Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với bộ luật lao động 2012 trên địa bàn hà nội (Trang 73 - 91)

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.2.2Giải pháp quản lý

- Cần xây dựng một hệ thống dữ liệu về người giúp việc gia đình. Hiện nay không có cơ quan quản lý người GVGĐ hoặc cơ quan quản lý lao động, thêm vào đó việc đăng ký tạm trú cho người GVGĐ sống cùng hộ - gia đình gia chủ cũng chưa được các hộ gia đình thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Thực trạng này dẫn tới những khó khăn cho công tác quản lý người giúp việc cũng như trong việc điều tra, tuyên truyền nâng cao hiểu biết về luật cho cả hai phía: người lao động và người sử dụng lao động.

- Quy định cụ thể cấp quản lý, phương thức và nội dung quản lý về LĐ GVGĐ. Đồng thời, tăng cường kết hợp với các tổ chức hỗ trợ người giúp việc gia đình tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ chuyên về lao động GVGĐ trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biết pháp luật.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị của LĐGVGĐ. Lồng ghép với các hoạt động phổ biến tuyên truyền pháp luật lao động mới được sửa đổi, bổ sung cũng

như các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Mục 5 Chương XI, Bộ luật Lao động năm 2012. Tuyên truyền nâng cao nhận thức phải được thực hiện thường xuyên, được giám sát, đánh giá và tổng kết để nêu lên những gương điển hình về mối quan hệ LĐ GVGĐ.

- Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tập trung xây dựng khung chương trình và giáo trình đào tạo nghề giúp việc gia đình với mục tiêu nâng cao khả năng có việc làm và phát triển nghề của nhóm lao động này. Nội dung đào tạo ngoài các kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc thì phải bổ sung cả các kiến thức về luật để người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của bản thân. Trước mắt, Tổng cục Dạy nghề có thể hỗ trợ tổ chức thực hiện thử nghiệm Chương trình đào tạo nghề và giáo trình giúp việc gia đình ở một thành phố tiếp nhận nhiều LĐ GVGĐ và một vài địa phương có nhiều người đi làm GVGĐ. Từ đó, đưa ra một chương trình và giáo trình đào tạo chuẩn cho LĐ GVGĐ.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Tư pháp có chất lượng, nâng cao được nhận thức, kịp thời đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và cả kỹ năng tuyên truyền. Từ đó thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân, làm cầu nối đưa pháp luật đến với nhân dân. Đồng thời, tăng cường xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng truyền đạt, am hiểu pháp luật và kiến thức xã hội, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

52

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện do sự tăng trưởng ổn định về kinh tế - xã hội. Chất lượng cuộc sống được nâng cao kéo theo đó là sự phát triển của các loại hình dịch vụ gia đình mà không thể không nhắc đến là loại hình giúp việc gia đình. Tuy nhiên, loại hình dịch vụ giúp việc gia đình ngày nay chưa được quan tâm đúng mức và ít được pháp luật lao động chung đề cập đến. Đó là lý do chính dẫn đến lao động giúp việc gia đình phải đối mặt với các nguy cơ gặp rủi ro trong quá trình lao động.

Trên thực tế, Bộ luật Lao động 2012 đã bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến lao động giúp việc gia đình, từ đó đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng về quản lý lao động giúp việc gia đình. Trong khi sự hiểu biết về pháp luật là một trong những lý do đảm bảo quyền lợi cũng như giúp họ nhận thức được trách nhiệm của mình khi tham gia vào thị trường giúp việc gia đình. Đề tài Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội được thực hiện với mục đích phân tích và đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình, từ đó khuyến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao mức độ hiểu biết luật của lao động giúp việc gia đình. Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề cơ bản về lao động giúp việc gia đình, giới thiệu tổng quát về Bộ luật Lao động giúp việc gia đình với ba khía cạnh nghiên cứu là hợp đồng lao động, tiền lương và thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Trên cơ sở tổng hợp những thông tin thực tế và nghiên cứu tài liệu, việc đánh giá nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động giúp việc gia đình đã đưa ra những kết luận cụ thể về thực trạng mức độ hiểu biết luật hiện nay, nhu cầu và nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu của người LĐ GVGD, đóng góp một phần dữ liệu cho những nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, những kết luận này chưa thể hoàn toàn chính xác, do việc cung cấp thông tin của lao động gia đình còn mang tính chủ quan. Mặt khác, dothời gian, kinh nghiệm và kỹ năng còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, như đánh giá và phân tích số liệu chưa đưa ra được những kết luận chính xác nhất. Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích hỗ trợ các cơ quan chức năng nhằm đưa ra những chính sách nâng cao hiểu biết cho người lao động trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ luật Lao động (2012), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội

2. PGS.TS. Bùi Anh Tuấn và PGS.TS. Phạm Thúy Hương (chủ biên) (2013), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

3. Đặng Thanh Nga (2008) “Thực trạng về mức độ nhận thức pháp luật của người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Tâm lý học, số 06/2008, tr.53 – 56

