1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

VNINDEX NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (HSX-STB)

49 224 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 3,29 MB

Nội dung

 Sau khi sáp nhập với PNB, STB sẽ thuộc top 5 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản, Vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh Chúng tôi phát hành báo cáo lần đầu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Trang 1

BÁO CÁO LẦN ĐẦU: NẮM GIỮ

Giá hiện tại (18/08/15): VND 17.100

Giá trị dài hạn: Đúng giá trị nội tại

 Ngân hàng được thành lập năm 1991 nhờ sự hợp nhất của

Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng 3 hợp tác xã tín

dụng Sacombank là Ngân hàng TMCP đầu tiên được niêm

yết tại HSX

 Ngân hàng cung cấp đầy đủ các dịch vụ về NHTM, ngân

hàng đầu tư, cho thuê tài chính và kinh doanh vàng bạc đá

quý

 Trong năm 2014, STB đứng đầu trong số các ngân hàng

TMCP tư nhân xét về vốn điều lệ, đứng thứ hai về thị phần

tín dụng và đứng thứ 7 về tổng tài sản

 Sau khi sáp nhập với PNB, STB sẽ thuộc top 5 ngân hàng

lớn nhất về tổng tài sản, Vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh

Chúng tôi phát hành báo cáo lần đầu về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài gòn Thương tín (STB) với khuyến nghị NẮM GIỮ trong dài hạn dựa trên những luận điểm sau đây:

STB là ngân hàng có nền tảng tốt: 20 năm qua, STB luôn là

ngân hàng bán lẻ dẫn đầu với hệ thống chi nhánh lớn nhất và truyền thống tạo ra các sản phẩm đột phá, có thể kể đến chi nhánh

Trung hoa, hệ thống thanh toán quốc tế và sản phẩm thẻ tín dụng

STB tăng giá chậm hơn so với đà tăng mạnh của các ngân hàng khác: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã tăng vượt trội so với VN-

Index nhờ vào kỳ vọng tăng trưởng tín dụng cao, chất lượng tài sản được cải thiện, hoạt động M&A và nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài Mặc dù vậy, STB dường như chậm hơn so với các ngân hàng khác,

khi chỉ tăng 1,67% trong vòng 1 năm trở lại đây

Gánh nặng từ PNB bao phủ triển vọng tăng trưởng lợi nhuận:

Do gánh nặng tài chính sau vụ hợp nhất, STB dự báo lợi nhuận trước thuế giảm với CAGR từ 2015 đến 2017 là -22,17% Dự báo của VPBS còn thận trọng hơn với mức -29,3%, chủ yếu do chi phí

dự phòng rủi ro cao bất thường

Nợ xấu của PNB sẽ tác động tiêu cực tới Bảng cân đối của STB: Với tỷ lệ nợ xấu của PNB là 9,98%, các khoản nợ được cơ cấu

lại vào khoảng 7.000 tỷ đồng, lãi phải thu hơn 14.000 tỷ đồng, 4.500 tỷ đồng phải thu từ repo cổ phiếu và các khoản khác, chúng tôi cho rằng tỷ lệ nợ xấu tối thiểu sẽ vào khoảng 3% đối với STB và các khoản đầu tư sẽ tăng đột biến, với bản chất là các khoản nợ được cơ cấu lại, trong vòng vài năm tới

Nhuwngx tranh cãi liên quan đến cổ đông lớn của NH : Kể từ

năm 2012, ông Trầm Bê và những người liên quan trên thực tế đã tiếp quản STB, thay thế gia đình của người sáng lập là ông Đặng Văn Thành và một số thành viên HĐQT và BGĐ Với kết quả hoạt động kinh doanh của PNB dưới sự lãnh đạo của gia đình ông Trầm

Bê, các cổ đông của STB đều hết sức lo ngại về tương lai của STB

Xu hướng trung tính trong ngắn hạn: Mặc dù chưa có tín hiệu

bán nào từ phân tích kỹ thuật, dựa trên những nền tảng cơ bản của ngân hàng và P/B hiện tại ở mức 1,26 lần, giá cổ phiếu dường như không còn ở mức rẻ nữa Vì vậy, chúng tôi tin rằng giá cổ phiếu sẽ được điều chỉnh giảm xuống để phù hợp với kỳ vọng về hoạt động của ngân hàng

Vui lòng đọc khuyến cáo sử dụng ở trang cuối

-30 -20 -10 0 10 20 30 40 50

08/14 10/14 12/14 02/15 03/15 05/15 07/15

STB VN Banking Sector VNINDEX

(HSX-STB)

Ngày 18 tháng 8 năm 2015

Trang 2

NỘI DUNG

NGÀNH NGÂN HÀNG 3

SƠ LƯỢC NGÂN HÀNG STB 9

Tổng quan 9

Các cột mốc quan trọng: 10

Vị thế của ngân hàng 10

Tiên phong và đột phá 12

Hệ thống quản lý và cổ đông 14

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 16

Khả năng sáp nhập STB- PNB 16

Bảng cân đối kế toán 19

Kết quả hoạt động kinh doanh 26

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH (CAMELS) 32

Tỷ lệ an toàn vốn 32

Chất lượng tài sản 33

Hiệu quả hoạt động 34

Khả năng sinh lời 34

Thanh khoản 35

Rủi ro lãi suất 35

DỰ PHÓNG VÀ GIẢ ĐỊNH 35

ĐỊNH GIÁ 39

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 44

PHỤ LỤC – VPBS DỰ PHÓNG 45

Trang 3

bố lợi nhuận cao và các tin đồn sáp nhập, nhưng sau đó đã được điều chỉnh phần nào khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) khẳng định rằng việc thi hành Thông tư 36 sẽ không được hoãn lại và điều này đã được chứng minh khi Thông

tư được áp dụng đúng theo lịch trình vào đầu tháng 02 Cổ phiếu ngân hàng lại tăng mạnh do tâm lý thị trường khá tích cực trước khi kỳ nghỉ Tết nhưng sau đó lại giảm theo xu hướng chung của thi trường trong tháng 03 do các nhà đầu tư nước ngoài đã bán rộng rãi cổ phiếu tất cả các ngành với quan ngại việc lãi suất tại Mỹ sẽ tăng và khả năng mất giá của đồng Việt Nam Trong Q2/2015, cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh hơn do có khả năng nhà nước sẽ nới room cho khối ngoại tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông tin chi tiêt hơn về vấn đề nay Các

cổ phiếu ngân hàng tăng giá mạnh là do tăng trưởng tín dụng tốt, tiến triển tích cực trong việc giải quyết nợ xấu và quyết tâm của NHNN trong việc thực hiện tái

cơ cấu ngành ngân hàng

Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi vượt chỉ tiêu của NHNN trong năm 2014

và tiếp tục tăng tốc trong năm 2015 NHNN gần đây đã phát hành số liệu

thống kê chính thức của tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động toàn ngành ngân hàng Tổng dư nợ tín dụng tăng 7.83%, hoàn thành hơn 50% chỉ tiêu cả năm, tổng tiền gửi chỉ tăng 4.58% trong 6T2015 do lãi suất tiền gửi vẫn thấp Trong khi đó, thi trường bất động sản đang ấm dần, do đó, người dân có

xu hướng rút tiền gửi để đầu tư vào căn hộ và nhà ở Thêm vào đó, do lãi suất cho vay cũng giảm, khách hàng cá nhân vay ngân hàng để đầu tư vào ngành bất động sản Đối với nửa năm còn lại, tăng trưởng tín dụng được dự kiến sẽ dễ dàng

-20 -10 0 10 20 30 40 50

08/14 10/14 12/14 02/15 03/15 05/15 07/15

Banking Sector VNINDEX

Trang 4

đạt được mục tiêu của NHNN từ 13-15% cho tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, xét đến mục tiêu 16-18% cho tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán, các ngân hàng cần có những biện pháp để thu hút thêm tiền gửi khách hàng trong tình trạng tăng trưởng tiền gửi 6T2015 thấp như hiện nay

