Bộ Tài Chính.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx (Trang 64 - 65)

trong nước vốn dĩ có nhiều hạn chế: công nghệ chế biến lạc hậu, năng suất lao động thấp, VSATTP không đảm bảo được tạo ra từ các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu, trong khi trình độ quản lý yếu, khả năng tiếp cận thị trường chậm thể hiện rõ nhất ở các doanh nghiệp Nhà nước nơi mà di sản của cơ chế kế hoạch hoá tập trung vẫn còn tồn tại khá nặng bởi họ quen được

“Nhà nước bao cấp tư duy, bao cấp về chức năng và bao cấp về trách nhiệm”50, thêm vào đó là sự am hiểu luật pháp quốc tế còn nhiều hạn chế;

Ba là, việc hạ giá thành sản phẩm chăn nuôi (đầu vào của CNCB thịt) khó thực hiện trong thời gian trước mắt do:

+ Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng mạnh;

+ Chăn nuôi phân tán: hiện nay, cả nước có 16.012 trang trại (tính đến 1.10.2006) và khoảng 7 triệu hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm51. Tuy nhiên, chăn nuôi trang trại vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch. Đến nay, một số địa phương mới bắt đầu quan tâm đến quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung, công nghiệp;

+ Liên kết 4 Nhà (Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà quản lý và Nhà doanh nghiệp) quá lỏng lẻo và còn nặng hình thức, do đó không tận dụng được thế mạnh của nhau, làm một số chi phí tăng (chi phí giao dịch, thu gom, lựa chọn,..);

+ Năng suất lao động của nước ta nói chung, của ngành nói riêng còn thấp, cùng với sự khan hiếm lao động có trình độ, tay nghề cao và tốc độ cải thiện thu nhập cho người lao động còn chậm là thách thức lớn đối với việc phát triển ngành trong thời gian tới;

+ Chăn nuôi tận dụng là chủ yếu, khoảng 65% sản phẩm chăn nuôi hiện nay được nuôi dưới hình thức tận dụng trong các hộ, 25% chăn nuôi bán công nghiệp, còn lại là chăn nuôi công nghiệp52; và

50

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w