1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với bộ luật lao động 2012 trên địa bàn hà nội

91 413 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội” sẽ tập trung phân tích và đá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NĂM 2015

TÊN CÔNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC

GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 3 (KD3)

Hà Nội, 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NĂM 2015

TÊN CÔNG TRÌNH

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC

GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 3 (KD3)

Nhóm sinh viên thực hiện : Phạm Thị Nhật Nữ

Ngành học : Kinh tế nguồn nhân lực

Giảng viên hướng dẫn : ThS Phạm Thị Hương Quỳnh

Hà Nội, 2015

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

4.1 Quy trình nghiên cứu 6

4.2 Thu thập số liệu 6

4.3 Phân tích và xử lý số liệu 9

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5.1 Đối tượng nghiên cứu 9

5.2 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HIỂU BIẾT BỘ LUẬT LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH 11

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 11

1.1.1 Lao động – Người lao động 11

1.1.2 Giúp việc gia đình 11

1.1.3 Lao động giúp việc gia đình 11

1.2 Đặc điểm và vai trò của lao động giúp việc gia đình 12

1.2.1 Đặc điểm của lao động giúp việc gia đình 12

1.2.2 Vai trò của lao động giúp việc gia đình 14

1.3 Các quy định pháp luật liên quan đến lao động giúp việc gia đình 16

1.3.1 Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề Hợp đồng lao động 17

1.3.2 Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề Tiền lương 18

1.3.3 Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề Thời gian làm việc – Thời gian nghỉ ngơi 18

1.4 Đánh giá mức độ hiểu biết luật của người LĐ GVGĐ 19

1.5 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động 2012 của người lao động giúp việc gia đình 22

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG

GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 24

Trang 4

2.1 Giới thiệu về mẫu điều tra 24

2.1.1 Các đặc điểm liên quan đến người lao động giúp việc gia đình 24

2.1.2 Các đặc điểm liên quan đến hoạt động giúp việc gia đình 26

2.2 Đánh giá thực trạng mức độ hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của người LĐ GVGĐ trên địa bàn Hà Nội 28

2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 30

2.2.2 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật liên quan đến HĐLĐ 31

2.2.3 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật liên quan đến Tiền lương 34

2.2.4 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật liên quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi 35

2.3 Đánh giá nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động của người LĐ GVGĐ 38

2.4 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động 2012 của LĐ GVGĐ 41

2.4.1 Nguyên nhân chủ quan 41

2.4.2 Nguyên nhân khách quan 42

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 45

3.1 Kết luận 45

3.2 Khuyến nghị 47

3.2.1 Giải pháp truyền thông 47

3.2.2 Giải pháp quản lý 50

KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 01

PHỤ LỤC 02

PHỤ LỤC 03

PHỤ LỤC 04

PHỤ LỤC 05

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

ILO : Tổ chức Lao động quốc tế

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Danh mục bảng

Bảng 0.1: Quy mô và cấu trúc mẫu điều tra 07

Bảng 1.1: Trình độ học vấn của lao động giúp việc gia đình (%) 14

Bảng 2.1: Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu 24

Bảng 2.2: Hình thức thỏa thuận lao động của người GVGĐ 25

Bảng 2.3: Kinh nghiệm làm việc của mẫu điều tra 28

Bảng 2.4: Số lượng lao động hiểu biết về Bộ luật Lao động áp dụng cho đối tượng là người GVGĐ 29

Bảng 2.5: Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha (α) 31

Bảng 2.6: Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố HĐLĐ 31

Bảng 2.7: Hệ số Sig khi so sánh sự khác biệt về mức độ hiểu biết các quy định liên quan đến HĐLĐ giữa các nhóm TĐHV và kinh nghiệm làm việc 32

Bảng 2.8: Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố Tiền lương 34

Bảng 2.9: Hệ số Sig khi so sánh sự khác biệt về mức độ hiểu biết các quy định liên quan đến Tiền lương giữa các nhóm TĐHV và Kinh nghiệm làm việc 34

Bảng 2.10: Thống kê mô tả các biến quan sát nhân tố Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi 36

Bảng 2.11: Hệ số Sig khi so sánh sự khác biệt về mức độ hiểu biết các quy định liên quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi giữa các nhóm trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc 36

Bảng 2.12: Bảng tổng kết kết quả phân tích phương sai ANOVA 38

Bảng 2.13: Nhu cầu muốn tìm hiểu Bộ luật Lao động của người GVGĐ 39

Bảng 2.14: Thứ tự ưu tiên các nội dung cần tìm hiểu trong Bộ luật Lao động 39

Bảng 2.15: Các khó khăn mà người GVGĐ gặp phải trong quá trình tìm hiểu Bộ luật Lao động 44

Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1.1: Các giai đoạn thay đổi hành vi 22

Biểu đồ 1.2: Quá trình thay đổi hành vi và nhu cầu của LĐ GVGĐ 23

Biểu đồ 2.1: Nghề nghiệp mà người lao động tham gia trước khi làm GVGĐ 25

Biểu đồ 2.2: Thu nhập mà người lao động nhận được từ công việc GVGĐ 26

Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ % các loại hình công việc giúp việc gia đình 27

Biểu đồ 2.4: Kênh tìm việc làm của LĐ GVGĐ 27

Biểu đồ 2.5: Các nội dung mà người giúp việc quan tâm khi thỏa thuận lao động 29

Biểu đồ 2.6: Nguồn thông tin giúp LĐ GVGĐ biết đến Bộ luật Lao động 30

Biểu đồ 2.7: Lý do người GVGĐ không muốn tìm hiểu Bộ luật Lao động 41

Trang 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NĂM 2015

BẢN TÓM TẮT Tên công trình

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC

GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 3 (KD3)

Hà Nội, 2015

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, ở Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 2012 đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến lao động giúp việc gia đình trong

Chương XI, Mục 5 từ Điều 179 đến Điều 183 quy định về “Lao động là người giúp việc gia đình”, song song, còn có Nghị định số 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày

07/04/2014 và Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động thương binh và

xã hội ngày 15/08/2014 Như vậy, có thể thấy, đây là một bước tiến tích cực trong việc xây dựng khung pháp lý về giúp việc gia đình cũng như từng bước đưa giúp việc gia đình trở thành một nghề trong thị trường lao động

Tuy nhiên, trong thị trường lao động, lao động giúp việc gia đình vẫn luôn phải đối mặt các nguy cơ như bị mắng chửi, đánh đập, đe dọa, bị lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục nguy cơ không được gia chủ thực hiện đúng thỏa thuận ban đầu

về công việc, thời gian, tiền lương … Lý do tại sao như vậy? Trên thực tế có rất ít những nghiên cứu trả lời cho câu hỏi này đứng trên góc độ đánh giá mức độ hiểu biết

và ý thức tuân thủ các quy định pháp luật của lao động giúp việc gia đình Trong khi,

sự hiểu biết về pháp luật của người lao động giúp việc gia đình ảnh hưởng đến những

quyền lợi mà họ được hưởng Do đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội” trong công trình nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2015 Hy

vọng nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần hữu ích trong việc nâng cao hiểu biết Bộ luật Lao động 2012 của người lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Giúp việc gia đình là một công việc xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển xã hội và mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên thế giới Tuy nhiên, giúp việc gia đình vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề và nó đã trở thành mối quan tâm của các nhà nghiên cứu và tổ chức trong nhiều năm nay

Một số nghiên cứu và báo cáo có thể kể ra là: Nghiên cứu “Một số loại hình giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện nay và các giải pháp quản lý” (2010) của tác giả PGS.TS Ngô Thị Ngọc Anh, báo cáo “ Tổng quan về tình hình lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay” (2013) và nghiên cứu “Giá trị kinh tế của lao động

Trang 9

ii

giúp việc gia đình đối với gia đình và xã hội” của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) Và gần đây nhất là nghiên cứu “ Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội – Ngụ ý cho đào tạo nghề” do nhóm sinh viên trường đại học Kinh tế quốc dân thực hiện Một số đề tài

nghiên cứu có cùng chung đối tượng nghiên cứu là đánh giá/ phân tích mức độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật, tuy nhiên khách thể điều tra và khách thể nghiên cứu

lại khác nhau, cụ thể như nghiên cứu “Thực trạng hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của dân cư khu vực miền núi Thanh Hóa” của tác giả Lê Thị Hồng Phúc đăng trên

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Số 11/2005), tác giả Đặng Thanh Nga cũng đã tiến

hành nghiên cứu “Thực trạng về mức độ nhận thức pháp luật của người chưa thành niên phạm tội” đăng trên Tạp chí Tâm lý học, số 6/2008…

Có thể thấy, các nghiên cứu về lao động giúp việc gia đình ngày càng nhiều hơn

và trên nhiều góc độ khác nhau Trong khi đó, nếu cùng hướng nghiên cứu về đo lường mức độ hiểu biết pháp luật thì khách thể điều tra lại khác nhau Chính vì vậy,

nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội” sẽ tập trung phân tích

và đánh giá các mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012, cụ thể trên 3 khía cạnh: Hợp đồng lao động – Tiền lương – Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi Mô hình đánh giá mức độ hiểu biết mà nhóm sử dụng căn

cứ trên khung lý thuyết về các giai đoạn thay đổi hành vi để xem xét mức độ hiểu biết

về Bộ luật Lao động 2012 của người giúp việc đang ở giai đoạn nào, từ đó tìm hiểu nhu cầu và điều chỉnh hành vi tìm hiểu pháp luật của nhóm đối tượng này Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, nhóm cũng xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của người giúp việc gia đình để từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiểu biết luật của người lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định khung lý thuyết đánh giá mức độ hiểu biết để làm cơ sở cho quá trình khảo sát, đánh giá thực tế mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động 2012 của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội

- Phân tích mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012, cụ thể trên 3 khía cạnh: Hợp đồng lao động – Tiền lương – Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi

Trang 10

- Đánh giá nhu cầu tìm hiểu pháp luật và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tìm hiểu về Bộ luật Lao động 2012 của người giúp việc gia đình