Nợ xấu đã giảm nhờ việc tích cực sử dụng quỹ DPRR và bán cho VAMC

Do nhiều ngân hàng đã tích cực xử lý nợ xấu sử dụng quỹ DPRR và bán nợ xấu cho VAMC trong tháng cuối cùng của năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng đã giảm đáng kể còn 3,25% trong tháng 12 năm 2014 từ 3,88% trong tháng 11 năm 2014 hay từ 3,74% tại thời điểm tháng 1 năm 2014 (dựa trên báo cáo của ngân hàng) Tuy nhiên đây dường như mới là một sự cải thiện là không thực chất vì ngân hàng vẫn có trách nhiệm xử lý những khoản nợ đã bán này (giảm giá trị trái phiếu VAMC sau khi trừ đi các khoản nợ thu hồi được hoặc tăng trích lập dự phòng hàng năm cho trái phiếu VAMC) Nếu như bao gồm cả những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ là 4,76% tại thời điểm cuối năm 2013 và 5,67% tại thời điểm cuối năm 2014 Tỷ lệ nợ xấu theo ước tính của cơ quan giám sát của NHNN, mặc dù cao hơn so với con số báo cáo của các ngân hàng, cũng đang giảm dần Con số ước tính đó là 9,1% vào đầu năm 2014 và 5,3% vào tháng 11 năm 2014 Kết quả cuối năm 2014 vẫn chưa được công bố nhưng ước tính khoảng 4,7-4,8%

Tính đến cuối tháng 06 năm 2015, tổng chi phí dự phòng của hệ thống ngân hàng lên đến 89,672 tỷ đồng, con số lớn nhất kể từ năm 2012 Quy mô trích lập trung bình trong giai đoạn 2012-2014 là 70.000 tỷ đồng Sự gia tăng mạnh này

có thể được lý giải là do các quy định chặt chẽ hơn trong việc phân loại và trích lập dự phòng các khoản cho vay Đặc biệt, từ tháng 04 năm 2015, các ngân hàng không được tái cơ cấu các khoản cho vay quá hạn mà không cần phân loại lại nhóm cho vay theo Quyết định 780 như trước đây Thêm vào đó, từ tháng 01 năm 2015, các ngân hàng phải phân loại các khoản cho vay theo quy định của CIC, theo Thông tư 02, do đó, nếu khách hàng có nợ xấu tại một ngân hàng, các khoản vay tại các ngân hàng khác cũng sẽ được phân loại là nợ xấu Các khoản

nợ xấu tồn đọng không thể tiếp tục nấp sau bức màn, do đó, các ngân hàng buộc phải tăng chi phí dự phòng Đến cuối tháng 5 năm 2015, tỷ lệ nợ xấu của

hệ thống ngân hàng đã được cải thiện đôi chút, xuống còn 3,15% Trong ba năm qua, xử lý nợ xấu sử dụng dự phòng rủi ro luôn là phương pháp chính để giải quyết nợ xấu Quy mô trích lập dự phóng lớn đã làm sáng tỏ vì sao trong 6T2015, trong khi tín dụng tăng trưởng manh, tỷ lệ nợ xấu báo cáo khá thấp nhưng lợi nhuận vẫn còn “tiềm ẩn”

Số dư nợ xấu các ngân hàng đã hoán đổi với trái phiếu đặc biệt của VAMC trong năm 2014 là khoảng 96.000 tỷ đồng NHNN đã quyết định rằng trong năm 2015 VAMC sẽ phát hành 80.000 tỷ đông trái phiếu đặc biệt để hoán đổi cho khoảng 100.000 tỷ đồng nợ xấu Đáng lưu ý là NHNN đã ban hành chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 28/1/2015, yêu cầu các ngân hàng thương mại thúc đẩy và đệ trình

kế hoạch xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo ít nhất 60% nợ xấu sẽ được xử lý, và ít nhất 75% nợ xấu đã đăng ký sẽ được bán cho VAMC trước ngày 30/6/2015 NHNN đồng thời cũng đưa ra con số nợ xấu mà mỗi tổ chức tín dụng cần bán cho VAMC năm 2015, tuy nhiên không công bố ra công chúng những con số này Tính đến cuối tháng 7 năm 2015, VAMC đã phát hành 51.300 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt, hoàn thành 64% kế hoạch cả năm, nâng tổng giá trị trái phiếu đặc biệt

Trang 5

đã phát hành lên 147,300 tỷ đồng tính từ năm 2013 Với kết quả này, dường như VAMC đang chậm hơn so với kế hoạch vì VAMC phải hoàn thành phát hành 80.000 tỷ đồng vào cuối tháng 09 năm 2015 Trong bảy tháng đầu năm 2015, VAMC đã xử lý được hơn 6.513 tỷ đồng nợ xấu thông qua bán tài sản đảm bảo

và thu hồi nợ xấu, tương đương 12,7% tổng giá trị trái phiếu đặc biệt được phát hành, và hoàn thành 65 phần trăm kế hoạch cả năm, tăng tổng giá trị nợ xấu đã

xử lý lên 11.313 tỷ đồng Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch VAMC, VAMC

đề ra mục tiêu xử lý 10.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2015 Năm 2016 được dự đoán có thể sẽ mở cửa thị trường mua bán nợ tại Việt Nam, VAMC sẽ tích cực

giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả hơn Hiện nay, do những vướng mắc về luật, VAMC có thể mua nợ xấu từ các Tổ chức tín dụng, tuy nhiên, chưa có đơn vị nào có chức năng mua bán nợ xấu ngoài VAMC và DATC

nợ xấu hoặc khi cần thiết, thuê tổ chức tư vấn định giá khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo Do trước đây, VAMC có vốn điều lệ chỉ ở mức 500 tỷ đồng, và chưa có quy chế cụ thể về cách thức mua nợ ngoài TPĐB, nên việc mua nợ của VAMC theo giá thị trường bị hạn chế, hầu như chỉ giới hạn ở việc mua nợ xấu bằng TPĐB theo giá trị ghi sổ Do giá trị ghi số của nhiều khoản nợ xấu có sự khác biệt lớn so với giá thị trường hiện tại, hoạt động thu hồi nợ, bán nợ xấu của VAMC gặp nhiều khó khăn

Giờ đây, Nghị định mới tăng vốn điều lệ VAMC lên 2.000 tỷ đồng, và bổ sung Điều 14a cho phép VAMC phát hành trái phiếu để mua nợ theo giá thị trường Ngân hàng khi bán nợ xấu và các tài sản đảm bảo kèm theo, sẽ được thanh toán bằng trái phiếu VAMC Trái phiếu này được phép sử dụng để vay tái cấp vốn và vay qua thị trường mở từ NHNN Đồng thời việc phát hành trái phiếu của VAMC không bị giới hạn bởi các quy định về quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước thông thường Do đó chúng tôi cho rằng VAMC sẽ có thể phát hành khối lượng lớn trái phiếu dùng cho việc mua nợ xấu theo giá thị trường

Đồng thời, đối tượng nợ xấu mà VAMC mua theo giá thị trường được mở rộng hơn so với trước Ngoài các yếu tố khác, các khoản nợ xấu phải có “Tài sản đảm bảo có khả năng phát mại” hoặc “khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ”

Trang 6

Do có thể mua nợ xấu theo giá thị trường, việc bán nợ xấu theo giá thị trường của VAMC cũng sẽ dễ dàng hơn Nghị định 34 cũng quy định cụ thể hơn thủ tục bán nợ xấu của VAMC

Đối tượng mà VAMC bán nợ được nêu rõ bao gồm tổ chức, cá nhân là người không cư trú Cùng với việc Luật kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài được mua nhà và bất động sản sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 sắp tới, chúng tôi dự báo việc bán nợ cho khách hàng nước ngoài của VAMC sẽ được thực hiện sau khi NHNN có quy định cụ thể

Nghị định 34 trao cho VAMC nhiều quyền tự chủ hơn so với trước đây trong việc

xử lý tài sản đảm bảo do có thể bán thỏa thuận với bên mua sau một lần bán đấu giá không thành đồng thời thông báo cho bên bảo đảm biết Nghị định mới cũng làm rõ 3 trường hợp được coi là bán đấu giá không thành gồm: (1) Không

có người tham gia đấu giá; (2) Không có người trả giá tại cuộc bán đấu giá; (3) Các trường hợp bán đấu giá không thành khác theo quy định của pháp luật về bán đấu giá Tính đến cuối năm 2014, VAMC chỉ xử lý được 4.800 tỷ đồng nợ xấu

so với 123.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua Tuy nhiên đến cuối tháng 7 năm 2015, tổng số nợ xấu thu hồi được riêng trong năm 2015 là 6.513 tỷ đồng so với hơn 51.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua

Hoạt động M&A

Đầu năm 2015, NHNN đã công bố khoảng sáu thương vụ M&A sẽ được thực hiện trong năm 2015 Trong mùa Đại hội cổ đông năm 2015, một số ngân hàng đã thông báo chi tiết hơn về mức giá và thời gian thực hiện các thương vụ này, cụ thể như sau:

