Với các chủ thể khác

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx (Trang 86 - 90)

5 http//agroviet.gov.vn.

3.2.3Với các chủ thể khác

Đối với các nhà khoa học: nghiên cứu và cho ra đời con giống có chất lượng cao, bởi giống là khâu then chốt quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi cũng như chất lượng của ngành giết mổ, chế biến; nghiên cứu, cải tiến để tạo ra máy móc, thiết bị dây chuyền phục vụ cho giết mổ, chế biến với giá thành hạ, thay thế sản phẩm nhập ngoại; nghiên cứu và tư vấn cho các nhà chính trị về chính sách và giải pháp phát triển CNCBTP trong điều kiện hội nhập.

Đối với các nhà chăn nuôi: hiện nay, nước ta có khoảng 7 triệu hộ và trên 16.000 trang trại chăn nuôi. Đây là nguồn cung cấp các sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày của xã hội và cho ngành CNCBTP. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán nên hiệu quả chăn nuôi không cao. Theo đề án chăn nuôi của Bộ NN & PTNT thì phấn đấu đến năm 2010 giảm số hộ chăn nuôi xuống còn khoảng 5 triệu hộ và tăng số trang trại chăn nuôi tập trung theo hướng cung cấp sản phẩm sạch. Để làm được điều đó, đòi hỏi các hộ, các trang trại chăn nuôi phải tuân thủ triệt để quy trình chăn nuôi: địa điểm chăn nuôi theo quy hoạch, đảm bảo VSTY, vệ sinh môi trường, quy trình phòng và chữa bệnh, sản phẩm đem tiêu thụ bắt buộc phải có chứng

nhận của cơ quan thú y; bày bán, giết mổ, chế biến tại các khu đã được quy hoạch.

Tăng cường liên kết bốn Nhà nhằm kết nối, giải quyết triệt để, giải quyết tận gốc nhiều vấn đề từ khâu nghiên cứu, triển khai, đến chăn nuôi, thu gom, giết mổ, chế biến, lưu thông và cả chính sách áp dụng để thực hiện việc đưa công nghệ vào sản xuất, đưa chính sách vào cuộc sống nhanh hơn, sát thực hơn.

Phát huy vai trò của các Hội, Hiệp hội ngành nghề, vì đây là tổ chức tự nguyện liên kết các doanh nghiệp, không vì mục đích lợi nhuận nhằm phát huy tính năng động, tích cực của doanh nghiệp. Hoạt động của hiệp hội nhằm thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước không nên làm hoặc nếu làm cũng không hiệu quả, đồng thời cũng để bổ sung cho thị trường, khắc phục những khuyết tật của thị trường. Hiệp hội thực hiện chức năng là trung tâm đầu mối tập hợp, phân tích và xử lý thông tin thị trường, là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong ngành thông qua thương lượng và giải quyết các tranh chấp quốc tế.

KẾT LUẬN

Ngành CNCBTP Việt Nam ra đời từ rất sớm. Do ngành sử dụng phần lớn đầu vào là sản phẩm của ngành nông nghiệp, do vậy, có thể nói rằng CNCBTP phát triển cùng sự tiến bộ của ngành nông nghiệp.

Theo quan điểm và mục tiêu của Đảng thể hiện qua các kỳ đại hội, ngành CNCBTP nước ta được xếp vào nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh và cần được hỗ trợ, ưu tiên phát triển. Cần có chính sách phù hợp để đưa ngành này trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước. Sự phát triển của CNCBTP không chỉ có vai trò quan trọng đối với bản thân ngành mà còn với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là với ngành nông nghiệp – ngành cung cấp phần lớn đầu vào cho CNCBTP và là nơi sinh sống của khoảng 75% dân số với 55% lao động cả nước. Do vậy, phát triển CNCBTP tạo điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, đồng thời, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Ngoài ra, phát triển CNCBTP góp phần phát triển nền công nghiệp sạch, tạo ra sản phẩm sạch có chất lượng cao, bảo đảm VSATTP.

CNCBTP nước ta đã có những đóng góp rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt là việc nâng cao vị thế của Vịêt Nam trên trường quốc tế sau 20 năm đất nước đổi mới bằng việc góp phần đưa một số nông sản chế biến có thứ hạng cao trên thế giới. Hiện nay, ngành CNCBTP và đồ uống nước ta chiếm tỷ trọng trên 20% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Việt Nam là nước nông nghiệp. Hàng năm, chúng ta sản xuất ra khối lượng thịt hơi xuất chuồng lớn, song ngành CNCBTP của ta còn lạc hậu nên tỷ lệ thịt qua chế biến chiếm tỷ lệ rất thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao và không đảm bảo VSATTP, vì thế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và chưa thâm nhập được thị trường thế giới. Thêm vào đó,

Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt giả rẻ, chất lượng cao, đảm bảo VSATTP, đa dạng chủng loại có thêm cơ hội tràn vào nước ta khi hàng rào thuế quan và phi thuế quan được dỡ bỏ, khiến ngành CNCBTP Việt Nam vốn dĩ yếu kém nay còn đứng trước thách thức, khó khăn khôn lường mặc dù chúng ta có nhiều thế mạnh, nhiều lợi thế cũng như những cơ hội trong việc phát triển ngành.

Trong luận văn này, tác giả sử dụng mô hình “kim cương” để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và mô hình SWOT để lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành CNCBTP của Việt Nam.

Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh và thông qua nghiên cứu tác động của việc hội nhập WTO đối với phát triển ngành CNCBTP của Việt Nam, tác giả đưa ra bảng phân tích SWOT cho ngành thông qua phân tích bốn yếu tố: Điểm mạnh (S), Điểm yếu (W), Cơ hội (O) và Thách thức (T). Qua đó, đưa ra 3 phương án chiến lược phát triển cho ngành trong thời gian tới. Thông qua phân tích và đánh giá tác giả lựa chọn phương án 1: ”Phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam theo hướng tăng cường sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao thông qua chế biến sâu đáp ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu” là phương án chiến lược phát triển của ngành CNCBTP nước ta trong thời gian tới.

Trên cơ sở phương án chiến lược được lựa chọn, luận văn đưa ra một số đề xuất có tính chất khuyến nghị đối với các chủ thể có liên quan, gồm: (i) cơ quan Nhà nước: Chính phủ; các Bộ, ngành; Uỷ ban nhân dân các cấp; (ii) các doanh nghiệp; và (iii) các chủ thể khác nhằm thực hiện phương án chiến lược đó với mục đích đưa ngành CNCBTP nước ta phát triển ngang tầm các nước trong khu vực và thế giới,

Lựa chọn phương án chiến lược phát triển cho một ngành, lĩnh vực là vấn đề lớn và phức tạp. Mặc dù, bản thân tác giả đã cố gắng rất nhiều, song nếu có sự tham khảo ý kiến của các nhà lãnh đạo chính trị, các chuyên gia,

các nhà quản lý doanh nghiệp thì sẽ có thể kết hợp được nhiều phương án để đưa ra phương án tối ưu nhất.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx (Trang 86 - 90)