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Quy trình nghiên cứu

Đề tài được triển khai 06 bước: (1) Xây dựng cơ sở lý thuyết; (2) Xây dựng bảng hỏi; (3) Khảo sát thử và kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi; (4) Triển khai khảo sát và phỏng vấn sâu LĐ GVGĐ; (5) Phân tích dữ liệu; (6) Trình bày kết quả nghiên cứu

4.2 Thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ tài liệu Bộ luật Lao

động 2012, giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, giáo trình Hành vi tổ chức, sách, tạp chí và báo cáo điều tra của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng mà có liên quan đến lao động giúp việc gia đình…

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập theo 02 cách sau:

+ Điều tra khảo sát

* Đối tượng điều tra: người lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội

* Mẫu khảo sát: Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu được phân bổ trên 03 quận của

Hà Nội (bao gồm: Hai Bà Trưng, Cầu Giấy và Hà Đông) Tổng số phiếu thu về là 126

* Bảng hỏi: đã được thiết kế dựa trên kết quả tổng quan các tài liệu liên quan về luật, về đặc điểm của người lao động giúp việc và cơ sở lý thuyết về mức độ hiểu biết cần thiết của cá nhân nhằm hướng tới hành vi tích cực Bảng hỏi được xây dựng trên thang đo likert 05 điểm Nội dung bảng hỏi bao gồm 02 phần: Phần thông tin chung về người được khảo sát và Phần đánh giá mức độ hiểu biết các quy định pháp luật của lao động giúp việc gia đình

+ Phỏng vấn sâu

Hoạt động phỏng vấn sâu được tiến hành sau khi người giúp việc trả lời xong bảng khảo sát Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 lao động giúp việc gia đình Mục đích của các cuộc phỏng vấn sâu này là để nắm được mức độ hiểu biết luật cũng như xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết luật của người giúp việc gia đình

4.3 Phân tích và xử lý số liệu

Các dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập xong được thống kê, phân tích và xử lý bằng phương pháp phân tích định lượng kết hợp định tính Phân tích định lượng sử dụng công cụ hỗ trợ của phần mềm SPSS Trong khi đó, phân tích định tính được sử

Trang 11

iv dụng kết hợp để phân tích thông tin thu được từ phỏng vấn sâu, cùng với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cho vấn đề nghiên cứu

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Sự hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 (sửa đổi), cụ thể tại Mục 5 (từ Điều 179 đến Điều 183)

- Khách thể điều tra: nhóm chỉ tiến hành điều tra đối với người giúp việc gia đình làm việc toàn thời gian tại gia đình người sử dụng lao động (không nghiên cứu trường hợp giúp việc gia đình theo hình thức khoán)

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian : Phạm vi điều tra là các hộ gia đình đang sử dụng lao động

giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Về mặt thời gian: Từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2015

- Về mặt nội dung nghiên cứu: Bộ luật Lao động (Luật số: 10/2012/QH 13) ban

hành ngày 18/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013, bao gồm 17 Chương

và 242 Điều Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về sự hiểu biết của người lao động giúp việc gia đình đối với các quy định pháp luật tại Mục 5, từ Điều 179 đến Điều 183 của Bộ luật Lao động, cụ thể hơn trên khía cạnh:

+ Hợp đồng lao động: lý do lựa chọn vì hiện nay Bộ luật Lao động quy định người sử

dụng lao động “phải ký hợp đồng lao động” khi thuê người giúp việc gia đình Như

vậy, điều này sẽ là cơ sở pháp lý bảo vệ người LĐ GVGĐ khi có tranh chấp xảy ra + Tiền lương - Thời gian làm việc & Thời gian nghỉ ngơi: lý do lựa chọn vì mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ đối với các quy định pháp luật liên quan đến tiền lương và thời gian làm việc ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi mà họ được hưởng trong quá trình thương lượng với chủ sử dụng lao động

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Nội dung đề tài nghiên cứu được trình bày theo kết cấu như sau:

Chương 1 : Cơ sở lý luận về nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động của người lao động

giúp việc gia đình

Chương 2 : Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật

Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội

Chương 3 : Kết luận và khuyến nghị

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HIỂU BIẾT BỘ LUẬT LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH 1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

Đề tài nghiên cứu về nhu cầu hiểu biết luật của người lao động giúp việc gia đình Do đó, một số khái niệm mà đề tài sử dụng làm căn cứ cơ sở định hướng đó là: (1) Khái niệm về lao động – Người lao động; (2) Khái niệm về công việc giúp việc gia đình; (3) Khái niệm về lao động giúp việc gia đình

1.2 Đặc điểm và vai trò của lao động giúp việc gia đình

1.2.1 Đặc điểm của lao động giúp việc gia đình

- Độ tuổi và giới tính của người LĐ GVGĐ: người lao động giúp việc gia đình

tập trung ở nhóm tuổi từ 18-35 và 36-55, trong khi đó, tỷ trọng lao động dưới 18 và trên 56 tuổi chiếm tỷ lệ thấp Hầu hết người LĐ GVGĐ là nữ giới (98,7%), lao động nam giới (1,3%)

- Trình độ học vấn của người LĐ GVGĐ: Đa số người LĐ GVGĐ đều xuất thân

từ nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn nên nhìn chung trình độ học vấn của LĐ GVGĐ không cao

- Lý do đi làm GVGĐ: Lý do chủ yếu mà người lao động chọn làm GVGĐ vì

muốn có thêm thu nhập cho cuộc sống bản thân và gia đình

1.2.2 Vai trò của lao động giúp việc gia đình

- Đối với gia đình của người GVGĐ: Tiền công của lao động giúp việc gia đình

là nguồn tài chính chi tiêu chủ yếu trong gia đình, ngoài ra còn tạo nguồn tiết kiệm, tích lũy cho lao động giúp việc gia đình khi hết khả năng lao động

- Đối với gia đình của người thuê LĐ GVGĐ: Lao động giúp việc gia đình giúp

người phụ nữ giảm thời gian và sức lực cho công việc nhà, góp phần gia tăng thu nhập cho gia đình gia chủ…

- Đối với xã hội: Nghề giúp việc gia đình đã tạo việc làm cho một bộ phận người

lao động không có cơ hội, khả năng tìm được việc làm ổn định, góp phần cho sự phát triển của địa phương, nơi xuất thân của người lao động

1.3 Các quy định pháp luật liên quan đến lao động giúp việc gia đình

Hiện nay, quy định pháp luật về “Lao động là người giúp việc gia đình” được

trình bày từ Điều 179 đến Điều 183, Mục 5, Chương XI của Bộ luật Lao động năm

Trang 13

vi

2012 Sau đó, Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình và ngày 15/08/2014, Bộ Lao động – Thương binh xã hội cũng ban hành Thông tư

số 19/2014/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thi hành một số điều từ Nghị định số 27/2014/NĐ-CP Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài ta chỉ xét 03 vấn đề chính liên quan đến LĐ GVGĐ đó là: Hợp đồng lao động – Tiền lương – Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

1.4 Đánh giá mức độ hiểu biết luật của người LĐ GVGĐ

Mô hình đánh giá mức độ hiểu biết dựa trên khung lý thuyết về sự thay đổi hành vi (Prochaska và DiClemente, 1984,1986) ) Áp dụng vào đối tượng cụ thể là người lao động giúp việc gia đình, để đánh giá mức độ hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của

đối tượng này thì nhóm có sự điều chỉnh về 05 giai đoạn thay đổi hành vi như sau:

- Giai đoạn 1: Nhận thức - Trong giai đoạn này, người GVGĐ bắt đầu từ chỗ

chưa biết kiến thức, dự định thay đổi hành vi tuân thủ theo quy định của Bộ luật Lao động Khi tiếp cận thông tin, những người giúp việc đã biết, đã được cung cấp kiến thức, đã hiểu ra vấn đề

- Giai đoạn 2: Chấp nhận - Người LĐ GVGĐ có các thông tin về lợi ích và rủi ro

liên quan đến việc hiểu biết pháp luật, vì vậy họ chấp nhận cần phải hiểu luật nhưng chưa sẵn sàng thay đổi

- Giai đoạn 3: Có ý định - Họ đã có ý định thay đổi và chuẩn bị cho sự thay đổi

hành vi của mình Tức là sau khi chủ động tìm hiểu rõ các quy định pháp luật, họ dự kiến áp dụng vào các thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi cho bản thân

- Giai đoạn 4: Thực hiện - Người giúp việc sẵn sàng thực hiện thay đổi và thay

đổi theo kế hoạch của họ Đây là giai đoạn khó khăn cần có sự giúp đỡ của những người tuyên truyền pháp luật và sự tư vấn của người thân, bạn bè có kinh nghiệm

- Giai đoạn 5: Duy trì - Những người LĐ GVGĐ thực hiện pháp luật và duy trì

hành vi mới có lợi cho bản thân trong quá trình tham gia thị trường lao động

2012 của người lao động giúp việc gia đình

Trang 14

Ở đây, nguyên nhân trong từng giai đoạn thay đổi hành vi hiểu biết và tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động đối với người LĐ GVGĐ đó là:

Giai đoạn 1: Nhận thức - Trong giai đoạn này, nguyên nhân mà người GVGĐ

không thay đổi hành vi sang giai đoạn tiếp theo là vì họ chưa có nắm được các thông tin chung, cơ bản về Bộ luật Lao động 2012 Hoặc đối với một số người đã biết đến luật nhưng lại không quan tâm vì họ chưa hiểu biết về quyền lợi mà họ được hưởng cũng như chưa nhận thấy nguy cơ tiềm tàng của việc thiếu hiểu biết luật và tuân thủ luật Do đó, để thuyết phục họ tiến tới giai đoạn tiếp theo thì cần phải nhận thức được nhu cầu của người GVGĐ trong giai đoạn này là họ cần phải được cung cấp các thông tin tổng quát, cung cấp nhiều thông tin hơn liên quan đến lợi ích mà họ nhận được nếu thay đổi hành vi

Giai đoạn 2: Chấp nhận - Ở giai đoạn này, nguyên nhân người LĐ GVGĐ

chưa sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng chủ động tìm hiểu các quy định mà luật đưa ra vì vẫn còn thiếu một số thông tin và cần sự trợ giúp từ bên ngoài để đi đến quyết định Do đó,

có thể thấy, nhu cầu của người GVGĐ trong giai đoạn này chính là cần có sự bổ sung các kiến thức mới, sự động viên khuyến khích thay đổi hành vi từ những người tuyên truyền, giáo dục