Ngân hàng Phương Nam sáp nhập với Sacombank Q4/2015

ĐHCĐ bất thường của Sacombank đã diễn ra vào ngày 10/7/2015 STB sẽ phát hành 400 triệu cổ phiếu để thực hiện thương vụ sáp nhập với PNB 93% cổ đông

đã thông qua thương vụ sáp nhập này:

- Tỷ lệ hoán đổi: 1:0,75, một cổ phiếu PNB sẽ được hoán đổi 0,75 cổ phiếu STB, tương đương 400 triệu cổ phần PNB sẽ hoán đổi thành 300 triệu cổ phần STB

- Mỗi cổ phần của cổ đông Sacombank sẽ được nhận bổ sung thêm 0.0875 cổ phần của Sacombank, tương đương 100 triệu cổ phầnSacombank

- Thời gian dự kiến phát hành: trong vòng 90 ngày (hoặc nhiều hơn nếu cần thiết) kể từ ngày được UBCKNN cho phép

STB đã chỉ ra rằng, thông qua sáp nhập với PNB, STB sẽ mở rộng mạng lưới thêm 143 chi nhánh và phòng giao dịch và 4.000 nhân viên được đào tạo, nhiều hơn những gì việc tăng vốn 5.000 hay 10.000 tỷ đồng có thể mang lại Tuy nhiên, Hội đồng quản trị không thể đưa ra câu trả lời chi tiết về việc làm thế nào

để bảo vệ lợi ích của các cổ đông từ việc sáp nhập gây nhiều tranh cãi này cũng như tỷ lệ hoán đổi Theo ông Kiều Hữu Dũng, tỷ lệ hoán đổi 1:0,75 do STB đưa

ra dựa trên sự hài hòa lợi ích của các cổ đông và các bên (giá thị trường của mỗi

cổ phiếu PNB hiện là 6.000 đồng)

Trang 7

PG Bank sáp nhập với Vietinbank trong quý 3 năm 2015

Một vấn đề quan trọng được thảo luận trong cuộc họp Đại hội Cổ đông là chi tiết

về viêc sáp nhập của PG Bank vào Vietinbank (CTG) Ngân hàng công bố một số những điểm quan trọng về việc sáp nhập này:

- Thời gian dự kiến hoàn thành: quý 3 năm 2015

- Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu: 0,9:1 , nghĩa là đối với mỗi một cổ phiếu PG Bank,

cổ đông có thể nhận 0,9 cổ phiếu Vietinbank Tổng cộng, Vietinbank sẽ phát hành thêm 300 triệu cổ phiếu với mức giá 10.000 đồng, trong đó 270 triệu cổ phiếu của CTG sẽ được hoán đổi cho 300 triệu cổ phiếu của PG Bank 30 triệu

cổ phiếu còn lại sẽ được phân bổ cho các cổ đông hiện hữu của Vietinbank Vietinbank xem xét những lợi ích chính của việc sáp nhập với PG Bank như sau:

- Mở rộng quy mô của ngân hàng về khối lượng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu

- Mở rộng mạng lưới ngân hàng, dựa trên mạng lưới hiện tại của PG Bank, không chỉ các chi nhanh và văn phòng giao dịch, mà còn có hơn 6.600 điểm bán lẻ Petrolimex, nơi PG Bank đang cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ Mục tiêu của Vietinbank là phát triển mạng dịch vụ ngân hàng bản lẻ, và mạng lưới của PG Bank chắc chắn sẽ thúc đẩy quá trình này

- Phát triển nền tảng khách hàng của ngân hàng, củng cố quan hệ lâu dài với Tập đoàn Petrolimex và các công ty con

Về các hoạt động M&A khác, Vietinbank cũng đưa ra kế hoạch thành lập một công ty tài chính với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng để nâng cao hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và cung cấp các dịch vụ cho Petrolimex nói riêng

Có những đồn đoán trên thị trường cho rằng bên cạnh việc sáp nhập với PG Bạn, Vietinbank cũng sẽ sáp nhập với hai ngân hàng khác mà hiện tại đang hỗ trợ quá trình tái cấu trúc của hai ngân hàng này, đó là Ocean Bank và GP Bank Mặc dù các nhà quản lý không phủ nhận việc có khả năng sẽ có các hoạt động M&A khác trong tương lai, nhưng Vietinbank đã khẳng định rằng hiện tại chỉ hỗ trợ hai ngân hàng kia về nguồn nhân lực

VCB và Ngân hàng Sài Gòn: không có các chi tiết về hoạt động M&A

VCB không cung cấp chi tiết nào liên quan tới hoạt động M&A mặc dù thông tin

về việc sáp nhập của Nhân hàng Sài Gòn vào VCB đã được NHNN phê duyệt chính thức từ đầu năm Thay vào đó, VCB chỉ đề cập tới những điểm chính của hoạt động M&A, cụ thể như sau:

- Tăng quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ

- Đảm bảo an toàn hoạt động

- Mở rộng mạng lưới của VCB Hiện tại, VCB vẫn đang tìm kiếm và thương lượng với các đối tác tiềm năng cho một thương vụ sáp nhập Khi những quyết định cuối cùng được đưa ra, VCB sẽ công bố chi tiết hơn

Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và BIDV: tháng 5 năm 2015

Ngân hàng Maritime và Ngân hàng Phát triển Mekong sáp nhập vào tháng 8 năm

2015

Trang 8

Đẩy nhanh việc niêm yết bắt buộc

Tháng 01 năm 2015, NHNN đã phát hành Văn bản số 657/ NHNN/TTGSNH thúc đẩy tất cả các ngân hàng TMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việc niêm yết của các ngân hàng thương mại sẽ giúp cải thiện tính minh bạch của các giao dịch ngân hàng và cổ phiếu ngân hàng, giảm sở hữu chéo Đây là lần thứ ba NHNN cảnh báo các ngân hàng thương mại Trên thực tế, nhiều ngân hàng chưa niêm yết đã có kế hoạch niêm yết, nhưng những kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện do điều kiện thi trường chứng khoán không thuận lợi trong vài năm qua Kể từ lần cảnh báo thứ ba của NHNN, chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ phản ứng rõ ràng nào từ các ngân hàng thương mại chưa niêm yết

Giảm thiểu sở hữu chéo trong năm 2015

Chúng tôi đã đề cập trong Báo cáo Triển vọng Thị trường mới nhất về yêu cầu giảm sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại cần phải được thực hiện trong năm 2015, một yêu cầu được trích từ Thông tư 36, phát hành vào ngày 20 tháng

11 năm 2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015 Theo đó, các ngân hàng sau đây có tỷ lệ sở hữu chéo vượt quá giới hạn cho phép (sở hữu hơn hai ngân hàng, nhiều hơn 5% tại mỗi ngân hàng) sẽ phải thoái vốn trong năm nay

Như đã đề ở phần trước về kế hoạch sáp nhập giữa VCB và Saigonbank, Ngân hàng Maritime và Ngân hàng Phát triển Mê Kông, STB và NH Phương Nam, NH Nam Á và EIB, các thương vụ sáp nhập này một khi được thực hiện sẽ giải quyết một phần hoặc toàn bộ các vi phạm về tỷ lệ sở hữu của VCB (tại Saigonbank và EIB), CTG (tại Saigonbank), Maritime Bank (tại MDB) VCB gần đây đã công bố ngân hàng đang chờ phê duyệt của NHNN để thoái vốn hoàn toàn khỏi Eximbank Tuy nhiên, ngân hàng muốn giữ lại phần vốn góp tại MBB Nếu được thoái vốn tại EIB, VCB có thể lãi khoảng 900 tỷ đồng (vốn đầu tư ban đầu là 582

tỷ đồng trong khi giá trị thị trường hiện tại là 1.477 tỷ đồng) Ngoài ra, MBB đã

có kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu thêm 37,5% trong hai năm qua và kế hoạch này vẫn được tiếp tục trong năm 2015 Nếu MBB thành công trong việc huy động vốn từ cổ đông chiến lược mới (cả trong nước và nước ngoài), số cổ phần

sở hữu của VCB và Maritime Bank tại MBB sẽ được pha loãng, giảm áp lực bán cổ phiếu

Sở hữu chéo giảm trong năm 2014

Chúng tôi đã từng đề cập trong báo cáo Triển vọng quý mới nhất về yêu cầu giảm tỷ lệ sở hữu chéo trong hệ thống các ngân hàng thương mại và quá trình

