Về phía cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx (Trang 79 - 83)

5 http//agroviet.gov.vn.

3.2.1Về phía cơ quan Nhà nước

3.2.1.1 Chính phủ

Để phù hợp với các quy định trong WTO, Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành CNCBTP:

Thứ nhất, thông qua nghiên cứu khoa học để tạo ra con giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Giống là khâu then chốt, quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Do vậy, (i) Nhà nước cần có hướng ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên cứu lai tạo giống, sản xuất đủ con giống đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Để thực hiện thành công giải pháp này, thông qua Bộ NN & PTNT, với vai trò là bộ quản lý ngành, cần rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chăn nuôi con giống gốc, trên cơ sở đó lựa chọn các đơn vị có đủ khả năng, điều kiện để đầu tư nghiên cứu phát triển con giống đáp ứng cho nhu cầu phát triển chăn nuôi lớn, tập trung năng suất cao, chất lượng tốt. Ở địa phương, giao nhiệm vụ cho các trung tâm giống, công ty giống của tỉnh hoặc hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư, chọn lọc, cải tạo nâng cao năng suất vừa giải quyết một phần nhu cầu con giống cho sản xuất tại chỗ vừa tận dụng nguồn gien quý ở địa phương. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng trang trại giống ông bà, nhất là tại các địa phương có truyền ngành chăn nuôi phát triển; (ii) rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành một số tiêu chuẩn giống vật nuôi, các quy trình kỹ thuật chăn nuôi, các chương trình khảo, kiểm nghiệm giống; và (iii) tăng cường công tác quản lý Nhà nước về giống vật nuôi. Trên cơ sở việc khảo, kiểm nghiệm, kiểm định giống đó cấp chứng chỉ và công bố chất lượng giống của các cơ sở sản xuất giống trên các phương tiện thông tin đại chúng;

Thứ hai, hỗ trợ cho di dời các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến nhỏ lẻ gia súc, gia cầm đến nơi quy hoạch. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch, bệnh ở gia súc, gia cầm gây ra, ngành chăn nuôi, giết mổ và chế biến thực phẩm phải đảm bảo tuân thủ triệt để quy trình chăn nuôi, giết mổ và chế biến. Để làm tốt công tác này, các ngành đó phải được quy hoạch và sản xuất theo hướng tập trung công nghiệp, quy mô lớn, bằng cách giảm dần số hộ chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi truyền thống, tận dụng, phân tán, nhỏ lẻ trong các nông hộ. Trước mắt, các huyện, xã cần kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của từng xã, từng huyện; xác định những vùng có thể phát triển trang trại chăn nuôi vừa đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả vừa đáp ứng được môi trường sạch. Từ đó, tuỳ theo quỹ đất mà mỗi huyện, xã quy hoạch từ một đến hai vùng chăn nuôi tập trung và di dời những cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến không đảm bảo VSTY đến. Thực hiện hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân phải di dời cở sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến vật nuôi đến địa điểm mới theo quy hoạch về mức lãi suất và thời hạn được hưởng ưu đãi, về tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất,..;

Thứ ba, Chính phủ sớm ban hành rào cản kỹ thuật trên cơ sở rà soát lại toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn, quy định kỹ thật hiện hành, đồng thời loại bỏ những tiêu chuẩn không còn phù hợp với quy định của WTO. Rào cản kỹ thuật là một trong những rào cản thương mại mà các quốc gia đang phát triển rất khó vượt qua do hạn chế về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Bên cạnh đó, các quốc gia phát triển ngày càng dựng lên các rào cản kỹ thuật khắt khe hơn. Vậy, các quốc gia đang phát triển không còn con đường nào khác là phải vượt rào cản đó để bước vào sân chơi WTO – sân chơi toàn cầu. Như vậy, thực hiện giải pháp này nhằm thống nhất các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam không mâu thuẫn với các tiêu chuẩn kỹ thuật của WTO và không tạo ra sự phân biệt đối xử trong việc thực thi, đồng thời nhanh chóng đưa tiêu chuẩn Việt Nam hoà nhập với tiêu chuẩn quốc tế;

Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp: (i) xây dựng mô hình khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ, chế biến và tiêu thụ thịt sạch để hình thành vững chắc ngành CNCBTP; (ii) đầu tư chiều sâu các nhà máy giết mổ, đông lạnh xuất khẩu, kết hợp với chế biến thịt nội tiêu theo mô hình của Vissan trên cơ sở rà soát lại các cơ sở chế biến thịt có công suất lớn để nâng cấp, mở rộng; (iii) xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, trang bị cơ khí phù hợp với quy mô 10.000 đến 20.000 tấn/năm, kết hợp với bảo quản mát và kiểm tra thú y chặt chẽ. Các loại gia súc, gia cầm phải được kiểm tra thú y và phải được đưa vào giết mổ tập trung. Các địa phương ven đô xây dựng các lò mổ tập trung với công suất tối thiểu cho gia súc là 100 con/ngày, gia cầm là 1.000 con/ngày. Các trang thiết bị và phương tiện giết mổ phải đảm bảo VSATTP; và

Thứ năm, Chính phủ nên hỗ trợ cho người nghèo được sử dụng thực phẩm sạch bởi giá cả TPCB cao họ không có đủ thu nhập để chi trả (coi đây như một chính sách xã hội để đảm bảo tính mạng, sức khoẻ cộng đồng không chỉ cho hiện tại mà cho cả tương lai của dân tộc).

3.2.1.2 Các Bộ, ngành

- Bộ NN & PTNT, trên cơ sở các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo các sở NN & PTNT và các cơ quan có liên quan thực hiện việc sắp xếp, đổi mới hệ thống chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm ở địa phương:

+ Quy hoạch vùng nguyên liệu sạch, tập trung, công nghiệp: (i) đối với đàn lợn: khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp tại các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, một số tỉnh Đông Bắc trên cơ sở đảm bảo VSTY và bảo vệ môi trường; (ii) đàn gia cầm: chăn nuôi tập trung, công nghiệp ở các tỉnh trung du, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,..nơi có hiệu quả trồng trọt thấp và dễ xử lý môi trường; (iii) đàn bò thịt: tập trung ở Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,..;

+ Quy hoạch khu giết mổ, chế biến ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước;

+ Quy hoạch hệ thống phân phối sản phẩm: (i)với thực phẩm chế biến:

các cơ sở phân phối phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh; (ii) với thực phẩm tươi sống: việc buôn bán phải tập trung tại các chợ đầu mối có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thú y).

Đồng thời, Bộ NN & PTNT phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường,..ban hành các quy định liên quan đến sức khoẻ con người, chất thải gây ô nhiêm môi trường; giúp địa phương đào tạo cán bộ kiểm soát giết, mổ động vật.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo các sở KH & ĐT cấp tỉnh xây dựng chính sách ưu đãi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc đầu tư xây dựng các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung, đặc biệt là chế biến sâu.

- Bộ Tài chính, hướng dẫn các sở tài chính các tỉnh triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ, khuyến khích đổi mới chăn nuôi, giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, chế biến sâu.

- Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Bộ NN & PTNT, Bộ Y tế hướng dẫn và triễn khai áp dụng Hệ thống GHP, GMP, HACCP tại các cơ sở giết mổ, chế biến động vật tập trung, chế biến sâu qui mô lớn.

- Bộ Văn hoá và Thông tin, đài, báo Trung ương phối hợp cùng Bộ NN & PTNT tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về chất lượng và VSATTP cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Định hướng là chăn nuôi, giết mổ, chế biến tập trung, chế biến sâu theo quy hoạnh. Trước mắt, chưa thể xoá bỏ ngay tình trạng này, do đó công tác tuyên truyền vận động là vô cùng quan trọng. Xã hội hoá hoạt động này để đảm bảo chất lượng VSATTP, cung cấp một cách đầy đủ thông tin và kiến thức cho mọi

người về việc nhận biết, phòng tránh các nguy hại do việc sử dụng thực phẩm không an toàn.

3.2.1.3Uỷ ban nhân dân các cấp

UBND cấp tỉnh, chỉ đạo các ngành nông nghiệp, tài nguyên môi trường, UBND cấp huyện triển khai việc quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống chăn nuôi, giết mổ và chế biến động vật. Cụ thể hoá chính sách ưu đãi về việc giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân đầu tư chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm. Sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thụât cho các khu chăn nuôi, giết mổ, chế biến tập trung, chế biến sâu theo quy hoạch.

UBDN cấp huyện, xã: trên cơ sở chỉ đạo của cấp trên và đặc thù của địa phương, triển khai thực hiện các phương án đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương án chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO.docx (Trang 79 - 83)