việt Nam

28

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w