Trang 9

đó sẽ được thực hiện trong năm 2015 Chỉ thị này được đề cập trong Thông tư

36, ban hành ngày 20/11/2014 và có hiệu lực kể từ 1/2/2015 Những ngân hàng sau đang có tỷ lệ sở hữu chéo vượt quá giới hạn (sở hữu nhiều hơn hai ngân hàng và nắm giữ hơn 5% vốn điều lệ của một ngân hàng khác) sẽ phải giảm tỷ

lệ sở hữu này trong năm nay

Ngân hàng sở hữu Ngân hàng bị sở hữu Tỷ lệ sở hữu

Chúng tôi cũng đã từng đề cập đến kế hoạch mua bán và sáp nhập trước đây giữa VCB và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP Hàng Hải và Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB), STB và Ngân hàng TMCP Phương Nam, giữa Nam Á Bank và EIB Những kế hoạch sáp nhập này một khi được thực hiện có thể làm giảm toàn bộ hoặc một phần tỷ lệ sở sở hữu chéo đang vượt quá của VCB tại ngân hàng Saigonbank và EIB, của CTG tại Saigonbank và của Maritime Bank tại MDB VCB gần đây thông báo rằng ngân hàng này đang đợi sự chấp thuận của NHNN để thoát vốn toàn bộ khỏi Eximbank Tuy nhiên, VCB vẫn muốn tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu tại Ngân hàng Quân đội (MBB) Nếu được chấp thuận từ NHNN, VCB được kỳ vọng có thể ghi nhận lợi nhuận bất thường vào vốn chủ sở hữu và khoản đầu tư dài hạn khoảng

900 tỷ VNĐ (khoản đầu tư ban đầu trị giá 582 tỷ VNĐ trong khi giá trị thị trường hiện tại khoảng 1.477 tỷ VNĐ) Ngân hàng Quân Đội cũng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 37,5% trong hai năm và kế hoạch này sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2015 Nếu MBB nâng vốn thành công khi tìm được đối tác chiến lược (bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài), tỷ lệ sở hữu của VCB và Maritime Bank tại MBB có thể bị pha loãng, giảm áp lực bán

SƠ LƯỢC NGÂN HÀNG STB

Tổng quan

Ông Đặng Văn Thành thành lập ngân hàng STB vào năm 1991 thông qua quá trình hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình, Thành Công và Lữ Gia với tổng số vốn điều lệ khoảng 3 tỷ đồng Sacombank là ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh với giá trị thị trường khoảng 1.900 tỷ đồng Ngày 3/12/2012, cổ phiếu STB được chọn vào VN30 Những mã chứng khoán được chọn để tính vào chỉ số VN30 phải thỏa mãn các điều kiện sau: giá trị vốn hóa, số lượng cổ phiếu đang lưu hành và tính thanh khoản STB xếp thứ nhất trong tổng số 30 cổ phiếu của chỉ số VN30, đã khẳng định vị thế và sức hấp dẫn trên thị trường Hai mươi năm thịnh vượng của gia đình ông Đặng Văn Thành đi

Trang 10

cùng với sự thành công của Sacombank Gia đình này đã phát triển Sacombank trở thành một trong 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam Cuối năm 2014, Sacombank xếp đầu danh sách các ngân hàng TMCP về tổng vốn điều lệ, đứng thứ hai về thị phần tín dụng với tỷ lệ khoảng 3,1%, và thứ bảy về tổng tài sản Trong năm 2011 và 2012, cơ cấu sở hữu của Sacombank đã trải qua sự thay đổi, tạo nên bước ngoặt mới trong quá trình phát triển của ngân hàng Tất cả các cổ đông chiến lược nước ngoài đã đồng loạt rút vốn khỏi ngân hàng REE và ANZ thoái vốn để tập trung vào mảng kinh doanh chính của họ Ông Đặng Văn Thành

và con trai, Ông Đặng Hồng Anh, đã phải rời khỏi ngân hàng khi dùng cổ phiếu

để trả nợ Thay vào đó, Eximbank đã mua lại toàn bộ cổ phần ANZ nắm giữ để trở thành cổ đông lớn nhất Gia đình Trầm Bê sở hữu 6,72% cổ phần của ngân hàng Eximbank đại diện cho cổ đông nắm giữ trên 50% cổ phần đề nghị thay đổi các thành viên của Hội đồng quản trị (HĐQT), dẫn đến thay đổi lớn trong Ban giám đốc và có thể là cả chiến lược kinh doanh trong các năm tới

Các cột mốc quan trọng:

Vị thế của ngân hàng

Sacombank dẫn đầu các ngân hàng TMCP về mạng lưới với hơn 428 điểm giao dịch Mặc dù ngân hàng có hệ thống mạng lưới toàn quốc, thế mạnh truyền thống của STB lại ở khu vực miền Nam

1996:

Ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng

2006:

Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết CP

2005:

Thành lập mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ đầu tiên tại Việt Nam

2002: Thành lập các

công ty Sacombank-SBA, Sacombank-SBR, Sacombank-SBL, Sacombank-SBJ

2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc), Công

ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng ANZ

1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn

2008:

Khai trương chi nhánh tại Lào

2011:

Thành lập Ngân hàng 100%

vốn nước ngoài tại Campuchia

2012:

Thây đổi cơ cấu sở hữu

sở hữu và BGĐ

2014:

Cổ đông tán thành KH sáp nhập STB và PNB

Trang 11

Mạng lưới của STB trong năm 2014

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2014 của STB

Về tổng tài sản, STB hiện xếp thứ bảy trong hệ thống ngân hàng Cuối năm

2014, tổng tài sản của STB tăng 17,6% so với cùng kỳ lên 190 nghìn tỷ đồng Sau khi hợp nhất với Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB), tổng tài sản của STB

sẽ xấp xỉ 291 nghìn tỷ đồng, gia nhập top 5 ngân hàng lớn nhất

STB đứng thứ bảy về thị phần huy động (khoảng 3,7%) và thứ sáu về thị phần tín dụng (3,1%) trong hệ thống ngân hàng

10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

CN PGD

Danh sách 12 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất năm 2014

Trang 12

Thị phần tín dụng năm 2014 Thị phần huy động vốn năm 2014

Chú ý: Thị phần tín dụng của Agribank dựa vào số liệu QI/2014 Nguồn: VPBS

Tiên phong và đột phá

Sacombank đã thành công kiến tạo ra thị trường riêng cho mình bằng cách tập trung vào mô hình ngân hàng đặc thù Sacombank thành lập chi nhánh Hoa Việt nhắm tới cộng đồng 500.000 người Việt gốc Hoa tại Tp Hồ Chí Minh Chi nhánh này cũng thu hút các khách hàng tiềm năng từ các khu vực nói tiếng Trung như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan với những dịch vụ chuyên biệt cho người Hoa Hiện tại, các nhân viên người Việt rất hạn chế trong khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung, do vậy, Sacombank đã nắm lấy cơ hội này bằng cách nâng cao trình

độ cho các nhân viên của mình trong kỹ năng giao tiếp Tiếng Hoa và hiểu biết về văn hóa Trung hoa Thêm vào đó, chi nhánh Hoa Việt cung cấp những dịch vụ đặc biệt, khác với các chi nhánh khác Sacombank cũng dẫn đầu hệ thống ngân hàng trong việc xây dựng mô hình ngân hang đặc thù cho phụ nữ, gọi là chi nhánh 8/3, với những dịch vụ và sản phẩm dành cho đối tượng khách hàng là nữ giới Tất cả những động thái tiên phong đó đã giúp Sacombank đứng ở vị trí tiên phong trong phân khúc ngân hàng bán lẻ Hơn hết thảy, Sacombank thể hiện được sức mạnh trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ vượt trội với lợi thế

về thanh toán quốc tế và thanh toán qua thẻ, một vài sản phẩm của ngân hàng được đánh giá cao, chẳng hạn như “Dịch vụ chuyển tiền trong vòng một giờ tại thị trường Đông Dương”, Sacombank Visa Infinte

Agribank 13.0%

VCB 8.1%

BID 11.4%

CTG 11.0%

EIB 2.0%

STB 3.3%

MBB 2.5%

ACB 2.9%

SHB 2.7%

NVB 0.4%

TCB 2.2%

Khác 40.4%

Agribank 13.7%

VCB 9.6%

BID 10.2%

CTG 9.4%

EIB 2.2% STB

3.8%

MBB 3.6%

ACB 3.5%

SHB 3.0%

NVB 0.6%

TCB 2.8%

Khác 37.7%

Trang 13

Mộttrong số các ngân hàng TMCP dẫn đầu về

mạng lưới với 428 điểm giao dịch

Ngân hàng Đầu tiên thâm nhập thị trường Lào, hỗ trợ trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư giữa

Lào và Việt Nam

Ngân hàng Đầu tiên nhận vốn góp từ các cổ đông nước ngoài như Tập đoàn Dragon Financial Holdings, IFC

Việt gốc Hoa tại TP Hồ Chí Minh.

