6 Kết cấu đề tài nghiên cứu
2.4.2 Nguyên nhân khách quan
2.4.2.1 Từ phía chủ sử dụng lao động
Hầu hết mọi người, khi tham gia vào thị trường lao động thì đều giành ra một phần ba hoặc một nửa thời gian trong ngay ở nơi làm việc. Ở đây, đối với người
GDVĐ thì môi trường làm việc của họ chính là nhà của gia chủ thuê lao động giúp việc. Do đó, nếu chủ nhà vui vẻ, thoải mái, điều kiện làm việc không quá khắt khe, người giúp việc sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận đến các thông tin pháp luật. Ngoài ra, sự hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của chủ gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hiểu biết của người giúp việc. Khi người chủ gia đình nắm được các thông tin quy định pháp luật về sử dụng lao động giúp việc gia đình thì trong quá trình thảo luận về hợp đồng làm việc, họ có thể sẽ phổ biến thông tin cho cả người giúp việc. Như vậy, ở mức độ nào đó, kiến thức, sự hiểu biết của người giúp việc cũng có sự gia tăng nhất định nào đó.
Thêm vào đó, sự nhiệt tình hướng dẫn của chủ sử dụng lao động cũng có thể xem là một nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động của lao động giúp việc gia đình. Bởi lẽ, nếu người sử dụng lao động tận tình hướng dẫn cho lao động giúp việc của gia đình mình, thì mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình sẽ được cải thiện. Ngược lại, nếu người sử dụng lao động có kiến thức, có hiểu biết đến các quy định của Bộ luật Lao động nhưng họ không muốn trao đổi, hướng dẫn cho người giúp việc trong quá trình thỏa thuận công việc, thì với trình độ thấp, mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động của LĐ GVGĐ cũng sẽ không được cải thiện.
2.4.2.2 Từ phía quan niệm xã hội về công việc GVGĐ
Quan niệm xã hội được xem là các thành kiến, suy nghĩ của xã hội về một vấn đề, sự vật – hiện tượng nào đó. Như vậy, đối với công việc giúp việc gia đình, quan niệm xã hội Việt Nam xa xưa vốn đã “coi rẻ” những người đi ở đợ, làm mướn. Họ sống và làm việc vất vả nhưng không được ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà với gia đình chủ, quần áo đều mặc lại đồ thừa… Xuất phát từ chính điều này đã khiến cho cả phía người chủ và người giúp việc có những quan niệm không đúng về công việc giúp việc gia đình.
“Nấu cơm, quét nhà, trông trẻ em… từ bé đến lớn, đứa con gái nào ở nông thôn mà không biết làm. Theo bác thấy, làm nghề giúp việc này chỉ cần cẩn thận, chăm chỉ, không đòi hỏi trình độ gì. Những người như bác, học còn chẳng cần nhiều, vậy học pháp luật càng chẳng cần đến…”
((Hà Thị Tươi, 56 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội)
Với suy nghĩ nêu trên, rõ ràng người giúp việc cho rằng đây là những công việc không cần thiết phải có kiến thức, có sự hiểu biết nhiều liên quan đến pháp luật. Điều này ảnh hưởng rất lớn nhu cầu tìm hiểu pháp luật, nâng cao hiểu biết và bảo vệ quyền lợi của người LĐ GVGĐ.