4. Mai Bích Huy (2004), “ Người làm thuê việc nhà và những tác động của họ đến giai đoạn thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4/2004, tr.3 – 11 5. TS. Ngô Thị Ngọc Anh (2010) Một số loại hình giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện

nay và các giải pháp quản lý, NXB Lao động, Hà Nội

6. Nguyễn Thắng Vu (chủ biên) (2009), 5 nghề dịch vụ, NXB Kim Đồng, Hà Nội 7. Phạm Văn Quyết (2007), “Truyền thông thay đổi một hành vi – Những kinh

nghiệm từ việc triển khai một dự án”, Tạp chí Tâm lý học, số 8(101), tr.13 – 21 8. PGS.TS. Trần Xuân Cầu (chủ biên) (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực,

NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

9. Bộ Lao động thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình, ban hành ngày 15 tháng 08 năm 2014, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015 từ

http://cird.gov.vn/content.php?id=840&cate=61

10. Chính phủ (2014), Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người gúp việc gia đình, ban hành ngày 07 tháng 04 năm 2014, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015 từ

http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-27-2014-NĐ-CP-huong-dan-Bo- Luat-lao-dong-ve-nguoi-giup-viec-gia-dinh-vb225805.aspx

11. Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên tham gia xét giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” (2014), Đánh giá năng lực làm việc của lao động giúp việc gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội – Ngụ ý cho đào tạo nghề , truy cập ngày 15/2/2015 từ https://www.facebook.com/groups/1566613653574399/

12. Hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi hành vi (2015), truy cập ngày 10/2/2015 từ http://123doc.org/document/677117-hanh-vi-suc-khoe-va-qua-trinh-thay-doi- hanh-vi.htm

13. Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (2013), Báo cáo “Tổng quan tình hình lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay”, Hà Nội, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015 từ

http://gfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1421031286- bctomtattongquanldgvgdfinal.pdf

14. Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (2013), Báo cáo “ soát pháp luật, chính sách, nghiên cứu quốc tế và Việt Nam liên quan đến lao động giúp việc gia đình”, Hà Nội, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015 từ http://gfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1421032694-

bcrasoatldgvgdgfcd.pdf

15. Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (2014), Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu “Giá trị kinh tế của lao động giúp việc gia đình đối với gia đình và xã hội”, Hà Nội, truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015 từ

http://gfcd.org.vn/profiles/gfcdorgvn/uploads/attach/1420798088- gfcdbctomtatgtktviet.pdf (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Sơ bộ về các lý thuyết của Bloom, Dreyfus và Kolb (2011), truy cập ngày 20/1/2015 từ

<https://duongtrongtan.wordpress.com/2011/12/27/s%C6%A1-b%E1%BB%99- v%E1%BB%81-cac-ly-thuy%E1%BA%BFt-c%E1%BB%A7a-bloom-dreyfus-va- kolb-p1/>

PHỤ LỤC 01

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU (Về đánh giá nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động 2012

của người lao động giúp việc gia đình)

Xin chào Anh/ Chị!

Chúng tôi hiện là nhóm sinh viên thuộc Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn nhân lực – Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội”. Mục đích của nhóm nhằm phân tích mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội và các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự hiểu biết Bộ Luật này.

Xin anh/ chị vui lòng cho biết các thông tin sau:

I. Câu hỏi phỏng vấn

1. Anh/ chị nghĩ như thế nào về nghề giúp việc gia đình? Theo anh/ chị, làm công việc này có cần phải hiểu biết Bộ luật Lao động hay không? Vì sao?

2. Anh/ chị thường lựa chọn hình thức thỏa thuận lao động nào với người chủ sử dụng lao động (bằng miệng hay bằng văn bản, giấy tờ)? Lý do vì sao anh/ chị lựa chọn hình thức này?

3. Anh/ chị có dự định làm công việc này lâu dài không? Nếu có, anh/ chị có dự định tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về Bộ luật Lao động hay không? Nội dung nào theo anh/ chị cần quan tâm nhiều nhất? Vì sao?

4. Theo anh/ chị, nguyên nhân nào chủ yếu khiến anh/chị gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin liên quan đến Bộ luật Lao động 2012?

5. Anh/ chị có hài lòng về hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật của các cơ quan Nhà nước, cụ thể ở Phường, xã hay không? Lý do vì sao?

6. Xin anh/ chị cho biết những suy nghĩ của mình xung quanh việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động giúp việc gia đình?

II. Thông tin cá nhân

Họ và tên : ... Tuổi : ... Địa chỉ : ...

PHỤ LỤC 02

BẢNG KHẢO SÁT ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH (Về việc đánh giá nhu cầu hiểu biết Bộ luật Lao động 2012)

Xin chào Ông (Bà)!

Chúng tôi hiện là nhóm sinh viên thuộc Khoa Kinh tế & Quản lý Nguồn nhân lực – Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học “Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội”. Mục đích của nhóm nhằm phân tích mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn Hà Nội và các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết Bộ Luật này.