Mô hình ngân hàng Đầu tiên thiết kế dành riêng cho phụ nữ với sứ mạng “Vì sự phát triển của người phụ

nữ Việt Nam hiện đại”.

Trang 14

Hệ thống quản lý và cổ đông Nhân vật chủ chốt của Sacombank

Ông Đặng Văn Thành là người sáng lập của Sacombank và được biết đến như một ông trùm trong ngành ngân hàng Cho đến năm 2012, Ông Thành và con trai, cũng là một thành vên của HĐQT, nắm giữ 7,4% cổ phần của Sacombank Đến cuối năm, Ông Thành và những người liên quan chính thức rút lui khỏi ngân hàng

Ông Trầm Bê và gia đình nắm giữ hơn 20% cổ phần của PNB Dường như cổ phần của gia đình ông đã vượt qua tỷ lệ sở hữu hạn chế không quá 20% cổ phần của một ngân hàng Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sáp nhập gây tranh cãi giữa STB và PBN Ông nguyên là Phó Chủ tịch của PBN, nay được thay thế bởi con trai ông Sau khi mua lại một phần lớn cổ phần của Sacombank, ông Trầm

Bê đã trở thành Phó Chủ tịch Sacombank Sự phát triển của Sacombank hiện đã được gắn liền với gia đình Trầm Bê

Cơ cấu sở hữu

Cơ cấu sở hữu hiện tại của STB khá phân tán với hơn 68% tổng số cổ phiếu được lưu hành và giao dịch thường xuyên trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh, sở hữu nước ngoài khoảng 5,87% Năm 2012 là một năm biến động đối với Sacombank khi người sáng lập là Ông Đặng Văn Thành, chính thức từ chức Một năm trước

đó, khi phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi khi bị thâu tóm, ông Thành và các thành viên gia đình đã cố gắng bằng mọi cách để duy trì quyền lực tại Sacombank Ông Thành đã phải vay từ Sacombank để mua lại một số lượng lớn cổ phiếu của Sacombank, biến ông thành một con nợ lớn của Sacombank Đến cuối năm 2011, Sacombank bất ngờ đăng ký mua 100 triệu cổ phiếu STB làm cổ phiếu quỹ Cùng với đó, một số công ty thuộc sự sở hữu của ông Đặng Văn Thành như Thành Thành Công, Huỳnh Đăng, Đường Ninh Hòa, công ty Bourbon Tây Ninh đồng thời đăng ký mua cổ phiếu STB Tuy nhiên, trong cùng năm đó, đối tác chiến lược Dragon Capital đã bán toàn bộ cổ phần của mình tại Sacombank Trong năm 2012, hai cổ đông chiến lược khác của Sacombank là REE và ANZ tiếp tục thoái vốn Kết quả là, Eximbank trở thành cổ đông lớn nhất

Ông Phạm Hữu Phú, nguyên Phó chủ tịch Eximbank, sau hai năm đại diện cho Eximbank trở thành Chủ tịch Sacombank, ông trở về Eximbank với vị trí mới, Tổng Giám đốc điều hành Trong suốt thời gian đương vị tại Sacombank, ông Phạm Hữu Phú đã phê duyệt cho CTCP Nhựa Tân Đại Hưng (liên quan đến ông Phạm Trung Cang) vay không có tài sản đảm bảo là 660 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với vốn điều lệ và 165 lần so với lợi nhuận trước thuế của ngân hàng Điều này đặt ra một câu hỏi về tính bảo mật và minh bạch khi cả hai ông Phạm Trung Cảng và ông Phạm Hữu Phú là Phó Chủ tịch của Eximbank

Trang 15

nắm giữ hơn 9,73% cổ phần, trong đó phần lớn được chuyển nhượng từ ANZ Ông Đặng Văn Thành và con trai Đặng Hồng Anh đã ký một thỏa thuận với Sacombank về việc sử dụng gần 80 triệu cổ phiếu STB (tương đương với 7,4%

cổ phần của Sacombank) để trả nợ cho các khoản vay, đầu tư chứng khoán và các khoản phải thu khác Theo thỏa thuận, ông Đặng Văn Thành và ông Đặng Hồng Anh ủy quyền cho Sacombank có toàn quyền kiểm soát việc mua hoặc bán

cổ phần STB của họ Đến cuối năm 2012, ông Đặng Văn Thành và con trai ông

đã bị “lật đổ” sau khi cổ phiếu của họ bị bán để gán nợ

Trong cùng năm đó, đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu HĐQT Eximbank sở hữu 9,73% cổ phần của STB nhưng dẫn đầu một nhóm các nhà đầu tư kiểm soát hơn 50% cổ phần của STB, do đó có quyền đề xuất thay thế HĐQT và Ban kiểm soát Ông Phạm Hữu Phú, nguyên là Tổng giám đốc của Eximbank, trở thành Chủ tịch Sacombank Bên cạnh đó, những người liên quan đến ông Trầm Bê đã “cập bến” thành công vào ngân hàng Sacombank Một số nhân sự chủ chốt của ngân hàng Phương Nam chuyển sang nắm giữ các vị trí quan trọng tại Sacombank Sự hiện diện của ông Trầm Bê và con trai là ông Trần Khải Hòa tại HĐQT của Sacombank cho thấy tiềm năng sáp nhập giữa ngân hàng Phương Nam và Sacombank Ông Phan Huy Khang, nguyên là Tổng giám đốc của PBN, trở thành Tổng giám đốc mới và người đại diện hợp pháp của Sacombank, thay cho ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Sacombank tại thời điểm đó Sau đó, gần như tất cả các thành viên trong gia đình ông Đặng Văn Thành và những người liên quan đồng loạt rút khỏi Sacombank

2.80%

ANZ, 9.78%

REE, 3.66%

Dragon Capital, 6.66%

Khác,

75.13%

EIB 10.30%

CTCP ĐT Sài Gòn EXIM 4.73%

Ông Trần Phát Minh 4.80%

Ông Trầm Trọng Ngân 4.79%

Ông Trầm Khải Hòa 2.10% CTCP ĐTTC Sài Gòn Á Châu 2.49%

Market Vectors ETF Trust 2.43%

Khác 68.36%

Trang 16

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Khả năng sáp nhập STB- PNB

Từ năm 2012, trên thị trường đã xuất hiện tin đồn về khả năng sáp nhập giữa Sacombank và Eximbank Đến cuối tháng 01 năm 2013, hai ngân hàng đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện Việc sáp nhập của hai ngân hàng lớn với nên tảng tốt sẽ giúp hình thành một ngân hàng lớn mạnh hơn, rut ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Vào thời điểm đó, phương án sáp nhập đã công bố trước 5 năm, theo đó khuấy động thị trường nhưng cũng không ít nhà đầu tư tỏ ra ái ngại trước thông tin này Vào thời điểm đó, thị trường chứng khoán đang hồi phục, những tin tức sáp nhập có một tác động tích cực lên giá cổ phiếu Tuy nhiên, sự phấn khích dần dần mờ nhạt khi thương vụ giữa STB và EIB Dohop không có tiến triển mới Trên thực tế là ông Trầm Bê mới thực chất là ông chủ mới của STB Tin tức liên quan đến thương vụ sáp nhập giữa PNB và không được xác nhận cho đến đầu năm 2014 Mặc dù các cổ đông nhỏ phản đối quyết liệt, 93% cổ đông thông qua kế hoạch sáp nhập với sự hỗ trợ từ cổ đông lớn như EIB Do đó, hai năm kể từ khi có tin đồn, thương vụ sáp nhập dự kiến sẽ được hoàn thành vào Q4/2015

Theo một số chuyên gia và lãnh đạo của các ngân hàng, lý do thực sự đằng sau thương vụ sáp nhập là cơ cấu sở hữu giống nhau của hai ngân hàng khi ông Trầm Bê và gia đình đóng vai trò là cổ đông lớn tại cả hai ngân hàng Tại Ngân hàng Phương Nam, ông Trầm Bê và gia đình sở hữu hơn 20% cổ phần Tương tự như vậy, gia đình ông là một trong số những cổ đông có ảnh hưởng nhất tại Sacombank sau khi gia đình của ông Đặng Văn Thành rút lui Đến cuối năm