44
2.4.2.3 Từ phía cơ quan quản lý của Nhà nước
Trên thị trường lao động, mọi hoạt động của con người đều bị ràng buộc vào luật pháp. Các quy định luật hoặc cho phép hoặc giới hạn hoặc nghiêm cấm một số hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa. Cụ thể đối với việc tuyên truyền, quản lý hoạt động giúp việc gia đình thì theo quy định tại Khoản 1, Điều 23, Mục 6 “Điều khoản thi hành” của Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH có quy định rõ ràng về trách nhiệm thi hành của UBND cấp xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trên thực tế điều tra lại cho thấy, các khó khăn mà người GVGĐ gặp phải khi muốn tiếp cận tìm hiểu pháp luật lại nằm ở lý do “Địa phương không có/ có quá ít các hoạt động tuyên truyền, thông tin liên quan đến pháp luật” và “Kênh thông tin truyền thông tư vấn pháp luật của Nhà nước còn ít”, cụ thể trong bảng 2.15:
Bảng 2.15: Các khó khăn mà người GVGĐ gặp phải trong quá trình tìm hiểu Bộ luật Lao động
Nhóm mẫu Tần suất Tỉ lệ
Các khó khăn khi tiếp cận Bộ luật Lao động
Địa phương không có/ có quá ít các hoạt động
tuyên truyền, thông tin liên quan đến pháp luật 54 29.80% Chủ nhà không tạo điều kiện cho việc tiếp cận
đến các thông tin liên quan đến pháp luật 37 18.00% Đặc thù công việc giúp việc gia đình khiến
cho thời gian và cơ hội tiếp cận pháp luật 33 18.20% Kênh thông tin truyền thông tư vấn pháp luật
của Nhà nước còn ít 57 31.50%
Lý do khác 10 2.50%
(Nguồn: Kết quả thống kê của nhóm nghiên cứu)
Như vậy, có thể thấy rằng, hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tuyên truyền phổ biến luật cũng như quản lý chặt chẽ các hoạt động liên quan đến LĐ GVGĐ có ảnh hưởng nhất định đến sự hiểu biết pháp luật của cả hai bên: người giúp việc và chủ gia đình sử dụng người GVGĐ. Sự quản lý việc tuân thủ luật không chặt chẽ, sự cung cấp thông tin thiếu thốn, nghèo nàn sẽ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến nhu cầu muốn tìm hiểu Bộ luật Lao động của người GVGĐ.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1 Kết luận
Trên cơ sở mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, đề tài nghiên cứu “ Đánh giá nhu cầu hiểu biết của lao động giúp viêc gia đình đối với Bộ luật Lao động 2012 trên địa bàn hoạt động” đã được triển khai thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận như sau:
Tỉ lệ người chưa biết Bộ luật Lao động 2012 là rất lớn (chiếm 55,1%). Số LĐ GVGĐ biết đến Luật (cụ thể đối với các quy định pháp luật liên quan đến HĐLĐ – Tiền lương – Thời gian làm việc & thời gian nghỉ ngơi) thì mức độ hiểu biết của họ đều ở mức độ thấp.Với mức độ hiểu biết như vậy, xét trong 05 giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi, có thể thấy người LĐ GVGĐ mới chỉ ở giai đoạn 02. Những thông tin truyền thông về Luật mới chỉ ở mức độ chung chung, chưa đủ để họ ý thức cần phải có sự thay đổi trong hành vi của mình.
Có sự khác biệt về mức độ hiểu biết các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động, tiền lương, thời gian làm việc nghỉ ngơi giữa các nhóm trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ So sánh mức độ hiểu biết giữa các nhóm trình độ học vấn: có sự khác biệt rõ nét giữa trình độ dưới tiểu học và trình độ THCS. Cụ thể người lao động trình độ dưới tiểu học có mức độ hiểu biết thấp hơn người có trình độ từ THCS trở lên. + So sánh mức độ hiểu biết giữa các nhóm kinh nghiệm làm việc: những người có
kinh nghiệm càng nhiều thì mức độ hiểu biết của họ càng cao hơn (người có kinh nghiệm trên 3 năm thì mức độ hiểu biết về luật của họ cao hơn những người mới vào nghề, kinh nghiệm dưới 06 tháng).
Xét về nhu cầu về Bộ luật Lao động thì tỷ lệ người lao động có nhu cầu tìm hiểu luât là cao (chiếm 68%) và ở đây cũng có sự khác biệt về nhu cầu tìm hiểu giữa những người có trình độ học vấn, kinh nghiệm khác nhau. Càng những người có trình độ hoc vấn cao và nhiều kinh nghiêm thì nhu cầu hiểu biết luật một cách chính thống và cặn kẽ thì ngày càng lớn. Ngoài nội dung về lương được ưu tiên hàng đầu khi tìm hiểu Luật thì các nội dung liên quan đến thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và đặc biệt là nội dung về các chế độ phúc lợi xã hội cũng được người lao động quan tâm nhiều (mức điểm trung bình lần lượt là 2,4 và 2,0). Tuy vậy những nội dung liên quan đến
46
“Trách nhiệm với cơ quan quản lý nhà nước” thì gần như người giúp việc không quan tâm đến. Đây có thể xem là một vấn đề đáng lưu ý trong hoạt động quản lý LĐ GVGĐ ở các cơ quan nhà nước.
