MỤC LỤC
Muốn vậy, các nhà sản xuất phải nhận thức được thách thức này, am hiểu tất cả những biện pháp kiểm dịch đang được các thị truờng áp dụng, đồng thời phải lường trước những biện pháp mới có thể được đưa ra trong tương lai để có thời gian điều chỉnh cho thích hợp. Mặc dù, sản lượng và lượng tiêu thụ trên đầu người được cho là tăng nhưng việc chuyển từ việc sản xuất theo lối tự cung tự cấp sang giai đoạn mang tính thị trường đã mang lại nhiều sản phẩm dư thừa và chính những sản phẩm dư thừa này đã dẫn đến những sự lãng phí. Năm 1984, Malaysia thi hành chính sách nông nghiệp quốc gia lần đầu tiên (NAP lần 1) nhằm từng bước tự do hoá ngành nông nghiệp, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước, tối đa hoá thu nhập trong nông nghiệp, kích thích và đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đặc biệt là các mặt hàng chế biến theo hướng xuất khẩu.
Bốn là, Chính phủ cần phổ biến sâu rộng đến mỗi người dân sự hiểu biết về cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO (Trung Quốc đã từng làm và thành công với phương pháp này), ngoài ra Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu ra nước ngoài.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực (năm 1988 nhập khoảng 450 ngàn tấn) đến năm 1989 chúng ta sản xuất không chỉ đủ cho tiêu dùng trong nước mà còn có dư để xuất khẩu gần một triệu tấn gạo 29, mở đầu cho thời kỳ gạo và các mặt hàng nông sản, thực phẩm khác hiện diện trên thị trường thế giới. Trong những năm qua, nhờ những chính sách và giải pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư của Chính phủ đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, do đó thu hút nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào ngành, vì thế cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế của ngành CNCBTP và đồ uống đã thay đổi theo hướng tích cực. Từ thịt gia súc, gia cầm, người ta có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau: ngoài những món ăn truyền thống như: giò, chả, thịt quay, nem,.người ta còn chế biến nhiều món ăn theo kiểu phương Tây như: dăm bông, xúc xích, thịt xông khói, lạp xường, patê, thịt hộp,.Các sản phẩm truyền thống được chế biến chủ yếu bằng phương pháp thủ công, có trang bị một số máy tối thiểu như: máy xay thịt, lò quay bằng củi.
Xuất khẩu thực phẩm ở nước ta hiện nay: (i) về mặt hàng: chỉ dừng lại ở xuất khẩu thịt lợn (thịt lợn mảnh, lợn sữa, lợn choai), còn các thịt khác (thịt. bò, thịt gia cầm,.) chưa từng hiện diện trên thị trường thế giới; (ii) về thị trường: thị trường xuất khẩu của ta còn quá mỏng, chủ yếu chỉ ở thị trường dễ tính như: thị trường Nga và Hồng Kông.
Hiện nay, ngành cơ khí nước ta đã chế tạo và lắp đặt được các dây chuyền giết mổ, chế biến thịt, có thể kể đến như: công ty cổ phần chế tạo máy SINCO (TP.Hồ Chí Minh); Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (thuộc Đại học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh); công ty TNHH thiết bị công nghệ Hoa Kỳ; công ty LINCO, sản xuất dây chuyền giết mổ, chế biến gia cầm 500 đến 3.000 con/giờ; công ty JIANHUA (Trung Quốc) chế tạo, chuyển giao các dây chuyền, nhà máy giết mổ, chế biến thịt có công suất: gia cầm 800 con/giờ, lợn 1.000 con/ngày,.;. + Bưu chính viễn thông, để kinh doanh thành công trong điều kiện cạnh tranh trong nước và thế giới đang diễn ra rất gay gắt, các doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin chính xác về thị trường, công nghệ, người mua và người bán, về cung-cầu, giá cả, tỷ giá, thông tin về thay đổi chính sách của Nhà nước,.Nhu cầu thực tế to lớn đó của hệ thống doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp CBTP đòi hỏi phải phát triển mạnh hệ thông tin liên lạc bằng các hình thức khác nhau. Vì những nguyên nhân trên, một số doanh nghiệp trong ngành đã có chiến lược kinh doanh riêng cho mình bằng việc tổ chức chu trình khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ và chế biến nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh, như: Huỳnh Gia Huynh Đệ, Công ty Phú An Sinh, Công ty cổ phần Phúc Thịnh, Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn,.Một số cơ sở khác vừa xuất khẩu, vừa tổ chức giết mổ, chế biến sâu phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, điển hình là Vissan.
Hiện nay, doanh nghiệp này đang tập trung vào các nhóm mặt hàng chính như: (i) thực phẩm tươi và thực phẩm chế biến đông lạnh; (ii) thực phẩm chế biến khô: lạp xường, xúc xích tiệt trùng, đồ hộp,.; và (iii) thực phẩm chế biến mát: các mặt hàng cao cấp, dăm bông, thịt hun khói, giò lụa,.Phương châm kinh doanh của Vissan là không chạy theo lợi nhuận mà cạnh tranh bằng chất lượng cao, đảm bảo VSATTP, vì sức khoẻ cộng đồng, nâng cao văn minh xã hội.
Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực để vừa tranh thủ các cơ hội mà hội nhập mang lại, vừa chủ động đối phó với các thách thức, mặt khác, xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, năng lực quản lý yêú kém và cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chúng ta cũng đang đứng trước những nguy cơ to lớn về khả năng tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và thế giới. Như vậy, cuộc cạnh tranh khốc liệt giành thị phần của thịt và các sản phẩm thịt chế biến nhập ngoại tại thị trường Việt Nam đã thực sự bắt đầu, đó là cuộc cạnh tranh toàn cầu nơi mà các doanh nghiệp CBTP Việt Nam sẽ có thêm rất nhiều đối thủ mới với “hành trang” của họ đã có sẵn nhiều lợi thế như: giá rẻ, chất lượng, đa dạng chủng loại, đảm bảo VSATTP sẽ có thêm cơ hội để “hạ gục” sản phẩm cùng loại. Không những thế, người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến chất lượng, VSATTP, mẫu mã, kiểu dáng, giá cả mà họ còn quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất, đến vấn đề môi trường trong sản xuất, đến thái độ của doanh nghiệp với người lao động,.Vì thế, nhiều người tiêu dùng mong muốn các sản phẩm của họ được sản xuất ở các nước phát triển.
Mười một là, chúng ta ở gần các nước có ngành CNCB khá phát triển như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,.một mặt thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm và tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải đổi mới, mặt khác là thách thức rất lớn lớn cho các doanh nghiệp trong ngành bởi chất lượng sản phẩm của họ cao, giá thành thấp, cùng với chi phí vận chuyển đến Việt Nam không đáng kể nên sức cạnh tranh của hàng hoá cao hơn nước ta; và.
Chín là, bên cạnh những thách thức về tăng trưởng và năng lực cạnh tranh, ngành CNCBTP còn gặp không ít thách thức trong lĩnh vực xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, vấn đề mà lâu nay các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp CNCBTP Việt Nam nói riêng thường bỏ ngỏ. Mười là, gia súc, gia cầm nhập lậu qua biên giới với số lượng lớn diễn ra thường xuyên và ngày càng phức tạp, trong khi đó lực lượng chuyên ngành còn mỏng về số lượng và thiếu về phương tiện do đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành;. Mười hai là, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bản quyền, mẫu mã diễn ra tràn lan và chưa được giải quyết triệt để làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh bình đẳng và đúng luật trên thị trường thế giới.
P3 (Phương án 3): “Tận dụng lợi thế về tỷ suất vốn đầu tư thấp, lao động trong ngành dồi dào, năng động, giá nhân công thấp để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam theo hướng tạo ra sản phẩm giá rẻ”.
+ Quy hoạch vùng nguyên liệu sạch, tập trung, công nghiệp: (i) đối với đàn lợn: khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp tại các vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, một số tỉnh Đông Bắc trên cơ sở đảm bảo VSTY và bảo vệ môi trường; (ii) đàn gia cầm: chăn nuôi tập trung, công nghiệp ở các tỉnh trung du, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,.nơi có hiệu quả trồng trọt thấp và dễ xử lý môi trường; (iii) đàn bò thịt: tập trung ở Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,.;. Một là, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh thích nghi cao với hội nhập, trong đó chiến lược về con người là quan trọng nhất, trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh trong nước và quốc tế, cùng với việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của mỗi doanh nghiệp giúp cho việc phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh sát thực nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, với khả năng và lợi thế của doanh nghiệp. Ba là, làm tốt khâu nguyên liệu: các doanh nghiệp cần chú trọng kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua xây dựng cho mình nguồn nguyên liệu đầy đủ, ổn định, chất lượng và an toàn bằng cách hỗ trợ người chăn nuôi trong việc tìm kiếm con giống, sử dụng thuốc chữa bệnh, sử dụng thức ăn chăn nuôi hoặc doanh nghiệp hỗ trợ một phần vốn sản xuất để các cơ sở cung ứng có điều kiện tốt hơn trong việc phối hợp cùng doanh nghiệp đảm bảo chất lượng nguyên liệu đầu vào và đảm bảo chất lượng VSTY; ký hợp đồng cung ứng với các nhà chăn nuôi, liên doanh liên kết hoặc tự mình đầu tư chăn nuôi.
Đối với các nhà khoa học: nghiên cứu và cho ra đời con giống có chất lượng cao, bởi giống là khâu then chốt quyết định phần lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi cũng như chất lượng của ngành giết mổ, chế biến; nghiên cứu, cải tiến để tạo ra máy móc, thiết bị dây chuyền phục vụ cho giết mổ, chế biến với giá thành hạ, thay thế sản phẩm nhập ngoại; nghiên cứu và tư vấn cho các nhà chính trị về chính sách và giải pháp phát triển CNCBTP trong điều kiện hội nhập.