2013, gia đình của Trầm Bê nắm giữ khoảng 6,8% cổ phần của Sacombank Thêm vào đó, một nửa trong số các nhà lãnh đạo cấp cao vào thời điểm này của Sacombank trước kia đều từng là những thành viên của Ngân hàng Phương Nam

Về mặt quản lý, giá trị cộng hưởng từ mạng lưới chi nhánh là tài sản có giá trị nhất đối với STB Tuy nhiên, với tình trạng hoạt động hiện nay của Sacombank, chúng tôi nghi ngờ sự cải thiện của hiệu quả hoạt động sau hợp nhất Mặc dù vậy, việc sáp nhập sẽ giúp giảm bớt vấn đề liên quan đến sở hữu chéo và tránh những khả năng sụp đổ có thể xảy ra cho ngân hàng Phương Nam, bởi lợi nhuận PNB thấp hơn đáng kể so với STB và cũng dưới mức trung bình ngành Vào giữa tháng 2 năm 2014, trên các phương tiện truyền thông tràn ngập thông tin rằng gia đình của ông Trầm Bê đã vi phạm pháp luật khi tỷ lệ sở hữu của gia đình ông

ở Ngân hàng Phương Nam vượt quá 20% Đây có thể là một nguyên nhân khác dẫn đến cuộc "hôn nhân" giữa hai ngân hàng, giúp ông Trầm Bê pha loãng tỷ lệ

sở hữu của mình, khi vốn điều lệ của Sacombank là 12.425 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ tại ngân hàng Phương Nam chỉ ở mức 4.000 tỷ đồng vào cuối năm

2014 Mặc dù Đại hội cổ đông thường niên của Sacombank vào tháng 4 năm

2014 bị bao phủ bởi lo ngại về việc sáp nhập với ngân hàng Phương Nam sẽ kéo kết quả hoạt động của Sacombank xuống mức thấp tương tự như giai đoạn 2011-2012, kế hoạch sáp nhập vẫn nhận được sự chấp thuận của đa số cổ đông Mặc dù vậy, thời gian gần đây, các nhà đầu tư nhận được thông tin tích cực từ NHNN Ông Trầm Bê sẽ không tham gia quản trị và điều hành ngân hàng sau sáp nhập NHNN sẽ thực hiện các quyền cổ đông đối với toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của ông Trầm Bê Mặc dù một số thành viên của HĐQT và Ban giám đốc của ngân hàng mới là từng thuôc Ban giám đốc của PNB, đại diện của NHNN trong

Trang 17

HĐQT và Ban giám đốc của ngân hàng sau sáp nhập có thể sẽ giúp đảm bảo ngân hàng sẽ hoạt động một cách an toàn và hiệu quả, thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu của Chính phủ

Sacombank không có “vũ khí phòng thủ” hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ

bị thâu tóm, dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu sở hữu trong năm 2012 Động thái thu gom cổ phiếu STB đã âm thầm diễn ra từ năm 2010 Làn sóng tin xấu dẫn đến sự sụt giảm giá của STB, xói mòn nghiêm trọng giá trị tài sản đảm bảo của ông Đặng Văn Thành Đây là một bài học sâu sắc trong quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đối với công ty đại chúng Để ngăn chặn các nỗ lực thâu tóm của đối thủ, Điều lệ công ty nên có một số quy định phòng ngừa để người thâu tóm không thể thay đổi tất cả các thành viên HĐQT cùng một lúc, chẳng hạn như quy định bầu cử hội đồng quản trị luân phiên, trong đó chỉ một phần HĐQT được bầu lại theo từng năm thay vì bầu đồng loạt một lúc Trong trường hợp đó, đối thủ thâu tóm phải giành chiến thắng nhiều hơn một ”trận chiến đại diện” tại các cuộc họp cổ đông liên tiếp để giành toàn quyền kiểm soát công ty

Hiệu quả hoạt động/chi nhánh

2008-2014

Hiệu quả hoạt động/nhân viên 2014

2008-Nguồn: Báo cáo tài chính STB , PNB

Hiệu quả hoạt động của NH Phương Nam thấp hơn so với Sacombank trong giai đoạn 2008-2014, tuy nhiên, khi so sánh với các ngân hàng khác, kết quả của Sacombank cũng khá khiêm tốn, xếp gần vị trí cuối Trong năm 2014, STB đứng

3,000

Trang 18

thứ tư về hiệu quả hoạt động/chi nhánh và thứ năm đối với hiệu quả hoạt động/nhân viên

Vấn đề trở nên xấu hơn khi trong năm 2014, doanh thu của NH Phương Nam/nhân viên tiếp tục tuột dốc thêm 14,5% so với cùng kỳ, và chỉ bằng 49% của STB so với tỷ lệ 57% trong năm 2013 Hiệu quả hoạt động/chi nhánh của NH Phương Nam cũng giảm 14,5%; tương đương 35,4% của STB so với mức trước

đó bằng 44,6% Điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của hai ngân hàng một khi hợp nhất sẽ khiến cho ngân hàng sau sáp nhập thụt lùi so với các ngân hàng tương đương trong ít nhất là vài năm

Đến

cuối

Qúy

III/2014, PNB ghi nhận một khoản lợi nhuận 62 tỷ đồng, tương đương 3,3% lợi nhuận của STB, nhưng hơn hết, báo cáo tăng trưởng lợi nhuận ròng khá tiêu cực với mức giảm 72,6% Đối với hầu hết các ngân hàng, thu nhập phần lớn đến từ thu nhập lãi, tuy nhiên, PNB là một trường hợp khác, với 54% thu nhập đến từ đầu tư chứng khoán, mà đây không phải là một nguồn thu nhập bền vững, trong khi chỉ có 32% đến từ thu nhập lãi Do đó chúng tôi có những lo ngại về khả năng sinh lời của PNB

Dư nợ của Ngân hàng Phương Nam tương đương hơn một phần ba tổng dư nợ của Sacombank, tuy nhiên, quản lý rủi ro tín dụng lại kém hiệu quả; Sacombank

có tỷ lệ nợ xấu là 1,19%, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Phương Nam báo cáo là 5,92% vào thời điểm cuối năm 2014 theo một báo cáo của ngân hàng này, trong khi tỷ lệ nợ xấu theo kết quả thanh tra của Ngân hàng Nhà nước là 9,98% Về lợi nhuận, Ngân hàng Phương Nam vẫn tụt lại xa so với các ngân hàng khác với thu nhập lãi âm, do đó tỷ lệ NIM của Ngân hàng Phương Nam âm vào cuối năm 2014 trong khi tỷ lệ này của STB đã luôn luôn cao hơn tỷ lệ trung bình là 4%, cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết

Sau khi ht trong s ngân hàng niêm yết yu khi ht trong s ngân hàlà 16.425 th đ5

t, x t th thi h trong sht trongTMCP, và t trong s ngân hàng 291.000 t đ0 t Trên thrt và t trong s ngtăng trư t tCAGR hiư t trong s ngân hàng nilà 18,53% c t tro trong giai đong s ngân hàngSTB sTB ng hai năm đi đong s ngâ đai năm đi đong s ngân hàng niêm yết yai năm đi m đi đong số các ngâg hàng niêmi các ngân

Nguồn: Báo cáo tài chính của STB và PNB

5,000

VCB MBB BID CTG STB ACB SHB EIB

Trang 19

hàng TMCP nhà nưác Tc ngân hàng TMCP nhà nưác ngâg hàng niêm trađó chúng tôi có những lo ngại về khả năng sinh lời của PNB.hợp khác, với 54% thu nhập đến từ đầu tư chứ

Bảng cân đối kế toán

Nguồn: Báo cáo Thường niên STB

STB có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản khá cao với mức CAGR đạt 18,53% trong giai đoạn 2009 – 2014, so với các ngân hàng khác như ACB đạt 9,31%, MBB đạt 28,57%, EIB đạt 21,67%, VCB đạt 17,2% và BID đạt 17,5% Tuân thủ theo chính sách của NHNN, Sacombank tất toán quỹ vàng trị giá 2.931 tỷ đồng Thêm vào đó, với tình hình kinh tế khó khăn, Sacombank buộc phải hoãn kế hoạch huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, và vì vậy chỉ đạt 76% kế hoạch đặt ra trong năm 2013 với mục tiêu 16.418 tỷ đồng Trong năm 2014, ngân hàng cũng không thể nâng vốn điều lệ thêm 8,5% như mục tiêu đã định Chúng tôi cho rằng đây phần lớn là do kế hoạch sáp nhập giữa STB và PNB bị trì hoãn