Đề tài được thực hiện với mục đích nghiên cứu, không vì mục đích kinh doanh. Tất cả các ý kiến của ông/bà sẽ là thông tin hữu ích cho nghiên cứu. Chúng tôi cam đoan thông tin mà ông/bà cung cấp sẽ được bảo mật. Đồng thời, những thông tin này sẽ được gộp chung với người khác để xử lý. Vì vậy, mọi thông tin của ông /bà sẽ không xuất hiện trong kết quả nghiên cứu.

Kính mong ông/bà dành chút thời gian trả lời các câu hỏi sau.

III. Thông tin chung

a) Giới tính:  Nam  Nữ

b) Năm sinh: ………..

c) Trình độ học vấn: (Ông/bà vui lòng ghi rõ học hết lớp mấy): ……… d) Tình trạng hôn nhân hiện nay:

 Chưa có gia đình  Đang có gia đình  Ly hôn/ Góa e) Nghề nghiệp trước khi đi làm giúp việc gia đình:

 Nghề nông  Buôn bán nhỏ

 Ở nhà làm nội trợ  Khác - Xin vui lòng ghi rõ ……… ……… f) Tổng mức thu nhập hiện nay của gia đình ông/bà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Dưới 1 tr.đồng  Từ 1 tr.đồng đến dưới 3 tr.đồng  Từ 3 tr.đồng đến dưới 5 tr.đồng  Từ 5 tr.đồng trở lên

g) Ông/bà thường thỏa thuận hợp đồng lao động với chủ nhà dưới hình thức:  Thỏa thuận miệng  Thỏa thuận trên văn bản giấy tờ

h) Loại hình công việc mà Ông/bà đang làm tại nhà chủ gia đình thuê giúp việc:

(Ông/bà có thể đánh dấu nhiều phương án lựa chọn)

 Trông trẻ em  Chăm nom người cao tuổi  Chăm sóc người ốm  Lau dọn, làm vệ sinh nhà cửa

 Nấu ăn  Khác - Xin vui lòng ghi rõ ………

i) Công việc giúp việc gia đình mà ông/ bà đang làm là từ kênh thông tin:

 Bạn bè, người quen  Trung tâm giới thiệu/ đào tạo việc làm  Họ hàng, người thân gia đình  Ti vi, báo chí, radio,…

 Khác - Xin vui lòng ghi rõ ………

j) Kinh nghiệm làm giúp việc gia đình của ông/bà:

 Dưới 6 tháng  Từ 6 tháng đến dưới 1 năm  Từ 1 - 3 năm  Từ 3 năm trở lên

k) Thu nhập hiện tại mà ông/bà đang làm giúp việc cho gia chủ

 Dưới 2 tr.đồng  Từ 2 tr.đồng đến dưới 3,5 tr.đồng  Từ 3,5 tr.đồng đến dưới 5 tr.đồng  Từ 5 tr.đồng trở lên

l) Yếu tố nào được ông/bà quan tâm nhiều khi thỏa thuận với chủ nhà: (Ông/bà có thể đánh dấu nhiều phương án lựa chọn)

 Tiền lương  Điều kiện ăn, ở, làm việc

 Thời gian làm việc/ nghỉ ngơi  Khác - Xin vui lòng ghi rõ …………

 BHYT, BHXH ……….

IV. Đánh giá mức độ hiểu biết của lao động giúp với gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012

1. Anh/ chị có biết hiện nay đã có Luật áp dụng cho người lao động giúp việc gia đình không?

 Có  Không

(Lưu ý: Nếu cấu trả lời là “Không”, ông/bà vui lòng chuyển sang trả lời từ câu hỏi số4)

2. Nguồn thông tin nào dưới đây giúp cho ông/ bà biết đến các quy định pháp luật về nghề giúp việc:

 Ti vi, báo chí, radio  Chủ gia đình thuê giúp việc  Bạn bè, người thân  Chính quyền địa phương  Khác - Xin vui lòng ghi rõ …………  Trung tâm môi giới việc làm

3. Xin ông/bà vui lòng đọc kỹ những câu hỏi sau. Sau mỗi câu hỏi, ông/bà hãy đánh dấu X để chọn câu trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của mình theo các mức điểm sau:

1. Chưa từng nghe/ đọc

2. Đã có nghe/ đọc đến thông tin này nhưng chưa quan tâm, chưa hiểu rõ

3. Hiểu nhưng chưa áp dụng luật cho bản thân

4. Hiểu rõ và đang áp dụng luật cho bản thân

5. Hiểu rất rõ, đang áp dụng cho bản thân và có tư vấn cho người khác

Câu hỏi 1 2 3 4 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A1. Ông/bà có biết Nhà nước đã ra quy định phải kí kết hợp đồng lao động với chủ sử dụng lao động trước khi làm việc?

Một phần của tài liệu Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp việc gia đình đối với bộ luật lao động 2012 trên địa bàn hà nội (Trang 73 - 91)