Giai đoạn 3: Có ý định - Khi người giúp việc gia đình có sự chủ động tìm hiểu

rõ các quy định pháp luật và dự kiến áp dụng nhưng chưa thực hiện thì nguyên nhân của việc này là do người LĐ GVGĐ thiếu kỹ năng thực tế, chưa biết cách áp dụng như thế nào đối với bản thân Do vậy, họ cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ chi tiết cách thực hiện như thế nào

Giai đoạn 4 và 5: Thực hiện/ Duy trì - Người giúp việc khi bắt đầu thực hiện

hành vi tuân thủ pháp luật, họ có thể thất bại do không nhận được sự hợp tác từ phía chủ nhà Vì thế, đây là giai đoạn khó khăn cần có sự giúp đỡ của những người tuyên truyền pháp luật và sự tư vấn của người thân, bạn bè có kinh nghiệm

Như vậy, có thể thấy rằng, đối với từng giai đoạn, việc xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu hiểu là rất cần thiết để từ đó xác định đúng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu, giúp đối tượng có thể đạt được mục tiêu thay đổi hành vi mới

Trang 15

2.1.1 Các đặc điểm liên quan đến người lao động giúp việc gia đình

Nghiên cứu được tiến hành với 150 mẫu điều tra tại 3 quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hà Đông; thu hồi 126 phiếu Sau khi loại bỏ 08 phiếu không chính xác, còn lại

118 phiếu hợp lệ cho phân tích

Đặc điểm mẫu nghiên cứu được mô tả dưới đây:

- Phân loại theo giới tính: Đối tượng tham gia công việc GVGĐ chủ yếu là nữ giới

(chiếm 94,9%), ở đây vẫn có một tỉ lệ nhỏ nam giới tham gia ở công việc này (5,1%)

- Phân loại theo độ tuổi: Người GVGĐ dưới 40 tuổi chiếm 22; từ 40 tuổi trở lên

chiếm đến gần 80%, trong đó nhóm người có độ tuổi trên 50 chiếm 39,8%

- Phân loại theo trình độ học vấn: LĐ GVGĐ có trình độ chiếm tỉ lệ 42,4 %, tiếp

đến là nhóm đối tượng trên THCS, chiếm 36,4% và thấp nhất là nhóm đối tượng có trình độ Tiểu học(21,2%)

- Phân loại theo tình trạng hôn nhân: Số lao động GVGĐ vẫn đang còn gia đình

chiếm tỉ lệ khá cao (67,8%)

Ngoài ra, đa số người GVGĐ đều làm nghề nông (chiếm 65,3%) và sau khi chuyển sang làm công việc GVGĐ mức thu nhập hiện tại của họ ở mức từ 3,5 triệu đồng – 5 triệu đồng

2.1.2 Các đặc điểm liên quan đến hoạt động giúp việc gia đình

- Hình thức thỏa thuận lao động: Số người GVGĐ “thỏa thuận miệng” với chủ sử dụng lao động chiếm 90,7%, “thỏa thuận bằng giấy tờ” chiếm 9,3%

- Các hình thức công việc GVGĐ: Căn cứ theo Bộ luật Lao động 2012, nhóm điều

tra phân loại ra 6 hình thức công việc GVGĐ Kết quả khảo sát cụ thể là nhu cầu về lau dọn, làm vệ sinh nhà cửa chiếm tỷ lệ cao nhất là 66,95% Xếp thứ hai về tỷ lệ phần trăm là lao động giúp việc với mục đích trông trẻ em (55,08%) Tiếp đến là lao động giúp việc với mục đích nấu ăn cho gia đình (53,39%)

- Kênh tìm việc làm của lao động GVGĐ: Kênh thông tin tìm việc làm của lao động GVGĐ chủ yếu là qua họ hàng, người thân trong gia đình (49,2%), tiếp đó là qua

bạn bè, người quen (28,8%), trung tâm môi giới việc làm và các phương tiện thông tin đại chúng lần lượt là 16,1% và 5,9%

Trang 16

- Kinh nghiệm làm GVGĐ: Tỉ lệ người có kinh nghiệm làm việc từ 6 tháng đến

dưới 1 năm chiếm 29,7%, tiếp theo là tỉ lệ nhóm người có kinh nghiệm làm việc từ 1 đến dưới 3 năm và từ 3 năm trở lên (lần lượt là 27,1% và 28%) Thấp nhất hiện nay là

tỉ lệ nhóm LĐ GVGĐ có kinh nghiệm dưới 6 tháng (15,3%)

2.2 Đánh giá thực trạng mức độ hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của người LĐ GVGĐ trên địa bàn Hà Nội

Khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy, luật áp dụng cho người LĐ GVGĐ đã được áp dụng hơn 3 năm nhưng có đến hơn một nửa số người được điều tra (55,1%) là

trả lời “Không biết” về luật này Trong số những người “Có biết” đến các quy định của

Luật Lao động áp dụng cho LĐ GVGĐ thì nguồn thông tin mà họ biết đến luật chủ yếu là qua bạn bè, người thân (chiếm 50,9%), tiếp theo là từ các trung tâm giới thiệu việc làm (20,8%) Trong khi đó, các nguồn thông tin chính thống là ti vi, báo đài hay qua chính quyền địa phương lại rất thấp (lần lượt là 11,3% và 3,8%) Đặc biệt, nhóm

nghiên cứu tiến hành đánh giá sâu mức độ hiểu biết Luật của những LĐ GVGĐ “Có

biết” đến Bộ luật Lao động trên 3 nội dung: HĐLĐ – Tiền lương – Thời gian làm việc,

thời gian nghỉ ngơi theo thang đo Likert 05 mức độ

2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Thông qua kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (α) , nhóm nghiên cứu thấy rằng có 7 biến hợp đồng lao động, 3 biến tiền lương và 3 biến thời gian làm việc, nghỉ ngơi đáng tin cậy và phù hợp để phân tích

2.2.2 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật liên quan đến HĐLĐ

Mức độ hiểu biết về quy định pháp luật liên quan đến HĐLĐ được nhóm xây dựng từ 7 biến mức độ Điểm trung bình mức độ hiểu biết về những nội dung cần quy

định rõ trong HĐLĐ giữa hai bên là 2,29 điểm Trong đó “Các quy định về trách nhiệm mỗi bên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật” đạt số điểm trung bình thấp nhất là 1,92 Điểm trung bình cao nhất là của nội dung “Cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng lao động” (2,63)

 Phân tích phương sai ANOVA

Căn cứ vào kết quả phân tích phương sai ANOVA, các cặp giả thuyết tương ứng với đặc điểm của các nhóm đối tượng khảo sát được đưa ra kết luận như sau:

Trang 17

x

Kinh

nghiệm

làm việc

H0 Không có sự khác nhau về mức độ hiểu biết HĐLĐ theo

H1 Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết HĐLĐ theo kinh

2.2.3 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật liên quan đến Tiền lương

Mức độ hiểu biết về quy định pháp luật liên quan đến Tiền lương được xây dựng

từ 3 biến mức độ Mức điểm trung bình chỉ đạt ở 2,26 điểm cho thấy: sự quan tâm về vấn đề tiền lương không đồng nghĩa với việc có hiểu biết pháp luật về các quy định pháp luật liên quan đến tiền lương

 Phân tích phương sai ANOVA

Căn cứ vào kết quả phân tích phương sai ANOVA, các cặp giả thuyết tương ứng với đặc điểm của các nhóm đối tượng khảo sát được đưa ra kết luận như sau:

Trình độ

học vấn

H0 Không có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định

liên quan đến tiền lương theo trình độ học vấn Bác bỏ

H1 Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định liên

quan đến tiền lương theo trình độ học vấn

Chấp nhận

Kinh

nghiệm

làm việc

H0 Không có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định

liên quan đến Tiền lương theo kinh nghiệm làm việc Bác bỏ

H1 Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định liên

quan đến Tiền lương theo kinh nghiệm làm việc

Chấp nhận

2.2.4 Phân tích mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ về quy định pháp luật liên

quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi

Mức độ hiểu biết về quy định pháp luật liên quan đến Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi được xây dựng từ 3 biến mức độ Trong đó, điểm trung bình về hiểu biết của người lao động GVGĐ về các quy định liên quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi vẫn còn ở mức thấp(2,72) Tuy nhiên mức độ hiểu biết đối với từng quy định liên quan đến tiền lương có mức đồng đều khá cao (độ lệch chuẩn 0,046)

 Phân tích phương sai ANOVA

Căn cứ vào kết quả phân tích phương sai ANOVA, các cặp giả thuyết tương ứng với đặc điểm của các nhóm đối tượng khảo sát được đưa ra kết luận như sau:

Trang 18

Bác bỏ

H1 Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định liên

quan đến thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo TĐHV Chấp nhận

Bác bỏ

H1

Có sự khác nhau về mức độ hiểu biết các quy định liên quan đến thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo kinh nghiệm làm việc

Chấp nhận

Tóm lại, qua kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy rõ ràng có sự khác biệt trong mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động của người lao động GVGĐ (về Hợp đồng lao động, Tiền lương, Thời gian làm việc, nghỉ ngơi) theo trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc Cụ thể: có sự khác biệt rõ nét giữa nhóm trình độ học vấn dưới Tiểu học và THCS, nhóm kinh nghiệm làm việc dưới 6 tháng và trên 3 năm

2.3 Đánh giá nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động của người LĐ GVGĐ

 Xét về số lượng LĐ GVGĐ có nhu cầu mong muốn tìm hiểu Bộ luật Lao động

Số lượng LĐ GVGĐ trả lời “Có” nhu cầu mong muốn tìm hiểu Luật chiếm đến

68% trong tổng số 118 người được điều tra Người LĐ có trình độ từ THCS trở lên thì

có nhu cầu muốn tìm hiểu pháp luật cao hơn (chiếm 86,3%) so với người có trình độ tiểu học (nhu cầu muốn tìm hiểu chỉ chiếm 13,7%)