Với chính sách chỉ trả cổ tức bằng cổ phiếu kể từ năm 2006 và việc liên tục phát hành thêm cổ phiếu, Sacombank dẫn đầu về vốn điều lệ trong số các ngân hàng TMCP với mức vốn điều lệ đạt 12.245 tỷ đồng trong năm 2014 Vốn điều lệ của Sacombank tăng trưởng mạnh chủ yếu trong năm 2009 và 2010, và chững lại vào năm 2012 khi HĐQT và Ban Giám đốc chuyển hướng tập trung vào chuyển nhượng quyền sở hữu

Cấu trúc tài sản của STB dần dần thay đổi từ năm 2008 đến năm 2014, có xu hướng tập trung hơn vào khách hàng Mặc dù thấp hơn mức trung bình ngành, các khoản cho vay khách hàng của STB vẫn chiếm trung bình 60% tổng tài sản Một thành phần quan trọng khác là đầu tư, chiếm 16% tổng tài sản Các khoản vay liên ngân hàng sụt giảm từ năm 2011 và thậm chí thấp hơn trong năm 2012

do hiệu ứng từ Thông tư 21/2012/TT-NHNN với những quy định chặt chẽ hơn về việc quản lý và tổ chức lại hoạt động của thị trường liên ngân hàng, ví dụ như việc yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng và phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay liên ngân hàng Tỷ lệ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng của Sacombank ở mức 2%, thấp hơn khá nhiều so với các ngân hàng khác Chúng tôi cho rằng việc tỷ lệ này giảm xuống mức thấp trong vòng 4 năm qua sẽ giảm đáng kể rủi ro tín dụng từ các đối tác, nếu chúng ta nhìn vào sự thiếu minh bạch

và những yếu kém của các ngân hàng nhỏ ở Việt Nam

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

CAGR=18.53%

CAGR=19.42%

Trang 20

Hoạt động tín dụng

Cho vay khách hàng tăng trưởng ở mức CAGR 21,9% trong giai đoạn từ 2009 đến 2014 Mức tăng trưởng này rõ ràng thấp hơn các đối thủ cùng ngành với mức CAGR trung bình là 29,9% Tuy nhiên, chúng tôi quan sát thấy xu hướng đi xuống trong tăng trưởng tín dụng và huy động kể từ năm 2012 Bất chấp năm

2013 với nhiều khó khăn, Sacombank vẫn tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp vừa

và nhỏ Ngân hàng đã áp dụng 29 gói tín dụng với tổng giá trị 22.300 tỷ đồng (365 triệu USD), thu hút hơn 4.300 doanh nghiệp Chính sự hỗ trợ này của Sacombank với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giúp cho các khoản cho vay khách hàng của STB tăng 15,8%, so với mức trung bình ngành là 14,16% trong năm 2014

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB

Ngân hàng tập trung cho vay phân khúc bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), tổng cộng chiếm tới hơn 98% cho vay khách hàng trong năm 2014, và

2010 2011 2012 2013 2014

DNNN DN tư nhân Cá nhân Khác

Cho vay KH Tiền gửi và cho vay LNH Tiền mặt và tiền gửi NHNN

Trang 21

cơ cấu cho vay này hầu như không thay đổi kể từ năm 2009 Chiến lược này cho thấy STB không bị ảnh hưởng nhiều bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có rủi ro cao, vốn đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam trong các năm trước đây Có thể kể tới những cái tên như Vinashin và Vinaline, những công ty đã để lại những khoản nợ xấu khổng lồ cho các ngân hàng như SHB, ACB, BID và rất nhiều các ngân hàng khác Các khoản cho vay DNNN của STB chỉ chiếm 2% cho vay khách hàng trong giai đoạn 2008-2014, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành là 18% Nếu tính cả trái phiếu doanh nghiệp

và các khoản phải thu khác, tỷ trọng tín dụng cấp cho các doanh nghiệp lớn cũng như các khoản cho vay doanh nghiệp khác của STB sẽ tăng thành6,66%, vẫn ở mức khá thấp so với các công ty cùng ngành như ACB (8,74%), MBB (17%), EIB (27%), BID (24%) và VCB (29,6%) trong năm 2014

Phân khúc bán lẻ vẫn chưa được khai thác hết với tiềm năng tăng trường và lợi nhuận lớn Đây là cơ hội để Sacombank có thể nắm bắt nếu công ty có thể quản

lý tốt những rủi ro đi kèm Dịch vụ Sacombank Imperial, nhắm tới đối tượng khách hàng cao cấp, hiện đang có lượng khách hàng là hơn 3.500 với số dư tài khoản tối thiểu là từ 2 đến 5 tỷ đồng, cao gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu của các ngân hàng khác Mảng này sẽ giúp tăng thu nhập lãi của Sacombank và giữ cho tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp So với các ngân hàng khác, Sacombank đã nới lỏng hơn các chính sách đối với các khoản cho vay cá nhân, chảng hạn như giá trị của khoản vay có thể lên tới gấp 14 lần mức lương Sacombank cũng đưa ra các khoản cho vay kinh doanh hộ gia đình với giá trị không giới hạn và kỳ hạn tối đa theo yêu cầu của khách hàng Để thực hiện được các chính sách linh hoạt như vậy, Sacombank cần phải hết sức kinh nghiệm trong mảng ngân hàng bán lẻ để

có thể quản lý rủi ro nợ xấu tiềm tàng trong khi duy trì đà tăng trường tín dụng cao trong các thời kỳ khó khăn Cho vay tiêu dùng chiếm 12,7% tổng cho vay khách hàng trong năm 2014, giảm 16% so với cùng kỳ từ 19.344 tỷ đồng trong năm tài chính 2013 với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng mới nổi như VPbank

Phân tích cơ cấu cho vay theo kỳ hạn

Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn giữ ở mức ổn định trong giai doạn 2009-2012 Trong năm 2013, cho vay ngắn hạn ghi nhận mức tăng trưởng âm trong khi cho vay trung và dài hạn tăng mạnh lần lượt ở mức 84,32% và 14,12% so với cùng kỳ Điều này có thể là kết quả từ việc tái cấu trúc các khoản cho vay ngắn hạn đã quá hạn, theo Quyết định 780 Vì vậy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm xuống 48%, trong khi tỷ trọng của cho vay trung và dài hạn đạt lần lượt ở mức 38% và 14% cho vay khách hàng, so với cơ cấu trước đây ở mức lần lượt là 65%, 17%

và 18% Bức tranh trong năm 2014 cũng tương tự như vậyvới mức tăng trưởng của cho vay trung và dài hạn ở mức 22%, cao hơn cho vay ngắn hạn, vốn không

có nhiều sự thay đổi trong năm 2014 Tỷ trọng cho vay ngắn hạn tiếp tục giảm xuống 42%, trong khi tổng cho vay trung và dài hạn đạt 58% Cơ cấu này hoàn toàn trái ngược so với năm tài chính 2012 Các khoản lãi phải thu tăng 35,2%, đạt 5.149 tỷ đồng so với mức 3.809 tỷ đồng trong năm 2013, tương đương 20,4% thu nhập lãi thuần Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, việc trả lãi diễn

ra theo quý, trong khi đối với các khoản vay dài hạn tiền lãi được trả theo kỳ nửa năm hoặc một năm Như vậy, chúng tôi giả định sự tăng trưởng của cho vay trung và dài hạn (tái cấu trúc từ các khoản cho vay ngắn hạn) phần nào dẫn đến

