6 Kết cấu đề tài nghiên cứu
3.2.1 Giải pháp truyền thông
Theo kết quả điều tra về mức độ hiểu biết của người LĐ GVGĐ kể cả có sự khác biệt về trình độ lao động cũng như kinh nghiệm làm việc nhưng hầu hết mức độ hiểu biết về pháp luật của người lao động GVGĐ chỉ nằm ở giai đoạn thứ 02 trong quá trình thay đổi hành vi. Tức là trong giai đoạn này, người GVGĐ đã có biết về Bộ luật Lao động. Họ chấp nhận về việc bản thân cần phải có hiểu biết pháp luật nhưng lại chưa sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng chủ động tìm hiểu các quy định mà luật đưa ra vì còn thiếu một số thông tin và sự trợ giúp để đi đến quyết định. Do đó, với đối tượng này, nhóm đề xuất triển khai hoạt động “Truyền thông thay đổi hành vi”. Đây là một quá trình truyền thông, trong đó liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng, nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong hiểu biết và hành động. Nó giúp cho đối tượng thay đổi hành vi một cách bền vững, giúp khuyến khích và duy trì thay đổi hành vi, nhằm giảm nguy cơ vi
48
phạm ở cá nhân và cộng đồng. Yêu cầu cụ thể khi áp dụng “Truyền thông thay đổi hành vi” áp dụng với người LĐ GVGĐ đó là:
- Đối với người truyền tin: cán bộ truyền thông, cán bộ đoàn thể thuộc chính quyền địa phương, nơi mà gia đình người giúp việc đang sinh sống phải là những người được trang bị các kiến thức cơ bản, những yêu cầu, kỹ năng truyền thông về luật và được tạo điều kiện để phát huy tối đa những thế mạnh của các phương tiện truyền thông - báo đài, ti vi… mà họ đang sở hữu và thực hiện. Hơn nữa, các cán bộ tuyên truyền cần chủ động tạo điều kiện để lao động GVGĐ có thể đến dự nghe các lớp tuyên truyền, trực tiếp làm việc, sắp xếp thời gian, cũng như thuyết phục người lao động tham gia. Hoặc là họ phải tiếp cận đến từng khu tập trung lao động GVGĐ mà không có điều kiện tham gia để phổ biến trực tiếp cho họ ngay tại nơi họ sống. Cán bộ tuyên truyền chủ động đến với người lao động bằng việc tổ chức tư vấn, đối thoại trực tiếp; không đợi những lá đơn cầu cứu gửi đến hay đến khi đã có xảy ra tranh chấp lao động… Tại các buổi tư vấn, đối thoại, các bên tham gia sẽ được hỏi, giải đáp các vấn đề còn băn khoăn, khúc mắc của người lao động xoay quanh quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động được quy định trong Bộ luật Lao động như hợp đồng lao động, chế độ thôi việc, thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, giải quyết tranh chấp lao động… Ngoài ra, ta có thể sử dụng những tình nguyện viên đã qua tập huấn, đào tạo để tuyên truyền, cung cấp, giáo dục kiến thức, quan điểm cũng như hành vi mới thông qua giao tiếp với các thành viên khác bằng các hoạt động trực tiếp hoặc hoạt động nhóm nhỏ. Những người này được gọi là giáo dục viên đồng đẳng - là những đồng đẳng được đào tạo kiến thức, kỹ năng hoạt động về một lĩnh vực nào đó để họ chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống với những đồng đẳng của họ một cách tự giác, bình đẳng và không ép buộc. Đó có thể là người đã từng làm giúp việc gia đình hoặc thậm chí là những người có người thân, bạn bè, họ hành làm giúp việc gia đình. Sở dĩ phải sử dụng giáo dục viên đồng đẳng bởi những người có cùng hoàn cảnh thường cảm thấy tin tưởng và dễ hòa nhập, chia sẻ với nhau hơn là những người khác hoàn cảnh. Đồng đẳng viên là nguồn thông tin, kiểu mẫu cho các hành vi mới, họ chia sẻ những quan điểm giống nhau và đồng cảm với các thành viên khác. Hơn hết, đồng đẳng viên là người có thể đến được với những đối tượng khó tiếp cận, những người có nguy cơ, bị cô lập, có thể hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng cũng như hoàn cảnh của những người đồng cảnh ngộ.