 Xét về các nội dung mong muốn tìm hiểu trong Bộ luật Lao động

Tiền lương là mối quan tâm đầu tiên của người lao động trong số các mục cần phải quan tâm khi tìm hiểu về Bộ luật Lao động, có điểm trung bình là 3,75.Tiếp theo

là các nội dung liên quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội cũng được người lao động quan tâm nhiều (mức điểm trung bình lần

lượt là 2,4 và 2,0) Nội dung liên quan đến “Trách nhiệm với cơ quan quản lý nhà nước” thì gần như người giúp việc không quan tâm đến(mức điểm trung bình là 0,6)

 Xét về nguồn thông tin mà người GVGĐ muốn tiếp cận

Người lao động GVGĐ muốn tiếp cận thông tin từ “Ti vi, báo chí, radio” chiếm tới 39,9% Tiếp đến là nguồn thông tin từ “Chính quyền địa phương” (26,3%), “Bạn

bè người thân”(13%),” Chủ gia đình thuê giúp việc”(10,8%),” Trung tâm giới thiệu việc làm”(7,8%), Nguồn khác”(2,2%)

Trang 19

2.4.1 Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tìm hiểu luật của người GVGĐ nằm chính

ở thái độ của họ đối với vấn đề này như thế nào Ở đây, chiếm đến 43,1% lý do nằm ở

“Bản thân không muốn tìm hiểu”.Nguyên nhân thực sự khiến cho người GVGĐ có thái

độ không quan tâm đến tìm hiểu pháp luật nằm ở chỗ: họ thiếu thông tin về lợi ích mà

họ sẽ nhận được từ pháp luật, các bằng chứng về sự thiệt thòi mà những người lao

động GVGĐ khác đã gặp phải khi không biết về luật Ngoài ra lý do “Giúp việc cho người quen, họ hàng” cũng được người giúp việc lựa chọn nhiều để giải thích cho

hành vi không muốn tìm hiểu luật của họ (chiếm 27,6%)

2.4.2 Nguyên nhân chủ quan

- Từ phía chủ sử dụng lao động

Đối với người GDVĐ thì môi trường làm việc của họ chính là nhà của gia chủ thuê lao động giúp việc Do đó, sự hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của chủ gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hiểu biết của người giúp việc Thêm vào đó, sự nhiệt tình hướng dẫn của chủ sử dụng lao động cũng có thể xem là một nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động của lao động giúp việc gia đình

- Từ phía quan niệm xã hội về công việc GVGĐ

Đối với công việc giúp việc gia đình, quan niệm xã hội Việt Nam xa xưa vốn đã

“coi rẻ” những người đi ở đợ, làm mướn Họ sống và làm việc vất vả nhưng không được ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà với gia đình chủ, quần áo đều mặc lại đồ thừa… Xuất phát từ chính điều này đã khiến cho cả phía người chủ và người giúp việc có những quan niệm không đúng về công việc giúp việc gia đình

- Từ phía cơ quan quản lý của Nhà nước

Trên thị trường lao động, mọi hoạt động của con người đều bị ràng buộc vào luật pháp Các quy định luật hoặc cho phép hoặc giới hạn hoặc nghiêm cấm một số hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa Tuy nhiên, trên thực tế điều tra lại cho thấy, các khó khăn

mà người GVGĐ gặp phải khi muốn tiếp cận tìm hiểu pháp luật lại nằm ở lý do “Địa phương không có/ có quá ít các hoạt động tuyên truyền, thông tin liên quan đến pháp luật” và “Kênh thông tin truyền thông tư vấn pháp luật của Nhà nước còn ít”

Trang 20

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Trên cơ sở mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, đề tài nghiên cứu “ Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp viêc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội” đã được triển khai thực hiện Kết quả nghiên cứu cho phép rút

ra một số kết luận như sau:

 Tỉ lệ người chưa biết Bộ luật Lao động 2012 là rất lớn (chiếm 55,1%) Số LĐ GVGĐ biết đến Luật thì mức độ hiểu biết của họ đều ở mức độ thấp Với mức độ hiểu biết như vậy, xét trong 05 giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi, có thể thấy người

LĐ GVGĐ mới chỉ ở giai đoạn 02

 Có sự khác biệt về mức độ hiểu biết các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc nghỉ ngơi giữa các nhóm trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc

 Nhu cầu tìm hiểu luât là cao (chiếm 68%) Những người có trình độ hoc vấn cao

và nhiều kinh nghiêm thì nhu cầu hiểu biết luật một cách chính thống và cặn kẽ ngày càng lớn Nội dung về lương,các nội dung liên quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, các chế độ phúc lợi xã hội là các nội dung được người lao động quan tâm

nhiều Những nội dung liên quan đến “Trách nhiệm với cơ quan quản lý nhà nước” thì

gần như người giúp việc không quan tâm đến

 Hai nguyên nhân chính tác động đến nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động của người giúp việc, đó là: (1) nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân người lao động, (2) khách quan từ phía người chủ sử dụng, từ quan niệm của xã hội về nghề và từ phía của các cơ quan quản lý nhà nước

3.2 Khuyến nghị

Trên cơ sở khung lý thuyết về quá trình thay đổi hành vi con người kết hợp với những kết quả thống kê, đánh giá nhu cầu và nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết cũng như nhu cầu tìm hiểu Bộ luật Lao động của người LĐ GVGĐ, nhóm nghiên cứu đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước một số giải pháp cụ thể như sau:

- Giải pháp truyền thông: Với đối tượng này, nhóm đề xuất triển khai hoạt động

“Truyền thông thay đổi hành vi”

- Giải pháp quản lý: Cần xây dựng một hệ thống dữ liệu về người giúp việc gia đình

Hiện nay không có cơ quan quản lý người GVGĐ hoặc cơ quan quản lý lao động, thêm vào đó việc đăng ký tạm trú cho người GVGĐ sống cùng hộ - gia đình gia chủ

Trang 21

xiv cũng chưa được các hộ gia đình thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Thực trạng này dẫn tới những khó khăn cho công tác quản lý người giúp việc cũng như trong việc điều tra, tuyên truyền nâng cao hiểu biết về luật cho cả hai phía: người lao động và người sử dụng lao động Ngoài ra, một số giải pháp quản lý khác như:

+ Quy định cụ thể cấp quản lý, phương thức và nội dung quản lý về LĐ GVGĐ + Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị của LĐGVGĐ, đồng thời phải thường xuyên giám sát, đánh giá và tổng kết để nêu lên những gương điển hình về mối quan hệ LĐ GVGĐ

+ Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tập trung xây dựng khung chương trình và giáo trình đào tạo nghề giúp việc gia đình với mục tiêu nâng cao khả năng có việc làm và phát triển nghề của nhóm lao động này Nội dung đào tạo ngoài các kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc thì phải bổ sung cả các kiến thức về luật để người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của bản thân

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp có chất lượng, nâng cao được nhận thức, kịp thời đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và cả kỹ năng tuyên truyền Từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân, làm cầu nối đưa pháp luật đến với nhân dân Đồng thời, tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Trang 22

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện do sự tăng trưởng ổn định về kinh tế - xã hội Chất lượng cuộc sống được nâng cao kéo theo đó là sự phát triển của các loại hình dịch vụ gia đình mà không thể không nhắc đến là loại hình giúp việc gia đình Tuy nhiên, loại hình dịch vụ giúp việc gia đình ngày nay chưa được quan tâm đúng mức và ít được pháp luật lao động chung đề cập đến Đó là lý do chính dẫn đến lao động giúp việc gia đình phải đối mặt với các nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình lao động

Trên thực tế, Bộ luật Lao động 2012 đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến lao động giúp việc gia đình, từ đó đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng về quản lý lao động giúp việc gia đình Trong khi sự hiểu biết về pháp luật

là một trong những lý do đảm bảo quyền lợi cũng như giúp họ nhận thức được trách

nhiệm của mình khi tham gia vào thị trường giúp việc gia đình Đề tài “Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội” được thực hiện với mục đích phân tích và đánh giá nhu cầu hiểu biết của

lao động giúp việc gia đình, từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức

độ hiểu biết luật của lao động giúp việc gia đình Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu

đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về lao động giúp việc gia đình, giới thiệu tổng quát về

Bộ luật Lao động giúp việc gia đình với ba khía cạnh nghiên cứu là hợp đồng lao động, tiền lương và thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi Trên cơ sở tổng hợp những thông tin thực tế và nghiên cứu tài liệu, việc đánh giá nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động giúp việc gia đình đã đưa ra những kết luận cụ thể về thực trạng mức độ hiểu biết luật hiện nay, nhu cầu và nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu của người LĐ GVGD, đóng góp một phần dữ liệu cho những nghiên cứu sau này Tuy nhiên, những kết luận này chưa thể hoàn toàn chính xác, do việc cung cấp thông tin của lao động gia đình

còn mang tính chủ quan Mặt khác, do thời gian, kinh nghiệm và kỹ năng còn hạn chế

nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, như đánh giá

và phân tích số liệu chưa đưa ra được những kết luận chính xác nhất Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ các cơ quan chức năng nhằm đưa ra những chính sách nâng cao hiểu biết cho người lao động trong tương lai

Trang 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM”

NĂM 2015

BẢN TỔNG HỢP Tên công trình

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU HIỂU BIẾT CỦA LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC

GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 3 (KD3)

Hà Nội, 2015

Trang 24

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự tăng trưởng ổn định kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam trong khoảng gần 20 năm qua được nâng cao rõ rệt Đi đôi với sự cải thiện về mức sống thì các loại hình dịch vụ xã hội giành cho gia đình cũng gia tăng Trong số các dịch vụ đó, giúp việc gia đình đang trở thành một trong số những dịch vụ quan trọng Họ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng phụ

nữ làm việc ngoài xã hội với cường độ cao khỏi gánh nặng công việc trong gia đình,

có nhiều thời gian hơn dành cho sự nghiệp, học hành, nghỉ ngơi, giải trí Bên cạnh đó, giúp việc gia đình còn mang lại thu nhập tương đối ổn định cho nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ ở nông thôn có trình độ học vấn thấp, không có nghề nghiệp ổn định Chính vì vậy, nhu cầu xã hội đối với loại hình lao động này ngày một gia tăng Theo Trung tâm Dự báo và Thông tin thị trường lao động Quốc gia dự đoán, số lượng việc làm liên quan tới lao động giúp việc gia đình sẽ tăng từ 157.000 người năm