Mảng bán lẻ và cho vay các

DN vừa và nhỏ là trọng tâm

của STB

Tăng trưởng nhanh chóng

của tín dụng trung và dài hạn

một phần là do hệ quả của

việc tái cấu trúc các khoản nợ

ngắn hạn đã quá hạn theo

Quyết định 780

Trang 22

sự gia tăng của các khoản lãi phải thu Con số lãi phải thu lớn cũng là tín hiệu cho thấy một số khách hàng đang cần đươcj gia hạn cho khoản vay của mình, và cũng giải thích cho việc STB phải tái cấu trúc các khoản cho vay ngắn hạn thành các khoản cho vay với kỳ hạn dài hơn Bước đi này sẽ giúp ngân hàng tránh được việc phải vốn hóa lãi phải trả, tăng tỷ lệ nợ xấu và tạo áp lực lên khả năng sinh lời Đối với các khoản nợ nhóm 1, thu nhập lãi được ghi nhận trên cơ sở kế toán dồn tích, nghĩa là các ngân hàng có thể ghi nhận thu nhập lãi trước khi thực sự nhận được khoản thu nhập này Trong khi đó, đối với các khoản nợ từ nhóm 2 đến 5, thu nhập lãi được ghi nhận trên cơ sở thực thế thu được lâi Khi các khoản

nợ được phân loại thuộc nhóm 2 đến 5, các khoản nợ này được chuyển sang theo dõi ngoại bảng và thu nhập lãi chỉ có thể được ghi nhận khi ngân hàng thực sự thu được khoản lãi Tính đến cuối Q1/2015, STB có tỷ trọng nợ nhóm 1 lớn, trên 98,5% so với ACB (95%) VCB (92%), BID(95%) và EIB (96,6%)

STB đã nâng tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (vốn

là các lĩnh vực được ưu tiên) lên 25,3% so với cùng kỳ, trong khi con số này trong năm 2014 chỉ là 9,4% và cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng khác như EIB (8,8%), MBB(3,1%), ACB (0,8%), VCB(2,4%), BID (5,4%) Trong những năm gần đây, nông nghiệp và phát triển nông thôn được ưu tiên để tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng trong khi chính sách thắt chặt tín dụng được áp dụng với các lĩnh vực phi sản xuất Thêm vào đó, NHNN đã cung cấp các chính sách tiền tệ tốt hơn để hỗ trợ ngân hàng và đưa ra các ưu đãi liên quan đến dự trữ bắt buộc và đảo nợ khi ngân hàng gia hạn vay cho các khoản nợ thuộc những lĩnh vực này Có vẻ như STB sẽ tiếp tục tăng dư nợ cho lĩnh vực nông nghiệp để được hưởng lợi từ các ưu đãi của NHNN

Phân tích cơ cấu tín dụng STB theo kỳ hạn

Nguôn: BCTN của STB

Trong tháng 6 năm 2014, Sacombank đã ký kết một biên bản ghi nhớ với Rabobank, trong đó Rabobank cam kết sẽ chia sẻ và hướng dẫn phương pháp và các biện pháp kỹ thuật để giúp Sacombank triển khai các sản phẩm tài chính thích hợp cho lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp Thêm vào đó, Rabobank sẽ thực hiện đào tạo chuyên sâu cho nhân viên của Sacombank để giúp Sacombank phát triển mạnh trong lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp ở Việt Nam Tỷ trọng cho vay xây dựng cũng có sự thay đổi lớn, từ mức 5,9% trong năm 2008 lên

Con số lãi phải thu lớn báo

hiệu về khả năng không thể

trả nợ đúng hạn của khác

hàng.

Trang 23

mức 12,4% trong năm 2014, và đây dường như là nguyên nhân chính cho sự tăng lên đột ngột của tỷ lệ nợ xấu từ mức 0,58% trong năm 2008 lên 2,05% trong năm 2012 Thêm vào đó, tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh tài sản

và dịch vụ tư vấn cũng ngày một tăng lên Hoạt động này cũng được coi như hoạt động kinh doanh bất động sản Nếu gộp khoản này vào mục cho vay xây dựng và cho vay bất động sản, thì tỷ trọng thực sự của lĩnh vực này chiếm đến 30% trong năm 2013 và 2014 Trong trường hợp này thì mức độ rủi ro thực sự

mà STB phải đối mặt sẽ cao hơn nhiều tỷ lệ nợ xấu 1,19% được báo cáo trong năm 2014 Động thái này của STB thực chất cũng theo xu thế chung của ngành,

kể từ khi tỷ lệ rủi ro cho vay bất động sản được cắt giảm từ 250% xuống 150%, luật Nhà ở và luật Kinh doanh Bất động sản được ban hành, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn tăng từ 30% lên 60%, các ngân hàng bắt đầu rót tín dụng vào ngành này, làm nóng thị trường bất động sản và gia tăng niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường Sự ấm dần của thị trường bất động sản là dấu hiệu tích cực cho ngành ngân hàng khi mà hơn 70 tài sản đảm bảo là bất động sản Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản quá “nóng” dẫn đến “cơn sốt” hay quá “lạnh” dẫn đến “đóng băng” thị trường thì đều có tác động tiêu cực đến ngành ngân hàng

Cơ cấu cho vay theo ngành của STB năm 2014 Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo Tài chính các ngân hàng

Sacombank cũng cấp tín dụng cho các ngành mới vốn trước đây bị bỏ ngỏ, ví dụ như Hoạt động làm thuê các công việc trong gia đình và dịch vụ tự tiêu dùng của

hộ gia đình, Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội, thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ và đồ dùng cá nhân Mặc dù STB đã chuyển từ trái phiếu doanh nghiệp sang trái phiếu chính phủ trong năm 2014, chúng tôi nhận thấy mức tăng trưởng đột biến của chứng khoán nợ theo bảng cân đối dự kiến của STB vào năm 2015, với mức tăng gấp đôi so với năm 2014 Bên cạnh mức tăng trưởng cao của trái phiếu chính phủ, chúng tôi cũng cho rằng một số khoản cho vay khách hàng của PNB sẽ được chuyển đổi thành đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Nông lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp chế biến, chế tạo

Xây dựng Hoạt động tài chính, NH và BH

Thương nghiệp Dịch vụ hộ gia đình

Trang 24

Hoạt động đầu tư

Sự tăng trưởng của danh mục đầu tư của STB chủ yếu đến từ từ tăng trưởng đầu

tư chứng khoán nợ, vốn chiếm trung bình 90% tổng danh mục đầu tư từ năm

2009 đến năm 2014 Tỷ trọng này đang tăng lên mức 98% trong khi chứng khoán vốn, đầu tư vào công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác chỉ chiếm 2% tổng danh mục đầu tư trong năm 2014 Tỷ trọng đóng góp của chứng khoán nợ vào doanh thu đạt mức trung bình 14% trong giai đoạn này Chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, và trái phiếu của các định chế tài chính Trong năm 2012, xấp xỉ 30% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động bị phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động, thị trường bất động sản ảm đạm, thị trường chứng khoán không hấp dẫn, nhiều ngành sản xuất như thép, thủy sản, lúa gạo gặp khó khăn kéo dài Điều này buộc Sacombank phải hạn chế đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với tỷ trọng giảm từ 16% trong năm 2011 xuống 8% trong năm 2012 và 2013, và chỉ còn 3% trong năm 2014

Sự gia tăng đầu tư trái phiếu Chính phủ trong năm 2012, 2013 và 2014 là kết quả kết hợp từ sự suy giảm đáng kể trong thị trường liên ngân hàng và sự tăng trưởng chậm chạp của các khoản cho vay khách hàng Hoạt động đầu tư chứng khoán nợ đã chứng tỏ là một kênh đầu tư an toàn nhưng khá hiệu quả tạo ra thu nhập lãi cho STB So sánh với lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tại các định chế tài chính khác, lãi suất của chứng khoán nợ khá ổn định và ở mức tương đối cao Lượng lớn trái phiếu Chính phủ cũng có thể giúp STB có thể linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh thanh khoản của mình bằng cách tham gia vào thị trường

mở khi cần thiết Thêm vào đó, trái phiếu Chính phủ cũng có thể được coi như một loại tài sản không có rủi ro khi tính toán CAR, và vì vậy càng hấp dẫn các ngân hàng như STB tăng tỷ lệ sở hữu

Trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng rất lớn trong danh mục chứng khoán nợ của STB trong năm 2014 (75%) và quý 1 năm 2015 (84%) Thông tư 36 mới được ban hành yêu cầu khoản đầu tư của các NHTM vào trái phiếu Chính phủ phải thấp hơn 35% nguồn vốn ngăn hạn STB có nguồn vốn ngắn hạn khá dồi dào ở

Phân tính cơ cấu đầu tư của STB

Nguồn: Báo cáo Tài chính STB

5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000

CK vốn TPDN

TP TCTD TPCP

STB sẽ không bị ảnh hưởng

bởi Thông tư 36 về giới hạn

đầu tư vào Trái phiếu Chính

phủ mặc dù tỷ lệ sở hữu

đang ngày càng tăng

Ngày đăng: 17/02/2016, 01:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w