Theo kết quả thì điều tra thì có hai nguyên nhân chính tác động đến nhu cầu muốn tìm hiểu Bộ luật Lao động của người giúp việc, đó là: (1) nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân người lao động, (2) nguyên nhân khách quan từ phía người chủ sử dụng, từ quan niệm của xã hội về nghề giúp việc gia đình và từ phía của các cơ quan quản lý nhà nước.
Tóm lại, để có được kết quả như trên, nhóm nghiên cứu đã vận dụng cơ sở lý thuyết về quá trình thay đổi hành vi, về Bộ luật Lao động làm nền tảng, kết hợp với đúng phương pháp, quy trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành mục tiêu đề ra. Với những kết quả đã đạt được này, nhóm hy vọng giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng mức độ hiểu luật của người lao động GVGĐ, nhu cầu và các nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu hiểu biết. Từ đó, các cơ quan quản lý có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hiểu biết Bộ luật Lao động 2012 của những người GVGĐ trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, nghiên cứu chắc hẳn vẫn còn một số các hạn chế như sau:
- Hạn chế trong phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: việc chọn mẫu theo chỉ định sẽ làm giảm tính đại diện của kết quả nghiên cứu cũng như các số liệu thống kê của nghiên cứu chưa hoàn toàn đủ tin cậy. Có thể nhận thấy, người LĐ GVGĐ từ các vùng miền khác nhau, độ tuổi khác nhau, trình độ học vấn, kinh nghiệm, thái độ, niềm tin… khác nhau sẽ dẫn đến những khác nhau trong mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động.
- Hạn chế về phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu chỉ đươc tiến hành trong 03 quận của Hà Nội. Các quận này có các đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội .. khác với các quận khác trong nội và ngoại thành Hà Nội cũng như so với các tỉnh, thành phố khác trên cả nước. Do đó, mức độ hiểu biết luật cũng như nhu cầu về tìm hiểu luật của người lao động GVGĐ cũng có những đặc điểm khác. Vì thế kết quả nghiên cứu chưa đủ tính đại diện cao cho cả thành phố Hà Nội. Mặt khác, xét về khách thể điều tra, nhóm mới chỉ dừng lại đánh giá mức độ hiểu biết của lao động giúp việc gia đình,
trong khi trên thực tế để có thể có những giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn cần phải có sự đánh giá mức độ hiểu biết Bộ luật Lao động của cả người sử dụng lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ quan quản lý nhà nước.
- Hạn chế về phương pháp nghiên cứu: đề tài nhóm lựa chọn hướng mục tiêu hiểu biết PLLĐ để có hành vi đúng trên thị trường lao động, vì vậy nhóm lựa chọn “lý thuyết về thay đổi hành vi” làm cơ sở đánh giá mức độ hiểu biết cũng như nhu cầu hiểu biết về PL của người giúp việc. Có thể có nhiều cơ sở lý thuyết khác nữa nhưng lý thuyết này phù hợp với đánh giá mức độ hiểu biết của người có trình độ thấp như người giúp việc và phù hợp với việc đề xuất kiến nghị để nâng cao hiểu biết, hướng tới các hành vi tích cực trên thị trường lao động. Tuy nhiên, còn rất nhiều các cơ sở lý thuyết khác liên quan đến đánh giá mức độ hiểu biết của con người. Vì thế không thể tránh khỏi sự thiếu sót các ý kiến tham khảo trong việc xây dựng mô hình, thang đo.
