+ Bưu chính viễn thông, để kinh doanh thành công trong điều kiện cạnh tranh trong nước và thế giới đang diễn ra rất gay gắt, các doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin chính xác về thị trường, công nghệ, người mua và người bán, về cung-cầu, giá cả, tỷ giá, thông tin về thay đổi chính sách của Nhà nước,..Nhu cầu thực tế to lớn đó của hệ thống doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp CBTP đòi hỏi phải phát triển mạnh hệ thông tin liên lạc bằng các hình thức khác nhau. Nước ta, trong những năm qua hệ thông thông tin kiên lạc đã phát triển rất nhanh chóng, với công nghệ tương đương các nước trong khu vực. Tuy nhiên, giá cả dịch vụ của chúng ta còn cao hơn, đồng thời chất lượng dịch vụ chưa tốt gây ảnh hưởng cho người sử dụng.
2.2.4 Chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và sự cạnh tranh
Giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải tự vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng dần khả năng cạnh tranh sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn nền kinh tế. Ngoài ra, việc cắt giảm thuế này cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà cả thị trường quốc tế.
Các doanh nghiệp trong ngành CNCBTP nước ta cần xây dựng chiến lược kinh doanh tận dụng được lợi thế của đất nước có tính đến tác động của các quy định tiêu chuẩn và quy định về môi trường của sản phẩm. Trước hết, doanh nghiệp phải nhận thức được những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, đặc biệt là áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.
Là thành viên của WTO, nhiều chuyên gia nhận định thách thức đối với ngành nông nghiệp là quá lớn so với cơ hội mang lại. Như đã phân tích trên đây, ngành chăn nuôi cung cấp phần lớn đầu vào cho CNCB, nên để tìm hiểu
và phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến, ta đi vào nghiên cứu thực trạng lĩnh vực chăn nuôi, trong đó tìm hiểu về chăn nuôi lợn. Lợn là mặt hàng chiến lược của ngành chăn nuôi nước ta, chiếm đến trên 75% tổng lượng thịt sản xuất ra hàng năm để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Năng suất chăn nuôi lợn của nước ta mới bằng 80% đến 85% so với chính giống đó được nuôi ở chính quốc44. Trong khi đó, quy mô đàn thường nhỏ lẻ, chưa phải là chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn để giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Một yếu tố nữa, mặc dù ngành trồng trọt Việt Nam có thế mạnh việc sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu có vị trí nhất, nhì thế giới, nhưng cây trồng cho sản phẩm làm nguyên liệu phục vụ cho chế biến thức ăn gia súc lại thiếu và yếu, chẳng hạn, làm ra 1 tấn ngô trong nước giá thành khoảng 160USD trong khi ngô nhập về từ Mỹ (giá CIF) chỉ có 135USD đến 145USD. Làm cho chi phí đầu vào của chăn nuôi cao hơn so với các nước trong khu vực từ 10% đến 20%, so với thế giới thì chỉ tiêu này là 20% đến 25%45. Từ những phân tích trên đây, thấy rằng chi phí đầu vào ngành CNCBTP của Việt Nam cao, dẫn đến giá thành và giá bán cao. Kết hợp với công nghệ lạc hậu, chất lượng VSATTP không đảm bảo nên sản phẩm thịt chế biến không có chỗ đứng ở thị trường trong nước chứ chưa nói đến xuất khẩu. Đặc biệt, khi mức thuế nhập khẩu thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt giảm theo các cam kết của WTO (Bảng 2.11 sau đây) sẽ gây không ít khó khăn cho ngành CNCBTP nước nhà.
Bảng 2.11 Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong đàm phán gia nhập WTO
Mặt hàng Thuế MNF (%)
Thuế suất khi gia nhập (%) Thuế suất cuối cùng (%) Thời gian thực hiện Thịt bò 20 20 14 5 năm Thịt lợn 30 30 15 5 năm 44