2008 lên tới 246.000 người vào năm 2015

Tuy nhiên, trong thị trường lao động, lao động giúp việc gia đình vẫn bị đánh giá thấp và ít được pháp luật lao động chung đề cập đến Lý do là lao động giúp việc gia đình mang đậm nét đặc trưng về giới với 98,7% lực lượng lao động là phụ nữ, xuất thân chủ yếu từ nông thôn, gia cảnh khó khăn, nghề nghiệp không ổn định, một số lớn tuổi không có chồng, bị góa hoặc ly hôn Vì vậy, các định kiến xã hội đối với nghề này là không cần có kỹ năng, công việc phù hợp thiên chức của phụ nữ nên không cần đào tạo Bên cạnh đó, môi trường làm việc của người giúp việc gia đình cũng thường khép kín trong không gian nhà của người sử dụng lao động (gia chủ), vì vậy quan niệm xã hội ít nhiều thiếu sự tôn trọng đối với người giúp việc Trên thực tế, giúp việc gia đình vẫn chưa được công nhận là một nghề, chưa được quản lý và đào tạo Chính vì những đặc thù này, lao động giúp việc gia đình dễ phải đối mặt các nguy

cơ như bị mắng chửi, đánh đập, đe dọa, bị lạm dụng sức lao động, lạm dụng tình dục nguy cơ không được gia chủ thực hiện đúng thỏa thuận ban đầu về công việc, thời gian, tiền lương …

Công ước số 189 về “Việc làm bền vững cho lao động giúp việc gia đình” đã

được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2011 tại Hội

Trang 25

2 nghị thường niên lần thứ 100 Đây là một sự kiện lịch sử đối với lao động giúp việc gia đình trên thế giới Vì công ước này là khung pháp lý quốc tế đầu tiên về tiêu chuẩn lao động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích tại nơi làm việc cũng như cải thiện các điều kiện làm việc cho lao động giúp việc gia đình

Ở Việt Nam, để có cơ sở pháp lý quản lý lao động giúp việc gia đình, Bộ luật Lao động năm 2012 đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến lao động giúp việc gia đình trong Chương XI, Mục 5 từ Điều 179 đến Điều

183 quy định về “Lao động là người giúp việc gia đình” Tiếp theo đó, Nghị định số

27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình được ban hành ngày 07/04/2014 Đến ngày 15/08/2014, Bộ Lao động – Thương binh xã hội cũng ban hành Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn thi hành một số điều từ Nghị định số 27/2014/NĐ-CP Như vậy, có thể thấy, đây là một bước tiến tích cực trong việc xây dựng khung pháp lý về giúp việc gia đình cũng như từng bước đưa giúp việc gia đình trở thành một nghề trong thị trường lao động

Hiện nay, ở nước ta, nội dung nghiên cứu về lao động giúp việc gia đình được đề cập nhiều hơn trong khoảng 15 năm trở lại đây Phần lớn các vấn đề được tập trung phân tích, đánh giá như: giới trong cơ cấu lao động giúp việc gia đình, năng lực làm việc của người giúp việc và mong muốn của người sử dụng lao động về kiến thức,

kỹ năng, phẩm chất cần thiết người giúp việc; vấn đề bạo lực và lạm dụng, an toàn lao động… Thế nhưng, những nghiên cứu khoa học liên quan đến việc đánh giá mức

độ hiểu biết và nhu cầu tìm hiểu các quy định pháp luật của lao động giúp việc gia đình lại chưa có nhiều Trong khi, sự hiểu biết về pháp luật của người lao động giúp việc gia đình ảnh hưởng đến những quyền lợi mà họ được hưởng Do đó, nhóm nghiên

cứu đã lựa chọn đề tài “Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội” trong công trình nghiên cứu

khoa học sinh viên năm 2015 Hy vọng nghiên cứu này sẽ đóng góp một phần hữu ích trong việc nâng cao hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của người lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Giúp việc gia đình là một công việc xuất hiện rất sớm trong quá trình phát triển xã hội và mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động trên thế giới Cùng với xu thế

Trang 26

toàn cầu hóa, chuyên môn hóa, công việc chăm sóc tại nhà, bao gồm chăm sóc trẻ em, dọn dẹp, lau chùi đồ đạc, đến chăm lo từng bữa ăn, trang trí nhà cửa, v.v… trở nên

vô cùng quan trọng Vì vậy, những người lao động giúp việc gia đình đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong lực lượng lao động, đặc biệt ở các nước đang phát triển và có xu hướng gia tăng thậm chí ở cả những nước công nghiệp hiện đại

Ở Việt Nam, giúp việc gia đình đang trở thành một nghề chính thức Vì vậy, trong

nỗ lực sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế

- xã hội và đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội và đối xử trong việc làm và nghề nghiệp cho cả phụ nữ và nam giới, quan hệ lao động này đã được đề cập trong

Chương XI, Mục 5 từ Điều 179 đến Điều 183 quy định về Lao động là người giúp việc gia đình Có thể nói, văn bản pháp lý này thể hiện sự ghi nhận của Nhà nước và

xã hội đối với lao động giúp việc gia đình và tạo cơ hội để những người này cũng như gia đình sử dụng lao động giúp việc gia đình được pháp luật bảo vệ

Tuy nhiên, luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã được ban hành nhưng mức độ hiểu biết cũng như ý thức tuân thủ pháp luật của các bên liên quan đến lao động giúp việc gia đình lại chưa có những đánh giá sâu sắc Trong khi đó, hầu hết hiện nay, các đề tài nghiên cứu khoa học chủ yếu lại tập trung hướng đến những vấn đề liên quan: giới và đặc điểm lao động giúp việc gia đình, năng lực làm việc của người giúp việc gia đình và những mong muốn từ phía chủ sử dụng hay vấn đề bạo lực và lạm dụng người giúp việc… Một số đề tài nghiên cứu điển hình như:

- Năm 2010, TS Ngô Thị Ngọc Anh đã cho xuất bản ấn phẩm “Một số loại hình giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện nay và các giải pháp quản lý” Trong ấn phẩm này,

tác giả đưa ra những phân loại về các loại hình công việc mà người lao động giúp việc gia đình đang làm, từ đó tập trung phân tích đặc điểm của lao động giúp việc gia đình cũng như đặc điểm của hộ gia đình có sử dụng lao động Ngoài ra, thông qua kết quả phỏng vấn sâu, tác giả có những đánh giá đa chiều về thực trạng lao động giúp việc và

đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp và cần thiết để nâng cao chất lượng lao động giúp việc gia đình, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động

- Tháng 10 năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng với sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Oxfam Novib xây dựng và triển khai dự

án “Bảo vệ quyền của người lao động GVGĐ tại Việt Nam” với mục tiêu chính là

Trang 27

4 bảo vệ quyền của lao động giúp việc gia đình thông qua tham vấn xây dựng chính sách

và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách Thế nhưng, nội dung chủ yếu của nghiên cứu là rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách và các tài liệu nghiên cứu liên quan tới lao động giúp việc gia đình cũng như tham khảo kinh nghiệm thực tiễn về quản lý lao động giúp việc gia đình ở các quốc gia trong khu vực

và trên thế giới Từ đó, GFCD đề xuất những khuyến nghị về chính sách cho lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam, nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cũng như nâng cao vị thế, vai trò của loại hình lao động này

- Năm 2013, cũng trong khuôn khổ hỗ trợ tài chính và kỹ thuật của Oxfam Novib và Rosa Luxemburg Stiftung, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) đã tiến hành nghiên cứu cứu ở 05 tỉnh/ thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nam Định, Khánh Hòa vàVĩnh Long cũng như tham khảo kinh nghiệm thực tiễn về quản lý lao động giúp việc gia đình của một số quốc gia trong khu vực và trên

thế giới GFCD xây dựng “Báo cáo tổng quan về tình hình lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay”. Báo cáo là bức tranh tổng thể về thực trạng, những bất cập và xu hướng phát triển của một loại hình lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam Các vấn đề được trình bày trong báo cáo bao gồm: đặc trưng nhân khẩu, xã hội của lao động giúp việc gia đình, những trở ngại của người lao động khi lựa chọn công việc giúp việc gia đình, quyền lợi của người giúp việc và vai trò của cơ sở giới

thiệu việc làm… Ngoài ra, GFCD cũng đã đồng thời tiến hành nghiên cứu “Giá trị kinh

tế của lao động giúp việc gia đình đối với gia đình và xã hội” Nội dung của nghiên cứu

này tập trung đánh giá giá trị kinh tế của lao động giúp việc gia đình đối với người lao động, gia đình người lao động, gia đình người sử dụng lao động và xã hội

- Mới đây nhất, năm 2014, bài nghiên cứu “Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội – Ngụ ý cho đào tạo nghề” do nhóm sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện cũng đã cho thấy giữa mức mong đợi của chủ sử dụng lao động và năng lực làm việc thực tế của lao động giúp việc gia đình

có sự chênh lệch Nghiên cứu còn tập trung phân tích sâu mức độ chênh lệch ở ba khía cạnh: Kiến thức – Kỹ năng – Thái độ Từ đó, căn cứ vào thực trạng này mà đề tài nghiên cứu khoa học có những kiến nghị phù hợp trong việc đào tạo nâng cao tay nghề của lao động giúp việc gia đình

Trang 28

- Một số đề tài nghiên cứu có cùng chung đối tượng nghiên cứu là đánh giá hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật, tuy nhiên khách thể điều tra và khách thể nghiên cứu

lại khác nhau Ví dụ: Bài nghiên cứu “Thực trạng hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của dân cư khu vực miền núi Thanh Hóa” của tác giả Lê Thị Hồng Phúc đăng trên

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Số 11/2005) Thông qua các cuộc khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, tác giả đưa ra được những đo lường về thực trạng vi phạm pháp luật của dân cư khu vực miền núi Thanh Hóa, từ đó đánh giá về mức độ hiểu biết pháp luật và đề xuất những kiến nghị phù hợp Cùng với hướng phân tích như trên, tác giả

Đặng Thanh Nga cũng đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng về mức độ nhận thức pháp luật của người chưa thành niên phạm tội” đăng trên Tạp chí Tâm lý học, số