- Đối với thông điệp truyền thông: nên tập trung vào các thông tin liên quan đến những lợi ích mà người GVGĐ sẽ được hưởng khi có hiểu biết và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, người truyền thông cũng cần cung cấp các thông tin minh họa về các trường hợp mà người GVGĐ bị thiệt thòi khi không có hiểu biết pháp luật. Đồng thời bổ sung các kiến thức, thông tin về luật mà người lao động đang còn thiếu hụt cũng như các điều luật mới đươc ban hành. Tăng cường bổ sung các nguồn thông tin chính thống qua ti vi báo đài cho người lao động.
- Đối với kênh truyền thông: truyền thông trực tiếp thông qua việc tư vấn trực tiếp, đối thoại, thảo luận trong các buổi sinh hoạt, tập huấn do chính quyền địa phương tổ chức. Hình thức này sẽ nhận được phản hồi chuẩn xác, kịp thời từ người lao động. Ngoài ra, các hoạt động truyền thông khác cũng cần được triển khai như:
+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nội dung các văn bản luật mới và những văn bản luật có ý nghĩa thiết thực đến công việc của người lao động GVGĐ sẽ được thông tin tuyên truyền trên sóng Đài Truyền thanh với chuyên mục “Tìm hiểu Pháp luật” được phát vào các ngày cố định hằng tuần với thời lượng 15 phút phù hợp với khung giờ rảnh của người GVGĐ; hoặc trên trang cổng thông tin điện tử của địa phương đăng tải các văn bản luật mới, kịp thời phản ảnh các hoạt động tuyên truyền pháp luật trên địa bàn.
+ Phát hành tờ gấp về những nội dung cơ bản của luật lao động GVGĐ, sổ tay hỏi đáp pháp luật, kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tuyên truyền tới người lao động, trang bị bảng tin tại các khu chung cư, nhà cao tầng, các khu tập trung lao động GVGĐ, cung cấp hệ thống loa truyền thanh nội bộ và loa pin cầm tay góp phần tăng cường phương tiện truyền thông.
+ Chú trọng, đẩy mạnh thực hiện mô hình “Ngày pháp luật”. Việc triển khai thực hiện “Ngày pháp luật” nhằm hình thành thói quen tìm hiểu, học tập và nghiên cứu pháp luật trong cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân theo đúng phương châm "Cán bộ biết pháp luật để thực thi pháp luật. Nhân dân hiểu pháp luật để chấp hành pháp luật", qua đó góp phần tăng cường pháp chế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Ngoài các giải pháp nêu trên, để triển khai “Truyền thông thay đổi hành vi” được hiệu quả, nhóm cũng đề xuất các điều kiện tiên quyết như sau:
50
+ Thứ nhất: Việc thay đổi phải do cá nhân tự nguyện. Nếu người GVGĐ bị ép buộc phải thay đổi hành vi trong khi họ chưa nhận thấy lợi ích của việc hiểu biết và tuân thủ Bộ luật Lao động mang lại lợi ích cụ thể gì cho họ thì việc thay đổi chỉ có tính tạm thời.
+ Thứ hai: Thông tin cung cấp phải có tính nổi bật liên quan đến lợi ích và tác hại của việc không có hiểu biết pháp luật cũng như tuân thủ pháp luật
+ Thứ ba: Các hành vi thay đổi phải được duy trì theo thời gian. Người GVGĐ dễ dàng quay lại với việc không cần áp dụng Bộ luật Lao động trong quá trình tham gia vào thị trường lao động. Vì vậy, truyền thông thay đổi hành vi cần chú ý gợi các hành động đơn giản để bản thân người GVGĐ có thể dễ dàng thực hiện.
+ Thứ tư: Sự thay đổi hành vi, tuân thủ pháp luật không quá gây khó khăn cho cá nhân. Việc thực hiện các hành vi tuân thủ pháp luật không làm đảo lộn cuộc sống, công việc thường lệ của người giúp việc.
+ Thứ năm: Phải có sự trợ giúp của xã hội. Sự trợ giúp này là rất quan trọng để bản thân người GVGĐ thay đổi về mặt tâm lý. Cụ thể ở đây, cần có sự tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về giá trị của LĐ GVGĐ, tạo cơ hội cho người GVGĐ được tham gia vào tổ chức đại diện như Hội phụ nữ xã/phường nơi LĐ GVGĐ sinh sống và làm việc.