3.2 Khuyến nghị
Trên cơ sở khung lý thuyết về quá trình thay đổi hành vi con người kết hợp với những kết quả thống kê, đánh giá nhu cầu và nguyên nhân ảnh hưởng đến mức độ hiểu biết cũng như nhu cầu tìm hiểu Bộ luật Lao động của người LĐ GVGĐ, nhóm nghiên cứu đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước một số giải pháp cụ thể như sau:
3.2.1 Giải pháp truyền thông
Theo kết quả điều tra về mức độ hiểu biết của người LĐ GVGĐ kể cả có sự khác biệt về trình độ lao động cũng như kinh nghiệm làm việc nhưng hầu hết mức độ hiểu biết về pháp luật của người lao động GVGĐ chỉ nằm ở giai đoạn thứ 02 trong quá trình thay đổi hành vi. Tức là trong giai đoạn này, người GVGĐ đã có biết về Bộ luật Lao động. Họ chấp nhận về việc bản thân cần phải có hiểu biết pháp luật nhưng lại chưa sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng chủ động tìm hiểu các quy định mà luật đưa ra vì còn thiếu một số thông tin và sự trợ giúp để đi đến quyết định. Do đó, với đối tượng này, nhóm đề xuất triển khai hoạt động “Truyền thông thay đổi hành vi”. Đây là một quá trình truyền thông, trong đó liên tục chia sẻ thông tin, kiến thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng, nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và bên nhận để dẫn tới những thay đổi trong hiểu biết và hành động. Nó giúp cho đối tượng thay đổi hành vi một cách bền vững, giúp khuyến khích và duy trì thay đổi hành vi, nhằm giảm nguy cơ vi
48
phạm ở cá nhân và cộng đồng. Yêu cầu cụ thể khi áp dụng “Truyền thông thay đổi hành vi” áp dụng với người LĐ GVGĐ đó là:
- Đối với người truyền tin: cán bộ truyền thông, cán bộ đoàn thể thuộc chính quyền địa phương, nơi mà gia đình người giúp việc đang sinh sống phải là những người được trang bị các kiến thức cơ bản, những yêu cầu, kỹ năng truyền thông về luật và được tạo điều kiện để phát huy tối đa những thế mạnh của các phương tiện truyền thông - báo đài, ti vi… mà họ đang sở hữu và thực hiện. Hơn nữa, các cán bộ tuyên truyền cần chủ động tạo điều kiện để lao động GVGĐ có thể đến dự nghe các lớp tuyên truyền, trực tiếp làm việc, sắp xếp thời gian, cũng như thuyết phục người lao động tham gia. Hoặc là họ phải tiếp cận đến từng khu tập trung lao động GVGĐ mà không có điều kiện tham gia để phổ biến trực tiếp cho họ ngay tại nơi họ sống. Cán bộ tuyên truyền chủ động đến với người lao động bằng việc tổ chức tư vấn, đối thoại trực tiếp; không đợi những lá đơn cầu cứu gửi đến hay đến khi đã có xảy ra tranh chấp lao động… Tại các buổi tư vấn, đối thoại, các bên tham gia sẽ được hỏi, giải đáp các vấn đề còn băn khoăn, khúc mắc của người lao động xoay quanh quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động được quy định trong Bộ luật Lao động như hợp đồng lao động, chế độ thôi việc, thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ, giải quyết tranh chấp lao động… Ngoài ra, ta có thể sử dụng những tình nguyện viên đã qua tập huấn, đào tạo để tuyên truyền, cung cấp, giáo dục kiến thức, quan điểm cũng như hành vi mới thông qua giao tiếp với các thành viên khác bằng các hoạt động trực tiếp hoặc hoạt động nhóm nhỏ. Những người này được gọi là giáo dục viên đồng đẳng - là những đồng đẳng được đào tạo kiến thức, kỹ năng hoạt động về một lĩnh vực nào đó để họ chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống với những đồng đẳng của họ một cách tự giác, bình đẳng và không ép buộc. Đó có thể là người đã từng làm giúp việc gia đình hoặc thậm chí là những người có người thân, bạn bè, họ hành làm giúp việc gia đình. Sở dĩ phải sử dụng giáo dục viên đồng đẳng bởi những người có cùng hoàn cảnh thường cảm thấy tin tưởng và dễ hòa nhập, chia sẻ với nhau hơn là những người khác hoàn cảnh. Đồng đẳng viên là nguồn thông tin, kiểu mẫu cho các hành vi mới, họ chia sẻ những quan điểm giống nhau và đồng