6/2008 Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết pháp luật của người chưa thành niên, đi tìm câu trả lời chính giải thích lý do phạm tội của họ và từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiểu biết pháp luật đối với nhóm đối tượng này, tránh tình trạng tái vi phạm pháp luật

Tóm lại, có thể thấy, nghiên cứu về lao động giúp việc gia đình ngày càng nhiều hơn và trên nhiều góc độ khác nhau Song, việc đánh giá sâu về mức độ hiểu biết luật cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hiểu biết luật của người lao động giúp việc gia đình lại chưa có nhiều hoặc nếu có thì mới chỉ dừng ở mức chung chung Trong khi đó, nếu cùng hướng nghiên cứu về đo lường mức độ hiểu biết pháp luật thì khách thể điều tra lại khác nhau Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài

“Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội” Mục tiêu nghiên cứu của nhóm là tập trung phân

tích các mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động

2012, cụ thể trên 3 khía cạnh: Hợp đồng lao động – Tiền lương – Thời gian làm việc

và thời gian nghỉ ngơi Mô hình đánh giá mức độ hiểu biết mà nhóm sử dụng căn cứ trên khung lý thuyết về các giai đoạn thay đổi hành vi để xem xét mức độ hiểu biết về

Bộ luật Lao động 2012 của người giúp việc đang ở giai đoạn nào, từ đó tìm hiểu nhu cầu và điều chỉnh hành vi tìm hiểu pháp luật của nhóm đối tượng này Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, nhóm cũng xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết về Bộ luật Lao động 2012 của người giúp việc gia đình để từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiểu biết luật của người lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung

Trang 29

6

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài bao gồm:

- Xác định khung lý thuyết đánh giá mức độ hiểu biết để làm cơ sở cho quá trình khảo sát, đánh giá thực tế mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động 2012 của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội

- Phân tích mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012, cụ thể trên 3 khía cạnh: Hợp đồng lao động – Tiền lương – Thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi

- Đánh giá nhu cầu tìm hiểu pháp luật và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tìm hiểu về Bộ luật Lao động 2012 của người giúp việc gia đình

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Quy trình nghiên cứu

Đề tài được triển khai thực hiện theo các bước như sau:

- Bước 01: Xây dựng cơ sở lý thuyết về mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động của người giúp việc gia đình

- Bước 02: Xây dựng bảng hỏi dựa trên các quy định pháp luật về LĐ GVGĐ

- Bước 03: Khảo sát và kiểm tra lại tính tin cậy của bảng hỏi

- Bước 04: Triển khai khảo sát và phỏng vấn sâu LĐ GVGĐ

- Bước 05: Phân tích dữ liệu đã thu thập được

- Bước 06: Trình bày kết quả nghiên cứu và một số khuyến nghị

4.2 Thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp: Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ tài liệu Bộ luật Lao

động 2012, giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, giáo trình Hành vi tổ chức, sách, tạp chí và báo cáo điều tra của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng mà có liên quan đến lao động giúp việc gia đình…

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập theo 02 cách sau:

+ Điều tra khảo sát

* Khách thể điều tra: người lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội

* Mẫu khảo sát: Hiện nay, thành phố Hà Nội được chia thành 12 quận Tuy nhiên, mẫu khảo sát của nhóm nghiên cứu chỉ bao gồm 02 quận nội thành là quận Hai Bà Trưng, quận Cầu Giấy và 01 quận ngoại thành Hà Đông Lý do lựa chọn:

Trang 30

+ Quận Hai Bà Trung và quận Cầu Giấy là 02 quận nội thành tập trung đông dân cư, thu nhập trung bình của các hộ gia đình cao và do đó, nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình cũng có xu hướng cao hơn

+ Quận Hà Đông là một quận ngoại thành mới phát triển trong những năm gần đây Lựa chọn quận này cũng để nhằm đảm bảo tính khách quan, địa bàn điều tra là toàn thành phố Hà Nội

*Cỡ mẫu khảo sát: Có 08 nội dung được nhắc tới trong bảng hỏi cùng với địa bàn khảo sát tạo thành 09 khía cạnh cần quan sát Mỗi khía cạnh cần tối thiểu 15 quan sát để đảm bảo độ tin cậy Vì vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần khảo sát là 135 và nhóm đã lựa chọn tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu được phân bổ trên 03 quận của thành phố Hà Nội Tổng số phiếu thu về là 126 Cụ thể trong bảng sau:

Bảng 0.1: Quy mô và cấu trúc mẫu điều tra

(Nguồn: Số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu)

* Bảng hỏi: đã được thiết kế dựa trên kết quả tổng quan các tài liệu liên quan về luật,

về đặc điểm của người lao động giúp việc và cơ sở lý thuyết về mức độ hiểu biết cần thiết của cá nhân nhằm hướng tới hành vi tích cực Bảng hỏi được xây dựng trên thang

đo likert 05 điểm (người được khảo sát được yêu cầu trả lời bằng cách lựa chọn từ 01 đến 05 mức độ Trong đó, mức độ:

1 Chưa từng nghe/ đọc

2 Đã có nghe/ đọc đến thông tin này nhưng chưa quan tâm, chưa hiểu rõ

3 Hiểu nhưng chưa áp dụng luật cho bản thân

4 Hiểu rõ và đang áp dụng luật cho bản thân

5 Hiểu rất rõ, đang áp dụng cho bản thân và có tư vấn cho người khác

Nội dung bảng hỏi bao gồm 02 phần (Phụ lục 02):

Phần I - Thông tin chung về người được khảo sát

Phần II - Đánh giá mức độ hiểu biết các quy định pháp luật của lao động giúp việc gia đình

Trang 31

8 Quá trình xây dựng bảng hỏi được tiến hành theo 03 bước:

Bước 01: Nghiên cứu các quy định pháp luật trong Bộ luật Lao động 2012

(Mục 5 – Từ Điều 179 đến Điều 183), Nghị định số 27/2014/NĐ-CP và Thông

tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH để để dự thảo các tiêu chí trong bảng hỏi

Bước 02: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp để dự thảo các câu hỏi phỏng vấn sâu Cụ

thể, nhóm tham khảo các câu hỏi phỏng vấn sâu trong báo cáo “Thực trạng về mức độ nhận thức pháp luật của người chưa thành niên phạm tội” của tác giả

Đặng Thanh Nga (2008) đăng trên Tạp chí Tâm lý học, số 06/2008

Bước 03: Phỏng vấn 05 người giúp việc gia đình để hoàn thiện các tiêu chí

trong bảng hỏi Cụ thể: các câu hỏi về thông tin chung, thay vì chia nhóm tuổi buộc người giúp việc phải mất thời gian trong việc tính nhẩm tuổi của mình ở nhóm nào thì nay được để trống và người giúp việc chỉ cần ghi năm sinh Đối với các câu hỏi (h) và (l), điều chỉnh từ câu hỏi một lựa chọn thành câu hỏi đa lựa chọn Câu hỏi đánh giá mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động của người GVGĐ, nhóm điều chỉnh lại các câu hỏi (4) và (5) để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của những người không có nhu cầu hiểu biết luật

* Quá trình khảo sát: được thực hiện theo 02 bước:

Bước 01: Khảo sát thử để kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi Ở bước này, nhóm

để cho người giúp việc tự điền các câu hỏi trong bảng hỏi Sau đó, nhóm kiểm tra lại các câu trả lời, đối chiếu với quy định có trong Bộ luật Lao động 2012 Ngoài ra, những câu hỏi bỏ trống hay thấy người giúp việc còn băn khoăn chưa trả lời, nhóm tiến hành hỏi nguyên nhân và điều chỉnh lại văn phong cho phù hợp để người giúp việc hiểu đúng thông tin mà câu hỏi đưa ra

Bước 02: Khảo sát chính thức để thu thập thông tin về mức độ hiểu biết Bộ luật

Lao động 2012 của người giúp việc cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng đến

sự hiểu biết đối với nhóm đối tượng này

+ Phỏng vấn sâu

Hoạt động phỏng vấn sâu được tiến hành sau khi người giúp việc trả lời xong bảng khảo sát Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu 10 lao động giúp việc gia đình (Danh sách người phỏng vấn và câu hỏi phỏng vấn sâu tham khảo tại Phụ lục 1 và 3) Mục đích của các cuộc phỏng vấn sâu này là để nắm được mức độ hiểu biết luật cũng

Trang 32

như xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết luật của người giúp việc gia đình

- Phân tích định tính: Với những câu hỏi phỏng vấn sâu, nhóm sử dụng tốc ký (ghi chép nhanh vào giấy) kết hợp với thu âm qua điện thoại, sau đó tổng hợp lại trước khi phân loại thông tin theo các tiêu chí nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết luật của người LĐ GVGĐ gồm nguyên nhân: từ phía bản thân người giúp việc, từ phía chủ lao động và từ phía các cơ quan quản lý nhà nước

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Sự hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 (sửa đổi), cụ thể tại Mục 5 (từ Điều 179 đến Điều 183)

- Khách thể điều tra: nhóm chỉ tiến hành điều tra đối với người giúp việc gia đình làm việc toàn thời gian tại gia đình người sử dụng lao động (không nghiên cứu trường hợp giúp việc gia đình theo hình thức khoán)

5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Phạm vi điều tra là các hộ gia đình đang sử dụng lao động

giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Về mặt thời gian: Số liệu được tiến hành khảo sát, thu thập từ T01 - T03/2015

- Về mặt nội dung nghiên cứu: Bộ luật Lao động (Luật số: 10/2012/QH 13) ban

hành ngày 18/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2013, bao gồm 17 Chương

và 242 Điều Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về sự hiểu biết của người lao

Trang 33

10 động giúp việc gia đình đối với các quy định pháp luật tại Mục 5, từ Điều 179 đến Điều 183 của Bộ luật Lao động, cụ thể hơn trên khía cạnh:

+ Hợp đồng lao động: lý do lựa chọn vì hiện nay Bộ luật Lao động quy định người sử

dụng lao động “phải ký hợp đồng lao động” khi thuê người giúp việc gia đình Như

vậy, điều này sẽ là cơ sở pháp lý bảo vệ người LĐ GVGĐ khi có tranh chấp xảy ra + Tiền lương - Thời gian làm việc & Thời gian nghỉ ngơi: lý do lựa chọn vì mức độ hiểu biết của LĐ GVGĐ đối với các quy định pháp luật liên quan đến tiền lương và thời gian làm việc ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi mà họ được hưởng trong quá trình thương lượng với chủ sử dụng lao động

Sau khi đánh giá mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình thì đề tài cũng tiến hành xác định nhu cầu và nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tìm hiểu pháp luật,

cụ thể là đối với Bộ luật Lao động, của LĐ GVGĐ để từ đó đề xuất một số khuyến nghị phù hợp

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài các phần về danh mục từ viết tắt, danh mục bảng – biểu, lời mở đầu, kết luật, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì nội dung đề tài nghiên cứu được trình bày theo kết cấu 03 chương như sau:

Chương 1 : Cơ sở lý luận về nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động của người lao động

giúp việc gia đình

Chương 2 : Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật

Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội

Chương 3 : Kết luận và khuyến nghị

Trang 34

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HIỂU BIẾT BỘ LUẬT LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Lao động – Người lao động

“Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua các hoạt động đó

con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến chúng thành những vật có ích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người” [8,tr.4] Khi con người tham gia vào quá trình

sản xuất thì con người đó là con người lao động Con người sử công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người Như vậy động lực của quá trình triến kinh tế, xã hội quy tụ lại là ở con người Con người với lao động sáng tạo của họ là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội Theo Bộ luật Lao động (số 10/2012/QH13) thông qua ngày 18/06/2012, căn cứ tại Khoản 1, Điều 3, khái niệm về người lao động được giải thích như sau:

“Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo

hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”

Như vậy, căn cứ vào khái niệm này mà nhóm đề tài giới hạn lại đối tượng điều tra của nhóm chỉ bao gồm những người giúp việc gia đình có khả năng lao động từ đủ

15 tuổi trở lên

1.1.2 Giúp việc gia đình

Tại Khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2012 quy định các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại Như vậy, đặc điểm nổi bật đối với công việc

GVGĐ mà đề tài nhóm nghiên cứu, đó là: không sinh lời Do đó, những công việc đem

lại lợi nhuận hoặc vì mục đích kinh doanh của người sử dụng lao động hoặc gia đình của người sử dụng lao động đều được loại trừ

1.1.3 Lao động giúp việc gia đình

Định nghĩa đầu tiên về người lao động giúp việc gia đình được đưa ra tại cuộc họp các chuyên gia do ILO tổ chức năm 1951 Theo đó, người giúp việc gia đình được

định nghĩa là “người làm công làm việc tại nhà riêng, theo các hình thức và thời gian

Trang 35

Ở Việt Nam, theo Bộ luật Lao động 2012 thì tại Khoản 1, Điều 179, lao động

giúp việc gia đình được định nghĩa rằng: “Lao động giúp việc gia đình là người lao

động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.” Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý trong Bộ luật Lao động, đó là tại Khoản 2, Điều 179 “Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này” Do đó, đây là 1 trong số những căn cứ quan trọng để nhóm giới hạn

lại khách thể điều tra

1.2 Đặc điểm và vai trò của lao động giúp việc gia đình

1.2.1 Đặc điểm của lao động giúp việc gia đình

Hiện nay, theo ước tính của ILO, đối với các nước đang phát triển thì tỷ trọng lao động giúp việc trong cơ cấu ngành nghề chiếm khoảng 4 – 10% còn đối với các

nước phát triển từ 1 - 2,5% (GFCD, 2013) Cũng thông qua các cuộc điều tra ở các

nước trên thế giới thì ILO đưa ra một số nhận định chung về đặc điểm của LĐ GVGĐ

đó là: phụ nữ chiếm tới 87% trong tổng số người LĐ GVGĐ trên toàn thế giới Ở Châu Mỹ La-tinh và vùng biển Caribe thì tỷ lệ này tới 92%, trong khi đó ở Châu Á là

82%, Châu Phi là 73% và Trung Đông là 64%, (GFCD, 2013) Chăm sóc trẻ em và

làm công việc nhà thì chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm trong khi đó các công việc phục vụ (lái xe, làm vườn) thì chủ yếu là nam giới tham gia Ở Việt Nam, căn cứ vào báo cáo kết quả nguyên cứu của TS Ngô Thị Ngọc Anh (2010) và của Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCĐ), một số đặc điểm chung của người LĐ GVGĐ được đưa ra như sau:

Trang 36

Độ tuổi và giới tính của người LĐ GVGĐ

Về độ tuổi, người lao động giúp việc gia đình có mặt ở tất cả các nhóm tuổi lao

động từ 15 đến 60 Có cả một số ít trường hợp lao động chưa đến 15 tuổi và trên 60 tuổi Tuy nhiên, các nhóm tuổi dưới 18 và 56 tuổi trở lên có tỷ trọng người lao động giúp việc thấp hơn rõ rệt so với các nhóm tuổi 18-35 và 36-55 Lý do, các em gái ở nông thôn thường không còn đi học nhiều trong độ tuổi 18 Khi gia đình các em khó khăn, các em có thể tranh thủ ra thành phố làm thêm nghề giúp việc gia đình để có thu nhập giúp đỡ gia đình Mặt khác, một bộ phận các gia đình ở đô thị cũng có nhu cầu thuê lao động giúp việc là nhóm đối tượng này thường dễ bảo, học việc nhanh và có thể trông và chơi với các em bé

Trong khi đó, đa số phụ nữ ở nông thôn ở độ tuổi 30-39 thường bận việc nuôi con nhỏ, nên ít có điều kiện thoát ly gia đình đi làm xa so với các phụ nữ lớn tuổi hơn

Từ 40 tuổi trở lên, phần lớn trong số họ đã có con cái lớn và đến tuổi lao động, vì vậy,

họ lại có thể có điều kiện thoát ly gia đình đi làm xa để tăng thu nhập, trang trải các nhu cầu của gia đình và bản thân Hơn nữa, nhiều gia đình cũng ưa thích thuê người lao động giúp việc nhà ở độ tuổi ngoài 40 bởi vì họ có thể ở lại với gia đình lâu hơn,

có kinh nghiệm chăm sóc gia đình và ổn định hơn so với các em gái chưa đến tuổi 18

Tỷ trọng lao động giúp việc gia đình ở nhóm tuổi 56 trở lên tương đối thấp so với các nhóm tuổi khác có lẽ chủ yếu vì lý do sức khỏe Phụ nữ ở nông thôn ở độ tuổi này có thể không còn đáp ứng được yêu cầu về công việc của các chủ hộ gia đình thuê lao động nữa

Về giới tính, dựa vào số liệu phân tích trong báo cáo nghiên cứu của Trung tâm

nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD 2012) hầu hết người LĐGVGĐ là nữ giới với tỷ lệ là 98,7% Số lao động nam giới chiếm tỷ lệ là 1,3% Lao động nam giới chủ yếu là một số sinh viên đi làm thêm công việc giúp gia đình, họ chỉ làm một số giờ trong ngày hay một số buổi trong tuần và họ không ở cùng với gia chủ như đa số lao động nữ Sự chênh lệch về giới của LĐGVGĐ lớn như vậy một phần là

do quan niệm của nhiều người hiện nay trong xã hội vẫn coi công việc nội trợ trong gia đình là công việc của phụ nữ

Trình độ học vấn của người LĐ GVGĐ

Đa số người LĐ GVGĐ đều xuất thân từ nông thôn, có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện được học nhiều nên nhìn chung trình độ học vấn của LĐ GVGĐ

Trang 37

14 không cao, đa số từ THCS trở xuống, đặc biệt có đến 22% - 31,8% người giúp việc có trình độ tiểu học trở xuống, thậm chí còn có không ít người không biết chữ

Bảng 1.1: Trình độ học vấn của lao động giúp việc gia đình (%)

Trình độ học vấn Số liệu điều tra tại Hà Nội, Tp HCM Năm 2011 Năm 2012

1.2.2 Vai trò của lao động giúp việc gia đình

Một số báo cáo nghiên cứu về LĐ GVGĐ ở Việt Nam trong thời gian qua như:

“Báo cáo tổng quan về tình hình lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm

2007 đến nay”(2013), Báo cáo “Rà soát pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc tế và Việt Nam liên quan đến lao động giúp việc gia đình” (2013) của Trung tâm Nghiên

cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) đã đưa ra những kết luận chung rằng hiện nay, người giúp việc gia đình đa số không có hợp đồng lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội và đa phần không có hiểm y tế Tình trạng phải làm việc không đúng với thỏa thuận ban đầu, thời gian làm việc kéo dài hay tình trạng bị mắng chửi, lăng mạ, tát, đánh, quấy rối tình dục còn xảy ra nhiều Tuy vậy, người lao động vẫn tham gia thị trường lao động này với lý do cần có thu nhập cho bản thân

và gia đình, ngay cả khi gặp rủi ro trong công việc và chưa được bảo vệ bởi pháp luật Trong khi đó, đối với người sử dụng lao động, ngay cả khi họ còn có nhiều điểm chưa hài lòng về người GVGĐ như: thiếu tính chuyên nghiệp trong công việc, yếu về kiến thức, kỹ năng nghề, thời gian nghỉ việc thất thường, không gắn bó với công việc, thậm chí tắt mắt… họ vẫn phải thuê người giúp việc Điều đó cho thấy, LĐ GVGĐ có một vai trò nhất định đối với bản thân gia đình của người GVGĐ, người sử

dụng lao động và cả xã hội Cụ thể, trong báo cáo “Giá trị kinh tế của lao động giúp

Trang 38

việc gia đình đối với gia đình và xã hội” (2014) của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia

đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) thì vai trò đó được thể hiện trên các khía cạnh:

Đối với gia đình của người GVGĐ

Lao động giúp việc gia đình khi tham gia lao động đã mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình mình mà cụ thể là:

- Lao động giúp việc gia đình mang lại mức thu nhập cao hơn so với các công việc giản đơn khác, vì vậy tiền công của lao động giúp việc gia đình chiếm tỷ lệ lớn trong

nguồn thu nhập gia đình của hộ lao động Tiền công từ giúp việc gia đình là nguồn

cung cấp cho các khoản chi tiêu sinh hoạt hàng ngày của gia đình, việc học hành của

con cái

- Thu nhập của người lao động giúp việc gia đình còn tạo nguồn tiết kiệm, tích lũy cho lao động giúp việc gia đình khi hết khả năng lao động Phần lớn người giúp việc gia đình không có lương hưu hay thu nhập thường xuyên (không tính nguồn thu nhập

từ giúp việc gia đình) Vì thế, mà bộ phận người lao động đã chủ động dành một phần lớn tiền công từ lao động giúp việc gia đình để tiết kiệm và tích lũy Ngoài ra, những lao động GVGĐ hiện đang độc thân hoặc góa, ly hôn, ly thân thì xu hướng tiết kiệm, tích lũy nhiều hơn so với nhóm lao động giúp việc hiện đang có gia đình

Đối với gia đình của người thuê LĐ GVGĐ

Đối với hộ gia đình người sử dụng lao động, lao động giúp việc gia đình cũng có vai trò nhất định :

- Lao động giúp việc gia đình hỗ trợ đáng kể cho hộ gia đình sử dụng người giúp việc các công việc nội trợ và chăm sóc, giúp người phụ nữ giảm thời gian và sức lực cho công việc nhà Trong xã hội hiện đại, nhất là ở đô thị khi cả chồng và vợ đều đi làm thì việc phân công làm những công việc nội trợ trong gia đình có thể làm nảy sinh mâu thuẫn gia đình, nhất là đối với những cặp vợ chồng có con nhỏ Việc sử dụng lao động giúp việc gia đình góp phần thực hiện bình đẳng nam nữ trong nhiều gia đình, từ

đó bảo vệ hạnh phúc gia đình Khi có người giúp việc, người phụ nữ có thêm thời gian cho hoạt động nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động hoặc làm thêm công việc khác của ra đình, làm những công việc tạo thêm thu nhập cũng có thể dành thời gian cho việc học tập và nâng cao những kỹ năng chuyên môn

- Lao động giúp việc giúp góp phần gia tăng thu nhập cho gia đình gia chủ Lý do, khi không có LĐ GVGĐ, các thành viên trong gia đình mà đặc biệt là người phụ nữ,

Trang 39

16 buộc phải điều chỉnh quỹ thời gian của mình để cân đối giữa công việc nhà, công việc tạo thu nhập và hoạt động nghỉ ngơi giải trí Trong khi đó, với sự giúp ích của GVGĐ, người chủ sử dụng lao động sẽ có nhiều thời gian hơn để tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập cùng với đó cũng tạo ra lợi ích cho sự phát triển cá nhân của họ trong nghề nghiệp, chuyên môn, sự thăng tiến…

Đối với xã hội

Lao động giúp việc gia đình không chỉ đem lại lợi ích cá nhân, gia đình mà cho

cả toàn xã hội, có thể thấy như :

- Lao động giúp việc gia đình đã tạo việc làm cho một bộ phận người lao động không có cơ hội, khả năng tìm được việc làm ổn định

- Cùng với việc giải quyết việc làm cho người lao động, lao động giúp việc gia đình còn góp phần cho sự phát triển của địa phương, nơi xuất thân của người lao động

Ở các địa phương, phần lớn gia đình người lao động có mức sống trung bình thậm chí một số lượng đáng kể ở mức nghèo Tuy nhiên, với những lợi ích mà người lao động

có được khi tham gia lao động giúp việc gia đình họ đã nâng cao mức sống gia đình mình, kéo theo đó là sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi gia đình người giúp việc gia đình sinh sống

1.3 Các quy định pháp luật liên quan đến lao động giúp việc gia đình

Hiện nay, trên thế giới những người lao động giúp việc gia đình đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong lực lượng lao động, đặc biệt ở các nước đang phát triển và có xu hướng gia tăng thậm chí ở cả những nước công nghiệp hiện đại Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy không nằm ngoài phạm vi đó Ở Việt Nam, nhu cầu đối với lao động giúp việc gia đình đang ngày càng gia tăng và loại hình lao động này mang đặc trưng giới rõ ràng Vì vậy trong nỗ lực sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội và đối

xử trong việc làm và nghề nghiệp cho cả phụ nữ và nam giới, quan hệ này đã được đề

cập trong Chương XI, Mục 5 từ Điều 179 đến Điều 183 quy định về “Lao động là người giúp việc gia đình” Theo Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình Trong đó, những nội dung liên quan đến lao động giúp việc gia đình nhằm tạo điều kiện cho họ thụ hưởng các quyền của mình một cách đầy đủ, bao gồm các định nghĩa liên quan đến lao động giúp việc gia đình, nội dung về hợp đồng lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời gian làm việc, thời

Trang 40

gian nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động…

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ xét đến ba vấn đề pháp luật liên quan trực tiếp đến lao động giúp việc gia đình là hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc – thời gian nghỉ ngơi

1.3.1 Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động thể hiện mối quan hệ lao động đã được thiết lập – quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và chủ sử dụng Điều 7, công ước 189 của ILO yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo rằng lao động giúp việc gia đình phải được thực hiện thông qua các hợp đồng bằng văn bản heo quy định của pháp luật, pháp quy quốc gia hoặc thỏa ước tập thể

Ở Bolivia, Brazil,Costa Rica, Nicaragua, Guatemala, Paraguay, Tây Ban Nha và một số nơi khác, pháp luật lao động quy định cụ thể rằng hợp đồng lao động giúp việc gia đình có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng Ở Mỹ (bang New York) một hợp đồng bằng văn bản được yêu cầu đối với những người lao động giúp việc gia đình do các tổ chức dịch vụ việc làm đặt ra Còn ở Việt Nam, theo Điều 180 của Bộ luật Lao động

2012 có quy định về Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình:

“1 Người sử dụng lao động phải kí kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình

2 Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày

3 Hai bên thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hàng ngày, chỗ ở.”

Để triển khai chi tiết các quy định được nêu trên thì ngày 07 tháng 4 năm 2014 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành Trong Nghị định này, quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình Tại Chương II quy định những nội dung liên quan đến hợp đồng lao động, cụ thể trong đó bao gồm : (1) Người kí kết hợp đồng lao động, (2) Ký kết hợp đồng lao động đối với người lao động không biết chữ, (3) Trách nhiệm thông báo sử dụng lao động giúp việc gia đình của người sủ dụng lao động, (4) Nội dung của hợp đồng lao động, (5) Thử việc, (6) Báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, (7) Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, (8) Trách nhiệm của người sử dụng lao động và

Ngày đăng: 16/02/2016, 14:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. PGS.TS. Bùi Anh Tuấn và PGS.TS. Phạm Thúy Hương (chủ biên) (2013), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi tổ chức
Tác giả: PGS.TS. Bùi Anh Tuấn và PGS.TS. Phạm Thúy Hương (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2013
3. Đặng Thanh Nga (2008) “Thực trạng về mức độ nhận thức pháp luật của người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Tâm lý học, số 06/2008, tr.53 – 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng về mức độ nhận thức pháp luật của người chưa thành niên phạm tội”, "Tạp chí Tâm lý học
4. Mai Bích Huy (2004), “ Người làm thuê việc nhà và những tác động của họ đến giai đoạn thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4/2004, tr.3 – 11 5. TS. Ngô Thị Ngọc Anh (2010) Một số loại hình giúp việc gia đình ở Hà Nội hiệnnay và các giải pháp quản lý, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người làm thuê việc nhà và những tác động của họ đến giai đoạn thời kỳ đổi mới”, "Tạp chí Khoa học về phụ nữ," số 4/2004, tr.3 – 11 5. TS. Ngô Thị Ngọc Anh (2010) "Một số loại hình giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện "nay và các giải pháp quản lý
Tác giả: Mai Bích Huy
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2004
9. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình, ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2014, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015 từhttp://cird.gov.vn/content.php?id=840&cate=61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình
Tác giả: Bộ Lao động thương binh và xã hội
Năm: 2014
10. Chính phủ (2014), Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người gúp việc gia đình, ban hành ngày 07 tháng 04 năm 2014, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015 từhttp://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-27-2014-NĐ-CP-huong-dan-Bo-Luat-lao-dong-ve-nguoi-giup-viec-gia-dinh-vb225805.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người gúp việc gia đình
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2014
11. Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” (2014), Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội – Ngụ ý cho đào tạo nghề , truy cập ngày 15/2/2015 từ https://www.facebook.com/groups/1566613653574399/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” (2014), "Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội – Ngụ ý cho đào tạo nghề
Tác giả: Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”
Năm: 2014
12. Hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi hành vi (2015), truy cập ngày 10/2/2015 từ http://123doc.org/document/677117-hanh-vi-suc-khoe-va-qua-trinh-thay-doi-hanh-vi.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi hành vi
Tác giả: Hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi hành vi
Năm: 2015
13. Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (2013), Báo cáo “Tổng quan tình hình lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay”, Hà Nội, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015 từhttp://gfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1421031286-bctomtattongquanldgvgdfinal.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan tình hình lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng
Năm: 2013
14. Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (2013), Báo cáo “Rà soát pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc tế và Việt Nam liên quan đến lao động giúp việc gia đình”, Hà Nội, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015 từ http://gfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1421032694-bcrasoatldgvgdgfcd.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rà soát pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc tế và Việt Nam liên quan đến lao động giúp việc gia đình
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng
Năm: 2013
15. Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (2014), Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu “Giá trị kinh tế của lao động giúp việc gia đình đối với gia đình và xã hội”, Hà Nội, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015 từhttp://gfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1420798088-gfcdbctomtatgtktviet.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị kinh tế của lao động giúp việc gia đình đối với gia đình và xã hội
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng
Năm: 2014
16. Sơ bộ về các lý thuyết của Bloom, Dreyfus và Kolb (2011), truy cập ngày 20/1/2015 từ<https://duongtrongtan.wordpress.com/2011/12/27/s%C6%A1-b%E1%BB%99-v%E1%BB%81-cac-ly-thuy%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-bloom-dreyfus-va-kolb-p1/&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ bộ về các lý thuyết của Bloom, Dreyfus và Kolb
Tác giả: Sơ bộ về các lý thuyết của Bloom, Dreyfus và Kolb
Năm: 2011

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w